Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng bằng màng gelatin kết hợp với một số chất có khả năng kháng khuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN THANH LONG RUỘT
TRẮNG BẰNG MÀNG GELATIN KẾT HỢP VỚI MỘT
SỐ CHẤT CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN.

Ngành:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Thu Hương
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1311100291

: Trần Thị Thanh Hảo
Lớp: 13DSH05

TP. Hồ Chí Minh, 2017


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN

Đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng
dẫn của Ths.Nguyễn Thị Thu Hương, giảng viên khoa Công nghệ sinh học – Thực


phẩm – Môi trường, Trường Đại Học Công Nghệ Tp. HồChí Minh.
Những kết quả có được trong đồ án này hoàn toàn không sao chép từ đồ án tốt
nghiệp khác dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu trích dẫn trong đồ án tốt nghiệp là
hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đồ án của mình.

TP. HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thanh Hảo

i


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn từ cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị
Thu Hương, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường, người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô Phòng thí nghiệm Trường Đại học Công
nghệ TP. HCM đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất tốt cho tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm sinh viên làm
nghiên cứu khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn này.

Tp. HCM, ngày 26 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thanh Hảo.

ii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
LỜI

CAM

ĐOAN

.............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN
..................................................................................................................ii

LỜI

MỞ

ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................2
2.1.

Các nghiên cứu trong nước .............................................................................2


2.2.

Các nghiên cứu ngoài nước .............................................................................3

3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................5
6. Kết quả đạt được của đề tài ....................................................................................5
7. Kết cấu đồ án tốt nghiệp ........................................................................................5
1.1.

Tổng quan về cây thanh long..............................................................................7

1.1.1.

Nguồn gốc và phân loại ...............................................................................7

1.1.2

Đặc điểm thực vật ........................................................................................9

1.1.3

Đặc điểm sinh thái .....................................................................................11

1.1.4

Thành phần dinh dưỡng của thanh long....................................................13


(Nguồn Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn tỉnh Bình Thuận, 2002)...........14
1.1.5

Một số sâu, bệnh và rối loạn sinh lý trên cây thanh long..........................14

b) Bệnh thán thư....................................................................................................16
1.2.

Sự biến đổi của quả thanh long sau thu hoạch .................................................16

1.2.1.

Biến đổi vật lý ............................................................................................16

1.2.2.

Sự biến đổi sinh lý – sinh hóa ....................................................................18

1.3.

Một số phương pháp bảo quản quả thanh long được sử dụng hiện nay ...........20

1.3.1.

Xử lý nhiệt trước khi bảo quản ..................................................................20

1.3.2.

Bảo quản nhiệt độ thấp ..............................................................................20
3



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.4.

Tình hình xuất khẩu thanh long ........................................................................21

1.5.

Bảo quản rau quả bằng phương pháp phủ màng ..............................................23

1.5.1. Định nghĩa .....................................................................................................23
1.5.2. Đặc điểm và vai trò ......................................................................................24
1.5.3. Các thành phần của màng bảo quản trái cây ..............................................24
Chương 2. VẬT KIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 37
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................37
2.2 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu .............................................................................37
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................37
2.2.3 Thiết bị và dụng cụ .........................................................................................38
2.3 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................39
2.4. Phương pháp bố trí nghiệm: ................................................................................41
2.4.1. Thí nghiệm 1: Xác định độ chín của thanh long ruột trắng ..........................41
2.4.2. Thí nghiệm 2: Xác định phương pháp tiền xử lý thích hợp cho thanh long
ruột trắng. ................................................................................................................42
2.4.3. Thí nghiệm 3: Xác định nồng độ gelatin - nano bạc thích hợp cho thanh long
ruột trắng .................................................................................................................42
2.4.4. Thí nghiệm 4: Xác định nồng độ gelatin - nano bạc và acid lactic thích hợp
tạo màng cho thanh long ruột trắng
.........................................................................43

