Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Khảo sát kiến thức về việc sử dụng axit folic trong thời kỳ mang thai của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 19 trang )

Trêng §¹I Häc y dîc huÕ
Khoa: ĐIỀU DƯỠNG
------

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ VIỆC SỬ DỤNG
AXIT FOLIC TRONG THỜI KỲ MANG THAI
CỦA PHỤ NỮ Ở ĐỘ TUỔI SINH

HuÕ, 2011


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ tức là chế độ ăn cân bằng với đầy đủ những
dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ và giai đoạn cho con bú có vai trò hết sức quan
trọng đối với sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Việc cung cấp không đủ dưỡng chất
dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như 3,5 triệu ca tử vong ở bà mẹ và trẻ em và
35% số ca bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi. [1], [7] .
Cùng với khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, một kết quả điều tra
khác của Viện Dinh dưỡng quốc gia từ những năm gần đây cũng cho thấy, có đến
gần 37% phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu. Theo các bác sĩ chuyên khoa
sản, thiếu máu ở phụ nữ mang thai là nguyên nhân có thể dẫn đến sẩy thai, nhau
tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết
sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Thai nhi dễ bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời
gian điều trị hồi sức kéo dài, tăng tỉ suất và bệnh suất sơ sinh hơn so với trẻ không
thiếu máu.
Bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn khiến trẻ có nguy cơ bệnh tim
mạch. Riêng phụ nữ mang thai thiếu acid folic có thể gây những dị tật ống thần
kinh của thai nhi như vô sọ, gai đôi cột sống.
Acid folic (hay còn gọi là folat) có vai trò quan trọng trong sự phân chia và
phát triển của tế bào, cần thiết cho sự sản xuất tế bào máu và sự hình thành ống
thần kinh [3].


Nếu trong cơ thể thiếu acid folic sẽ gây bệnh thiếu máu, đặc biệt nó có thể
dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang
cho con bú, trẻ đẻ non, trẻ tuổi dậy thì, người già. Trong số này, sự thiếu acid folic
ở phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú được xem là vấn đề dinh dưỡng quan
trọng trên toàn thế giới.


Đáng lưu tâm hơn là 400 phụ nữ độ tuổi mang thai được khảo sát thì phần
lớn phụ nữ không nắm rõ về kiến thức dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ cũng như
tầm quan trọng của những dưỡng chất đó đối với sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ
sinh. Phụ nữ mang thai cần bổ sung thực phẩm giàu sắt (gan, thịt bò, ngũ cốc
nguyên vỏ, trứng rau màu xanh đậm); thực phẩm giàu folic acid (đậu xanh, bơ đậu
phộng, gan bò, măng tây); thực phẩm giàu vitamin C (trái cây, rau); thực phẩm
giàu kẽm (nhuyễn thể, sữa bổ sung khoáng chất) [7].
Nhiều người vẫn còn mù mờ không biết dùng loại thức ăn nào thì bổ máu và
đủ chất, trong khi điều này lại rất đơn giản bởi món ăn cung cấp vi chất và máu
không phải quá đắt tiền. Đặt biệt axit folic là một thuật ngữ tương đối xa lạ với các
bà mẹ mang thai.
Vì thế, cần tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức, thực hành phụ nữ
mang thai, tuổi sinh đẻ; cần bổ sung viên sắt, acid folic, thực phẩm giàu vi chất cho
phụ nữ mang thai, tuổi sinh đẻ.
Do đó, để tìm hiểu kiến thức về việc sử dụng axit folic của các mà mẹ trong
độ tuổi sinh đẻ chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức về việc sử dụng
axit folic trong thời kỳ mang thai của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ tại tổ 4, phường
Thủy Phương, thị xã Hương Thủy” với các mục tiêu:
- Tìm hiểu kiến thức về việc sử dụng axit folic của phụ nữ trong thời kỳ
mang thai của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.
- Tìm hiểu các yếu tố liên quan về việc sử dụng axit folic của phụ nữ trong
thời kỳ mang thai của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM AXIT FOLIC
Axít folic là gì ? Axít folic (folate) là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9)
có tên khoa học là Pteroylglutamic axít, thuộc nhóm vitamin thiết yếu mà cơ thể
con người không tự tổng hợp được.
Folate trong thực phẩm hay axít folic là dạng tổng hợp được hấp thu từ ruột
vào máu có tác dụng quan trọng là giúp tổng hợp ADN trong nhân tế bào, giúp cho
sự phân chia tế bào để tạo nên một tế bào mới cho cơ thể, là chất bắt buộc phải có
để hình thành và giúp tế bào hoạt động, nhất là các tế bào máu.
Folate trong thực phẩm rất dễ bị mất đi do nhiệt độ cao, không khí và tia cực
tím nên quá trình chuẩn bị và chế biến thức ăn có thể làm mất từ 50 - 90% lượng
folate [3], [5].

