Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Người kể chuyện trong tiểu thuyết ma văn kháng (qua mùa lá rụng trong vườn, đám cưới không có giấy giá thú, côi cút giữa cảnh đời)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

NGUYỄN BẢO THOA

NGƢỜI KỂ CHUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG
(qua Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú,
Côi cút giữa cảnh đời)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

NGUYỄN BẢO THOA

NGƢỜI KỂ CHUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG
(qua Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú,
Côi cút giữa cảnh đời)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phƣơng



Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả
trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Không có
bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2018
Học viên

Nguyễn Bảo Thoa


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
giáo, PGS.TS Đoàn Đức Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình,
chu đáo và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo
tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng
như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu
nhà trường, quý thầy giáo, cô giáo công tác tại khoa Văn học, trường đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn Lý luận văn học,
những người trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi
từng bước trưởng thành.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè – những
người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện
thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2018
Học viên

Nguyễn Bảo Thoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu............................................. 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 9
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA MA VĂN KHÁNG ......................................................... 10
1.1. Giới thuyết về ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự .................... 10
1.2. Phân loại ngƣời kể chuyện ................................................................. 13
1.3. Chức năng của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự .................. 15
1.3.1. Người kể chuyện với chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm ............ 15
1.3.2. Người kể chuyện với chức năng dẫn dắt người đọc tiếp nhận thế
giới nghệ thuật của tác phẩm ................................................................... 17
1.3.3. Người kể chuyện thay mặt nhà văn trình bày quan điểm về cuộc
sống, nghệ thuật ........................................................................................ 18
1.4. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng .......................................... 20
1.4.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học ....................................................... 20
1.4.2. Quan điểm nghệ thuật của Ma Văn Kháng .................................... 24
Tiểu kết ........................................................................................................ 26
Chƣơng 2. NGƢỜI KỂ CHUYỆN VỚI NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN
TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG ................ 28
2.1 Ngôi kể trần thuật ................................................................................ 28

2.1.1 Khái lược về ngôi kể ........................................................................ 28
2.1.2. Các dạng thức ngôi kể .................................................................... 29
2.1.3. Các hình thức ngôi kể trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng ................ 32
2.1.3.1 Người kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất .......................................... 32


2.1.3.2 Người kể chuyện ở ngôi kể thứ ba ............................................. 36
2.2. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................... 42
2.2.1 Khái lược về điểm nhìn trần thuật ................................................... 42
2.2.2. Các kiểu điểm nhìn của người kể chuyện ....................................... 45
2.2.3. Các hình thức điểm nhìn trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng ............ 46
2.2.3.1. Phương thức trần thuật theo điểm nhìn bên trong ................... 46
2.2.3.2. Phương thức trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài.................. 51
2.2.3.3. Sự di chuyển và đa dạng hóa điểm nhìn ................................... 53
Tiểu kết ........................................................................................................ 59
Chƣơng 3. NGƢỜI KỂ CHUYỆN VỚI NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG ................ 61
3.1. Ngôn ngữ trần thuật ........................................................................... 61
3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ trần thuật ....................................................... 61
3.1.2. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng .................. 64
3.1.2.1. Ngôn ngữ dung dị, đời thường.................................................. 64
3.1.2.2. Ngôn ngữ giàu biểu cảm ........................................................... 72
3.1.2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ..................................................... 77
3.2. Giọng điệu trần thuật ......................................................................... 81
3.2.1. Khái niệm giọng điệu trần thuật ..................................................... 81
3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng ................ 84
3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng ..................................... 84
3.2.2.2. Giọng điệu triết lý, suy tư ......................................................... 91
3.2.2.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm ............................................... 95
3.2.2.4. Giọng điệu thương cảm, xót xa................................................. 98

Tiểu kết ...................................................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau đại thắng Mùa xuân năm 1975, cả nƣớc ta bƣớc vào kỉ nguyên độc
lập, thống nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội. Cùng với niềm hân hoan chiến
thắng khi giang sơn thu về một mối, đất nƣớc ta phải đối mặt với biết bao khó
khăn và thách thức khi nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Vì thế, yêu cầu
đổi mới xã hội là hết sức bức thiết. Văn học là một loại hình nghệ thuật, một
hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển. Diễn tiến của văn
học nhƣ một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, phát triển qua các
thời kì lịch sử. Bởi vậy có thể nói, văn học là con đẻ của thời đại, mang nhịp
đập, dáng dấp, hơi thở của thời đại. Nó là một phần da thịt của lịch sử. Nếu ví
văn học nhƣ một dòng sông uốn mình theo chiều dài của lịch sử dân tộc thì
những biến động từ bối cảnh lịch sử đã làm cho dòng sông ấy cuộn sóng, trào
dâng lên những dòng chảy khác nhau.
Giai đoạn 1975 – 1985 đƣợc coi là giai đoạn khởi động của văn học
thời kỳ Đổi mới. Văn học nghệ thuật lúc này vẫn vận động theo quán tính của
văn học thời chiến. Đề tài về chiến tranh và ngƣời lính vẫn là đề tài cơ bản
của nhiều sáng tác văn học. Các sáng tác ấy vẫn thể hiện nhãn quan giá trị và
nguyên tắc tƣ duy nghệ thuật của nền văn học sử thi viết theo phƣơng pháp
hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Sau năm 1986, văn học Việt Nam thực sự chuyển mình với những bƣớc
tiến lớn. Văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã có sự lột xác và cách tân
mạnh mẽ. Đổi mới văn học suy đến cùng là đổi mới quan niệm: quan niệm về
con ngƣời, về đời sống và quan niệm về bản thân văn học nghệ thuật. Với khả
năng đi sâu phân tích, khám phá những giá trị thuộc về con ngƣời, tiểu thuyết

