Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Lỗi và sửa lỗi trong việc dạy tiếng việt như một ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.97 KB, 17 trang )

ỨNG DỤNG NGÔN NGỮ HỌC
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT THEO KỸ NĂNG
Phạm vi tìm hiểu: Lỗi và chữa lỗi trong dạy Tiếng Việt như một ngoại ngữ
PHẦN 1:Thế nào là ngoại ngữ? Các đối tượng biết ngoại ngữ; phân biệt
ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai
1. Khái niệm ngoại ngữ và các đối tượng biết ngoại ngữ.
 Ngoại ngữ, được hiểu là Tiếng nước ngoài.
 Đối tượng biết ngoại ngữ:
Những người giỏi về ngoại ngữ hiện nay chủ yếu gồm phần lớn là Sinh viên,
Giảng viên, Những người đã tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học, Tu nghiệp sinh nước
ngoài về nước. Phần còn lại chiếm tỷ lệ không cao, đặc biệt là tầm tuổi trở lên
50. Nhìn chung, tỷ lệ người Việt có thể giao tiếp được với người nước ngoài còn
thấp, do những yếu tố khách quan như 80% dân số ở nông thôn, làm nông
nghiệp, và ít được học các ngoại ngữ, giao tiếp với người nước ngoài.
Những ngôn ngữ như tiếng Hán (Trung Quốc) thì tỷ lệ người trẻ tuổi lại thấp.
2. Khác nhau giữa ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ 2:
Trong một môi trường mà ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ thứ 2, ngôn ngữ
được sử dụng thường xuyên, liên tục trong đời sống, người nói sử dụng ngôn
ngữ trong các tình huống giao tiếp tự nhiên, hàng ngày của đời sống.
Ngôn ngữ thứ 2 có thể được tiếp nhận không cần thông qua việc học (ngôn
ngữ) tại nhà trường.
Trong môi trường mà ngôn ngữ được coi là ngoại ngữ, ngôn ngữ không được
sử dụng thường xuyên trong môi trường của người nói mà chỉ được xem là một
môn học. Người nói ít/hoặc không có cơ hội được sử dụng ngôn ngữ trong các
tình huống giao tiếp tự nhiên, hàng ngày.
STT

1
2

Ngôn ngữ thứ 2


Thời
gian
Đầu vào

Hầu hết thời gian sử dụng
để tiếp nhận ngôn ngữ
Rộng, không/ít có sự lựa

Ngoại ngữ
Thời gian học ngôn ngữ
phụ thuộc vào phân bổ tại
thời khóa biểu của lớp học
Có sự lựa chọn, phân


chọn hay bắt buộc

3

4

5

6

7

loại

Vai trò

Hướng dẫn người học tự
của người khám phá thông qua bổ trợ tại
Hướng dẫn cụ thể/chi
dạy
lớp học
tiết/

Kỹ
năng

Giao tiếp (nghe-nói) là
Phụ thuộc vào nhu cầu
quan trọng nhất, quyết định sự người học/định hướng của
thành công/thất bại của người khóa học để xác định kỹ
học.
năng cần học.

Động
lực người
học

Rất mong muốn tiếp
nhận/bắt buộc tiếp nhận do
ngôn ngữ mang yếu tố then
chốt/sống còn trong đời sống
hàng ngày

Độ tuổi
bắt đầu


Quá
trình tiếp
nhận/kết
quả[1]

Từ bé

Mong muốn sử dụng
với những mục tiêu ngắn
han/dài hạn
Thông thường với lứa
tuổi cấp 1, phụ thuộc vào
chương trình học.

Tương tự quá trình tiếp
nhận tiếng mẹ đẻ (Tiếp nhận
Học ngôn ngữ thông
ngôn ngữ thông qua quá trình
qua hướng dẫn trực tiếp về
vô thức, không bị ràng buộc
các quy tắc, khái niệm,
bởi các khái niệm ngữ pháp đúng - sai.
đúng - sai).
Coi trọng năng lực về
Liên tục tăng cường vốn từ
ngôn ngữ học hơn là kỹ
vựng cho những tình huống cụ
năng giao tiếp. Khả năng
thể.
ngữ pháp tốt hơn giao tiếp.

Hướng đến khả năng giao
Hiệu quả giao tiếp đạt
tiếp trong những tình huống
được sau nhiều năm học
thực của đời sống.
không đồng đều, sự thành
Thành công hay thất bại
công hay thất bại trong
của việc tiếp nhận ảnh hưởng việc học ít/không ảnh
trực tiếp đến đời thực của
hưởng đến đời sống của
người sử dụng.
người học.


Thoải mái, tự nhiên, luôn
mong muốn và sẵn sàng giao
tiếp.

8

9

Tính
Thước đo thành công tính
cách người bằng sự trôi chảy trong khả
học
năng giao tiếp

Môi

trường

Thông minh, kiên nhẫn
và kỹ năng học thuộc, ghi
nhớ tốt.
Thước đo thành công
được tính bằng điểm học
tập thông qua các bài kiểm
tra/chứng chỉ.

