DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa của chữ viết tắt
Chữ viết tắt
BHYT
Bảo hiểm y tế
BV
Bệnh viện
ĐT
Điều trị
ESH
European Society of Hypertension (Hiệp hội tăng
huyết áp châu Âu)
GDSK
Giáo dục sức khỏe
HA
Huyết áp
HAMT
Huyết áp mục tiêu
ISH
International Society of Hypertension (Hiệp hội
tăng huyết áp thế giới)
JNC
Joint National Committee (Liên Ủy ban Quốc gia
Hoa Kỳ)
NVYTTB
Nhân viên y tế thôn bản
QL
Quản lý
TBMMN
Tai biến mạch máu não
THA
Tăng huyết áp
TYT
Trạm y tế
TT-GDSK
Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
WHO
World Health Oganization – Tổ chức Y tế Thế
giới
YTNC
Yếu tố nguy cơ
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
i
Mục lục
ii
Danh mục bảng
iii
Danh mục sơ đồ
iv
Đặt vấn đề
1
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu
4
1.1 Một số vấn đề về tăng huyết áp
4
1.2. Thực trạng quản lý tăng huyết áp
17
1.3. Khung lý thuyết của nghiên cứu
35
Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
37
2.1. Đối tượng nghiên cứu
37
2.2. Thời gian nghiên cứu
37
2.3. Địa điểm nghiên cứu
37
2.4. Phương pháp nghiên cứu
38
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
38
2.6. Tiêu chí đánh giá chỉ số nghiên cứu
39
2.7. Phương pháp thu thập số liệu
40
2.8. Phương pháp xử lý số liệu
41
2.9. Phương pháp khống chế sai số
42
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu
42
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu
43
3.1. Kết quả đánh giá trước can thiệp
43
3.1.1. Đặc điểm người bệnh trong mẫu
43
3.1.2. Kiến thức và thực hành theo dõi huyết áp
46
3.1.3. Thực hành dùng thuốc hạ áp
52
3.1.4. Thực hành tuân thủ điều trị
53
3.2. Kết quả đánh giá sau can thiệp
54
3.2.1. Kiến thức và thực hành theo dõi huyết áp
54
3.2.2. Thực hành dùng thuốc hạ áp
68
3.2.3. Thực hành tuân thủ điều trị
69
3.3. Đánh giá kết quả can thiệp
71
3.3.1. Sự thay đổi về kiến thức và thực hành theo dõi huyết áp
71
3.3.2. Sự thay đổi về thực hành dùng thuốc hạ áp
81
3.3.3. Sự thay đổi về thực hành tuân thủ điều trị
83
Bàn luận
85
Kết luận
103
Đề xuất – Kiến nghị
106
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH năm 2003
4
Bảng 1.2 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII năm 2003
5
Bảng 1.3 Phân độ tăng huyết áp theo Quyết định số 3192 /QĐ-BYT
5
ngày 31/8/2010
Bảng 1.4. Thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp *
10
Bảng 1.5 Phân tầng nguy cơ tim mạch
12
Bảng 3.1. Tóm tắt một số đặc điểm nhân khẩu học
43
Bảng 3.2. Thời gian phát hiện tăng huyết áp
45
Bảng 3.3. Các bệnh mắc kèm theo
45
Bảng 3.4. Kiến thức về theo dõi huyết áp hằng ngày
46
Bảng 3.5. Quan niệm về điều trị tăng huyết áp
48
Bảng 3.6. Thực hành về theo dõi huyết áp hằng ngày
50
Bảng 3.7. Tỷ lệ NB dùng thuốc hạ HA và được nhắc nhở uống thuốc
52
Bảng 3.8. Phân loại mức độ tuân thủ điều trị của NB
53
Bảng 3.9. Kiến thức về theo dõi huyết áp hằng ngày sau can thiệp
54
Bảng 3.10. Quan niệm về điều trị tăng huyết áp sau can thiệp
57
Bảng 3.11. Thực hành về theo dõi huyết áp hằng ngày sau can thiệp
62
Bảng 3.12. Tỷ lệ NB dùng thuốc hạ HA và được nhắc nhở uống thuốc
68
sau can thiệp
Bảng 3.13. Phân loại mức độ tuân thủ điều trị của NB sau can thiệp
69