đƣợc chú ý nhiều hơn cả. Tiểu thuyết Việt Nam phát triển phong phú, đa dạng
với nhiều phong cách giàu chất trí tuệ, tự nhiên và chân thực. Trên chặng
đƣờng đổi mới đó, có nhiều nhà văn từ thời kỳ trƣớc đã tự làm mới mình, tự
1


tìm cho mình một hƣớng đi mới, phù hợp với xu hƣớng thời đại nhƣ Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Ma Văn Kháng...
Ma Văn Kháng là một trong những hiện tƣợng đặc sắc của văn học
Việt Nam. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều sáng tác của ông đã nhìn
thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tạo nên những ý kiến đánh giá, nhận xét,
những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Sáng tác ở cả hai
thời kỳ với hàng chục cuốn tiểu thuyết, gần hai chục tập truyện ngắn và hồi
kí, bản thân các sáng tác của Ma Văn Kháng đã thể hiện khá rõ quá trình đổi
mới của văn học nƣớc nhà.
Đề tài trong các sáng tác của Ma Văn Kháng khá đa dạng, từ cuộc sống
miền núi cho đến các vấn đề của thành thị. Tất cả đều phản ánh sự phức tạp,
rối ren của các mối quan hệ xã hội cũng nhƣ những mâu thuẫn trong mối quan
hệ gia đình. Không phải nhà văn nào cũng gây dựng cho mình đƣợc phong
cách riêng, chỉ có những nhà văn lớn, có tài năng thực sự mới gây dựng đƣợc
phong cách riêng cho mình. Ma Văn Kháng là một nhà văn nhƣ thế, khó có
thể nhầm lẫn ông với những tác giả cùng thời. Và có thể thấy, tiểu thuyết là
địa hạt thành công của Ma Văn Kháng. Tìm hiểu về thể loại này trong các
sáng tác của ông, ta có thể thấy đậm nét phong cách nghệ thuật của Ma Văn
Kháng. Qua đó, chúng ta có thể có một cái nhìn chân thực và chính xác hơn
quá trình nhà văn tự đổi mới mình để tiếp cận cuộc sống mới.
Bắt nhịp với xu hƣớng mới của lí luận phê bình văn học thế kỷ XX, đã
có khá nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết về Ma Văn Kháng và các
tác phẩm của ông. Hầu hết là những đánh giá, nhận định về từng tác phẩm cụ
thể, thậm chí là khen chê một khía cạnh nào đó trong tác phẩm khi nó mới ra

đời. Với các công trình nhƣ luận văn, luận án tiến sĩ cũng đã đi vào các khía
cạnh chuyên biệt nhƣ: kiểu nhân vật, cảm hứng nghệ thuật hoặc những dấu
hiệu đổi mới văn học qua những sáng tác của ông. Tuy nhiên, chƣa có công
trình nào, đi sâu, tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng từ góc độ
2


ngƣời kể chuyện qua điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu
trần thuật để cảm nhận một cách sâu sắc về quan niệm của nhà văn về hiện
thực cuộc sống và con ngƣời trong một giai đoạn phát triển đầy phức tạp của
xã hội Việt Nam.
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề Người kể
chuyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (qua Mùa lá rụng trong vườn,
Đám cưới không có giấy giá thú, Côi cút giữa cảnh đời ) làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Ma Văn Kháng với gia tài tác phẩm khá đồ sộ trong gần nửa thế kỉ cầm
bút đã đặt rất nhiều tâm huyết vào những trang văn của đời mình. Chất liệu
làm nên những tác phẩm của ông, chẳng phải đâu xa mà chính là cuộc sống
gần gũi, hằng ngày. Ngày từ năm 1959, khi tác phẩm Phố cụt ra đời, và đặc
biệt những tác phẩm xuất hiện trong giai đoạn đầu những năm 80 của thế kỉ
XX, tên tuổi nhà văn Ma Văn Kháng đã đƣợc đông đảo độc giả, dƣ luận và
ngƣời trong giới quan tâm. Có nhiều công trình nghiên cứu, phê bình của giáo
sƣ Phong Lê, Lã Nguyên, Trần Đăng Xuyền, Nguyễn Bích Thu...Trong sự
nghiệp của mình, Ma Văn Kháng thành công nhất trong lĩnh vực tiểu thuyết,
khi nhắc đến ông, ngƣời ta không thể không nhắc đến những cái tên nhƣ:
Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Côi cút giữa
cảnh đời...
Với vai trò là một trong những cuốn sách "tiền trạm" của Đổi mới mà ở
đó chứa đựng nhiều dự báo sáng suốt, ngay khi vừa ra đời, Mùa lá rụng

trong vườn đã đƣợc độc giả đón nhận một cách nhiệt tình. Chỉ trong hai năm
1985 và 1986 đã có hàng chục bài báo viết về tác phẩm này; báo Người Hà
Nội đã tổ chức thảo luận bàn tròn về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn;
Hội Nhà văn Việt Nam trao giải B về văn xuôi cho Mùa lá rụng trong vườn.
Đã hơn hai mƣơi năm trôi qua, trong khi biết bao tác phẩm một thời đƣợc coi
3


là tiếng nói của thời đại, là "sách gối đầu giƣờng" đã vơi cạn sức hút, Mùa lá
rụng trong vườn vẫn còn đƣợc tìm đọc và còn gợi đƣợc nhiều suy nghĩ. Xin
điểm qua các bài viết:
- Trần Cƣơng (1985), “Mùa lá rụng trong vườn - Một đóng góp mới của Ma
Văn Kháng”, Báo Nhân dân chủ nhật.
- Trần Đăng Suyền (1985), “Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong
vườn”, Báo Văn nghệ.
- Hoàng Sơn (1985), “Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn”, Báo
Tiền phong.
- Nguyễn Văn Lƣu (1986),“Bàn thêm về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong
vườn”, Báo Văn nghệ.
- Vân Thanh (1986), “Một mảnh đời trong cuộc sống hôm nay qua Mùa lá
rụng trong vườn”, Tạp chí Văn học.
- Hà Ân (1988), “Đọc Mùa lá rụng trong vườn”, Báo Người Hà Nội.
- Nguyễn Công Thanh (2006) Bi kịch gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng
trong vườn của Ma Văn Kháng, Tạp chí Đại học Vinh.
Trong cuộc hội thảo về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn do Câu lạc
bộ Báo Người Hà Nội và Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp tổ chức, các nhà văn,
nhà nghiên cứu đã có nhiều ý kiến đánh giá về thành công cũng nhƣ hạn chế
của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định: “Mùa lá rụng
trong vườn biểu hiện cho xu thế văn học đang vƣơn tới những vấn đề cốt
yếu”. Hoàng Kim Quý cho rằng: “Tác giả Mùa lá rụng trong vườn đã nhìn

thẳng vào cuộc sống của những gia đình với mỗi ngƣời. Trong “Đọc Mùa lá
rụng trong vườn” in trong tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tác giả Trần Bảo
Hƣng cũng viết: “ Cần giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc cùng với nếp
sống của gia đình Việt Nam cùng sự đổi mới và thích ứng của nó trong xã hội
mới. Tuy nhiên giữ vững tất cả sẽ không tránh khỏi đổ vỡ, sứt mẻ, nhƣng
muốn thoát ly truyền thống, phá vỡ tất cả cũng sẽ dẫn tới bi kịch.” [14; tr.37]
4


Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn có thể coi là đỉnh cao trong sự
nghiệp của Ma Văn Kháng. Tác phẩm đã đƣợc đạo diễn Quốc Trọng dựng
thành một bộ phim 19 tập với tên Mùa lá rụng. Nhận xét về cuốn tiểu thuyết
này, Vân Thanh cho rằng : “Có thể xem Mùa lá rụng trong vườn là một tiếng
nói của tác giả trƣớc hiện thực hôm nay: Một tiếng nói về quan hệ giữa cá
nhân, gia đình và xã hội về trách nhiệm của mỗi ngƣời đối với cuộc sống dành
cho mỗi ngƣời...tác phẩm đã khơi đƣợc vào dòng chảy cuộc sống chúng ta hôm
nay, đã lấy ra một mảng tƣơi nguyên của cuộc sống đó, gợi cho ta biết bao suy
nghĩ về nó, lo lắng, băn khoăn về nó, và cũng hi vọng, tin yêu ở nó. Từ đó đặt
ra cho mỗi chúng ta một thái độ sống, một trách nhiệm sống.” [43; tr.14]
Nghiên cứu tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Vũ Dƣơng
Quỹ có bài viết: Phải chăng đời là một vại dưa muối hỏng?, Nguyễn Văn Lƣu
viết Nếu Đám cưới không có giấy giá thú. Còn tác giả Mai Thục có bài Đám
cưới không có giấy giá thú có tính chất luận đề về mối quan hệ giữa những
giá trị văn hóa và đời sống con người. Trong bài viết: “Đọc Đám cưới không
có giấy giá thú”, Lê Thanh Hùng đã cho rằng: “Bằng cách nhìn tinh tế vào
hiện thực đời sống, tác giả đã mô tả những ngƣời giáo viên sống và làm việc
gặp quá nhiều khó khăn. Những vui buồn của thời thế đã phản ánh vào những
trang tiểu thuyết trở nên sống động”.[13; tr.21] Và tác giả nhấn mạnh: “Ma
Văn Kháng đã có cái nhìn hiện thực, tỉnh táo, nên không bị thói xấu, cái bất
bình thƣờng vốn nảy sinh trong xã hội đang vận động lấn át, hoặc chỉ thấy

một chiều này u ám mà không thấy chiều khác đầy nắng rực rỡ.” [13; tr.22]
“Có lẽ Ma Văn Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến bộ và khá mới mẻ, một
nhận định khá chính xác về hiện thực đời sống đƣơng thời – cái xấu, cái ác
vẫn tồn tại, hoành hành và sinh sôi trong đời sống, còn cái thiện, cái tốt mặc
dù có nhƣng có lẽ chƣa đủ để có thể chiến thắng.” [13; tr.23]
Côi cút giữa cảnh đời là tiểu thuyết cảm động của Ma Văn Kháng viết
dành cho thiếu nhi nhƣng qua đó, ông đã khẳng định đƣợc những tƣ duy mới
5


mẻ trong sáng tác của mình về đề tài này. Khi nghiên cứu về tiểu thuyết Côi
cút giữa cảnh đời, giáo sƣ Phong Lê trong cuốn Ma Văn Kháng với Côi cút
giữa cảnh đời, vẫn chuyện văn và người cho rằng: “Cuốn sách của Ma Văn
Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó nhƣ nhiều cuốn sách khác.
Nó thật lạ, anh lại đƣa con ngƣời vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu tốt
lành. Có thể nói, đó là hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa, cái hiệu quả thanh lọc, tẩy
rửa này vốn dành cho nghệ thuật và dƣờng nhƣ cũng chỉ có nghệ thuật đích
thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới có thể làm đƣợc” [24; tr.27] và ông
cũng nhận định: “Côi cút giữa cảnh đời với tôi, đó là cuốn sách đọc không
thôi cảm động và đầy ấn tƣợng. Trên 200 trang sách, đọc một thôi không có
gì khúc mắc, tất cả đều dễ hiểu, tƣởng nhƣ không có nghệ thuật. Cuốn sách
của Ma Văn Kháng ai đọc cũng hiểu, đọc một lần là hiểu”. [24; tr.28]
Trong bài viết “Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời”, Vũ
Thị Oanh đã cho rằng: “Côi cút giữa cảnh đời – cuốn sách viết theo đề nghị
cho lứa tuổi sắp vào đời, không đề cƣơng, không hợp đồng, đƣợc xuất bản bởi
sự hợp tác của Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Văn học... Đúng ra
cuốn sách viết cho tất cả mọi ngƣời, cho toàn xã hội. Nó đề cập đến nhiều vấn
đề lớn mà bất cứ một chế độ xã hội nào cũng không thể bỏ qua: đạo lý, nghĩa
đời, tình ngƣời...Đặc biệt, viết cho lứa tuổi sắp vào đời nhƣng tác giả không
hề né tránh cái xấu, cái ác, những yếu tố tồn tại khách quan làm rõ thêm bức

tranh cuộc sống với những cuộc đấu tranh thể hiện nhiều bình diện, sắc thái
khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác...Tất cả đƣợc thể hiện
bằng ngòi bút mềm mại, uyển chuyển, ngôn ngữ hóm hỉnh, phong phú sắc
màu: kết thúc có hậu kiểu truyện cổ dân gian của tác giả Ma Văn Kháng.”
[35; tr.18]. Trong Ma Văn Kháng - sống rồi mới viết, về tiểu thuyết Côi cút
giữa cảnh đời, chính tác giả tâm sự: “Đó chính là cuốn sách tôi viết về gia
đình mình. Trong đó có hình ảnh của mẹ tôi, một ngƣời tôi luôn yêu thƣơng
kính trọng và không cầm đƣợc nƣớc mắt khi nghĩ đến” [20; tr.6]
6


