Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
Chuyên đề: Một số nội dung về giáo dục Đạo đức Hồ Chí Minh tích hợp trong môn Giáo
dục công dân lớp 10.
MỤC LỤC.
PHẦN MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài Trang 1
PHẦN NỘI DUNG:
Tích hợp lồng ghép nột số nội dung về giáo dục đạo đức HCM trong các bài:
Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Trang 2
Mục 1b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm Trang 2
Cách thực hiện:
1. Sử dụng bài nói, hình ảnh hay truyện kể về HCM Trang 2
* Bài nói của HCM Trang 2
*Truyện kể. Ai cũng phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất Trang 2
*Hình ảnh. Bác Hồ tham gia lao động sản xuất Trang 3
2.Đặt câu hỏi khai thác nội dung Trang 3
3. Gợi ý trả lời Trang 3
4.Nội dung bài học Trang 3
Bài 2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan Trang 4
Mục 1. Thế giới tự nhiên tồn tại khách quan Trang 4
Cách thực hiện:
1.Sử dụng bài viết của HCM hoặc tranh ảnh để lồng ghép Trang 4
*Bài viết của HCM Trang 4
*Tranh ảnh lồng ghép Trang 4
2. Câu hỏi khai thác nội dung Trang 4
3. Gợi ý trả lời Trang 4
4.Nội dung bài học Trang 4
Bài 3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất Trang 5
Mục 1. Thế giới vật chất luôn vận động Trang 5
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
*Bài viết của HCM Trang 5
*Tranh ảnh lồng ghép Trang 5
2. Câu hỏi khai thác nội dung Trang 5
3. Gợi ý trả lời Trang 5
4.Nội dung bài học Trang 6
Bài 5.Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Trang 6
Mục 3a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất Trang 6
Cách thực hiện:
1.Sử dụng câu chuyện " Tấm gương tự học" của HCM để lồng ghép Trang 6
*Câu chuyện "Tấm gương tự học" của HCM Trang 6
2.Câu hỏi khai thác nội dung Trang 7
3.Gợi ý trả lời Trang 7
4. Nội dung bài học Trang 8
Bài 10. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức Trang 8
Mục 1. Nghĩa vụ Trang 8
Cách thực hiện:
1. Sử dụng câu chuyện " Hủ gạo tiết kiệm" của HCM để lồng ghép Trang 8
*Bài nói của HCM Trang 8
*Tranh ảnh lồng ghép "nạn đói năm 1945 Trang 9
2.Câu hỏi khai thác nội dung Trang 9
3. Gợi ý trả lời Trang 9
4. Nội dung bài học Trang 9
Mục 2. Hạnh phúc Trang 9
Cách thực hiện:
1. Sử dụng nội dung tư tưởng HCM để lồng ghép Trang 9
* Câu chuyện " Bác Hồ đọc luận cương của Lênin Trang 9
2. Câu hỏi khai thác nội dung Trang 10
3.Gợi ý trả lời Trang 10
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
4. Nội dung bài học Trang 10
Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Trang 10
Mục 1. Lòng yêu nước Trang 10
1. Sử dụng bài nói của HCM để lồng ghép Trang 10
*Ảnh Bác Hồ và trong đoàn chính phủ đương thời Trang 11
2. Câu hỏi khai thác nội dung Trang 11
3. Gợi ý trả lời Trang 11
4. Nội dung bài học Trang 11
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT.
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
Chuyên đề: Một số nội dung về giáo dục Đạo đức Hồ Chí Minh tích hợp trong môn Giáo
dục công dân lớp 10.
PHẦN MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài.
Để cụ thể hóa và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của
Bộ giáo dục và Đào tạo về: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Tại trường Ngô Mây cũng đã tổ chức tập huấn " Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu
gương " do ban tuyên giáo thành phố Kon Tum báo cáo cuối tháng 4 năm
2013.
Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên Tôi mạnh dạn
xây dựng tài liệu tích hợp một số nội dung về giáo dục Đạo đức Hồ Chí Minh
trong môn Giáo dục công dân lớp 10.
Hy vọng những định hướng và gợi ý của tài liệu này có thể phục vụ hiệu
quả trong trong việc giảng dạy bộ môn công dân lớp 10.
Rất mong được sự góp ý kiến của thầy, cô giáo và bạn đọc, cảm ơn!
