Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.42 KB, 113 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ QUẤT





NHÂN VẬT NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC













Hà Nội-2013




2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ QUẤT




NHÂN VẬT NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG








LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60 22 32





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LÝ HOÀI THU





Hà Nội-2013



3

MỤC LỤC






MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
3
2. Lịch sử vấn đề
4
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
8
3.1. Mục đích nghiên cứu
8
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
9
3.3. Phạm vi nghiên cứu
9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
9
5. Kết cấu của luận văn
11
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG TRONG BỐI
CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
12
1.1. Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
12
1.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa
12
1.1.2. Toàn cảnh văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
13

1.2. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới
15
1.2.1. Sự thay đổi đề tài sáng tác
15
1.2.2. Sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
27
CHƢƠNG 2: ĐỜI SỐNG VÀ CHÂN DUNG TINH THẦN CỦA
NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG
31
2.1. Ngƣời trí thức và nỗi đau thân phận
37
2.1.1. Bi kịch lạc thời, vỡ mộng
39
2.1.2. Bi kịch hôn nhân gia đình
56
2.1.3. Bi kịch tha hóa nhân cách
61
2.2. Ngƣời trí thức và bản lĩnh vƣơn lên chống trả số phận,
khẳng định tài năng nhân cách
69


4






CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT NGƢỜI

TRÍ THỨC CỦA MA VĂN KHÁNG
76
3.1. Miêu tả ngoại diện
76
3.1.1. Miêu tả ngoại hình
77
3.1.2. Dựng đối thoại
78
3.1.2.1. Đối thoại với với tập thể
79
3.1.2.2. Đối thoại với những kẻ giả danh trí thức
82
3.1.2.3. Đối thoại với tri âm
84
3.1.3. Khắc họa hành động
88
3.2. Biểu hiện đời sống nội tâm
88
3.2.1. Biểu hiện nội tâm theo cách làm truyền thống
89
3.2.2. Biểu hiện đời sống nội tâm bằng các thủ pháp kỹ thuật
mới
90
3.2.2.1. Biểu hiện nội tâm bằng thủ pháp dòng ý thức
90
3.2.2.2. Biểu hiện nội tâm bằng thủ pháp gƣơng soi
94
3.3. Thể hiện qua không gian và thời gian nghệ thuật
95
3.3.1. Thể hiện trong không gian

96
3.3.1.1. Không gian phòng riêng
96
3.3.1.2. Không gian phòng họp
98
3.3.2. Thể hiện trong thời gian
100
3.4. Thể hiện qua góc nhìn của các nhân vật khác
101
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
105
108


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn tiên phong trong thời kỳ
văn học đổi mới. Ngƣời ta quan tâm đến ông không chỉ vì ông là một cây bút
có bút lực dồi dào mà còn thấy ở ông những ý tƣởng mới mẻ, táo bạo và khá
sâu sắc trong việc khám phá, lí giải con ngƣời và cuộc sống. Đóng góp ấy của
ông cùng với một số nhà văn đƣơng thời đang làm nên một diện mạo mới cho
nền văn học Việt Nam đƣơng đại.
Đọc tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy, kiểu nhân vật
đƣợc nhà văn quan tâm và thể hiện nhiều nhất là nhân vật ngƣời trí thức. Kiểu
nhân vật này xuất hiện trong tất cả các sáng tác của ông và gây nên một xúc
cảm mạnh mẽ trong lòng độc giả. Hình ảnh ngƣời trí thức trong tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng khiến chúng tôi hình dung đến cuộc sống và diện mạo

tinh thần của ngƣời trí thức Việt Nam thời kỳ đổi mới, đối tƣợng mà chúng tôi
thực sự quan tâm vì trí thức là tinh hoa, là ngƣời khởi đầu của tiến bộ xã hội.
Để đánh giá thành công của một tiểu thuyết nói riêng hay một nhà văn
nói chung, chúng ta không thể không quan tâm đến nhân vật, nhất là kiểu
nhân vật đặc biệt, xuất hiện với tần số cao và gây đƣợc ấn tƣợng mạnh mẽ với
độc giả. Nhân vật không chỉ là nơi thể hiện những chiêm nghiệm cuộc sống,
tƣ duy nghệ thuật mà còn là nơi ký thác, bày tỏ những ƣớc mơ khát vọng của
nhà văn về con ngƣời và xã hội. Vì vậy, muốn hiểu và đánh giá đúng về Ma
Văn Kháng, chúng ta không thể không đi sâu tìm hiểu một cách nghiêm túc
và khoa học về kiểu nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của ông.
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về sáng tác của Ma Văn Kháng,
chúng tôi nhận thấy nhân vật trí thức đã đƣợc một số nhà nghiên cứu quan
tâm, nhƣng việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nhỏ hoặc rất
sơ lƣợc. Hiện vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống


6
về nhân vật ngƣời trí thức tƣơng xứng với vị trí của kiểu loại nhân vật này
trong sáng tác của ông. Đây chính là lí do chúng tôi chọn đề tài Nhân vật
người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề:
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Ma Văn Kháng đã dần dần khẳng
định đƣợc vị trí của mình ở thể loại tiểu thuyết. Ngay từ khi cho ra đời những
tiểu thuyết đầu tiên Đồng bạc trắng hoa xòe và Vùng biên ải, Ma Văn Kháng
đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm, nhƣng phải từ Mưa mùa hạ trở đi, ông
mới thực sự trở thành một hiện tƣợng. Mỗi tác phẩm của ông ra đời lại trở
thành một đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu.
Mưa mùa hạ (1982) là tác phẩm đầu tiên của nhà văn thể hiện đƣợc
tinh thần đổi mới đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Trên tờ Văn nghệ số 15 ra ngày

19/4/1983, tác giả Trần Đăng Xuyền đã đƣa ra nhận xét khái quát về tác phẩm
“Giá trị của Mưa mùa hạ không chỉ ở chỗ mạnh dạn lên án cái tiêu cực mà
chủ yếu là đã xây dựng đƣợc cách nhìn, thái độ đúng đắn trƣớc những cái xấu,
những cái ngáng trở bƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội”. Tác giả Trần Cƣơng trong
bài “Đọc Mưa mùa hạ” đăng trên Tạp chí Văn học số 5/1992 đã đƣa ra nhận
xét “Mưa mùa hạ đã ghi dấu ấn khó quên trong lòng độc giả về một giai đoạn
lịch sử nhất định. Đó là thời kỳ hiện tại chúng ta đang sống, thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội với những cuộc đấu tranh tuy không có súng gƣơm
nhƣng rõ ràng là căng thẳng và quyết liệt”. Nhà văn Tô Hoài trong bài viết
“Đọc Mưa mùa hạ” trên báo Văn nghệ số 154 ra tháng 9 năm 1983 đã khẳng
định: “Mưa mùa hạ là toàn cảnh xã hội hiện nay thu nhỏ lại mà vẫn đầy đủ
màu sắc thật chính xác và phong phú… Ở Mưa mùa hạ, Ma Văn Kháng
chứng tỏ tài năng thể hiện đƣợc những chi tiết độc đáo trong miêu tả ngƣời,
quang cảnh và nội tâm”… Tuy nhiên, cuốn sách cũng đề lại không ít băn
khoăn đối với giới phê bình vì kết thúc tác phẩm, tác giả lại để hai nhân vật trí


