Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính dài hạn của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.37 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ NGỌC DIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY SẢN
XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ NGỌC DIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY SẢN
XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐƢỜNG NGUYỄN HƢNG


Đà Nẵng - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc Diệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................4
6. Cấu trúc của luận văn........................................................................... 4
7. Các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu........................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP.........................................................................................................13
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH....................................13
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả.................................................................. 13
1.1.2. Khái niệm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp.............................14
1.1.3. Chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả tài chính............................................ 15
1.2. CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP...........................................................................................18

1.2.1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp.....................................................19
1.2.2 Nhân tố thuộc về môi trƣờng hoạt động........................................28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM................................................ 31
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TẠI
VIỆT NAM..................................................................................................... 31


2.2. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG
TIÊU DÙNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU TỪ NĂM 2012 – 2014..........35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................42
CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG................................................................43
3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU
DÙNG.............................................................................................................43
3.2. GIẢ THUYẾT VỀ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG................44
3.2.1. Hiệu quả tài chính và Quy mô doanh nghiệp................................44
3.2.2. Hiệu quả tài chính và Tốc độ tăng trƣởng....................................44
3.2.3. Hiệu quả tài chính và Cơ cấu tài sản............................................ 45
3.2.4. Hiệu quả tài chính và Cơ cấu vốn.................................................46
3.2.6. Hiệu quả tài chính và Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp..............................................................................................................47
3.3. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN.........................................................................48
3.3.1. Đối với biến phụ thuộc................................................................. 48
3.3.2. Đối với các biến độc lập............................................................... 50

3.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU..................................................................51
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................53
3.5.1. Mô tả thống kê..............................................................................53
3.5.2. Phân tích tƣơng quan và đa cộng tuyến....................................... 53
3.5.3. Phân tích hồi quy.......................................................................... 55
3.5.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình..............................................59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................60


CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý RÚT RA TỪ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 61
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 61
4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu...................................................61
4.1.2. Phân tích tƣơng quan....................................................................64
4.1.3. Phân tích hồi quy.......................................................................... 66
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ...............................................75
4.2.1. Tăng cƣờng, mở rộng quy mô doanh nghiệp............................... 76
4.2.2. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý.........................................................79
4.2.3. Nâng cao số vòng quay tài sản..................................................... 83
4.2.4. Xây dựng cơ cấu chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
hợp lý..............................................................................................................86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.............................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN


Doanh nghiệp

VND

Việt Nam Đồng

TSCĐ

Tài sản cố định

VCSH

Vốn chủ sở hữu

SIZE

Quy mô doanh nghiệp

GROWTH

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu

TANG

Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản

D/E

Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu


TURN

Vòng quay tài sản

SAE

Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên
tổng chi phí

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

DN

Doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu bảng

Tên bảng

Trang


2.1

Bảng giá trị và tốc độ tăng giảm vốn chủ sở hữu
từ năm 2011- 2014

36

2.2

Lợi nhuận trƣớc thuế và tốc độ tăng giảm qua
các năm 2011-2014

37

2.3

Giá trị ROE trung bình ngành và tốc độ tăng
giảm qua các năm 2012 – 2014

38

2.4

Giá trị ROE của các nhóm nhỏ ngành sản xuất
hàng tiêu dùng qua các năm 2012 – 2014

39

3.1


Giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất

50

hàng tiêu dùng
3.2

Bảng phân bổ danh sách công ty chọn mẫu theo
nhóm ngành nhỏ

52

4.1

Bảng thống kê mô tả các biến

61

4.2

Ma trận tƣơng quan giữa các biến có trong mô
hình

64

4.3

Kết quả hồi quy giữa tỷ suất sinh lời vốn chủ sở

hữu (ROE) và các biến độc lập bằng 2 phƣơng

66

pháp hồi quy FEM và REM
4.4

Bảng so sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu

75


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số
hiệu hình

Tên hình

2.1

Biểu đồ thể hiện
hàng tiêu dùng

2.2

Tỷ lệ tăng trƣởng doanh
năm 2014 so với 2012

2.3


Trang

tỷ trọng vốn hóa

của ngành

31

thu các nhóm ngành

33

Tỷ lệ tăng trƣởng tài sản các nhóm ngành niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2014 so