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
PHẦN NỘI DUNG
Nội dung các vấn đề của những bài học trên chúng ta đều bắt gặp trong nhiều bài viết, bài
nói, việc làm và những mẫu chuyện kể về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh. Theo trình
tự các bài Tôi xin trích dẫn một số tài liệu với những đơn vị kiến thức có thể tích hợp
Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
Mục1b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
Cách thực hiện:
1.Sử dụng bài nói, hình ảnh hay truyện kể về Hồ Chí Minh để lồng ghép.
* Bài nói của Hồ Chí Minh.
Theo Chủ nghĩa Mác- Lênin: Vật chất quyết định ý thức.
Hồ Chí Minh nói: “ Bất kì ai muốn sống thì phải có bốn điều: Ăn, mặc, ở, đi lại
Muốn có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đường đi thì phải làm”
Tục ngữ Việt Nam có câu: “ Có thực mới vực được đạo” nghĩa là không có ăn thì không làm
được gì cả.
Hay: “ Dân dĩ thực vi thiên” nghĩa là dân lấy cái ăn làm trời, nếu không có ăn là không có
trời.( tập 7, tr 260)
* Truyện kể: Ai cũng phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất.
Tại Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III, tháng 5-1962, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa
của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy. Muốn đạt mục đích đó, thì nhân dân ta phải ra
sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm…".
Nói chuyện với lãnh đạo Tổng Công đoàn Việt Nam, tháng 7-1969, Bác nhấn mạnh: "…
Ai xây dựng chủ nghĩa xã hội? Nói chung là những người lao động trong xã hội gồm công
nhân, nông dân, trí thức cách mạng v.v…, nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã
hội là công nhân…". Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trân trọng người lao động và giá trị từ lao
động mà ra. Bản thân Người, dù ở đâu, làm gì cũng nêu cao tinh thần lao động sáng tạo và ý
thức cần, kiệm. Suốt thời gian hoạt động ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài
chính. Nhưng có được đồng nào, chủ yếu do tự lao động mà có, Bác đều dành cho công tác
cách mạng. Còn với mình, Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân nhắc từng xu; liên hoan mừng thành
lập Đảng ta, cũng chỉ có bát cơm, món rau xào, tô canh, đĩa cá nhỏ… Mùa đông năm 1952,
hưởng ứng phong trào tăng gia sản xuất và tiết kiệm trong cả nước, Bác Hồ (khi đó cơ quan
Phủ Chủ tịch đóng ở Việt Bắc) nhận thách thức thi đua trồng rau cải với một cán bộ, cùng
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
trên diện tích 36m2 như nhau. Suốt 2 tháng rưỡi, Bác cũng dậy sớm, thức khuya, chăm bón
cho vườn rau cải mào gà của mình. Kết quả, Bác thắng vì chọn giống rau trồng một lần, ăn
nhiều lần, còn anh cán bộ kia thua vì trồng cải củ. Bác còn giảng giải cặn kẽ như một lão
nông thực sự về giống rau cải mào gà, về các bước chăm sóc rau. Cả cơ quan Phủ Chủ tịch
đã có thêm một bài học mới về công tác tăng gia…
* Hình ảnh: Bác Hồ tham gia lao động sản xuất.
2. Đặt câu hỏi khai thác nội dung:
- Những bài nói ( Tranh ảnh hay câu chuyện) trên của Hồ Chí Minh nhấn mạnh yếu tố nào
của cuộc sống xã hội?
- Tại sao Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh vai trò của của cải vật chất?
- Để tạo ra nhiều của cải cho cá nhân, gia đình, xã hội mỗi thành viên trong xã hội phải làm
những gì?
3. Gợi ý trả lời:
- Những câu này nói lên vai trò của của cải vật chất, vai trò của lao động sản xuất để tạo ra
của cải vật chất.
- Vì đó là hoạt động trọng tâm, cơ bản nhất của loài người quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người.
- Để tạo ra nhiều của cải cho cá nhân, gia đình, xã hội mỗi thành viên trong xã hội phải tích
cực học tập, nêu cao tinh thần yêu lao động, cần cù, sáng tạo trong lao động tạo ra nhiều giá
trị vật chất làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
4. Nội dung bài học:
- Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
- Vật chất có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
- Chúng ta phải không ngừng lao động, học tập để tạo ra của cải vật chất cho bản thân, gia
đình và xã hội.