Công thức hóa học axit folic C19H19N7O6 [3]
Khi cơ thể bị thiếu axít folic, người bệnh sẽ có chứng thiếu máu hồng cầu to:
khó thở khi gắng sức, viêm lưỡi, chán ăn, da nhợt nhạt. Thiếu folic thường gây ra
tiêu chảy, phụ nữ khó thụ thai, suy kiệt cơ thể, giảm khả năng miễn dịch, có thể
gây trầm cảm, tâm thần, bệnh tim mạch, ung thư... Phụ nữ mang thai do nhu cầu
tạo các tế bào mới cho thai, nhau, tạo thêm hồng cầu cho mẹ… tăng cao nên cần rất
nhiều axít folic. Khi phụ nữ mang thai bị thiếu axít folic, nguy cơ sẩy thai sẽ cao
hơn, gây dị tật ở thai nhi, nhau bong non, cao huyết áp, thai bị suy dinh dưỡng, tử


vong lúc sinh cao; nếu sinh được thì sẽ sinh non, sinh con nhẹ cân, hội chứng
Down, sứt môi hở vòm hầu, dị tật bẩm sinh, đặc biệt ở ống thần kinh như lộ tủy
sống phần thắt lưng ra ngoài da, gai cột sống chẻ đôi, thai vô sọ, thoát vị não…
1.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU AXÍT FOLIC
- Ăn không đủ chất, không đa dạng thực phẩm, ít ăn rau xanh hoặc bị suy

dinh dưỡng.
- Rối loạn hấp thu ở đường ruột như bệnh Crohn viêm ruột rải rác, bệnh
Sprue nhiệt đới, bệnh Celiac không hấp thu gluten…
- Người bị thiếu máu, thiếu vitamin B12, thiếu đạm máu, nghiện rượu, xơ
gan, hút thuốc lá…
- Do dùng thuốc chống co giật (Phenyltoin, Phenobarbital), kháng sinh
(Sulfasalazine, Trimethoprim), Methotrexate, lợi tiểu Triamterene, kháng sốt rét
Pyrimehtamine…
- Thiếu do nhu cầu tăng: Có thai, cho con bú, ung thư…[6], [7]
1.3. NHU CẦU BỔ SUNG AXÍT FOLIC
Mỗi ngày, mỗi người cần khoảng 50-200mcg folate từ nguồn thức ăn. Khi
mang thai nhu cầu folate tăng thêm 200mcg nữa. Theo khuyến nghị của Viện Y học
Mỹ, nhu cầu folate trong thời kỳ mang thai là 600mcg mỗi ngày. Như vậy, để
phòng ngừa việc thiếu axít folic và các tác hại nguy hiểm của nó, chúng ta cần sử
dụng thường xuyên và thay đổi các thực phẩm giàu axít folic như gan động vật,
men bia, các lọai rau lá xanh (bông cải xanh, măng tây, rau diếp, bầu bí), legumes,
đậu, ngũ cốc, thịt, sữa, trái cây (chanh, cam, quýt, chuối, dưa) và các chế phẩm của
sữa như yaourt, bánh flan, trong chè (trà)… Nên ăn các thức ăn tươi sống, thời gian
chuẩn bị và chế biến thức ăn cần nhanh gọn để ít bị hao hụt axít folic.
Chúng ta cũng có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung axít folic
như sữa, sữa bột, bánh qui, ngũ cốc (bánh mì, bột mì, mì ống, gạo). Đã có nhiều


nghiên cứu cho thấy một chế độ dinh dưỡng tốt và cung cấp đầy đủ axít folic có
khả năng hạn chế ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ, dị tật thai…
Đặc biệt đối với phụ nữ dự định mang thai, đang mang thai và cho con bú
sữa mẹ, ngoài việc dinh dưỡng đầy đủ với các thực phẩm giàu axít folic, cần được
chỉ định sử dụng các viên thuốc có chứa khoảng 400mcg axít folic mỗi ngày trong
thời gian trước khi dự định có thai, kéo dài trong suốt thời gian mang thai và cho
con bú.


Axit folic có nhiều trong súp lơ xanh và các loại đậu...[7]

1.4. THỜI ĐIỂM BỔ SUNG AXIT FOLIC KHI MANG THAI
Phụ nữ cần bắt đầu dùng nó ít nhất 3 tháng trước khi mang thai và trong khi
mang thai. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ vẫn cần axit folic mỗi ngày, cho dù dự tính có
thai hay không, nhằm giúp cho cơ thể tạo tế bào mới khỏe mạnh mỗi ngày.
Sử dụng multivitamin có chứa axit folic, ăn một chén ngũ cốc có chứa đủ
100% lượng axit folic cần thiết hay sử dụng viên bổ sung axit folic, đó là tất cả
các cách đảm bảo rằng bạn có đủ lượng axit folic mỗi ngày.


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát, điều tra 46 phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 tuổi tại thôn 4 thuộc
phường Thủy Phương, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Tiến hành nghiên cứu từ ngày 16/12/2011 đến 22/12/2011.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Phường Thủy Phương là 1 trong 4 phường thuộc thị xã Hương Thủy
- Tổng diện tích: 28,25km2.
- Dân số: 13.378 người (Theo niên giám thống kê Thị xã năm 2010)
- Vị trí địa lý: Nằm phía Tây thị xã Hương Thủy, ở vị trí trung tâm Thành phố
Huế và phường Phú Bài.
+ Phía Đông giáp với phường Thủy Châu
+ Phía Tây giáp với phường Thủy Dương, xã Thủy Bằng
+ Phía Nam giáp với xã Phú Sơn
+ Phía Bắc giáp với xã Thủy Thanh

Thôn 4 có 285 hộ gia đình, trong đó có 89 phụ nữ trong độ tuổi 18-45 tuổi.
Đa số người dân chủ yếu là nghề nông, trình độ học vấn tương đối thấp.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp điều tra mô tả, cắt ngang
2.3 2. Kỹ thuật thu thập số liệu
Phỏng vấn tại hộ gia đình: Dùng bộ câu hỏi ( phiếu điều tra) đã thiết kế
trước để thu thập các thông tin:


- Đặc điểm chung của đối tương nghiên cứu
+ Tuổi: gồm 5 nhóm: 20-24; 25- 29; 30-34; 35-39 và > 35 tuổi
+ Nghề nghiệp: Nông, công nhân, giáo viên, khác
+ Trình độ văn hóa: Tiểu học, THCS, THPT
- Kiến thức về việc sử dụng axit folic trong thời kỳ mang thai của phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ
+ Nghe nói về axit folic:



Chưa

+ Bổ sung axit folic vào giai đoạn trong thời kỳ mang thai:
Trước khi mang thai 1 tháng và suốt thời kỳ mang thai
Ngay sau khi mang thai

Sau khi mang thai 3 tháng

+ Hiểu biết thực phẩm chứa axit folic:
Rau xanh


Ngũ cốc

Gan, thận động vật

Tất cả câu trên

+ Hiểu biết tác dụng axit folic:
+ Những nguồn thông tin cung cấp
Cán bộ y tế

Thông tin đại chúng

Người thân

Chưa nghe

+ Hiểu biết về nguy cơ khi thiếu axit folic:
Sẩy thai

Thiếu máu

Dị tật bẩm sinh

Không biết

+ Hiểu biết về phòng ngừa thiếu axit folic:
Ăn uống bình thường

Ăn uống tăng cường dinh dưỡng


Uống bổ sung axit folic Không biết
+ Hiểu biết về liều lượng uống axit folic mỗi ngày: Có

Không biết

+ Hiểu biết trong thời gian mang thai bổ sung axit folic Có

Không biết

2.4. CÁCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
Nhập dữ kiện bằng Excell 2007 và Xử lý số liệu bằng phương pháp y học
thông thường .