Bảng 3.14. Sự thay đổi kiến thức về theo dõi huyết áp hằng ngày
71
Bảng 3.15. Sự thay đổi quan niệm về điều trị tăng huyết áp
73
Bảng 3.16. Sự thay đổi về thực hành về theo dõi huyết áp
77
Bảng 3.17. Sự thay đổi về thực hành dùng thuốc hạ HA và được nhắc
81
nhở uống thuốc
Bảng 3.18. Sự thay đổi về tuân thủ điều trị của NB
83
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Tên sơ đồ, bản đồ
Trang
Sơ đồ 1.1 Khung lý thuyết của mô hình chăm sóc mãn tính (CCM)
36
Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi kiến thức về theo dõi huyết áp hằng ngày
73
Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi quan niệm về điều trị tăng huyết áp
77
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi về thực hành về theo dõi huyết áp
81
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi về thực hành dùng thuốc hạ HA và được
83
nhắc nhở uống thuốc
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi về tuân thủ điều trị của NB
84
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở cộng đồng, có
xu hướng ngày càng tăng mặc dù đã có nhiều biện pháp can thiệp. Trong
những năm gần đây, tăng huyết áp đã trở thành nguy cơ gây bệnh tật và tử
vong hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) công bố tỷ lệ chung trên toàn thế giới là 22%, có xu hướng tăng ở các
nước đang phát triển, tỷ lệ ở người da đen cao hơn các sắc tộc khác[8]. Tại
Việt Nam năm 2014, tỷ lệ tăng huyết áp chung trong toàn dân số là
22,2%[60], theo kết quả điều tra quốc gia năm 2015 thì tỷ lệ tăng huyết áp ở
nhóm 30 – 69 tuổi là 30,6%[34]. Tăng huyết áp không được kiểm soát chặt
chẽ sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh như tai biến mạch
máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa và tử vong, gánh nặng
cho gia đình và xã hội.
Ở Việt Nam, Chương trình phòng chống tăng huyết áp trong cộng đồng
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, với mục tiêu là phát hiện
sớm tăng huyết áp, xây dựng mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến cơ sở,
50% số người tăng huyết áp được phát hiện sẽ điều trị đúng phác đồ của Bộ Y
tế,giàm tỷ lệ tai biến và tử vong do tăng huyết áp[33]. Một số can thiệp tại
Việt Nam đã chọn cách tiếp cận như: truyền thông giáo dục sức khỏe, cải
thiện việc phát hiện sớm, tăng cường khả năng tiếp cận điều trị tăng huyết áp
cho bệnh nhân và xây dựng mô hình quản lý điều trị tại y tế tuyến cơ sở, một
số can thiệp dùng thuốc tập trung lựa chọn các thuốc ít tác dụng phụ, điều trị
người bệnh dựa trên phân tầng các yếu tố nguy cơ tim mạch,… đã mang lại
những cải thiện đáng kể, đặc biệt đã cải thiện tỷ lệ người tăng huyết áp được
chẩn đoán sớm hơn, dễ dàng tiếp cận điều trị tại Trung tâm Y tế (TTYT) và
Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện. Tất cả các mô hình trên đều tác động vào
việc nâng cao chất lượng, hoạt động chủ động từ phía cơ quan và cán bộ y tế.
1
Nhưng cho đến nay, mô hình với chiến lược can thiệp tăng cường sự tham gia
của chính người bệnh vào việc tự theo dõi bệnh tật của chính họ tại cộng
đồng, phát hiện dấu hiệu nguy cơ và nâng cao chất lượng tương tác giữa thầy
thuốc và người bệnh vẫn là một cách tiếp cận mới mẻ tại Việt Nam[17].
