Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Diễn xướng múa, hát trong đám cưới của người khmer tỉnh trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.78 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ...................................................................................v
Danh mục các bảng ......................................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......................... 2
2.1. Những nghiên cứu về đám cưới của người Khmer .................................................. 2
2.2. Những nghiên cứu về nghệ thuật diễn xướng của người Khmer ............................... 4

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 7
3.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 7
3.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 7

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 7
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ...................................... 8
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 8
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ................................................................................. 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN XƯỚNG MÚA,
HÁT TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH .............. 10
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................10
1.1.1. Các khái niệm liên quan .................................................................................... 10
1.1.2. Diễn xướng múa, hát của người Khmer ............................................................. 13

1.2. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH .......................14
1.3. NGUỒN GỐC CỦA NGHI LỄ VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐAM CƯỚI CỦA
NGƯỜI KHMER.......................................................................................................................19
1.3.1. Các sự tích liên quan đến lễ cưới của người Khmer ............................................ 19
1.3.2. Quy trình tổ chức lễ cưới của người Khmer ....................................................... 28


CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM DIỄN XƯỚNG MÚA, HÁT TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA
NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH ......................................................................... 36
2.1. CHỦ THỂ VÀ KHÔNG GIAN DIỄN XƯỚNG ..........................................................36
iii


2.1.1. Chủ thể diễn xướng ........................................................................................... 36
2.1.2. Người thưởng thức diễn xướng.......................................................................... 39
2.1.3. Không gian, thời gian và không khí diễn xướng ................................................. 41

2.2. BÀI BẢN VÀ HÀNH ĐỘNG DIỄN XƯỚNG MÚA, HÁT GẮN VỚI NGHI THỨC
HÀNH LỄ TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH ...............43
2.2.1. Bài bản và hành động diễn xướng hát trong đám cưới của người Khmer tỉnh Trà Vinh 46
2.2.2. Bài bản và hành động diễn xướng múa trong đám cưới của người Khmer tỉnh Trà Vinh 57

CHƯƠNG 3. VĂN HÓA KHMER TRONG DIỄN XƯỚNG MÚA, HÁT ĐÁM CƯỚI
CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH, TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI ...... 62
3.1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG DIỄN XƯỚNG MÚA, HÁT LỄ
CƯỚI CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH ...............................................................62
3.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG DIỄN XƯỚNGDIỄN MÚA, HÁT TRONG
ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY ....................66
3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ VĂN
HÓA TRONG DIỄN XƯỚNG MÚA, HÁT ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI KHMER
TỈNH TRÀ VINH....................................................................................................................71
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 77
PHỤ LỤC

iv



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ÂN:

Âm nhạc

DX:

Diễn xướng

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

NB:

Nam Bộ

TV:

Trà Vinh

VH:

Văn hóa

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Tình hình cơ cấu dân số, dân tộc trong tỉnh TV

15

Bảng 1.2

Bảng phân bố cơ cấu dân tộc Khmer tỉnh TV

15

Bảng 2.1

Bài bản ÂN trong lễ cưới truyền thống người Khmer ở TV

44

Bảng 3.1

Vai trò DX múa, hát trong lễ cưới của người Khmer hiện nay

67


Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Người DX và thưởng thức DX trong lễ cưới của người Khmer
hiện nay
Về không gian và thời gian DX trong lễ cưới của người Khmer
hiện nay
Về cách thức tổ chức, sắp xếp các bài múa, hát trong đám cưới
của người Khmer tỉnh TV hiện nay

68

68

69

Về các yếu tố DX múa, hát trong đám cưới của người Khmer
ở TV hiện nay có thay đổi so với truyền thống

vi

69


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trà Vinh (TV) là một trong hai tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có
đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời và đông đúc nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 31,55%