2.4.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu................................................................44
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 50
3.1. Xác định độ chín thu hái phù hợp của thanh long ruột trắng ..............................50
3.2 Kết quả xác định dung dịch rửa thích hợp của quả thanh long ruột trắng............54
3.3 Xác định nồng độ gelatin và nano bạc thích hợp cho quá trình bảo quản thanh
long ruột trắng.............................................................................................................61
3.4. Xác định nồng độ gelatin- nano bạc và acid lactic thích hợp tạo màng cho thanh
long ruột trắng.............................................................................................................71
4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 80
4.1 Kết luận .................................................................................................................80
4.2 Kiến nghị...............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 84
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 1

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP :

an toàn thực phẩm

CD


:

chiều dài

CR

:

chiều rộng

ĐC

:

đối chứng

NT

:

nghiệm thức

TN

:

thí nghiệm

6



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại khoa học cây thanh long

[7] ..........................................................................................

7

Bảng 1.2. Phân loại quả thanh long ............................................................................... 9
Bảng 1.3. Thành phần dinh dưỡng của trái cây thanh long (100g thịt quả) ................ 13
Bảng 1.4. Thành phần axit amin thu được khi thủy phân 100g mẫu gelatin ............... 27
Bảng 1.5. Độ tan của gelatin theo nhiệt độ.................................................................. 28
Bảng 1.6. Tính chất của acid lactic .............................................................................. 33
Bảng 3.1. Kết quả thanh long thu hái ở các độ chín khác nhau .................................. 51
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các loại chất xử lý đến chất lượng quả thanh long 15 ngày
bảo quản. ...................................................................................................................... 55
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các loại chất xử lý đến chất lượng quả thanh long sau 30
ngày bảo quản. ............................................................................................................. 56
Bảng 3.4. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi của thanh long ruột trắng trong 15 ngày bảo
quản. ............................................................................................................................. 62
Bảng 3.5. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi của thanh long ruột trắng trong 30 ngày bảo
quản. ............................................................................................................................. 63
Bảng 3.7. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi của thanh long ruột trắng trong 30 ngày bảo
quản. ............................................................................................................................. 71
Bảng 3.6. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi của thanh long ruột trắng trong 15 ngày bảo
quản. .............................................................................................................................. 72


vii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thí nghiệm tổng quát ........................................................................ 40
Sơ đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các loại chất xử lý đến chất lượng quả
thanh long ..................................................................................................................... 57
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ thể hiện kết quả theo dõi của thanh long ruột trắng trong quá trình bảo
quản. .............................................................................................................................. 64
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ thể hiện kết quả các chỉ tiêu theo dõi thanh long ruột trắng trong quá
trình bảo quản. .............................................................................................................. 73
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quy trình bảo quản thanh long ruột trắng ......................................... 80

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây và hoa thanh long ................................................................................... 8
Hình 1.2. Quả thanh long .............................................................................................. 8
Hình 1.3. Quả thanh long .............................................................................................. 9
Hình 1.4. Cây thanh long (a), hoa thanh long (b). ...................................................... 11
Hình 1.5. Một số bệnh của cây thanh long. ................................................................. 16
Hình 1.6. Tình hình xuất thanh long ........................................................................... 21
Hình 1.7. Thanh long xuất khẩu ................................................................................... 22
Hình 1.8. Cấu trúc phân tử của gelatin ........................................................................ 26
Hình 1.9. Cơ chế kháng khuẩn của bạc ....................................................................... 31

Hình 1.10. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn ........................ 32
Hình 1.11. Ion bạc liên kết với các base của DNA ...................................................... 32
Hình 1.12. Công thức cấu tạo củac acid lactic [41] .................................................... 34
Hình 1.13. Cơ chế bơm ATPase đẩy H+ ra khỏi tế bào [19] ...................................... 35
Hình 2.1. Hóa chất và nguyên liệu .............................................................................. 38
Hình 3.1. Thanh long ở các ngày thu hái khác nhau .................................................. 52
Hình 3.2. Thanh long ở ngày thứ 15 ............................................................................ 54
Hình 3.3. Thanh long bảo quản ở ngày thứ 15 ............................................................ 66
Hình 3.4. Thanh long bảo quản ở ngày thứ 15 ........................................................... 75

