Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÝ THỊ KIM DUNG

ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
MA VĂN KHÁNG, DẠ NGÂN, NGUYỄN BẮC SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội – Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÝ THỊ KIM DUNG

ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
MA VĂN KHÁNG, DẠ NGÂN, NGUYỄN BẮC SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ DỤC TÚ

Hà Nội – Năm 2018



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất
nhiều sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa Văn học, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi rất kính trọng
và chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo!
Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lê Dục Tú,
người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này. Trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập được ở cô phương pháp
nghiên cứu khoa học và tác phong làm việc nghiêm túc.
Tôi xin được gửi lời tri ân đến cô!
Hà Nội, tháng 6 năm 2018

Lý Thị Kim Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 4
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................ 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 10
5. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 10
6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 10
Chƣơng 1: MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG.... 11
1.1. Mối quan hệ vợ - chồng ......................................................................... 11
1.2. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái ................................................... 17
1.3. Các mối quan hệ khác ............................................................................ 25
Chƣơng 2: MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI ................. 32
2.1. Những tác động của đời sống hiện đại đến gia đình......................... 32
2.2. Sự lệch pha giữa vợ và chồng ................................................................ 40

2.2.1. Sự lệch pha về tình dục ........................................................................ 41
2.2.2. Sự lệch pha về tính cách, lối sống, quan điểm sống .......................... 46
2.3. Sự lệch pha giữa cha mẹ và con cái ...................................................... 54
Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU
THỂ HIỆN ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH .................................................................. 63
3.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 63
3.1.1. Không gian ngôi nhà ........................................................................... 64
3.1.2. Không gian căn phòng ......................................................................... 68
3.1.3. Không gian mảnh vườn ....................................................................... 69
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 71
3.2.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình..................................................... 72
3.2.2. Xây dựng nhân vật qua nội tâm .......................................................... 75
1


3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu ....................................... 82
3.3.1. Ngôn ngữ .............................................................................................. 82
3.3.2. Giọng điệu ............................................................................................ 87
3.3.2.1.Giọng triết lí ........................................................................................ 88
3.3.2.2. Giọng trữ tình .................................................................................... 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là cội nguồn của mỗi con người, là tế bào và là hạt nhân của
xã hội. Mỗi gia đình hạnh phúc bền vững sẽ tạo thành một xã hội phát triển

bền vững.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX một số tác giả của Tự lực văn đoàn đã
viết về đề tài gia đình khi tập trung phản ánh cuộc đấu tranh giải phóng cá
nhân, đấu tranh cho tự do hôn nhân để giành quyền sống cho người phụ nữ,
chống lại những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến. Đến những năm
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ những vấn đề của đời sống gia đình tạm
lui để nhường chỗ cho những vấn đề xã hội lớn lao.
Đất nước ta đang trong xu thế toàn cầu hóa và “Không lúc nào bằng lúc
này vấn đề gia đình đƣợc đặt ra với ý nghĩa phổ quát... Nó không chỉ mang
tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết
định với tƣơng lai” [32, tr. 13]. Hiện nay những biến đổi trong các lĩnh vực xã
hội, văn hóa, kinh tế…cũng tác động đến và tạo ra những biến đổi trong gia
đình. Bên cạnh những thay đổi có ý nghĩa tích cực, gia đình cũng đang phải
đối mặt với rất nhiều những vấn đề phải suy nghĩ. Không chỉ có kiểu gia đình
truyền thống (gia đình mở rộng) hay gia đình hạt nhân, hiện nay đã xuất hiện
một loạt kiểu hộ gia đình biến thể: kiểu gia đình cha hoặc mẹ đơn chiếc
(Single-parent family); kiểu gia đình sống thử- sống với nhau như vợ chồng
trong thời gian không định trước, không hôn thú…Từ sau năm 1986, đề tài
gia đình một lần nữa trở thành mối quan tâm của các nhà văn. Tiểu thuyết viết
về gia đình với những vấn đề của nó trở thành tâm điểm sáng tác của rất nhiều
cây bút, là mối quan tâm của giới nghiên cứu và được đông đảo độc giả đón
nhận nồng nhiệt. Những tác phẩm nổi bật viết về gia đình gắn với tên tuổi của
các nhà văn như: Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông của Lê Lựu; Đám cƣới
không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng; Bến không chồng của Dương
3


Hướng; Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường; Gia đình
bé mọn của Dạ Ngân; Luật đời và cha con, Lửa đắng, Gã tép riu, Vỡ vụn của
Nguyễn Bắc Sơn….

Chủ đề gia đình là một trong những chủ đề chính trong các sáng tác của
Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn. Bên cạnh những khác biệt, cả ba
nhà văn đều có điểm gặp gỡ tương đồng trong cách nhìn nhận và giải quyết
những vấn đề gia đình trong các tác phẩm: Mùa lá rụng trong vƣờn, Đám
cƣới không có giấy giá thú( Ma Văn Kháng); Gia đình bé mọn( Dạ Ngân);
Luật đời và cha con, Gã tép riu, Vỡ vụn( Nguyễn Bắc Sơn). Thông qua những
tiểu thuyết viết về gia đình của ba nhà văn mà thấy được quá trình đổi thay,
phát triển của gia đình Việt Nam theo thời gian từ truyền thống đến hiện đại.
Những tác phẩm viết về vấn đề gia đình của họ đều được bạn đọc quan tâm
đón nhận. Từ những vấn đề này chúng tôi nhận thấy những đóng góp của họ
cho sự phát triển và đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Chọn đề tài nghiên cứu là Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn chúng tôi muốn đi sâu vào một trong
những vấn đề đang được quan tâm của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trong
việc phát hiện, phản ánh, nhận thức những vấn đề của con người và cuộc
sống. Cùng với nhà văn, chúng tôi cũng hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói trên
con đường xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững cho xã hội.
2. Lịch sử vấn đề
Giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của con người và xã
hội, gia đình trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như:
xã hội học, kinh tế học, y học, tâm lý học... Mỗi ngành khoa học có cách nhìn,
cách nghiên cứu về gia đình với những mục đích khác nhau. Một số bài viết
về gia đình đăng trên các sách, báo, tạp chí như: Gia đình Việt Nam trong cơn
bão của thời đại (Nguyễn Hồng Mai- Tạp chí nghiên cứu văn hóa Đại học
Văn hóa Hà Nội ), Gia đình Việt Nam hiện nay: Truyền thống hay hiện đại
4


(Tamvocviet.vn), Một số vấn đề về quan hệ gia đình qua báo chí( Nguyễn
Hồng Thái- Xã hội học số 4(72),2000), Gia đình- vấn đề lớn của quốc gia

