Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

6 1 biện pháp thi công sàn phẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 22 trang )

CÁC NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái quát chung
1.1. Sự cần thiết phải đầu tư
1.2. Phạm vi công việc
1.3. Phân loại sàn
1.4. Các tiêu chuẩn liên quan
1.5. Quy trình thi công
2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Giới hạn chênh lệch cao độ theo tiêu chí II và IV đối với khu vực sàn có xe nâng di chuyển
tự do
2.2. Giới hạn chênh lệch cao độ theo tiêu chí I, II và III đối với lối đi rất hẹp dành riêng cho xe
nâng di chuyển (very narrow aisle)
3. Thi công sàn siêu phẳng
3.1. Biện pháp tổ chức thi công sàn siêu phẳng
3.1.1. Qui hoạch mặt bằng
3.1.2. Phân chia đợt đổ
3.1.3. Công tác chuẩn bị
3.2. Biện pháp kỹ thuật thi công sàn siêu phẳng
3.2.1. Các bước thi công sàn siêu phẳng
3.2.2. Chi tiết các bước thi công sàn siêu phẳng
4. Một số lưu ý


1. KHÁI QUÁT CHUNG:
1.1. Sự cần thiết phải đầu tư:
Trong một kho hàng, để chất được càng nhiều hàng càng tốt, người ta dùng kệ hàng cao với
khoảng cách hẹp. Tùy độ cao của kệ hàng mà yêu cầu về độ phẳng và độ cân bằng của sàn khác
nhau. Đối với những kệ hàng cao trên 8m và lối đi rất hẹp (very narrow aisle) thì yêu cầu xe nâng
phải chạy trên sàn siêu phẳng để không đụng vào các kệ hàng (rack).
Việc thi công sàn siêu phẳng cần trình độ , kỹ thuật và tay nghề cao vì sai số rất nhỏ, cho
phép xe nâng hàng chạy với tốc độ cao và nâng được tải lớn, qua đó làm giảm chi phí cho chủ đầu


tư.
Với trình độ thi công ngày càng phát triển trên thế giới, sàn siêu phẳng đang là xu hướng được
các chủ đầu tư quan tâm và cũng là điểm nổi bật của những nhà thầu đủ năng lực thi công.
1.2. Phạm vi công việc:
Tài liệu tập trung vào các bước chính trong quá trình thi công cũng như những lưu ý trong
quá trình hoàn thiện sàn.
1.3. Sự khác biệt giữa sàn siêu phẳng và sàn thường:
- Về vật liệu: sàn siêu phẳng dùng bê tông ít co ngót, được giảm nước tối đa nhằm tránh co ngót
và có phụ gia tăng độ linh động
- Về nhân công: lượng nhân công trung bình cho 1m2 sàn siêu phẳng thường cao gấp 10 lần so
với sàn thường
- Về kỹ thuật thi công: sàn siêu phẳng cần công nghệ, thiết bị và kinh nghiệm riêng.
- Về tiêu chuẩn nghiệm thu:
+ Sàn thường: theo Royal Haskoning, độ lệch tối đa về độ phẳng sẽ không nhỏ hơn: 3mm
trên 2m, 1mm trên 200mm
+ Sàn siêu phẳng: theo tiêu chuẩn TR.34 và yêu cầu của Nhà cung cấp xe forklift VNA, chi tiết
về loại sàn siêu phẳng được chỉ rõ như sau:

Trang 1


Khu vực di chuyển tự do:

Loại sàn

FM 1

Giới hạn theo
Tiêu chí II
(mm)


Phân loại sàn theo công năng

Giới hạn theo
Tiêu chí IV
(mm)

95%

100%

95%

100%

2.5

4.0

4.5

7.0

Sàn có yêu cầu cao về độ phẳng và độ cân bằng. Sàn loại
FM1 có thể thi công bằng phương pháp “Dải sàn dài”

Khu vực lối đi rất hẹp (VNA) dành riêng cho xe nâng:

Loại sàn


Loại 1

Chiều cao
xe nâng

8-13 m

Tiêu chí I
(mm)

Tiêu chí II
(mm)

Tiêu chí III
(mm)
Khoảng cách tim vệt bánh
xe không quá 1.5m

Khoảng cách tim vệt
bánh xe hơn 1.5m

95%

100%

95%

100%

95%


100%

95%

100%

1.5

2.5

2.5

3.5

2.5

3.5

3.0

4.5

1.4. Các tiêu chuẩn liên quan:
 ACI 318M - BUILDING CODE REQUIREMENTS FOR STRUCTURE CONCRETE
 ACI 315M - MANUAL OF STANDARD PRACTICE FOR DETAILING
REINFORDCEMENT CONCRETE STRUCTURAL
 BS 8110:1997- STRUCTURAL USE OF CONCRETE
 BS 12:1996 - PORTLAND CEMENT
 BS 882:1992 - SPECIFICATION FOR AGGREGATES FROM NATURAL SOURCES

FOR CONCRETE
 BS 1199: SPECIFICATION FOR BUILDING SANDS FROM NATURAL SOURCES
 BS 3148:1980 - METHODS OF TEST FOR WATER FOR MAKING CONCRETE
 BS 4483:1998 - SPECIFICATION FOR STEEL FABRIC FOR THE
REINFORCEMENT OF CONCRETE
 BS 1881 - TESTING CONCRETE
 BS 8007 – BRITISH STANDARD FOR WATER RETAINING STRUCTURES
 BS 1305:1974 - SPECIFICATION FOR BATCH-TYPE CONCRETE MIXERS
 BS 3963:1974 - METHOD OF TESTING THE MIXING PERFORMANCE OF
CONCRETE MIX
 BS 5328:1997 - METHODS FOR SPECIFYING CONCRETE, INCLUDING READY-MIXED
CONCRETE
 BS 1881 - METHODS OF TESTING CONCRETE
 BS8007, 1987 "Design of Concrete Structures for Retaining Aqueous Liquids"
 Technical report No.34 – Concrete industrial ground floors (3rd edition)

Trang 2


1.5. Quy trình thi công:
QUY TRÌNH THI CÔNG SÀN SIÊU PHẲNG
-

Chuẩn bị Biện pháp và Bản vẽ thi công được duyệt
Trial mixed + Đổ sàn mẫu 2.4x5m
Tham quan dự án tương tự (đã thi công)
Thiết bị bảo hộ lao động (PPE), công tác lợp mái đã xong

Bắt
đầu


Giám sát Posco kiểm tra
quá trình trộn bê tông

Quá trình trộ n của Nhà cung cấp
Yes
No
Kiểm tra
Yes
Vận chuyển bê tông bằng xe
Yes
Đo độ sụt

No

Yes
Đ úc mẫu
Yes
Đổ bê tông
Yes
No
Kiểm tra

Kiểm tra bởi Giám sát hiện trường

Yes
Bảo dưỡng sàn

Yes
No

Nghiệm thu

Yes
Kết
thúc
Trang 3


2. YÊU CẦU KỸ THUẬT:
-

Yêu cầu kỹ thuật của sàn được qui định trong Hồ sơ kỹ thuật (Specification). Nói
chung, sàn được phân loại theo độ phẳng và độ cân bằng theo các tiêu chí được qui
định theo Báo cáo kỹ thuật TR34 (Technical Report No.34). Chi tiết như sau:

Tiêu chí
Chênh lệch cao độ hay các phép đo về chênh lệch cao độ
được giới hạn cho từng loại sàn
Tiêu chí I – Chênh lệch cao độ giữa 2 điểm cách nhau 300mm

Tiêu chí II – Chênh lệ c h ca o độ gi ữa 2 kho ản g liê n
t iế p, mỗi kh oảng 3 0 0 mm ( n hư T iê u chí I) để kiểm
soát ĐỘ PHẲNG.