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về cuộc sống của con người ngày

càng cao, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là một vấn đề nóng bỏng và nhận
được nhiều quan tâm của các cơ quan nhà nước lẫn người dân, các hóa chất không rõ
nguồn gốc đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều sản phẩm rau quả và
thực phẩm. Ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, chính vì thế yêu cầu đặt ra
cần phải nghiên cứu một chế phẩm bảo quản an toàn sức khỏe của con người.

Thanh long ruột trắng là một loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho
sức khỏe của chúng ta, nó chứa rất nhiều hàm lượng vitamin, khoáng chất cần thiết đặc
biệt là lycopene - một chất chống oxy hóa tự nhiên, chống ung thư, tim mạch và làm
giảm huyết áp. Ngoài ra nó được đánh giá rất cao trong những loại trái cây và còn là
một loại đồ ăn tráng miệng hấp dẫn và đẹp mắt được nhiều người ưa chuộng. Không
những thế nó còn tăng cường sức đề kháng, chống lại một số bệnh. Do đó yêu cầu đặt
ra cần phải phát triển cây thanh long ruột trắng là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành
nông nghiệp nước nhà nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong nước và ngoài nước.
Tuy nhiên tổn thất sau thu hoạch không bao giờ tránh khỏi, để nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân là những công việc hết sức khó khăn đòi
hỏi phải có sự cố gắng trong quá trình quản lý sau thu hoạch từ việc chọn nguyên liệu
đến khi tiêu thụ. Công tác bảo quản vô cùng quan trọng. Hiện nay có rất nhiều công
trình nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng bằng nhiều phương thức như: bảo
quản nhiệt độ thấp, bảo quản bằng chất hóa học, bảo quản trong khí quyển, bảo quản
bằng màng phủ. Phương pháp bảo quản màng bao phủ đã và đang được các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước quan tâm.
Trên thế giới các ứng dụng và thử nghiệm khá phổ biến trên rau quả bằng màng
bao phủ. Các chế phẩm ngày càng phong phú và đa dạng được lấy từ nhựa cây, sáp
động thực vật. Hiện nay các chế phẩm tạo màng được làm ít nhất hai vật liệu màng trở

2


lên, được phun hoặc nhúng trong rau quả để tạo màng nhằm hạn chế sự tiếp xúc của vi
sinh vật gây hại, hạn chế sự thoát hơi nước giúp cho hoa quả được bảo quản lâu hơn.
Phương pháp này đơn giản, phạm vi áp dụng rộng rãi và có thể kết hợp với nhiều
phương pháp khác để bảo quản được lâu hơn, an toàn với người tiêu dùng và thân thiện
với môi trường.
Ở Việt Nam bảo quản thanh long ruột trắng chủ yếu bằng hóa chất và nhiệt.
Làm tổn thất một lượng sản phẩm sau thu hoạch. Chính vì thế, việc nghiên cứu và ứng

dụng tạo chế phẩm bảo quản thanh long có nguồn gốc sinh học và an toàn và điều rất
cần thiết.
Từ những nguyên nhân trên, đề tài “Nghiên cứu bảo quản Thanh long ruột
trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết hợp với một số chất có khả năng kháng
khuẩn” được thực hiện, tạo tiền đề khoa học cho các nghiên cứu bảo quản thanh long,
nhằm kéo dài thời gian bảo quản, giúp thanh long có thể vươn tới những thị trường xa.
2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.
-

Các nghiên cứu trong nước

Luận văn tốt nghiệp “Ứng dụng một số kỹ thuật để bảo quản thanh long ở Bình
Thuận” Nguyễn Thụy Anh Thy (2008). Đề tài sử dụng màng Fresh seah trong
bảo quản thanh long.