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh THA được triển
khai trên toàn quốc. Trà Vinh là một trong những tỉnh phía Nam được triển
khai khám sàng lọc THA năm 2012. Đặc điểm là vùng sâu, gần biển, có nhiều
tập quán và thói quen ăn uống đặc thù nên mô hình bệnh tật cũng mang nhiều
nét riêng[7]. Trà Vinh là tỉnh duyên hải thuộc đồng bằng sông Cửu Long, giao
thông đường thủy và kinh tế biển, nông nghiệp có điều kiện phát triển. Theo
thống kê của Vụ Địa phương 3-Ủy ban Dân tộc và Miền Núi năm 2012, khu
vực Tây Nam Bộ có khoảng gần 1,2 triệu đồng bào Khmer sinh sống, trong
đó tỉnh Trà Vinh chiếm tỷ lệ cao nhất 30,46%. Tổng dân số tỉnh Trà Vinh
năm 2012 khoảng 1.218.400 người, trong đó có 365.520 đồng bào Khmer
(30,0%)[2]. Theo nghiên cứu Cao Mỹ Phượng năm 2006 điều tra trên 1.290
người trên 40 tuổi tại Trà Vinh, tỷ lệ tăng huyết áp là 26,7%[6] Nguyễn Y
Khoa năm 2010 điều tra trên 532 bệnh nhân trên 40 tuổi tăng huyết áp đang
điều trị tại 4 trạm y tế thuộc 4 xã thuộc tỉnh Trà Vinh, tỷ lệ bệnh nhân tăng
huyết áp độ 1 là 44,92%, độ 2 là 22,93%, độ 3 là 7,33%, tỷ lệ bệnh nhân có
huyết áp bình thường là 8,08%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu là
24,8%[29]. Như vậy tỷ lệ bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Trà Vinh đang có chiều
hướng gia tăng. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bình về đánh giá hiệu
quả quản lý điều trị người bệnh tăng huyết áp tại trạm y tế xã An Quảng Hữu
năm 2016, qua kết quả quản lý, điều trị 144 người tiền tăng huyết áp và tăng
huyết áp , người bệnh tăng huyết áp với mức huyết áp <120/80 trước và sau
can thiệp là 4,2% và 23,0%. Tỷ lệ tăng huyết áp độ II đo vào thời điểm tháng
9/2016 là 4,1%[2]. Các nghiên cứu tại địa phương chưa hệ thống một cách
2
đầy đủ và đặc hiệu về tình hình tăng huyết áp của tỉnh. Các mô hình với
những chiến lược can thiệp tăng cường sự tham gia của chính người bệnh vào
việc tự theo dõi bệnh tật của chính họ tại cộng đồng, phát hiện dấu hiệu nguy
cơ và nâng cao chất lượng tương tác giữa thầy thuốc và người bệnh vẫn chưa
được áp dụng và nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đặc biệt tại các Trạm
y tế - nơi quản lý những người bệnh tăng huyết áp đang điều trị tại cộng đồng
chưa thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào cũng như can thiệp hay ứng dụng các
mô hình can thiệp truyền thông – giáo dục sức khỏe. Để có cơ sở khoa học
cung cấp thông tin cho ngành y tế Trà Vinh xây dựng các giải pháp và chính
sách y tế, các chương trình truyền thông – giáo dục sức khỏe, đem lại hiệu
quả nhằm chăm sóc dự phòng bệnh không lây đang có xu hướng tăng, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu quả giáo dục sức khỏe về tự theo dõi huyết
áp và tuân thủ điều trị cho ngƣời bệnh tăng huyết áp tại các trạm y tế
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” với các mục tiêu cụ thể như sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng tự theo dõi huyết áp tại nhà và tuân thủ điều trị thuốc
cho người bệnh tăng huyết áp đang được theo dõi và điều trị tại các Trạm Y tế
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2. Đánh giá hiệu quả giáo dục sức khỏe về tự theo dõi huyết áp tại nhà và tuân
thủ điều trị thuốc cho người bệnh tăng huyết áp đang được theo dõi và điều trị
tại các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số vấn đề về tăng huyết áp:
1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp:
Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp (HA) thường xuyên tăng trên mức
bình thường. Theo WHO và Bộ Y tế, tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥
140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg[6], [59].