Tiêu chí III – Chênh lệch cao độ giữa tim vệt bánh
xe trước của thiết bị vận chuyển.

Tiêu chí IV – Chênh lệch cao độ giữa các điểm trong
lưới 3x3m để kiểm soát ĐỘ CÂN BẰNG


Tiêu chí I

Tiêu chí I

Ví dụ về sự chênh lệch cao độ theo Tiêu chí I và Tiêu chí II (đơn vị mm)

Tiêu chí II


2.1. Giới hạn chênh lệch cao độ theo tiêu chí II và IV đối với khu vực sàn có xe nâng di chuyển
tự do (Free movement – FM):
Giới hạn theo
Tiêu chí II
(mm)

Giới hạn theo
Tiêu chí IV
(mm)

95%

100%

95%

100%

FM1 có thể thi công bằng phương pháp “Dải sàn dài”

2.5


4.0

4.5

7.0

FM 2

Sàn có lối đi rộng với kệ hàng cao trên 8m, tại khu vực
di chuyển và chuyển hàng tự do

3.5

5.5

8.0

12.0

FM 3

Sàn có lối đi rộng với kệ hàng cao không quá 8m. Các
cửa hàng bán lẻ và cơ sở sản xuất

5.0

7.5

10.0


15.0

Loại sàn

FM 1

Phân loại sàn theo công năng

Sàn có yêu cầu cao về độ phẳng và độ cân bằng. Sàn loại

Ví dụ: Sàn loại FM1 được coi là đạt khi 95% số vị trí khảo sát có chênh lệch cao độ theo tiêu chí I
không quá 2.5mm và không có vị trí nào có chênh lệch vượt quá 4mm, 95% số vị trí khảo sát có
chênh lệch cao độ theo tiêu chí IV không quá 4.5mm và không có vị trí nào có chênh lệch vượt quá
7mm

Hình minh họa khu vực sàn có xe nâng chạy tự do, có thể thấy rõ vệt bánh xe trên sàn

Trang 5


2.2. Giới hạn chênh lệch cao độ theo tiêu chí I, II và III đối với lối đi rất hẹp dành riêng cho xe
nâng di chuyển (very narrow aisle-VNA)

Loại sàn

Chiều cao
xe nâng

Tiêu chí I

(mm)

Tiêu chí II
(mm)

Tiêu chí III
(mm)
Khoảng cách tim vệt
bánh xe không quá 1.5m

Khoảng cách tim vệt
bánh xe hơn 1.5m

95%

100%

95%

100%

95%

100%

95%

100%

Siêu phẳng


>13m

0.75

1.0

1.0

1.5

1.5

2.5

2.0

3.0

Loại 1

8-13 m

1.5

2.5

2.5

3.5


2.5

3.5

3.0

4.5

Loại 2

<8 m

2.5

4.0

3.25

5.0

3.5

5.0

4.0

6.0

Hình minh họa khu vực sàn chỉ dành cho xe nâng với lối đi rất hẹp


Trang 6


10m

2.5mm

1250mm
20mm
Hình minh họa ảnh hưởng của chênh lệch cao độ sàn đến độ nghiêng của xe nâng, ảnh
hưởng này đặc biệt quan trọng đối với xe chạy trong lối đi rất hẹp (Very Narrow Aisle-VNA)

*Kết luận: Với chiều cao kệ hàng nằm trong khoảng 8-13m, sàn siêu phẳng tại dự án Uniben
được đề xuất xếp loại như sau:
Khu vực di chuyển tự do:

Loại sàn

FM 1

Phân loại sàn theo công năng

Giới hạn theo
Tiêu chí II
(mm)

Giới hạn theo
Tiêu chí IV
(mm)


95%

100%

95%

100%

2.5

4.0

4.5

7.0

Sàn có yêu cầu cao về độ phẳng và độ cân bằng. Sàn loại
FM1 có thể thi công bằng phương pháp “Dải sàn dài”