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phỏng vấn điều tra 46 phụ nữ để khảo sát kiến thức về việc sử dụng axit
folic trong thời kỳ mang thai của phụ nữ phường Thủy Phương, Thị xã Hương
Thủy. Chúng tôi có kết quả như sau
3.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi
Trong 46 đối tượng nghiên cứu có 25 phụ nữ ở nhóm 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất (54,35%).
Bảng 3.1. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Nông
Công nhân
Giáo viên

Khác

n
Tỷ lệ %
25
54,35
10
21,74
4
8,70
7
15,22
46
100,00
Đa số các phụ nữ làm nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất 54,35%. Chỉ có 4 đối
tượng là giáo viên chiếm 8,70%. Nghề tự do 15,22%.


Biểu đồ 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn
Phần lớn các phụ nữ có trình độ học vấn là THCS chiếm 50,0%, THPT
(21,74%), tiểu học (28,26%)
3.2. KIẾN THỨC AXIT FOLIC
3.2.1. Nghe nói về axit folic
Bảng 3.2. Tỷ lệ có nghe nói về axit folic
Axit folic

Không
Tổng

n

14
32
46

Tỷ lệ %
30,43
69,57
100

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ có nghe nói về axit folic
Trong 46 đối tượng nghiên cứu có 14 phụ nữ có nghe nói đến axit folic
chiếm 30,43%.
3.2.2. Hiểu biết về giai đoạn uống bổ sung axit folic


Bảng 3.3. Giai đoạn uống bổ sung axit folic
Giai đoạn uống bổ sung axit folic
n
Tỷ lệ %
Trước khi mang thai 1 tháng và suốt thời kỳ mang thai
9
19,57
Ngay sau khi mang thai
4
8,70
Sau khi mang thai 3 tháng
1
2,17
Không biết
32

69,57
Tổng
46
100,00
Có 9 phụ nữ cho rằng giai đoạn uống bổ sung axit folic trước khi mang thai
1 tháng và suốt thời kỳ mang thai chiếm tỷ lệ cao nhất 19,57%.
3.2.3. Hiểu biết thực phẩm chứa axit folic
Tỷ lệ %

Thực phẩm

Biểu đồ 3.4. Thực phẩm chứa axit folic
Các phụ nữ cho rằng tất cả các thực phẩm trên đều có chứa axit folic
3.2.4. Hiểu biết tác dụng axit folic
Bảng 3.4. Hiểu biết tác dụng axit folic
Tác dụng axit folic
n
Tỷ lệ %

13
28,26
Không biết
33
71,74
Tổng
46
100,00
Chỉ có 13 phụ nữ hiểu biết tác dụng axit folic chiếm 28,26%.
3.2.5. Hiểu biết nguồn thông tin axit folic
Bảng 3.5. Hiểu biết tác dụng axit folic

Hiểu biết nguồn thông tin axit folic
Từ cán bộ y tế

n
8

Tỷ lệ %
17,39


Từ thông tin đại chúng
10
21,74
Từ người thân
1
2,17
Chưa nghe
32
69,59
Hiểu biết nguồn thông tin axit folic từ thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ cao
nhất (17,39%), cán bộ y tế (17,39%).
3.2.6. Hiểu biết về nguy cơ khi thiếu axit folic
Bảng 3.6. Hiểu biết về nguy cơ khi thiếu axit folic
Nguy cơ khi thiếu axit folic
Sẩy thai
Thiếu máu
Dị tật bẩm sinh
Không biết

n

6
10
12
32

Tỷ lệ %
13,04
21,74
26,09
69,59

Hiểu biết khi thiếu axit folic sẽ có nguy cơ thiếu máu chiếm tỷ lệ cao nhất
21,74%, tiếp đến dị tật bẩm sinh chiếm 26,09%, sẩy thai chiếm 13,04%.
3.2.7. Hiểu biết về phòng ngừa thiếu axit folic
Bảng 3.7. Hiểu biết về phòng ngừa thiếu axit folic
Hiểu biết về phòng ngừa thiếu axit folic
n
Tỷ lệ %
Ăn uống bình thường
0
0,00
Ăn uống tăng cường dinh dưỡng
6
13,04
Uống bổ sung axit folic
13
28,26
Không biết
32
69,59

