RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA BÀI THỰC HÀNH (PROJECT)
Đã 4 năm trôi qua kể từ khi ngành Giáo dục đào tạo thực hiện Nghị quyết 29-BCHTW Đảng
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Cùng với việc đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức và
phương pháp dạy học, việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh cũng không kém phần quan trọng. Để thực hiện được điều này, việc vận dụng phương pháp
dạy học dự án thể hiện những ưu thế riêng và đang được áp dụng trên diện rộng, đặc biệt với
chương trình sách giáo khoa thí điểm môn tiếng Anh. Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn nhấn
mạnh đến những kĩ năng học sinh đạt được sau khi làm dự án (PROJECT) trong giảng dạy môn
tiếng Anh tại trường THPT Lê Xoay.
1. Kĩ năng làm việc theo nhóm (Group work)
Theo Codebenders, nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau
hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các
kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Vì
thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được
mục tiêu chung đó. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau
để thực hiện phần việc của mình.
Trong năm học 2017-2018, tôi được phân công nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh tại 2 lớp 10A7 và
10A9. Các em vừa kết thúc chương trình học THCS, bước vào môi trường mới với đầy bỡ ngỡ.
Khi được yêu cầu làm việc theo nhóm, nhiều học sinh chưa biết phân chia nhiệm vụ, hợp tác như
thế nào. Nhưng sau khi được định hướng, tư vấn và thông qua các bài thực hành, các em đã có
cơ hội làm quen với kĩ năng này. Từ đó tinh thần tập thể được nâng cao, học sinh thể hiện sự
phối hợp nhịp nhàng, dung hòa giữa các cá tính khác nhau.
Khi phân chia nhóm cho học sinh làm thực hành, tôi cũng lưu ý luân chuyển nhóm tự do và
nhóm theo chỉ định của giáo viên, qua đó các em sẽ tiếp xúc với đa dạng các cá tính, xây dựng
tinh thần tập thể tốt hơn.
1
Ảnh 1. Một nhóm học sinh theo phân công của giáo viên
2. Kĩ năng quản lý thời gian
Sau khi phân chia nhóm, tôi tổ chức cho học sinh bốc thăm nhóm số 1, số 2…vì vậy các em sẽ
lên kế hoạch cụ thể xem mình có bao nhiêu thời gian để hoàn thành dự án. Ngoài ra, các em cũng
phải đặt ra thời gian hoàn thành cho từng nhiệm vụ:
Thời gian quyết định đề tài cho dự án (do giáo viên không bắt buộc phải lấy từ phần
Looking back and Project, nên các em có thể tự lựa chọn trong một số chủ đề cho sẵn)
Thời gian thu thập tài liệu
Thời gian đưa ra dàn ý
Thời gian hoàn thành bài powerpoint
Thời gian cho các thành viên hoàn thành phần việc của mình
Thời gian khớp bài thuyết trình hoàn chỉnh, làm nháp
Những thao tác trên đây cũng tạo nền tảng cho các em xây dựng kĩ năng quản lý thời gian cho
các môn học khác nhau, cũng như cho nhiều nhiệm vụ trong cuộc sống hàng ngày.
2
Ảnh 2. Đề tài How to stay healthy
(Học sinh phân chia thời gian, bố cục cho từng phần)
3. Kĩ năng thuyết trình
Một học sinh giỏi cho dù có thành tích học tập tốt nhưng vẫn không được đánh giá cao nếu học
sinh ấy không thể tự trình bày ý tưởng và kiến thức của mình trước mọi người. Chính vì điều ấy
kỹ năng thuyết trình là một yếu tố không thể thiếu đối với một người thành công, cũng như một
học sinh giỏi toàn diện.
Với đối tượng học sinh của mình (slow learners – phần lớn học lực trung bình), tôi uốn nắn các
em từng bước một:
Khuyến khích các em tự tin giao tiếp trước đám đông
Nhắc nhở học sinh kiểm soát được hành vi, thái độ khi thuyết trình
Hướng dẫn các em sử dụng ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt khi
nói chuyện
Nhấn mạnh với học sinh cách thiết kế bố cục bài nói của mình theo 3 phần mở bài, thân
bài và kết luận
Định hướng học sinh cách trả lời câu hỏi trong khi thuyết trình
Động viên học sinh thể hiện bản thân trước thầy cô, bạn bè
Nhấn mạnh tinh thần đồng đội thông qua những hoạt động giao tiếp tương tác nhóm.
Từ những điều này, học sinh của tôi đã có thể dần thay đổi tư duy một cách hiệu quả và có hệ
thống. Kĩ năng thuyết trình không thể đạt được trong một thời gian ngắn mà cần được bồi dưỡng
dần dần qua thời gian. Ở trường THPT Lê Xoay, với bộ môn tiếng Anh, chúng tôi đang từng
bước giúp các em làm chủ được kĩ năng sống quý giá này.
4. Kỹ năng xử lý vấn đề
3
Những dự án nhỏ trong lớp học đòi hỏi các em phải vận dụng kỹ năng, kiến thức sẵn có cùng
trí sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra. Ông Finkelstein và đồng nghiệp tại Bộ giáo dục (Mỹ) cho
rằng những học sinh được áp dụng phương pháp này có kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng dụng
vào đời sống tốt hơn các học sinh trong lớp học truyền thống.
Cụ thể như, khi các em thuyết trình dự án của mình, các em sẽ nhận được câu hỏi từ cả giáo
viên và các bạn cùng lớp, từ đó các em sẽ học được cách lường trước những vấn đề sẽ xảy ra và
có phương án giải quyết chúng.
Ví dụ khi một nhóm với đề tài “How to stay healthy” (Làm thế nào để sống khỏe mạnh) thuyết
trình, các em có nêu ý khuyên mọi người “Eat smart” (Ăn một cách thông minh), các bạn trong
lớp đưa ra một số câu hỏi như : “Do you know Eat clean? What is it?” (Bạn có biết phong trào
Eat clean không? Nó là gì vậy?). Khi chọn chủ đề, đưa ra dàn ý, học sinh đã phải tìm hiểu, tổng
hợp thông tin để trả lời những câu hỏi như vậy.
Ảnh 3. Đề tài Healthy lifestyle
Khi có sự tranh luận, các em biết bảo vệ quan điểm của mình và tìm cách hóa giải những ý
kiến bất đồng. Có em khi trả lời câu hỏi của bạn đã nói: “I know what you mean. But the time
limit for the presentation is not enough for further discussion, so I think we should talk about it at
another time.” (Tôi hiểu ý của bạn, nhưng thời lượng bài thuyết trình có hạn, nên chúng ta hãy
thảo luận sâu hơn vào một dịp khác nhé.) Từ đó có thể nhận thấy khả năng xử lý vấn đề của các
em đã có chuyển biến rõ rệt.
Ngoài những kĩ năng nói trên, phương pháp dạy học theo dự án còn giúp học sinh tăng hứng
thú với môn học, giúp các em say mê tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao khả năng ngôn ngữ và tin
học. Dù còn một số mặt hạn chế như cần đầu tư thời gian, đòi hỏi phương tiện dạy học chất
lượng tốt, nhưng chúng ta rõ ràng có thể nhận thấy với những kết quả mà phương pháp này mang
lại thì sự đầu tư đó là hoàn toàn xứng đáng.
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Giáo viên trường THPT Lê Xoay
4