(Vĩnh Khánh- Văn hóa Ngệ An, tháng 6 năm 2012), Gia đình Việt Nam trên
con đƣờng công nghiệp hóa và hiện đại hóa( Vũ Khiêu- Gia đình trong tấm
gương xã hội học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội)…
Gia đình trong con mắt của những nhà văn, nhà nghiên cứu văn học
được nhìn một cách đa diện. Chúng tôi xin điểm qua một số bài viết liên quan
về đề tài này. Trần Bảo Hưng đã có những phân tích, nhận xét về những vấn
đề phức tạp của đời sống gia đình trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vƣờn:
“Cuốn sách đã đi vào một đề tài có thể nói là khá khiêm tốn, nhƣng lại là vấn
đề quan thiết của nhiều ngƣời: gia đình- những mối quan hệ trong gia đình
với những cung cách, lối sống, quan niệm vừa thống nhất vừa mâu thuẫn vừa
rõ ràng, cụ thể vừa rối rắm phức tạp”[9, tr.8]. Nhà nghiên cứu văn học Trần
Đăng Suyền khi bàn về Mùa lá rụng trong vƣờn đã khẳng định vấn đề tác giả
Ma Văn Kháng quan tâm chính là vấn đề gia đình: “Trong Mùa lá rụng trong
vƣờn, điểm nhìn của nhà tiểu thuyết tập trung chủ yếu vào gia đình” [39, tr.
29]. Bàn sâu hơn về tác phẩm, Trần Đăng Suyền cũng chỉ rõ nguyên nhân dẫn
đến sự vận động biến đổi phức tạp của gia đình: “Chính hoàn cảnh xã hội thời
kì quá độ nhiều khó khăn, lắm tiêu cực hiện nay đã tác động mạnh mẽ tới
từng cá nhân trong gia đình, tạo nên những mâu thuẫn, xung đột về cách nhìn
cuộc sống, về lối sống khác nhau” [39, tr.31]. Trong một bài viết liên quan
đến Mùa lá rụng trong vƣờn, tác giả Ngô Thu Thủy đề cập đến mối quan hệ
giữa cha mẹ và con cái xung quanh cách giáo dục con của những người cha,
người mẹ: “Cha mẹ luôn là những ngƣời có ảnh hƣởng sâu sắc đến quá trình
phát triển nhân cách của con cái… dạy dỗ, giáo dục con luôn là một bài toán
khó với các bậc phụ huynh…nếu cha mẹ áp đặt con cái từ cách suy nghĩ đến
lối sống, nếu con cái không bao giờ đƣợc phép làm bất cứ việc gì trái ý cha
mẹ, dù đúng hay sai…thì kết cục tất yếu sẽ là bi kịch” [57].
5


Tác phẩm Gia đình bé mọn của Dạ Ngân ra đời cũng nhận được nhiều

ý kiến đánh giá từ những người yêu văn học nghệ thuật. Tác giả Hoài Nam
cho rằng đây là “cuốn tiểu thuyết kể chuyện gia đình” mà ở đó “tác giả cho
thấy một mẫu hình phụ nữ chủ động chèo lái con thuyền cuộc đời mình” [33,
tr. 327]. Hoàng Thị Quỳnh Nga trong lời Cảm ơn Dạ Ngân đã bình về
“Những câu chuyện trong cuộc sống gia đình bộn bề cơm áo?...về số phận
của một nữ nhà văn tên Tiệp. Có cá tính, nhan sắc và khát vọng yêu đƣơng
mãnh liệt- điều mà Tuyên, chồng cô không thể mang lại, Tiệp đã sẵn sàng từ
bỏ hạnh phúc bề ngoài giả tạo ngột ngạt để đến với ngƣời mình yêu” [33, tr.
297-298]. Nhà phê bình văn học quá cố Hoàng Ngọc Hiến từng nhận định về
tiểu thuyết Gia đình bé mọn của nhà văn Dạ Ngân kể chuyện một gia đình,
nhưng đằng sau nó là cả một bối cảnh xã hội lớn của một thời với rất nhiều
vấn đề đặt ra. Từ những vấn đề gia đình, nhà văn Nhật Tuấn khẳng định “Gia
đình bé mọn của Dạ Ngân thật ra chẳng bé mọn chút nào, nó chứa đựng một
dung lƣợng đồ sộ về đời sống xã hội Việt Nam đƣơng đại”[33, tr.318-319].
Từ khi tác phẩm Luật đời & cha con, Gã Tép Riu, Vỡ vụn của Nguyễn
Bắc Sơn ra mắt bạn đọc đã gây được nhiều sự chú ý. Phần lớn các ý kiến(
Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân Nguyên, Bích Thu, Hoàng Minh Tường…)
đề cập đến mối quan hệ gia đình, nguyên nhân đổ vỡ gia đình và những hệ
lụy. Nhà văn Hoàng Minh Tường trong một bài viết thuộc Phần dƣ luận của
tác phẩm Luật đời & cha con đã nhận định, tác phẩm “xoay quanh trục thế hệ
bố-con-cháu: Lê Hòe- Lê Đại- Lê Cƣờng trong một gia đình công chức thành
phố, Nguyễn Bắc Sơn muốn cho độc giả thấy con đƣờng hình thành, phát
triển và biến động của những thế hệ nối tiếp trong khoảng thời gian 50 năm
qua” [35, tr. 547]. Bàn về tác phẩm, nhà nghiên cứu văn học Bích Thu đã chỉ
ra sự vận động của gia đình: “Mảng gia đình với ba thế hệ cùng chung sống,
ở mỗi thế hệ đều mang đƣợc những đặc trƣng riêng của thế hệ mình và dấu
6


ấn của mỗi giai đoạn lịch sử cứ lần lƣợt hiện lên mà đậm đặc nhất là ở giai

đoạn đổi mới” [35, tr. 556-557]. Đặng Văn Sinh cho rằng: “Đạo đức nhân
cách đã bị tha hóa. Gia đình, thành lũy cuối cùng của con ngƣời đang bị công
phá…Luật đời và cha con còn là hồi chuông cảnh báo sự tan vỡ gia đình
không phƣơng cứu chữa” [59]. Nhà văn Nguyễn Đăng Điệp nhận rõ sự tác
động của xã hội tới gia đình và ngược lại: “Nguyễn Bắc Sơn đã nhìn những
chuyển động của lịch sử qua ba thế hệ trong một gia đình. Từ gia đình mà
nhìn thấy luật đời, dòng đời với vô vàn các quan hệ chồng chéo, phức tạp
thậm chí nhiêu khê, khó lƣờng” [35, tr. 563]. Nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên rất có lí khi nhận ra từ những vấn đề gia đình, tác phẩm Luật đời &
cha con đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu rộng: “Chuyện cha con
trong một gia đình ba thế hệ nhƣng là chuyện cả xã hội. Và luật đời mà tác
giả gửi gắm trong tên truyện chính thực là qui luật của cuộc sống, của nhân
sinh, và sống là phải theo luật, phải làm đúng luật, nếu không sẽ bị thất bại
và trả giá” [53].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Long đã chỉ nguyên nhân tan vỡ gia đình
trong tác phẩm Gã Tép Riu( Nguyễn Bắc Sơn): “Sức hút nội lực giữa hai
ngƣời không còn đủ mạnh, trong khi sức hút ngoại lực lại mạnh hơn( ngƣời
thứ ba chen vào).Mâu thuẫn về mục đích sống, lối sống không thể dung hòa
đƣợc ” [27, tr. 77]. Nhà văn Ma Văn Kháng khi bàn về tác phẩm Gã Tép Riu
cũng đưa ra nhận định: “Gã Tép Riu là câu chuyện về quá trình tan vỡ hôn
nhân của một cặp vợ chồng công chức nhà nƣớc” [18, tr. 17]. Đồng thời nhà
văn cũng phân tích, lí giải về câu chuyện đổ vỡ gia đình trong tác phẩm:
“Không còn là chuyện cả thèm chóng chán, ông ăn chả bà ăn nem. Xung đột
gia đình Tùng- Thủy là xung đột nhân cách” [18, tr. 17]. Bùi Việt Thắng
trong bài viết Bi kịch lạc quan đã bàn về “mối tình tay ba đẫm nƣớc mắt”
cùng những nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình trong tác phẩm này. Bùi Việt
7


