Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

CHUYÊN ĐỀPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÌNH HỌC CHƯƠNG II LỚP10 VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.98 MB, 44 trang )

BM 01-Bìa CĐ

CHUYÊN ĐỀ:PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN
DỤNG KIẾN THỨC HÌNH HỌC CHƯƠNG II
LỚP10 VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG


Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại
ngang tầm với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Vai trò của toán học ngày càng
quan trọng và tăng lên không ngừng thể hiện ở sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau
của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội, đặc biệt là với máy tính điện tử,
toán học thúc đẩy mạnh mẽ các quá trình tự động hoá trong sản xuất, mở rộng nhanh
phạm vi ứng dụng và trở thành công cụ thiết yếu của mọi khoa học. Toán học có nguồn
gốc từ thực tiễn lao động sản xuất của con người và ngược lại toán học là công cụ đắc lực
giúp con người chinh phục và khám phá thế giới tự nhiên. Để đáp ứng được sự phát triển
của kinh tế, của khoa học khác, của kỹ thuật và sản xuất đòi hỏi phải có con người lao
động có hiểu biết có kỹ năng và ý thức vận dụng những thành tựu của toán học trong
những điều kiện cụ thể để mang lại hiệu quả lao động thiết thực. Chính vì lẽ đó sự nghiệp
giáo dục – đào tạo trong thời kì đổi mới hiện nay phải góp phần quyết định vào việc bồi
dưỡng cho HS tiềm năng trí tuệ, tự duy sáng tạo, năng lực tìm tòi chiếm lĩnh trí thức,
năng lực giải quyết vấn đề, đáp ứng được với thực tế cuộc sống. Chính vì thế dạy học
toán ở trường THPT phải luôn gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống. Nội dung chương
trình toán lớp 10 là nội dung quan trọng vì nó có vị trí chuyển tiếp và hoàn thiện từ
THCS lên THPT và có nhiều cơ hội để đưa nội dung thực tiễn vào dạy học. Tuy nhiên
trong thực tiễn dạy học ở trường THPT nhìn chung mới chỉ tập chung rèn luyện cho học
sinh vận dụng trí thức học toán ở kỹ năng vận dụng tư duy tri thức trong nội bộ môn
toán là chủ yếu còn kĩ năng vận dụng tri thức trong toán học vào nhiều môn khác vào đời
sống thực tiễn chưa được chú ý đúng mức và thường xuyên. Những bài toán có nội dung
liên hệ trực tiếp với đời sống lao động sản xuất còn được trình bày một cách hạn chế
trong chương trình toán phổ thông. Như vậy, trong giảng dạy toán nếu muốn tăng cường
rèn luyện khả năng và ý thức ứng dụng, toán học cho học sinh nhất thiết phải chú ý mở


rộng phạm vi ứng dụng, trong đó ứng dụng vào thực tiễn cần được đặc biệt chú ý thường
xuyên, qua đó góp phần tăng cường thực hành gắn với thực tiễn làm cho toán học không
trừu tượng khô khan và nhàm chán. Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải
quyết trực tiếp một số vấn đề trong cuộc sống và ngược lại. Qua đó càng làm thêm sự nổi
bật nguyên lý: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn
với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài:PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC

HÌNH HỌC CHƯƠNG II LỚP 10 VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG. Trên cơ
sở phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng; thiết lập sự phụ thuộc
xác định để tìm ra những mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng;
quan hệ nhân quả của các hiện tượng để xây dựng nên các nguyên lý, quy
luật, định luật rồi trở lại vận dụng để nghiên cứu những vấn đề của thực
tiễn. Bởi vậy, việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển
năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn là thực sự cần thiết, tạo
tiền đề vững chắc cho học sinh, giúp học tự tin hơn khi bước vào cuộc
sống.Toán học không phải là những công thức vô bổ mà nó gắn liền với sự
phát triển của loài người, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đời sống sản xuất
xã hội

I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
2


Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được
cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực

và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết
vấn đề, đặc biệt đánh giá năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào cuộc
sống; coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong
quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các
hoạt động dạy học và giáo dục.
Giáo dục từ lâu đã được coi là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là trong những năm
gần đây giáo dục càng trở nên quan trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về
nguồn lực con người càng tăng càng đòi hỏi chất lượng dạy và học cần phải được
nâng cao để có được sản phẩm con người phát triển một cách toàn diện cả về trí
tuệ lẫn nhân cách – đó là nguồn nhân lực lao động sáng tạo, là chủ thể để xây
dựng đất nước. Bởi vậy việc chuẩn bị cho học sinh những phẩm chất, kiến thức
và kỹ năng gắn liền với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết trong nhà trường
phổ thông hiện nay. Thời đại ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ
xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và cũng được đổi mới một cách cực kì nhanh
chóng. Hệ thống giáo dục theo đó cũng đặt ra những yêu cầu mới. Từ việc thi thố
tài năng bằng sự thuộc lòng những hiểu biết “uyên thâm”, chuẩn mực người giỏi
là “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đã dần thay thế bởi năng
lực ra những quyết định sáng tạo trong các tình huống không ngừng biến động
của cuộc sống.
Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt nam trên con đường hội nhập và phát triển thì
đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học phổ thông là hết sức cần thiết.
Luật giáo dục năm 2005, điều 28.2 nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh”. Nền giáo dục mới đòi
hỏi không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà nhân loại đã tìm ra mà còn phải
bồi dưỡng cho học tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, tức là
đào tạo những con người không chỉ biết mà phải có năng lực hành động.

Đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học chương 2 lớp 10 vào
thực tiễn cuộc sống” cho học sinh được triển khai xây dựng với mong muốn góp
một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng dạy học môn toán 10, nhằm phát triển
một số phẩm chất và năng lực cho học sinh Trường THPTĐINH TIÊN HOÀNG
Vũng Tàu và đáp ứng yêu cầu thi tuyển sinh vào Đại học.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3


I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp liên môn.
1. Cơ sở lý luận
Hiện nay chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông vừa
là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá của các
trường trung học phổ thông.
* Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:
 Lấy người học làm trung tâm.
 Định hướng, phân hóa năng lực người học.
 Dạy và học các năng lực thực tiễn
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một phương pháp mới đem đến cho giáo dục giá
trị thực tiễn. Với mong muốn học sinh được tiếp cận với tri thức nhiều lĩnh vực,
liên quan và hỗ trợ nhiều phân môn cùng giải quyết vấn đề thực tiễn, có thể vận
dụng kiến thức các lĩnh vực của môn học khác để giải quyết tình hình thực tế.
Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn:
 Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học,
những năng lực rõ ràng.
 Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự
tính được những điều cần thiết cho học sinh.
 Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học
sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
 Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.

=> Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích
cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn
đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên
môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được
khối lượng và chất lượng thông tin.
* Các quan điểm tích hợp trong dạy học hiện nay:
 Tích hợp “đơn môn”: Xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của
một môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.

4


 Tích hợp “đa môn”: Một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với
những kiến thức, kỹ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn tiếp
tục được tiếp cận riêng, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung.
 Tích hợp “liên môn”: Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn
đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức,
kỹ năng của những môn học khác nhau.
 Tích hợp “xuyên môn”: Nội dung học tập hướng vào phát triển những kỹ
năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dụng vào tất cả các môn học
trong việc giải quyết các tình huống khác nhau.
2. Cơ sở thực tiễn
 Thực tế giáo dục Việt Nam: quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một
số môn học ở bậc tiểu học từ thời Pháp thuộc và ngày nay vẫn được định
hướng ở nhiều cấp học.
 Chương trình Toán học trong nhà trường phổ thông có nhiều tiềm năng, cơ
hội để xác định, xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp trong môn học
hoặc với các môn khoa học liên quan như Lý, Hóa,...
 Ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng, việc nâng cao chất lượng thực sự cho
học sinh là việc làm luôn được BGH chú trọng và được giáo viên nhận

thức sâu sắc. Chính vì vậy mà việc học tập, nghiên cứu tìm ra những biện
pháp tối ưu trong giảng dạy luôn được phát huy cao ở bất kỳ bộ môn nào.
Đặc biệt giáo viên là người đã từng trãi nghiệm và trực tiếp giảng dạy.
 Trong trường THPT, môn Toán giữ vai trò quan trọng, là “chìa khoá” giúp
HS mở những “cánh cửa” đi vào các môn học khác. Nhưng ngươc lại chỉ
có 1 vài môn hỗ trợ cho việc nắm kiến thức ở môn Toán. Vì thế trong quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu và dạy học thử nghiệm tích hợp liên
môn cho môn Toán học chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi và
khó khăn nhất định.
 Thuận lợi:
 Nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động, tổ được
trang bị máy tính được nối mạng, có máy chiếu...

5


 Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thư viện trường có sách tham khảo cho
các môn học.
 Áp dụng các công thức đã học cho các em lồng ghép tính toán các số liệu,
chiều cao, dài, rộng của các công trình thế kỷ, kỳ quan thế giới…khơi dậy
trí tò mò, ham học hỏi tạo hứng thú cho các em nắm bài chắc chắn hơn,
hiểu được toán học quay trở lại phục vụ cuộc sống.
 Dạy học tích hợp lồng ghép các môn khác giảm bớt sự căng thẳng nhàm
chán do đặc thù của môn toán, lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh. Giúp
các em áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn.
Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự
phân công, lao động hợp tác trong xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc
giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá
nhân để hoàn thành công việc
Trong hoạt động hợp tác mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm nhưng mỗi

cá nhân được phân công làm một nhiêm vụ cụ thể, phối hợp với nhau để đạt mục
tiêu chung. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác
dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng đời sống xã hội trong đó mỗi người sống
và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. Đây là một sự
chuẩn bị rất cần thiết khi mà HS của chúng ta ra trường rất thiếu kỹ năng làm
việc thực tiễn
 Dạy học tích hợp giúp học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ
giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với
lớp học, thêm vào đó học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang lại
không khí thân thiện, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ trên cơ sở cố gắng hết sức
và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng
và có giá trị như nhau, được xem xét cân nhắc cẩn thận, do đó khắc phục được
tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia
hoạt động đặc biệt là giữa GV và HS

6


 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp, liên môn hình thành và
thúc đẩy tư duy trong quá trình làm việc nhóm của giáo viên và học sinh.
 Khó khăn:
 Về phía học sinh( đối với học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng)
 Tính tự giác, khả năng tự học của học sinh chưa cao.
 Mặt bằng kiến thức của học sinh nói chung thuộc mức trung
bình ngoại trừ ba lớp khá giỏi ở mỗi khối.
 Học sinh chưa hệ thống được kiến thức, khả năng tư duy tổng
hợp của học sinh còn yếu.
 Đa số học sinh đều có sức ì lớn và tâm lí ngại thay đổi tìm tòi,
ngại khó khăn, vẫn mang tư duy lối mòn cũ.
 Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến

thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Toán.
 Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu
cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm
cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc
học tập.
 Về phía giáo viên
Việc đổi mới phương pháp dạy –học là vấn đề cấp bách hiện nay, tuy nhiên
giáo viên vẫn còn lúng túng khi lựa chọn phương pháp, tình huống thích hợp.
Chính vì vậy trong việc dạy học người giáo viên phải biết khai thác các bài học,
các chương có tính chất kết hợp – liên môn ở các mức độ khác nhau; tổng quát
cần phân tích ra thành các bài toán đơn giản và ngược lại đi từ bài toán đơn giản
đến bài toán khó hơn, mang tính tổng quát để hình thành cho các em nắm vững
hơn các kỹ năng giải các dạng toán đã học; có vận dụng kiến thức các bài học
khác, môn học khác mà không làm thay đổi cấu trúc bài dạy. Đa số giáo viên đều
có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến
học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :

7


 Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ
học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
 Thực tế việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn phải có sự phối kết hợp
làm việc nhóm giữa nhiều giáo viên các bộ môn nên tốn thời gian.
 Việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu gặp phải nhiều khó khăn.
 Nhiều giáo viên trong tổ chưa được tập huấn về dạy học theo chủ đề tích
hợp liên môn.
 Bản thân mỗi giáo viên để soạn giáo án liên môn phải xây dựng bài giảng
điện tử phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư công sức cho bài dạy,
và gặp không ít khó khăn khi tìm hình ảnh minh hoạ, tư liệu dẫn chứng

phù hợp.
 Hiện nay, nhiều giáo viên đã nỗ lực học hỏi, đổi mới phương pháp, sử
dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để người học được phát huy tính chủ
động tiếp nhận bài học. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn quan điểm và
cách thực hiện chưa nhất quán về tích hợp liên môn.
 Có ý kiến phản đối hoặc thờ ơ với phương pháp tích hợp liên môn, không
ít người đã đứng ngoài để từ chối. Có nhiều lý do khách quan và chủ quan
làm cho họ không thể từ bỏ phương pháp dạy học truyền thống, truyền
giảng và áp đặt kiến thức một chiều theo kiểu “thầy đọc, trò chép”. Hoặc
không giao việc cho học sinh trong quá trình học tập.
 Giáo viên được trang bị phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực nhưng việc sử dụng dạy học chưa thường xuyên hoặc kém hiệu quả.
 Thời gian của giáo viên hạn hẹp, kiến thức xã hội thường cập nhật kém các
ngành khác.Cùng đó, việc sử dụng phương tiện, phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực trong giờ thi giảng mang tính “trình diễn, minh họa” chưa
chú trọng và thực hiện giải pháp đồng bộ nhằm kích thích hoạt động chủ
động tiếp nhận của học sinh.
Với thực tế này thì việc thực hiện phương pháp tích hợp chỉ dừng lại ở phạm vi
nhỏ, chưa phổ biến và chưa lan tỏa nên dù cho phương pháp tiến bộ và hữu ích
nhưng hiệu quả còn rất hạn chế.
II.Giải pháp cho dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Toán
1. Lên kế hoạch, chọn bài giảng phù hợp:
8


 Mỗi giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học
tích hợp liên môn, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn Toán
ở từng khối lớp để xác định được các nội dung, bài dạy dễ tích
hợp liên môn như:dạng toán thống kê, toán giải bài toán bằng cách
lập phương trình,...

2. Soạn giáo án chuẩn bị đồ dụng dạy học.
 Tiến hành soạn giáo án, lồng ghép vào các tiết học cụ thể. Xác định trọng
tâm và xác định nội dung tích hợp sao cho vừa đảm bảo trọng tâm bài học
vừa tự nhiên gần gũi.
 Chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết như: Tranh ảnh, bảng phụ…
 Các tư liệu về rác thải, ô nhiễm môi trường, nhiệt độ địa phương……
3. Kết hợp với các giáo viên bộ môn có liên quan
 Tự tìm kiếm tư liệu trong sách vở, trên mạng hoặc kết hợp với đồng nghiệp
4. Tiến hành lồng ghép, phù hợp, hiệu quả
 Giáo viên chọn nội dung tích hợp phù hợp với tiết dạy. Tích hợp với thời
lượng, dung lượng phù hợp, không tham lam, làm mờ nhạt trọng tâm.
 Tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp trong các bước lên lớp, phù hợp với tiến trình
bài giảng.
 Nội dung tích hợp phải ngắn gọn, súc tích làm cho bài học sinh động và làm
nổi bật trọng tâm.
5. Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu bài học.
 Giáo viên giao việc cho học sinh, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học bằng
cách sưu tầm tư liệu có liên quan.
 Yêu cầu học sinh tìm hiểu về các tác hại của việc ô nhiễm môi trường: rác
thải, tiếng ồn, khí thải công nghiệp, chặt phá rừng, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên,…
III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP :
1. Mục tiêu của giải pháp:
Đối với bài “tổng và hiệu hai vectơ”:
 Biết cách dựng tổng hai véc tơ.
9


 Biết vận dụng các quy tắc và tính chất của phép cộng hai véc tơ để
xác định tổng của hai hay tổng của nhiều véc tơ.

 Biết cách dựng véc tơ hợp lực (môn Vật lí) và tính độ lớn của lực
tổng hợp.
 Biết sử dụng các trường hợp đặc biệt của quy tắc ba điểm để làm các
bài toán về cộng vận tốc trong môn Vật lí.
 Học sinh biết vận dụng các kiến thức của bài học để giải thích các
hiện tượng trong cuộc sống, đưa ra cách giải quyết công việc trong
thực tế một cách tối ưu nhất.
 Rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy…
 Đối với bài “ Các hệ thức lượng trong tam giác”:
 Biết vận dụng định lí cosin, định lí sin và công thức quãng đường
theo vận tốc thời gian; các đơn vị đo trên biển đảo và đất liền.
 Sử dụng định lí cosin, định lí sin và am hiểu về xã hội sẽ đạt được
dự án này.
 Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức liên môn : Toán; Vật
lý; Địa lý; Lịch sử; GDCD; máy tính tìm hiểu các tỉ số lượng giác,
tính toán, công nghệ thông tin: tra mạng và lời văn diễn đạt để giải
quyết các tình huống thực tiễn đặt ra trong dự án này.
 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ hình, quan sát, suy luận một cách
chính xác và logic.
 Đối với bài “Phương sai và độ lệch chuẩn”
 Giúp các em nắm được và hiểu rõ khái niệm phương sai, độ lệch
chuẩn của dãy số liệu thống kê và ý nghĩa của chúng.
 Biết vận dụng kiến thức của các môn học Toán học, Hoá học, Địa lý,
Sinh học, ngữ văn và Giáo dục công dân vào để giải thích tác hại và
việc đẩy lùi khói thuốc.
 Giáo dục ý thức tránh xa thuốc lá, vì một môi trường không khói
thuốc. Cụ thể là, chính bản thân các em học sinh không sử dụng và
tuyên truyền cho mọi người xung quanh tránh xa khói thuốc.
 Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến
thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.

2. Tổ chức thực hiện:
a. Đối với bài “Tổng và hiệu hai vectơ”:
10


Tích hợp nội dung bài học vào các môn học khác và thực tiễn.
Đặt vấn đề: Nội dung của bài học hôm nay có nhiều ứng dụng trong các môn học
khác cũng như trong cuộc sống.
Hoạt động của giáo viên: *Tích hợp môn vật lý:
Giáo viên đưa ra ví dụ
Một con thuyền chạy trên dòng sông. Vận tốc động cơ đẩy thuyền là 35
km/h. Vận tốc dòng nước đẩy thuyền là 2 km/h.
a)Tính vận tốc thực tế con thuyền biết thuyền chạy xuôi dòng.
b)Tính vận tốc thực tế con thuyền biết thuyền chạy ngược dòng.
Hình ảnh thuyền ngược dòng.

Hoạt động của học sinh: Một học sinh đứng tại chỗ trả lời.
 Khi con thuyền chạy xuôi dòng:
Vận tốc con thuyền = vận tốc của động cơ + vận tốc của dòng nước.
 Khi con thuyền chạy ngược dòng:
Vận tốc con thuyền = vận tốc của động cơ - vận tốc của dòng nước.
Do đó:
Vận tốc con thuyền khi chạy xuôi dòng là:
35+2=37 (km/h).
Vận tốc con thuyền khi chạy ngược dòng là:
35-2=33 (km/h).
Sử dụng kiến thức: Các trường hợp đặc biệt của quy tắc ba điểm.
GV: Các em đã vận dụng nội dung nào của bài học để giải quyết ví dụ này.
11



GV: Con thuyền đi xuôi dòng có vận tốc lớn hơn khi đi ngược dòng. Trong thực
tế chúng ta gặp các trường hợp tương tự.
*GV liên hệ thực tế:

Hình ảnh đi xe đạp xuôi gió

Hình ảnh đi xe đạp ngược gió
+ Khi các em đi xe đạp, nếu đi xuôi theo chiều gió thì ta đi nhanh hơn, đạp xe
thấy nhẹ hơn (tốn ít năng lượng hơn), nếu đi ngược gió thì ta bị đi chậm hơn, mệt
hơn (tốn nhiều năng lượng hơn).
* Tích hợp kỹ năng sống:
+ Các bác nông dân phun thuốc sâu xuôi hay ngược theo chiều gió?

12


HS: Phun thuốc sâu xuôi theo chiều gió để hạn chế hít phải thuốc sâu.
*Tích hợp môn vật lý:
GV: Vận dụng quy tắc hình bình hành để giải thích 2 hiện tượng.
Hiện tượng 1: Kéo thuyền.

Con thuyền chuyển động theo hướng nào?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên đưa hình ảnh đáp án.

13


Hiện tượng 2: Hai người tát nước
Gàu nước chịu tác dụng của những lực nào?

Nó chuyển động theo hướng nào?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên đưa hình ảnh đáp án.

GV chốt lại: Trong môn Vật lí, quy tắc hình bình hành được áp dụng để xác định
hợp lực của nhiều lực đồng quy cùng tác dụng lên một vật. Vật chuyển động theo
hướng của hợp lực.
*Cùng nhìn nhận lại bài toán tổng quát của ví dụ :Cho 2 véc tơ
CMR: .
*Bài toán tổng quát:
Cho n véc tơ

. CMR:

Dấu bằng xảy ra khi 2 véc tơ cùng hướng.
14


Đây là một bất đẳng thức rất quan trọng về độ dài véc tơ. Sau này các em có
thể sử dụng bất đẳng thức này vào chứng minh các bất đẳng thức đại số, giải
phương trình, bất phương trình, hệ phương trinh, hệ bất phương trình. Đặc biệt
dùng để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn nhạc trong bài hát “Hò kéo pháo” (tích
hợp với âm nhạc).

GV: Bây giờ cả lớp cùng nghiên cứu công việc kéo pháo của các chú bộ đội.
GV mô tả: Pháo di chuyển trên địa hình đồi núi dốc (coi di chuyển trên mặt
phẳng nghiêng). Pháo chịu tác dụng của các lực nào?
uur
N


ur
P2

uuur
Fms

ur
P

uur
Fhl

uur
Fk

ur
P1

HS: Trọng lực phân tích thành 2 lực .
15


Theo phương dọc theo mặt phẳng nghiêng thì pháo chuyển động theo hướng với
;
độ lớn

.

GV: Ta có độ lớn của 2 lực không đổi.Vậy để công việc kéo pháo đạt hiệu quả
nhất cần độ lớn của lực lớn nhất. Các chú bộ đội đã kéo pháo như thế nào?