7
thức, hai nhân vật tích cực là Nam và Trọng, một chết vì bệnh, một ngƣời
chết trong công cuộc cứu đê.
Sau Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (1985) là tác phẩm nhận
đƣợc sự quan tâm đặc biệt của độc giả, nó “là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất
của Nhà xuất bản phụ nữ từ xƣa đến nay”. Trong những ý kiến nhận xét đánh
giá về Mùa lá rụng trong vườn có một số ý kiến đáng lƣu tâm. Tác giả Trần
Đăng Xuyền trong bài “Phải chăm lo cho tất cả mọi ngƣời” trên báo Văn nghệ
số 40 ra ngày 5/10/1985 nhấn mạnh “Viết Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn
Kháng đã rọi một luồng ánh sáng nhân đạo khi đánh giá con ngƣời trong thời
kỳ khó khăn phức tạp hiện nay”. Trong bài viết “Bàn thêm về Mùa lá rụng
trong vườn”. Nguyễn Văn Lƣu trên báo Văn nghệ số 25 ra ngày 21/6/1986 đã
nhận xét: “Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tìm câu trả lời trong sự khám

phá mối quan hệ gần gũi, thân thiết với tất cả mọi ngƣời, mối quan hệ cá nhân
- gia đình - xã hội. Nhà văn tái hiện đời sống trong mỗi gia đình Việt Nam
hiện nay, đặt ra những vấn đề bức thiết, mỗi con ngƣời, mỗi gia đình phải
sống nhƣ thế nào và xã hội phải quan tâm trở lại nhƣ thế nào”. Trần Bảo
Hƣng trên báo Phụ nữ Việt Nam số 17 ra ngày 24/4/1986 nhấn mạnh “Khả
năng biện giải, triết lý, phân tích một cách khúc triết thông minh” của Ma Văn
Kháng bộc lộ trong tác phẩm này. Năm 1999, trong “Cuộc thảo luận tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng”, Hồ Anh Thái đã có
những nhận xét rất sắc sảo: “so với Mưa mùa hạ , cuốn tiểu thuyết này vƣợt
lên với cách nhìn đời, nhìn ngƣời lịch lãm, không duy lý mà hợp tình, phải lẽ,
với nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh túy, điêu luyện… Nó là tiểu thuyết đã
gần đạt đến độ hoàn chỉnh”…
Sau Mùa lá rụng trong vườn, sự xuất hiện của cuốn tiểu thuyết Đám
cưới không có giấy giá thú (1989) thực sự gây nên một cơn sốt. Một loạt các
bài viết bàn về tác phẩm này ra đời: “Nếu đời là một vại dƣa muối hỏng”(Vũ
Dƣơng Quỹ), “Nếu đám cƣới không có giấy giá thú” (Nguyễn Văn Lƣu),
“Đám cƣới không có giấy giá thú” (Mai Thục)… Ngày 11.1.1990. báo Văn


8
nghệ đã tổ chức “Cuộc thảo luận về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá
thú” với sự tham gia của nhiều nhà văn nhà nghiên cứu phê bình văn học có
tiếng. Trong cuộc thảo luận, những ngƣời tham gia đã bàn về cả những mặt
thành công và hạn chế của tác phẩm cả trên phƣơng diện nội dung và nghệ
thuật. Theo GS Phan Cự Đệ “tác phẩm có nhiều trang sinh động hấp dẫn
trong đối thoại, tranh luận hoặc dựng ngƣời dựng cảnh, nhƣng cũng có nhiều
trang chìm sâu một cách nặng nề vào suy tƣ, những biện giải mang màu sắc
duy lý của tiểu thuyết luận đề”.
Bên cạnh những ý kiến đánh giá chung, ta có thể tìm thấy những ý kiến
đánh giá hƣớng vào nhân vật ngƣời trí thức trong tác phẩm. Trên báo Nhân

dân số ra ngày 4/8/1990, tác giả Lê Thành Nghị trong bài “Về ngƣời trí thức
trong Đám cưới không có giấy giá thú” đã nói đến sự lung lay niềm tin của
một số trí thức khi phải đối diện với bất công, cảnh báo về sự tha hóa nhân
cách của một bộ phận trong đội ngũ những ngƣời trí thức. Tác giả Phong Thu
trong bài “Tâm sự với tác giả Đám cưới không có giấy giá thú” đăng trên báo
Hà nội chủ nhật số ra ngày 6/5/1990 cũng có những đánh giá cao về nhân vật
trí thức trong tác phẩm và chỉ ra những lực cản ngăn trở ngƣời trí thức cống
hiến tài năng cho xã hội. Tác giả Đào Thanh Tùng trong bài “Đám cưới không
có giấy giá thú - một cách nhìn nhận về ngƣời thầy” đăng trên báo Giáo viên
nhân dân, số 16 ra ngày 18/4/1990 lại bày tỏ cách nhìn lo ngại trƣớc cái nhìn
méo mó về ngƣời trí thức trong tác phẩm…
Đến năm 1999, Ma Văn Kháng tiếp tục gây chú ý đối với dƣ luận bởi
cuốn tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ. Hồ Anh Thái nhận xét “cảm hứng phê
phán mỗi ngày mạnh hơn cảm hứng trữ tình… Dƣờng nhƣ tập hợp đầy đủ
mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mƣu chƣớc công chức hành chính ở đây”.
Nguyễn Ngọc Thiện khi bàn về tác phẩm này trong cuốn sách “Tài năng và
bản lĩnh nghệ sĩ” (NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2000) có ý kiến: “Tƣ tƣởng của
Ma Văn Kháng ánh lên các sắc thái thẩm mĩ khác nhau: cái lý tƣởng, cái cao
cả đi bên cạnh những cái đê tiện, thấp hèn, cái bi tráng, trữ tình, thăng hoa


