Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (THAM KHẢO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.93 KB, 55 trang )

BÀI THAM KHẢO SỐ 1

Đề tài: Những yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ của Người nộp thuế trên địa bàn
…… – thành phố Hồ Chí Minh.

Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan
6.a. Một số khái niệm
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là những DN có qui mô nhỏ bé về vốn,
lao động hoặc doanh thu nhưng lại có vai trò quan trọng đối với việc phát triển
chung của đất nước. Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới cũng như Nghị định số
56/2009/NĐ-CP, DNVVN là những doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10
người hoặc có nguồn vốn dưới 10 tỷ đồng. Tuy có quy mô nhỏ nhưng theo số liệu
của Tổng cục Thống kê thì DNVVN chiếm tỷ lệ trên 95%, đồng thời, các doanh
nghiệp này luôn năng động, tạo công ăn việc làm và đóng vai trò trụ cột ở các địa
phương trong nhiệm vụ nộp thuế cho ngân sách địa phương cũng như tạo nhiều
công ăn việc làm, cung cấp hàng hóa với giá cả phải chăng.
Hộ kinh doanh cá thể: Điều 49 NĐ43 định nghĩa: “Hộ kinh doanh do một cá
nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ,
chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động,
không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động kinh doanh.”
Thuế: Cho đến nay, các học giả và các tài liệu kinh tế trên thế giới vẫn chưa có
quan điểm thống nhất về khái niệm thuế bởi lẽ giác độ nghiên cứu có nhiều khác
biệt. Tác giả Chrisopher Pass và Bryan Lowes, người Anh, cho biết, đứng trên giác
độ đối tượng chịu thuế thì “Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu
nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay DN, trên việc chi tiêu về hàng
hoá và dịch vụ và trên tài sản”. Trong khi đó, các nhà kinh tế học người Mỹ lại
cho rằng: “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc của các công ty và các hộ gia


đình cho chính phủ mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được trực tiếp hàng


hoá, dịch vụ nào cả”. Các nhà quản lý và kinh tế học Việt Nam cho rằng: “Thuế là
một khoản nộp bằng tiền mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ phải
thực hiện cho chính phủ” (Lý Vân Phi, 2011).
Tuân thủ thuế: Khái niệm tuân thủ thuế vẫn còn là vấn đề mà các nghiên cứu
tranh luận theo hướng tự nguyện hay không tự nguyện trong việc chấp hành nghĩa
vụ nộp thuế. Chính vì vậy tuân thủ thuế được định nghĩa theo nhiều các khác nhau.
Theo Yarbrough (1978) thì tuân thủ thuế là khả năng của người nộp thuế, là tính
sẵn sàng thực hiện theo pháp luật quy định và được xác định bởi đạo đức, môi
trường pháp lý cũng như những tình huống phát sinh tại thời gian, thời điểm cụ thể.
Theo Andreoni (1998), việc tuân thủ nộp thuế là sự sẵn lòng của người nộp thuế,
sự chấp hành pháp luật về thuế để có được trạng thái cân bằng nền kinh tế quốc
gia. Một cách đơn giản hơn, Kirchler (2007) đưa ra: tuân thủ thuế chỉ là sự sẵn
lòng nộp thuế của người nộp thuế. Jackson, Milliron (1986) và Alm (1991) cho
rằng tuân thủ thuế là báo cáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế theo
quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án. Trong khi theo Hamm
(1995) thì tuân thủ thuế được định nghĩa là người nộp thuế nộp tờ khai thuế đầy đủ
và đúng thời điểm theo quy định của các luật thuế. Nghiên cứu tại Việt Nam,
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011) đã đưa ra định nghĩa về tuân thủ thuế như là hành vi
chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo đúng mục đích của luật một cách
đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian. Trong nghiên cứu này, xét trên phạm vi khoa
học và thực tiễn về luật thuế, tác giả sử dụng khái niệm tuân thủ thuế được thể
hiện qua việc người nộp thuế thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế đã
được quy định trong luật thuế hiện hành.
6.b Các nghiên cứu đi trước


Do có tầm quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội cho nên việc tuân thủ nộp
thuế là chủ đề nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý, các học giả và các nhà
nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc thu thuế, quản lý thuế với
mục đích tìm ra những yếu tố có tác động tới hoạt động thu thuế nói chung của cơ

quan chức năng. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra tác động của các yếu tố kinh tế;
thể chế chính sách thuế; công tác tuyên truyền hỗ trợ; công tác thanh kiểm tra và
cưỡng chế thuế có ảnh hưởng. Các công trình nghiên cứu trước cũng đưa ra một số
kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả Nguyễn Mạnh Hà (2012)
dùng mô hình hồi quy logit nhị phân để khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi tuân thủ thuế của nhóm DN tư nhân, xét trên khía cạnh nộp đúng hạn. Theo tác
giả, ngoài các yếu tố về nhân khẩu học như tuổi, giới tính, tôn giáo thì còn có các
yếu tố ngành nghề sản xuất KD, doanh thu, lợi nhuận trước thuế (EBT), tổng
tài sản, tổng nguồn vốn, lợi nhuận/vốn (ROE), lợi nhuận/tổng tài sản (ROA),
v.v.v, có ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm cả nghiên cứu định tính
và định lượng bằng cách tiếp cận nhân theo tố khám phá EFA và mô hình SEM, tác
giả Phạm Thị Mỹ Dung (2015) trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân
thủ thuế của DN đã khảo sát 474 người là các nhà quản lý của DN và chủ hộ KD
tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2014. Theo tác giả, một số nhóm yếu tố ảnh
hưởng tới hành vi tuân thủ thuế có thể bao gồm: (1) Đặc điểm của DN như cơ cấu
tổ chức, loại hình doanh nghiệp, quy mô, thời gian hoạt động, v.v.v; (2) Ngành
nghề KD được đo lường thông qua đặc trưng về tính cạnh tranh, khả năng kiểm
soát doanh thu và chi phí; (3) Chất lượng dịch vụ thuế được đo lường thông qua
sự minh bạch trong chính sách thuế, sự hài lòng của người nộp thuế đối vói cơ
quan thuế, v.v.v; (4) Yếu tố kinh tế là những vấn đề liên quan đến lãi suất, lạm


phát, hội nhập quốc tế, v.v.v; (5)Chất lượng quản trị công: người nộp thuế luôn
quan tâm tới việc sử dụng đồng thuế mà họ đóng cho Chính phủ, vì thế, khi mà các
dịch vụ công được làm tốt thì việc tuân thủ thuế cũng gia tăng; (6)Cấu trúc hệ
thống thuế: được đo lường thông qua mức độ công khai, minh bạch, tính đơn giản
hay phức tạp của hệ thống thuế trong khai báo thuế.
Có rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận định tính để phân

tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Đặc biệt
các tác giả đã mở rộng phạm vi nghiên cứu sang những yếu tố khác, ngoài kinh tế,
tác động đến ý thức tuân thủ thuế của người nộp như yếu tố xã hội, tâm lý, nhận
thức. Một số nhân tố được tổng hợp gồm: (1) Yếu tố kinh tế: Nhiều nghiên cứu chỉ
ra tình hình kinh tế có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh dẫn tới có ảnh
hưởng tới việc nộp thuế của các doanh nghiệp. Luận văn của Nguyễn Quốc Toản
thực hiện năm 2013 đã cho biết doanh thu của doanh nghiệp là cơ sở để cơ quan
thuế xác định mức nộp thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Như vậy, doanh thu của
doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới mức thuế và cả khả năng hoàn thành nhiệm vụ
nộp thuế. Đây cũng là kết quả mà các tác giả Phạm Thị Mai Trinh (2013), Lý Vân
Phi (2011) đã chỉ ra; (2)Thể chế chính sách: Nghiên cứu của Lý Vân Phi (2013)
chỉ ra rằng cần một chính sách pháp luật thống nhất và đảm bảo tính công bằng,
bình đẳng để khuyến khích mọi thành phần kinh tế hoàn thành nhiệm vụ nộp thuế
của mình. Một hệ thống mang tính chắp vá, chồng chéo có thể gây ra tình trạng bất
ổn hoặc thất thu, ảnh hưởng lớn đến ngân sách nhà nước. Nhưng với một chính
sách thuế mang tính khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trong thời gian dài sẽ
tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ của doanh nghiệp, không
gây phiền hà đối với người nộp thuế thì đó sẽ là cơ sở để ngành thuế hoàn thành
nhiệm vụ thu thuế, nộp đủ thuế cho ngân sách quốc gia; (3) Năng lực chuyên
môn, thái độ phục vụ của cán bộ thuế có vai trò quan trọng đối với việc thu thuế.


Đây là kết quả nghiên cứu của các tác giả Lý Vân Phi(2011), Nguyễn Quốc Toản
(2013), v.v.v. Trong bài báo của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung (2014) cho rằng
đây là việc mà cơ quan quản lý thuế cần tập huấn thường xuyên cho cán bộ thuế
nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và xử lý công việc theo đúng quy trình,
theo đúng pháp luật; (4) Công tác tuyên truyền hỗ trợ: Hầu hết các tác giả đều cho
rằng đây là một yếu tố quan trọng mà ngành thuế cần quan tâm và thực hiện một
cách thường xuyên. Theo Nguyễn Quốc Toản (2013), công tác tuyên truyền làm
cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu rõ được nội dung cơ bản của chính sách

thuế. Mục tiêu của công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là để nâng cao tính
tuân thủ, tự giác chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước. Tương tự,
Nguyễn Thị Thùy Dung (2014) cho rằng việc tích cực tuyên truyền để người nộp
thuế thấy rõ nghĩa vụ và trách nhiệm nộp thuế của mình, qua đó nâng cao tinh thần
tự giác của các đối tượng nộp thuế; (4) Công tác thanh tra, kiểm tra, thu nợ,
cưỡng chế: Bên cạch công tác tuyên truyền, hỗ trợ, ngành thuế cũng cần tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra hoặc thậm chí là cưỡng chế để giám sát người
nộp thuế phải tự chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật. Theo Lý Vân Phi
(2011) và nhiều tác giả khác cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa,
phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Ngành thuế cần
sử dụng chức năng này đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sao cho nhân tố này
phải trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn
chặn các hành vi vi phạm về thuế chứ không nên mang tính chất cản trở hoạt động
của doanh nghiệp; (5) Cơ sở hạ tầng và Tin học hóa và cơ sở dữ liệu về tổ chức,
cá nhân nộp thuế cũng là nhân tố mà nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra có tác
động đến kết quả thu của ngành thuế. Theo Nguyễn Quốc Toản (2013), hệ thống
thông tin trong quản lý đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu giảm thời gian, tiết
kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch. Sử dụng công nghệ thông tin trong
quản lý thu cho phép cập nhật hệ thống số liệu lịch sử về doanh nghiệp một cách


đầy đủ, kết nối mạng trên phạm vi toàn quốc nhằm đối chiếu thông tin một cách tự
động. Đồng thời, phần mềm tin học có thể phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, đối
chiếu hóa đơn, v.v.v.
7. Mô hình và dữ liệu nghiên cứu
7.a. Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Nếu xem việc kê khai đầy đủ và nộp thuế đúng thời hạn là hành vi tuân thủ
thuế của DN và hộ KD thì có thể sử dụng mô hình hồi quy logit nhị phân để khảo
sát tình trạng này. Với hai phạm trù, tác giả cần sử dụng một biến giả mang giá trị
nhị nguyên.


Hình 1: Mô hình logit và mô hình xác suất tuyến tính
Nguồn: Nguyễn Quang Dong 2002
Có một số mô hình thường được sử dụng trong trường hợp biến giả mang giá
trị nhị nguyên như mô hình logit, probit, xác suất tuyến tính (LPM: Linear
Probability Model) để phân tích hồi qui. Tuy nhiên, mô hình LPM và probit thường
gây ra tình trạng phương sai không đồng nhất (heteroscedasticity) hoặc giá trị lựa
chọn nằm ngoài khoảng 0-1 vì thế logit là mô hình được sử dụng nhiều hơn cả
(Nguyễn Quang Dong 2002, Gujarati 1995).
Trong mô hình hồi qui logit, nếu gọi p là xác suất để một biến cố xảy ra thì 1-p
sẽ là xác suất cho trạng thái còn lại, phương trình hồi qui logit với Xij là các biến
độc lập có ảnh hưởng đến việc lựa chọn được định nghĩa:


Log (

p
) = β1 + β 2 X 2i + β 3 X 3i + .... + β k X ki + ε
1− p

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng biến giả Y, là biến
phụ thuộc, để mô tả tình trạng tuân thủ thuế. Bằng việc khảo sát trong thời gian 1
năm của DN và hộ KD có vi phạm thuế, tức có kê khai đầy đủ và nộp thuế đúng
thời hạn hay không để quyết định giá trị của biến phụ thuộc là 1 hoặc 0. Giá trị
Yi=1 là tình trạng DN và hộ KD không vi phạm thuế trong một năm qua và Y i = 0
là trường hợp ngược lại, tức có vi phạm việc tuân thủ thuế.
Theo như các nghiên cứu trước thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ
thuế. Tuy nhiên, dựa vào mục tiêu nghiện cứu và tính khả thi của dữ liệu, tác giả
lựa chọn các biến độc lập như bảng 1. Đối với các biến thang đo, tác giả sẽ tiến
hành phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA

nhằm đánh giá sự hội tụ và mức độ tin cậy của các biến trước khi tiến hành hồi
quy. Các biến giải thích này sẽ được điều chỉnh sau phần nghiên cứu định tính.
Bảng 1: Danh mục biến có ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế
Biến phụ thuộc: Tuân thủ thuế
STT
I