Bài 2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan.
Mục 1. Thế giới tự nhiên tồn tại khách quan.
Cách thực hiện:
1.Sử dụng bài viết của Hồ Chí Minh hoặc tranh ảnh để lồng ghép.
* Bài viết của Hồ Chí Minh.
Theo Hồ Chí Minh: “ Không nhận rõ điều kiện, hoàn cảnh khách quan. Ý mình nghĩ thế nào
làm thế ấy kết quả thường thất bại” ( tập 4, tr 445)
“ nếu muốn làm theo ý muốn, theo tư tưởng chủ quan của mình, rồi
đêm cột vào quần chúng thì khác nào “ khoét chân cho vừa giày” Ai cũng đóng giày theo
chân. Không ai đóng chân theo giày”
* Tranh ảnh lồng ghép: Mây kéo đến tụ tập thành mưa
2. Câu hỏi khai thác nội dung:
- Những bài viết trên của Hồ Chí Minh nói lên đề gì? (Hoặc hình ảnh trên).
- Tại sao chúng ta phải tôn trọng quy luật khách quan?
3. Gợi ý trả lời:
- Nói lên sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.
- Chúng ta là một bộ phận của thế giới tự nhiên nên phải tôn trọng quy luật khách quan của
thế giới tự nhiên, nếu không chúng ta phải gánh chịu những hậu quả.
4. Nội dung bài học:
- Thế giới vật chất xung quanh chúng ta tồn tại khách quan có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của xã hội loài người.
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
- Chúng ta là phải tôn trọng chính chúng ta và người khác, tôn trọng quy luật tự nhiên vì
chúng ta là một bộ phận của xã hội và của tự nhiên.
Bài 3. Sự vân động và phát triển của thế giới vật chất.
Mục1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động.
Cách thực hiện:
1.Sử dụng bài nói của Hồ Chí Minh hoặc tranh ảnh để lồng ghép.
* Bài viết của Hồ Chí Minh.
Theo Hồ Chí Minh:
“ Trong thế giới cái gì cũng tiến hóa, tư tưởng cũng tiến hóa ” (tập 4, tr 497)
“Sự vật vần xoay đà định sẵn.
Mưa hết là nắng hửng lên thôi”( tập 3, tr 369)
“ Người già thì chết, người trẻ thì già, chúng ta già thì chúng ta chết”.( tập 4, tr 281)
“ Chế độ cộng sản nguyên thủy biến đổi thành chế độ nô lệ, chế độ nô lệ biến đổi thành
chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến biến đổi thành chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ tư bản
chủ nghĩa biến đổi thành chế độ xã hội chủ nghĩa.” (tập 8, tr 20)
* Tranh ảnh lồng ghép. Cấu tạo nguyên tử.
2. Câu hỏi khai thác nội dung:
- Những đoạn trích (hoặc tranh ảnh) trên cho chúng ta thấy điều gì?
- Qua nội dung của những bài nói (hoặc tranh ảnh) trên, chúng ta rút ra được bài học gì cho
bản thân?
3. Gợi ý trả lời:
- Các đoạn trích trên khẳng định thê giới vật chất luôn luôn vận động.
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
- Để tồn tại chúng ta phải tích cực hơn nữa trong học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phẩm
chất để tồn tại và phát triển. Nếu mắc sai lầm phải sửa chữa, phải tích cực rèn luyện thì xấu
cũng trở nên tốt.
4. Nội dung bài học:
- Thế giới vật chất luôn vận động để tồn tại.
- Giáo dục chúng ta phải tích cực hơn nữa trong học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phẩm
chất để tồn tại và phát triển. Nếu mắc sai lầm phải sửa chữa, tích cực rèn luyện thì xấu cũng
trở nên tốt.
Bài 5. Cách thức vân động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
3a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
Cách thực hiện
1.Sử dụng câu chuyện “Tấm gương tự học” của Hồ Chí Minh để lồng ghép.
* Câu chuyện “Tấm gương tự học” của Hồ Chí Minh.
Hai mươi mốt tuổi với hai bàn tay trắng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chỉ
có một khát vọng cháy bỏng là ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. Chính khát vọng đó đã
hun đúc cho người thanh niên mảnh khảnh một sức mạnh phi thường, bền bỉ tự học, tự đào
tạo để có đủ khả năng cứu nước, cứu dân. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học.