dân số toàn tỉnh (Số liệu do Ban Dân tộc tỉnh TV cung cấp ngày 23/3/2016). Đồng bào
dân tộc Khmer cư trú xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trên khắp các huyện, thị, thành
phố trong tỉnh. Trải qua quá trình cộng cư cùng với các dân tộc khác, với tư cách là một
thành viên độc lập trong cộng đồng lớn ấy, người Khmer TV đã góp vào kho tàng văn
hóa (VH) chung của khu vực và cả nước những tài sản VH độc đáo, có giá trị. Trong
đó, nổi bật là những đóng góp về mặt văn học nghệ thuật.
Nói đến văn học nghệ thuật của người Khmer, có lẽ chúng ta không thể không
nhắc đến những bài dân ca, những làn điệuâm nhạc (ÂN) đậm đà màu sắc dân tộc. Có
thể nói, với đồng bào Khmer TV, các bài dân ca không chỉ nhằm mục đích giải trí, làm
nguôi ngoai cảnh sống còn nhiều khó khăn, vất vả mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu
sắc và mang tính nhân văn đậm nét. Trong đó, diễn xướng (DX) múa, hát trong đám
cưới của người Khmer phản ánh nhiều mặt trong đời sống VH như: phong tục tập quán,
tình cảm, tâm hồn, tính cách, những phẩm chất tốt đẹp, những quan niệm về hôn nhân
gia đình truyền thống, góp phần tô đậm bản sắcVH của đồng bào, làm nên diện mạo
riêng, độc đáo của tộc người.
Lễ cưới của người Khmer TV được gọi là Phithi Apea – Pipea. Lễ cưới được
tổ chức theo phong tục cổ truyền, có thể nói là một diễn trình thực hiện những lễ
nghi, trò diễn nối tiếp nhau. Trong lễ cưới truyền thống của người Khmer NB nói
chung, người Khmer của tỉnh TV nói riêng, ÂN đóng vai trò rất quan trọng. Không
có lễ cưới nào nào mà không có ÂN. Đó là nét đặc trưng trong VH của người Khmer
NB. Nội dung của từng lễ thức được thể hiện bằng cách phối hợp giữa dàn nhạc lễ
cưới với những giai điệu ÂN, lời ca, động tác múa được gắn kết chặt chẽ với nhau
xuyên suốt trong quãng thời gian tiến hành lễ cưới. Giai điệu của mỗi bài ca, bản
nhạc được sử dụng như một phương tiện đóng góp tích cực trong quá trình chuyển
tải nội dung của hoạt động nghi lễ, mỗi bản nhạc khác nhau dành cho lễ thức khác
nhau. Xét góc độ ý nghĩa sử dụng, thì mỗi nội dung đều có một vai trò và vị trí nhất
định, gắn kết với quá trình hành lễ của vị Maha. Trong tất cả các bài ca, bản nhạc
đều có liên quan đến các nhân vật nổi tiếng trong các truyện dân gian, cổ tích, thần
1



thoại của người Khmer, như là truyện Preah Riêm lấy nàng Sê Đa, do Preah Môha
Mithe Rici làm chủ hôn; Keisna lấy Jali, do Preah Vessantara làm chủ hôn; hoặc
Preah Thông lấy nàng Neang Neak... Đồng thời, tất các nội dung các ÂN lễ cưới đều
thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
ÂN còn là những cung bậc ca ngợi tình yêu chung thủy sắt son của đôi vợ chồng trẻ.
Đồng thời, ÂN còn là những lời dạy cô dâu, chú rể về nhiệm vụ thiêng liêng của
người chồng, người vợ, người cha, người mẹ trong tương lai.
Cùng với ÂN, múa nghi lễ đóng một vai trò quan trọng trong lễ cưới của người
khmer. Phần lớn các bài hát trong các nghi thức của lễ cưới đều gắn với múa, bởi
một nghi thức là một trò diễn tổng hợp nhằm minh họa cho nội dung cho từng nghi
tiết của lễ cưới.
Nhìn chung, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của ÂN dân gian mang nhiều ý
nghĩa, giá trị cao đẹp. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian qua, công việc này dường như
chưa được quan tâm đúng mức. Phần lớn các công trình nghiên cứu khoa học được công
bố chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, nghiên cứu trên góc độ ÂN hoặc đơn thuần là giới thiệu
lời ca, bài nhạc của một số bài cụ thể. Trong khi đó, kho tàng ÂN dân gian của đồng bào
Khmer tỉnh TV thực tế còn khá nhiều và nếu không được quan tâm nghiên cứu thì tài
sản lớn ấy chắc chắn sẽ bị mai một.
Ngoài ra, khi nghiên cứu hát, múa trong đám cưới của người Khmer TV, chúng
tôi nhận thấy khoong theer thiếu đi mặt rung cảm nghệ thuật, ca từ và DX. Để hiểu được
một chỉnh thể nguyên hợp của VH dân gian, thì nghệ thuật DX trong dân ca đám cưới
của người Khmer là một thành tố cần được nghiên cứu và đánh giá một cách thỏa đáng
từ góc độ văn hóa học.Xuất phát từ thực tế và cách nhìn nhận trên, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài:“Diễn xướng múa, hát trong đám cưới của người Khmer tỉnh Trà Vinh”
cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1. Những nghiên cứu về đám cưới của người Khmer
Năm 1988, tác phẩm Tìm hiểu vốn văn văn hóa dân tộc Khmer Nam BộđượcNhà
xuất bản Tổng hợp Hậu Giang xuất bản. Tác phẩm đã khái quát quá trình sinh sống của