9
ngẫu hứng đan xen với cái hài hƣớc thô kệch, dung tục, sắp đặt lộ liễu. Giọng
điệu và mạch văn cũng đƣợc biến hóa linh hoạt… Tác phẩm đạt đến trình độ
điêu luyện trong ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại”. Cuốn sách sau khi
ra đời đã đƣợc dịch sang tiếng Anh, tiếng Thụy Điển và đã nhận đƣợc những
ý kiến đánh giá ban đầu, đáng chú ý là ý kiến của Wayne Karlin – nhà văn
Mỹ. Trong lời giới thiệu cho cuốn sách (Bản tiếng Anh, in tại nhà xuất bản
Curbstone Pess, 2000), Wayne Karlin đã đánh giá thành công lớn nhất của
tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ là đặt ra một trong những vấn đề cơ bản mà

tiểu thuyết hiện đại phải đặt ra: Đâu là cách tốt nhất để sống giữa dòng nước
xiết này khi mà tất cả chúng ta đều đang lênh đênh không tay lái?[24, tr.
540], đồng thời đánh giá về thành công trong việc xây dựng chân dung nhân
vật của Ma Văn Kháng: Trong khi xây dựng Khiêm như một con người động
cơ trong sáng, một con người nhất quán, thành công thực sự của Ma Văn
Kháng ở Ngược dòng nước lũ được thể hiện trong việc sáng tạo ra nhân vật
Hoan… Hoan đạt tới tầm phức tạp hiếm có trong số những nhân vật nữ mà
văn học Việt Nam miêu tả [24, tr.542]…
Sau tác phẩm Gặp gỡ ở La Pan Tẩn xuất bản năm 2001 viết về công
cuộc đem ánh sáng văn hóa đến vùng cao, cuốn tiểu thuyết Một mình một
ngựa xuất bản năm 2009 cũng bƣớc đầu đƣợc dƣ luận chú ở tính chất tự
truyện và hình tƣợng con ngƣời vừa oai vũ vừa đơn côi trong tác phẩm. Tuy
nhiên đây là một tác phẩm mới nên chƣa có nhiều ý kiến bàn luận về nó.
Ngoài các ý kiến đánh giá riêng về từng tác phẩm, những vấn đề lớn
trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng trở thành đề tài cho nhiều nhà
nghiên cứu. Đỗ Hải Ninh trên tạp chí Sông Hương năm 2002 đã có những
nhận định khái quát về nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng:
“Đúng như bản chất giới của mình, nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng luôn ý thức sâu sắc về bản thân, nghề nghiệp…Ý thức đó
gắn với nhu cầu khám phá nhận thức thế giới, khiến cho nhân vật trí thức trở
thành nơi hội tụ, đúc kết tư tưởng và chân lý”. Không chỉ các nhà nghiên cứu


10
mà nhiều học viên cao học cũng chọn vấn đề trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng
làm đề tài nghiên cứu cho mình nhƣ: “Nhân vật trí thức với sự đổi mới tƣ duy
nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau 1980” của Phạm Thị
Kim, “Hình tƣợng nhân vật ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng” của Ngô Quyền, “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của
Ma Văn Kháng” của Đỗ Thị Thanh Quỳnh, “Cảm hứng bi kịch nhân văn

trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng” của Bùi Lan Hƣơng, “Tiểu thuyết thế
sự đời tƣ của Ma Văn Kháng” của Nguyễn Thị Hoa, “Tiểu thuyết Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới” của Lê Minh Chung ….
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng, chúng tôi nhận thấy nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng chƣa đƣợc nghiên cứu sâu nhƣng đã đƣợc đề cập đến ít nhiều.
Trên cơ sở những gợi ý bƣớc đầu của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đi vào
nghiên cứu một cách toàn diện về nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng. Hi vọng việc làm của mình sẽ góp phần nhỏ bé vào việc
nghiên cứu một kiểu loại nhân vật trong văn học hiện đại, góp phần vào việc
khẳng định tài năng và những đóng góp của Ma Văn Kháng cho nền văn học
hiện đại và đƣơng đại Việt Nam.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu :
- Làm nổi bật chân dung tinh thần của ngƣời trí thức trong tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng trong mối tƣơng quan với các nhân vật trí thức trong giai
đoạn văn học trƣớc và cùng thời.
- Khái quát đƣợc nhƣng nét cơ bản về nghệ thuật thể hiện nhân vật
ngƣời trí thức của Ma Văn Kháng.
- Ý nghĩa của nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng: thể hiện cái nhìn phản tƣ về đời sống và những đổi mới tƣ duy nghệ
thuật của nhà văn.


11
3.2. Đối tượng nghiên cứu :
Nhân vật ngƣời trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu về nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng, chúng tôi chọn và khảo sát bốn tiểu thuyết:

- Mùa lá rụng trong vườn
- Đám cưới không có giấy giá thú
- Ngược dòng nước lũ
- Một mình một ngựa.
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn bốn tiểu thuyết trên vì đây là những tác phẩm
tiêu biểu viết về ngƣời trí thức. Qua các tác phẩm này, nhà văn thể hiện một
cách tập trung nhất hình ảnh của ngƣời trí thức trong xã hội Việt Nam thời kỳ
đổi mới, đồng thời thể hiện cái nhìn phản tƣ về đời sống và tài năng nghệ
thuật của nhà văn.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn tiến hành khảo sát một số tác
phẩm viết về ngƣời trí thức của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhà văn Nam Cao,
Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài để có những so sánh
làm nổi bật những nét khác biệt của nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để tiến hành một công trình nghiên cứu cho dù ở bất kỳ một lĩnh vực
nào và một phạm vi nào thì việc lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu cũng hết
sức quan trọng bởi lẽ phƣơng pháp chính là con đƣờng đƣa ngƣời nghiên cứu
đi đến mục đích, là cách thức để ngƣời nghiên cứu định hƣớng tƣ duy. Từ mỗi
phƣơng pháp, chúng ta lại có những góc nhìn để soi chiếu vào đối tƣợng và
đó là cơ sở để có thể tìm ra cái mới từ những đối tƣợng quen thuộc.


12
Hoạt động nghiên cứu văn học hiện nay sử dụng rất nhiều các phƣơng
pháp bởi mỗi phƣơng pháp lại có một khả năng, một ƣu thế riêng trong việc
phát hiện đối tƣợng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chúng ta đều nhận
thấy mỗi phƣơng pháp đều chỉ đạt đƣợc một giới hạn riêng. Muốn nghiên cứu
hiệu quả, ngƣời nghiên cứu phải biết lựa chọn và kết hợp các phƣơng pháp
phù hợp nhất với đối tƣợng nghiên cứu của mình. Với đề tài này, chúng tôi sử

dụng các lí thuyết về tự sự học, loại hình học, thi pháp học để soi chiếu nhân
vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trên phƣơng diện lí thuyết.
Đồng thời sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể nhƣ:
- Phương pháp loại hình:Áp dụng để nghiên cứu nhân vật trí thức trong
tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trên phƣơng diện loại hình nhân vật trí thức.
- Phương pháp xã hội học: Áp dụng để nghiên cứu về sự ra đời của
nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong bối cảnh xã hội
và văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
- Phương pháp nghiên cứu nhân vật văn học: Áp dụng để nghiên cứu
nhân vật ở góc độ nhận thức đời sống của nhà văn, trong chỉnh thể thống nhất
và trên quan điểm lịch sử phát sinh.
- Phương pháp so sánh: Áp dụng trong việc làm nổi bật đặc điểm của
nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng với nhân vật trí thức đã
từng xuất hiện trong văn học giai đoạn văn học trƣớc cách mạng, văn học thời
kỳ kháng chiến và nhân vật trí thức trong sáng tác của các tác giả khác trong
thời kỳ văn học đổi mới.
- Phương pháp tiểu sử: Áp dụng vào việc nghiên cứu nhân vật trí thức
trong tiểu thuyết của Ma Văn kháng với chính cuộc đời và sự trải nghiệm của
nhà văn
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Áp dụng khi nghiên cứu nhân vật
trí thức trên phƣơng diện nghệ thuật thể hiện nhân vật.