Người tìm hiểu phong tục tập quán ở nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm
sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt
đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc
thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ… Làm
rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Khi danh hoạ người Pháp
Picaso tới thăm Việt Nam, đã trao cho chúng ta những bản ký hoạ của Nguyễn Ái Quốc hồi
còn ở Pari và nhận xét: "Chỉ mấy nét vẽ này thôi, ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn
lớn tiềm ẩn bên trong, nếu tác giả tiếp tục con đường hội hoạ thì ắt sẽ trở thành một đại danh
hoạ!".
Đặc biệt, Hồ Chủ tịch đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn chương phong phú và vô
giá, tiêu biểu là tập thơ "Nhật ký trong tù". Nhà Việt Nam học người Nga N.Phê đôrencô
nhận xét: "Học chữ Hán cực khó, nắm vững nó, làm được thơ là một hiện tượng lạ, hiếm
thấy… "Nhật ký trong tù" - một thi phẩm bằng chữ Hán có nội dung sâu sắc, ngôn từ, nhịp
điệu phong cách rất riêng…". Chắc chắn, nếu Bác không có quá trình khổ luyện tự học thì sẽ
không có điều đó.
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Bác đã đi qua 28 nước, có nơi đến và ở trong thời
gian rất ngắn. Nhưng đến đâu, Bác cũng tự học tiếng nói của nước đó. Bác biết đến 14 ngoại
ngữ, trong đó sử dụng thành thạo 8 ngoại ngữ. Đấy là kết quả vượt bậc của một trí tuệ siêu
phàm. Những bài báo viết bằng chữ Pháp của Nguyễn Ái Quốc khi ở Pháp trong thời gian
1920 - 1924, cho thấy hồi đó, với khả năng tự học, Người đã lĩnh hội được cả hệ thống trí
thức đồ sộ của nhân loại và có sự nhạy cảm sắc sảo về nhãn quan chính trị.
Tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây
dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình
tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy yếu tố chủ quan,
yếu tố nội lực để vận dụng vào điều kiện của mình; sâu xa hơn đó là quá trình tự học, tự giáo
dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc.
Khi tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Maxcơva vào tháng 8-1935, Bác đã khai rõ
trong lý lịch: "Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học". Còn trong tập "Nhật ký trong tù"
của Bác có bài "Nghe tiếng giã gạo" hết sức độc đáo: "Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo
giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành
công". Đó chính là ý chí tự học, tự rèn, tự phấn đấu không mệt mỏi! Người dạy: "Không chỉ
có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập… Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều
phải học tập!". Người nói với cán bộ - chiến sĩ: "Muốn trở nên người quân nhân mới, xứng
đáng với cái vinh hạnh đứng trong quân đội cách mạng thì từ trên đến dưới, các cấp đều phải
nghiên cứu học tập, luôn luôn cầu tiến bộ". Bác nói về mục đích của học tập: "Học để tiến bộ
mãi, càng tiến bộ càng thấy cần phải học". Người cũng chỉ ra phương pháp học tập: "Học ở
nhà trường, học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học nhân dân". Quá trình lao động,
làm việc là quá trình tự học tập, tích luỹ, bổ sung kinh nghiệm và đúc rút kiến thức từ thực
tiễn. Bác Hồ nhấn mạnh: "Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ, để giúp cho thực hành mới, lại
đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm".
2. Câu hỏi khai thác nội dung:
- Câu chuyện trên nói lên điều gì?
- Tại sao chúng ta phải tích cực học tập?
- Việc tự học của chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì? Em có nhận xét gì về Hồ Chí Minh?
3. Gợi ý trả lời:
- Tinh thần tự học để tích lũy kiến thức của Hồ Chí Minh.
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
- Tự học là một mặt cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức, là hoạt động có mục đích của
con người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong
những yếu tố quyết định tạo nên thiên tài và trí tuệ của Người.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh - người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam là một tấm gương
sáng ngời về ý chí tự học tập, rèn luyện để trở thành vị lãnh tụ thiên tài có ý nghĩa to lớn
không những cho dân tộc Việt Nam mà còn cho nhân loại. Chính vì vậy từng cán bộ, đảng
viên cần ghi sâu những lời dạy của Bác về nghị lực học tập, rèn luyện để có đủ đức, đủ tài
phục vụ nhân dân.