Thắng cũng chỉ ra những vấn đề đời tư khá tế nhị của các cặp vợ chồng mà

Nguyễn Bắc Sơn đề cập trong cuốn tiểu thuyết: “Nhà văn không ngần ngại đi
sâu vào miêu tả cái hạnh phúc bình thƣờng của con ngƣời, của đời sống tình
dục chồng vợ vốn vô cùng bí ẩn và tinh tế trong phần bản năng gốc của nó”
[54] và cũng chỉ ra: “Trong tiểu thuyết Gã Tép Riu cái “hang ổ” của TùngDiệu Thủy tiêu biểu cho cái gia đình hiện đại khi nó đứng trƣớc nguy cơ tan
vỡ” [54].
Khi giới thiệu về cuốn Vỡ vụn, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã từng tâm
sự: “Khi bắt tay vào cuốn Vỡ vụn, tôi đau đáu một suy nghĩ tan vỡ hôn nhân
trong đời thƣờng là khá phổ biến. Khi thời mặn nồng đã qua, mọi chân tơ kẽ
tóc đã biết hết, nếu không thay đổi thì dễ chán, rất dễ “ông ăn chả bà ăn
nem”, anh đi đằng anh, tôi đi đằng tôi... Nhƣng có trƣờng hợp hôn nhân tan
vỡ vì mâu thuẫn chính kiến mà trong văn học còn ít ngƣời đề cập đến. Có thể
là mâu thuẫn về thần tƣợng, về tín ngƣỡng… và nhiều vấn đề khác. Thực tế
ngày nay, những phụ nữ chọn cuộc sống đơn thân không còn là cá biệt” [60].
Những trăn trở của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn về vấn đề gia đình cũng là
những điều mà các nhà phê bình, nghiên cứu văn học quan tâm khi bàn về tác
phẩm. Đoàn Trọng Huy trong một bài viết đã chỉ ra nội dung nổi bật của cuốn
tiểu thuyết: “Vỡ vụn đi sâu vào thế sự, nói chuyện muôn đời là gia đình, tình
yêu và hôn nhân… Một sự thật đời sống khác lần đầu tiên đƣợc thể hiện
trong Vỡ vụn là quan niệm sống đơn thân của một phụ nữ thời hiện đại. Đây
cũng là một quan niệm sống mạnh dạn, táo bạo (và có thể phiêu lƣu?) trong
đời sống hôn nhân và gia đình” [49]. Tác giả Việt Hà cũng có những nhận
định từ tác phẩm: “Hôn nhân không chỉ có màu hồng, mà để cuộc hôn nhân
ấy bền vững, cả hai phải tự điều chỉnh, thậm chí tự giáo dục, đổi mới mình thì
mới mong không đào sâu thêm khoảng cách” [47]. Hà Dương trong bài viết
Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn: Tiếp tục ngòi bút dấn thân chỉ ra mối liên hệ về
các vấn đề gia đình mà Nguyễn Bắc Sơn đặt ra trong hai cuốn tiểu thuyết Vỡ
8


vụn và Gã Tép Riu: “Dễ thấy trong "Vỡ vụn" có sự trở lại của mô týp cặp vợ

chồng Tùng - Thủy ở tiểu thuyết "Gã tép riu" mà giờ đây là cặp nhân vật
Chính - Thu. Trong đó, có những mâu thuẫn giữa những điều "sách vở" và
"thực tế", giữa những giá trị thật và cái giả dối bề ngoài…”[46].
Vấn đề gia đình cũng đã được một số luận văn đề cập đến. Luận văn Đề
tài gia đình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn [42] đã tìm hiểu những
biểu hiện, những vấn đề khác nhau của gia đình thời hiện đại trong các tiểu
thuyết của Nguyễn Bắc Sơn trên các phương diện nội dung và nghệ thuật.
Luận văn Tiểu thuyết về gia đình hiện đại (Qua tác phẩm của Ma Văn Kháng,
Lê Lựu, Dạ Ngân) [30] chỉ ra những tác nhân xâm hại gia đình thời hiện đại
và những giá trị tốt đẹp, bền vững của gia đình trong xã hội hiện đại. Bên
cạnh đó, các tác phẩm trên còn nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc
bằng những lời bình về các vấn gia đình mà các tác giả đặt ra.
Chúng tôi nhận thấy một số tác giả đã đề cập đến các vấn đề gia đình
qua các bài báo, các công trình nghiên cứu. Để có cái nhìn toàn diện, hệ thống
hơn, chúng tôi khai thác đề tài này để tiếp tục khảo sát những vấn đề của gia
đình truyền thống và gia đình hiện đại trong các tác phẩm của các nhà văn Ma
Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu các vấn đề của gia đình Việt Nam từ truyền thống
đến hiện đại, một số phương thức nghệ thuật để thể hiện vấn đề gia đình trong
tiếu thuyết của ba nhà văn Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn.
Ghi nhận những thành công và đóng góp của ba nhà văn cho nền văn
học Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề của đời sống gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn
9


Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn.