II

Tuân thủ = 1/chưa tuân thủ = 0

Biến độc lập
Biến thuộc về DN và hộ KD

Mô tả

Dấu kỳ vọng

1. Doanh thu

Triệu đồng

(+)

2. Số lao động

Người

(+)


3. Thời gian hoạt động

Năm

(+)

4. Tổng tài sản ước tính

Triệu đồng

(+)

Thái độ/nghiệp vụ của cán bộ thuế
1. Cán bộ thuế tận tâm/thái độ
2. Trình độ/kỹ năng của CB thuế
3. Thủ tục và quy trình nộp thuế đơn giản
4. Cán bộ thuế làm việc công tâm

1

2

3

4

5


Công tác tuyên truyền, nhận thức

1. Mức thuế của ông bà là hợp lý

III

1

2

3

4

1

2

3

4

5

2. Thông tin của ngành thuế là minh bạch
3. Dữ liệu của ngành thuế đầy đủ
4. Cán bộ thuế giải đáp kịp thời/đầy đủ
Công tác thanh tra/kiểm tra/cưỡng chế
1. Công tác kiểm tra, theo dõi nộp thuế kịp

IV


thời
2. Hình thức phạt thuế là công bằng, linh
hoạt
3. Việc xử lý vi phạm thuế rõ ràng, minh
bạch
4. Các cuộc cưỡng chế có phát huy tác dụng

7.b. Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn gốc chính của bộ số liệu được tác giả trực tiếp phỏng vấn từ các doanh
nghiệp trên địa bàn Quận 6. Về quy trình thu dữ liệu, sau khi thiết kế bảng câu hỏi,
tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn thử nghiệp. Tiếp đó, tác giả sẽ tham khảo ý kiến
chuyên gia để điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp. Ngoài dữ liệu trực tiếp
khảo sát ra, tác giả cũng sử dụng một số nguồn dữ liệu khác, đó là những báo cáo
của các bộ ban ngành có liên quan, những nguồn dữ liệu đáng tin cậy.

BÀI THAM KHẢO SỐ 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1 Tổng quan về tài chính vi mô

Về mặt ngữ nghĩa “tài chính vi mô” tức là tài chính có quy mô nhỏ. Các tổ
chức TCVM chuyên cung cấp dịch vụ tài chính phục vụ các cá nhân, hộ gia đình
nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhằm giúp những khách hàng này giải quyết nhu


cầu về tài chính mà không cần tài sản thế chấp. Mặc dù các khách hàng vay không
có tài sản thế chấp nhưng TCVM vẫn có thể lớn mạnh nhờ vào phương pháp sàng
lọc và giám sát khách hàng hiệu quả, bao gồm: cơ chế cho vay theo nhóm, người

vay cùng giám sát lẫn nhau và hỗ trợ lẫn nhau; lịch trình hoàn trả nợ vay thường
xuyên và cơ chế tiết kiệm bắt buộc. Đây là những yếu tố quan trọng, đảm bảo khả
năng thu hồi vốn, sự an toàn và bền vững về tài chính (Hoàng Văn Thành, 2012).
Các tổ chức TCVM như các tổ chức của chính phủ, phi chính phủ, hợp tác tín dụng
hoặc các ngân hàng chính sách có thể hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Nhiều quan điểm cho rằng lịch sử phát triển của TCVM đã hình thành sơ khai
từ giữa thế kỷ 19 khi Lysander Spooner, một nhà nhà lý luận, triết học người Mỹ
với nhiều tác phẩm nổi tiếng về chế độ nô lệ và chủ nghĩa nô lệ, viết cuốn sách về
lợi ích của những “món” tín dụng nhỏ dành cho doanh nghiệp và người dân với
mục tiêu thoát nghèo. Tuy nhiên, đó là thời điểm cuối của thế chiến thứ hai và kế
hoạch Marshall do Mỹ khởi xướng, chi khoảng 17 tỷ đô la Mỹ viện trợ cho các
nước, đã có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động này. Cho đến những năm 1970, giáo
sư Muhammad Yunus, một nhà kinh tế học người Bangladesh đã phổ biến khái
niệm tín dụng vi mô dành cho những người dân nghèo vay các khoản tín dụng nhỏ.
Ông cũng là người thành lập ngân hàng Grameen và đến năm 2006, ông được trao
tặng giải Nobel Hòa bình với chính ngân hàng của ông. Ngay nay, do có sự khác
biệt về thể chế, chính sách nên ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương lại có cách tiếp cận
khác nhau về TCVM nhưng đối tượng và mục đích thì không thay đổi.
Là một nước kém phát triển, tỷ lệ đói nghèo đã từng lên trên 50%, cùng với
phần lớn dân số sống bằng nông nghiệp có mức thu nhập thấp và thiếu ổn định, vì
vậy TCVM trở nên rất cần thiết và phù hợp với VN. Từ cuối những năm 1980,
TCVM đã hoạt động tại VN thông qua các tổ chức NGO, các chương trình hỗ trợ
phát triển chính thức song phương và đa phương. Cho đến năm 1987, khi Hội Liên


hiệp phụ nữ VN tổ chức Hội nghị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về việc
“Tạo việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ” thì ở VN bắt đầu xuất hiện dự án “tiết
kiệm – tín dụng” cho phụ nữ. Đây cũng là lúc các đoàn thể, các tổ chức phi chính
phủ chính thức tham gia mạnh vào công cuộc chống đói nghèo qua các chương
trình trợ giúp về tài chính có hoàn trả, đồng thời dạy cho phụ nữ VN biết cách tiết

kiệm và tạo thu nhập từ những đồng vốn được tài trợ, đánh dấu mốc thời điểm
TCVM chính thức xuất hiện tại VN (Nguyễn Thái Hà, 2014). Tuy nhiên, từ trước
1980 ở VN đã xuất hiện nhiều tổ chức hoạt động với chức năng cung cấp dịch vụ
giống như chức năng của các tổ chức TCVM, chẳng hạn ngân hàng chính sách xã
hội, Quỹ tín dụng nhân dân, v.v.v. Với mục tiêu phát triển hệ thống các tổ chức
TCVM an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp,
các doanh nghiệp siêu nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc
bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, Chính phủ VN đã xây dựng
khung pháp lý cho hoạt động này. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định TCVM
là tổ chức tín dụng, loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng,
nhằm cung cấp các dịch vụ TCVM, bao gồm: tín dụng vi mô, nhận tiết kiệm bắt
buộc, tiền gửi tự nguyện và thực hiện một số dịch vụ thanh toán cho các hộ gia
đình, cá nhân có thu nhập thấp (Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007).
Hoạt đông TCVM ở VN được thực hiện chủ yếu bởi các chủ thể như ngân hàng
chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông, hệ thống quỹ
tín dụng nhân dân, v.v.v. Các tổ chức có hoạt động TCVM khác, bao gồm các quỹ
XH, các tổ chức phi chính phủ, các chương trình, dự án của các tổ chức xã hội,
chiếm khoảng 5% số lượng khách hàng và chiếm 1% dư nợ TCVM. Ngoài ra, các
quỹ xã hội, các chương trình, dự án TCVM vẫn có thể hoạt động theo cách do tổ
chức đề nghị, được cơ quan quản lý cho phép, mà không cần phải chuyển đổi thành
tổ chức TCVM.