Sử dụng phổ thông, được
coi là ngôn ngữ chính thức thứ
2 sau tiếng mẹ đẻ (trong các
văn bản pháp quy, trong đời
Chủ yếu trong phạm vi
sống xã hội, sử dụng để giảng nhà trường, được coi là
dạy các môn học trong nền
một môn học trong chương
giáo dục…)
trình.

[1] Sự khác nhau giữa quá trình tiếp nhận ngôn ngữ và học ngôn ngữ
Tiếp nhận ngôn ngữ là quá trình vô thức, không chủ động: Đứa trẻ tiếp nhận
tiếng mẹ đẻ, người lao động tiếp nhận tiếng nước khác trong quá trình sinh sống
và làm việc tại đất nước đó. Quá trình tiếp thu toàn bộ, không có sự lựa chọn.

PHẦN 2: Thê nào là học ngoại ngữ? lợi ích của học ngoại ngữ.
Trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa việc sử dụng ngoại ngữ là 1 điều
quan trọng và dần trở thành 1 điều tất yếu của mọi người . Vậy học ngoại ngữ là
gì ?

Học ngoại ngữ đó chính là việc chúng ta học, tìm hiểu về một ngôn ngữ
mới ngoài tiếng mẹ đẻ hay tiếng của đất nước chúng ta. Bên cạnh việc sử dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ,chúng ta sử dụng ngoại ngữ trong đời sống hay trong công việc
của mình đặc biệt trong việc giao tiếp, hợp tác với các nước bạn.Học ngoại ngữ
đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích hay những mục đích nhất định

1. Mục đích sử dụng ngoại ngữ có hai mục đích chính.


 Để nắm bắt thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội từ phía nước ngoài có lợi
cho cộng đồng dân tộc mình. Đây được xem là mục đích hướng nội.
 Ngoại ngữ dùng để chuyển tải thông tin về mọi mặt đời sống xã hội từ trong
nước đến với các đối tác nước ngoài. Đây là mục đích hướng ngoại
2. Học ngoại ngữ để làm gì hay nói cách khác Lợi ích của việc học ngoại ngữ là gì
 Cơ hội việc làm tốt hơn
Giữa xu thế đa quốc gia hóa của các công ty ngày nay thì ngoại ngữ đã trở nên
vô cùng phổ biến và trở thành yếu tố quan trọng cho việc phát triển sự nghiệp
trong tương lai, nếu biết thêm một ngoại ngữ sẽ giúp bạn nổi bật và dễ dàng
nhận được công việc phù hợp với trình độ, khả năng bản thân.
 Thiết lập các mối quan hệ
Ban thông thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ giúp bạn gặp gỡ, tạo dựng các mối
quan hệ lâu dài đối với mọi người từ khắp nơi trên thế giới, từ đó bạn có cơ hội
hiểu thêm về các nền văn hóa cũng như sẽ được tham gia vào những cuộc trò
chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn mà bạn chưa từng có.
Hơn thế nữa, bạn có thể tìm hiểu thêm về nền văn hóa của chính mình rồi quảng
bá, truyền đạt đến bạn bè khắp năm châu. Khi rào cản ngôn ngữ không còn tồn
tại, tình bạn sẽ nở hoa và bền vững hơn.
 Phương tiện hữu dụng cho việc du lịch
Bạn đã thấy học ngoại ngữ có tác dụng chưa nào! Khi bạn đi du lịch đến đến bất
kỳ vùng đất mới mẻ nào, ngoại ngữ sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng, tích lũy thêm

nhiều kinh nghiệm. Không có gì tuyệt vời hơn nếu bạn có thể tự tin giao tiếp với
người bản xứ trên chính nơi họ sinh sống. Và ngày nay tiếng anh là một ngôn
ngữ tối ưu.
Khi bạn học ngoại ngữ, não bộ sẽ tự động tìm ra cách thích ứng, vận hành hiệu
quả nhất sao cho bạn có thể tiếp thu nhanh chóng, dễ dàng các nguồn kiến thức
mới, mặc dù bạn muốn thật thành thạo hay cần biết được một số kỹ năng nhất
định sau quá trình rèn luyện để đáp ứng một nhu cầu cá nhân nào đó.
 Ngoại ngữ làm phong cách sống đa dạng
Khi thông thạo ngoại ngữ, bạn hoàn toàn dễ dàng đưa ra nhận xét, đánh giá cá
nhân về những tác phẩm nghệ thuật của các quốc gia khác mà không còn phải
phụ thuộc vào phụ đề, bản dịch thuật, thuyết minh... chương trình truyền hình,
từ phim, tác phẩm sách...
Dù bạn phải tiếp cận với manga Nhật Bản, phim Bollywood từ Ấn Độ hay các
bản nhạc châu Âu đang làm mưa gió trên thị trường... thì cũng chẳng vấn đề gì