Để phòng ngừa thiếu axit folic các phụ nữ cho rằng uống bổ sung axit folic
chiếm tỷ lệ cao nhất 28,26%
3.2.8. Hiểu biết liều lượng uống axit folic mỗi ngày
Bảng 3.8. Hiểu biết liều lượng uống axit folic mỗi ngày
Liều lượng uống axit folic mỗi ngày
n

6
Không biết
40
Tổng
46
Có 13,04% phụ nữ biết liều lượng uống axit folic mỗi ngày.
3.2.9. Hiểu biết về bổ sung axit folic trong thời gian mang thai
Bảng 3.9. Hiểu biết về bổ sung axit folic trong thời gian mang thai

Tỷ lệ %
13,04
86,96
100,00


Bổ sung axit folic
n
Tỷ lệ %

14
30,43
Không biết
32

69,57
Tổng
46
100,00
Có14 đối tượng phụ nữ biết về bổ sung axit folic trong thời gian mang thai
chiếm tỷ lệ 30,43%
3.3. LIÊN QUAN GIỮA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, NGHỀ NGHIỆP VỚI KIẾN
THỨC SỬ DỤNG AXIT FOLIC
3.3.1. Liên quan giữa trình độ học vấn và nhận biết axit folic
Bảng 3.10. Liên quan giữa trình độ học vấn và nhận biết axit folic
Tiểu học
THCS
THPT
Có biết a. folic
0 (%)
5 (21,7%)
9 (90,0%)
Không biết a. folic
13 (100%)
18(78,3%)
1(10%)
Tổng
13
23
10
Tỷ lệ biết axit folic ở nhóm THPT (90%) cao hơn 2 nhóm tiểu học (0%) và
THCS (21,7%).
3.3.1. Liên quan giữa nghề nghiệp và nhận biết axit folic
Bảng 3.11. Liên quan giữa nghề nghiệp và nhận biết axit folic
Có biết a. folic

Không biết a. folic
Tổng

Nông dân
0 (0%)
25 (100%)
25

Công nhân
4 (40,0%)
6 (60,0%)
10

Giáo viên
4 (100%)
0 (0,0%)
4

Khác
6 (85,7%)
1 (14,3%)
7

Tỷ lệ biết axit folic ở nhóm THPT (90%) cao hơn 2 nhóm tiểu học (0%) và
THCS (21,7%).


Chương 3
BÀN LUẬN
Khảo sát đánh giá kiến thức 46 phụ nữ về việc sử dụng axit folic trong thời

kỳ mang thai của phụ nữ phường Thủy Phương, Thị xã Hương Thủy. Chúng tôi có
nhận xét và bàn luận như sau:
3.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Qua biểu đồ 3.1. cho thấy trong 48 đối tượng nghiên cứu có 25 phụ nữ ở
nhóm tuổi 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (54,35%), trong đó nhóm 30-34 tuổi
chiếm 28,26%, nhóm 25-29 tuổi chiếm 26,09%. Nhóm 20-24 tuổi chỉ chiếm 6,52%.
Qua bảng 3.1. cho thấy các đối tượng nghiên cứu đa số là nghề nông chiếm
54,35%, tiếp đến là công nhân (21,74%), với phụ nữ nghề tự do chiếm 15,22%,
giáo viên chỉ chiếm 8,70%. Điều này cũng phù hợp thực tế với địa lý nhân văn
phường Thủy Phương, mà trước đây là đất để canh tác nông nghiệp xã Thủy
Phương chiếm tỷ lệ cao.
Trình độ học vấn các phụ nữ ở đây là PTCS chiếm tỷ lệ khá cao 50,0%, tiểu
học (28,26%), THPT chiếm 21,74%, không có đối tượng nào mù chữ. Đây là điều
kiện tương đối thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức về giáo dục sức khỏe sinh sản
nói chung và hiểu biết về tác dụng của dưỡng chất (axit folic) ở phụ nữ mang thai
nói riêng.
3.2. KIẾN THỨC AXIT FOLIC
Những từ ngữ sắt, muối iốt ...khá quen thuộc với các bà mẹ mang thai, ngược
lại thuật ngữ axit folic tương đối xa lạ nhiều với chị em phụ, nữ