người Khmer trong mối quan hệ giao lưu VH với các dân tộc khác ở NB. Trong đó, tính
nhân văn sâu sắc trong VH truyền thống của dân tộc Khmer được bảo lưu qua các lễ
hội, những nghi lễ vòng đời,… Trong đó, diễn trình của lễ cưới của người Khmer được
2


miêu tả cụ thể với những phân tích, đánh giá để xác định những giá trị VH truyền thống,
độc đáo của người Khmer.
Năm 1990, cuốn sách Văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn
Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường ra đời đã có những tìm hiểu rộng mở hơn về
lịch sử và VH của người Khmer vùng NB. Tuy công trình không có phần dành riêng
cho lễ cưới của người Khmer nhưng qua những nội dung của phần mở đầu và ba phần
của cuốn sách đã giúp chúng tôi có cơ sở để phân tích sát thực nội dung thể hiện của các
bài ca dao dân ca của người Khmer.
Trần Văn Bổn trong Một số lễ tục dân gian người Khmer Đồng bằng sông Cửu
Long (1999)đã giới thiệu khá đầy đủ diện mạo VH của người Khmer về các mặt: tín
ngưỡng tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, văn học, nghệ thuật, ÂN, nghệ thuật tạo
hình...Đến năm 2002, trong Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ, ôngđã
giới thiệu khá toàn diện phong tục và lễ nghi trong vòng đời người Khmer NB. Sách
gồm hai phần. Trong phần một: Người Khmer NB, tác giả đã khái lược về lịch sử vùng
đất và cư dân NB cổ xưa; Cư dân khai phá vùng đất NB. Ởphần hai: Phong tục lễ nghi
trong gia đình người Khmer NB, tác giả đi sâu nghiên cứulễ tục trong sinh đẻ và nuôi
dạy con; lễ cưới hỏi; lễ tang và tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer NB. Đây là tài liệu
quan trọng cung cấp cho chúng tôi cơ sở lý luận chung về lễ cưới của người Khmer.
Trong Nghi lễ vòng đời người Khmer tỉnh Sóc Trăng (2010), Võ Thành Hùng
bên cạnh những kiến thức khái quát về các lễ tục liên quan đến việc sinh nở và nuôi dạy
con cái, lễ nghi cưới hỏi, các lễ tục liên quan đến tuổi già, tang, tế, những biến đổi trong
nghi lễ vòng đời người Khmer, tác giả còn tiếp cận nghiên cứu nghi lễ vòng đời người
Khmer tỉnh Sóc Trăng từ góc độ VH. Từ các góc độ VH nhận thức, VH ứng xử, từ
những giá trị tư tưởng, giáo dục, văn nghệ dân gian, tác giả đã làm sáng rõ các giá trị