Khu vực lối đi rất hẹp (VNA) dành riêng cho xe nâng:

Loại sàn

Loại 1

Chiều cao
xe nâng

8-13 m


Tiêu chí I
(mm)

Tiêu chí II
(mm)

Tiêu chí III
(mm)
Khoảng cách tim vệt
bánh xe không quá 1.5m

Khoảng cách tim vệt
bánh xe hơn 1.5m

95%

100%

95%

100%

95%

100%

95%

100%


1.5

2.5

2.5

3.5

2.5

3.5

3.0

4.5

Trang 7


3. THI CÔNG SÀN SIÊU PHẲNG UNIBEN:
3.1. Biện pháp tổ chức thi công sàn siêu phẳng
3.1.1. Qui hoạch mặt bằng:
- Mặt bằng phải đảm bảo cho xe bê tông chạy vào từ 2 hướng và có chỗ quay
đầu xe (đổ bê tông bằng bơm)
- Đảm bảo đường không có hầm, hố vì thời gian đổ bê tông thường vào ban đêm
nên dễ xảy ra tai nạn. Nếu có hầm, hố thì khu vực đó phải đủ sáng và cảnh báo
đầy đủ (bảng cảnh báo, dây cờ…), giảm nguy cơ sụt, lún khi xe chạy vào.
-


Phải có chỗ rửa xe trước khi xe bê tông ra khỏi công trường

3.1.2. Phân chia đợt đổ:
-

Đợt đổ sàn siêu phẳng thường có hình chữ nhật (thi công theo phương pháp
“Dải sàn dài”). Cạnh ngắn phụ thuộc Thước gạt (Saw beam) và Đầm thước
(Truss screed), lấy từ 3-5m, cạnh dài lấy bằng chiều dài ô sàn là 71.55m

Hình minh họa Đầm thước (Truss screed) trên mặt bằng
L1: chiều dài Đầm thước
B: chiều rộng đợt đổ sàn

-

Kích thước hộp inox tùy vào trọng lượng đầm thước và khoảng cách giá đỡ ray.
Hướng đổ bê tông từ trong ra ngoài, theo hướng tháo dần ống bơm.
Hướng thi công các đợt đổ từ trong ra ngoài theo mặt bằng đường tạm.
Đợt đổ sau cách đợt đổ trước 3 ngày, đợt đổ giữa cách hai đợt đổ 2 bên 4-5
ngày

Trang 8


3.1.3. Công tác chuẩn bị:
Công tác chuẩn bị cho 1 đợt đổ sàn siêu phẳng như sau:
3.1.3.1. Nhân lực:
- Giám sát thi công: 02 người: 01 kiểm tra độ sụt và kết hợp kiểm tra chất lượng
nền, 01 trực đổ bê tông và xoa nền.
- Công nhân bắn trắc đạc : 02 người sử dụng 2 máy để kiểm tra chéo.

- Công nhân đổ bê tông : 5 người cào bê tông
- Công nhân cán mặt : 03 người điều khiển đầm thước và cầm mia cao độ
- Công nhân xoa nền : 09 người gồm:
+ 03 người điều khiển máy xoa cánh quạt
+ 01 người điều khiển máy xoa tự hành
+ 04 người dùng thước cắt, làm cạnh và dùng bump cutter
+ 01 người điều phối
(số lượng người có thể thay đổi tùy qui mô đợt đổ)
3.1.3.2. Máy móc, thiết bị:
- Đầm thước: 01 cái (chiều dài đầm thước lớn hơn bề rộng đợt đổ tối thiểu
0.8m)
- Thước gạt bằng inox (saw beam): 02 cái
- Bump cutter: 01 cái đẩy nằm, 01 cái đẩy đứng
- Máy đầm dùi + dây dùi : 02 bộ + 01 bộ dự phòng
- Thước cán, cào bê tông.
- Thước thẳng: 02 cái (thước của bump cutter, dùng kiểm tra độ phẳng)
- Đèn chiếu sáng khi trời tối : đặt cách khoảng 8-10m về 1 phía (đối diện người
dùng bump cutter), ánh sáng trắng