4. Nội dung bài học:
- Kiến thức có được do quá trình học tập.
- Thành công của mỗi con người chỉ đến khi có sự nỗ lực rèn luyện.
- Tấm gương tự học và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tự giáo dục mãi
mãi toả sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Bài 10. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.
1. Nghĩa vụ:
Cách thực hiện:
1.Sử dụng câu chuyện “Hủ gạo tiết kiệm” của Hồ Chí Minh để lồng ghép.
* Bài nói của Hồ Chí Minh.
Trong rèn luyện đao đức cách mạng, bao giờ Bác Hồ cũng làm gương để mọi người noi
theo, như việc cứu đói:
“ Hỡi đồng bào yêu quý!
Từ tháng giêng đến tháng 7 năm nay, ở Bắc Bộ đã có 2triệu người chết đói. Kế đó bị nước
lụt, nạn đói ngày càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm lên
mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng.
Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một
bữa, mỗi tháng nhịn ăn 03 bữa. Đêm gạo đó để cứu dân nghèo” ( tâp 4, tr 27)
* Tranh ảnh lồng ghép. Cứu đói.
2. Câu hỏi khai thác nội dung:
- Bài nói chuyện trên của Hồ Chí Minh (hoặc tranh ảnh) nói lên điều gì?
- Tại sao đó là nghĩa vụ đạo đức?
3. Gợi ý trả lời:
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
- Bài nói chuyện trên của Hồ Chí Minh (hoặc tranh ảnh) nói lên nghĩa vụ đạo đức hay hành
vi đạo đức của mỗi con người.
- Xuất phát từ động cơ bên trong phù hợp những yêu cầu, chuẩn mực xã hội, của nhân dân,
những động cơ cao thượng, vô tư xuất phát từ sự cảm thông và tình thương thật sự đối với
người khác.
4. Nội dung bài học:
- Trong cuộc sống mỗi con người bên cạnh nghĩa vụ pháp lí cần phải có nghĩa vụ đạo đức.
- Người có nghĩa vụ đạo đức luôn xã hội luôn được đề cao và mọi người kính trọng.
2. Hạnh phúc:
Cách thực hiện:
1. Sử dụng nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh để lồng ghép.
* Câu chuyện “Bác Hồ đọc luận cương của Lênin.”
Hạnh phúc của Bác là niềm vui khi hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ với đất nước. Khi đọc
luận cương của Lênin, Bác Hồ vui sướng, cảm động vì tìm được con đường cứu nước: “
Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi
mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước
quần chúng đông đảo: “ Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta,
đây là con đường giải phóng cho chúng ta!”” ( tập 8 tr 700)
Niềm hạnh phúc, vui sướng của Bác khi viết được bài báo đăng trên tờ L’Humanité như
Bác diễn tả: “ Sau một tuần vất vã, tôi viết xong tác phẩm của mình. Tôi mang đến tòa soạn
báo Nhân Đạo và nói với các đồng chí trong ban văn học: “ Tôi rất vui sướng, nếu bài viết
của tôi được đăng ””. Các đồng chí nghĩ xem tôi mừng xiết bao, khi mấy ngày sau, mở xem
báo buổi sáng, tôi thấy tác phẩm của tôi, tác phẩm mà tôi yêu quí. (tập 8 tr 800)
2. Câu hỏi khai thác nội dung:
- Câu chuyện trên nói lên điều gì?
- Tại sao Hồ Chí Minh lại hạnh phúc như thế?
- Em có nhận xét gì về hạnh phúc của Hồ Chí Minh?
3. Gợi ý trả lời:
- Câu chuyện trên nói lên niềm hạnh phúc của Hồ Chí Minh.
- Tại vì Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước chân chính cho dân tộc Việt Nam.
- Hạnh phúc của Bác không chỉ riêng cho cá nhân mình mà còn cho cả dân tộc, cả nhân loại
bị đọa đày đau khổ.
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
4. Nội dung bài học:
- Bên cạnh hạnh phúc cá nhân còn có hạnh phúc của xã hội, mỗi cá nhân trong xã hội cần
phải biết rằng hạnh phúc cá nhân chỉ là hạn phúc nhỏ, hạnh phúc xã hội mới là hạnh phúc
lớn, đừng vì hạnh phúc của cá nhân mà quên đi hạnh phúc xã hội.