cả. Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức và cảm nhận chúng một cách sâu sắc và
tường tận như ngôn ngữ của chính mình.
 Gia tăng sự tự tin
Đây là một yếu tố tìm ẩn trong câu hỏi “ học ngoại ngữ để làm gì ”. Bạn nhút
nhát, tri thức bị giới hạn trong một ngôn ngữ thì càng không nên ngần ngại học
hỏi thêm ngoại ngữ. Khi vốn hiểu biết của bạn được mở rộng thì bạn đã tự tin
hơn ban đầu. Hãy tự tin giao tiếp và bày tỏ quan điểm của mình khi mình có thể
để mọi người hiểu bạn và ngược lại cũng thế .

Phần 3: Phương pháp học ngoại ngữ
(Đối với ngoại ngữ là tiếng Việt và đối tượng là người nước ngoài)
1. Về bảng chữ cái
Khi bắt đầu học một ngôn ngữ, người học phải bắt đầu bằng bảng chữ cái.
Bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 29 chữ cái. Tiếng Việt không có w và z, j, như

trong tiếng Anh.
Hệ thống Nguyên âm: Tiếng Việt có 9 nguyên âm đơn: a, e, ê, i, o, ô, u, ơ, ư;
3 nguyên âm đôi: iê, uô, ươ và 2 nguyên âm ngắn: ă, â
Hệ thống phụ âm:
* Phụ âm đơn: 17: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
* Phụ âm đôi: gh, kh, nh, ph, th, ch, tr, ngh, ng
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt: đây là bước đầu tiên mà của mỗi người
khi học tiếng Việt, cũng như khi học bất cứ một ngôn ngữ nào cũng vậy. Mục
đích là gì: để biết cách phát âm chuẩn các chữ cái, ví dụ khi nhìn thấy các chữ
có âm “a” thì phát âm mở “a”, kết hợp với phụ âm ở trước. Vì chỉ cần nhớ cách
phát âm phụ âm và nguyên âm là có thể đọc được chính xác từ tiếng Việt mà
không cần biết nghĩa. Nhưng lưu ý: không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên”
của các chữ cái như “mờ, nờ, pờ, ….” (điều này giống như các ngôn ngữ khác
vậy). Và cũng lưu ý đối với giáo viên là phải thống nhất 1 cách đọc bảng chữ
cái, tốt nhất đọc theo cách đọc phổ biến được coi là chuẩn hiện nay (a, bờ, cờ
thay vì a, bê, xê….)


Khi học bảng chữ cái tiếng Việt, nên viết lại để học cách viết chữ cái Latinh,
nhất là đối với những người sử dụng hệ kí tự tượng hình như tiếng Trung hoặc
không phải tiếng Latinh (Nhật, Hàn, Thái Lan…)
2. Về cách phát âm chuẩn
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết tính nên âm tiết (hay gọi là tiếng) được phát
âm tách rời nhau. Vì vậy sẽ có từ có một âm tiết như sách, vở… nhưng có nhiều
từ được cấu tạo trên hai âm tiết như: vui vẻ, hạnh phúc… Do đó người nước
ngoài học tiếng Việt muốn phát âm tốt trước hết cần phát âm tốt từng âm tiết,
từng nhóm âm tiết. Ví dụ: cảm ơn phải phát âm rõ “cảm” và “ơn”. Đối với
người nước ngoài khi mới học nên nói chậm, rõ từng âm tiết một sau đó nói
nhanh dần lên. Điều này cho thấy phát âm rất quan trọng trong tiếng Việt vì nếu
nói sai 1 từ thì người Việt không hiểu trong khi nếu nói sai ngữ pháp thì người

Việt vẫn có thể hiểu.
Trong khi học tiếng Việt, với người nước ngoài khó nhất là thanh điệu.
Tiếng Việt là một trong ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất thế giới (6 thanh
điệu) gồm: thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Khi phát âm sai thanh điệu
sẽ đưa đến những nghĩa khác nhau như bàn # bán # bạn…
Đối với cách học thanh điệu tiếng Việt và nhận biết thanh điệu phải vẽ sơ đồ
để học sinh hình dung với dấu sắc, giọng như thế nào, dấu huyền giọng như thế
nào, giọng cao hay thấp, dài hay ngắn, thẳng hay gẫy… Và đây là chìa khóa để
phát âm tiếng Việt tốt và nói tiếng Việt như người Việt. Vì vậy, giáo viên cần
thường xuyên luyện cho học sinh trong suốt khóa học chứ không phải chỉ trong
buổi đầu tiên. Giáo viên nên nói chậm và dùng tay ra dấu lên, xuống, ngang…
để học sinh nhớ đi nhớ lại và cố gắng nói dấu chính xác. Việc luyện này cần kết
hợp với luyện viết (ví dụ điền thanh điệu vào các từ trong đoạn văn hoặc đọc
cho học sinh viết những câu, đoạn đơn giản để học sinh viết đúng. Khi đó họ
nhớ đúng dấu, nghĩa là họ sẽ có ý thức nói đúng thanh điệu đó. Và đây là
nguyên tắc cực kỳ quan trọng để nghe và nói tiếng Việt tốt. (mặc dù đối với bài
tập luyện kiểu này học sinh rất chán và nản nên cần làm ít một, mỗi ngày một ít,
nhưng thường xuyên là quan trọng)
Về cách đánh vần: thực ra đối với học sinh nước ngoài không cần đánh vần
như học sinh Việt Nam: Ví dụ: Huyền = hờ uyên huyên huyền huyền. Họ không
thể nhớ quy tắc phức tạp đó, và cũng không để làm gì. Vì thế, giáo viên chỉ cần
giới thiệu cho họ 1 âm tiết tiếng Việt luôn được cấu tạo bằng cách ghép âm và