13
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chƣơng:
- Chƣơng 1: Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong bối cảnh văn học
thời kỳ đổi mới.

- Chƣơng 2: Đời sống và chân dung tinh thần của ngƣời trí thức trong
tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.
- Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật ngƣời trí thức của Ma Văn
Kháng.


















14
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG TRONG BỐI CẢNH
VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1. Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới:
1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa:
Mƣời năm sau giải phóng miền Nam, tuy đã có những nỗ lực đáng kể
trong công cuộc khôi phục phát triển kinh tế, văn hóa nhƣng về cơ bản đất

nƣớc ta vẫn là một nƣớc nghèo nàn kém phát triển, đời sống nhân dân rất
thấp, nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống nảy sinh. Làm thế nào để có một
nền kinh tế phát triển, một nền văn hóa tiên tiến để có thể hội nhập với thế
giới đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 diễn ra nhƣ một yêu cầu
tất yếu của lịch sử. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và nghiêm túc phê
phán, đại hội đã chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển, trên cơ
sở đó, đồng chí tổng bí thƣ Nguyễn Văn Linh đã có những chủ trƣơng đổi
mới mang tính đột phá. Ông kêu gọi “đổi mới tƣ duy” và thực hiện “những
việc cần làm ngay” để đổi mới trên cả lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa.
Trong quá trình từng bƣớc đổi mới, chúng ta dần dần đạt đƣợc những
mục tiêu lớn với một nền chính trị ổn định, kinh tế ngày một phát triển, đời
sống ngƣời dân đƣợc nâng cao một cách rõ rệt, văn hóa ngày càng phát triển
gần gũi với các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đã đạt đƣợc thì trong thực tế phát triển đã nảy sinh không ít những
vấn đề phải quan tâm. Nếu nhƣ ở thời kỳ mƣời năm áp dụng chế độ quản lý
tập trung bao cấp làm nảy sinh thói quan liêu trong giới lãnh đạo, bệnh thành
tích, bệnh ăn cắp của công rút ruột công trình, cách nhìn lý lịch để đánh giá
con ngƣời, lề lối làm việc máy móc thì đến thời kỳ cải cách mở đó là lối sống
thực dụng, cơ hội, chạy theo những cái hào nhoáng bên ngoài, sự tiếp thu tràn
lan những cái phản văn hóa… trở thành vấn đề đáng lo ngại.


15
Hiện thực cuộc sống thời kỳ đổi mới với rất nhiều những vấn đề phức
tạp bề bộn của nó đã và đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho văn học khai
thác và làm nên những thành tựu mới.
1.1.2. Toàn cảnh văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới:
Văn học Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh có thể tạm thời chia làm hai
giai đoạn: 1975-1985, 1986 đến nay.

Giai đoạn 1975- 1985 là giai đoạn khởi động của văn học thời kỳ đổi
mới. Gọi là giai đoạn khởi động vì nếu chỉ nhìn bề ngoài thì văn học dƣờng
nhƣ vẫn vận động theo quán tính của văn học thời chiến tranh. Đề tài chiến
tranh lúc này vẫn là đề tài cơ bản của văn học và đƣợc thể hiện chủ yếu theo
khuynh hƣớng tổng kết, khái quát về chiến tranh thông qua sự trải nghiệm của
mỗi nhà văn nhà thơ trong suốt những năm trực tiếp cầm súng.
Thơ ca chƣa có nhiều đổi mới nên không tạo đƣợc sự hấp dẫn lôi cuốn
nhƣ thơ ca thời kỳ chống Mỹ. Những tác phẩm đƣợc quan tâm không nhiều.
Đáng chú ý hơn cả có: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới
thành phố và Thư mùa đông của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của Nguyễn
Đức Mậu, Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Ánh
trăng của Nguyễn Duy, Xúc sắc mùa thu của Hoàng Nhuận Cầm, Nhà thơ và
hoa cỏ của Trần Nhuận Minh, Gọi nhau qua vách núi của Thi Hoàng… Có
một số cây bút xuất hiện sau năm 1975 đang từng bƣớc khẳng định đƣợc vị
trí, tiêu biểu có Y Phƣơng với tập Tiếng hát tháng giêng, Nguyễn Quang
Thiều với Sự mất ngủ của lửa…
Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca, các nhà văn đã thể hiện đƣợc
cái nhìn mới khi tiếp cận hiện thực. Tiêu biểu có Đất trắng của Nguyễn Trọng
Oánh, Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi, Đứng trước biển và Cù
lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Cha và con và… và Gặp gỡ cuối năm của
Nguyễn Khải, Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng,


16
Thời xa vắng của Lê Lựu, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê
của Nguyễn Minh Châu…
Văn học dịch thời kỳ này rất phát triển. Nó đã đem đến cho độc giả
Việt Nam những tác phẩm đặc sắc nhất thuộc các trƣờng phái nghệ thuật khác
nhau của các tác gia châu Âu và châu Mỹ đƣơng đại cùng một số công trình
nghiên cứu lý luận mới của phƣơng Tây. Việc tiếp thu các thành tựu lý luận

phƣơng Tây đã đem đến cho cả ngƣời đọc, ngƣời sáng tác và ngƣời nghiên
cứu những góc nhìn mới hơn về nghệ thuật. Các nhà văn đã từng sáng tác ở
giai đoạn trƣớc nhận ra rằng nếu viết nhƣ cũ họ sẽ dần dần đánh mất độc giả.
Vì vậy, đổi mới là nhu cầu cấp thiết lúc này.
Giai đoạn từ 1986 đến nay là giai đoạn văn học chính thức bƣớc vào
chặng đƣờng đổi mới (nó diễn ra đồng thời với sự đổi mới trên các lĩnh vực
nghệ thuật khác nhƣ hội họa, âm nhạc, sân khấu điện ảnh…). Văn học dịch
vẫn phát triển nhƣng hoạt động lý luận phê bình lại vƣợt lên phía trƣớc giữ
vai trò là nhân tố mở đƣờng cho văn học phát triển. Từ đó, hoạt động lý luận
phê bình và hoạt động sáng tác của các nhà văn nhà thơ giữ vị trí quan trọng
nhất trong công cuộc đổi mới văn học. Nghị quyết 05 về phê bình văn học của
Bộ Chính trị đƣợc giới văn nghệ sĩ đón nhận một cách vô cùng nồng nhiệt.
Trên tờ Văn nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội nhà văn việt Nam (số 49-50, ra
ngày 05/12/1987), Nguyễn Minh Châu đã cho in bài phát biểu nổi tiếng Hãy
đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa. Bài báo là tuyên ngôn
lý thuyết thể hiện tinh thần đổi mới văn học một cách hết sức triệt để của giới
sáng tác. Những vấn đề tƣởng nhƣ đã cũ nay cũng đƣợc giới phê bình đem ra
bàn bạc với tinh thần đổi mới.
Do vấn đề đổi mới tƣ duy, phƣơng châm nhìn thẳng vào sự thật đƣợc
coi trọng, phóng sự có điều kiện phát triển mạnh mẽ và thu hút đƣợc sự chú ý
của độc giả. Các cây bút phóng sự đƣợc dƣ luận quan tâm lúc này là Phùng
Gia Lộc, Trần Huy Quang, Hoàng Hữu Các, Trần Khắc, Hoàng Minh