VH Khmer đậm đà màu sắc dân tộc, trong đó có vai trò, màu sắc đặc trưng của lễ nghi
cưới hỏi.
Trong Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam (2012) của Ngô Đức Thịnh
chủ biên, ngoài một số quan điểm lý luận và phương pháp liên quan tới tín ngưỡng và
VH tín ngưỡng, các tác giả đi vào nghiên cứu một số tín ngưỡng dân gian cụ thể. Các
tác giả đã cập tới khái niệm VH tôn giáo tín ngưỡng biểu hiện trên các hình thức khác
nhau của sinh hoạt tâm linh của cộng đồng, như nhạc lễ, hát thờ, múa thiêng, tranh thờ,
giáng bút, DX nghi lễ, lễ hội,... Trong các bài viết của công trình, phải kể đến bài Tín
3


ngưỡng, tôn giáo và ca nhạc cổ truyền và múa nghi lễ (múa thiêng) của Nguyễn Thụy
Loan. Tác giả đã phân tích, lý giải quá trình nảy sinh mối quan hệ giữa tín ngưỡng tôn
giáo và ÂN. Tuy chỉ dừng lại ở những nhận định mang tính khái quát, không đi sâu phân
tích các khía cạnh ÂN nhưng bài viết là một định hướng quan trọng cho việc phân tích
bản chất của những hình thức DX trong đám cưới người Khmer.
Luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong tục ngữ, ca dao – dân ca Khmer
Nam Bộ (2014) của Thạch Chanh Đa đã tập hợp các tài liệu về tục ngữ, ca dao - dân ca
liên quan đến phong tục cưới hỏi của người Khmer. Từ các nguồn tài liệu có được, tác
giả đã tiến hành phân tích rút ra những đặc trưng của phong tục cưới hỏi của người
Khmer NB trong suốt quá trình vận động và phát triển. Qua tài liệu này, chúng tôi có
thêm nguồn tư liệu để xây dựng cơ sở lý luận về lễ cưới của người Khmer TV trong mối
tương quan với người Khmer NB.
Sơn Lương trong luận văn Lễ cưới của người Khmer Sóc Trăng (2014) đã nghiên
cứu tổng thể về tổ chức lễ cưới theo phong tục cổ truyền của người Khmer ở Sóc Trăng.
Trong đó, luận văn đã hệ thống hóa những quan niệm, quan hệ hôn nhân, quy tắc, quy
trình tiến tới kết hôn và các nghi lễ trong lễ cưới truyền thống của người Khmer Sóc
Trăng. Ngoài ra, tác giả còn làm rõ về nguồn gốc, ý nghĩa của từng nghi thức trong lễ
cưới truyền thống của người Khmer ở Sóc Trăng. Trên cơ sở đó, đi vào phân tích để tìm
ra những nét đặc trưng, những giá trị tiêu biểu về VH trong thực tiễn cũng như trong hệ

thống phong tục, tín ngưỡng và lễ hội của người Khmer ở Sóc Trăng. Bên cạnh đó, tác
giả luận văn còn tiến hành khảo sát những biến đổi hiện nay và bước đầu nhận diện về
nguyên nhân biến đổi, những mặt tích cực và hạn chế trong lễ cưới của người Khmer
Sóc Trăng.
Ngoài những công trình nêu trên, thì hầu hết những công trình nghiên cứu về dân
tộc học, VH học các tộc người ở NB nói chung, người Khmer nói riêng, đều dành những
trang viết về lễ cưới của người Khmer với mức độ đậm nhạt khác nhau.
2.2. Những nghiên cứu về nghệ thuật diễn xướng của người Khmer
Nghiên cứu về ÂN dân gian Khmer NB được giới khoa học công bố đầu tiên là
dưới dạng công trình sưu tầm. Chúng ta có thể đề cập đến các công trìnhsưu tầm dân ca
các dân tộc ở NB do nhóm tác giả Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Nguyễn Văn Hoa, Lê Anh
Trung, nghệ sĩ ưu tú Bích Hường, Thạch An, Minh Luân thực hiện như: Dân ca Bến Tre
(1981, tái bản 2000); Dân ca Kiên Giang(1985);Dân ca Cửu Long (1986); Dân ca Hậu
4