-

Luận văn tốt nghiệp “Khảo sát sử dụng acid hữu cơ để tăng thời gian bảo quản
thanh long để bảo quản tươi ” Võ Thụy Phụng (2012). Đề tài sử dụng acid hữu
cơ trong bảo quản thanh long.

-

Tạp chí khoa học “Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan-nano bạc thực vật
nhằm nâng cao chất lượng bảo quản thanh long sau thu hoạch” Nguyễn Thị
Thúy Liễu và cộng sự (2017), tập 14, số 3, 2017: 47-56.


-

Tạp chí phát triển KH & CN “Bước đầu nghiên cứu hiệu ứng làm lành vết
thương của hỗn hợp chitosan trong nước – Bacteria cellulose – nano bạc”
Nguyễn Thị Mỹ Lan và cộng sự (2009), tập 12, số 9 – 2009.


-

Tạp chí phát triển KH & CN “Nghiên cứu chế tạo và thử hoạt tính kháng khuẩn
của dung dịch nano bạc sử dụng chitosan làm chất khử/chất ổn định”. Trần
Vĩnh Hoàng và cộng sự (2011), T.49, S.6. Kết quả cho thấy hạt nano bạc có
kích thước khoảng 7-12 nm, được bao bên ngoài là lớp chitosan, có thể ổn định
trong tối thiểu là 4 tháng. Khả năng kháng khuẩn của dung dịch cũng được nâng
cao bởi sự kết hợp của 2 thành phần kháng khuẩn chitosan và nano bạc.

-

Tạp chí khoa học “Nghiên cứu hiệu ứng kháng nấm Phytophathora capsici gây
bệnh chết nhanh ở cây hồ tiêu của chế phẩm nano bạc – chitosan chế tạo bằng
phương pháp chiếu xạ” Lê Quang Luân và cộng sự (2014), 36(1se):152 – 157.
Kết quả nghiên cứu hiệu lực kháng nấm, Phytophthora capsici, gây bệnh chết
nhanh cho cây hồ tiêu trong điều kiện in vitro của chế phẩm nano bạc-chitosan
có hiệu lực ức chế sự phát triển của nấm gia tăng từ 62.5% lên 100% khi kích
thước hạt nano bạc trong chế phẩm chế tạo được giảm từ 15nm xuống còn 5 nm.
2.2.

-

Các nghiên cứu ngoài nước


“The synthesis of chitosan-based silver nanoparticles and their antibacterial
activity”. Wei và cộng sự (2009), Carbohydrate Research Volume 344, Issue
17, Pages 2375–2382. Đã tiến hành tổng hợp được vật liệu chitosan – nano bạc.
Kết quả cho thấy các hạt nano bạc thu được cho thấy có hoạt tính kháng khuẩn
rất mạnh đối với cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Cả chitosan tinh khiết,
chitosan - nano bạc đều kháng hiệu quả đối với vi khuẩn Escherichia coli.

-

“The Effect of Ag Content of the Chitosan-Silver Nanoparticle Composite
Material on the Structure and Antibacterial Activity”. Akmaz và cộng sự
(2013), Advances in Materials Science and Engineering. Volume 2013 (2013),
Article ID 690918, 6 pages. Tác giả đã khảo sát ảnh hưởng của nồng độ bạc bổ
sung lên đặc điểm của loại vật liệu chitosan – nano bạc và đánh giá khả năng


kháng khuẩn. Kết quả cho thấy tác dụng kháng khuẩn của vật liệu hạt nano
chitosan bạc đã được tăng lên bằng cách tăng số lượng Ag của vật liệu
composite. Sự hiện diện của số lượng nhỏ của các hạt nano kim loại trong hỗn
hợp là đủ để tăng cường đáng kể hoạt tính kháng khuẩn so với chitosan tinh
khiết.
-

“Synthesis of chitosan stabilized silver nanoparticles using gamma ray
irradiation and characterization”. Hettiarachchi và Wickramarachchi (2011), J
Sci.Univ.Kelaniya 6 (2011) : 65-75. Tác giả đã tổng hợp chitosan – nano bạc sử
dụng tia bức xạ gamma.