34

với 2012
2.4

Tỷ suất ROE của
các nhóm ngành
hàng tiêu dùng qua các năm 2012 – 2014

sản

xuất

40


4.1

Biểu đồ kiểm tra
phụ thuộc

của

biến

69

4.2

Biểu đồ kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình

phân phối chuẩn

69


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả tài chính là hiệu quả liên quan đến khả năng sinh lời đồng vốn
của chủ sở hữu. Hiệu quả tài chính cao tức là lợi nhuận sinh ra từ việc sử dụng
nguồn VCSH cao. Đó là mối quan tâm của ngƣời chủ sở hữu của bất kỳ tổ
chức nào và sự tăng trƣởng của nó qua thời gian nhƣ là tiêu chí hƣớng đến
cuối cùng của các nhà đầu tƣ. Nâng cao hiệu quả tài chính luôn là mối quan
tâm hàng đầu của các công ty, của nhà đầu tƣ và của cả nền kinh tế nói chung.

Vì thế, việc nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong
thời gian vừa qua. Nhiều nhà kinh tế đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
hiệu quả tài chính tại các công ty ở một số nƣớc và xác định các nhân tố ảnh
hƣởng. Tuy nhiên, kết quả từ những nghiên cứu đó đƣa ra đôi khi trái ngƣợc
nhau, có thể do thƣớc đo hiệu quả tài chính của các tác giả khác nhau hoặc
đặc điểm nền kinh tế mỗi nƣớc không giống nhau.
Sau gần 30 năm đổi mới, với những thành tựu đạt đƣợc trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống của
ngƣời dân, làm nảy sinh nhu cầu hƣởng thụ về các giá trị vật chất và tinh thần
ngày càng cao. Bên cạnh đó, tình hình trong khu vực đang có những chuyển biến
tích cực, trở thành một trong những mắc xích quan trọng trong hệ thống kinh tế
thế giới. Chính điều này đang mở ra cơ hội lớn cho ngành sản xuất hàng tiêu
dùng của Việt Nam trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng, khai thác một
cách có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của ngành. Tại Việt Nam, ngành sản xuất
hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong các nhóm ngành, đang có nhiều lợi thế
và tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này đang chịu ảnh
hƣởng rất nhiều bởi những yêu cầu khắt khe về chất lƣợng cũng nhƣ sức ép
cạnh tranh với các nƣớc trên thế giới. Thực tế hiện nay


2

còn khá nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam chƣa chú trọng
đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng nhƣ xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến
hiệu quả tài chính để có thể đem lại lợi ích tốt nhất với công ty của mình,
trong khi đối với các công ty ở các nƣớc phát triển, đây đƣợc xem là vấn đề
cốt lõi, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một công ty. Trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay, sự cạnh tranh giữa
các công ty trong và ngoài nƣớc ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết,

do đó việc xây dựng chỉ tiêu hiệu quả tài chính phù hợp là nhu cầu bức thiết
đối với các công ty của nƣớc ta nói chung và nhất là đối với các công ty sản
xuất hàng tiêu dùng nƣớc ta nói riêng để có thể hội nhập tốt với nền kinh tế
thế giới.
Giải quyết yêu cầu đó trong hoạt động của doanh nghiệp, việc nghiên
cứu và vận dùng một cách linh hoạt các lý thuyết kinh tế sẽ là chìa khóa cho
việc tháo gỡ các vƣớng mắc về hiệu quả tài chính mà các công ty sản xuất
hàng tiêu dùng đang gặp phải hiện nay. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi phải làm
rõ sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của công ty, để từ đó
rút ra các hàm ý cho các công ty sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam. Nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài “Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các Công ty sản xuất hàng tiêu
dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Có rất nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp. Đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về vấn đề này. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu của mỗi quốc gia là khác nhau. Mục tiêu chính của
nghiên cứu là:
-

Làm rõ thực trạng hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu

dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.


3

- Xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng

chứng khoán Việt Nam.
- Từ kết quả nghiên cứu, rút ra những hàm ý về các nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài
chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán của Việt Nam (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) trong 3 năm, năm 2012 đến năm 2014.
Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng nghiên cứu trong đề tài đa phần là công
ty sản xuất ô tô và phụ tùng; các công ty sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ
uống; các công ty sản xuất đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng;…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực chứng đƣợc thực hiện trên cơ sở xây dựng và kiểm định
mô hình về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản
xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Cụ thể là:


Phương pháp thu thập thông tin

Trên cơ sở các BCTC theo năm của 64 công ty sản xuất hàng tiêu dùng
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, tác giả thu thập số liệu của
các chỉ tiêu cần thiết phục vụ nghiên cứu. Các số liệu đƣợc thu thập chủ yếu
từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu sẽ



4

đƣợc thu thập trong 3 năm, bắt đầu từ năm 2012 đến năm 2014. Đối với nhân
tố thời gian hoạt động của công ty tác giả dựa vào thời gian bắt đầu hoạt động
của công ty đến năm 2014 để tính, đơn vị tính là năm.


Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp so sánh đối chiếu đƣợc
sử dụng trong suốt quá trình xử lý, phân tích số liệu.


Phương pháp thống kê

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS và Eviews để phân tích số liệu, xây
dựng mô hình xác định sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả tài chính
của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến
hiệu của tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam. Từ đó đƣa ra hàm ý về các nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công ty
sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam nhằm vận dụng các nhân tố thích hợp để
nâng cao hiệu quả tài chính của công ty, cũng nhƣ cho những ai quan tâm đến
vấn đề hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, bên cạnh đó giúp cho các nhà đầu

tƣ vào thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có thể tham khảo dựa vào kết quả
nghiên cứu để có quyết định đầu tƣ đúng đắn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ đƣợc trình bày thành bốn chƣơng
nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hƣởng
tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp


5

Chƣơng 2: Thực trạng về hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất
hàng tiêu dùng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài
chính của công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam
Chƣơng 4: Kết quả và hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu 7.
Các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu

Hiệu quả tài chính là hiệu quả liên quan đến khả năng sinh lời đồng vốn
chủ sở hữu. Đó là mối quan tâm của ngƣời chủ sở hữu của bất kì tổ chức nào
và sự tăng trƣởng của nó qua thời gian nhƣ là tiêu chí hƣớng đến cuối cùng
của nhà đầu tƣ [13]. Đến thời điểm hiện nay đã có nhiều tác giả trong và
ngoài nƣớc tiến hành nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài
chính doanh nghiệp nhằm xác định đƣợc các yếu tố thực sự ảnh hƣởng và từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Có rất nhiều chỉ
tiêu dùng để đo lƣờng hiệu quả tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên theo các
giáo trình đƣợc biên soạn tại Việt Nam, các tác giả sử dụng chỉ tiêu Tỷ suất
sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lƣờng hiệu quả tài chính doanh nghiệp

[3], [12], [13]. Trong đề tài nghiên cứu của tác giả về các nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam,
tác giả sử dụng “Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)” để đo lƣờng hiệu
quả tài chính doanh nghiệp (tác giả sẽ giải thích ở mục 1.1.3). Bên cạnh đó,
một số đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp xây dựng, thủy sản, du lịch, … nhƣng cũng sử dụng biến phụ thuộc là
“Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)”, có liên hệ rất mật thiết với đề tài
nghiên cứu của tác giả. Sau đây tác giả xin giới thiệu những công trình nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc mà các nghiên cứu thực nghiệm này
là cơ sở để tác giả tiếp tục bài nghiên cứu của mình:


6

Vào năm 2005, Tác giả Weixu đã thực hiện nghiên cứu về “Mối quan hệ
giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính”. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1,130
công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thƣợng Hải, ngoại trừ các
công ty hoạt động trong ngành ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính. Các
biến đƣa vào mô hình nghiên cứu nhƣ sau:
- Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).
- Biến độc lập: Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), tốc độ tăng trƣởng
doanh thu (GROWTH), qui mô công ty (SIZE).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ suất nợ (D/E) tác động dƣơng đến hiệu
quả tài chính ở mức tỷ suất nợ thấp và tác động âm ở mức có tỷ suất nợ cao.
Biến qui mô công ty (SIZE) có tác động dƣơng đến hiệu quả tài chính khá
mạnh. Biến tốc độ tăng trƣởng (GROWTH) không có tác động đến hiệu quả
tài chính. [31]
Năm 2006, tác giả Trần Thị Hòa tại Việt Nam cũng nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
thƣơng mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” theo xu hƣớng xác định các

nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính. Kết quả của tác giả chỉ ra rằng Tỷ
suất sinh lời của tài sản (ROA), Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), khả
năng sinh lời kinh tế của tài sản (RE), Số vòng quay vốn lƣu động là 4 nhân
tố tác động thuận chiều tới tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của các
doanh nghiệp này.[5]
Nhóm tác giả Dimitris Margaritis & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu
“Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính của công ty” vào năm
2007. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các công ty ở Pháp thuộc lĩnh vực: dệt
may, dƣợc phẩm và lĩnh vực phát triển nhƣ máy tính, nghiên cứu và phát
triển. Nghiên cứu của Dimitris Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu hai chiều,
hai mô hình:


7

- Mô hình 1: Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu và các yếu tố tác động đến
hiệu quả tài chính.
- Mô hình 2: Hiệu quả tài chính và các yếu tố tác động đến tỷ suất nợ
trên vốn chủ sở hữu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mô hình 1: tỷ suất nợ tác động dƣơng đến
hiệu quả tài chính khi tỷ suất nợ ở mức trung bình, ở mô hình 2: hiệu quả tài
chính tác động đến tỷ suất nợ và sự tác động này có ý nghĩa khi tỷ suất nợ ở
mức từ thấp đến trung bình. [18]
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Daniel Circiumaru, Marian Siminica, Nicu
Marcu (2008) thuộc khoa kinh tế và quản trị kinh doanh của đại học Craiova
Romania về hiệu quả tài chính của 73 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
của Romania. Tiếp cận các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu theo quan điểm của Bied-Charreton về khai triển ROE theo
phƣơng trình Doupont, các biến đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu:
- Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).

- Các biến độc lập: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (lợi nhuận/doanh
thu), hiệu suất sử dụng tài sản (doanh thu/tổng tài sản), đòn bẩy tài chính.
Kết quả nghiên cứu trên 73 doanh nghiệp trong năm 2008 đã chỉ ra rằng:
cả ba nhân tố này đều có ảnh hƣởng thuận chiều đến tỷ suất sinh lời vốn chủ
sở hữu. Tuy nhiên trong ba nhân tố này thì đòn bẩy tài chính là nhân tố ảnh
hƣởng nhƣng không đáng kể đến biến phụ thuộc ROE.[22]
Vào năm 2010, Nhóm tác giả Onaolapo và Kajola đã thực hiện nghiên
cứu “Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính
công ty” của 30 công ty phi tài chính đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán
Nigeria từ 2001 đến 2007. Các biến đƣa vào mô hình nghiên cứu:
- Biến phụ thuộc: ROA, ROE.
- Biến độc lập: Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), Tốc độ tăng trƣởng
của doanh thu (GROWTH), Qui mô công ty (SIZE), Tài sản cố định (TANG),


8

Vòng quay tài sản (TURN), Năm thành lập (AGE), Ngành nghề kinh doanh
(IND).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ suất nợ, tài sản cố định tác động âm tới
ROA và ROE; vòng quay tài sản, quy mô công ty, tốc độ tăng trƣởng, năm
thành lập tác động dƣơng tới ROA và ROE. Yếu tố ngành nghề kinh doanh có
tác động đến ROA và ROE, cụ thể nhƣ: Ngành rƣợu bia, thực phẩm và đồ
uống, ngành in ấn, thuốc lá, thiết bị điện tử, có tác động đến ROA. Ngành
rƣợu bia, thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, ngành xây dựng có tác động mạnh
đến ROE. [26]
Cùng thời điểm này ở Việt Nam, Tác giả Đoàn Ngọc Phi Anh (2010)
cũng tiến hành nghiên cứu đặc biệt so với các nghiên cứu khác là “Các nhân
tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo
phƣơng pháp phân tích đƣờng dẫn” với số liệu thu thập từ các báo cáo tài