Bên cạnh đó, cùng có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng nhƣ: Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng (1997),
của Phạm Mai Anh, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Luận văn thạc sĩ của Lê Thanh
Hùng – Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu Đổi mới ( Giai đoạn sáng tác
1980 -1989)- Đại học sƣ phạm Thái Nguyên. Nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn
Kháng thời kì đổi mới của Dƣơng Thị Hồng Liên – Đại học Sƣ phạm Thái
Nguyên, Đổi mới Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng (2013) của Trần Thị Hoa – Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Cảm hứng phê
phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (2013) của Nguyễn Thị Thuần – Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQGHN, Yếu tố tự thuật trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng ( 2013) của Nguyễn Thị Phƣợng - Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn - ĐHQGHN...
Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các bài viết về tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng ở từng khía cạnh cụ thể, chúng tôi có thêm cái nhìn đầy đủ,
toàn diện về đối tƣợng nghiên cứu của mình. Dù đã có khá nhiều các vấn đề đã
phần nào đƣợc làm sáng tỏ, nhƣng chúng tôi nhận thấy yếu tố Người kể chuyện
trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng chƣa đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu một cách cụ
thể, triệt để. Chính lí do đó đã thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vì giới hạn của luận văn, chúng tôi không thể đi sâu nghiên cứu tất cả
các khía cạnh nghệ thuật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng, mà chỉ đi sâu vào
vấn đề ngƣời kể chuyện trong tác phẩm. Cụ thể, ngoài tìm hiểu khái lƣợc về
ngƣời kể chuyện và hành trình sáng tạo của Ma Văn Kháng, chúng tôi nghiên
cứu ngƣời kể chuyện với ngôi kể và điểm nhìn trần thuật, ngƣời kể chuyện
với ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.

7


3.2. Mục đích nghiên cứu
Qua công trình nghiên cứu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng (qua Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Côi
cút giữa cảnh đời), chúng tôi nhằm hƣớng đến những mục đích cụ thể nhƣ sau:
- Xác định thêm tính vững chắc của khái niệm người kể chuyện, một
phƣơng diện trọng yếu của Tự sự học.
- Cảm thụ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng một cách sâu sắc hơn, đồng
thời chỉ ra đƣợc những nét riêng, đặc sắc từ góc nhìn tự sự học, trên trục
ngƣời kể chuyện qua đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của Ma
Văn Kháng.
- Khẳng định sự đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng trên văn đàn văn
học Việt Nam nói chung, văn học thời kì Đổi mới nói riêng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề nêu trên, chúng tôi tập trung
vào ba cuốn tiểu thuyết nổi tiếng và làm nên tên tuổi của Ma Văn Kháng, đó
là Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989),
Côi cút giữa cảnh đời (1989).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trong quá trình thƣc hiện luận văn, chúng tôi sẽ trích dẫn một số đoạn
trích tiêu biểu trong các tác phẩm để đƣa ra những phân tích, đánh giá, minh
họa cho những lập luận của mình. Qua đó, chúng tôi tiến hành tổng hợp để để
đánh giá, làm rõ các khía cạnh thẩm mĩ trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết
của nhà văn cũng nhƣ phong cách nghệ thuật của Ma Văn Kháng.
4.2. Phương pháp lịch sử - xã hội
Văn chƣơng không nằm ngoài cuộc sống. Văn chƣơng nói chung và văn
chƣơng của Ma Văn Kháng nói riêng đều mang hơi thở của thời đại. Vì thế,
nếu không xem xét yếu tố hiện thực đời sống, xã hội thì không thể nào thấy
đƣợc những thay đổi, những thành tựu đạt đƣợc của văn học. Sử dụng phƣơng
8


pháp lịch sử - xã hội sẽ giúp cho việc lý giải những cơ sở thực tiễn và nguyên
nhân chuyển hƣớng của nghệ thuật trong tác phẩm của Ma Văn Kháng.
4.3. Phương pháp so sánh
Văn học chịu sự chi phối rất mạnh mẽ của hoàn cảnh xã hội. Sự đổi mới,
chuyển biến của xã hội cùng nghĩa với việc kéo theo sự chuyển biến đổi mới
của văn học. Sử dụng phƣơng pháp so sánh (đồng đại và lịch đại) giúp chúng
tôi có sự so sánh sự chuyển hƣớng nghệ thuật về phƣơng diện ngƣời kể chuyện
trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với các tác giả và tác phẩm cùng thời.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái lƣợc về ngƣời kể chuyện và hành trình sáng tác của Ma Văn
Kháng
Chƣơng 2: Ngƣời kể chuyện với ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng
Chƣơng 3: Ngƣời kể chuyện với ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng


9


Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC VỀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA MA VĂN KHÁNG
1.1. Giới thuyết về ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự
Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, mỗi tác phẩm
văn học là một lát cắt trong cuộc sống muôn màu. Tất cả đời sống, số phận
của con ngƣời đƣợc soi chiếu qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Vì thế, tác
phẩm văn học bao giờ cũng thể hiện thái độ, tình cảm, tƣ tƣởng mà nhà văn
muốn gửi gắm vào đứa con tinh thần của mình. Nếu nhƣ trong thể loại thơ ca
trữ tình, những cung bậc cảm xúc, những sắc thái tình cảm và tƣ tƣởng của
nhà thơ đƣợc ghi lại qua lời lẽ, câu từ, những hình ảnh đặc sắc thì đến với thể
loại tự sự - một thể loại giàu tính khách quan, những điều đó sẽ đƣợc bộc lộ
qua nhân vật “ngƣời kể chuyện”.
Trong số các yếu tố của một chỉnh thể văn bản tự sự, ngƣời kể chuyện là
yếu tố giữ vai trò trung tâm. Mọi nghiên cứu về nghệ thuật tự sự đều ít nhiều sẽ
liên quan đến phƣơng diện này. Hơn nữa, các khái niệm cơ bản nhất của Tự sự
học nhƣ: điểm nhìn, tiêu điểm, tiêu điểm hóa, lời văn nghệ thuật, tình tiết tự
sự... đều đƣợc phản ánh thông qua ngƣời kể chuyện trong tác phẩm. Tƣơng
đƣơng với thuật ngữ ngƣời kể chuyện – ngƣời đứng ra kể trong tác phẩm tự sự
còn đƣợc gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhƣ: ngƣời trần thuật, ngƣời thuật
chuyện, chủ thể trần thuật, ngƣời mang thông điệp, chủ thể kể chuyện...
Ngƣời kể chuyện vốn là một khái niệm vẫn còn nhiều bàn luận khác
nhau. Theo Pospêlov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học:“Ngƣời trần thuật là
ngƣời môi giới giữa các hiện tƣợng đƣợc miêu tả, và ngƣời nghe (ngƣời đọc)
là ngƣời đƣợc chứng kiến, cắt nghĩa các hiện tƣợng xảy ra. Các phƣơng thức
trần thuật cực kì nhiều vẻ. Hình thức phổ biến nhất của miêu tả tự sự là trần