Giang (1986); Dân ca Đồng Tháp(1995); Dân ca Long An (2003); Dân ca TV (2004);...
Trong đó, Dân ca Hậu Giang, Dân ca Trà Vinh là những công trình đã tiếp cận dân ca
Khmer với hình thức ký âm, dịch nghĩa tiếng Việt và giới thiệu được một số làn điệu
dân ca Khmer như hò, lý, hát đưa em,....
Năm 2004, Nguyễn Văn Hoađã sưu tầm và xuất bản công trình 100 làn điệu dân
ca Khmergồm 02 tập. Công trình đã ký âm, phiên âm và dịch ra tiếng Việt góp phần
đáng kể cho việc giới thiệu và phổ biến dân ca của người Khmer ĐBSCL đến với công
chúng. Qua 02 tập sách này, chúng ta được tiếp cận 100 bài dân ca Khmer được sưu tầm
ở các tỉnh: TV, Sóc Trăng, Kiên Giang. Đây là những bài được chọn lọc trình làng trong
hàng trăm, hàng ngàn làn điệu dân ca qua những chuyến đi điền dã thuộc nhiều địa
phương. Trong 100 bài dân ca này, những bài trong nghi lễ đám cưới tuy khá ít nhưng
cũng giúp chúng tôi có những cơ sở để phân tích, đối chiếu với tư liệu dân ca Khmer
TV do chúng tôi sưu tầm, tập hợp được.
Công trình Nhạc khí dân tộc Khmer Nam Bộ(2004) củaĐào Huy Quyền, Sơn

Ngọc Hoàng, Ngô Khị gồm 4 chương: Sơ lược về lịch sử nhạc khí truyền thống dân
tộc Khmer; nhạc khí dây; nhạc khí hơi; nhạc khí màng rung, nhạc khí tự thân vang.
Đây là một nghiên cứu mang tính tổng thể về nhạc đàn, khái quát những nét cơ bản
về kho tàng nhạc khí dân tộc Khmer ở NB mà theo các tác giả đang có hiện tượng
mất dần bản sắc.
Luận văn Dân ca trong lễ hội của người Khmer Sóc Trăng của Lý Minh Trâm
(2010) đã sưu tầm giới thiệu và nghiên cứu dân ca trong lễ hội của người Khmer tỉnh
Sóc Trăng. Trong đó có dân ca trong đám cưới của người Khmer Sóc Trăng. Tuy nghiên
cứu này chủ yếu xem xét dân ca Khmer ở góc độ văn học nhưng cũng là tư liệu quan
trọng giúp chúng tôi định hướng nghiên cứu cũng như có sự đối sánh các bài dân ca và
quá trình DX trong đám cưới của người Khmer ở TV và Sóc Trăng.
Hoàng Túc trong Diễn ca Khmer Nam Bộ (2011) đã nghiên cứu, giới thiệu về
vốn VH cổ của người Khmer. Đó là nghệ thuật diễn ca. Công trình đã tìm hiểu sâu phong
tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, đám ma, đám cưới của người Khmer NB. Qua đó,
công trình đã góp phần khẳng định dân tộc Khmer NB có một kho tàng ca diễn, múa rất
phong phú về tính chất và thể loại.
Năm 2014, trong luận văn Dân ca trong đời sống văn hóa tinh thần của người
Khmer Trà Vinh, Nguyễn Thị Trúc Phương đã có công tập hợp các tài liệu nghiên cứu
và tư liệu về dân ca Khmer TV đã được công bố. Song song đó, tác giả tiến hành khảo
5


sát để tìm hiểu về môi trường DX ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh TV. Qua đó tác
giả đã phân tích, đánh giá toàn bộ tư liệu có được để tìm ra đặc điểm cơ bản nhất của
dân ca Khmer về nội dung và nghệ thuật của dân ca cũng như những nét độc đáo của nó
đặt trong bối cảnh VH và môi trường sống.
Năm 2014, luận văn Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộcủa Trần Thanh Hiên đã
tiếp cận dân ca Khmer theo hai phương diện lớn: đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ
thuật. Luận văn đã chỉ ra những nét độc đáo trong ca dao dân ca Khmer NB. Về mặt
khoa học, luận văn đã hệ thống hóa và phân tích đặc điểm nội dung cũng như thi pháp