17
Tƣờng… Văn xuôi có nhiều khởi sắc với với những tác phẩm đạt giá trị nghệ
thuật cao nhƣ tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn
Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng, Bến không chồng của Dƣơng
Hƣớng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Thơ ca cũng có nhiều bƣớc đột

phá mới với các tên tuổi nhƣ Thanh Thảo, Ý Nhi, Nguyễn Duy, Vi Thùy
Linh, Phan Huyền Thƣ, Ly Hoàng Ly… Thể ký cũng có những thành công
nhất định với các tên tuổi nhƣ Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Tô Hoài… Kịch nói
cũng rất phát triển. Các tên tuổi đƣợc nhắc đến ở thời kỳ này có: Hồng Phi,
Doãn Hoàng Giang, Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Quang Lập, Xuân Trình, Lƣu
Quang Vũ… Lý luận, nghiên cứu, phê bình cũng có những bƣớc đổi mới do
đƣợc tiếp cận với nền lý luận của phƣơng Tây. Ngoài những cây bút đã thành
danh từ giai đoạn trƣớc đã xuất hiện nhiều cây bút mới có nhiều triển vọng.
Công cuộc đổi mới văn học cho đến nay vẫn đang tiếp tục vì thế chƣa
có một công trình nghiên cứu một cách khoa học và tổng thể về giai đoạn này.
Tuy nhiên, nhận định một cách chung nhất, văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
đã có nhiều bứt phá so với giai đoạn văn học kháng chiến và bƣớc đầu đã có
những thành tựu đƣợc ghi nhận, trong đó quan trọng nhất là đổi mới cái nhìn
hiện thực và con ngƣời của nhà văn.
Ma Văn Kháng là một trong những tên tuổi thành công nhất trong thời
kỳ văn học đổi mới. Ngƣời đọc biết đến ông ở cả thể loại truyện ngắn và tiểu
thuyết.
1.2. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới:
1.2.1. Sự thay đổi đề tài sáng tác:
Theo dọc hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy
thời kỳ đầu sáng tác nhà văn đặc biệt quan tâm đến đề tài miền núi. Hai tác
phẩm nổi tiếng cho đề tài này là Đồng bạc trắng hoa xòe và Vùng biên ải.


18
Tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe (viết năm 1972 nhƣng mãi đến
1979 mới ra mắt độc giả) là tác phẩm viết về cuộc sống của đồng bào Mèo
vùng đất Lao Kay (Lào Cai ngày nay) và công tác cách mạng ở vùng đất này
thời kỳ những năm 1945- 1947 . Tác phẩm tái hiện một giai đoạn lịch sử ngắn
ngủi nhƣng rắc rối vào bậc nhất của cách mạng Việt Nam hiện đại, đặc biệt

lại ở một “vùng núi phong kiến thế tập phiên thần nghèo nàn và lạc hậu”.
Pháp vào, Nhật chiếm, Nhật rút, Quốc dân đảng vào, Quốc dân đảng thua,
chính quyền nhân dân thành lập. Trong tác phẩm này, nhà văn không chỉ
thành công với việc xây dựng hình tƣợng oai hùng của những ngƣời cách
mạng đi tiên phong mà còn rất thành công trong việc tái hiện cuộc sống của
nhân dân Mèo thời kỳ bị bao bọc trong bóng tối.
Vùng biên ải (sáng tác trong khoảng thời gian từ 1975 đến năm 1980)
viết về cuộc cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp của ngƣời dân vùng đất
Lao Kay. Tuy mang một tên khác nhƣng ngƣời đọc vẫn nhận ra nó chính là
tập 2 của Đồng bạc trắng hoa xòe. Các nhân vật đã từng xuất hiện trong Đồng
bạc trắng hoa xòe lại tiếp tục xuất hiện ở đây, tiếp tục đời sống của họ và có
những lúc va chạm nhau nẩy lửa. Tác phẩm tiếp nối các sự kiện xảy ra trong
Đồng bạc trắng hoa xòe. Sau khi bọn Quốc dân Đảng bị đánh bại, chính
quyền nhân dân đƣợc thành lập thì cũng là lúc Pháp tăng cƣờng đƣa quân đến.
Thổ ty phản bội cách mạng đi theo Pháp. Chúng lợi dụng sự nhẹ dạ và mê tín
của nhân dân và những sai lầm do sự non nớt trong lãnh đạo của một số cán
bộ cách mạng để gây tâm lý thù địch và kích động nhân dân làm loạn chống
lại cách mạng. Thổ phỉ nổi lên ở khắp nơi nhiều lúc không kiểm soát đƣợc.
Những ngƣời cách mạng phải rút kinh nghiệm, thay đổi phƣơng pháp làm
việc, lấy lại niềm tin trong dân chúng. Kết thúc tác phẩm, ngƣời Mèo đã hiểu
về ngƣời cách mạng, một số ngƣời trở thành thổ phỉ đã thức tỉnh quay về với
cuộc sống đời thƣờng, những kẻ ngoan cố bị tiêu diệt, cuộc sống bình yên trở
lại với ngƣời Mèo vùng biên ải.