-

Máy xoa nền: 04 cái gồm:
+ Máy xoa tự hành: 01 cái
+ Máy xoa cánh quạt (có thể gắn mâm): 03 cái

-

Bơm bê tông : 01 cái +01 cái dự phòng
Máy thủy bình + mia : 02 bộ


3.1.3.3. Cấp bê tông:
- Bê tông dùng cho sàn siêu phẳng là bê tông ít co ngót
+ Độ sụt khi đổ bơm: 10±2 cm
-

Tùy thuộc khoảng cách từ trạm trộn đến công trường, khối lượng bê tông cần
đổ mà thỏa thuận trong cuộc họp với Nhà cung cấp số lượng đầu xe cấp bê
tông cho phù hợp.
Trang 9


3.1.3.4. Phương pháp đổ:
- Đổ bằng bơm ngang (đảm bảo mặt bằng đã thi công xong mái và vách) hoặc
bơm cần nếu mặt bằng cho phép

3.1.3.5. Tài liệu:
- Bản vẽ shop drawing cho sàn (đã được duyệt) và Biên bản nghiệm thu trước
khi đổ bê tông của công tác Kết cấu và M&E
- Trial-mixed bê tông và kết quả test.

3.1.3.6. Chuẩn bị tại hiện trường:
- Kiểm tra cao độ bê tông lót, tính toán khối lượng bê tông dự kiến của đợt đổ.
- Tổ chức cuộc họp giữa Ban chỉ huy với Nhà cung cấp về mặt bằng, chất lượng,
số lượng xe cấp bê tông, đặc biệt là công tác vệ sinh sau khi đổ bê tông.
- Kiểm tra và giám sát trạm trộn bê tông, đảm bảo tỉ lệ trộn, độ sụt, phụ gia và
tốc độ cấp bê tông (thực hiện bởi Giám sát trạm trộn). Đá lấy cùng 1 nguồn để
tránh khác màu (tương tự đối với cát), đặc biệt đối với sàn dùng chất liệu hoàn
thiện không màu (ví dụ: liquid hardener…).
- Trước khi đổ bê tông, tưới mạch ngừng (đã tạo nhám và vệ sinh sạch) bằng
chất kết dính (Sika latex hoặc tương đương) giữa bê tông cũ và mới.


- Dùng nilon trải dọc 2 bên sàn sẽ đổ và bọc quanh chân cột, tránh bê tông
-

vương vãi.
Kiểm tra tình trạng máy đầm dùi, đầm thước, thay thế nếu cần.

- Kiểm tra cao độ ray lần cuối bằng máy thủy bình.

Trang 10


3.2. Biện pháp kỹ thuật thi công sàn siêu phẳng:
3.2.1. Các bước thi công sàn siêu phẳng:
- Bước 1 : Đầm đất, lu lèn đất nền đạt yêu cầu thiết kế (độ đầm chặt, cao độ)
- Bước 2 : Chống mối
- Bước 3 : Đặt ni lông, đổ bê tông lót.
- Bước 4 : Lắp đặt thép sàn và hệ thống M&E (nếu có)
- Bước 5: Thi công coffa mạch ngừng và cốp pha biên, hàn hệ thống ray đỡ
- Bước 6: Đổ bê tông.
- Bước 7 : Xoa mặt và rải hardener
- Bước 8 : Nghiệm thu nội bộ và sửa lỗi (nếu có) khi bê tông chưa cứng hẳn
- Bước 9: Bảo dưỡng bê tông.
- Bước 10: Nghiệm thu với Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát
Trong các bước trên, xin đi sâu vào các bước 5 đến 10. Các bước này quyết định độ
phẳng của nền