mặc dù họ vẫn

thường dùng những thực phẩm hằng ngày có chứa axit folic như: gan động vật (bò,
gà, lợn), các loại rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả, nấm, các hạt nảy mầm (mầm lúa


mì, mầm lúa, giá đỗ). Do đó, qua bảng 3.2. và biểu đồ 3.3. cho thấy tỷ lệ các phụ nữ
nghe nói axit folic khá khiêm tốn chỉ có 14 đối tượng phụ nữ chiếm 30,34%. Điều
này cũng có thể giải thích rằng Phường Thủy Phương trước đây cũng là một xã vùng
ven của tỉnh Thừa Thiên Huế, đa số nhân dân vùng này là nông dân và công nhân

chiếm (76,09%), chỉ có 8,70% là giáo viên; 21,74% THPT, nên tỷ lệ hiểu biết về
tác dụng của axit folic thấp là điều có thể chấp nhận được.
Qua bảng 3.3 cho thấy trong 46 phụ nữ được khảo sát có 19,57% phụ nữ biết
giai đoạn uống bổ sung axit folic vào thời kỳ mang thai là trước khi mang thai 1
tháng và suốt thời kỳ mang thai, ngay sau khi mang thai (8,70%) và sau khi mang
thai 3 tháng (2,17%).
Theo y văn axit folic thường tập trung nhiều trong các loại thực phẩm như:
Rau có màu xanh thẫm như cải xoăn, ngũ cốc; đậu hạt; các loại hạt như vừng,
lạc; súp lơ xanh; trái cây, đặc biệt như cam, bưởi; gan (trong 300gr gan gà có
chứa tới 176mg axit folic) và các bộ phận nội tạng; thịt gia cầm.. Do đó qua biểu
đồ 3.4 cho thấy các đối tượng nghiên cứu cho rằng tất cả các câu trên (rau xanh,
ngũ cốc, gan thận động vật) đều chứa a.folic (21,74%).
Các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ biết nguồn thông tin về axit folic chủ yếu
dựa vào thông tin đại chúng chiếm 21,74%, nguồn này có lẽ do quảng cáo thuốc
bổ cho người mẹ mang thai ở Tivi, đài...Từ cán bộ Y tế Phường với tỷ lệ thấp hơn
(17,39%), đều này chứng tỏ y tế phường chưa tuyên truyền rộng rão về tác dụng
của axit folic này ( Bảng 3.5).
Theo y văn axit folic rất quan trọng vì nó có thể giúp phòng tránh những
khiếm khuyết chính về não và xương của trẻ sơ sinh (trẻ sinh ra bị thiếu một phần
não, sọ hay phần đầu và tật nứt đốt sống) tới 50-70%. Tật nứt đốt sống gây ra hậu
quả nghiêm trọng cho trẻ như: não úng thủy, liệt, tiêu tiểu không tự chủ, viêm não,
trẻ đần độn…Đo đó qua bảng 3.6. tỷ lệ các phụ nữ chọn thiếu axit folic sẽ nguy cơ


di tật bẩm sinh (26,09%) là hợp lý, tiếp đến thiếu máu (21,74%), sẩy thai
(13,04%).
Ngoài thực phẩm giàu axit folic, có nhiều trong gan động vật và các loại rau
xanh như rau bina, bông cải xanh. Giống như các loại vitamin khác có tính hòa tan
trong nước, khoảng 50-90% acid folic bị mất đi khi chế biến. Thế nên các thực
phẩm chứa acid folic không nên đun nấu quá lâu. Do đó bà mẹ mang thai cần phải