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp:
Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn) chiếm 90-95%, là dạng không tìm
được nguyên nhân, được xem là bệnh đa yếu tố, trong đó có sự tương tác giữa
yếu tố di truyền và môi trường như ăn mặn, béo phì, uống rượu, stress, tuổi,
giới, chủng tộc, thuốc lá, bất dung nạp glucose[9].
Tăng huyết áp thứ phát, tỷ lệ khoảng 5-10%, cần được xác định nguyên
nhân vì có thể điều trị khỏi cho người bệnh. Nguyên nhân tăng huyết áp có
thể xếp thành các nhóm chính gồm tăng huyết áp do thuốc, do hẹp van động
mạch chủ, do thận, do nội tiết. Các nguyên nhân khác như thai kỳ, bệnh tạo
keo [9].
1.1.3. Phân độ tăng huyết áp:
Phân độ tăng huyết áp có nhiều thay đổi trong những năm gần đây.
Theo WHO/ISH năm 2003 phân độ tăng huyết áp thành 3 độ[58].
Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH năm 2003
Phân độ THA
Huyết áp
Tâm thu (mmHg)
Tâm trương (mmHg)
THA độ I
140-159
90-99
THA độ II
160-179
100-109
THA độ III
≥ 180
≥ 110
4
Liên Uỷ ban quốc gia Hoa Kỳ (JNC) phân độ tăng huyết áp[54] như
sau:
Bảng 1.2 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII năm 2003
Phân độ THA
Huyết áp
Tâm thu (mmHg)
Tâm trương (mmHg)
< 120
< 80
Tiền THA
120 - 139
80 - 89
THA độ I
140-159
90-99
THA độ II
≥ 160
≥ 100
Bình thường
Theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, việc phân
độ này giống với những hướng dẫn phân độ tăng huyết áp năm 2003 và 2007
ESH/ESC [5]. Việc phân độ huyết áp bao gồm huyết áp tối ưu, huyết áp bình
thường, tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp độ 1, tăng huyết áp độ 2, tăng huyết
áp độ 3. Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân
độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại[5].
Bảng 1.3 Phân độ tăng huyết áp theo Quyết định số 3192 /QĐ-BYT
ngày 31/8/2010
Phân độ HA
HA tối ưu
HA tâm thu
HA tâm trương
(mmHg)
(mmHg)
< 120
và
< 80
HA bình thường
120 – 129
và/hoặc
80 – 84
Tiền THA
130 – 139
và/hoặc
85 – 89
THA độ 1
140 – 159
và/hoặc
90 – 99
THA độ 2
160 – 179
và/hoặc
100 – 109
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Cao Sạ (2014), "Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân
tăng huyết áp khu vực nông thôn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc năm 2014"", Tạp Chí
Y - Dược học Quân sự, 4, pp. 35-41.
2. Nguyễn Thanh Bình (2017), "Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người Khmer
tỉnh Trà Vinh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp; ".
3. Bộ Y tế, "Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu",
(2002),: Hà Nội,. pp. tr 5-7; 8-16; 59-69.
4. Bộ Y tế, "Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015",
2015: Hà Nội. pp. 1 -3.
5. Bộ y tế (2010), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (Ban hành kèm
theo Quyết định số 3192 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010", 2010: Hà Nội.
6. Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Văn Lơ, Hồ Minh Xuân, et al. (Tháng 8 năm 2013),
"Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và liên quan với một số yếu tố nguy cơ ở người từ
40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh năm 2012", Tạp chí tim mạch họcViệt Nam, Số
65. , pp. 1-7.
7. Châu Ngọc Hoa (2012),"Điều trị học Nội khoa",Bộ môn Nội Đại học Y Dược
TPHCM,NXB Y học, TPHCM.
8. Châu Ngọc Hoa (2012), "Bệnh học Nội khoa",Bộ môn Nội Đại học Y Dược
TPHCM,NXB Y học, TPHCM.
9.Châu Ngọc Hoa, NXB Y học T., tr. 49 - 62(2012),"Bệnh học Nội khoa", Bộ môn
Nội Đại học Y Dược TPHCM.