- Bác Hồ là một tấm gương lớn chăm lo cho hạnh phúc của dân tộc, luôn đặt lợi ích, hạnh
phúc của dân tộc lên trên hết mà chúng ta phải học tập.
Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Lòng yêu nước.
1.Sử dụng bài nói của Hồ Chí Minh để lồng ghép.
Tổ quốc là từ để gọi đất nước, quê hương một cách thiêng liêng, trìu mến, nhân dân ta có
chung một lịch sử, một nền kinh tế, một tiếng nói
Hồ Chí Minh viết:
“Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xây đắp Tổ quốc mình suốt từ Bắc chí Nam, cùng chung lịch
sử, cùng chung tiếng nói, một nền kinh tế cùng đứng lên đánh đuổi thực dân”(tập 8 tr 79)
“Dân ta phải giữ nước ta,
Dân là con nước, nước là mẹ chung”. (tập 4 tr 212)
“ Đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc”
“Lòng yêu nước thương nòi nó làm vẽ vang các bạn, vì nó là lý tưởng cao quí nhất của loài
người”
* Ảnh Bác Hồ :
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
2. Câu hỏi khai thác nội dung:
- Những nội dung trên nói lên điều gì?
- Biểu hiện của lòng yêu nước?
3. Gợi ý trả lời:
- Lòng yêu nước.
- Lòng yêu nước còn được thể hiện ở trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
4. Nội dung bài học:
- Lòng yêu nước còn là nguyên tắc đạo đức, đó là tình yêu, sự trung thành đối với Tổ quốc,
yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh
đạo của Đảng.
- Lòng yêu nước còn được thể hiện qua sự tích cực trong học tập, lao động, rèn luyện sức
khỏe Đó là truyền thống tốt đẹp và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam.
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD
PHẦN KẾT LUẬN.
Trong quá trình dạy học bộ môn công dân lớp 10, để tạo độ tin cậy, hứng thú học tập của
học HS. Vấn đề lồng ghép tư tưởng HCM rất cần thiết. HS thì tiếp cận những kiến thức mới
và nội dung bài học môn công dân rất khó cho HS từ cấp II lên cấp III .Để HS làm quen và
nắm kiến thức môn học, bởi môn học công dân lớp 10 chứ đựng những kiến thức triết học.
Cho nên việc dạy học lồng ghép tư tưởng HCM vào bài học vừa để minh hoạ , vừa để bổ
sung cho bài giảng của người dạy hay hơn, người học được dễ dàng , đồng thời còn tạo
niềm tin , gây hứng thú, học tập của HS thêm sinh động hơn. Tôi mạnh dạn biên soạn
chuyên đề này nhằm triển khai thực hiện chủ trương của Đảng , nhà nước và của Bộ Giáo
dục , đào tạo về học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Hy vọng chuyên đề này góp
phần giúp người dạy và người học được nâng cao kiến thức và đạt hiệu quả cao.
ĐỀ XUẤT.
Việc giảng dạy, giáo dục lồng ghép đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục
công dân lớp 10 phải đặt trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước và nhân loại trong
thời đại ngày nay.
Vì vậy việc giáo dục lồng ghép đạo đức Hồ Chí Minh phải lưu ý và chấp hành những điều
sau:
- Đối tượng chúng ta giáo dục là học sinh THPT, là lứa tuổi mới lớn vấn đề chính trị- xã hội
chưa hiểu biết sâu, rộng nhưng thích khám phá, tìm hiểu để phát triển. Chính vì vậy chúng ta
phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của họ.
- Phải tôn trọng đối tượng được giáo dục, phải giáo dục vừa sức, tránh quá tải, quá rộng làm
cho học sinh không hiểu được.
- Kết hợp giữa giáo dục kiến thức và tình cảm, tránh áp đặt, mệnh lệnh nhất nhất tuân theo.
- Người giáo dục phải làm gương cho ngưòi được giáo dục, phải chú ý xây dựng tư tưởng,
tình cảm, niềm tin cho học sinh.
- Khi dùng phương pháp kể chuyện để lồng ghép nội dung câu chuyện phải ngắn gọn, xúc
tích, dể hiểu.
Trường THPT Ngô Mây Tổ: Sử - GDCD