3.3 . Phạm vi nghiên cứu
Tập trung khai thác một số tiểu thuyết của
- Ma Văn Kháng :
Mùa lá rụng trong vƣờn (1986), Nxb Phụ nữ, Hà Nội
Đám cƣới không có giấy giá thú (2016), Nxb văn học
- Dạ Ngân: Gia đình bé mọn (2006), Nxb Phụ nữ, Hà Nội
- Nguyễn Bắc Sơn:
Luật đời & cha con (2009), Nxb Văn học, Hà Nội
Gã Tép Riu (2013), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
Vỡ vụn (2015), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này có nhiều phương pháp nghiên cứu được sử dụng
đan xen nhưng chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận thi pháp
học, phương pháp lịch sử- xã hội.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về các vấn đề của
đời sống gia đình trong một số tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Dạ Ngân,
Nguyễn Bắc Sơn. Luận văn cũng làm rõ cái tài, cái tâm và bản lĩnh sáng tạo
nghệ thuật của mỗi nhà văn khi viết về những vấn đề xã hội và con người.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Mối quan hệ trong gia đình truyền thống
Chương 2: Mối quan hệ trong gia đình hiện đại
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật tiêu biểu thể hiện đề tài gia đình

10


Chƣơng 1: MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG

Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước với vốn văn hóa bản địa
cùng với việc ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa ngoại lai đặc biệt là tư
tưởng Nho giáo đã hình thành nên nếp nghĩ, lối sống của người Việt. Gia đình
truyền thống của người Việt Nam được xây dựng trên nền tảng văn hóa đó.
Trong những gia đình truyền thống thường có nhiều thế hệ cùng sinh sống
theo kiểu tam, tứ, ngũ đại đồng đường nên có sự gắn bó cao về tình cảm theo
huyết thống. Theo các nhà nghiên cứu, kiểu gia đình này phổ biến nhiều nhất
ở vùng nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ.
Gia đình truyền thống luôn hướng tới sự chuẩn mực về đạo đức. Những
chuẩn mực này không được quy định thành văn bản nhưng được tồn tại và
tiếp nối trong tâm khảm, lối sống của các thế hệ trong gia đình tạo thành gia
phong, gia đạo, gia lễ... Kiểu gia đình này được tổ chức có tôn ti, trật tự, trên
kính dưới nhường, luôn đặt quyền lợi, danh dự gia đình, dòng tộc lên trên hết.
Mọi thành viên trong gia đình đều lấy sự ổn định, bền vững của gia đình, lấy
tình nghĩa, đạo hiếu làm trọng. Gia đình truyền thống ở Việt Nam là gia đình
phụ quyền: “Trong chế độ phụ quyền, ngƣời đàn ông làm chủ gia đình (gia
trƣởng) là ngƣời có quyền uy tuyệt đối…Về nguyên tắc ngƣời phụ nữ, tức
ngƣời vợ hoặc ngƣời mẹ, tất không có quyền gì cả” [19, tr. 12-13]. Hiện nay
kiểu gia đình truyền thống này vẫn thể hiện được ưu điểm nhưng cũng tồn tại
không ít những bất cập. Với cái nhìn nhạy bén và tài năng, các tác giả Ma
Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn đều thể hiện các vấn đề của gia đình
truyền thống trong tác phẩm của mình thông qua hàng loạt các mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình.
1.1. Mối quan hệ vợ - chồng
Có thể nói quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản, nền tảng tạo nên
sự hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình. Những quy tắc, chuẩn mực
11


đạo đức của gia đình truyền thống đã quy định cách ứng xử trong mối quan hệ

vợ chồng. Trong quan hệ vợ chồng nghĩa tình, thủy chung được coi là những
giá trị đạo đức căn bản để có được cuộc hôn nhân hạnh phúc, bền vững.
Những tình cảm quý báu này có được là nhờ sự quan tâm, gắn bó, yêu
thương, cùng nhau chia sẻ gánh vác công việc gia đình giữa vợ và chồng.
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vƣờn, Ma Văn Kháng xây dựng một gia
đình thành thị ở thời kỳ đầu đổi mới có ba thế hệ cùng sinh sống: thế hệ ông
bà (ông bà Bằng), các con (các cặp vợ chồng: Tường- Hoài, Đông- Lý, LuậnPhượng, sau này là Cần- Vân), các cháu (Dư- con trai của vợ chồng Đông Lý,
Nga- con gái vợ chồng Luận Phượng, Quân anh, Quân em- con trai của Cừ).
Trong gia đình lớn ấy, gia đình nhỏ của Phượng và Luận là một gia đình lí
tưởng. Gia đình Phượng – Luận ở trong một căn phòng hẹp nhưng “Đây là vũ
trụ thu nhỏ, ở đó sống chung hai con ngƣời hiểu nhau, tôn trọng nhau và dắt
dìu nhau. Ở đây có cả hạnh phúc chăn gối thân mật mà không suồng sã thô
bạo…Chị là sự dịu dàng, êm ái, bản năng nhân từ, tinh tế, bền bỉ, sâu kín.
Anh, thông minh, khách quan, ý chí, duy ngã, mạnh mẽ” [16, tr. 126]. Cả hai
hài hòa, đắp đổi cho nhau, tạo nên mối quan hệ bền vững. Hai vợ chồng đều
là cán bộ công nhân viên chức trong thời kì bao cấp, cuộc sống của họ về vật
chất còn thiếu thốn đủ thứ: Luận đi một đôi giày rách hết mõm, quần áo của
Phượng thì cũ kĩ, sờn rách. Lấy nhau nhưng phải sống xa nhau tới chín năm
vì Luận đi bộ đội, Phượng về tỉnh nhỏ công tác. Tưởng chừng cuộc sống thiếu
thốn, xa cách ấy sẽ làm mai một đi tình cảm vợ chồng nhưng ngược lại họ
sống với nhau rất tình nghĩa, thủy chung. Trong cuộc sống khó khăn, họ
nhường nhịn nhau từng miếng ăn, luôn quan tâm, chăm sóc cho nhau:
“- Anh Luận, anh về ăn cơm đi
Luận nhìn vợ, tràn ngập yêu thƣơng:
- Anh ăn rồi. Em về ăn đi. Sao em cứ nhịn nhƣờng cho anh thế?
- Em ăn thật rồi mà.
12


- Phƣợng, em nói dối anh phải không?” [16, tr. 192].

Luận luôn tâm sự, sẻ chia với vợ để cả hai cùng hiểu nhau hơn. Anh đã
từng nói với Phượng: “Dân tộc mình sống có nghĩa, có tình sâu sắc, một
nghĩa tình gừng cay muối mặn, tao khang, vì đã qua lửa đạn, gian truân. Em
cứ nghĩ mà xem: không có lòng nhân hậu, vị tha, sự hy sinh và nhẫn nại thì
sao mà có tình yêu đƣợc, làm sao biết sống làm ngƣời đƣợc” [16, tr. 138].
Đây không chỉ là quan niệm mà nó đã trở thành cách sống, lối sống của Luận
trong cách ứng xử vợ - chồng. Anh muốn khẳng định tình cảm vợ chồng
thiêng liêng như cha ông ta từng sống “tay bƣng chén muối đĩa gừng/ gừng
cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Đó là cái tình, cái nghĩa vợ chồng rất
mặn mà, son sắt. Ở Phượng toát lên hình ảnh của người vợ dịu hiền, hết mực
thương yêu chồng. Chị biết hy sinh, chịu đựng, biết lo toan, gánh vác công
việc của nhà chồng. Phượng đã cùng Luận cưu mang vợ con Cừ, sống hài hòa
với mọi người trong gia đình, hiếu thảo với cha mẹ. Bởi vậy Luận lại càng
thương yêu, tôn trọng Phượng. Từ đó tình cảm vợ chồng càng khăng khít, bền
chặt hơn. Gia đình vợ chồng Luận- Phượng là mẫu gia đình lí tưởng trong
thời buổi kinh tế thị trường khi mà đồng tiền có sức mạnh chi phối mọi mặt
trong đời sống. Xây dựng mối quan hệ vợ chồng Luận- Phượng, Ma Văn
Kháng muốn ca ngợi vẻ đẹp, sức sống của văn hóa truyền thống dân tộc trong
việc xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Ông Bằng trong tác phẩm cũng
được coi là hình mẫu của một người sống hết mình với đạo đức truyền thống
dân tộc. Là nhân viên bưu điện, nhà giáo, nhà báo, giờ ông Bằng đã nghỉ hưu,
sống quây quần bên con cháu. Với ông, những gì thuộc về truyền thống đều
tốt đẹp. Ông luôn có ý thức giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Trong mối
quan hệ vợ chồng cũng vậy, từ ngày bà Bằng mất cùng với tuổi già, sức yếu,
ông Bằng cảm thấy cô đơn, hụt hẫng và trống trải. Mặc dù đã kết bạn với bà
lang Chí mong để tìm được người sẻ chia khi về già nhưng tình nghĩa vợ chồng
ông không bao giờ quên. Bởi vậy, trong những ngày cuối cùng trên giường
13