2.1.2 Các hoạt động của tài chính vi mô

2.1.2.a Hoạt động tín dụng
Các tổ chức TCVM thường áp dụng phương pháp cho vay các khoản vay nhỏ,
ngắn hạn và hình thành cơ chế tự giám sát lẫn nhau, bao gồm:
Cho vay cá nhân: là hình thức một cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất
hoặc chi tiêu dùng. Việc thế chấp ở các tổ chức TCVM thường ít bị ràng buộc hơn

so với các ngân hàng thương mại.
Cho vay theo nhóm liên kết: được thực hiện bằng cách cho vay theo thông qua
các nhóm nhỏ, thường từ 4 đến 10 người. Cam kết của nhóm thay cho tài sản thế
chấp và sự bảo lãnh khoản vay trong trường hợp một thành viên của nhóm không
trả được vốn vay. Điều này tạo nên một áp lực mang tính cộng đồng đối với các
thành viên vay vốn và có tác dụng kích thích họ thực hiện cam kết.
Cho vay theo phương thức ngân hàng làng xã: Là phương pháp cho vay theo
từng nhóm khoảng 30 người trở lên. Nhóm vay chịu trách nhiệm quản lý khoản
vay của từng thành viên. Phương pháp này phát huy hiệu quả khi các nhóm đã
được đào tạo và các thành viên đã phát triển được khả năng quản lý và tin tưởng
nhau.
2.1.2.b Dịch vụ huy động tiết kiệm tại chỗ
Huy động tiết kiệm tại chỗ là một trong những hoạt động chủ yếu của các tổ
chức TCVM nhằm huy động được vốn để cho vay và quan trọng hơn là giúp khách
hàng có thể tiết kiệm, cho dù là các khoản tiết kiệm nhỏ. Một số tổ chức TCVM
thường có mối quan hệ ràng buộc lâu dài với các tổ chức tài chính có đủ nguồn vốn
để đảm bảo sự luân chuyển vốn cần thiết cho nhu cầu tín dụng, tuy nhiên việc tiết
kiệm tại chỗ mang nhiều ý nghĩa khác. Không chỉ tạo nguồn vốn tại chỗ và giúp
khách hàng có những khoản tiết kiệm nhỏ mà tiết kiệm tại chỗ còn là bắt buộc đối


với những người vay. Cũng chính vì hình thức tiết kiệm tại chỗ này mà nhiều
khách hàng của các dịch vụ TCVM có thể trả nợ ngay khi có tiền mà không tốn phí
trả trước như các ngân hàng thương mại khác.
2.1.2.c Dịch vụ hỗ trợ
Các tổ chức TCVM còn cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khác. Đối với người
nghèo, đào tạo giúp người nghèo có thể quản lý tốt nguồn tài chính của mình, qua
đó có thể vươn lên thoát nghèo là một hình thức hỗ trợ phổ biến. Bằng việc mở các
lớp học nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tài chính, lập kế hoạch cho các
khoản chi tiêu trong gia đình, giúp họ không rơi vào tình trạng bị động về tài

chính. Ngoài ra đào tạo còn hướng tới việc cải thiện các kỹ năng nghề nghiệp của
người nghèo như khả năng tiếp thị, bán sản phẩm, nông sản. Nhiều tổ chức TCVM
còn nhận cung cấp các dịch vụ phi tài chính như cung cấp nguyên vật liệu, phân
phối hạt giống, tổ chức trường học ở các thôn bản, thực hiện các dịch vụ tuyên
truyền về kế hoạch hóa gia đình, tổ chức các chuyên đề thảo luận về chăm sóc sức
khỏe, môi trường, giáo dục, nước sạch, v.v.v nhằm nâng cao nhận thức của người
dân, nhất là người nghèo và những người hiện đang sinh sống ở vùng sâu vùng xa.
2.1.3 Khái niệm về đói nghèo

2.1.3.a Theo quan điểm của tổ chức quốc tế
Đói nghèo là tính trạng hộ gia đình không có điều kiện để có thể sống một cuộc
sống tương ứng với các nhu cầu tiêu chuẩn tối mà họ cần phải có. Tính chất và đặc
trưng của nghèo đói phụ thuộc vào điều kiện địa lý, hoàn cảnh chính trị, trình độ
phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá của vùng, miền, quốc gia, khu vực trong mỗi giai
đoạn lịch sử nhất định. Theo tổ chức Y tế thế giới, một người là nghèo khi thu nhập
hàng năm ít hơn ½ thu nhập bình quân trên đầu người (PCI: Per Capita Income) ở
địa phương họ sinh sống. Còn theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Châu Á – Thái
Bình Dương (ESCAP) tổ chức vào tháng 9/1993 tại Bangkok – Thái Lan, thì tình


trạng đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng đáp ứng
những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội, nơi
mà họ sinh sống thừa nhận.
Liên Hợp Quốc đánh giá tình trạng đói nghèo dựa vào mức sống của con người
thông ba tiêu chí đó là thu nhập, thành tựu y tế - xã hội và trình độ văn hóa giáo
dục. Những tiêu chí này được tổng hợp lại là chỉ số phát triển con người – Human
Development Index (HDI). Chỉ số HDI bao gồm ba yếu tố cơ bản của sự phát triển
con người là tuổi thọ, trình độ và mức sống trong đó mức sống được đo lường theo
mức GDP thực tế bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP) của
mỗi quốc gia. Sự kết hợp giữa chỉ tiêu HDI và chỉ tiêu GDP/ người cho phép chúng