thuật từ ngôi thứ ba không nhân vật hóa, mà đằng sau là tác giả. Nhƣng ngƣời
10


trần thuật có thể hoàn toàn xuất hiện trong tác phẩm với hình thức một cái
“tôi” nào đó. Những ngƣời trần thuật đƣợc nhân vật hóa nhƣ vậy, kể câu
chuyện từ ngôi thứ nhất của chính mình, có thể gọi một cách tự nhiên là ngƣời
kể chuyện.”.[36; tr.46]
Để định nghĩa về khái niệm ngƣời kể chuyện, Tz Todorov cho rằng:
“Ngƣời kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tƣởng tƣợng.
Không thể có trần thuật thiếu ngƣời kể chuyện. Ngƣời kể chuyện không nói
nhƣ các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Nhƣ vậy kết hợp trong mình
đồng thời cả nhân vật cả ngƣời kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách đƣợc
kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt.”[46;tr.79]. Trong khi đó W. Kayser viết
về ngƣời kể chuyện nhƣ sau: “Trong nghệ thuật kể, ngƣời kể chuyện không
bao giờ là tác giả đã hay chƣa từng biết đến, mà là một vai trò đƣợc tác giả
nghĩ ra và ƣớc định.” [48; tr.168]. Tiếp đó ông cho rằng: “Ngƣời trần thuật đó
là một hình hài đƣợc sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn
học. Ở nghệ thuật kể không bao giờ ngƣời trần thuật là vị tác giả đã hay chƣa
nổi danh, nhƣng là cái vai mà tác giả bịa ra, chấp nhận.” [48; tr.245]
Trong giới nghiên cứu Việt Nam, Giáo sƣ Trần Đình Sử cho rằng:
“Mọi nội dung, tƣ tƣởng, ý đồ sáng tạo đều do tác giả nghĩ ra, nhƣng anh ta
không trực tiếp đứng ra trần thuật, mà sáng tạo ra một ngƣời trần thuật để
thay mình làm điều đó. Khi sáng tác, nhà văn nhƣ ngƣời chép hộ lời lẽ của
ngƣời trần thuật do mình sáng tạo ra.” [42; tr.145]
Còn theo nhà nghiên cứu Ngô Tự Lập thì ngƣời kể chuyện có vai trò
nhƣ một “kẻ mang thông điệp” chuyển tải những thông điệp từ ngƣời phát
ngôn đến ngƣời nhận: “Các thông điệp của một văn bản bao giờ cũng đƣợc
chuyển đi, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ một hay một vài phát ngôn viên
(speaker, hoặc narrator), mà tôi gọi là kẻ mang thông điệp: một ngƣời sĩ quan

ra mệnh lệnh, ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết, hay các đối tác ký vào hợp
đồng hợp tác kinh doanh…Những kẻ mang thông điệp có thể có thật hoặc hƣ
11


cấu” [23; tr.178]. Với một quan điểm rộng dựa trên nền của lý thuyết hội
thoại, tác giả của Văn chương như là quá trình dụng điển đã xác định đƣợc
vai trò quan trọng của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự: cầu nối trung
gian giữa tác giả, tác phẩm và ngƣời đọc. Thêm vào đó ông còn nhấn mạnh
“chính đặc điểm và mối quan hệ giữa thông điệp và kẻ mang thông điệp là cái
quyết định tính chất của văn bản”[23; tr.178] và “trong truyện, thông điệp
mang tính chất khái quát, và kẻ mang thông điệp là những nhân vật hƣ cấu”
[23;tr.180].
Tác giả Lại Nguyên Ân lại đƣa ra một định nghĩa khá sâu sắc về ngƣời
kể chuyện trong trần thuật tự sự: “Trần thuật tự sự đƣợc dẫn dắt bởi một ngôi
đƣợc gọi là ngƣời trần thuật – một loại trung giới giữa cái đƣợc miêu tả và
thính giả (độc giả), loại ngƣời chứng kiến và giải thích về những gì đã xảy ra”
[2; tr.360]. Trong định nghĩa này, nhà lý luận một lần nữa khẳng định vai trò
cầu nối và dẫn dắt câu chuyện của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự,
đồng thời nhấn mạnh vai trò chứng kiến và giải thích của hình tƣợng này. Đây
là những dấu hiệu cơ bản nhất để nhận diện ngƣời kể chuyện trong các sáng
tác tự sự từ xƣa đến nay.
Tác giả Lê Ngọc Trà đƣa ra một quan niệm ngắn gọn hơn về ngƣời kể
chuyện, dựa trên mối quan hệ giữa chủ thể kể chuyện và lời kể trong tác phẩm
tự sự: “Ngƣời kể chuyện là chủ thể của lời kể chuyện, là ngƣời đứng ra kể
trong tác phẩm văn học” [48; tr.89]. Ở đây, định nghĩa đã nêu bật đƣợc vai trò
đặc trƣng mang tính chức năng của ngƣời kể chuyện.
Khi tiếp cận về vấn đề này, chúng tôi cho rằng ngƣời kể chuyện chính
là chủ thể của những lời kể về câu chuyện đƣợc kể trong tác phẩm văn học.
Chủ thể đó là một nhân vật đặc biệt do nhà văn sáng tạo ra để dẫn dắt, gợi

mở, sắp đặt câu chuyện đƣợc kể. Ngƣời kể chuyện có thể là bất cứ ai, con
ngƣời của quá khứ hoặc tƣơng lai, nhƣng là ngƣời kể lại câu chuyện trong tác
phẩm bằng một chỗ đứng, một điểm nhìn phù hợp với ý đồ sáng tạo của nhà
12