bổ sung thêm thuốc có chứa axit folic. Qua bảng 3.7 cho thấy có 28,26% uống bổ
sung axit folic chiếm tỷ lệ cao, ăn uống tăng cường dinh dưỡng chiếm 13,04%.
Trong thời kỳ có thai, nhu cầu về axit folic tăng lên rõ rệt. Nhu cầu axit folic
với người trưởng thành là 300-400mcg/người/ngày và khi có thai nhu cầu là
600mcg/người/ngày. Thực phẩm thông thường trong chế độ hàng ngày không cung
cấp đủ nhu cầu này. Như vậy qua bảng 3.8 cho thấy hiểu biết liều lượng uống axit
folic mỗi ngày là rất thấp chỉ 13,04%, không biết liều lượng (86,98%). Điều này có
thể lý giải rằng liều lượng chỉ một số người có trình độ học vấn cao, nghề nghiệp
CNVC có thể ghi nhớ được liều lượng (dose) này.
Qua bảng 3.9 cho thấy tất cả 14 người nghe nói axit folic đều khẳng định
cần bổ sung axit folic khi mang thai.
4.3. LIÊN QUAN GIỮA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, NGHỀ NGHIỆP VỚI KIẾN
THỨC SỬ DỤNG AXIT FOLIC
Qua bảng 3.10 cho thấy có sự liên quan giữa trình độ học vấn và nhận biết
axit folic ( p< 0,05). Trong đó tỷ lệ biết axit folic ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ có trình độ THPT chiếm 90%, nhóm tiểu học (0%), nhóm THCS chiếm 21,7%.
Điều này cho thấy trình độ học vấn rất quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức về
giáo dục sức khỏe sinh sản nói chung và kiến thức sử dụng axit folic trong thời kỳ
mang thai nói riêng của phụ nữ ở tuổi sinh đẻ.
Qua bảng 3.11. cho thấy các phụ nữ ở đây là giáo viên có tỷ lệ nhận biết axit
folic là 100%. Có sự liên quan giữa nghề nghiệp và nhận biết axit folic (p< 0,05).


KẾT LUẬN
Khảo sát đánh giá kiến thức 46 phụ nữ về việc sử dụng axit folic trong thời
kỳ mang thai của phụ nữ phường Thủy Phương, Thị xã Hương Thủy. Chúng tôi có
kết luận như sau:
1. Kiến thức về axit folic
- Có 30,43% đối tượng nghiên cứu nghe nói về axit folic
- Hiểu biết về giai đoạn uống bổ sung axit folic trước khi mang thai 1 tháng

và suốt thời kỳ mang thai chiếm tỷ lệ 19,57%.
- Hiểu biết tất cả các loại thực phẩm: rau xanh, ngũ cốc, gan thận động vật
đều chứa axit folic chiếm tỷ lệ 21,74%.
- Hiểu biết nguồn thông tin tác dụng axit folic từ thông tin đại chúng chiếm
21,74%.
- Tỷ lệ các phụ nữ biết nguy cơ thiếu axit folic sẽ gây nên dị tật bẩm sinh
chiếm 26,09%.
- Phòng ngừa thiếu axit folic cần uống bổ sung axit folic với tỷ lệ phụ nữ
hiểu biết là 28,26%.
- Tỷ lệ phụ nữ có biết liều lượng uống axit folic mỗi ngày chiếm 13,04%.
2. Liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp với kiến thức sử dụng axit
folic.
- Có mối liên quan giữa trình độ học vấn và nhận biết axit folic ( p< 0,05).
- Có mối liên quan giữa nghề nghiệp và nhận biết axit folic (p< 0,05).


KIẾN NGHỊ
- Y tế phường cần tuyên truyền, phổ biến rỗng rãi hơn về giáo dục chăm sóc
sức khỏe sinh sản của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặt biệt tư vấn về ích lợi, tác
dụng khi dùng thực phẩm có chứa axit folic và thuốc uống axit folic.
- Giới thiệu những thực phẩm thông thường ở địa phương có chứa nhiều axit
folic.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Y Dược Huế (2008), Sản phụ Khoa tập I
2. Trường Đại học Y Khoa Hà Nội (2010), Bài giảng sản phụ khoa tập II
3. Đỗ Thanh Sửu (2010), “Vitamin (Axit Folic)”, Bài Giảng hóa sinh, Trường Đại
học Y Dược Huế.
4. Acid folic, Leucovorin Calcium, />5. Axit folic, phụ nữ mang thai, />6. Axit folic và phụ nữ mang thai, />7. Bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ: Acid Folic (B9, Folate),




×