HS: Tất cả cùng kéo một lúc (sau tiếng hô 2, 3 của chú đội trưởng). Và mọi
người kéo với các lực kéo cùng hướng để lực kéo tổng hợp có độ lớn lớn nhất
(bằng tổng độ lớn của các lực kéo của các chú bộ đội).
Giáo viên cho học sinh xem video để kiểm tra câu trả lời của học sinh. Giáo viên
bổ sung thêm: Khi pháo nhích lên được một chút sau một nhịp kéo, có một chú
bộ đội đi đằng sau lấy một vật chèn pháo.
*Tích hợp môn văn học:
GV: Cho biết các câu khẩu hiệu, các câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần đoàn
kết?
HS: Khẩu hiệu:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.”
Câu ca dao:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
* Tích hợp môn công dân:
Trong một tập thể, các thành viên cùng chung một chí hướng (các véc tơ cùng
hướng) thì sức mạnh tập thể (độ dài véc tơ tổng) được tăng lên. Nếu các cá nhân
trong tập thể mâu thuẫn với nhau, không đoàn kết thì sức mạnh của tập thể đó bị
suy giảm. Như vậy, chúng ta cần nêu cao tinh thần đoàn kết. Đoàn kết trong lớp,
trong nhà trường, trong gia đình, làng xóm, đoàn kết cả dân tộc. Dân tộc Việt
Nam nhờ có tinh thần đoàn kết có thể vượt qua thiên tai, bệnh tật, chiến thắng
giặc ngoại xâm và xây dựng thắng lợi đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Liên hệ môn lịch sử và môn công dân.

16


Giáo vên cho học sinh xem lại những hình ảnh tiêu biểu trong chiến dịchĐiện
Biên Phủ.


Qua ví dụ kéo pháo, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
Nhờ có tinh thần đoàn kết mà một dân tộc Việt Nam nhỏ bé với vũ khí thô sơ đã
làm lên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là chiến
thắng tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng,
nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ giàu hình ảnh để ca ngợi chiến dịch Điện
Biên Phủ:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”,
Cũng trong bài thơ HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN của nhà thơ Tố Hữu đã
viết:
Kháng chiến ba nghìn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như Huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng!
17


 Đối với bài “ các hệ thức lượng trong tam giác”:
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát "Gần lắm Trường Sa" và trình chiếu một số
hình ảnh minh họa.
Giáo viên đặt vấn đề: Đảo Trường Sa là đảo san hô thuộc cụm Trường Sa của
quần đảo Trường Sa. Đảo có diện tích bao nhiêu? Các em sẽ có câu trả lời qua
bài toán sau
Bài toán 1: Đảo Trường Sa có hình dạng là một tam giác vuông. Số đo cạnh
huyền và cạnh góc vuông lần lượt là 789m và 630m. Tính diện tích của đảo
Trường Sa.

2

2
Giải:Chiều dài của cạnh góc cuông còn lại là: 789  630 ; 475 (m)

Diện tích của đảo Trường Sa là:
S;

1
.630.475 ; 15000
2
2
(m )

18


2
Vậy diện tích của Đảo Trường Sa gần bằng 0,15km HS đọc và suy nghĩ

H: Em đã biết những công thức nào để tính diện tích tam giác?
HS: Có 5 công thức tính
H: Đối với bài toán này ta nên dùng công thức nào để tính diện tích?
HS:

S

1
1
a.ha
S  ab sin C
2

2
hoặc

GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và ghi lời giải vào giấy A3. Đại diện các
nhóm dán kết quả lên bảng.
HS trao đổi và nhận xét kết quả của nhóm khác.
GV kết luận, cho điểm và khen nhóm có kết quả nhanh và chính xác nhất.
GV rút ra nhận xét:
Môn Toán là môn khoa học cơ bản, là nền tảng để các ngành khoa học khác phát
triển trong đó có môn Địa lý. Bài toán trên là một ví dụ, cho các em thấy được
tầm quan trọng và mối liên hệ chặt chẽ giữa môn Toán với môn Địa Lý. Vì vậy,
các em cần học tốt và nắm vững kiến thức của hai môn này. Đồng thời biết sử
dụng kiến thức của môn này để giải quyết các vấn đề của môn kia. Ngoài ra trong
Địa Lý còn có rất nhiều vấn đề cần sự hỗ trợ của môn Toán, các em về nhà có thể
tìm hiểu thêm.
Giáo viên liên hệ và chiếu một số hình ảnh minh họa:

19


Đảo Trường Sa có hình dạng là một tam giác vuông với cạnh huyền nằm theo
hướng Đông Bắc - Tây Nam, diện tích khoảng 0,15km 2. Bề mặt của đảo cao từ
3,4m đến 5m so với mực nước biển, vành san hô của đảo cũng nhô lên khỏi mặt
nước khi thủy triều lên xuống; khí hậu mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp. Thực
vật chủ yếu là cây bàng vuông, muống biển, phi lao, xương rồng. Đảo luôn bị
nhòm ngó vì quần đảo Trường Sa tuy diện tích nhỏ nhưng nằm trong những
đường giao thông hằng hải lớn trên thế giới, có nguồn hải sản dồi dào và tiềm
năng dầu khí. Hiện nay nước ta đang kiểm soát đảo Trường Sa, nhà nước cũng đã
đưa dân ra đảo sinh sống và xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường
băng, cảng cá, trạm khí tượng, lớp học, trạm xá... Tình cảm của quê hương dành

cho Trường Sa được các nhạc sỹ viết nên qua các ca khúc:Gần lắm Trường Sa,
mưa Trường Sa, Trường Sa tình yêu của tôi...
Với trách nhiệm của một công dân Việt Nam chúng ta cần học tập và rèn luyện
để có thể bảo vệ những hòn đảo thân yêu khỏi các thế lực thù địch.
20


 Bài toán 2:Tích hợp lịch sử
Bài 1:
Giáo viên trình chiếu

Học sinh đọc bài toán, suy nghĩ và vẽ hình.

GV gọi một HS lên bảng vẽ hình minh họa.
GV chỉnh sữa lại hình vẽ nếu cần.
GV: Nếu gọi khu vực hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 là A, khu vực
tàu Việt Nam đang hoạt động là H, vị trí máy bay ở độ cao 1500m trên khu vực
tàu Việt Nam là B thì bài toán yêu cầu tính cái gì?

HS: Tính góc BAH

H: Sử dụng kiến thức nào để tính góc đó?
HS: Dùng hệ thức lương trong tam giác vuông hoặc định lý Sin.
GV: Dùng cách nào tính nhanh hơn?
HS: Dùng hệ thức lượng trong tam giác vuông.
GV: Ta đã biết những yếu tố nào rồi?
0

HS: A  90 , BA  1500m , AH  10 hải lý


GV gọi một HS lên bảng trình bày câu a.
GV cho HS nhận xét bổ sung nếu có.

21


GV yêu cầu HS lần lượt trả lời câu b, c và d. Nếu HS không trả lời được thì GV
giúp học sinh trả lời bằng cách trình chiếu hình ảnh sau

GV liên hệ: Ngày 02/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD - 981 ra khoan tại
0
0
vị trí có tọa độ 15 29 '58" vĩ Bắc – 111 12 '06" kinh Đông. Người phát ngôn Bộ

Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định vị trí tọa độ hoạt động của giàn
khoan HD-981 nêu trên nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Trung Quốc đã điều 80 tàu trong đó có các tàu chiến trang bị vũ khí hạng nặng,
máy bay uy hiếp Cảnh sát biển Việt Nam, có hành động ngang ngược, hăm doạ,
khiêu khích đâm vào tàu Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ trên vùng biển làm bị
thương 6 chiến sĩ của ta.
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã đưa quân đánh chiếm Hoàng Sa, tiếp
đến ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc đưa quân đánh toàn biên giới phía
bắc, thêm nữa ngày 14 tháng 3 năm 1988 Trung Quốc lại đưa quân đánh chiếm
Trường Sa. Và giờ đây Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 thuộc sở hữu của
Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đến khoan tại thềm lục
địa Việt Nam. Việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã
xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần "16 chữ
vàng và 4 tốt" mà hai nước đã ký kết.

Rõ ràng Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam là một sự thật không thể chối
cãi, thế mà bọn chúng còn nguỵ biện, cáo buộc Việt Nam cố tình gây ra các cuộc
đụng độ trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố sẵn sàng đàm phán sau khi Việt Nam
rút các tàu về. Trung Quốc đã bội tín, bác bỏ mọi ban giao, hữu nghị giữa hai
22


nước láng giềng cùng chế độ Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy đã đến lúc chúng ta không
cần thiết phải "nhân nhượng" nữa.
So với thời kỳ 1954 chúng ta đánh trận Điện Biên Phủ lẫy lừng 5 châu, chấn
động địa cầu và 1972 chúng ta đánh trận Hà Nội 12 ngày đêm - "Điện Biên Phủ
trên không" oanh oanh liệt liệt. Đến hôm nay đất nước ta cơ bản đã đổi mới, tiềm
lực kinh tế, quân sự đã mạnh hơn trước rất nhiều, ý Đảng lòng dân là một. Do đó,
chúng ta hoàn toàn có thể làm một trận "Điện Biên Phủ trên biển" .
Bài 2: Ngày 14/3/1988 lúc tàu HQ 505 của Việt Nam di chuyển về bãi cạn san
hô (I) của đá cô lin để cắm cờ chủ quyền , khi đến điểm B cách điểm (I) là 1,05
hải lý thì bị pháo 85,100 hải lý trên tàu Trung Quốc ở vị trí A bắn trúng vào
buồng máy hư, kho tàu HQ 505 bị bốc cháy, được chiến sĩ của ta sửa chữa và dập
tắt lửa tăng hết công suất lao về bãi cạn san hô (I)của bãi đá cô lin và cắm được
0
0
0
ˆ
ˆ
ˆ
cờ tại điểm K trên bãi đá cô Lin biết rằng I  90 ; IAK  17 ; IBK  26