-


“Preparation of silver nanoparticles using chitosan suspensions”. Twu và cộng
sự (2008), Powder Technology Volume 185, Issue 3, Pages 251–257. Tác giả đã
sử dụng chitosan trong tổng hợp nano bạc. Chitosan sử dụng làm chất khử và
chất ổn định khi tổng hợp Bạc - chitosan. Kết quả cho thấy sự thay đổi trong các
hạt nano để tạo cấu trúc nano xốp như được quan sát thấy khi lượng nguyên liệu
tăng lên, thời gian ủ kéo dài và nhiệt độ phản ứng cao.

3.

Mục tiêu nghiên cứu
-

Nghiên cứu sử dụng phương pháp tạo màng có hoạt tính kháng khuẩn nhằm làm
tăng tuổi thọ trong quá trình bảo quản thanh long ruột trắng.

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu về cơ sở khoa học, tổng quan tài liệu vấn đề nghiên
cứu, làm cơ sở cho các nhiệm vụ tiếp theo.

-

Nhiệm vụ 2: Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, thông qua các phương pháp
xác định, khảo sát, phân tích.

-


Nhiệm vụ 3: Xác định độ chín thu hái phù hợp của thanh long ruột trắng nhằm
mục đích bảo quản tươi.


-

Nhiệm vụ 4: Tìm ra dung dịch rữa thích hợp trong quá trình xử lý thanh long
ruột trắng sau thu hoạch.

-

Nhiệm vụ 5: Tìm ra nồng độ phối chế gelatin - nano bạc và acid lactic thích hợp
tạo màng trong quá trình bảo quản thanh long ruột trắng.

-

Nhiệm vụ 6: Đề xuất quy trình công nghệ thu hoạch và bảo quản thanh long ruột
trắng.

5.

Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu: Các tài liệu về cây thanh long, thành
phần hóa học của quả thanh long, phân tích các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình
bảo quản thanh long.

-


Phương pháp làm thí nghiệm: Tiến hành làm các thí nghiệm nhằm giải quyết
các nhiệm vụ nghiên cứu.

-

Phương pháp xử lý số liệu bằng Excel và Minitab 15. Các số liệu thu được sẽ
được xử lý nhằm đưa ra kết luận cho đề tài.

6.

Kết quả đạt được của đề tài
-

Tìm ra được độ chín thu hái phù hợp của thanh long nhằm mục đích bảo quản

-

Tìm ra được dung dịch rữa thích hợp cho thanh long.

-

Tìm ra được nồng độ phối trộn của dung dịch gelatin, nano bạc và acid lactic
thích hợp tạo chế phẩm.

-

Tạo ra chế phẩm bảo quản có giá thành rẻ, kéo dài thời gian bảo quản thanh
long ruột trắng sau thu hoạch.


7.

Kết hợp bảo quản lạnh các mẫu được phun chế phẩm phù hợp cho kết quả tối ưu
Kết cấu đồ án tốt nghiệp

-

Mở đầu

-

Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở khoa học của đề tài


-

Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

-

Chương 3: Kết quả

-

Chương 4: Thảo luận và kiến nghị

-

Tài liệu tham khảo



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về cây thanh long
1.1.1.

Nguồn gốc và phân loại

Thanh long có tên khoa học là Hylocereus undatus, có tên gọi là Dragon fruit
thuộc họ Cactaceae và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long có
nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Mexico, ở các nước Trung Mỹ
và Nam Mỹ. Sau đó Thanh long lan rộng qua các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như
Mỹ, Úc và Trung Đông. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu
vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt
ở miền Tây đảo Java), miền Nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác

[17]

.

Cây thanh long được người Pháp đem về trồng ở Việt Nam trên 100 năm nhưng
mới đưa lên hàng hóa từ thập niên 1980. Việt Nam là nước duy nhất trồng thanh long
tập trung theo quy mô thương mại tập trung tại Bình Thuận. Năm 2012 sản lượng lên
đến 360000 tấn, còn lại là Long An, Tiền Giang, TP.Hồ chí Minh, Khánh Hòa và một
số nơi khác. Năm 2015 tỉnh Bình Thuận đã quy hoạch với tổng diện tích 15000 ha trên
toàn tỉnh, song cho đến nay có 16000 hộ trồng thanh long với diện tích 19085 ha
.

Bảng 1.1. Phân loại khoa học cây thanh long

Phân loại khoa học

Giới (regnum)

Plantae

[7]

[18].


CHƯƠNG 1: TỔNG
QUAN TÀI LIỆU
Ngành

Angiospermagnoliophta

Lớp

Dicotyledoneae

Bộ (ordo)

Caryophyllales

Họ (familia)

Cactaceae



Hình 1.1. Cây và hoa thanh long

Hình 1.2. Quả thanh long


Bảng 1.2. Phân loại quả thanh long
Phân loại
Hylocereus undatus

[20]

Ruột trắng với vỏ hồng
hay đỏ.

Hylocereus polyrhizus

Ruột đỏ hay hồng với vỏ
hồng hay đỏ

Hylocereus costaricensis

a)

Ruột tím

b)
Hình 1.3. Quả thanh long
a) Thanh long ruột trắng
b) Thanh long ruột đỏ
c) Thanh long ruột trắng, vỏ vàng


1.1.2 Đặc điểm thực vật

c)


Thanh long là loại cây ăn quả nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những
vùng khô nóng. Vì vậy điều kiện khí hậu đất đai ở Bình Thuận rất phù hợp cho thanh
long sinh trưởng và phát triển

[5]

.

Thanh long có một quá trình quan hợp dài ngày, ánh sáng ban ngày càng dài thì
càng tốt cho hoa. Trong điều kiện đó, thanh long ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9, tập
trung nhiều nhất vào tháng 5 – 7, khi ngày dài hơn đêm. Từ tháng 10 đến tháng 2,
người dân thường dùng đèn để chiếu sáng cho ra hoa

[7]

.

1.1.2.1 Rễ
Có hai loại rễ: rễ địa sinh và rễ khí sinh.
Rễ địa sinh là rễ mọc dưới đất, ở độ sâu 30cm tính từ mặt đất. Rễ này hút chất
dinh dưỡng để nuôi cây, cho hoa và làm cho quả có mù vị đặc trưng.
Rễ khí sinh là rễ mọc bên trên thân cây thanh long, là các vòi để bám vào trụ.
[7]


Những phần rễ ở gần mặt đất lại ăn xuống đất để nuôi cây .
1.1.2.2 Thân cành
Thanh long có thân cành trườn bò trên trụ đỡ, thân cành thường có 3 cánh dẹp,
xanh, hiếm khi có 4 cánh. Mỗi cánh chia thành 3 thùy dài 3 – 4 cm, đáy mỗi thùy có 3
– 5 gai ngắn. Mỗi năm cây cho từ 3 đến 4 đợt cành, khoảng thời gian giữa hai đợt từ 40
– 50 ngày. Cây 1 tuổi có khoảng 30 cành, 2 tuổi có 70 cành, 5 tuổi nên duy trì 150 –
170 cành sẽ cho quả to

[7]

.

1.1.2.3 Hoa
Hoa thanh long thuộc loại hoa lưỡng tính, to, màu trắng hoặc vàng nhạt, chiều
dài trung bình 25 – 35 cm. Mỗi năm hoa nở rộ 4 – 6 đợt, xuất hiện vào tháng 3 dương
lịch và kéo dài đến hết tháng 10. Hoa thường nở tập trung đồng loạt vào lúc 20 – 23
giờ, từ khi nở đến tàn khoảng 2 ngày. Còn từ khi xuất hiện nụ đến khi tàn khoảng 20
ngày

[7]

.