văn. Ngƣời kể chuyện có thể xuất hiện, hoặc ẩn, có thể trực tiếp tham gia câu
chuyện, có thể không. Thậm chí, có một hoặc nhiều ngƣời kể chuyện, lúc đó
sẽ xuất hiện các tầng bậc trần thuật khác nhau. Nhƣng dù dƣới hình thức nào
đi chăng nữa thì ngƣời kể chuyện cũng là ngƣời phát ngôn cho câu chuyện.
Anh ta đứng từ đâu để quan sát và kể câu chuyện đó thì đó chính lầ điểm nhìn
của tác phẩm. Tác giả là ngƣời sáng tạo ra ngƣời kể chuyện, nhƣng cả khi tác
giả xƣng “tôi” để kể thì giữa ngƣời kể chuyện và tác giả cũng không thể là
một, giữa họ có một khoảng gián cách.
Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về ngƣời kể chuyện, song tất cả
đều thống nhất ở điểm khẳng định vai trò của nhân vật này. Bởi trong tiểu
thuyết hiện đại, cái ngƣời ta quan tâm nhất là cách kể chứ không chỉ đơn
thuần là cái đƣợc kể. Ngƣời kể chuyện lúc đó nắm vai trò rất quan trọng tạo
nên cái cách kể đó.
1.2. Phân loại ngƣời kể chuyện
Ngƣời kể chuyện nắm một vai trò rất quan trọng trong tác phẩm văn
học. Đó là ngƣời sắp đặt, môi giới, dẫn dắt các sự kiện, kể lại câu chuyện
trong tác phẩm. Trong các công trình tự sự học, có rất nhiều cách phân loại
ngƣời kể chuyện đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra. Và ngƣời kể chuyện cũng
đƣợc gọi bằng nhiều tên khác nhau: ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngƣời
kể chuyện ở ngôi thứ ba, ngƣời kể chuyện chứng nhân, ngƣời kể chuyện sử
quan, ngƣời kể chuyện toàn tri...
Trong một truyện kể có ít nhất một ngƣời kể chuyện. Ngƣời đó có thể
công khai hoặc mờ nhạt, có thể đƣợc nhận biết thông qua những chi tiết trong
văn bản. Nhân vật này hiện diện khắp nơi trong tác phẩm, có khả năng tự nhận

thức về mình, đáng tin hoặc không đáng tin. Dù ngƣời kể chuyện công khai hay
không công khai, hiểu biết hay không, có khả năng tự nhận thức thế nào thì
cũng chỉ là một phần hoặc là ngƣời đứng ngoài hoàn toàn thế giới của những
tình huống, sự kiện và nhân vật đƣợc kể. Khi đó ngƣời kể chuyện có thể đồng
13


thời là một nhân vật trong tác phẩm hoặc không. Trƣờng hợp ngƣời kể chuyện
đồng thời là nhân vật, ngƣời đó thƣờng có chức năng hoặc nhƣ một nhân vật
trung tâm trong những sự kiện đƣợc kể lại. Nhƣng ngƣời này cũng có thể xuất
hiện nhƣ một nhân vật thứ yếu hoặc chỉ đơn thuần là ngƣời quan sát.
Ngƣời kể chuyện mặc dù hiện diện khắp nơi trong tác phẩm, nhƣng
cần phải đƣợc phân biệt với tác giả. Ngƣời kể chuyện có thể không đứng ra kể
lại những tình huống và sự kiện trong truyện kể, nhƣng nắm vai trò chi phối
sự lựa chọn, sắp xếp và phối hợp chúng. Ngoài ra, anh ta có thể đƣợc suy luận
từ toàn bộ văn bản chứ không chỉ dừng lại ở một ngƣời kể chuyện nào cụ thể
trong tác phẩm. Mặc dù sự phân biệt này có lúc rất mơ hồ (trƣờng hợp ngƣời
kể chuyện xuất hiện trong hình thức ngƣời kể chuyện vắng mặt, tức là đứng ra
trình bày các tình huống, sự kiện nhƣng hầu nhƣ không để lộ ra những dấu
hiệu của sự dàn xếp trần thuật và không có chỉ dẫn cụ thể nào trong truyện kể
hƣớng đến việc phơi bày hoạt động trần thuật của ngƣời kể chuyện), nhƣng
cũng có lúc trở nên rõ ràng (trƣờng hợp ngƣời kể chuyện đồng thời là nhân
vật trong thế giới truyện kể).
Trên quan điểm trần thuật học, chúng tôi hệ thống thành hai dạng thức
xuất hiện chủ yếu của ngƣời kể chuyện nhƣ sau:
Người kể chuyện tường minh: còn gọi là ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất
hoặc ngôi thứ hai, xuất hiện trong tác phẩm với tƣ cách là một nhân vật, tự kể
về mình và ngƣời khác. Ở ngôi kể này ngƣời kể chuyện bị giới hạn bởi những
giới hạn của con ngƣời: không thể xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc, không
thể biết chính xác nhân vật khác nghĩ gì…

Người kể chuyện hàm ẩn: là ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba không xuất
hiện trực tiếp trong tác phẩm, không thuộc vào thế giới truyện kể, mà ở cách
xa, ở trên, ở ngoài quan sát và kể lại câu chuyện các nhân vật. Ngƣời kể
chuyện hàm ẩn có thể chia thành các trƣờng hợp sau:

14


+ Ngƣời kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của chính mình, chỉ nhƣ
một ngƣời quan sát, miêu tả những hành động bên ngoài của nhân vật mà
không biết gì thế giới nội tâm của nhân vật. Ngƣời kể chuyện thuật lại câu
chuyện một cách khách quan, lạnh lùng hoặc luôn sẵn sàng xen vào giữa câu
chuyện để giải thích, bình luận.
+ Ngƣời kể chuyện toàn tri: đứng ngoài thế giới đƣợc trình bày để
quan sát, kể và bình luận, lý giải, am tƣờng mọi chuyện.
+ Ngƣời kể chuyện hàm ẩn dựa vào điểm nhìn của một nhân vật trong
truyện để kể. Ngƣời kể chuyện thấu đáo thế giới nội tâm, kể cả những suy nghĩ
thầm kín nhất của nhân vật. Anh/ cô ta đã hòa nhập vào nhân vật đến mức ta
khó có thể phân biệt giọng kể của anh/ cô ta với giọng kể của nhân vật.
Nhìn chung, xu hƣớng của nghệ thuật tự sự hiên đại là rời bỏ tính “biết
tuốt” của ngƣời kể chuyện, vận động đi đến sự khách quan, chân thực trong
trần thuật. Sự hiện diện, can thiệp vào thế giới truyện kể của ngƣời kể chuyện
ngày càng giảm đi, thay vào đó, ngƣời đọc sẽ đƣợc tiếp xúc trực tiếp với nhân
vật, sự kiện.
1.3. Chức năng của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự
Việc nhà văn lựa chọn kiểu ngƣời kể chuyện nào để kể không bao giờ
là một sự ngẫu nhiên. Khi lựa chọn bất cứ kiểu ngƣời kể chuyện nào, tác giả
qua đó đều gửi gắm những ý tƣởng, tâm tƣ, tình cảm của mình.
1.3.1. Người kể chuyện với chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm
Ngƣời kể chuyện có chức năng tổ chức hệ thống các sự kiện, liên kết