ta đánh giá, nhận diện đói nghèo một cách khách quan và chính xác hơn. Cũng
theo Liên Hợp Quốc, đói nghèo còn được nhận diện ở bốn khía cạnh là thời gian,
không gian, môi trường và giới. Về thời gian: Phần lớn người nghèo có mức sống
dưới mức được xác định như một chuẩn thấp nhất có thể chấp nhận được trong một
thời gian dài. Về giới: Phần lớn người nghèo ở các nước đều là phụ nữ. Mặc dù
trong gia đình, nam giới là chủ gia đình, nhưng phụ nữ vẫn phải gánh chịu nhiều
hơn gánh nặng của nghèo đói. Về không gian: nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông
thôn, miền núi,vùng sâu, vùng xa... dù nền kinh tế có phát triển đến thế nào chăng
nữa dân cư ở các vùng kể trên vẫn dễ bị rơi vào nghèo đói. Về môi trường: hầu hết
những người nghèo đói đều phải sống trong môi trường khắc nghiệt và xuống cấp
nghiêm trọng, bởi vì những người nghèo đói không đủ khả năng và điều kiện để gìn
giữ, đảm bảo và cải thiện môi trường sống
Tóm lại: Những quan niệm về nghèo đói do cách tiếp cận khác nhau nên có những
kiến giải khác nhau, sự nghèo đói là một khái niệm tương đối và có tính biến đổi.
Các chỉ số xác định giới hạn nghèo đói không phải là cứng nhắc và bất biến. Nó
biến đổi tuỳ theo sự chênh lệch, sự khác biệt giữa các vùng, miền, quốc gia.


2.1.3.b Theo quan điểm của Việt Nam
Dựa trên quan điểm của của các tổ chức quốc tế về đói nghèo, Việt Nam đã đưa
ra các khái niệm phù hợp đối với tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Trong chương
trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010 của Việt Nam,
khái niệm đói nghèo được đề cập đến ở từng mức độ đói, nghèo, đến vùng miền và
theo từng thời điểm. Về cơ bản, những khái niệm nghèo của Việt Nam giống với
khái niệm nghèo đói của ESCAP đã đưa ra.
Theo quan điểm của Việt Nam, đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo
có mức sống dưới mức tối thiểu, thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu cơ bản về vật
chất để duy trì cuộc sống dẫn tới tình trạng hàng năm thiếu ăn từ một đến hai tháng và
thường phải vay mượn của cộng đồng, thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng. Đói là
nấc thang thấp nhất của nghèo, đây vốn thuần tuý là đói ăn, nằm trọn trong phạm trù

kinh tế vật chất và khác với đói thông tin, đói hưởng thụ văn hoá, thuộc phạm trù văn
hoá tinh thần.
Khái niệm đói được chia ra làm hai mức độ là đói quanh năm và đói cấp tính trong đó
Đói kinh niên: là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét còn
Đói cấp tính: là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân
như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét.
Về hộ gia đình, khái niệm đói nghèo chia ra thành hộ đói là hộ cơm không đủ
ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đầy đủ, ốm đau không có tiền
chữa bệnh, nhà cửa rách nát còn hộ nghèo hộ nghèo là hộ đói ăn nhưng không đứt
bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất.
Đối với địa phương, khái niệm về Xã nghèo là xã có tỷ lệ nghèo từ 25% trở
lên, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Điện, đường,
trường, trạm y tế, nước sạch vv...trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao. Mở rộng
thành vùng nghèo là địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực khó khăn hiểm
trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao.


2.1.4 Xóa đói giảm nghèo

2.1.4.a Tổng quan về công tác xóa đói gi ảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo chính là làm cho bộ phận dân cư nghèo phát triển kinh tế,
cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống và từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo.
Đây là cả một quá trình bởi việc nâng cao mức sống của một nhóm dân cư nghèo
lên một mức sống cao hơn về mọi mặt không phải là một việc làm đơn giản. Xóa
đói giảm nghèo là việc làm thường xuyên và cần sự quan tâm của các tổ chức trong
xã hội bởi ngay cả khi thoát được nghèo cũng có thể rơi vào tình trạng tái nghèo
hoặc thu nhập được cải thiện những chuẩn nghèo thay đổi.
Quá trình xóa đói giảm nghèo có thành công hay không cũng còn phụ thuộc
vào nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo. Nếu tình trạng đói nghèo là do
nguyên nhân phân phối thu nhập trong xã hội thì cần phải xây dựng lại chế độ sở

hữu và phân phối thặng dư này. Nếu nghèo là nguyên nhân do tình trạng kinh tế trì
trệ, đình đốn thì cần các chính sách phát triển kinh tế bao gồm cả các chính sách
phát triển kinh tế vĩ mô, chính sách đầu tư, chuyển đổi ngành nghề, v.v.v. Trường
hợp nghèo là nguyên nhân bởi các vấn đề xã hội như bùng nổ dân số, năng lực,
trình độ của người lao động, v.v.v thì cần những chính sách tác động từ phía các
vấn đề xã hội này.
Yếu tố nội lực của chính những hộ nghèo có vai trò quan trọng trong quá trình
xóa đói, giảm nghèo. Ý chí và nghị lực vươn lên để thoát nghèo là động lực để
giúp các hộ gia đình lao động hăng say, chăm chỉ. Tuy vậy họ vẫn cần các cơ chế,
chính sách phát triển, chính sách đầu tư của nhà nước và đặc biệt là sự trợ giúp của
các tổ chức xã hội trong việc xóa đói giảm nghèo.
2.1.4.b Đầu tư, tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng có tác động mạnh
tới tình trạng xóa đói giảm nghèo. Khi người dân gia tăng thu nhập thì nhiều vấn


đề kinh tế-xã hội liên quan đến đói nghèo như y tế, giáo dục, tuổi thọ, v.v.v được
cải thiện. Để thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo, các tổ chức thường dùng đòn
bảy kinh tề bằng cách tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích
đầu tư và xây dựng nhiều công trình trọng điểm ở những khu vực kinh tế kém phát
triển.
Ở nước ta phần lớn những hộ gia đình nghèo sống ở nông thông, vùng cao,
miền núi, hải đảo và sống bằng nông nghiệp. Chính vì vậy các chương trình xóa
đói giảm nghèo thường gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn, tao
công ăn việc làm tại chỗ, thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp bằng cách
thúc đẩy các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền
thống. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu là quá trình thay thế những phương
thức sản xuất lạc hậu bằng những trình độ sản xuất cao hơn nhằm cải thiện năng
suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn có một số chủ trương khác như tăng

cường liên kết, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, v.v.v nhằm giúp người nghèo mở
rộng thị trường nâng cao giá trị hàng hóa sản xuất.
2.1.4.c Hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức
Những hộ gia đình nghèo thường có trình độ quản lý kém, khả năng định
hướng đầu tư và tìm kiếm thị trường hạn chế, nguồn vốn phục vụ sản xuất thiếu
thốn, chính vì vậy cần có những chương trình hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ
chức.
Sản xuất và phát triển ngành nghề là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới thu nhập
người lao động. Phần lớn người nghèo có thu nhập từ sức lao động, từ tiền lương
ngày công, vì vậy khi thiếu việc làm và năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập
của họ thấp. Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề sẽ giúp những hộ nghèo cải
thiện tình trạnh sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho


người nghèo. Ngoài ra, hầu hết các hộ nghèo đều thiếu vốn làm ăn. Nếu được hỗ
trợ cho vay tín dụng và hướng dẫn cách làm ăn, thì các hộ nghèo sẽ thoát
nghèo nhanh chóng. Có được nguồn vốn hỗ trợ ban đầu, đời sống các hộ nghèo sẽ
được cải thiện đáng kể. Thực tế cho thấy, đối với các hộ nghèo ở các vùng nông
thôn nếu được hỗ trợ vay vốn thì có thể khá lên rất nhanh. Đối với lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, công tác khuyên Nông-Lâm-Ngư cũng đóng vai trò quan trọng.
Xuất phát từ trình độ quản lý yếu kém, cùng với hiểu biết về công nghệ hạn chế,
nên những gia đình này thường có năng suất lao động thấp, làm không đủ ăn. Với
sự trợ giúp về công tác khuyến Nông – Lâm – Ngư thì những hộ nghèo sẽ có cải
thiện năng suất, nâng cao thu nhập.
Những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, nước
sinh hoạt, v.v.v thì những hộ gia đình nghèo cũng cần có sự hỗ trợ của Chính phủ
và các tổ chức đoàn thể. Xuất phát từ thu nhập thấp, khi ốm đau bệnh tật người
nghèo càng gặp khó khăn trọng việc tiếp cận các dịch vụ y tế để chăm sóc và điều
trị bệnh nhằm tái tạo sức lao động. Về giáo dục, để giảm nghèo thì về lâu dài cần
nâng cao trình độ dân trí. Hỗ trợ giáo dục cho người nghèo thông qua các chính

sách đào tạo nghề nghiệp, đào tạo phổ thông cho con em họ nhằm giảm gánh nặng
về chi phí mà vẫn duy trì việc học tập. Ngoài ra, nhiều khu vực người nghèo đang
sống trong những điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo, môi trường sống bị ô
nhiễm. Chính vì vậy những chính sách hỗ trợ về nhà ở, nước sạch, điện và nhiều
vấn đề về cơ sở hạ tầng khác cũng cần Chính phủ và các tổ chức quan tâm.
2.1.5 Mối quan hệ giữa tài chính vi mô và xóa đói
giảm nghèo
Phần lớn người nghèo sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa và sống bằng nông
nghiệp. Thời gian qua, công tác xóa đói giảm nghèo của VN đã đạt được nhiều
thành tựu, trong đó có sự đóng góp của các tổ chức tài chính vi mô (Vũ Mạnh
Hùng, 2015). Khi đã là hộ nghèo thì họ thường thiếu vốn đầu tư cho sản xuất hoặc


thậm chí thiếu đất đai, phương tiện sản xuất, canh tác. Trong khi đó, trước nhu cầu
cuộc sống hàng ngày, người nghèo vẫn phải chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản như
ăn, mặc, học hành; chi cho nhu cầu xã hội như hiếu, hỷ; chi cho nhu cầu cấp bách
như ốm đau, bệnh tật, không có việc làm. Những khoản chi cho đầu tư cho sản
xuất kinh doanh, đầu tư nhà ở, nước sạch, v.v.v, cần một khoản tiền lớn thì thường
không tích lũy đủ. Trong khi đó, những hình thức vay vốn chính thống ở ngân hàng
lại cần những khoản thế chấp bằng những tài sản có giá trị thì người nghèo lại
không có. Chính vì vậy, khi cần các khoản tiền chi tiêu thì người nghèo phải bán
tài sản là đất đai, nhà cửa, bán hoa màu từ khi chưa thu hoạch như lúa non, hoa quả
non, xanh với giá rẻ mạt hoặc họ phải vay lãi tư nhân với mức lãi suất cao và làm
cho cuộc sống nghèo lại càng thêm khó khăn.
Hình 2.1 thống kê về khách hàng đã sử dụng các khoản vay tín dụng cho thấy:
ở ngưỡng nghèo đói thì các tổ chức TCVM là nhà cung cấp dịch vụ tài chính nhiều
hơn cả. Như đã phân tích ở trên, hoạt động chính thống của ngân hàng thường phải
tuân theo những thủ tục mà người nghèo khó có thể đáp ứng, cho nên, các tổ chức
TCVM đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính chủ yếu cho người nghèo.
Quy mô DN/ Mức thu nhập


DN lớn,
KH giàu có

Ngưỡng nghèo

NH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

DN nhỏ,
KH khá

NH thương mại có tham gia hoạt động TCVM: Agribank, LienViet bank, v.v.
DN siêu nhỏ, HK trung bình

Hộ gia đình có thu nhập thấp

Ngưỡng đói

Quỹ tín dụng nhân dân

Tổ chức TCVM
Hộ gia đình nghèo - đói

Loại tổ chức tín dụng


Hình 2.1: Phân loại thị trườg TCVM tại Việt Nam

Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2010
Theo Đỗ Kim Chung (2005), TCVM là dịch vụ tài chính phù hợp cho xóa đói

giảm nghèo bởi các đặc điểm: (1) TCVM cung cấp dịch vụ tài chính quy mô nhỏ:
Xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô hộ gia đình hoặc những
khoản chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản, các khoản vay của người nghèo cũng
thường là rất nhỏ. Trong khi đó hầu hết các ngân hàng thương mại cần phải thực
hiện theo một quy trình, thủ tục và phát sinh nhiều chi phí giao dịch; (2) Nhiều hộ
gia đình nghèo nhưng có một kế sinh nhai, kiếm sống nhất định và nếu được đầu
tư, cung cấp tài chính thì sẽ vươn lên. Mặc dù người nghèo sinh sống bằng nghề
trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ nhưng đó cũng là những phương tiện giúp họ
tồn tại và khi nhu cầu tài chính như tiền mua cây giống, con giống, phân bón, v.v.v
của họ được đáp ứng thì sẽ giúp cho người nghèo có cuộc sống ổn định và tăng
trưởng; (3) TCVM chủ yếu cung cấp dịch vụ tài chính cho người ngheo, thu hút
người nghèo tham gia vào hoạt động tín dụng và tiết kiệm. Chúng ta biết thực hiện
các thủ tục, quy trình của ngân hàng thường là khó khăn đối với một số người
nghèo, chính vì vậy các ngân hàng thường thất bại trong việc tiếp cận khu vực này;
(4) Tổ chức cung cấp TCVM là những tổ chức bền vững tài chính: Sự vững mạnh
về tài chính để bù đắp được chi phí, kể cả rủi ro, kết hợp việc cung cấp vốn là các
hình thức giám sát và hỗ trợ người sử dụng, tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn; (5)
Phương pháp TCVM được xây dựng, đáp ứng cho từng cá nhân hay nhóm khách
hàng tham gia: cung cấp TCVM cho từng nhóm hộ với những điều kiện khác nhau
cả về hình thức vay, tiết kiệm và trả vốn và lãi; (6) TCVM cung cấp dịch vụ tài
chính ngay tại địa bàn mà người vay và tiết kiệm sinh sống: Thực tế, người nghèo