3.2.2. Chi tiết các bước thi công sàn siêu phẳng:
Bước5: Thi công coffa mạch ngừng và cốp pha biên, hàn hệ thống ray
-


Định vị đường thẳng sẽ lắp ray, định vị và lắp đặt giá đỡ trên mặt bằng.
Khoảng cách các giá đỡ khoảng 0.8m. Hàn thêm giá đỡ bằng thép xây dựng,
đặt giữa các các giá đỡ hàn tyren

Mặt cắt chi tiết hệ thống ray đỡ đầm thước

Trang 11


Mặt cắt chi tiết giá đỡ phụ đặt xen kẽ với giá đỡ hàn tyren

Giá đỡ cấu tạo từ tấm inox 60x120mm, dày 7mm, được khoét lỗ oval 18x50mm.

Trang 12


Thanh hộp inox dài 6m được hàn sẵn bát inox cách khoảng 0.8m, đầu nối bằng khớp nối
(hình tham khảo –thông thường ray được đặt khi đã lắp xong 2 lớp thép)

Chi tiết nối đầu thanh ray

Vị trí giá đỡ tại đầu thanh ray

-

Buộc lưới mắt cáo tạo mạch ngừng thi công
Kiểm tra lại độ thẳng và cao độ ray. Kiểm tra cao độ bằng máy thủy bình hoặc
máy kinh vĩ
Trang 13



Bước6: Đổ bê tông
-

Thử độ sụt cho từng xe cấp bê tông
Đúc mẫu
Đầm dùi
Đầm thước chạy đầm mặt, có tác dụng tạo mặt phẳng, vừa chạy vừa rung làm
chìm đá

Đầm thước (truss screed)

-

Khi đầm thước vừa chạy qua, kiểm tra cao độ bằng máy thủy bình. Khi rút đầm
thước ra khỏi sàn, kiểm tra cao độ bằng thủy bình 1 lần nữa.
Dùng Thước gạt (Saw beam) gạt bê tông lấy cao độ và độ phẳng theo ray. Cưa
đi cưa lại cho bề mặt bê tông đặc chắc và giảm co ngót.

Trang 14


Bù bê tông vào những chỗ thiếu và cưa lại.

-

Dùng Bump cutter (đứng) kéo theo phương vuông góc với phương chạy của
Đầm thước, đảm bảo mặt bê tông được làm phẳng theo cả 2 phương


8-10m

Mép sàn

Ðèn pha
(250W)

Höôù
ng ñoåbeâtoâ
ng

-

Bump cutter
Ðèn pha
(250W)

-

Vệ sinh bê tông dính trên mặt sàn cũ bằng khăn ướt hoặc cây đẩy nước
Tiếp tục quá trình đến khi đổ xong.
Trang 15


Bước7: Xoa mặt
-

-

-


Kiểm tra bề mặt bê tông để bắt đầu xoa mặt. Kiểm tra bằng độ lún vết giày đi
trên bê tông, độ lún 3-5mm thì có thể rải hardener. Lần lượt theo các bước
sau:
Hardener được rải bằng tay thành hai lớp. Khoảng 2/3 lượng vật liệu được
dùng cho lớp thứ nhất và phần còn lại cho lớp thứ hai. Bán kính rải khoảng
1m, có đánh dấu diện tích để rải theo định mức.
Rải hardener lớp 1
Dùng bump cutter đẩy nằm gạt hardener cho đều
Dùng máy xoa mâm (trowel pan): Máy xoa mâm thực chất là máy xoa cánh
quạt có gắn mâm. Máy sẽ di chuyển lần lượt theo 2 phương từ 3-4 lượt.