19
Không chỉ nói về cách mạng, về công cuộc diệt trừ Quốc dân đảng và
tiễu phỉ, Đồng bạc trắng hoa xòe và Vùng biên ải còn có nhiều trang viết thú
vị về thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của ngƣời Mèo. Đọc hai tiểu thuyết này,
chúng tôi cũng có thêm những thông tin khá thú vị về phong tục tập quán của

ngƣời Mèo nhƣ chuyện hôn nhân của các cô gái, chuyện làm đám ma khô,
thói quen không ăn tim động vật, cách tổ chức dòng họ của ngƣời Mèo v.v
Những nét độc đáo về thiên nhiên và văn hóa đƣợc nói đến trong tác phẩm
cũng góp phần hoàn thiện bức tranh miền núi trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng.
Ở thời kỳ đầu sáng tác, Ma Văn Kháng dành mối quan tâm đặc biệt đến
vùng đất Lào Cai trƣớc và trong kháng chiến chống Pháp. Ông tái hiện nó
trong tâm thế nhƣ cảm thấy mắc nợ với mảnh đất này. Nợ tình, nợ nghĩa với
Lào Cai bởi hai mƣơi năm gắn bó. Bằng tất cả vốn hiểu biết về lịch sử và văn
hóa thu thập đƣợc trong thời gian công tác (dạy học, tham gia thu thuế, làm
thƣ ký cho bí thƣ tỉnh ủy, làm báo Lao Cai) và tài năng hƣ cấu nghệ thuật,
Ma Văn Kháng đã làm sống dậy trong những trang viết cả một thời kỳ phức
tạp gian khổ nhƣng oanh liệt đáng nhớ của vùng đất Lào Cai.
Gần nhƣ đông thời với thời gian sáng tác Vùng biên ải, tiểu thuyết Võ sĩ
lên đài ra đời. Ma Văn Kháng viết Võ sĩ lên đài từ năm 1976 đến 1980 hoàn
thành và ra mắt công chúng. Võ sĩ lên đài là tác phẩm viết về cuộc sống của
nhân dân Hà Nội thời kỳ Pháp tạm chiếm. Tuy sống trong hoàn cảnh bị giặc
chiếm đóng nhƣng ngọn lửa yêu nƣớc vẫn cháy trong huyết mạch của ngƣời
Hà Nội. Trong thời gian này, các hoạt động cách mạng vẫn đƣợc thực hiện
một cách bí mật. Liên đoàn quyền Anh của Phạm Xuân Thân, lò võ của thầy
Vĩnh Nguyên đều là những nơi đào luyện Việt Minh để chống lại ngƣời Pháp.
Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này là Phạm Xuân Nhân - một ngƣời
đƣợc báo chí ca ngợi hết lời vì những trận thắng giòn giã trên võ đài khi so tài
cùng ngƣời Pháp. Chiến thắng của anh thể hiện tinh thần quật cƣờng không
chỉ của ngƣời Hà Nội mà của cả dân tộc trƣớc kẻ thù. Đồng trang lứa với anh


20
còn có những ngƣời nhƣ Tùng, không biết võ nhƣng lý lẽ thì cứng cỏi lạ
thƣờng, hai ngƣời thân nhau không chỉ vì họ chơi với nhau từ nhỏ mà họ thực

sự là những ngƣời đồng chí hƣớng. Và việc họ đến với cách mạng là một tất
yếu. Đan xen trong câu chuyện làm cách mạng, Ma Văn Kháng cũng miêu tả
một cách khá chân thực quang cảnh của Hà Nội những ngày đầu của kháng
chiến chống Pháp, lúc nhƣ thanh bình, lúc nhƣ sôi sục, vừa mang vẻ sầm uất,
vừa nghèo nàn. Có đoạn ông cũng dành nhiều tâm huyết để nói về món phở
nhƣ là thanh khí của ngƣời Hà Nội.
Đến những năm 1980- 1981, cùng với sự vận động chung của dòng văn
học, nhà văn hƣớng tới một đề tài mới lạ hơn đó là đề tài phòng chống lũ lụt
xây dựng cuộc sống mới. Tác phẩm tiêu biểu cho đề tài này là Mưa mùa hạ .
Trong tiểu thuyết, nhà văn đi vào thể hiện những con ngƣời mới trong công
cuộc phòng chống bão lũ. Nhân vật chính của tiểu thuyết là kỹ sƣ Trọng, một
con ngƣời có tài năng và có tâm huyết với nghề. Anh đã làm việc rất hăng
say, anh chỉ mong muốn bằng những nghiên cứu mới của mình, con đê đảm
bảo an toàn hơn và cảnh lũ lụt thƣơng tâm không xảy ra với những con ngƣời
vô tội. Nhƣng cuộc sống vốn không đơn giản, bên cạnh những con ngƣời tài
năng tâm huyết vẫn tồn tại những con ngƣời mƣu mô, cơ hội, tìm cách rút
ruột công trình và trù dập những ngƣời có tài có đức. Trọng bị Hƣng dùng
quyền lực để trù dập. Tuy nhiên với bản lĩnh của ngƣời trí thức, Trọng đã
vƣợt lên hoàn cảnh để cống hiến. Việc anh hy sinh trong công cuộc cứu đê đã
nêu cao một tấm gƣơng dám hi sinh vì sự bình yên của cuộc sống. Trong tác
phẩm này, xen vào giữa bức tranh lao động ngƣời nông dân Nguyên Lộc
phòng chống bão lũ, ta còn thấy hiển hiện lên trƣớc mắt sự bề bộn phức tạp
của cuộc sống thị thành. Buôn gian lừa lọc một thời đã làm cho những con
ngƣời làm ăn phi pháp nhƣ Thƣởng trở nên giàu có. Đồng tiền đã khuấy đảo
sự yên tĩnh của các ngõ nhỏ trong phố, làm nảy sinh thói hám lợi mà quên
mất nghĩa tình nhƣ trƣờng hợp mẹ con cô Loan khiến ngƣời đọc không khỏi
băn khoăn.


21

Đến năm 1985, Ma Văn Kháng đã làm chấn động dƣ luận bởi cuốn tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn – một cuốn tiểu thuyết viết về đề tài gia đình.
Cuốn tiểu thuyết này đƣợc hoàn thành vào tháng 6 năm 1983 nhƣng đến năm
1985 mới ra mắt công chúng. Mùa lá rụng trong vườn viết về cuộc sống của
gia đình ông Bằng, một gia đình nổi tiếng là mẫu mực và nề nếp bỗng nhiên
chao đảo và có nguy cơ rạn nứt các mối quan hệ dƣới sự tác động của nền
kinh tế thị trƣờng. Gia đình ông Bằng vốn là một gia đình lý tƣởng trong cuộc
sống mới: ông là cán bộ nghỉ hƣu, con trai cả là liệt sỹ chống Mỹ, con trai thứ
hai làm đại tá, con trai thứ ba là nhà báo, con trai thứ tƣ là công nhân, con trai
thứ năm hiện đang học ở nƣớc ngoài. Mấy cô con dâu cô nào cũng là ngƣời
nhà nƣớc, đẹp ngƣời đẹp nết. Đáng lẽ một gia đình nhƣ thế phải rất đầm ấm
hạnh phúc bỗng nhiên trở nên rối ren trƣớc sự tác động của nền kinh tế mới,
lối sống mới. Trƣớc hết đó là việc thằng Cừ, đứa con trai thứ tƣ của ông Bằng
chạy theo lối sống hƣởng thụ gấp gáp đã làm những việc bại hoại đến gia
phong. Tiếp theo nữa là sự rạn vỡ trong mối quan hệ tình cảm của các con
cháu trong nhà do sự thay đổi của hoàn cảnh. Một gia đình vốn vui vầy nay
lúc nào cũng phải dè chừng nhau, nấu ăn chia làm hai bếp vì hoàn cảnh của
mỗi bên một khác, bên thì để khỏi làm phiền, bên thì không muốn bị liên lụy.
Tiếp đó là sự hƣ hỏng của Lý, con dâu của ông Bằng khi bị tên trƣởng phòng
vật tƣ lôi kéo vào những cuộc ăn chơi. Ông Bằng thực sự rơi vào trạng thái
hụt hẫng và đau khổ.
Ma Văn Kháng viết Mùa lá rụng trong vườn vào năm 1983, khi đó đất
nƣớc ta đang trong thời kỳ bao cấp, nhƣng những mầm mống của nền kinh tế
thị trƣờng đã xuất hiện. Nó làm thay đổi nếp sống đạo đức của gia đình truyền
thống Việt Nam. Viết tác phẩm này, nhà văn thể hiện nỗi suy tƣ trăn trở về
thực trạng và những nguy cơ, thách thức đối với các gia đình truyền thống
Việt Nam trong thời kỳ mới. Từ đó ông bày tỏ niềm tin của mình: tuy cuộc
sống có nhiều biến động nhƣng lòng vị tha, tinh thần trách nhiệm với ngƣời
thân, lối sống thủy chung tình nghĩa là những nét đẹp mang tính truyền thống