chúng với nhau để tạo thành cốt truyện. Với các cách kể khác nhau, cách tổ
chức các sự kiện khác nhau, ngƣời kể chuyện sẽ hình thành nên các dạng cốt
truyện: cốt truyện tuyến tính, cốt truyện tâm lý, cốt truyện kiểu “truyện lồng
trong truyện”... Ngƣời kể chuyện đồng thời sẽ thay mặt nhà văn cố gắng tìm
đến một kết cấu tối ƣu nhất để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn với ngƣời đọc. Chức
năng tổ chức tác phẩm của ngƣời kể chuyện thể hiện ở việc tổ chức kết cấu
15


văn bản nghệ thuật. Trong đó có việc sắp xếp bố cục trần thuật, tạo độ chênh
lệch giữa phạm vi đầu cuối của trần thuật so với cốt truyện để tạo cho trần
thuật những khả năng biểu hiện. Đó cũng có thể là việc lựa chọn, kết hợp các
thành phần trần thuật, hoặc việc tổ chức điểm nhìn trần thuật.
Trong các tác phẩm nhƣ Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có
giấy giá thú, tác giả triển khai theo cốt truyện luận đề. Ở kiểu kết cấu này,
ngƣời kể chuyện hàm ẩn vẫn luôn chứng tỏ sức mạnh của mình khi sắp xếp
các sự kiện, biến cố tuân theo sự chi phối luận đề mà tác giả đƣa ra. Mỗi tác
phẩm là một cuộc tranh luận về thế sự, nhân sinh mà Ma Văn Kháng đặt ra
bắt nguồn từ những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống thực xã hội đƣơng thời.
Tính triết luận của văn xuôi Ma Văn Kháng về thế sự đời tƣ còn đƣợc thể hiện
thông qua hệ thống các chi tiết biểu tƣợng mà nhà văn cố ý lặp đi lặp lại trong
tác phẩm. Nói cách khác, hệ thống mang tính biểu tƣợng nằm trong dụng ý
xây dựng cốt truyện luận đề của tác giả. Một số hình ảnh, chi tiết biểu tƣợng
tiêu biểu nhƣ: hình ảnh cái trống trƣờng và sắc đỏ của hoa phƣợng trong Đám
cưới không có giấy giá thú; hình ảnh khu vƣờn trong Mùa lá rụng trong
vườn. Đối với tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời nhà văn lại chọn cho mình lối
kết cấu với cốt truyện là dòng hồi tƣởng và những kí ức. Cách gọi khác của
kiểu cốt truyện này là cốt truyện tâm lý do nhà văn phần lớn dựa vào kí ức
của nhân vật hoặc nhấn mạnh vai trò của giấc mơ, của hồi ức để tổ chức kết
cấu tác phẩm. Lối kết cấu này sử dụng thời gian hết sức linh hoạt và uyển

chuyển, ở đó quá khứ, hiện tại, tƣơng lai đều có khả năng đồng hiện và những
giấc mơ có sức ám ảnh dữ dội đến cuộc đời nhân vật.
Nhƣ vậy, ngƣời kể chuyện đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
định hƣớng, lựa chọn kết cấu, hình thức cốt truyện cho tác phẩm tự sự. “Khái
niệm hình tƣợng tác giả nói lên bản chất của tác phẩm nghệ thuật và là nơi tập
trung sự thống nhất về tƣ tƣởng, kết cấu, hình tƣợng và ngôn từ của tác phẩm.
Đó là phạm trù thi pháp cao nhất quyết định đặc điểm và nội dung của cấu
16


trúc tác phẩm, quyết định cả tính khuynh hƣớng và sự triển khai tác phẩm
đó.”[12; tr.215]
1.3.2. Người kể chuyện với chức năng dẫn dắt người đọc tiếp nhận
thế giới nghệ thuật của tác phẩm
Ngoài vai trò là ngƣời tổ chức kết cấu trong tác phẩm tự sự, ngƣời kể
chuyện còn có chức năng dẫn dắt ngƣời đọc tiếp nhận thế giới nghệ thuật của
tác phẩm. Có nghĩa là ngƣời kể chuyện giữ vai trò trung giới giữa tác giả, tác
phẩm và ngƣời đọc. Ngƣời kể chuyện sẽ đƣa ngƣời đọc tiếp cận với từng tính
cách, số phận của từng nhận vật. Qua đó sẽ giúp độc giả thấu hiểu, đồng cảm
với nhân vật và câu chuyện đƣợc kể.
Vai trò của ngƣời kể chuyện là tổ chức hệ thống hình tƣợng nhân vật,
từ đó tổ chức các quan hệ của nhân vật dƣới các hình thức nhƣ: đối lập, tƣơng
phản hay bổ sung nhau. Trong Đám cưới không có giấy giá thú, nhƣ một
ngƣời quan sát đứng bên ngoài câu chuyện, ngƣời kể chuyện tƣờng thuật lại
những hành động, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật. Đó là cuộc sống của
những ngƣời tri thức trong một ngôi trƣờng trung học, nhƣng mỗi ngƣời
mang một tính cách, một nội tâm khác nhau. Tự là một giáo viên dạy văn tài
năng, đức độ nhƣng anh phải sống trong bi kịch gia đình và làm việc trong
một tập thể giáo viên với những ngƣời đứng đầu là Dƣơng, Cẩm thiển cận và
hẹp hòi. Mùa lá rụng trong vườn cũng là một cuốn tiểu thuyết mà ở đó ngƣời

kể chuyện tỏ ra rất khách quan, không hề bộc lộ thiện cảm hay ác cảm dành
cho nhân vật nhƣng ngƣời đọc vẫn luôn cảm nhận đƣợc ngƣời kể chuyện một
cách rõ rệt và gần gũi. Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, ngƣời kể
chuyện xƣng tôi tham gia vào truyện kể với tƣ cách một nhân vật, kể về thời
thơ ấu khốn khó, thiếu vắng tình yêu thƣơng cha mẹ của mình. Ngƣời kể
chuyện cung cấp cho ngƣời đọc những dấu hiệu, chỉ dẫn để thâm nhập vào
sâu đời sống của các nhân vật. Những dấu hiệu ấy có khi rõ nét, chi tiết, song
đôi khi cũng rất cô đọng, ẩn chứa nhiều tầng sâu ý nghĩa. Nhƣ vậy, với nhiều