của dân ca Khmer, làm sáng tỏ được những giá trị của thể loại ấy trong đời sống sinh
hoạt, tín ngưỡng của người Khmer. Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần làm phong phú
thêm kho tàng ca dao dân ca người Khmer NB nói riêng, văn học dân gian Khmer NB
và văn học dân gian Việt Nam nói chung qua các tư liệu sưu tầm được.
Bài báo “Dân ca nghi lễ trong đám cưới truyền thống của người Khmer NB” (Tạp
chí VH dân gian, số 5/1014, tr.63-68) của tác giả Phạm Tiết Khánh đã khái quát về giá
trị nội dung, nghệ thuật DX của dân ca nghi lễ trong đám cưới của người Khmer. Tuy
không phải là hướng tiếp cận mới, nhưng bài báo đã góp phần bổ sung và khẳng định
giá trị VH Khmer trong dân ca Khmer NB.
Luận án Âm nhạc nghi lễ dân gian trong VH của người Khmer ở Sóc Trăng
(2016) của Sơn Ngọc Hoàng đã góp phần xác định không gian tồn tại trong xã hội cổ
truyền và hiện trạng của thể loại nghi lễ dân gian Khmer thông qua khảo sát đối tượng
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; hệ thống hóa về ÂN trong lễ cưới và lễ tang truyền thống
của người Khmer ở Sóc Trăng.Luận án góp phần làm rõ diện mạo của nghi lễ dân gian
Khmer ở Sóc Trăng biểu hiện qua khía cạnh thẩm mỹ nghệ thuật, đạo đức và những yếu
tố xã hội liên quan. Đồng thời, nêu bật ý nghĩa, các giá trị của nghi lễ dân gian Khmer
trong việc biểu hiện triết lý nhân sinh, tín ngưỡng tôn giáo và bản sắc VH của người
Khmer. Luận án chỉ ra vai trò to lớn của nghi lễ dân gian Khmer trong việc bảo lưu tập
quán cổ truyền, bảo lưu các hình thức tín ngưỡng và bảo lưu vốn nghệ thuật ÂN dân
gian cổ truyền của người Khmer ở Sóc Trăng. Đây là một tài liệu tham khảo quan trọng
cho chúng tôi thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
Tóm lại, qua lịch sử nghiên cứu các vấn đề nêu trên cho thấy, đã có nhiều công
trình đã nghiên cứu khá toàn diện về VH truyền thống của người Khmer NB nói chung,
lế cưới của người Khmer nói riêng. Đó là những công trình nghiên cứu đáng tin cậy
6


được dùng làm tư liệu tham khảo cho đề tài này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mang tính
chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống khoa học về DX trong lễ cưới của người Khmer
TV trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, cần phải được tiếp tục nghiên

cứu trong thời gian sắp tới.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài “Diễn xướng múa, hát trong đám cưới của người Khmer tỉnh Trà
Vinh” được thực hiện nhằm mục đích hệ thống lại cácbài múa, hát được DX trong đám
cưới của người Khmer TV. Từngữ liệu trên, chúng tôi sẽ phân tích để xác định những
giá trị đặc trưng còn bảo lưu từ truyền thống cũng như những biến đổido sự giản lược,
sự giao lưu tiếp biến VH giữa các tộc người của nghệ thuật DX trong đám cưới của
người KhmerTV trong xã hội hiện nay. Qua đó, luận văn nhận diện các giá trị đặc trưng
của lễ cưới Khmer TV. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các
giá trị VH xã hội của nghệ thuật DX tronglễ cưới của người Khmer TV.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung này, luận văn xác định những mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống các bài bản hát, múa trongđám cưới Khmer TV từ các tài liệu đã xuất
bản, từ phỏng vấn, từ tham dự các lễ cưới.
- Khảo sát, phỏng vấn sâu các nghệ nhân, người dân Khmerở các địa bàn có đông
đồng bào Khmer sinh sống trong tỉnh TVđể tập hợp, hệ thống lại các thể loạiÂNđang
hiện tồn trong lễ cưới của người Khmer TV; đi quan sát tham dự các đámcưới người
Khmer trong tỉnh để ghi nhận, phản ánh biểu hiện, diễn trình và thực tiễn vận động của
các hình thức DX trong đámcưới của người Khmer ở tỉnh TV.
- Phân tích đặc điểm của các hình thức DX múa, hát trong đámcưới của người
Khmer TV từ các nguồn ngữ liệu đã có.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật DX múa, hát
trongđámcưới của người Khmer TV.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi đi sâu việc khảo sát và
nghiên cứu giá trị văn hóa của hình thức DX múa, hát trong đámcưới của người
Khmer tỉnh TV.