vần. (Vần = nguyên âm + phụ âm) là đủ. Mà điều này cũng không cần thiết.
Việc học đánh vần này đã có bảng phát âm để luyện tập rất phù hợp.
3. Kỹ năng nghe
Đối với trình độ A, nên bắt đầu bằng nghe giáo viên nói, càng nhiều càng
tốt. Giáo viên phải thường xuyên hỏi đi hỏi lại các mẫu câu đã học áp dụng với
các từ đã học vào những tình huống trong cuộc sống (càng gắn với thực tế của

học sinh càng tốt, vì học sinh sẽ muốn nói hơn nữa và học sinh sẽ nhớ lâu hơn).
Sau bài 7 thì có thể cho học sinh làm quen với audio đơn giản, có thể lúc đầu là
thu âm giọng của giáo viên đó hoặc giáo viên khác.
Hết trình độ A thì nghe nói với người bình thường phải cơ bản. Sau đó giáo
viên nâng cao với những bài nghe khó hơn, nghe bài hát, nghe hội thoại ở trình
độ B. Trình độ C cần phải nghe các audio dài và tập nghe radio. Trong lúc luyện
nghe thì phải kết hợp luyện nói và phát âm vì đây là các kỹ năng hỗ trợ cần
thiết. Nếu học sinh học để thi chứng chỉ thì cần luyện đủ 3 dạng nghe: nghe –
điền từ, nghe – chọn đúng/sai, nghe – chọn câu trả lời đúng nhất. Nhưng nếu
học sinh học để giao tiếp, để dự hội thảo, tức là nghe thực sự thì luyện nhiều với
dạng nghe – hiểu (nghe – chọn câu trả lời). Giáo viên phải hiểu rõ nhất trình độ
của học sinh để có những bài nghe phù hợp, nếu không học sinh sẽ rất chán vì
họ thấy quá khó.
Kinh nghiệm học nghe: ghi lại file audio của giáo viên và nghe đi nghe lại
nhiều lần (vì CD chất lượng không tốt), nghe bài hát (nếu học sinh thích). Và
đặc biệt là giao tiếp càng nhiều càng tốt, càng với nhiều người càng rèn luyện
được khả năng nghe và phản xạ ngôn ngữ. Vì thế, càng học tiếng Việt ở mức độ
cao càng phải giao tiếp nhiều với người bản ngữ. Khi học viên giao tiếp để
luyện phản xạ , giáo viên cần phải dừng học sinh lại để sửa phát âm, sửa đi sửa
lại từ đó, và học sinh phải có vở để take note những từ và những cụm từ, mẫu
câu cần phải ghi nhớ. Theo kinh nghiệm của tôi, một người thích nói chuyện,
thích giao tiếp thường học ngoại ngữ tốt hơn một người thích học ngữ pháp và
học trong sách vở.
4. Kỹ năng nói
Để nói tiếng Việt tốt, học sinh cần phải có vốn từ cơ bản và ngữ pháp cơ bản.
Tức là hết trình độ A là họ có thể nói mọi thứ ở mẫu câu đơn giản.


Trình độ B nếu chỉ học trong sách thì rất khó tiến bộ, vì ngữ pháp là quá
nhiều và quá vụn, vì vậy tốt hơn nên nói chuyện theo các chủ đề để có vốn từ