a/ Tính khoảng cách giữa tàu của ta và tàu Trung Quốc ?
b/ Bãi đá cô lin có hình dạng thế nào ? mỗi cạnh bao nhiêu hải lý ?
c/ Khu vực bãi đá cô lin thuộc quần đảo nào ?

Sau cuộc chiến năm 1988 Việt Nam bị Trung Quốc

A
170

chiếm giữ trái phép đảo nào ?
Giải

B
260

IB = 1,05 hải lý �1945m
Trong tam giác IKB có
I

ˆ  IK � IK  1945.tan 260 �842m
Iˆ  900 � tan IBK
IB
Theo

K

pitago:

BK2

=IK2+IB2=8422+19452 =>BK=2119m
Áp dụng định lí sin vào tam giác ABK

23



BK
AB

ˆ
ˆ
sin AKB
sin IAK
ˆ  260  170  90
ˆ  IBK
ˆ  BAK
Mà AKB

Do đó
ˆ
BK .sin AKB
2119.sin 90
AB 

�1132m �0,61
ˆ
sin17 0
sin IAK
hải lý
Vậy khoảng cách của ta và tàu Trung Quốc lúc đó khoảng 0,61 Hải lý.
b/ Bãi đá cô lin có dạng như tam giác,có cạnh hơi cong ?Mỗi cạnh khoảng một
hải lý
c/ Khu vực bãi đá cô lin thuộc quần đảo trường sa.
Sau cuộc chiến năm 1988 Việt nam bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép đảo : Giạt

ma,…
Bài 3Muốn đo chiều cao của Tháp Chàm Por Klong Garai ở Ninh Thuận
Người ta lấy hai điểm A và B trên mặt
đất có khoảng cách AB = 12 m cùng
thẳng hàng với chân C của tháp để đặt
hai giác kế .Chân của giác kế có chiều
cao h = 1,3 m. Gọi D là đỉnh của tháp
và hai điểm M;N cùng thẳng hàng với
C1 thuộc chiều cao CD của tháp.
0
0
ˆ
ˆ
Người ta đo được DMI  49 ; DNI  35

a/ Tính chiều cao CD của tháp ?
b/ Tháp Chàm Por Klong Garai nằm trên
ngọn đồi có tên là gì ? ở đâu ?
c/ Vì sao tháp lại được gọi là một quần thể ?
d/ Trong tháp hiện đang thờ vị vua nào ?

D

Giải
a/Áp dụng định lí sin trong tam giác A1B1D
C1
C

490 A1 350
1,3m

A

24
12m B

B1


DA1
A1B1

ˆ
sin A1Bˆ1D sin B1DA
1
ˆ  C Aˆ D  A Bˆ D  490  350  140
B1DA
1
1 1
1 1
A1B1.sin A1Bˆ1D 12.sin 350
� DA1 

�29m
ˆ
sin140
sin B DA
1

1


Trong tam giác vuông A1C1D:
DC1  A1D.sin DAˆ1C1  29.sin 490  20,1m

mà CD = DC1 + CC1 = 20,1 + 1,3 =21,4m
Vậy chiều cao của tháp là khoảng 21,4m.
b/ Tháp Chàm Por Klong Garai nằm trên ngọn đồi trầu, phường Đô Vinh, thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm.
c/ Tháp là một quần thể gồm tháp chính, tháp lửa và tháp cổng.
( theo quan niệm của người chăm : tháp lửa là nơi an nghĩ và chứa đồ vật cho
người sưa kia. Tháp cổng là nơi dừng chân nghĩ ngơi tĩnh tâm trước khi vào tháp
chính).
d/ Trong ngôi tháp chính thờ vị vua Po klong Garai (1151 – 11205) với biểu
tượng Mukha – linga. Ngài là người có công trạng to lớn trong việc xây dựng hệ
thống dẫn thủy nhập điền phục vụ nông nghiệp cho người chăm trong vùng.
Tích hợp với vật lý:
BÀI TOÁN 1:

HS nghiên cứu bài toán.
GV nêu các câu hỏi hướng dẫn học sinh:
25


×