thiếu thông tin, tình trạng hiểu biết có giới hạn nên họ không thể đáp ứng hoặc diễn
giải kế hoạch sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ có những tổ chức gắn liền với
địa phương mới có thể theo dõi, phân loại và xác minh được tính khả thi của việc
sử dụng nguồn vốn; (7) TCVM cung cấp dịch vụ tài chính cho lương lớn khách
hàng: Với tỷ lệ người nghèo còn rất cao, nhu cầu tài chính lớn, vì vậy số lượng
khách hàng của các tổ chức TCVM là rất lớn.
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.1 Lý thuyết về phân tầng xã hội

Vấn đề bất bình đẳng và phân tầng xã hội đã được các nhà kinh tế chính trị
quan tâm từ rất sớm, trong đó có Karl Marx và Max Weber. Theo quan điểm của
Karl Marx thì sự phân tầng xã hội chủ yếu dựa vào yếu tố kinh tế thông qua việc sở
hữu về tư liệu sản xuất. Trong xã hội phong kiến và sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu thì người chủ đồn điền, sở hữu đất đai, được phân biệt giai cấp với nông dân.
Khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, nhiều nhà máy được xây dựng và đi vào
hoạt động thì chủ nhà máy được phân biệt với những người công nhân. Đối với
những người không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như giáo viên, công
chức thì không tạo ra sự phân tầng trong xã hội.
Quan điểm của MaxWeber, nhà kinh tế chính trị học và xã hội học người Đức,
cho rằng sự phân chia giai cấp hay phân tầng xã hội dựa trên ba yếu tố cơ bản, đó
là kinh tế, quyền lực và chính trị. Phân tầng xã hội chính là thể hiện của sự bất bình
đẳng về thu nhập, quyền lực và vị trí trong xã hội. Bản chất của việc này là tạo ra
những cộng đồng có địa vị chính trị và địa vị xã hội khác nhau. Lý thuyết về phân
tầng xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để phân tích nhiều vấn đề khác
nhau, trong đó có phân tích về vấn đề đói nghèo. Vấn đề phân hóa giàu – nghèo có
quan hệ mật thiết với sự phân tầng, với chiếm hữu và với quyền lực trong xã hội.


Xuất phát từ quan điểm sở hữu tài sản và nắm trong tay quyền lực đã cho
chúng ta thấy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tích lũy tư bản thậm chí cả
việc tăng trưởng kinh tế cũng không giải quyết được vấn đề phân hóa giàu nghèo.
Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo là một vấn đề kinh tế-xã hội phức tạp, đan
xen vào nhau. Max Weber cho rằng quyền lực cũng là yếu tố quan trọng đem lại
thu nhập, do vậy con người đấu tranh vì quyền lực một mặt cũng là để làm giàu.
Trật tự xã hội và trật tự kinh tế có quan hệ như nhau nhưng không đồng nhất với
nhau. Trật tự kinh tế chỉ là con đường trong đó các hàng hóa và dịch vụ kinh tế đã
được phân phối sử dụng. Trật tự xã hội được quy định bởi trật tự kinh tế khi đến

mức độ cao trật tự xã hội sẽ lại phản ứng lại với trật tự kinh tế. Theo Max Weber
thì mỗi người có khác nhau về năng lực, trí tuệ và đạo đức, sự không đồng đều đó
chính là nguồn gốc tự nhiên đầu tiên của sự bất bình đẳng cho nên con người có xu
hướng phấn đấu xóa bỏ nó thông qua những chính sách xã hội.
Trên cơ sở lý luận phân tích cơ cấu xã hội của Karl Marx, Max Weber đã bổ
sung trong điều kiện mới của xã hội hiện đại. Cùng với lý thuyết phân tầng xã hội,
nhiều nhà xã hội học như Parron đặc biệt là nhà xã hội học Pháp Bourdieu đã đưa
ra khái niệm về vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn xã hội để phân tích quan hệ giữa các
giai cấp. Có thể nói tổng thể là tài sản, trí tuệ, quyền lực là các yếu tố cơ bản trong
sự phân tầng xã hội và phân hóa giàu - nghèo
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Các nhà kinh tế học đã chỉ ra vai trò của vốn trong sản xuất kinh doanh. Từ thế
kỷ thứ 18, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp chưa chứng minh được vai trò của
nó đối với sự phát triển của xã hội, David Ricardo, tác giả của trường phái kinh tế
cổ điển cho rằng: Các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là: đất đai, lao động và
vốn, trong đó đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Ông cho rằng tăng trưởng là kết
quả của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản


xuất lương thực, chi phí lương thực lại phụ thuộc vào đất đai. Ricardo chia xã hội
thành ba nhóm tương ứng với yếu tố tăng trưởng, đó là địa chủ, công nhân và tư
bản. Sự phân phối thu nhập của ba nhóm người này phụ thuộc vào quyền sở hữu
của họ đối với các yếu tô sản xuất.
Cho đến đầu thế kỷ 19, nhà kinh tế chính trị đồng thời là nhà xã hội học, nhà
triết học Karl Marx đã bổ sung vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với sự tăng trưởng.
Theo ông, đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật là các yếu tố tác động đến sản
xuất, tao ra giá trị thặng dư. Dưới quan điểm của nhà xã hội học, Marx chia xã hội
thành ba nhóm người: Tư bản, công nhân và địa chủ nhưng điểm khác so với
Ricardo, Marx chia nhưng nhóm này thành hai giai cấp. Giai cấp tư bản bao gồm

cả tư bản và địa chủ là giai cấp nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Giai cấp công
nhân là những người không có tư liệu sản xuất chỉ có sức lao động. Như vậy, đi
kèm với sự phát triển đó là sự hình thành giai cấp và đây là một thách thức đối với
xã hội.
Thừa hưởng kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế học đi trước, ngày nay,
nhiều mô hình kinh tế về sự tăng trưởng được hình thành. Các nhà kinh tế học đã
mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra của quá trình sản
xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Theo David Beeg (1991) Hàm sản xuất q
= f(K,L) của một loại sản phẩm nào đó cho biết số lượng sản phẩm tối đa của sản
phẩm đó (ký hiệu là q) có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các phối hợp
khác nhau của vốn (K) và lao động (L), với một trình độ công nghệ nhất định. Hàm
sản xuất chỉ có ý nghĩa đối với những giá trị không âm của K và L và trong miền
xác định của hàm sản xuất, khi chưa đạt giá trị cực đại của sản lượng thì việc sử
dụng thêm yếu tố đầu vào sẽ giúp nhà sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
Vốn hay tư bản trong kinh tế học là khái niệm để chỉ các yếu tố như tiền bạc,
máy móc, công cụ lao động, bí quyết công nghệ, bản quyền, v.v.v, được gọi chung