mới nhiều hơn và giáo viên phải khéo léo lồng vào những mẫu câu mới mà học
sinh không biết và giải thích cho họ.
Trình độ C thì phải sử dụng nhiều tiếng lóng, từ ngữ thông dụng và cách nói
chuyện tự nhiên. Khi học tiếng Việt, học sinh không nên học quá nặng về ngữ
pháp, nghĩa là không nên làm quá nhiều bài tập. Giáo viên dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài cần giải thích ngữ pháp cho học sinh và luyện nói đến khi nào
học sinh sử dụng thuần thục ngữ pháp đó chứ không phải làm quá nhiều bài
tập. Vì cũng theo kinh nghiệm của tôi, những học sinh học bài bản ngữ pháp có
thể nghe hiểu tốt nhưng phản xạ nói lại rất chậm, vì họ luôn cố gắng nhớ lại và
nói đúng ngữ pháp. Họ sợ nói sai. Vì vậy nguyên tắc khi luyện nói cho học sinh
là giáo viên phải luôn động viên họ: ĐỪNG SỢ NÓI SAI. CỨ NÓI.
Phần 4: Thế nào là dạy ngoại ngữ? Vấn đề đặc thù của Tiếng Việt trong
dạy học
a. Dạy ngọai ngữ là gì?
 Dạy ngoại ngữ là dạy ngôn ngữ của nước khác, hướng đến mục tiêu để người
học có thể nghe, nói, đọc, viết thành thạo ngoại ngữ dó.
 Việc dạy ngoại ngữ cần tập trung vào ý nghĩa
- Nghĩa ngữ nghĩa: là nghĩa của những đơn vị từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp
cụ thể
-nghĩa dụng học: là các nghĩa dụng học, tức là nghĩa được ngữ cảnh hóa cao,
nảy sinh từ các hoạt động giao tiếp
Như vậy, việc dạy ngoại ngữ đòi hỏi phải tạo ra nhiều cơ hội để người học
tập tập trung vào cả hai loại nghĩa trên, nhưng nghĩa dụng học phải là cốt yếu.
Việc dạy cũng cần tập trung vào cả hình thái ngôn ngữ, nghĩa là ta cần quan
tâm tới hình thái nói về việc nhận ra những đơn vị ngôn ngữ cụ thể khi chúng
xuất hiện trong ngữ cảnh mà người học được tiếp xúc không phải việc nhận ra
các quy tắc ngữ pháp.
b. Vấn đề đặc thù của tiếng Việt trong dạy học



Luyện phát âm với thanh điệu:


- Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính. Nó được biểu hiện trong toàn âm tiết
hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết gồm: âm đầu, âm đệm, âm
chính và âm cuối. (Đoàn Thiện Thuật – Ngữ âm học tiếng Việt)
- 6 thanh điệu tiếng Việt: ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.
- Với tiếng Việt, một ngôn ngữ có thanh điệu, việc thể hiện âm vị thanh điệu luôn
là một thách thức lớn đối với học viên, đặc biệt là những học viên có tiếng mẹ
đẻ là ngôn ngữ không có thanh điệu như tiếng Trung Quốc. Việc thể hiện đúng
thanh điệu khi phát âm tiếng Việt không chỉ phải đạt yêu cầu trên mỗi âm tiết
độc lập mà còn cả trong chuỗi kết hợp nhiều âm tiết với nhau.

 Đại từ chỉ ngôi tiếng Việt:
- Đại từ nhân xưng hay đại từ xưng hô hay đại từ chỉ ngôi là những đại từ dùng
để chỉ và đại diện hay thay thế cho một danh từ để chỉ người và vật khi ta không
muốn đề cập trực tiếp hoặc lặp lại không cần thiết các danh từ ấy. Tất cả các
ngôn ngữ trên thế giới đều chứa đựng đại từ nhân xưng. Đại từ nhân xưng trong
một số ngôn ngữ thường chia theo ngôi và theo số ít hay số nhiều.
- Đại từ chỉ ngôi (hay đại từ nhân xưng) trong tiếng Việt khá phức tạp, do chúng
không chỉ được dùng để chỉ ngôi mà còn được dùng để biểu thị những thái độ,
tình cảm khác nhau của người nói. Đại từ chỉ ngôi tiếng Việt thường có tính bắt
buộc; khi không dùng chúng, quan hệ giữa các vai giao tiếp có thể thay đổi theo
hướng xấu hoặc theo hướng suồng sã, thân mật. Ví dụ: Câu “Chị ngồi xuống!”
là câu nói lịch sự hơn câu “Ngồi xuống!”. Tùy theo hoàn cảnh, câu thứ hai có
thể được tiếp nhận một cách tiêu cực (thiếu lễ độ) hoặc tích cực (thân mật).
- Đại từ nhân xưng có thể được phân thành ba loại (theo các ngôi giao tiếp):


Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. (chỉ người đang nói: tôi, tao, tớ, mình,

bọn mình, chúng ta...)


Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. (chỉ người đang giao tiếp cùng: bạn, cậu,



mày, anh, chị....)
Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. (chỉ những người không tham gia giao tiếp



nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp: nó, anh ta, hắn, y, bọn ấy...).
Trong mỗi loại trên lại chia ra: số ít (tôi) - số nhiều (chúng tôi, bọn tôi).
Đối với ngôi thứ nhất số ít. Khi nói chuyện với mọi người, tùy trường hợp,
tương quan tuổi tác, liên hệ bà con, mức độ thân sơ, mà tự xưng bằng những
nhân xưng đại từ khác nhau:
"Con", với ông bà, cha mẹ, những người bà con ngang vai với ông bà cha



mẹ, với thầy cô giáo (ngày xưa); với những người già.
"Cháu", em cháu với ông bà, chú bác cô dì, với những người ngang tuổi



với ông bà cha mẹ.
"Em", với anh chị; với những người hơn tuổi, hơn chức phận, với chồng




(nếu người nói là nữ), hoặc người đàn ông nào mà đương nhân muốn dùng tiếng
xưng hô này để biểu lộ tình cảm, với thầy cô giáo (ngày nay).
"Chị", với các em, với những người mà đương sự coi là đáng em của


mình.

"Cô", "dì", "bác", "thím"... với các cháu theo tương quan họ hàng, với



người nhỏ tuổi được đương sự coi như con cháu. "Mẹ", "má", "me"... với các
con.


"Tôi", với tất cả mọi người.



"Tao", "ta", với một số người, khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn
biểu lộ uy quyền, hoặc sự tức giận.


Về ngôi thứ hai số ít. Trong tương quan cha-con, mẹ-con, khi đối thoại, cha mẹ
gọi con bằng "con" hoặc "mày". Cũng có đôi trường hợp, đối với người con đã
có gia đình, có chức phận, người Bắc ngày trước kiểu cách gọi bằng "anh", bằng
"chị". Đối lại, con gọi cha mẹ bằng rất nhiều tiếng: Cha, bố, ba, thầy, cậu, tía;
mẹ, má, mợ, me, măng, bu, bầm, u... Nói chuyện với một người trong vòng bà
con, người ta sẽ gọi theo vai vế: Bác, chú, cậu, dượng, cô, dì, thím, bác gái; anh,

chị, dượng nó, chú nó... Nói chuyện với người ngoài, người ta xưng theo tuổi:
Cụ, ông, bà, anh, chị, chú, mày...
Ngoài ra có các đại từ tôn trọng danh xưng như đức, quý, ngài, đấng, bậc hay
nhục mạ, hạ thấp thằng, đồ, con, hắn
Bên cạnh đó cũng có nhiều đại từ nhân xưng dùng để chỉ về bản thân đặt trong
mối liên hệ với tuổi tác, học vị, tôn giáo, chức vụ... phần nhiều có nguồn gốc từ
Hán Việt như bần tăng, bần ni, bần đạo, bổn quan, bổn công tử, bổn cô nương,
bổn tướng, lão phu, tiểu tử, tiên sinh, lão đây, công tử, thiếu gia, đại gia, lão gia,
tiểu thư, người anh em, vị huynh đài, huynh đệ, lão huynh, lão đệ, lão đại, sư
huynh, sư đệ, sư muội, tiểu muội, muội muội, sư phụ, đệ tử, công công, cách
cách, mỗ, cô (hoàng đế tự xưng), gia (hoàng thái tử tự xưng), bổn hoàng, tỷ tỷ,
sư tỷ, nghĩa phụ, nghĩa huynh, nghĩa muội, nghĩa điệt, điệt nhi, hiền đệ, hiền
điệt, huynh đài...
 Xác định ý nghĩa ngữ pháp cần căn cứ vào khả năng kết hợp của từ với những
từ khác
Việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ trong các ngôn ngữ có thể không giống
nhau. Trong các thứ tiếng không biến hình, như tiếng Việt chẳng hạn, việc xác
định ý nghĩa ngữ pháp thường phải dựa vào những đơn vị lớn hơn từ, tức là dựa
vào khả năng kết hợp của từ với những từ khác. Ví dụ, từ ‘bàn’ trong tiếng Việt
có thể là danh từ nếu nó nằm trong kết cấu ‘cái bàn’, song cũng có thể là động
từ, nếu nó nằm trong ‘sẽ bàn’.


Phần 5: Khảo sát những lỗi và sửa lỗi cho người Trung khi học Tiếng Việt.
Bất kể người nào học ngoại ngữ, trong quá trình học luôn luôn mắc phải những
lỗi nhất định khi học ngoại ngữ đó. Người Trung Quốc khi học Tiếng Việt cũng
vậy, họ cũng mắc những lỗi riêng biệt mà chỉ người Trung Quốc mới có những
lỗi đó. Hai loại lỗi chính mà người Trung Quốc gặp khó khăn khi học Tiếng Việt
là lỗi ngữ âm và lỗi từ loại.
2.. Lỗi loại từ.

Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài là lỗi tự ngữ đích (intralingual
error). Sinh viên nói các ngôn ngữ thứ nhất khác nhau đều mắc nhiều lỗi giống
nhau về việc sử dụng loại từ. Lỗi tự ngữ đích là loại lỗi sinh ra do những yếu tố
trong nội bộ ngôn ngữ đích và do người học “mượn” những tri thức đã biết về
ngôn ngữ đích.
Người Trung Quốc thường dùng thiếu loại từ ở sau các từ chỉ số lượng như
“những”, “các”, số từ…
Ví dụ 1: Khi đi bằng tàu biển chúng tôi có thể thấy những đảo rất đẹp
Ở Ví dụ 1, nếu thêm loại từ “hòn” thì câu trên sẽ đúng.
Ví dụ 2: Trước nhà họ có một giếng
Câu ở ví dụ 2 , người Trung Quốc học Tiếng Việt đã sử dụng câu thiếu loại từ
“cái” trước danh từ.
Không chỉ dùng thiếu loại từ, người Trung Quốc còn dùng sai các loại từ trong
câu. Chẳng hạn, lẽ ra dùng "con" thì lại dùng "cái", lẽ ra dùng "cái" thì lại dùng
"quyển".
Ví dụ: Hôm qua tôi ăn một cái phở.


Người Trung Quốc này cũng đã nới rộng phạm vi sử dụng của "cái" vì không
biết dùng từ "bát"/ "tô". Khi người học dùng như vậy, có thể người học đang
xếp "phở" cùng hệ thống với "trứng" trong "cái trứng", "bánh mì" trong "cái
bánh mì", "bánh ga tô" trong "cái bánh ga tô"... Chính vì vậy, anh ta có thể tạo
ra "cái phở". Điều đáng chú ý là chúng tôi thu được rất nhiều tư liệu về lỗi "nới
rộng phạm vi sử dụng" của loại từ "cái" (32 trường hợp) như: cái giày, cái phấn,
cái bún chả, cái phim, cái sách,... Người học sử dụng "cái" trong nhiều trường
hợp như vậy khi người học đang ở giai đoạn tiếng Việt cơ sở, "cái" được sử
dụng trong khá nhiều trường hợp trước các danh từ chỉ sự vật: cái bàn, cái ghế,
cái ti vi, cái tủ lạnh, cái giá sách, cái đèn... Vì vậy khi gặp một sự vật mới, khi
cần nói về một sự vật mà người học chưa biết hoặc không nhớ loại từ chuyên
dụng của nó thì người học có xu hướng sử dụng ngay từ "cái"

2, Lỗi viết sai chính tả từ.
Cũng giống như người Việt, người Trung Quốc gặp khó khăn trong việc viết
một số từ ngữ có cách phát âm giống nhau. Người Trung Quốc khi nghe người
khác nói Tiếng Việt, viết ra giấy những từ nghe được, họ lúng túng không biết
chọn cách viết từ đó thế nào là đúng, thê nào là sai. Ở Tiếng Việt, có một số từ
giống nhau khi phát âm.Việc chọn cách viết những từ đó lên giấy như thế nào
tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà có lựa chọn phù hợp. Người Việt mắc
lỗi chính tả nhiều, người nước ngoài học chính tả sẽ càng khó khăn hơn.
Một số từ mà người Trung Quốc thường viết sai:
“Dành” và “giành”:
Dành: động từ mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu, chia
phần cho ai đó. Ví dụ: để dành, phần này dành cho bạn (tương đương với “phần
này thuộc về bạn”).
Giành: động từ chỉ sự tranh đoạt. Ví dụ: giành giật, giành chính quyền.
“Dữ” và “giữ”:


“Dữ” là tính từ chỉ tính cách. Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung dữ, dữ dội…
“Giữ” là động từ chỉ việc sở hữu, bảo vệ. Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ
đồ…
“Khoảng” và :khoản”:
“Khoảng” để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn. Vi dụ:
khoảng cách, khoảng không, khoảng thời gian.
“Khoảng” cũng có khi được dùng để chỉ sự ước lượng. Ví dụ: Nhóm người đó
có khoảng chục người.
“Khoản” là một mục, một bộ phận. Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền.
Số chẵn, số lẻ:
Chẵn dấu ngã, lẻ dấu hỏi là đúng.
Bán sỉ, bán lẻ:
Cách viết đúng: Cả sỉ và lẻ đều là dấu hỏi.

“Chẳng lẽ” (một từ thường đặt ở đầu câu, dùng để diễn tả suy đoán về một khả
năng mà bản thân không muốn tin hoặc không muốn nó xảy ra):
Chẳng dấu hỏi, lẽ dấu ngã. Cái này ngược lại hoàn toàn với “số chẵn, số lẻ”.
“Chuyện” và “truyện”:
“Chuyện” là thứ được kể bằng miệng. “Truyện” là chuyện được viết ra và được
đọc.
Ví dụ: “chuyện cổ tích” được kể dựa theo trí nhớ nhưng khi chuyện cổ tích
được in vào sách thì nội dung được in đó gọi là “truyện cổ tích”. Và nếu có
người đọc cuốn sách đó thì người đó đang đọc “truyện cổ tích”.
“Sửa” và “sữa”:
Sửa xe, sửa máy móc, sửa chữa là dấu hỏi.
Sữa bò, sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua là dấu ngã.
“Chửa” và “chữa”:
Chửa: đồng nghĩa với mang thai, là dấu hỏi.