bệnh, hình ảnh người vợ vẫn hiện về trong ông với bao kỉ niệm: “Cái tình cái
nghĩa vợ chồng dẫu có cách lìa đôi ngả vẫn cứ ngàn năm sắt vàng…Ông nhớ
lại toàn bộ chi tiết cuộc sống chung của vợ chồng ông. Ông nhớ cái buổi đầu
tiên ông gặp bà…Ông nhớ ngày bà bị ốm, rụng hết tóc, ông ngồi cạnh giƣờng
bà, đọc cho bà nghe cuốn truyện nôm “Tống Trân- Cúc Hoa”, mắt bà ƣớt
nhoèn nƣớc mắt” [16, tr.235]. Bà lang Chí cũng là một người vợ, người phụ nữ
hiện thân cho vẻ đẹp truyền thống văn hóa và đạo đức. Bà không được hưởng
hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc sống vợ chồng. Nhưng người vợ ấy vẫn nhớ đến
tình nghĩa vợ chồng với nhau. Những ngày giỗ chồng bao giờ bà cũng lo lắng
chăm chút chu đáo. Như vậy vợ - chồng ăn ở có tình có nghĩa không chỉ là khi
còn sống mà cả khi đã lìa xa cõi đời thì họ vẫn nặng lòng với nhau. Ma Văn
Kháng đã rất có lý khi ông cho rằng chừng nào con người còn gìn giữ được
những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc thì “Sự bền vững của các mối
quan hệ tình cảm gia đình là tự nhiên, vốn có. Chồng yêu quý vợ. Cha yêu con.
Cái tình đƣơng nhiên ấy cũng ngàn năm tồn tại, vĩnh hằng tồn tại, nhƣ tình yêu
đất nƣớc, giống nòi vậy thôi” [16, tr. 235].
Trong các tiểu thuyết viết về đề tài gia đình, Nguyễn Bắc Sơn chú ý
nhiều hơn đến các vấn đề của gia đình hiện đại. Tuy nhiên các vấn đề của gia
đình truyền thống vẫn được nhà văn nhìn nhận và phản ánh.Tiểu thuyết Vỡ
vụn, viết về mối quan hệ của vợ chồng Chính- Thu, một cuộc hôn nhân không
có hạnh phúc dẫn đường. Chính và Thu đều làm công tác giảng dạy. Thu hơn
hẳn Chính về bằng cấp, chị là Phó giáo sư của một Viện nghiên cứu, Chính
chỉ là giảng viên bình thường. Nhưng Thu lại thua xa chồng về hiểu biết thực
tế đời sống xã hội. Họ sống bên nhau nhưng trở thành những người xa lạ.
Thậm chí ở cùng nhà nhưng chẳng ai nhìn ai, một “khu phi quân sự” đã hình
thành trong ngôi nhà của họ. Chính gặp Thảo, họ có con với nhau, Thu mắc
bệnh không có khả năng nói và đi lại được nữa. Tưởng rằng Chính sẽ li dị
Thu để sống bên Thảo. Nhưng chính lúc này cái nghĩa vợ chồng ăn ở với
14



nhau đã không cho phép Chính làm như vậy. Có thể Chính giữ thể diện như
lời của Thảo: “Bởi thầy giáo còn có danh dự, uy tín xã hội, họ tộc, nhà
trƣờng, sinh viên nữa cơ mà…” [38, tr. 395]. Nhưng đây có lẽ chưa phải là
những lí do quyết định việc Chính vẫn ở lại bên Thu trong lúc này. Tình yêu,
sự hòa hợp vợ chồng không còn nhưng giữa hai người là cái nghĩa vợ chồng:
“Chính từ chối tất cả những học phần dài ngày ở xa. Hằng ngày, lên lớp hay
đi đâu, làm việc gì anh đều về nhà ngủ. Ngày nào cũng nhƣ ngày nào, ít nhất
hai lần vào thăm vợ trƣớc khi đi đâu hoặc trƣớc khi đi ngủ. Những lúc ấy mắt
chị sáng lên lấp lánh niềm vui và biết ơn” [38, tr. 386]. Anh thấy không thể
sống ích kỉ, hẹp hòi, bỏ rơi vợ để có được hạnh phúc mới cho riêng mình
trong hoàn cảnh này. Chính vẫn muốn làm hết trách nhiệm của một người
chồng với Thu. Trong cuốn Luật đời & cha con, Nguyễn Bắc Sơn rất ca ngợi
về tình nghĩa, thủy chung của cặp vợ chồng Thảo Tần và Trần Kiên. Trần
Kiên là một bí thư Quận ủy tài năng và tâm huyết với công việc. Bởi vậy
Thanh Diệu- cấp dưới của anh rất ngưỡng mộ và say mê anh. Khi Thanh Diệu
gặp trục trặc trong cuộc hôn nhân với Vũ Sán, chị rất đau buồn và chị tìm
thấy niềm an ủi, động viên khi ở bên Trần Kiên. Thanh Diệu luôn nghĩ mình
đã yêu Trần Kiên, chị chỉ mong muốn được thổ lộ tình cảm của mình với anh.
Trần Kiên hiểu rõ tình cảm mà Thanh Diệu dành cho mình, anh cũng cảm
mến chị. Nếu không phải là người chồng chung thủy, coi trọng tình nghĩa vợ
chồng Trần Kiên đã phản bội vợ mình. Nhưng anh luôn biết dừng lại đúng
mức để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Trần Kiên đã thể hiện quan điểm của
mình trong lần tâm sự với con, anh cho rằng mình sẽ rất buồn nếú mỗi khi đi
làm về “không có mẹ đợi bố về cùng ăn, không có những lần cả nhà ta cùng
đi xem nghệ thuật, cùng đi về thăm ông bà nội, ông bà ngoại”, hay “một gia
đình chỉ có bố không có mẹ, hay chỉ có mẹ không có bố” [35, tr. 458]. Trong
lần Thảo Tần gặp chuyện bất bình ở nơi làm việc, chị đã chia sẻ với với
chồng. Trần Kiên rất hiểu và cảm thông cho vợ: “ôm vợ vào lòng, nhƣ muốn
15