là các yếu tố đầu vào. Trong lĩnh vực tài chính kế toán thì những yếu tố đầu vào
trên được gọi là nguồn lực tài chính và người sản xuất có thể dùng tiền để mua vốn
tư bản.
2.2.3 Vai trò của tài chính vi mô
Các nhà kinh tế học đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng tới phát triển, tới tăng trưởng
mà trong đó vốn là một yếu tố quan trọng. Vốn đầu tư được hình thành từ thặng dư do
sản xuất đó chính là tiết kiệm. Tuy nhiên, quan điểm của Keynes cho rằng tiết kiệm có
thể không đủ để đầu tư nên cần phải được cung cấp nguồn tài chính từ bên ngoài. Đối với
những hộ nghèo, những hộ mà sản suất không mang đủ thặng dư cho chi tiêu thì nhu cầu
vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và kể cả phục vụ cuộc sống là rất quan trọng
và cần thiết.
Theo quan điểm của ngân hàng Châu Á ADB (Asian Development Bank) thì đối

tượng phục vụ của tài chính vi mô chính là những hộ gia đình có thu nhập thấp và những
doanh nghiệp nhỏ. Do thiếu vốn nhiều hộ gia đình phải thu nhỏ qui mô hoặc ngưng sản
xuất. Một số hộ phải tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cao.
Các tổ chức tài chính vi mô cung cấp nhiều dịch vụ trong đó dịch vụ truyền thống là
cho vay với lãi suất ưu đãi hay còn gọi là trợ giá lãi suất. Xuất phát từ quan điểm người
nghèo cần vốn để sản xuất kinh doanh nhưng do không có tài sản thế chấp, quan hệ xã
hội hạn chế nên họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, hoặc phải đi vay
ngoài với lãi suất cao. Lãi suất thấp cũng là hình thức hỗ trợ nhằm giảm chi phí vốn dẫn
đến giảm chi phí sản xuất của các hộ gia đình. Ngoài ra lãi suất thấp khuyến khích người
dân mở rộng sản xuất, tăng thu nhập điều này giúp hộ gia đình thoát nghèo.

Hình 2a

Hình 2b


Hình 2.2: Mối quan hệ giữa lãi suất thực với đầu tư và đầu tư với tăng trưởng

Nguồn: Trương Tấn Diệp (2001)
Theo Trương Tấn Diệp (2001), lãi suất giảm sẽ giúp tăng đầu tư, Hình 1a, và đầu tư
tăng dẫn đến tăng tăng sản lượng, Hình 1b.
Như vậy cơ sở lý thuyết đã chỉ ra sự tồn tại việc phân tầng xã hội trong đó có người
nghèo, vai trò của vốn, của tài chính vi mô đối với sản xuất và xóa đói giảm nghèo. Để
giúp giúp xóa đói giảm nghèo thành công thì cần nhiều chính sách, trong đó chính sách
tài chính, cho vay với lãi suất ưu đãi, sẽ giúp các hộ nghèo mở rộng sản xuất, cải thiện
thu nhập.

2.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TIỀN NHIỆM
2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới


Xóa đói giảm nghèo và TCVM là những đề tài được nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Các tác giả đã nhìn nhận vấn đề đói nghèo ở
nhiều góc nhìn khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều cho rằng các yếu tố về
nhân khẩu học, vốn tài chính, chính sách hỗ trợ của các tổ chức và vai trò của
chính phủ trong việc phát triển vùng có ảnh hưởng tới việc xóa đói giảm nghèo.
Đồng thời, nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ, vai trò của TCVM đối với xóa đói
giảm nghèo.
Nghiên cứu của Benedito Armando Cunguara (2008) về xóa đói giảm nghèo ở
khu vực nông thông của Mozmbique đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc
thoát nghèo như vấn đề sở hữu đất đai, đa dạng hóa trong hoạt động nông nghiệp
bằng cách kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, v.v.v. Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra
những yếu tố nhân khẩu học như trình độ học vấn, giới tính của người chủ hộ gia
đình, qui mô hộ gia đình cũng có ảnh hưởng đến việc thoát nghèo. Kết quả này


cũng phù hợp với nghiên cứu của Reardon cùng các cộng sự (2007) thực hiện.
Reaedon còn nhấn mạnh tầm quan trọng của thu nhập phi nông nghiệp trong việc
giảm nghèo.
Trong nghiên cứu về vai trò của thị trường lao động và vốn con người đối với
việc giảm nghèo, tác giả Keijiro Otsuka và các cộng sự (2007) đã chỉ ra nhiều yếu
tố có ảnh hưởng tới việc xóa đói giảm nghèo, trong đó, nhóm tác giả nhấn mạnh
yếu tố vốn, sở hữu đất đai và trình độ của người chủ hộ gia đình có ảnh hưởng tới
việc xóa đói giảm nghèo. Tác giả đã đưa ra bằng chứng từ các nước Châu Á như
Philippines, Thái Lan, Bangladesh cho đến các quốc gia Ethiopia, Kenya, Uganda
ở Châu phi, luôn tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa số số năm đên trường với thu
nhập của hộ gia đình.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc đầu tư vào vốn con người và việc giảm
nghèo đói ở Nigeria (2011), tác giả Alagba Chidinma Amaka đã tập trung vào việc
phân tích tác động của vốn con người thông qua quá trình học tập đối với việc xóa
đói giảm nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ này là chặt chẽ ở bậc

giáo dục phổ thông, ở trình độ cao hơn phổ thông là chưa rõ ràng. Khi người chủ
hộ gia đình có trình độ giáo dục phổ thông nâng lên một bậc (tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông) thì mức độ nghèo đói có giảm. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của vốn tài chính, đất đai, giới tính, tuổi của người
chủ hộ, qui mô hộ gia đình có ảnh hưởng tới việc xóa đói giảm nghèo.
Nghiên cứu về Tác động của TCVM đối với việc xóa đói giảm nghèo – Bằng
chứng thực nghiệm từ Malaysian (The Impact of Microfinance on Poverty
Reduction: Empirical Evidence from Malaysian Perspective), tác giả Sayed Samer
(2015) cùng các cộng sự đã tiến hành khảo sát 780 hộ gia đình có sử dụng dịch vụ
TCVM ở hai tỉnh Selangor và Melaka bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng về
tác động của các khoản vay TCVM đối với việc cải thiện thu nhập hộ gia đình. Kết


×