Chữa: đồng nghĩa với “sửa”, thường ghép với nhau thành từ ghép “sửa chữa”
(lưu ý: sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã mặc dù hai từ này đồng nghĩa)
“Dục” và “giục”:
“Dục” nói về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo
dục, tình dục, dục vọng.
“Giục” nói về sự hối thúc. Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục.
“Giả”, “giã” và “dã”:
“Giả”: không phải thật nhưng trông giống thật. Ví dụ: hàng giả, giả dối, giả vờ
“Giả” còn là một từ gốc Hán mang nghĩa “người”. Ví dụ: tác giả (người tạo ra),
cường giả (kẻ mạnh), khán giả (người xem), diễn giả (người nói trước công
chúng về một chủ đề nào đó).
“Giã”: thường ghép với các từ khác. Ví dụ: giục giã, giã từ.
“Dã”: mang tính chất rừng rú, hoang sơ, chưa thuần hóa. Ví dụ: dã thú, hoang
dã, dã tính, dã man.

“Sương” và “xương”:
“Sương”: hơi nước xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc trong những hoàn cảnh
thời tiết đặc biệt. Ví dụ: sương mù, giọt sương, hơi sương, sương muối.
“Xương”: phần khung nâng đỡ cơ thể động vật. Ví dụ: bộ xương, xương bò,
xương hầm.
“Xán lạn”:
“Xán lạn” là cách viết đúng. Cả “xán” và “lạn” đều là những từ gốc Hán. “Xán”
là rực rỡ, “lạn” là sáng sủa. Tất cả các cách viết khác như “sáng lạn”, “sáng
lạng”, “sán lạn”… đều là những cách viết sai. Đây là một từ khó, khó đến nỗi
rất nhiều bài báo cũng dùng sai.
“Rốt cuộc”:
“Rốt cuộc” là cách viết đúng. Nhiều người thường hay viết sai từ này thành “rốt
cục” hoặc “rút cục”.
“Kết cục”:
“Kết cục” là cách viết đúng. “Kết cuộc” là cách viết sai.


“Xuất” và “suất”:
“Xuất” là động từ có nghĩa là ra. Ví dụ: sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu,
xuất hành, xuất phát, xuất xứ, xuất nhập… “Xuất” còn có nghĩa là vượt trội,
siêu việt. Ví dụ: xuất sắc, xuất chúng…
“Suất” là danh từ có nghĩa là phần được chia. Ví dụ: suất ăn, tỉ suất, hiệu suất…
“Yếu điểm” và “điểm yếu”:
“Yếu điểm”: có nghĩa là điểm quan trọng. “Yếu điểm” đồng nghĩa với “trọng
điểm”.
“Điểm yếu”: đồng nghĩa với “nhược điểm”.
“Tham quan”:
"Tham quan" nghĩa là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết. “Tham quan” là cách
viết đúng, “thăm quan” là cách viết sai.
3. Đề cao ngữ pháp Tiếng Việt quá mức.

Đây là lỗi lớn và phổ biến nhất mà người học Tiếng Việt gặp phải. Nhiều nghiên
cứu gần đây cho thấy rằng chính việc học ngữ pháp trên thực tế đã ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng nói tiếng Việt. Tại sao vậy? Ngữ pháp tiếng Việt khá phức
tạp để có thể nhớ và sử dụng một cách có hệ thống nhưng những cuộc hội thoại
lại diễn quá nhanh và bạn không có đủ thời gian để nghĩ, nhớ hàng trăm hàng
nghìn cấu trúc ngữ pháp, lựa chọn cấu trúc nào cho phù hợp và sắp xếp sử dụng
chúng trong văn cảnh. Tránh tư duy ngữ pháp trong giao tiếp theo lối mòn như
vậy. Bạn phải học ngữ pháp bằng trực quan và vô thức giống như một đứa trẻ
đang học nói bằng cách lắng nghe nhiều cấu trúc ngữ pháp chính xác – và dần
dần bạn sẽ sử dụng chính xác ngữ pháp chính xác một cách tự nhiên nhất.
3. Chỉ học sách giáo khoa và trong lớp học, thiếu các cuộc giao tiếp bên ngoài
với người bản ngữ.
Hầu hết học viên chỉ học những gì có trong sách giáo khoa và học Tiếng Việt ở
trường học. Vấn đề ở chỗ là những người Việt không sử dụng những cấu trúc
dài dòng trong sách áp dụng cho cuộc sống hàng ngày.
Trong giao tiếp, người Việt sử dụng rất nhiều từ lóng để giao tiếp,ngữ pháp
ngắn gọn khác hẳn với những gì học trên sách vở.


4. Lỗi phát âm



×