1.1.2.4 Quả
Sau khi hoa thụ phấn, nó sẽ phát triển thành quả. Quả thanh long là loại quả
mọng, hình bầu dục, có nhiều tai lá xanh, hình thành từ bầu noãn sau khi hoa thụ phấn.
Khi còn non, vỏ màu xanh, đến lúc chín chuyển sang đỏ tím rồi đỏ đậm. Thịt quả có
màu điểm xuyến hạt đen, nhỏ


[7]

.

a)

b)

Hình 1.4. Cây thanh long (a), hoa thanh long (b).
1.1.3 Đặc điểm sinh thái


Nhiệt độ
0

Nhiệt độ thích hợp cho cây thanh long tăng trưởng và phát triển là 14 – 26 C.
Trong điều kiện đó sương gió nhẹ với thời gian ngắn sẽ gây ảnh hưởng cho thanh long
[5]

.
Ánh sáng
Cây thanh long chịu ánh sáng quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây



sinh trưởng cà phát triển nói có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng thân cây ốm yếu, lâu
cho quả. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá cao, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả
năng sinh trưởng của thanh long

[7]


.




Nước

Thanh long có tính chống chịu so với điều kiện môi trường không thuận lợi như
chịu hạn giỏi, tuy nhiên khả năng chịu ngập úng của cây không cao. Để phát triển tốt,
cho nhiều quả và quả to cần cung cấp đầy đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm
hoa, ra hoa và kết quả. Nhu cầu về lượng nước cho cây là 800 – 2000 mm/năm, nếu
vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối quả


[7]

.

Đất đai

Thanh long được trồng trên nhiều loại đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất
phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt và thịt pha sét. Tuy nhiên, để trồng thanh
long hiệu quả cao đất phải tươi xốp, thông thoáng, thoáng nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc
đất sét pha phù sa phủ trên nền có pH từ 5 – 6,5 với hàm lượng hữu cơ cao không bị
nhiễm mặn


[5]


.

Thu hoạch

Trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày không được tưới nhiều nước, bón quá nhiều
phân (nhất là phân đạm) và không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi quả
thanh long chuyển màu hoàn toàn là thu hoạch được. Thanh long nên thu hoạch đúng
lúc quả chín, trong khoảng thời gian 28 – 32 ngày sau khi nở hoa để có trọng lượng
cao, chất lượng ngon nhất và bảo quản được lâu hơn.
Nên thu hoạch vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều mát hoặc tắt nắng, lúc đó nhiệt
độ thấp, trời mát, không nắng, ít gió để tránh ánh nắng gay gắt chiếu vào quả làm tăng
nhiệt độ bên trong quả, tránh mất nước nhanh ảnh hưởng đến chất lượng quả và thời
gian bảo quản

[1]

.

Sau khi thu hái nên để thanh long ruột trắng ở trong râm mát, vận chuyển về
phòng đóng gói càng sớm càng tốt. Trước khi vận chuyển thanh long lên xe cần phải
lót rơm rạ để tránh tổn thương cơ học và phải che đậy để tránh tác động của nhiệt làm
héo nông sản. Dụng cụ thu hái phải sắc bén, khi hái xong phải bỏ ngay vào rỏ chứa,
không để quả xuống đất để tránh bị nhiễm nấm bệnh

[1]

.


Khi vận chuyển không xếp đầy giỏ, kê lót cẩn thận tránh va đập và ánh nắng

trực tiếp chiếu vào quả


[11]

.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt đọ và độ ẩm không khí tự nhiên. Thanh long bảo quản trong
điều kiện này với độ thoáng mát tốt, có thể giữ thanh long tươi được 5- 8 ngày.
0

Bảo quản ở nhiệt độ 20 – 24 C thanh long có thể giữ tươi được 8 – 10 ngày.
0

Bảo quản ở nhiệt độ 10 – 14 C thanh long có thể giữ tươi được 15 – 20


×