7



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phan An (1992), “Phum, sóc Khmer trong cơ chế quản lý xã hội vùng dân tộc
Khmer NB”, trong Những vấn đề xã hội học ở miền Nam, Viện Khoa học Xã
hội tại Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2.

Phan An (2009), Dân tộc Khmer Nan Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia.

3.

Trần Văn Bính (2004), Văn hoá các dân tộc Tây Nam Bộ thực trạng và giải pháp,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4.

Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa và cư dân Đồng
bằng sông Cửu Long, Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5.

Trần Văn Bổn (1999), Một số lễ tục dân gian người Khmer Đ ồng bằng sông Cửu
Long, Nxb Văn hoá dân tộc.

6.


Trần Văn Bổn (2002), Phong tục lễ nghi vòng đời người Khmer N am Bộ, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.

7.

Nguyễn Khắc Cảnh (1998), “Sự hình thành cộng đồng người Khmer vùng
ĐBSCL”, trong Văn hóa Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á, Nxb
Đại học Quốc Gia, TP.Hồ Chí Minh.

8.

Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum, sóc Người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long,
Nxb Giáo dục.

9.

Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb KHXH.

10. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2002), Văn học dân gian Sóc Trăng, Nxb Tp. Hồ
Chí Minh.
11. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2005), Văn học dân gian Bạc Liêu, Nxb Văn nghệ TP.
Hồ Chí Minh.
12. Thạch Chanh Đa (2014), Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong Tục ngữ, Ca dao
– Dân ca Khmer NB, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học TV.
13. Mạc Đường (1991), “Vấn đề dân cư và dân tộc ở Đ ồng bằng sông Cửu Long”,
trongVấn đề dân tộc ở ĐBSCL, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
14. Trần Thanh Hiên (2014), Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ, Luận văn thạc sĩ
Trường Đại họcKhoa học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Hoa (2004), 100 làn điệu dân ca Khmer, Tập 1, 2, Nxb Trẻ.
16. Sơn Phước Hoan (chủ biên)(1998), Lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer N am

Bộ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

77


17. Sơn Ngọc Hoàng, Đào Huy Quyền, Ngô Khị (2005), Nhạc khí dân tộc Khmer Nam
Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Sơn Ngọc Hoàng, Đào Huy Quyền, Ngô Khị (2007), Nhạc khí dân tộc Khmer Sóc
Trăng, Nxb Tổng hợp Tp.HCM
19. Sơn Ngọc Hoàng (2015), “Nhạc lễ Khmer Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa dân gian”,
Tạp chí VH dân gian, (1)157, Viện Nghiên cứu VH, Hà Nội.
20. Sơn Ngọc Hoàng (2015), “Âm nhạc trong lễ cưới truyền thống của người Khmer ở
Sóc Trăng”, Tạp chí VH dân gian, (4),160, Viện Nghiên cứu VH, Hà Nội.
21. Sơn Ngọc Hoàng (2016), Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
ở Sóc Trăng, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa Học Xã hội Việt Nam.
22. Võ Thành Hùng (2010), Nghi lễ vòng đời người Khmer tỉnh Sóc Trăng, Nxb VH
dân tộc.
23. Lê Hương (1969), Người Việt gốc Miên, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.
24. Phạm Tiết Khánh (2014), “Dân ca nghi lễ trong đám cưới truyền thống của người
Khmer Nam Bộ”, Tạp chí VH Dân gian, (5)1014, tr.63-68.
25. Nguyễn Hùng Khu(2012), “Hôn nhân và gia đình người Khmer Nam Bộ”, trong
Hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (phần 1),Nxb VH Dân
tộc.
26. Nguyễn Thụy Loan (2012), “Tín ngưỡng, tôn giáo và ca nhạc cổ truyền”, trongTín
ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Trẻ.
27. Nguyễn Thụy Loan (2012), “Múa nghi lễ (múa thiêng)”, trongTín ngưỡng và Văn
hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Trẻ.