17


thủ pháp khác nhau, khi xuất đầu lộ diện, khi thì giấu mình, ngƣời kể chuyện
sẽ khiến các nhân vật trong truyện kể bộc lộ tính cách một cách đa dạng, biến
hóa nhất.
Bất cứ một tác phẩm nào cũng có một nhân vật ngƣời kể chuyện.
Nhƣng không phải lúc nào ngƣời đọc cũng đƣợc thông báo về diện mạo, mối
quan hệ giữa ngƣời kể chuyện với các nhân vật trong tác phẩm. Ngƣời kể
chuyện là một hình tƣợng hƣ cấu đƣợc tác giả xây dựng nên, đồng thời cũng
là ngƣời đem đến những phát ngôn thay mặt cho tác giả trong tác phẩm.
Ngƣời đọc nhận ra ngƣời kể chuyện thông qua cái nhìn, phƣơng thức tƣ duy,
cách cảm thụ và tình cảm của nhân vật này.
1.3.3. Người kể chuyện thay mặt nhà văn trình bày quan điểm về
cuộc sống, nghệ thuật
Tất cả những nhà văn chân chính đều gặp nhau ở một điểm, đó là qua
những đứa con tinh thần của mình, gửi đến độc giả một thông điệp nào đó về
cuộc đời và con ngƣời. Khác với các nhà tƣ tƣởng, nhà văn không thể phát
biểu trực tiếp tƣ tƣởng của mình trong tác phẩm mà họ gửi gắm vào ngƣời kể
chuyện để chuyển đến độc giả những thông điệp đó. Ngƣời kể chuyện hƣớng
ngƣời đọc cùng suy ngẫm, chia sẻ với những chiêm nghiệm, triết lý về cuộc

đời mà tác giả gửi gắm.
Trong một lần chia sẻ với báo chí, nhà văn Ma Văn Kháng đã tâm sự:
“Nhân vật trong tiểu thuyết, truyện ngắn ít nhiều đều là phân thân của tác giả,
ít nhất thì chúng cũng phản ánh quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ của nhà văn,
cha đẻ ra chúng. Đó gần nhƣ là quy tắc của nghệ thuật. Các nhân vật của tôi
cũng vậy. Chúng vừa là tôi vừa không phải là tôi. Nói cách khác, tôi vừa sống
trong bóng hình họ vừa tách ra khỏi họ để phân tích, lý giải, mở đƣờng cho
họ. Khắc khoải, trăn trở, đau đớn nhƣng lại phải đứng cao hơn bi kịch thì mới
có ích cho cuộc sống. Nói chung, mô hình nhân vật của tôi phản ánh quan
niệm thẩm mỹ của tôi: Cái đẹp thật sự là cái đẹp khi ra đời trong bi tráng,
trong đớn đau, thiệt thòi với tâm thức ngạo nghễ, ngẩng cao đầu!”. [20; tr.14]
18


Qua tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, nhà văn Ma Văn Kháng
gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự lung lay của những giá trị truyền thống
trong gia đình, sự biến chất của những cá nhân, không thể đứng vững trƣớc sự
cám dỗ của đồng tiền. Bên cạnh đó nhà văn cũng lên tiếng kêu gọi con ngƣời
hãy giữ lấy truyền thống tốt đẹp của ông cha. Gia đình là nơi thiêng liêng nhất
kết nối tình thân, là nơi những cánh chim bay mỏi trở về tìm chỗ trú. Và cuối
cùng, tác giả chỉ ra rằng, sau tất cả những biến cố, chỉ có gia đình là nơi bến
đỗ an toàn, bình yên nhất cho những con ngƣời đã từng mắc sai lầm. Tiểu
thuyết Đám cưới không giấy giá thú ra đời đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi
nổi, dài dòng trên báo chí và ở bàn hội nghị. Giáo sƣ Phan Cự Đệ nhận xét:
“Tiểu thuyết này đã phản ánh đƣợc cái bi kịch của nhà giáo, một trí thức bị
ném vào một môi trƣờng mà các giá trị tinh thần bị đảo lộn” [5; tr.126]. Đây
là tiểu thuyết có tính luận đề sâu sắc, xung quanh về đề tài ngƣời trí thức, tác
giả đã đề cập đến những vấn nạn của tình hình giáo dục nói chung, tình trạng
tha hóa của một bộ phận giáo viên nói riêng. Đặc biệt, tác phẩm đã đề cập
trực tiếp đến vấn đề nhân cách của ngƣời thầy giáo trong cơ chế đời sống mới.

Đó là thói vô sỉ, đạo đức giả, lợi dụng chức quyền kết bè kéo cánh trù dập
những ngƣời trí thức chân chính. Côi cút giữa cảnh đời không chỉ gây hứng
thú cho lứa tuổi thiếu nhi mà nó còn chiếm đƣợc phần lớn tình cảm của tất cả
mọi ngƣời. Vì ở đó, không chỉ là những vấn đề của trẻ con, sự thiếu ăn, thiếu
mặc, nỗi cô đơn, bất hạnh của những đứa trẻ không cha không mẹ mà cao hơn
hết đó là bức tranh về hiện thực cuộc sống một thời với những trái ngang, hỗn
độn, xô bồ của nó. Nhƣng cuối cùng, kết thúc truyện vẫn là một cái kết có
hậu. Đi qua bao nhiêu sóng gió, đắng cay thì ngƣời ở hiền ắt sẽ gặp lành nhƣ
anh em Duy và những ngƣời thân trong gia đình cậu bé. Đó phải chăng cũng
là tƣ tƣởng mà nhà văn muốn mang đến trong cuốn tiểu thuyết này?

19


×