chính của 428 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán ở Thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2007 – 2009. Các biến độc lập đƣợc sử dụng:
Hiệu quả kinh doanh (ROA), rủi ro kinh doanh (độ lệch chuẩn của lợi nhuận),
cấu trúc tài sản, quy mô doanh nghiệp (doanh thu bán hàng), tốc độ tăng
trƣởng cùng với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ. Với cách tiếp cận theo phƣơng
pháp phân tích đƣờng dẫn , nghiên cứu đã chỉ ra : Hiệu quả kinh doanh, rủi ro
kinh doanh, cấu trúc tài sản có quan hệ tỷ lệ nghịch với cấu trúc tài chính
trong khi đó quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận với cấu trúc tài
chính. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cả hiệu quả hoạt động kinh doanh
và cấu trúc tài chính đều có tác động cùng chiều đến ROE và hai nhân tố này
giải thích đƣợc 90% sự biến động của ROE. [1]
Năm 2013, Sara Kanwal và Muhamad Nadeem nghiên cứu về hiệu quả
tài chính (ROE) của 22 doanh nghiệp ngành xây dựng ở Pakistan trong
khoảng thời gian từ 2007-2011. Bằng phƣơng pháp xây dựng mô hình hồi
quy, tác giả đã sử dụng các biến:


9

- Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).
- Có 7 biến độc lập: Quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng, cấu trúc
tài sản, cấu trúc vốn (tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu), khả năng thanh toán
hiện hành, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) và lạm phát.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong 7 nhân tố trên có 4 nhân tố ảnh
hƣởng đến ROE là: Quy mô, cấu trúc vốn, cấu trúc tài sản và lạm phát. Trong
đó nhân tố quy mô doanh nghiệp, cấu trúc vốn và cấu trúc tài sản có mối quan
hệ thuận chiều tới ROE.[33]
Nhóm Tác giả Trƣơng Đông Lộc và Trần Văn Tâm (2013) nghiên cứu
“Phân tích hiệu quả tài chính của các công ty lƣơng thực ở khu vực đồng
bằng sông Cửu Long”. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này đƣợc thu thập

trực tiếp từ báo cáo tài chính của 42 công ty trong khoảng thời gian từ năm
2007 đến năm 2011. Các biến đƣa vào mô hình nghiên cứu nhƣ sau:
- Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).
- Các biến độc lập đƣợc sử dụng: Số lao động, cấu trúc vốn (nợ phải trả/
tổng nguồn vốn), cấu trúc tài sản (tài sản cố định/ tổng tài sản), vòng quay
tổng tài sản (doanh thu thuần/ tổng tài sản), tỷ lệ doanh thu xuất khẩu (doanh
thu xuất khẩu/ tổng doanh thu).
Với dữ liệu thu thập dạng bảng (panel data), bằng phƣơng pháp thống kê
mô tả, sử dụng ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất (OLS) cho mô hình để tìm
ra các nhân tố ảnh hƣởng đến ROE. Kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy
hiệu ứng cố định chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các
công ty bị ảnh hƣởng bởi ba nhân tố, đó là: cấu trúc vốn, vòng quay tổng tài
sản và tỷ trọng doanh thu xuất khẩu. Cả ba nhân tố này đều có tƣơng quan tỷ
lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các công ty. [8]
Vào năm 2014, Nhóm Tác giả Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên,
Nguyễn Thị Hằng, Đào Thị Hƣơng đã nghiên cứu “Ảnh hƣởng của cấu trúc
vốn, quy mô, tăng trƣởng doanh thu tới hiệu quả hoạt động của các công ty


10

thủy sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”. Số liệu đƣợc sử
dụng trong mô hình đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam các năm 2008 – 2013. Các biến
đƣa vào mô hình nghiên cứu:
- Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).
- Các biến độc lập đƣợc sử dụng: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
(SDTA), Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDTA), Quy mô công ty (SIZE),
Tăng trƣởng doanh thu (GROWTH).
Đề tài sử dụng phƣơng pháp hồi quy với dữ liệu bảng để xác định các