28. Phạm Ngọc Luật (2000), Giá trị nghệ thuật của diễn xướng dân gian Việt Nam,

NXB VH thông tin, Hà Nội.
29. Đặng Văn Lung (1977), “Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn xướng dân gian”, Tạp
chí Văn học, (6), Hà Nội, tr.19-41.
30. Sơn Lương (2014), Lễ cưới của người Khmer Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học TV.
31. Nhiều tác giả (1993), Văn hoá người Khơ Me vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb
văn hoá dân tộc, Hà Nội.
32.

Đoàn Văn Nô (1995), Người Khmer ở Kiên Giang, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

33. Nguyễn Trúc Phong (2004), Dân ca Trà Vinh, Sở Văn hóa Thông tin Trà Vinh xuất bản.
78


34. Nguyễn Thị Trúc Phương (2014), Dân ca trong đời sống văn hóa tinh thần của
người Khmer Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Trà Vinh.
35. Đào huy Quyền (2009), “Nghệ thuật diễn xướng của người Khmer NB”, Tạp chí
Khoa học Xã hội Việt Nam, (3), Hà Nội.
36. Đặng Thị Vũ Thảo (1981), “Sân khấu truyền thống của người Khmer ở Đồng bằng
sông Cửu Long”,Kỷ yếu hội nghị 4/1981 của Viện Nghệ thuật,Bộ Văn hóa

Thông tin.
37. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
38. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2012), Tín ngưỡng và Văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam,
Nxb Trẻ, Hà Nội.
39. Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Hảo, Phan Thị Yến
Tuyết (1985), Người Khmer tỉnh Cửu Long, Sở VHTT tỉnh Cửu Long.
40. Lý Minh Trâm (2010), Dân ca trong lễ hội của người Khmer Sóc Trăng, Luận văn

Thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.
41. Hoàng Túc (1988), “Nghệ thuật âm nhạc và biểu diễn của người Khmer vùng Đồng
bằng sông Cửu Long”, trongTìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb

Tổng hợp Hậu Giang.
42. Hoàng Túc (1993), “Múa truyền thống của người Khmer ở Đ ồng bằng sông Cửu
Long”, trong Văn hóa người Khmer vùng ĐBSCL, Viện VH, Nxb VH dân tộc.

43. Hoàng Túc (2011), Diễn ca Khmer Nam Bộ, Nxb Thời Đại.
44.

Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

45. Hoàng Tiến Tựu (1997), Góp phần xác định khái niệm DX dân gian và tìm hiểu
những yếu tố có tính chất hội nghị khoa học chuyên đề, Viện nghệ thuật - Bộ
văn hoá xuất bản, Hà Nội.
46. Lê Ngọc Văn (2011), “VH gia đình”,Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới,(3).
47. Viện Văn hóa (1988), Tìm hiểu vốn Văn hóa Khmer Nam Bộ, Nxb Tổng hợp Hậu Giang.
48. Thạch Voi (1988), “Khái quát về người Khmer ở vùng Đ ồng bằng sông Cửu Long”,
trong Tìm hiểu vốn Văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb Tổng hợp Hậu Giang.
49. Thạch Voi, Hoàng túc (1988), “Phong tục lễ nghi của người Khmer Đồng bằng sông
Cửu Long”, trongTìm hiểu vốn Văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb Hậu Giang.

79


50. Thạch Voi (1993), “Tín ngưỡng – Tôn giáo của người Khmer vùng ĐBSCL”, trong
Về ăn hóa của đồng bào Khmer ởĐồng bằng sông Cử Long, Nxb VH Dân tộc,
Hà Nội.

51. Lê Trung Vũ (1997), Từ diễn xướng truyền thống đến nghệ thuật sân khấu in trong
Kỷ yếuHội nghị khoa học chuyên đề: Mối quan hệ giữa diễn xướng dân gian
và nghệ thuật sân khấu, Viện Nghệ thuật - Bộ VH, tr.35-36.
52. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học,
Hà Nội.

80



×