Hướng di chuyển của máy xoa nền theo phương ngang

Trang 16


Hướng di chuyển của máy xoa nền theo phương dọc

-

Kiểm tra cao độ bằng máy thủy bình.
Rải hardener lớp 2, chú ý bù vào những chỗ còn thiếu.
Dùng bump cutter đẩy nằm gạt hardener cho đều
Xoa mặt bằng máy xoa mâm kết hợp đẩy bump cutter đứng để gọt và tạo
phẳng mặt bê tông
Dùng máy xoa tự hành hoặc máy xoa cánh quạt với cánh quạt NẰM (độ
nghiêng tối thiểu), quay tốc độ CHẬM để xoa ép mặt.
Kiểm tra cao độ bằng máy thủy bình kết hợp bước Nghiệm thu nội bộ
Dùng máy xoa tự hành hoặc máy xoa cánh quạt với cánh quạt NGHIÊNG, quay

tốc độ NHANH DẦN để xoa bóng mặt.

Trang 17


Bề mặt bê tông sau khi xoa bóng (vẫn còn vệt xoa nền)

-

Song song với máy xoa cánh quạt, công nhân xoa bóng bề mặt bằng dao gạt tại
mạch ngừng và những vị trí máy xoa không làm kĩ được (chân cột, vách..).

-

Dùng thước của Bump cutter kiểm tra kết hợp đèn chiếu để chỉnh sửa độ
phẳng.
Kiểm tra chênh lệch cao độ theo Tiêu chí I,II và III. Nếu không đạt, có thể dùng
máy mài xử lý

-

Bước9: Nghiệm thu nội bộ
-

Trong quá trình xoa bóng bằng máy xoa cánh quạt, Giám sát kiểm tra chất
lượng bề mặt bằng thước thẳng kết hợp đèn pin siêu sáng áp sát nền: những
Trang 18


chỗ lộ đá, gồ ghề hay rỗ cần được khắc phục ngay. Độ phẳng và độ cân bằng

theo Yêu cầu kỹ thuật cần được kiểm tra kĩ.

- Dụng cụ nghiệm thu:
+ Máy thủy bình hoặc máy kinh vĩ: Kiểm tra cao độ lần cuối sau khi xoa mặt.
+ Thước thẳng (của bump cutter): Kiểm tra độ phẳng và độ cân bằng.
+ Đèn pin siêu sáng: Kiểm tra bề mặt.
-

Kiểm tra chênh lệch cao độ theo Tiêu chí II và IV. Nếu ko đạt, có thể dùng máy
mài hợp kim mài phá, sau đó bù hardener nhão và xoa lại từ đầu.

Bước10: Bảo dưỡng bê tông
-

Bảo dưỡng sàn bê tông sau khi đổ bằng nước. Nước được phun thành 3 lân
trong ngày, đảm bảo độ ẩm đủ để bê tông thủy hóa và không phát sinh vết
nứt, đồng thời làm sạch mặt bê tông

-

Sau khi xoa mặt 24h, tháo ray khỏi nền.
Căng dây cảnh báo quanh sàn, tránh người và máy móc di chuyển trên sàn

Trang 19


Bước11: Nghiệm thu với Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát
-

Dùng máy kiểm tra độ phẳng sàn (profilogragh)


-

Kết quả hiển thị theo dạng biểu đồ

Trang 20


* Kết luận:
Với các tiêu chí theo tiêu chuẩn TR.34 phù hợp với sàn siêu phẳng của dự án Uniben, những thiết
bị và công nghệ được áp dụng như sau:
Đầm thước

2 bộ

Đầm dùi

4 bộ

Máy thủy bình và mia

4 bộ

Máy cắt giáp mí

2 cái

Máy mài nền 6 lưỡi

1 cái


Ray inox

2 bộ (tổng chiều dài: 300m)

Thước cắt (saw beam)

3 cái

Thước tuyệt đối thẳng kiểm tra nền

4 cái

Bump cutter

4 cái

Máy xoa nền

8 cái

Bên cạnh đó, kinh nghiệm và tay nghề của Giám sát và công nhân POSCO mang tính quyết định
trong hầu hết công tác để đảm bảo chất lượng sàn siêu phẳng.

Trang 21



×