nhân tố ảnh hƣởng đến ROE. Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có tỉ lệ nợ ngắn
hạn trên tổng tài sản có tác động lên hiệu quả hoạt động của các công ty thủy
sản và có tác động ngƣợc chiều. Các yếu tố còn lại là tỷ lệ nợ dài hạn trên
tổng tài sản, quy mô công ty, tăng trƣởng doanh thu không có tác động lên
hiệu quả hoạt động của công ty. [4]
Nhóm Tác giả Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phƣơng Thảo (2014) nghiên
cứu “ Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp bất động sản đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Số
liệu đƣợc sử dụng trong mô hình đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính của 58
doanh nghiệp bất động sản đã tham gia niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam (HOSE) có số liệu báo cáo đủ 3 năm (2010, 2011, 2012). Các biến
đƣa vào mô hình nghiên cứu:
- Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) và Tỷ suất sinh
lời tổng tài sản (ROA).
- Các biến độc lập đƣợc sử dụng: Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp, vay ngân
hàng/tổng nợ, tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản, vốn cổ phiếu quỹ/vốn chủ sở
hữu, hàng tồn kho/tổng tài sản, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp/tổng chi phí hoạt động, giới tính lãnh đạo, tốc độ tăng tổng tài sản,
thời gian hoạt động của doanh nghiệp.


11

Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dựa vào phƣơng pháp
bình phƣơng bé nhất (OLS) để ƣớc lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp. Kết quả từ mô hình cho thấy bốn biến
tổng vốn vay/tổng nợ, tài sản cố định/tổng tài sản, tỷ lệ cổ phiếu quỹ /tổng
vốn cổ phần và thời gian hoạt động của doanh nghiệp đều có tác động đến
hiệu quả doanh nghiệp ở cả hai chỉ tiêu là ROE và ROA. Trong đó, tỷ lệ cổ
phiếu quỹ và thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động tích cực còn

tỷ lệ vốn vay/tổng nợ và tỷ lệ tài sản có định có tác động tiêu cực đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Hai biến còn lại có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp là tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu và tỷ lệ chi phí bán hàng, chi
phí quản lý theo chiều hƣớng tích cực. Thế nhƣng biến tổng nợ/vốn chủ sở
hữu chỉ tác động đến ROA, và biến tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp chỉ tác động đến ROE. [10]
Từ cái nhìn tổng quan của các tác giả trên thế giới về các nhân tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp, tóm gọn nhƣ sau:
Tổng kết lại, có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính, và các
yếu tố đó khác nhau qua các nghiên cứu khác nhau của các nhà nghiên cứu
trên thế giới. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính đƣợc các tác giả
kể ra là: quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở
hữu, tỷ lệ tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản, tỷ trọng doanh thu xuất
khẩu, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp,…Tác giả nhận thấy rằng, những nhân tố mà các nghiên cứu đi
trƣớc đƣa ra là khá phù hợp và đầy đủ đối với mỗi không gian và thời gian
nghiên cứu. Những nhân tố này có thể làm cơ sở để tác giả thực hiện nghiên
cứu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính tại Việt Nam.
Mỗi một công ty đều có một đặc điểm riêng, và mỗi quốc gia khác nhau
có các chính sách kinh tế và tốc độ tăng trƣởng khác nhau. Tất cả những yếu
tố này đều ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính. Chính vì vậy, đối với nền kinh


12

tế của Việt Nam nói chung và ngành sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng, tác giả
có thể vận dụng và đƣa ra thêm các nhân tố ảnh hƣởng đối với hiệu quả tài
chính sao cho phù hợp nhất đối với đặc điểm kinh tế cũng nhƣ đặc điểm điểm
ngành của bài nghiên cứu. Với sự giới hạn không gian và thời gian, tác giả
chọn các nhân tố sau với dự đoán rằng các yếu tố này là các nhân tố cốt lõi có

ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam: Quy mô doanh nghiệp
(SIZE), Tốc độ tăng trƣởng (GROWTH), Cơ cấu tài sản (TANG), Cơ cấu vốn
(D/E), Vòng quay tài sản (TURN), Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp (SAE). Các nghiên cứu thực nghiệm đƣợc trình bày trên đây đã sử
dụng các phƣơng pháp phân tích khác nhau tùy từng giai đoạn nhƣng có thể
thấy những nghiên cứu trƣớc đây đa phần sử dụng hồi quy tuyến tính bội với
phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất (OLS). Gần đây các nghiên
cứu đã thiên về cách sử dụng dữ liệu dạng bảng (panel data) để khai thác
đƣợc nhiều thông tin hơn từ dữ liệu thu thập đƣợc, nâng cao số quan sát, ít
hiện tƣợng đa cộng tuyến và hiệu quả cao hơn. Vì những ƣu điểm đó, tác giả
chọn phƣơng pháp hồi quy với dữ liệu bảng (panel data) là phƣơng pháp
phân tích của mình trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài
chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam.