22
sẽ không bao giờ bị mất đi trong gia đình Việt Nam. Nhà văn thể hiện niềm
tin đó qua nhân vật Luận, Phƣợng và chị Hoài.
Sáu năm sau khi Mùa lá rụng trong vườn hoàn thành, Ma Văn Kháng
tiếp tục cho ra đời cuốn tiểu thuyết mới: Côi cút giữa cảnh đời. Côi cút giữa
cảnh đời là tiểu thuyết viết cho lứa tuổi thiếu niên nhƣng vấn đề đặt ra trong
đó thì lại khiến ngƣời lớn phải suy nghĩ, đó là vấn đề thân phận con ngƣời
nhỏ bé trong xã hội. Nhân vật ngƣời kể chuyện là một cậu bé mƣời lăm tuổi
tên là Lã Văn Duy. Mẹ Duy là công nhân, bố Duy là bộ đội chiến đấu trên
chiến trƣờng Cam-pu-chia nhƣng tự nhiên bị mất liên lạc. Mẹ Duy phần vì
không chịu nổi cảnh cô đơn, phần vì tin lời thầy bói (nói là bố Duy đã chết)
đã bỏ mẹ già và con nhỏ năm tuổi để đi theo gã lái xe giàu có. Phúc bất trùng
lai, họa vô đơn chí, tai họa liên tiếp giáng xuống đầu hai bà cháu. Đầu tiên là
việc trƣởng phòng Hứng ở cơ quan nơi mẹ Duy làm việc đã mƣợn danh nghĩa
cơ quan đến chiếm nhà, chỉ để lại cho hai bà cháu chỗ đủ kê một chiếc
giƣờng, tiếp đó là cô Quỳnh mang đứa con gái đỏ hỏn về trao cho bà để đi
làm lại cuộc đời sau một cuộc tình lầm lỡ. Với bản lĩnh, nghị lực phi thƣờng,
bà nội Duy đã vƣợt qua bao nhiêu bƣớc đƣờng khó khăn, bao sự xỉ nhục của
những kẻ có tiền có quyền xung quanh để nuôi hai cháu khôn lớn. Trong tác
phẩm này, Ma Văn Kháng đã mạnh dạn nói tới một góc khuất trong xã hội
hiện đại. Chức quyền vốn không có lỗi, nhƣng khi nó rơi vào tay những kẻ bất
lƣơng thì hậu quả của nó thật khó lƣờng. Đồng tiền cũng vậy, khi ở trong tay
của những ngƣời tốt thì nó phát huy đƣợc hết sức mạnh của nó, nhƣng khi nó
đƣợc làm ra từ những việc làm phi pháp và rơi vào tay những kẻ coi đồng tiền
là trên hết thì sức phá hoại của nó cũng thật kinh khủng. Tệ hại hơn nữa, đồng
tiền và quyền lực còn có tác động tiêu cực đến nhận thức của trẻ nhỏ, việc
thằng Kim Phú mƣợn chức vụ của bố để nạt nộ các bạn, bắt các bạn phải nộp
tiền khi muốn thăng cấp bậc là ví dụ cụ thể.
Với mạch cảm hứng dạt dào về thân phận con ngƣời và cuộc sống hiện

đại, đến năm 1989 ông lại tiếp tục cho ra đời cuốn tiểu thuyết Đám cưới


23
không có giấy giá thú, cuốn tiểu thuyết viết về đề tài ngƣời trí thức trong xã
hội mới. Cuốn tiểu thuyết này ra đời gây nên một chấn động dƣ luận lớn và
tác động sâu sắc đến tƣ tƣởng tình cảm của nhiều ngƣời. Nhân vật chính trong
tiểu thuyết là thầy giáo Tự, một giáo viên dạy văn có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ, có lƣơng tâm nghề nghiệp,
có một tâm hồn tha thiết với văn chƣơng. Nhƣng cũng chính vì là con ngƣời
có tài và có tâm, anh không thể chấp nhận uốn mình chịu sự sai khiến của
những kẻ có quyền lực mà anh bị trù dập và trở thành ngƣời cô đơn trong tập
thể đại đa số là những ngƣời a dua, cơ hội, mắc bệnh thành tích và bệnh sợ
quyền lực. Con đƣờng sự nghiệp của anh bị trắc trở vì những kẻ lƣu manh
mang danh trí thức. Trong gia đình, anh cũng không trở thành một ngƣời
chồng lý tƣởng nhƣ vợ anh mong muốn bởi anh không thể giẫm đạp lên mọi
thứ để kiếm tiền thỏa mãn khát vọng mua sắm chi tiêu của vợ và cuối cùng
anh đã bị vợ phản bội. Thuật một ngƣời đồng nghiệp bất đắc chí của anh
trong một cuộc nói chuyện phiếm ở văn phòng nhà trƣờng đã rất chính xác
khi nói rằng anh là ngƣời duy nhất đƣợc coi là chính nhân quân tử, nhƣng lại
là một cuốn sách hay đặt lầm chỗ, cả cuộc đời anh là một đám cƣới không
thành. Cuối tác phẩm, Tự đến nhìn lại ngôi trƣờng lần cuối, chia tay với mái
trƣờng để đến một nơi khác tìm lại chính mình.
Chó Bi đời lưu lạc ra đời năm 1992 là một tác phẩm viết cho thiếu nhi.
Nhƣng đồng hành với câu chuyện phiêu lƣu của một con chó có tên là Bi lại
là một câu chuyện đau lòng về thân phận của ngƣời trí thức trong xã hội còn
tồn tại nhiều kẻ cơ hội và gian manh. Ông Thuần là giám đốc của xí nghiệp
đóng tàu to nhất của tỉnh, có hai ngàn thợ và doanh thu hàng trăm tỉ đồng.
Trong con ngƣời ông có nhà kỹ thuật, nhà chính trị, nhà kinh tế và nhà cải
cách. Ông là con ngƣời chỉ biết hƣớng về cái đúng, phƣơng châm sống của