nhập mình vào tâm trạng của vợ để cùng chia sẻ, cùng day dứt, lo lắng, băn
khoăn” [35, tr. 462-463]. Sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương là những tình
cảm quý báu mà mỗi cặp vợ chồng cần trao cho nhau. Đây là những nét đẹp
trong đạo vợ chồng của cha ông ta.
Viết về mối quan hệ vợ chồng giữa ông Hòe và bà Mận, Nguyễn Bắc
Sơn lại đề cập đến một thái cực khác trong mối quan hệ vợ- chồng ở vùng
nông thôn Việt Nam trước đây. Ông Hòe trước khi lấy bà Phụng đã có vợ và
một con trai. Bà Mận - người vợ đầu của ông vì nhẹ dạ cả tin, tố điêu địa chủ
hiếp dâm mình nên bị ông Hòe ghẻ lạnh, hắt hủi. Không đoái hoài gì đến vợ,
Ông Hòe nghi ngờ Lê Hồi không phải là con mình. Dù sau này ông có nhìn
nhận lại Lê Hồi, tìm cách bù đắp lại lỗi lầm bằng việc chuyển Hồi sang làm
lính thể thao nhưng cái ngày ông cưới chui bà Phụng cũng là ngày Hồi chết
khi tham gia hội thao quân khu. Bà Mận như chết đứng khi phải chịu nỗi đau
mất mát này: “Từ khi chồng bỏ lửng, bà chỉ biết âm thầm sống với con. Con
đi bộ đội, bà lủi thủi một mình một bóng, nhƣ một cái xác không hồn. Dân
làng không thấy bà khóc, cũng không kể lể than vãn với bất kì ai câu gì. Từ
đấy ngƣời đàn bà cam phận câm tịt cho đến khi theo con đi” [35, tr. 61].
Người đàn bà nông thôn ấy đã cam chịu một đời thiệt thòi. Bà đã quên đi bản
thân mình, hết lòng lo lắng, yêu thương con, chăm lo mẹ già. Quan niệm xưa
cho rằng hôn nhân là do số phận sắp đặt, người phụ nữ may mắn thì hạnh
phúc, nếu không may thì họ phải chấp nhận, gắng chịu. Ca dao xưa cũng có
rất nhiều bài nói về nỗi khổ của người phụ nữ: Thân em nhƣ giếng giữa đàng/
Ngƣời khôn rửa mặt, ngƣời phàm rửa chân”, “Thân em nhƣ hạt mƣa xa/ Hạt
vào đài các, hạt ra ruộng cày”. Nguyễn Du cũng cảm thương cho số kiếp bi
kịch của người phụ nữ: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng
là lời chung” (Truyện Kiều). Có lẽ thấu hiểu điều này nên bà Mận không lời
than phiền mà lặng lẽ cam chịu một đời.
Như vậy, trong gia đình truyền thống, mối quan hệ vợ chồng cũng có

16


nhiều biểu hiện. Các tác giả đều ca ngợi, trân trọng, muốn duy trì những nét
đẹp của truyền thống nhưng họ cũng không quên nhắc đến những hệ lụy, tàn
dư của nó. Đây là những vấn đề gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc hôm nay.
1.2. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái
Quan hệ cha mẹ- con cái là mối quan hệ máu mủ, thiêng liêng nhất. Nhà
nghiên cứu Đào Hùng trong bài viết Biến đổi của gia đình Việt Nam thời hiện
đại đã trích dẫn trong sách Luân lý giáo khoa thƣ lớp sơ đẳng do các nhà giáo
dục Nho học biên soạn có đoạn: “Tôn kính cha mẹ là phải giữ lễ phép với cha
mẹ. Cách ăn nói, lúc đứng ngồi, phải giữ gìn ý tứ, không làm điều gì mất lòng
và trái ý ngƣời.
Vâng lời cha mẹ là khi cha mẹ bảo điều gì là phải nghe, không đƣợc
cƣỡng lại. Cha mẹ là ngƣời đã trải việc đời, dạy bảo ta điều gì, là mong cho
ta hay. Vậy ta phải vâng lời cha mẹ. Ngƣời con biết tôn kính và vâng lời cha
mẹ, là ngƣời con hiếu thảo” [19, tr. 14-15]. Theo quan niệm truyền thống, con
cái có bổn phận phải phục tùng, thành kính, phụng dưỡng cha mẹ. Con cái
phải luôn biết ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ. Cha
mẹ còn sống thì con cái phải phụng dưỡng, chăm sóc đặc biệt là khi cha mẹ
ốm đau, già yếu. Cha mẹ mất, con cái có trách nhiệm ma chay, chôn cất, thờ
cúng, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ. Không chỉ chăm lo về vật chất, con cái
luôn làm cho cha mẹ được vui vẻ, yên lòng. Con cái có trách nhiệm làm rạng
rỡ tổ tiên. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lớn nhất của người con vì thế bất hiếu
cũng là tội “Trời chu đất diệt”. Trong văn hóa ứng xử phương Đông nói
chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, lòng yêu thương con cái của người làm
cha làm mẹ lớn lao không gì có thể sánh được. Họ chấp nhận hy sinh cả cuộc
đời vì con, luôn bao dung, độ lượng với con cái. Cha ông ta có câu “Cá chuối
đắm đuối vì con”, “Mẹ già trăm tuổi thƣơng con tám mƣơi” hay “Con dại cái
mang” cũng là để nói về tình cảm này. Cha mẹ không chỉ là người sinh dưỡng

mà phải có trách nhiệm dạy bảo con cái nên người. Trong gia đình truyền
17


thống Việt Nam, cha mẹ có quyền uy tuyệt đối với con cái. Tác giả Đào Hùng
cũng khẳng định: “Giáo dục trong gia đình xƣa lấy cái nghiêm khắc làm đầu,
mọi sự vi phạm đều có hình thức xử phạt thích đáng. Nhƣng mặt khác việc
giáo dục cũng lấy sự nêu gƣơng làm trọng. Ngƣời hơn tuổi phải nêu gƣơng
cho ngƣời trẻ tuổi, ngƣời trên phải làm gƣơng cho kẻ dƣới. Tất cả đều hƣớng
về việc duy trì truyền thống danh giá của dòng họ” [19, tr.15]. Gia đình
truyền thống rất coi trọng giáo dục gia đình, trong đó có giáo dục của cha mẹ
với con cái. Do đề cao việc giữ gìn danh giá của gia đình, dòng họ nên cha mẹ
thường nghiêm khắc có khi hà khắc trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ phải
luôn là những tấm gương mẫu mực về lối sống và đạo đức cho con cháu noi
theo. Chính lối sống, đạo đức của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành
nhân cách của con cái. Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn đã tiếp
cận những vấn đề này như thế nào trong các sáng tác của mình?
Gia đình ông Bằng trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vƣờn của Ma văn
Kháng là gia đình truyền thống mẫu mực: “Ôi, cái gia đình gồm hai ông bà
xƣa nay không hề có điều tiếng, với năm anh con trai, năm hòn ngọc quý, anh
là liệt sĩ, anh đóng trung tá, anh làm nhà báo, anh đi học nƣớc ngoài…anh
nào cũng đẹp ngƣời đẹp nết, cùng mấy cô con dâu cán bộ nhà nƣớc, cô nào
cũng đảm, cũng dễ nom, ƣa nhìn, cái gia đình rất đáng tự hào về sự hòa
mực” [16, tr. 19-20]. Để xây dựng được một gia đình như vậy, ông bà Bằng
đã rèn rũa con cái rất cẩn trọng, từng li từng tí, từng miếng ăn lời nói giấc
ngủ: “Cầm bát phải thanh tao. Gắp thức ăn mà đút tỏm ngay vào mồm là
không đƣợc. Hết cơm ôm cái bát không, chờ mẹ và xong, ngƣớc lên, nhỏ nhẹ
với vẻ van nài: “con xin mẹ bát cơm ạ”. Và khi đƣa cả hai bàn tay kính cẩn
nhận bát cơm thì không đƣợc quên “Con cám ơn mẹ ạ…Cơm trƣa xong, nhất
thiết phải đi ngủ trƣa” [16, tr.172]. Đúng như các cụ ta ngày xưa có câu “Học

ăn học nói, học gói học mở”. Đây là những điều rất nhỏ nhặt trong đời sống
sinh hoạt, trong cách ứng xử hàng ngày nhưng chính nó lại làm nên những nét
18


văn hóa, nền tảng đạo đức tinh thần cho mỗi con người. Ông Bằng là trụ cột
gia đình, bản thân ông cũng sống rất mẫu mực để làm gương cho con cháu,
ông “cố gắng duy trì cái nề nếp có trăm ngàn điều nhỏ nhặt ấy mà cốt lõi là
xây dựng một gia đình hòa thuận, tôn ty trật tự, trên kính dƣới nhƣờng, trọng
nghĩa khinh tài, hƣớng về sự phát triển đạo đức tinh thần là chủ yếu…” [16,
tr. 172]. Tuy nhiên, ông Bằng lại có tư tưởng muốn duy trì “nề nếp sống cổ
xƣa” và cho rằng cái gì thuộc về truyền thống đều tốt đẹp, những thay đổi
trong cuộc sống đều làm ông khó chịu. Đặt trong bối cảnh xã hội có rất nhiều
những biến động, mọi thứ đang thay đổi từng ngày, từng giờ liệu điều đó còn
đúng hoàn toàn nữa hay không? Trong lá thư Cừ gửi về cho gia đình, anh đã
nhận xét về cách giáo dục con của cha mình là quá hà khắc và áp đặt. Vì sợ
“mang tiếng”, không muốn làm ảnh hưởng đến thanh danh gia đình nên ông
bà Bằng đã đánh Cừ “một trận thừa sống thiếu chết” và chửi mắng anh thậm
tệ vì nghi ngờ Cừ đã lấy cắp cái đồng hồ của ông khách. Chính sự việc này
khiến Cừ càng thêm tư tưởng chống đối, nổi loạn trong gia đình. Mục đích
“giữ gìn danh giá của một gia đình trí thức” nên dù trong thâm tâm ông Bằng
thương Cừ nhưng ông luôn cố tìm mọi cách lảng tránh không nhắc đến Cừ mà
chỉ nhắc tới những đứa con ngoan, tài giỏi. Hay như bà Bằng vẫn muốn “nọc
ra quất roi” với Đông vì “tỏ ra nghe vợ chứ không nghe lời mẹ” mặc dù khi
ấy Đông đã là một sĩ quan hơn bốn mươi tuổi. Như vậy, cách giáo dục con cái
kiểu “trừng phạt căn cứ theo những quy phạm” của ông bà Bằng cũng có
phần cứng nhắc, không phù hợp. Tuy vậy, ông Bằng là người cha bao dung,
độ lượng. Biết Cừ là đứa con hư hỗn nhưng trong sâu thẳm ông vẫn yêu
thương Cừ. Sự ăn năn, hối hận muộn màng và cái chết của Cừ ở nơi đất khách
quê người khiến ông đau đớn tê dại, suy sụp hoàn toàn. Trước lúc ra đi, ông

Bằng đã tha thứ cho Cừ, ông dặn lại các con: “Thằng Cừ, lá rụng về cội,
thƣơng xót vong linh nó” [16, tr. 241]. Ông Bằng luôn giữ trọn đạo hiếu với
bậc sinh thành. Ông thường kể chuyện với các con về ông nội của chúng ngày
19


xưa đã sống chết ra sao. Nghe những lời khấn của ông trong ngày tết, chúng
ta thấy lòng biết ơn sâu sắc của ông với cha mẹ, tổ tiên: “Thƣa thầy mẹ đã
cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng
nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tổ tiên. Con vẫn đinh ninh ghi khắc
công ơn sinh thành dƣỡng dục của thầy mẹ, gia tộc, ông bà, tổ tiên” [16,
tr.69]. Đây cũng là cách để ông giáo dục các con về truyền thống đạo hiếu của
gia đình. Về phần các con ông Hoài, Đông, Lý, Luận, Phượng, Cần luôn thể
hiện thái độ kính trọng, biết ơn với cha mẹ. Nề nếp gia giáo cổ truyền luôn
được duy trì trong gia đình ông: “Hai ngƣời phụ nữ vẫn đứng với một vẻ rụt
rè, kính trọng. Cái phong thái ấy trong quan hệ bố chồng- nàng dâu vốn là cố
hữu ở gia đình này; nó từ ông Bằng tỏa ra, từ khung cảnh nếp sống của cái
gia đình vốn coi trọng tinh thần, đạo đức tỏa ra thấm nhuần vào mọi ngƣời,
củng cố và nhân lên”[16, tr. 18-19]. Từng lời nói, cử chỉ, hành động của Lý
và Phượng đều rất lễ phép, kính cẩn có phần cung cách. Nhưng đó là nếp sống
thường ngày của gia đình ông Bằng. Đúng như cha ông ta có câu “trẻ cậy cha,
già cậy con”. Ông Bằng về già, sức khỏe không được tốt cùng với chuyện của
Cừ khiến ông “có những tháng ngày gần nhƣ tê liệt” nhưng các con luôn bên
cạnh ông đặc biệt là Luận. Luận thường xuyên lên phòng ông Bằng cùng ông
nghe bản nhạc mà ông yêu thích, cùng trò chuyện, trao đổi với ông về nhiều
vấn đề trong cuộc sống. Không chỉ vì ông là “kho kiến thức cổ” mà Luận
muốn an ủi, chia sẻ, giãi bày với cha, tìm nguồn nâng đỡ tinh thần cho cha.
Người đọc vô cùng xúc động khi đọc những trang viết về giây phút cuối đời
của ông Bằng. Tất cả các con đều trở về bên ông, ân cần cần hỏi han, chăm
sóc chu đáo cho ông, lắng nghe những di nguyện cuối cùng của ông. Ông

Bằng nhìn các con, nghe tiếng gọi của các con mà thương, tin yêu vô hạn.
Trong tác phẩm Đám cƣới không có giấy giá thú, ta cũng thấy Tự luôn trọng
lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ. Anh luôn nhớ về người cha đã khuất như một
giá trị tinh thần nâng đỡ anh trong cuộc sống. Căn gác xép tuy nhỏ hẹp nhưng
20


rất thiêng liêng là nơi anh đặt bức ảnh cha và bát hương. Đó là lòng thành
kính, biết ơn sâu sắc của con cái với cha mẹ đã khuất. Qua đó, Ma Văn Kháng
đã khẳng định vẻ đẹp, giá trị thiêng liêng và cao quý của tình cảm cha mẹcon cái trong mỗi gia đình.
Cũng như Ma Văn Kháng, Dạ Ngân rất quan tâm đến mối quan hệ cha
mẹ- con cái trong tác phẩm Gia đình bé mọn. Gia đình lớn của Tiệp bao gồm
những người đàn bà góa: mẹ góa, cô góa, chị góa, em góa. Nỗi đau ấy do
chiến tranh gây ra với gia đình Tiệp là quá lớn. Bởi vậy, tất cả những con
người này đều sống chung dưới một mái nhà cùng dành tình thương cho nhau
cùng chăm sóc như để bù đắp lại phần nào những mất mát kia. Ba Tiệp tham
gia kháng chiến rồi hy sinh, má Tiệp đã ở vậy cặm cụi một đời nuôi đàn con
khôn lớn. Bà đã dành tất cả tình yêu thương cho anh chị em Tiệp. Đến ngày
Tiệp muốn vùng vẫy để thoát khỏi Tuyên, người mẹ già ấy đã không yên
lòng. Bà tìm đến tận nhà Tiệp để mong hàn gắn tình cảm cho vợ chồng nàng.
Bà chính là hình ảnh đẹp của người mẹ, người phụ nữ truyền thống Việt
Nam.Tiệp cũng là người mẹ yêu thương con cái hết mực. Cuộc sống khó
khăn, nàng đã gồng mình lên làm chỗ dựa cho các con. Ngoài việc thức đêm
để viết bài, Tiệp nuôi heo, bán đá cục để có thêm tiền nuôi các con. Đến với
Đính, Tiệp tìm thấy tình yêu đích thực của cuộc đời nhưng nàng lại mất đi thứ
quý giá nhất trên đời là không được bên cạnh Thu Thi và Vĩnh Chuyên. Khi
con tàu đưa nàng dần xa các con thì cũng là lúc “những ý nghĩ về các con
chiếm lĩnh toàn bộ mọi thứ có tên là sự sống trong nàng” [33, tr. 277]. Những
ngày sống ở Hà Nội với Đính cũng là những ngày người mẹ ấy đã gào thét,
cấu cắn với lương tâm của mình vì đã bỏ con để đi lấy chồng. Tiệp đau đớn,

vật vã vì nhớ thương con, vì không làm thế nào về để trở về với các con:
“nàng đứng yên và bỗng dƣng ôm bụng đổ ập xuống. Nàng đổ xuống một
cách thê thảm, quằn quại, nhƣ một cái cây trong cơn bão, nàng muốn đƣợc
gào khóc, đƣợc đào bới, nàng muốn vạch đất xé trời để đƣợc nhìn thấy các
21


con, giá có thể chạy bộ mà trở về đƣợc, giá có thể đƣợc nhìn thấy chúng nó
một lần nữa lúc nầy” [33, tr. 278-279]. Tình yêu thương mà Tiệp dành cho
các con không gì có thể đong đếm được. Không mang nặng đẻ đau nhưng
Đính cũng là người cha thương yêu con hết mực. Dù không thể hòa hợp với
người vợ của mình, dù có yêu Tiệp rất nhiều nhưng Đính vẫn chấp nhận hy
sinh tình cảm riêng của mình vì tương lai các con. Anh chưa muốn li hôn với
vợ để đến với Tiệp vì sợ điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lí đến kết quả học tập
của các con. Như vậy, cha mẹ nào cũng thương yêu con, mong muốn những
điều tốt đẹp nhất cho các con. Trong gia đình Tiệp còn có cô Tư Ràng- cô Tư
Ràng thủ lĩnh. Luôn tâm niệm một điều “danh dự theo gia tộc là sự hy sinh”,
bởi thế cô đã gửi đứa con gái của mình về nhà nội, hy sinh cả cuộc đời mình
để thay ba Tiệp nuôi nấng, dạy dỗ chị em nàng lên người. Cô trở thành cha
của mấy chị em Tiệp. Cô chỉ bảo chị em Tiệp từ việc lớn đến việc nhỏ để họ
trở thành những người con biết giữ gìn danh dự cho gia đình: “Con gái có lứa
nhớ sáng ra việc đầu tiên là phải cầm lƣợc chải gỡ đàng hoàng; ngƣời lớn có
gọi có bảo phải dạ thƣa cho đàng hoàng, khi trả lời phải đứng ngay ngắn lại
nhìn thẳng vào ngƣời hỏi để nói năng cho đàng hoàng; ăn uống phải ngồi
ngay ngắn, phải cầm đũa cầm chén cho đàng hoàng… Lớn lên chút nữa
không chây lƣời- đàng hoàng; không dối trá- đàng hoàng; Không thất tínđàng hoàng…Danh dự là đàng hoàng, mà đàng hoàng là thể diện, thể diện là
tốt khoe xấu che” [33, tr. 78-79]. Cô Tư Ràng dường như là nền móng vững
chắc cho ngôi nhà của mẹ con Tiệp. Cô nói mọi điều, làm mọi cách để duy trì
tiếng thơm và danh dự cho gia tộc. Khi Tiệp muốn bỏ chồng vì người đàn ông
khác, điều này có nghĩa là nàng đã làm mất danh dự gia đình, dòng họ lập tức

cô tìm mọi cách can ngăn. Khi khuyên răn không được, cô đã “xử trảm” Tiệp
bằng một lá đơn từ mặt gửi lên Tỉnh ủy. Cách giáo dục, trừng phạt con cái
nghiêm khắc, cứng nhắc này khiến chúng ta nhớ lại hình ảnh ông Bằng trong
Mùa lá rụng trong vƣờn – Ma Văn Kháng. Cả ông Bằng và cô Tư Ràng đều
22


×