13

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quả đƣợc hiểu là “ kết quả
nhƣ yêu cầu của việc làm mang lại” [12, tr. 440]. Nhƣng theo từ điển Lepetii
Lasousse định nghĩa "Hiệu quả là kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện một
nhiệm vụ nhất định" [16, tr. 57]. Nhƣ vậy, bản chất của hiệu quả chính là kết

quả của lao động xã hội, đƣợc xác định trong mối quan hệ so sánh lƣợng kết
quả hữu ích cuối cùng thu đƣợc với lƣợng hao phí lao động xã hội. Do vậy
thƣớc đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của
hiệu quả là tối đa hóa kết quả dựa trên các nguồn lực sẵn có.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế tổng hợp đƣợc tạo thành
bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, nên cần phải xem xét
hiệu quả kinh doanh trên cả hai mặt đó là hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả xã hội phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt đƣoc từ quá
trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả xã hội của hoạt động sản xuất là việc
sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm ngày càng tốt hơn về chất lƣợng, chủng loại
đa dạng, số lƣợng nhiều đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã
hội góp phần vào việc cân đối cung cầu, bình ổn giá cả thị trƣờng, mở rộng
giao lƣu văn hoá giữa các vùng miền, lãnh thổ hoặc các quốc gia. Bên cạnh
đó, hoạt động sản xuất ngày một mở rộng phát triển giúp tạo công ăn việc làm
nhằm giải quyết thất nghiệp, từ đó kéo theo giảm các tệ nạn xã hội do không
có việc làm từ đó cuộc sống đƣợc cải thiện và môi trƣờng lành mạnh hơn.


14

Xét gốc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế đó
là: “Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa và
dịch vụ”, có thể đƣợc đo lƣờng theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc
theo chi phí thì đƣợc gọi là hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt đƣợc kết quả
cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kỉnh tế là sự so sánh giữa kết quả đạt
đƣợc với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Hiệu quả kinh tế chủ yếu
đƣợc phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận đạt đƣợc từ hoạt động của doanh
nghiệp.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết, ảnh hƣởng và

tác động lẫn nhau. Nó vừa thống nhất vừa có mâu thuẫn. Hiệu quả kinh tế vì có
thể đo lƣờng bằng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nên dễ xác định ở mức độ tổng
hợp hoặc đặc thù. Hiệu quả xã hội khó xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể mà chỉ
có thể đánh giá thông qua những biểu hiện của đời sống xâ hội của một địa
phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc trong phạm vi nền kinh tế quốc dân. Do vậy khi
đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất thƣờng đề cập đến hiệu
quả kinh tế và phân tích đan xen cùng hiệu quả xã hội. Các doanh nghiệp sản
xuất, hoạt động cuối cùng cũng vì mục tiêu lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp
nhận đƣợc. Các doanh nghiệp cần có sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng lợi
nhuận với hạn chế rủi ro. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là mục tiêu quan
trọng hơn vì thu nhập cao giúp bảo toàn và phát triển vốn, tăng giá trị của doanh
nghiệp. Hơn nữa, mục đích cuối cùng của chủ sở hữu, nhà quản trị là đảm bảo sự
giàu có, tăng trƣờng tài sản của doanh nghiệp.

1.1.2. Khái niệm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là hiệu quả của việc huy động, quản lý
và sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh. Cụ thể: hiệu quả tài chính trƣớc
hết là hiệu quả của việc huy động vốn; hiệu quả tài chính còn là hiệu quả của


15

việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, đó chính là hiệu quả của việc quản lý
và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. [16]
Khi xem xét trên góc độ những ngƣời chủ sở hữu, mục đích cuối cùng
của những ngƣời này là hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn của họ - vốn
chủ sở hữu. Nhƣ vậy, hiệu quả tài chính xét cho cùng là hiệu quả của việc bảo
toàn và phát triển vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao
chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trƣởng. Vì khi hiệu quả tài chính
cao tức là lợi nhuận sinh ra từ việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu cao làm

cho nhà đầu tƣ dễ dàng chấp nhận để lại phần lớn lợi nhuận vào việc đầu tƣ,
và nhƣ vậy doanh nghiệp có điều kiện để bổ sung thêm các phƣơng tiện kinh
doanh. Ngoài ra, hiệu quả tài chính cao sẽ đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp
trong môi trƣờng tài chính, vì đối với ngƣời cho vay thì lợi nhuận nhƣ là một
giao ƣớc, một đảm bảo đối với sự thay đổi của những điều kiện kinh doanh.
Do vậy, hiệu quả tài chính là mục tiêu chủ yếu của các nhà quản trị, nhất là
trong trƣờng hợp họ cùng là ngƣời chủ và có vốn đầu tƣ.
Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trƣởng của tài sản
cho doanh nghiệp so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có, đó là khả năng
sinh lời vốn chủ sở hữu.
1.1.3. Chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả tài chính
Trƣớc hết, việc sử dụng các công cụ nào để đo lƣờng hiệu quả tài chính
doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu
quả tài chính doanh nghiệp, nhƣng các chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử dụng nhất
trong các nghiên cứu là các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là các hệ số về lợi
nhuận . Một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức - DY (Ming & Gee 2008;
Ongore 2011) [23], lợi nhuận trên doanh thu - ROS (Le & Buck 2011) [20],
hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tƣ - ROI (Shah, Butt & Saeed 2011) [28]. Tuy
nhiên, trong một số trƣờng hợp, cách sử dụng ROI thực ra chính là ROA, nhƣ
trong nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed (2011) [28]. Tuy nhiên, Tỷ suất


16

sinh lợi tài sản (ROA) và Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) là hai hệ số
đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Đáng chú ý là giá trị của hai hệ số này có thể
phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay
(EBIT) đƣợc nhiều nhà nghiên cứu chọn để tính hai hệ số trên (Hu & Izumida
2008 [19]; Le & Buck 2011; Wang & Xiao 2011[20]), một số nghiên cứu khác
sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trƣớc hoặc sau thuế) (Shah, Butt &

Saeed 2011[28]; Thomsen & Pedersen 2000 ), hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận
thuần (LI, Sun & Zou 2009 [21]; Tian & Estrin 2008 [29]). Ngoài ý nghĩa tài
chính khác nhau, lý do của những cách tính khác nhau nhƣ vậy có thể là do
hạn chế về cơ sở dữ liệu; trong nhiều trƣờng hợp, sự không đầy đủ của cơ sở
dữ liệu sẽ khiến cho một số nghiên cứu buộc phải có cách tính khác nhau.
Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận
trong tính toán hệ số, các tỷ suất này có thể đƣa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo
doanh nghiệp, cổ đông và thị trƣờng những đánh giá bao quát về hiệu quả tài
chính trong quá khứ cũng nhƣ tiềm năng lợi nhuận và tăng trƣởng tƣơng lai
của doanh nghiệp.
Nhƣ chúng ta đã biết, hiệu quả tài chính là hiệu quả liên quan đến khả
năng sinh lời đồng vốn của chủ sở hữu. Đó là mối quan tâm của ngƣời chủ sở
hữu của bất kì tổ chức nào và sự tăng trƣởng của nó qua thời gian nhƣ là tiêu
chí hƣớng đến cuối cùng của nhà đầu tƣ [13]. Nhƣ vậy, hiệu quả tài chính là
giá trị thu đƣợc khi bỏ vốn đầu tƣ. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính
cao thì doanh nghiệp đó có nhiều điều kiện để tăng trƣởng. Doanh nghiệp
muốn phát triển cần phải đầu tƣ và sự đầu tƣ luôn cần các nguồn vốn. Vấn đề
này đòi hỏi các doanh nghiệp nên gia tăng vốn chủ sở hữu hay huy động vốn
vay. Việc huy động vốn vay sẽ dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp chứng tỏ đƣợc
khả năng tạo ra các khoản lãi cao. Hơn nữa nếu tỷ lệ này cao, ngƣời chủ sở
hữu dễ dàng chấp nhận để lại phần lớn lợi nhuận vào việc đầu tƣ và nhƣ vậy
doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội để bổ sung các phƣơng tiện kinh doanh. Do


×