ông là Đi trên con đường lớn thì không có một sức mạnh trần thế nào có thể
chống lại được [20. tr.216]. Ông cũng tự tin mà tổng kết quy luật cuộc đời
Cuộc sống cũng như kinh tế chính trị, tự nó mở đường đi [20, tr. 215]. Bạn bè


24
tâm giao với ông có phó tiến sĩ kinh tế, triết gia, nhà báo. Họ thƣờng gặp gỡ
trao đổi với nhau về các vấn đề kinh tế chính trị xã hội trong nƣớc và quốc tế.
Ông là con ngƣời đầy nhiệt huyết, rất thật tâm, một con ngƣời có tài trên
nhiều phƣơng diện nhƣng lại bị một số kẻ xấu cấu kết hãm hại vu cho tội có
vấn đề về tƣ tƣởng chính trị và đẩy vào tù. Tất nhiên sau bảy năm không đủ
chứng cứ, ông đƣợc tại ngoại nhƣng cuộc sống đã khác xƣa rất nhiều. Vợ ông
phải chịu quá nhiều giày vò xỉ nhục đã phát bệnh, tƣơng lai của các con ông
thay đổi rẽ sang một hƣớng khác. Điều đáng buồn là trong nhà tù, ông đã gặp
một số con ngƣời tầm cỡ và có nỗi niềm tƣơng tự nhƣ ông. Thì ra, nhà tù
không chỉ là nơi giam giữ những kẻ đạo trích gian hùng hiện đại mà Thế giới
nhà tù, nhìn từ một phương diện nào đó, buồn thay, lại là nơi giam hãm
không ít những danh tài đặc sắc. Đó là những con người thuộc số ít hoặc là
họ không có kích thước phù hợp với đương đại, hoặc sự độc đáo của họ tới
mức họ trở thành những hiện tượng bất hợp lý. Cũng có khi là một rủi ro, một
ngẫu sự và cái bất thường trong đời sống, chứ không phải là sự trừng phạt có
tính quy luật mà họ bị cưỡng chế ở đây [20, tr.227]. Ở đây có bác sĩ giỏi lỡ
gây tử vong cho người. Có anh lái xe chiến sĩ thi đua toàn quốc sơ ý bị kẻ
gian cướp mất tài sản trị giá hàng trăm triệu. Có kỹ sư giám đốc như ông. Có
nhà báo có tài . Nhà giam tỉnh nhỏ chật hẹp như đầu óc thủ cựu của các nhà
chức trách cấp tỉnh [20, tr.228].
Đến Trăng non và Gặp gỡ ở La Pan Tẩn sáng tác trong khoảng thời
gian từ năm 1992 đến năm 2000, đề tài miền núi lại trở lại trong sáng tác của
Ma Văn Kháng. Trăng non tái hiện lại cuộc sống lao động xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở vùng núi Lao Cai trong giai đoạn ở miền Nam cuộc kháng

chiến chống Mỹ đang vào mùa thắng lợi. Giai đoạn này ở Lao Cai về cơ bản
hiện tƣợng thổ phỉ không còn, đại đa số nhân dân Mèo đã hiểu về cách mạng
và quyết tâm xây dựng cuộc sống mới. Việc thành lập hợp tác xã đang đƣợc
tiến hành, nhiều thanh niên Mèo đã đƣợc cử đi học kỹ thuật mới và từng bƣớc
áp dụng vào sản xuất. Một số phần tử gây rối đang từng bƣớc bị cô lập, có


25
một số đã quay đầu trở về với cộng đồng. Còn Gặp gỡ ở La Pan Tẩn lại giúp
ta hiểu về công cuộc đem ánh sáng văn hóa đến với đồng bào vùng cao La
Pan Tẩn. Nhân vật chính ở đây là thầy giáo Thiêm - một giáo viên mới ra
trƣờng tình nguyện lên vùng cao công tác. Ở đây, bằng chính sự tâm huyết
với nghề anh đã đƣợc bà con hết sức tin yêu và ủng hộ. Trong chín năm công
tác, anh đã mở đƣợc một trƣờng cấp một đủ cả bốn lớp, đã đƣa một số em học
sinh học khá lên tỉnh học tiếp, đó là một thành tích đáng ghi nhận. Thế nhƣng,
trên con đƣờng đƣa ngƣời dân vùng cao đến với ánh sáng văn hóa, anh đã gặp
không ít những trở ngại, cả bị xỉ nhục bởi kẻ đê tiện mang danh phái viên
chính trị: ông Quốc Thanh. Quốc Thanh là sự hiện thân đầy đủ của sự cửa
quyền, ngu dốt, tham lam, dâm loạn. Chính hắn ta đã làm những ngƣời trí
thức chân chính nhƣ Thiêm phải điêu đứng. Tiếp nữa là sự việc quân phiến
loạn nổi lên truy lùng Quốc Thanh, bắt Thiêm, anh quyết định về xuôi công
tác. Nhƣng tiếng gọi của vùng cao vẫn luôn thôi thúc trong anh, hạnh phúc
đang chờ đợi anh ở đó, Thiêm lại trở về với La Pan Tẩn.
Cũng trong thời gian viết hai tác phẩm trên, Ma Văn kháng còn sáng
tác một tác phẩm viết về đề tài ngƣời trí thức: Ngược dòng nước lũ. Nhân vật
chính trong cuốn tiểu thuyết này là Đinh Văn Khiêm một nhà văn đang công
tác tại một cơ quan văn hóa của tổng cục kinh tế T. Anh là một ngƣời có tài
và có bản lĩnh, nhƣng trớ trêu thay lại gặp toàn những điều ngang trái ở đời.
Kẻ phải chịu ơn anh những tƣởng trở thành bạn bè thân thiết lại sẵn sàng bán
đứng anh khi anh chuẩn bị nghỉ hƣu. Sản phẩm trí tuệ của anh bị vùi dập, hôn

nhân đổ vỡ. May thay, giữa dòng nƣớc xiết của cuộc đời anh đã tìm đƣợc
Hoan, một ngƣời tình trong sáng một ngƣời tri âm tri kỷ của anh. Từ vấn đề
của Khiêm, nhà văn dƣờng nhƣ muốn đặt ra câu hỏi: Cần làm gì để có thể
sống và khẳng định mình giữa thói đời ô trọc ?
Tiếp tục dòng cảm hứng về vẻ đẹp kiêu hùng của con ngƣời giữa cuộc
đời còn nhiều gian truân và ngang trái, đến năm 2009, cuốn tiểu thuyết Một
mình một ngựa ra đời. Dƣờng nhƣ ở đây, ta bắt gặp lại của Lê Chính trong

×