10. Đào Duy Khánh, "Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp và mối liên quan giữa
các yếu tố nguy cơ với bệnh tăng huyết áp của cán bộ trung cao tại 8 huyện tỉnh
Kon Tum", Sở Y tế tỉnh Kon Tum, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh
Kon Tum.
11.Đàm Khải Hoàn (2008), "Huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi
về vệ sinh môi trường ở các bản vùng xa xôi hẻo lánh xã vùng sâu Cây Thị huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (2006 - 2007)".
12.Đàm Khải Hoàn (1998), "Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng tham gia
vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân một số vùng miền
núi phía Bắc".
13.Đinh Văn Thức,(2009), “Nghiên cứu hoạt động khám chữa bệnh tại 10 trạm y
tế xã huyện An Dương Hải Phòng”, Tạp chí y học Viêt Nam,Hà Nội,số 2, pp. 111.
14.Đỗ Công Tâm, Lý Huy Khanh (2009),"Khảo sát điều trị tăng huyết áp tại
phòng khám cấp cứu bệnh viện Trưng Vương".
15.Dương Minh Thu, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Nghiên cứu xây dựng mô
hình huy động các câu lạc bộ người cao tuổi ở thành phố Thái Nguyên vào truyền
thông phòng bệnh tai biến mạch máu não, (2005),Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên.
16.Hồ Văn Hải,(2014), "Hiệu quả mô hình quản lý - điều trị bệnh tăng huyết áp ở
người lớn tại Trạm Y tế xã, ấp thuộc huyện Xuyên Mộc", Kỷ yếu các đề tài NC,
ứng dụng KH&CN tập IX, giai đoạn 2013 - 2015, pp. 46-53.
17.Trần Thị Mỹ Hạnh (2017), " Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực hành
theo dõi huyết áp và tuân thủ điều trị ở người tăng huyết áp trên 50 tuổi tại huyện
Tiền Hải, tỉnh Thá Bình".
18.Hoàng Văn Linh (2012)," Thực trạng quản lý, điều trị tăng huyết áp ở tuyến Y
tế cơ sở tại thị xã Bắc Kạn và đề xuất một số giải pháp," Đại học Thái Nguyên.
19.Trần Văn Long (2015)," Tình hình sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm can
thiệp nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tăng huyết áp tại 2 xã
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2012 ", Trường Đại học Y tế công
cộng.
20.Lý Ngọc Kính, Hoàng Mai Anh, Lê thị Thu, et al. (2004),“Các bệnh liên quan
tới thuốc lá và cách phòng ngừa",Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
21.Lý Văn Cảnh (2005), "Huy động cộng đồng truyên thông giáo dục sức khỏe
một số nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân xã Tân Long, Đồng
Hỷ, Thái Nguyên,".
22.Ngô Văn Hùng (2014), "Biến thiên huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên
phát bằng máy Holter huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2013"",
Tạp chí Y học TPHCM, 18(3), pp. 238-244.
23.Nguyễn Dung, Hoàng Hữu Nam, Dương Quang Minh (2012),"Nghiên cứu tình
hình bệnh Tăng huyết áp tại thành phố Huế và thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên
Huế năm 2011", Tạp chí Y học thực hành, 805, , pp. 1 -8.
24.Nguyễn Kim Kế (2012),“Hiệu quả mô hình kiểm soát tăng huyết áp người cao
tuổi ở thị xã Hưng Yên”,Tạp chí Y học thực hành Hà Nội, , số 1 ((857),), pp. tr.
133-136.
25.Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Báo cáo đề tài cấp bộ:Áp dụng một số giải
pháp can thiệp thích hợp để phòng ngừa tăng huyết áp tại cộng đồng,2007: Hà
Nội.
26.Nguyễn Minh Đức, Bùi Thị Mai Tranh, Nguyễn Đỗ Nguyên (2012),"Sự tuân
thủ dùng thuốc hạ áp trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp", Tạp chí Y học Thành
phố Hồ Chí Minh, 16(4).
27.Nguyễn Thanh Bình (2017), "Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người khmer
tỉnh Trà Vinh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp