Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề cương nghiên cứu khoa học vấn đề tự học (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.45 KB, 24 trang )

Chủ Đề:
Hoạt động tự học của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý
công trường đại học __________
Thành viên nhóm:

*MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
Quan sát hàng ngày, thấy rằng một bộ phận sinh viên học tập bây
giờ thật đáng suy nghĩ. Rất ít khi trong lớp có đủ mặt sĩ số tham gia
học tập. Và trong số ấy lại không ít sinh viên lơ là nghe giảng hoặc
tham gia trong các hoạt động dạy và học một cách cho có lệ, hoặc là
nghe đấy nhưng đầu óc lại đang nghĩ tận đâu đâu. Phải chăng là họ
đang say sưa với thành tích đã vượt qua được nhiều người để bước
vào cổng trường đại học và đã mãn nguyện lắm rồi? Vì thế nào họ
cũng tốt nghiệp ra trường và sẽ thành danh. Một quan niệm nữa cũng
trở thành “tập quán” trong sinh viên là đã qua được học phần nào thì
xếp gọn lại sách vở môn đó và xóa sạch “băng” đã ghi nhớ trong đầu.
Rất hiếm sinh viên khi học xong, thi xong học phần còn giữ lại bài,
bài ghi môn học. Chính vì vậy,hơn bao giờ hết, việc tự học của sinh


viên với ý nghĩa có trách nhiệm đối với chính bản thân họ phải được
coi là mấu chốt, là động lực thôi thúc họ, thậm chítrở thành vấn đề
nóng bỏng trong học tập theo hệ thống tín chỉ hiện nay. Với việc học
tập theo học chế tín chỉ, rất nhiều sinh viên còn bỡ ngỡ vì rằng trong
suốt những năm học phổ thông, phần lớn đã quen với phương pháp
học thụ động, lối học vẹt, tiếp nhận kiến thức qua hệ thống sách giáo
khoa và từ cácthầy, cô giáo. Do đó, khi bước vào học đại học không ít
em ban đầu thụ động hoang mang. Đối với sinh viên năm thứ nhất
phải có ngay khả năng tự học, tự nghiên cứu là điều vô cùng khó khăn
và trở thành áp lực lớn đối với các em nhưng vẫn cứ phải làm quen và


chấp nhận. Đối với sinh viên sư phạm thì tính mô phạm là rất cần
thiết. Do đó, đòi hỏi các em phải nghiêm khắc với bản thân, mặc dầu
với bao bộn bề của sự phức tạp hôm nay đang thách thức các
em.Trong điều kiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay thì tự học
được đặt lên hàng đầu quan trọng. Thầy cô là người hướng dẫn, trò là
người thi công và sản phẩm làm ra lại được định hình chính trong
“bàn tay thi công” của trò. Thiết nghĩ, ở một mức độ nào đó, thì giáo
trình là trung tâm, còn người dạy lẫn người học cùng khai phá tri thức
và lĩnh hội tri thức. Tự học là vô cùng quan trọng vì nó khai thác triệt
để thời gian nhàn rỗi trong sinh viên và sinh viên có thể xoáy sâu
nghiền ngẫm những điều thầy cô hướng dẫn, giảng giải trên lớp. Điều
đáng quan tâm là tự học sẽ rèn luyện khả năng nghiên cứu, tiếp cận tri
thức. Xuất phát từ vấn đề trên,nhóm em chọn đề tài “ Hoạt động tự
học của sinh viên _____________" làm đề tài nghiên cứu.


II. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những kiến thức căn bản nhất về vấn đề tự học của sinh
viên. Nêu rõ được nội dung của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để
tiếp cận nó phải tuân thủ theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có
hiệu quả các yêu cầu ra sao….
- Tìm hiểu tầm quan trọng của vấn đề tự học ,và làm thế nào để nâng
cao tinh thần tự học của sinh viên.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Các bạn sinh viên trường đại học __________.
Thời gian nghiên cứu:
IV.Giả thiết nghiên cứu:
Trong nội dung của bài này em muốn trình bày những kiến thức
căn bản nhất về vấn đề tự học của sinh viên. Nhằm nêu rõ nội dung
của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để tiếp cận nó phải tuân thủ

theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêu cầu ra
sao… từ đó xây dựng những biện pháp dạy tự học tích cực tương ứng.
Giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của vấn đềtự học và tìm cho
mình giữ một phương pháp tự học phù hợp nhất để học tập và nghiên
cứu thuận lợi hơn đạt kết quả cao, và góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo.
V.Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp quan sát:


Quan sát trực tiếp việc tự học của sinh viên trong thư viện
trường, tại các phònghọc, trong khuôn viên trường và cả trên ký túc
xá.Quan sát gián tiếp kết quả học tập của các bạn sinh viên để biết
mức độ nắm vững kiến thức của sinh viên như thế nào? Và có nhờ
vào phương pháp tự học hay là tiếp thu tại lớp.
2. Phương pháp phỏng vấn qua mạng internet như mail và facebook:
Gửi bảng câu hỏi đã soạn sẵn qua mail hoặc facebook cho
những bạn sinh viên khoa kinh tế và quản lý công trong trường Đh
Mở TP.HCM.
3. Dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập:
Được thu thập thông qua mạng internet và một số giáo trình,
nghị quyết. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ: “ Tập trung
sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng
tạo của học sinh, Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học
sinh, phát triển mạnh mẽ phong. Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã
coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực kì quan trọng
trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước trao tự học, tự đào
tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”.
VI. Nội dung :
1.Cơ sở lý luận:

1.1. Sơ lược nghiên cứu về vấn đề tự học:
Người đặt nền móng cho ý thức về hoạt động tự học là nhà giáo
dục người Tiệp Khắc J.A Comenxiki. Các nhà giáo dục học như
Rutxo, Pestalogi, Dixtecvec, Usinxki ở thế kỉ 18, 29 đã quan
tâm nhiều đến sự phát triển trí tuệ, tính tích cực và tính độc lập
sáng tạo của học sinh. Bàn về tự học, các nhà giáo dục học Việt


Nam như Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Cảnh Toàn,... đã
coi tự học như chìa khóa vàng của giáo dục trong thời đại bùng
nổ thông tin.
1.2. Một số khái niệm:
- Tự học: Là quá trình của bản thân người học tích cực, độc lập,
tự giác chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo bằng những phương
pháp phù hợp. Tự học là quá trình học tập có thể diễn ra với sự
tha gia của GV. Mặt khác, tự học cũng có thể diễn ra không có
sự góp mặt của GV, SV tự sắp xếp cho mình thời gian, chương
trình học tập phù hợp.
- Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự học cho SV trong các
nhà trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học GS –
TSKH Thái Duy Tuyên viết: “Tự học là hoạt động độc lập
chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy
nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích,
tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh
tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm
lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản
thân người học”. Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo
dục số 7/ 1998 cũng bàn về khái niệm tự học: “Tự học là người
học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng
hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình

vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống,
giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc
quá trình cá nhân hóa việc học”. Trong bài phát biểu tại hội thảo
Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào tháng 11 năm 2005 tại


Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: “ Học bao giờ và lúc
nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích
lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự
cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực
hành những tri thức ấy”.Từ những quan niệm trên đây có thể
nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ
với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá
nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông
qua các hoạt động tự thân ấy. Để có được, đạt tới sự hoàn thiện
thì mỗi SV phải tự thân tiếpnhận tri thức từ nhiều nguồn; Tự
thân rèn luyện các kĩ năng; Tự thân bồi dưỡng tâm hồn của mình
ở mọi nơi mọi lúc.
1.3. Vị trí vai trò của tự học:
Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.Từ lâu
các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy
tự học. Trong quá trình hoạt động dạy học giảng viên không chỉ
dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu
SV ghi nhớ mà quan trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho
SV tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tính mới của các
vấn đề khoa học. Giúp SV không chỉ nắm bắt được tri thức mà
còn biết cách tìm đến những tri thức ấy. Thực tiễn cũng như
phương pháp dạy học hiện đại còn xác định rõ: càng học lên cao
thì tự học càng cần được coi trọng, nói tới phương pháp dạy học
thì cốt lõi chính là dạy tự học. Phương pháp tự học là cầu nối

giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Bởi vì SV đại học không
phải là những học sinh cấp bốn. Họ cần có thói quen nghiên cứu


khoa học, mà để có được thói quen ấy thì không thể không
thông qua con đường tự học. Muốn thành công trên bước đường
học tập và nghiên cứu thì phải có khả năng phát hiện và tự giải
quyết những vấn đề mà cuộc sống, khoa học đặt ra.Bồi dưỡng
năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh
mẽ cho quá trình học tập. Một trong những phẩm chất quan
trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủđộng sáng tạo
trong mọi hoàn cảnh.Và, một trong những nhiệm vụ quan trọng
của giáo dục là hình thành phẩm chất đó cho người học. Bởi từ
đó nền giáo dục mới mong đào tạo ra những lớp người năng
động, sáng tạo, thích ứng với mọi thị trường lao động, góp phần
phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích cực (hình thành từ
năng lực tự học) như một điều kiện, kết quả của sự phát triển
nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Trong đó hoạt động tự
học là những biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt của từng
cá nhân người học trong quá trình nhận thức thông qua sự hưng
phấn tích cực. Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú
trong học tập. Có hứng thú người học mới có được sự tự giác
say mê tìm tòi nghiên cứu khám phá. Hứng thú là động lực dẫn
tới tự giác.Tính tích cực của con người chỉ được hình thành trên
cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiên giữa hứng thú với tự giác. Nó bảo
đảm cho sự định hình tính độc lập trong học tập.Tự học giúp
cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để
khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp
con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế -



xã hội. Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy
bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với
những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả
những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Nếu rèn
luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết
linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽtạo cho
họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được
nâng cao.Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây
dựng được phương pháp tự học, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích
cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy năng lựctiềm tàng, tạo ra
động lực nội sinh to lớn cho người học.
1.4. Nội dung của quá trình tự học.
- Bàn về hoạt động tự học và phương pháp tổ chức cho SV tự học như
thế nào để có hiệu quả thiết thực là một vấn đề hoàn toàn không đơn
giản. Ngoài việc tìm hiểu khái niệm, những vấn đề liên quan đến động
cơ, thói quen học tập của SV thì mỗi GV rất cần đến quá trình nghiên
cứu nhằm tìm ra nội dung cơ bản, các phươngcách tối ưu rèn luyện
phương pháp tự học cho SV. Đặc biệt là việc nhận diện xem những
phương pháp đó ngoài sự thích ứng chung cho mọi SV có đáp ứng
được chotừng nhóm đối tượng trong những giai đoạn và điều kiện,
hoàn cảnh khác nhau trong suốt quá trình đào tạo hay không. Để đáp
ứng yêu cầu nêu trên cần xác định rõ những yêu cầu cơ bản của hoạt
động tự học như: nội dung của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để
tiếp cận nó phải tuân thủ theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có
hiệu quả các yêu cầu ra sao… từ đó xây dựng những biện pháp dạy tự


học tích cực tương ứng.Với tất cả các lĩnh vực khoa học, việc dạy tự
học có những điểm chung, thống nhất về cách thức cũng như phương

pháp.
1.5. Xây dựng động cơ học tập:
Khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý thức tốt về nhu
cầu học tập. Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng
đắn là việc cần làm đầu tiên. Bởi vì, thành công không bao giờ là kết
quả của một quá trình ngẫu hứng tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong
học tập lẫn nghiên cứu. Nhu cầu xã hội và thị trường lao động hiện tại
đặt ra cho mỗi người những tố chất cần thiết chứ không phải là những
điểm số đẹp, những chứng chỉ như vật trang sức vào đời mà không có
thực lực vì động cơ học tập lệch lạc. Có động cơ học tập tốt khiến cho
người ta luôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ
ràng với một niềm vui sáng tạo bất tận.
Trong rất nhiều động cơ học tập của SV, có thể khuôn tách thành hai
nhóm cơ bản:
- Các động cơ hứng thú nhận thức.
- Các động cơ trách nhiệm trong học tập.
Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến
được với người học một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ,
thú vị, bất ngờ, động và chứa nhiều những yếu tố nghịch lí, gợi sự tò
mò. Động cơ này sẽ xuất hiện thường xuyên khi GV biết tăng cường
tổ chức các trò chơi nhận thức, các cuộc thảo luận hay các biện pháp
kích thích tính tự giác tích cực từ người học.

Động cơ nhiệm vụ và

trách nhiệm thì bắt buộc người học phải liên hệ với ý thức về ý nghĩa


xã hội của sự học. Giống như nghĩa vụ đối với Tổ quốc, trách nhiệm
đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè…Từ đó các em

mới có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi
nhiệm vụ học tập,những yêu cầu từ GV, phụ huynh, tôn trọng mọi chế
định của xã hội và sự điều chỉnh của dư luận.Cả hai động cơ trên
không phải là một quá trình hình thành tự phát, cũng chẳng được đem
lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát triển một cách tự giác thầm
lặng từ bên trong. Do vậy người GV phải tùy đặc điểm môn học, tùy
đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp
thích hợp nhằm khơi dây hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi
SV. Và điều quan trọng hơn là tạo mọi điều kiện để sinh viên tự kích
thích động cơ học tập của mình. Đối với phần đông những người trẻ,
việc tạm gác những thú vui, những trò giải trí hấp dẫn nhất thời để
toàn tâm toàn sức cho việc học là hai điều có ranh giới vô cùng mỏng
manh. Nó đòi hỏi sự quyết tâm cao và một ý chí mạnh mẽ cùng
nghilực đủ để chiến thắng chính bản thân mình. Đối với người trưởng
thành, khi mục đích cuộc đời đã rõ, ý thức trách nhiệm đối với công
việc đã được xác định và sự học đã trở thành niềm vui thì việc xác
định động cơ thái độ học tập nói chung không khó khăn như thế hệ
trẻ. Tuy nhiên không phải là hoàn toàn không có. Vì suy cho cùng ai
cũng có những nhu cầu riêng và từ đó có những hứng thú khác nhau.
Vấn đề là phải biết kết hợp biện chứng giữa nội sinh và ngoại sinh,
tức là hứng thú nhận thức, hứng thú trách nhiệm được đánh thức, khơi
dậy trên cơ sở những điều kiện tốt từ bên ngoài. Trong đó người thầy
đóng vai trò chủ đạo.


1.6. Xây dựng kế hoạch học tập.
Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích,
nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng.
Trong đó kế hoạch phải đượcxác định với tính hướng đích cao. Tức là
kế hoạch ngắn hạn, dài hơi thậm chí từng môn, từng phần phải được

tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ
thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Vấn đề kế
tiếplà phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi là quan trọng để ưu
tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc
học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau
khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếpcác phần việc một cách
hợp lí logic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn
thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện
chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học
được trôi chảy thuận lợi.
1.7. Tự mình nắm giữ nội dung tri thức.
Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian công sức
nhất. Khối lượng kiến thức và các kĩ năng được hình thành nhanh hay
chậm, nắm bắt vấn đề nông hay sâu, rộng hay hẹp, có bền vững
không… tùy thuộc vào nội lực của chính bản thân người học trong
bước mang tính đột phá này. Nó bao gồm các hoạt động:
- Tiếp cận thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như
đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, cemine,
hội thảo, làm thí nghiệm, quan sát, điều tra… Trong hoạt động này rất


cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh
hoạt. Xã hội hiện đại đang khiến phần lớn SV rời xa sách và chỉ quan
tâm đến các phương tiện nghe nhìn khác. Đơn giản vì nó thỏa mãn trí
tò mò, giúp cho tai nghe mắt thấy tức thời. Đó là chưa kể đến sự
nhiễu loạn thông tin mà nếu không vững vàng thì giới trẻ sẽ rất dễ sa
vào những cạm bẫy thiếu lành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển nhân cách, tâm hồn. Trong lúc từ cổ chí kim, muốn làm chủ tri
thức nhân loại thì con đường tốt nhất của mọi người là đọc sách. Đọc

sách là phương pháp tự học rẻ tiền và hiệu quả nhất. Khi làm việc với
sách ta phải sử dụng năng lực tổng hợp toàn diện và có sự xuất hiện
của hoạt động của trí não, một hoạt động tối ưu trong quá trình tự học.
Do vậy, rèn luyện thói quen đọc sách là một công việc không thể tách
rời trong yêu cầu tự học. Ngoàiviệc tiếp nhận tri thức còn phải biết
đối thoại, gợi mở, thắc mắc hay đề xuất những vấn đề cần lưu ý sau
khi đọc sách, hoặc chí ít là học cách viết, lối diễn đạt từ những cuốn
sách hay. Đó là cách đọc sáng tạo. Khác với sự giải trí đơn giản hay
cảm nhận thông thường.
- Xử lí thông tin: Việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không
bao giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể
sử dụng được. Quá trình này có thể được tiến hành thông qua việc
phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…
- Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin tri thức
khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập,
thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu hoạch, báo cáo khoa học,
tổng thuật… SV thường gặp rất nhiềukhó khăn. Có lúc tìm được một


khối lượng lớn tư liệu nhưng việc tập hợp phân loạinội dung để kiến
giải một vấn đề lại không thực hiện được. Trong trường hợp này cần
khoanh vùng vấn đề trong một giới hạn đừng quá rộng. Chỉ cần tập
trung đào sâu một vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra cái mới có giá trị
thực tiễn là đáp ứng yêucầu. Trong khâu này việc lựa chọn và thay đổi
hình thức tư duy để tìm ra cách thứctối ưu nhất cho đối tượng nghiên
cứu cũng rất cần thiết.
- Trao đổi, phổ biến thông tin: Việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ
thông tin tri thức hay diển ngôn theo yêu cầu thông qua các hình thức:
hội thảo, báo cáo khoa học, thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là
công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức. Hoạt động này

giúp người học có thể hình thành và phát triển kĩ năng trình bày (bằng
lời nói hay văn bản) cho người học. Giúp người học chủ động, tự tin
trong giao tiếp ứng xử, phát triển năng lực hợp tác và làm việc nhóm
tốt.
1.8. Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Việc nhìn nhận kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình
thức: Dùng cácthang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân tự
đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối
chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả đều mang một ý
nghĩa tích cực, cần được quan tâm thường xuyên. Thông qua nó người
học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều
gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc
phục hay phát huy.


Vấn đề tự học rõ ràng không hề đơn giản. Muốn hoạt động học tập có
hiệu quảnhất thiết SV phải chủ động tự giác học tập bất cứ lúc nào có
thể bằng chính nội lực của bản thân. Vì nội lực mới chính là nhân tố
quyết định cho sự phát triển. Ngoài ra, rất cần tới vai trò của người
thầy với tư cách là ngoại lực trong việc trangbị cho SV một hệ thống
tri thức, kĩ năng, thái độ cùng với phương pháp tự học cụ thể, khoa
học. Nhờ đó hoạt động tự học tự đào tạo của SV mới đi vào chiều sâu
thực chất.
1.9. Dạy phương pháp tự học cho sinh viên.
Ngoài những nội dung và phương pháp chung được trình bày ở
trên mỗi môn học, mỗi đối tượng đều có những đặc thù riêng. Và, với
GV cũng vậy, cũng với những phương pháp giống nhau nhưng cách
sử dụng của mỗi người ở những thời điểm cũng có sự khác nhau. Do
vậy, việc tìm ra những cách thức dạy tự học cụ thể cho từng lĩnh vực
là công việc rất có ý nghĩa. Tâm lí chung với đối tượng SV các

chuyên ngành thuộc khối Kinh Tế thường ngại các môn KHXH – NV
có nhiều chữ, một phần do không thuộc sở trường một phần quĩ thời
gian ngày càng eo hẹp, việc học các học phần này thường chiếm
nhiều thời gian. Do vậy việcxác định các phương pháp dạy cho SV tự
học các môn thuộc KHXH –NV cần được quan tâm nhiều hơn.
Dạy phương pháp tự học cho SV ở các môn Khoa học tự nhiên – Kĩ
thuật đã được định hình từ lâu bằng những yêu cầu cụ thể rõ ràng như
thực hành bài tập, vẽ sơ đồ…Việc kiểm tra SV có thực hiện yêu cầu
học tập mà GV giao hay không cũng vì thế mà dễ xác định và đỡ mất
thời gian hơn. Còn đối với các môn thuộc lĩnh vực Xã hội Nhân văn


không hề dễ dàng. Từ đặc thù của lĩnh vực chuyên ngành xã hội, qua
nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học và thực tế giảng dạy
nhiều năm các nhà nghiên cứu, giảng viên đã rút ra bốn vấn đề cốt lõi
có thể ápdụng trong quá trình dạy tự học cho SV. Đó là:
- Dạy cách lập kế hoạch học tập:

Trên cơ sở đề cương môn học, vào đầu mỗi học phần GV cần hướng
dẫn SV lập kế hoạch học tập sao cho kế hoạch đó phải ở trong tầm với
của mình, phù hợp với điều kiện của mình. Tất nhiên có thể điều
chỉnh khi điều kiện thay đổi. Quán triệt để SV hiểu rõ: mọi kế hoạch
phải được xây dựng trên những mục tiêu cụ thể và hoàn toàn phấn đấu
thực hiện được. Trong đó có sự phân biệt rõ việc chính việc phụ, việc
làm ngay và việc làm sau. Có như thế mới từng bước góp nhặt tri thức
tích lũy kết quả học tập một cách bền vững. Việc sử dụng và tận dụng
tốt quĩ thời gian cũng cần được đặt ra để không phải bị động trước
khối lượng các môn học cũng như áp lực công việc.
- Dạy cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học:


Nghe giảng và ghi chép là những kĩ năng mà ai cũng phải sử dụng
trong quá trình học tập. Trình độ nghe và ghi chép của người học
không giống nhau ở những môn học khác nhau. Nó ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình học tập. Tuy nhiên đây là vấn đề mà xưa nay chưa
có ai nghiên cứu. Mỗi người đều phải tự mình rèn luyệnthói quen ghi
chép để có thể có được những thông tin cần thiết về môn học. Điều
quan trọng trước tiên là GV cần truyền đạt cho SV những nguyên tắc
chính của hoạt động nghe – ghi chép. Với các môn KHXH – NV
thường có dung lượng câu chữ nhiều, việc vừa chú ý theo dõi để tri


nhận thông tin vừa mong muốn ghi chép thật đầy đủ khiến đôi lúc trở
thành một thách đố lớn. Các em thường mang lối học thụ động, quen
tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều SV chỉ
chờGV đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học nếu ngược lại
thì đành bỏ trốngvở khiến tâm lí bị ức chế ảnh hưởng đến quá trình
tiếp nhận kiến thức. Thực tế đó đòi hỏi người học phải tập trung tư
tưởng cao độ để có khả năng lĩnh hội vấn đề một cách khoa học nhất.
Phải rèn luyện để có khả năng huy động vốn từ, sử dụng tốc độ ghi
chép nhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, tóm lược bằng sơ
đồ hình vẽ những ý chính, các luận điểm quan trọng mà GV nhấn
mạnh, lặp lại nhiều lần là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, trong quá
trình học tập trên lớp, nếu có vấn đề nào không hiểu cần đánh dấu để
hỏi ngay sau khi GV ngừng giảng nhằm đào sâu kiến thức và tiết
kiệm thời gian. Rất tiếc, trên thực tế đây là điểm yếu mà phần lớn SV
không quan tâm rèn luyện để có được.
Muốn tạo điều kiện cho SV nghe giảng và ghi chép tốt, GV cần lưu ý:
- Nội dung bài giảng phải mới mẻ, thiết thực, cần thiết có thể tạo ra
những tình huống giả định yêu cầu SV suy nghĩ phản biện .
- Các câu hỏi, vấn đề đặt ra trong giờ giảng phải có sự chọn lọc kĩ

lưỡng, tập trung vào trọng tâm bài học như một cách phát tín hiệu cho
SV xác định nội dung chính.
- Đưa vào bài giảng những tình huống lí thú, những mẫu chuyện sinh
động lấy từ thực tế có liên quan trực tiếp đến đời sống hay lĩnh vực
chuyên ngành của từng đối tượng SV để gây sự chú ý cũng như tạo
cảm giác hứng thú cho người học.


- Sau hoặc trong khi giảng bài có thể yêu cầu SV tự đặt ra những câu
hỏi, tình huống sát với nội dung bài học để thay đổi không khí, tăng
cường sự chú ý của cả lớp.
- Sự truyền cảm, mạch lạc trong lời giảng cũng là điều có ý nghĩa thu
hút sự chú ý của người học.
Tất cả những công việc này muốn thực hiện tốt phải có sự phối
hợp nhịp nhàng ăn ý của cả thầy và trò. Trong đó thầy đóng vai trò
chủ đạo trong việc hướngdẫn tổ chức còn trò với tư cách là chủ thể
tích cực chủ động sáng tạo cả trong lĩnh hội tri thức lẫn rèn luyện kĩ
năng và bộc lộ quan điểm, thái độ.
2.0. Dạy cách học bài.
Vấn đề mấu chốt theo quan điểm của chúng tôi chính là dạy cách học
bài. GV cần giới thiệu và hướng dẫn cho SV tự học theo mô hình các
nấc thang nhận thức của Bloom. Tức là học cách phân tích, tổng hợp,
học vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học nhận xét
đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức… Bêncạnh đó còn phải rèn
luyện năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo để tìm
ra những hướng tiếp cận mới các vấn đề khoa học.
Việc đưa ra các tình huống vấn đề gắn với thực tiễn đời sống xã hội là
ưu thế của các học phần thuộc lĩnh vực XHNV. GV cần cho những
tình huống sau mỗi bài/ chương/ mục và yêu cầu SV chuẩn bị trước.
Sau đó tùy tình hình để cho từng cá nhân hay từng nhóm (cả lớp) thảo

luận, giải quyết.
Một trong những hình thức giúp SV làm việc nhóm tốt nhất là tạo cơ
hội cho các em diễn ngôn trực tiếp. Từ cách lấy dẫn chứng để chứng


minh một vấn đề, giảithích, phản biện, nêu quan điểm ý tưởng hay
thuyết trình, giới thiệu, tổng thuật mộtsự kiện, một vấn đề khoa học
hoặc đơn giản chỉ là sự bày tỏ chính kiến trước một hiện tượng.
Thông qua đó người dạy cũng có thể nắm được mức độ nhận thức của
SV để có sự bổ sung điều chỉnh hợp lí, kịp thời. Đảm bảo chất lượng
giờ giảng luôn được cải thiện theo hướng tích cực.
2.1. Dạy cách nghiên cứu.
Trước hết là dạy cách xác định đề tài, chủ đề nghiên cứu sao cho phù
hợp với sở trường năng lực của mình và yêu cầu của chuyên ngành
đào tạo. Tiếp đến là dạycách lựa chọn và tập hợp, phân loại thông tin
và cách xử lí thông tin trong khuôn khổ thời gian cho phép. Cơ sở lí
luận của các môn KHXH&NV thường mang tính hàn lâm, tính kế
thừa cao. Trong lúc trên thực tế các vấn đề xã hội lại thay đổi
từnggiây. Vì thế việc xác định nguồn tài liệu, điều tra, thực nghiệm
cũng đòi hỏi mỗi người phấn đấu nắm bắt kịp thời những vấn đề
mang tính thời sự nóng hổi cũng là một thách thức lớn. Tài liệu sẽ lấy
từ nguồn nào, giới hạn phạm vi bao nhiêu, cách viện dẫn những thông
tin ra sao cho chính xác, trích dẫn những vấn đề điển hình nào cho có
tính thuyết phục… là những vấn đề cần được hướng dẫn kĩ lưỡng chu
đáo từ phía GV. Một đề cương nghiên cứu chuẩn mực, khoa học trong
cấu trúc chung từ tổng quan của vấn đề nghiên cứu, các cấp độ nội
dung cần triển khai và cách xác định phương pháp nghiên cứu phản
ánh rất rõ năng lực của mỗi SV. Cần hình thành và rèn luyện cho các
em sớm có được kĩ năng ấy. Ngoài ra, việc tự kiểm tra đánh giá kết
quả nghiên cứu trên cơ sở tranh thủ ý kiến của bạn bè thầy côcũng



đem lại lợi ích thiết dụng cho người nghiên cứu, nhất là những SV
bước đầu làm quen với khoa học.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tự học.
1.1. Môi trường học và cơ sở vật chất.
Môi trường xung quanh tuy không hoàn toàn là yếu tố gây ảnh hưởng
tới vấn đề sinh viên không tự học nhưng nó cũng ảnh hưởng nhiều tới
chất lượng học tập của sinh viên, môi trường mà ồn ào, không sạch sẽ
ảnh hưởng tới cảm xúc của con người khiến chúng ta mất tập trung và
không thể tiếp thu kiến thức được, như vậy kết quả học tập, nghiên
cứu sẽ bị suy giảm và gây tâm lý chán học, ngại học cho sinh viên.
Hơn nữa cơ sở vật chất cũng phải đáp ứng được cả về số lượng và
chất lượng như: phòng học phải đủ kích thước, ánh sáng, bàn ghế
đúng quy cách cho sinh viên ngồihọc, như vậy thì sẽ giúp sinh viên
thoải mái trong quá trình học và nghiên cứu.
Cần có thư viện rộng rãi, yên tĩnh và sạch sẽ cho sinh viên nghiên cứu
ngoài giờ lên lớp.
1.2. Sự khen thưởng, khuyến khích học tập.
Việc khen thưởng có thể khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên
dù đó là sự biểu dương hay một số phần thưởng như quà tặng và học
bổng, nó khơi lên tinh thần yêu thích và nỗ lực phấn đấu của sinh
viên.
1.3. Giáo trình và tài liệu nghiên cứu.
Quan trọng nhất vẫn là đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin qua
sách, giáo trình của sinh viên, những quyển sách hay, nhiều thông tin,
những cuốn giáo trình mà cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu


của sinh viên, giúp sinh viên có thêm nguồn kiến thức phong phú hơn,

khuyến khích việc nghiên cứu và đọc sách của sinh viên. Vậy nên thư
viện trường sẽ là nơi lưu trữ nguồn thông tin từ giáo trình, tài liệu cho
sinh viên.
VII. Mô hình nghiên cứu.
1.1. Mô hình nghiên cứu tổng thể:
Qua khảo sát bảng hỏi online và thông tin, tài liệu chúng em đưa
ra mô hình tổng thể về vấn đề tự học.


1.Ý thức của sinh viên

Nhân tố
sinh viên

2.Thời gian rảnh rổi

3.Điều kiện sức khỏe

4.Đồ dùng,thiết bị hỗ trợ

5.Cách giảng dạy của
giáo viên

Nhà
trường

6.Cơ sở vật chất,môi
trường học tập

7.Khen thưởng,khuyến

khích của nhà trường

8.Giáo trình,tài liệu
nghiên cứu

Vấn đề tự học
của sinh viên.


1.2. Kế hoạch triển khai.
Căn cứ mô hình nghiên cứu tổng thể, sau khi khảo sát, nghiên
cứu các văn bản có liên quan đến vấn đề tự học và đặc biệt là các văn
bản có liên quan đến vấnđề tự học và các ý kiến của sinh viên, em xây
dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và thực hiện đánh giá theo mô
hình nghiên cứu này để rút ra các giải pháp nâng vấn đề tự học của
sinh viên khoa kinh tế & quản lý công trường Đh Mở thông qua các
tiêu chí sau:
# 1) Xây dựng động cơ học tập
Trong rất nhiều động cơ học tập của SV, có thể khuôn tách thành hai
nhóm cơ bản:
- Các động cơ hứng thú nhận thức.
- Các động cơ trách nhiệm trong học tập.
# 2) Xây dựng kế hoạch học tập
- Muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế
hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng, tùy thuộc để xác
định kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí theo từng môn, từng phần
phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai
đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.
- Chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi là quan trọng để ưu tiên tác
động trực tiếp và dành thời gian công sức cho vấn đề đó. Từ đó sắp

xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn thời gian.
# 3) Tự mình nắm vững nội dung tri thức.
Bao gồm các hoạt động


- Tiếp cận thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ
nhiềunguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như
đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, cemine,
hội thảo, làm thí nghiệm, quan sát, điều tra
- Xử lí thông tin: Việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao
giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử
dụng được. Quá trình này có thể được tiến hành thông qua việc phân
tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…
- Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin tri thức
khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập,
Trang 18
thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu hoạch, báo cáo khoa học,
tổng thuật
- Trao đổi, phổ biến thông tin: Việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ
thông tin tri thức hay diển ngôn theo yêu cầu thông qua các hình thức:
hội thảo, báo cáo khoa học, thảo luận, thuyết trình, tranh luận.
# 4) Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Việc nhìn nhận kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình

thức: Dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản
thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua
thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu.
# 5) Kỹ năng tổ chức các vấn đề tự học.

1.Lập kế hoạch



2.Thực hiện

Vấn đề tự học
của sinh viên.

3.Đánh giá

4.Điều chỉnh

1.3. Tiến độ các bước nghiên cứu.
Thực hiện nghiên cứu gồm 2 bước sau:
Bước 1: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính. Nghiên cứu định
tính này được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận với một dàn bài
soạn sẵn để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài, dựa trên nền tảng
của cơ sở lý thuyết. Kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ hoàn thiện
bảng câu hỏi (đã được phát thảo trước đó – xem phụlục).
Bước 2: Là nghiên cứu chính thức định lượng gồm 2 giai đoạn.
Giai đoạn đầu sẽ tiến hành điều tra trực tiếp khoảng 30 người, nhằm
xác lập tính lôgic của bảng câu hỏi hay để loại bớt những biến được
xem là thứ yếu và không quan tâm. Giai đoạn kế tiếp sẽ triển khai
việc điều tra bằng bảng câu hỏi.
Tài liệu tham khảo:
[1] Cấn Thị Thanh Hương (2008). "Phương pháp dạy, học và
kiểm tra, đánh gia trong HCTC", Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 39,
(9/2008). Tr5-6.
[2] Cao Xuân Hạo (2000), "Bàn về chuyện tự học", Kiến thức
ngày nay số 396, (9/2000), tr.23-27.




×