Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CHỦ ĐỀ : XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.46 KB, 27 trang )

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN ĐỊA LÍ

CHỦ ĐỀ : XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA
VÀ KHU VỰC HÓA KINH TẾ
( Ứng với các tiết 2, 4 trong PPCT môn Địa lí lớp 11 cơ bản
Tiết 13 bài 10 trong PPCT Lịch sử 12 cơ bản ) Lớp: 11. Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU :
1.1. Về kiến thức
- Biết được được khái niệm, biểu hiện và hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa và xu
hướng khu vực hóa trên thế giới hiện nay.
- Hiểu được toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược của nền kinh tế
- xã hội thế giới ngày nay.
- Phân tích được cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam.
1.2. Về kỹ năng
- Có khả năng tìm kiếm tư liệu, thu thập và xử lí thông tin, viết báo cáo ngắn gọn
về xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới hiện nay.
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế
của các liên kết kinh tế khu vực và thế giới.
- Phát huy tích tích cực học tập, có khả năng làm việc cá nhân và tập thể.
1.3. Về thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc hội nhập thế giới và khu vực là
tất yếu ở nước ta hiện nay.
- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong xu thế toàn cầu hóa. Có tinh
thần đoàn kết, hữu nghị và học hỏi với bạn bè quốc tế. Mỗi học sinh tự tìm ra cơ hội và
định hướng nghề nghiệp của bản thân trong xu thế toàn cầu hóa.
1.4. Các năng lực cần hình thành .


- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác giao tiếp sử dụng công nghệ
thông tin trong học tập.
- Năng lực của lịch sử và địa lí.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: Tư duy xâu chuỗi các nội dung sự kiện lịch sử;
Phân tích, đánh giá, nhận xét, liên hệ thực tiễn các nội dung kiến thức; sử dụng số liệu
thống kê, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Nội
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
dung
Xu
- Trình bày được - Phân tích được - Giải thích được - Nhận thức Việt
1


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

hướng
toàn
cầu
hóa,
khu
vực
hóa
kinh tế

khái niệm và

biểu hiện của xu
hướng toàn cầu
hóa và khu vực
hóa kinh tế.
- Kể tên được
một số tổ chức
liên kết kinh tế
khu vực.

những hệ quả
của 2 xu hướng
toàn cầu hóa và
khu vực hóa
kinh tế đối với
thế giới hiện
nay.
- Xác định được
trên bản đồ thế
giới ranh giới
của các tổ chức
EU, ASEAN,
APEC, NAFTA,
MERCOSUR.

toàn cầu hóa và
khu vực hóa
kinh tế là xu
hướng tất yếu,
giữa chúng có
mối liên hệ chặt

chẽ với nhau.
- Dựa vào bảng
3, rút ra vai trò
của các tổ chức
liên kết kinh tế
khu vực đối với
thị trường quốc
tế.

Nam cần phải
làm gì để tham
gia vào toàn cầu
hóa.
- Liên hệ được
với những thách
thức và cơ hội
của toàn cầu hóa
với các nước
đang phát triển
(trong đó có Việt
Nam).

III. Câu hỏi và bài tập
1. Mức độ nhận biết
1.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1. Toàn cầu hóa là gì ?Nêu các biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế?
- Khái niệm:
 Toàn cầu hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt
kinh tế văn hóa đến kinh tế chính trị khoa học kĩ thuật …
- Biểu hiện của toàn cầu hóa :

 Thương mại thế giới phát triển mạnh
o Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế
o WTO chi phối 95% hoạt đông thương mại thế giới
 Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
o Giá trị đầu tư tăng. Lĩnh vực đầu tư chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
 Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng
o Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng
o Tổ chức WB,IMF có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới
 Vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia
o Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn và chi phối nhiều ngành quan trọng.
o Sự sáp nhập hợp nhất các công ti thành những tập đoàn khổng lồ.
Câu 2. Trình bày khái niệm và hệ quả của xu hướng khu vực hóa kinh tế.
 Khu vực hóa kinh tế: Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các
khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có
chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
 Hệ quả.
o Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại,
đầu tư dịch vụ trong khu vực.
o Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.
o Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh
tế thế giới.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

2


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

o Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng.
1.2 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Câu 1. APEC là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.
B. Thị trường chung Nam Mỹ.
C. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ.
D. Liên minh Châu Âu.
Câu 2. EU là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.
C. Liên minh Châu Âu.
D. Thị trường chung Nam Mỹ.
Câu 3. MERCOSUR là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Thị trường chung Bắc Mĩ.
D. Thị trường chung Nam Mĩ
Câu 4. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Thị trường chung Bắc Mĩ.
D. Thị trường chung Nam Mĩ.
Câu 5. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực thị trường chung Nam Mỹ tính đến tháng 6 2006 có số thành viên là:
A. 6 quốc gia.
B. 4 quốc gia.
C. 5 quốc gia.
D. 3 quốc gia.
Câu 6. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào?
A. 1969.
B. 1968.
C. 1966.
D. 1967.

Câu 7. Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là
A. 149.
B. 152.
C. 150.
D. 151
Câu 8. Tổ chức thương mại thế giới hiện nay là
A. EU.
B. WTO.
C. NAFTA.
D. APEC.
Câu 9. Thành viên thứ 150 của WTO là
A. Liên bang Nga.
B. Campuchia.
C. Việt Nam.
D. Trung Quốc.
Câu 10. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ ( NAFTA) thành lập năm nào?
A. 1993.
B. 1995.
C. 1992.
D. 1994.
2. Mức độ thông hiểu
2.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1. Phân tích tác động của xu hướng toàn cầu hóa đến nền kinh tế xã hội thê
giới hiện nay?
 Tích cực:
o Mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao: Thúc đẩy sản xuất ,tăng trưởng kinh
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

3



CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

tế toàn cầu, thúc đẩy đầu tư và khai thác triệt để công nghệ, tăng cường sự
hợp tác quốc tế.
o Đặt ra các yêu cầu phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu
quả của nền kinh tế.
 Tiêu cực:
o Gia tăng gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo, khoét sâu thêm sự
bất công xã hội và hố ngăn cách giàu nghèo.
o Làm mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn.
o Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền quốc gia.
=>Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu không thể đảo ngược, vừa là cơ hội vừa là thách thức
đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
Câu 2. Phân tích tác động của xu hướng khu vực hóa đến nền kinh tế xã hội thế
giới hiện nay?
 Tích cực
o Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
o Tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ.
o Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước, tạo lập những thị trường
khu vực rộng lớn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
 Tiêu cực: Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia,...
Câu 3. Chứng minh xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.
 Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:
o Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
o Liên minh Châu Âu (EU).
o Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).
o Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
o Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
 Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng:

o Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm
2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27.
o MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6
vào năm 2006.
2.2 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1.Toàn cầu hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên Thế giới không phải về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. khoa học
D. chính trị
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây không phải của toàn cầu hóa?
A. Thương mại Thế giới phát triển mạnh.
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
D. Các quốc gia gần nhau lập một khu vực.
Câu 3. Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
B. Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

4


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

D. Các tổ chức liên kết kinh tế ra đời.
Câu 4. Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các nước
A. Hoa Kì, Canada, Achentina.
B. Canada, Achentina, Mehico.

C. Mehico, Hoa Kì, Canada.
D. Achentina, Hoa Kì, Mehico.
Câu 5. Nước nào sau đây thuộc Thị trường chung Nam Mĩ ?
A. Braxin
B. Mehico
C. Canada
D. Hoa Kì
Câu 6. Nước nào sau đây ở Châu Âu hiện nay chưa gia nhập Liên minh Châu Âu (EU)
A. Thụy Điển
B. Thụy Sĩ
C. Bồ Đào Nha
D. Đan Mạch
Câu 7. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có số dân đông nhất?
A. Liên minh Châu Âu (EU).
B. Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
D. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).
Câu 8. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có số dân ít nhất?
A. Liên minh Châu Âu (EU).
B. Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
D. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
A. Là một tổ chức phi chính phủ lớn trên Thế giới.
B. Có trên 150 quốc gia tham gia làm thành viên.
C. Chi phối 95% hoạt động Thương mại của Thế giới.
D. Làm sâu sắc thêm sự khác biệt giữa các nhóm nước.
Câu 10. Hệ quả tích cực của khu vực hóa kinh tế không phải là
A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
B. tăng cường tự do hóa thương mại các nước trong khu vực.

C. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên.
D. gia tăng sức ép tính tự chủ về quyền lợi của mỗi nước.
3. Mức độ vận dụng.
3.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1. Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước
đang phát triển?
 Thời cơ
o Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh
thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác
phát triển.
o Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm
trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu
vực và quốc tế.
o Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công
nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

5


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
o Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các
nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt
kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.
 Về thách thức:
o Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm
kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát
huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm;

có những bước đi thích hợp, kịp thời.
o Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình
độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.
o Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc
dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với nước đang phát triển.
o Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.
o Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa
truyền thống và hiện đại… Những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đối với Việt Nam và những kiến nghị, đề xuất từ góc
độ khoa học và công nghệ
Câu 2. Tại sao toàn cầu hóa kinh tế lại làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo?
 Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả nguồn tài
chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại thì sẽ giàu lên nhanh chóng.
 Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ,
thách thức sẽ trở thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục và cản trở phát triển.
Câu 3. Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi: Tại sao nói Siêu máy bay Boeing 787
Dreamliner không phải là "đặc sản Mỹ"?

GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

6


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

Hầu hết các bộ phận trên chiếc máy bay Boeing đến từ các nhà cung cấp bên ngoài từ
khắp nơi trên thế giới. Đây là một trong các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới.
3.2 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Điểm nào sau đây không thể hiện mặt tích cực của Toàn cầu hóa kinh tế?
A. Làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo trên Thế giới.

B. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
C. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
D. Tăng cường sự hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các nước.
Câu 2. Các hoạt động nào sau đây hiện nay thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài?
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
B. Nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục.
C.Văn hóa, giáo dục, công nghiệp.
D. Du lịch, công nghiệp, giáo dục.
Câu 3. Biểu hiện của Thị trường tài chính quốc tế mở rộng là
A. mạng lưới liên kết toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
Câu 4. Biểu hiện của Thương mại thế giới phát triển mạnh là
A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn Thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
Câu 5. Biểu hiện của việc tăng cường đầu tư nước ngoài là
A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn Thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
Câu 6. Biểu hiện về vai trò của các công ty xuyên quốc gia là
A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
Câu 7. Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới chủ
yếu là do sự

A. phát triển đồng đều và sự hợp tác phát triển của các khu vực trên thế giới.
B. phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên Thế giới.
C. phát triển đồng đều và sự hợp tác phát triển của các khu vực trên Thế giới.
D. phát triển đồng đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên Thế giới.
Câu 8. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào dưới đây đã dùng đồng tiền chung?
A. Liên minh Châu Âu (EU).
B. Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
D. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).
Câu 9. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không dựa trên cơ sở nào
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

7


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

sau đây?
A. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
B. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
C. Sự tương đồng về địa lý, văn hoá, xã hội.
D. Bản thân các nước muốn liên kết với nhau.
Câu 10. Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là
A. giải quyết xung đột giữa các nước.
B. tăng cường liên kết giữa các nhóm.
C. thúc đẩy tự do hoá thương mại thế giới.
D. củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
4. Vận dụng cao
4.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1. Tại sao nói: “Hợp tác và đấu tranh là hai xu thế chính của quan hệ kinh tế

quốc tế trong giai đoạn hiện nay”?
 Hợp tác nhằm mục đích
o Cùng phát triển kinh tế - xã hội trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.
o Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia.
o Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại.
o Trao đổi kinh tế - xã hội và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển.
o Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải giải quyết.
 Đấu tranh để
o Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân
hóa bằng con đường kinh tế.
o Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên
trường quốc tế.
o Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 2. Tại sao nước ta vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh với các nước trong
khu vực trong việc phát triển kinh tế?
 Do xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh
mẽ. Mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực kinh tế của mình phải mở rộng hợp
tác liên kết với các nước khác.
 Các nước Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác
sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học
hỏi kinh nghiệm quản lí, vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh
tụt hậu.
 Việc khai thác tài nguyên Biển Đông, khai thác tổng hợp sông Mê Công liên
quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực cần có sự hợp tác cùng có
lợi, tránh căng thẳng.
 Các nước Đông Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá giống nhau, nguồn
nhân lực dồi dào, đều thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh
tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
khu vực là tất yếu.
Câu 3. Vào ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của

WTO. Sự kiện này mang lại thời cơ và thách thức gì cho sự phát triển kinh tế - xã
hội nước ta trong giai đoạn hiện nay?
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

8


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

 Thời cơ
o Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong và
ngoài nước. Tiếp nhận và đón đầu được công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng
cách phát triển.
o Thúc đẩy toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới ở nước ta.
o Việt Nam có nhiều điều kiện phát huy nội lực, thúc đẩy sự phân công lao động
xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Thách thức.
o Sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh. Sự phân hóa giàu – nghèo gia tăng.
o Chịu tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị, kinh tế - xã hội mang
tính toàn cầu.
o Trong điều kiện trình độ quản lí nhìn chung còn yếu, quá trình chuyển đổi cơ
cấu kinh tế còn chậm, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, sử dụng nguồn
vốn đầu tư kém hiệu quả thì nguy cơ tụt hậu ngày càng lớn.
4.2 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của các công ty xuyên quốc gia?
A. Hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau.
B. Sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn.
C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
D. Phụ thuộc nhiều vào chính phủ các nước.
Câu 2. Xu hướng khu vực hoá đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải

quan tâm giải quyết là
A. tự chủ về kinh tế - xã hội.
B. thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. nhu cầu đi lại giữa các nước.
D. khai thác và sử dụng tài nguyên.
Câu 3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập bởi các quốc gia có
A. nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.
B. sự phát triển kinh tế xã hội đồng đều.
C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau.
D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau.
Câu 4. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được thành lập
bởi các quốc gia có
A. chung mục tiêu và lợi ích phát triển.
B. sự phát triển kinh tế, xã hội đồng đều.
C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau.
D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng với lợi ích do khu vực hóa mang lại?
A. Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia.
B. Tạo lập những thị trường chung cuarkhu vực rộng lứn.
C. Gia tăng sức ép cho mỗi quốc gia về tính tự chủ kinh tế.
D. Tăng cường thêm quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
Câu 6. Mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay đã vượt ranh giới các quốc gia, bất chấp
sự khác biệt về chế độ chính trị đã thể hiện tinh thần
A. Vì lợi nhuận riêng.
B. Hai bên cùng có lợi.
C. Hợp tác. D. Cạnh tranh.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

9



CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

Câu 7. Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là
A. gia tăng khoảng cách giàu - nghèo. B. làm tăng cường các hoạt động tội phạm.
C. làm ô nhiễm môi trường tự nhiên.
D. tác động xấu đến môi trường xã hội.
Câu 8. Toàn cầu hoá và khu vực hoá là xu hướng tất yếu, dẫn đến
A. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
B. các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn.
C. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.
D. ít phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Câu 9. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Thị trường chung Nam Mĩ.
C. Liên minh châu Âu. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 10. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để
A. tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực.
B. hạn chế khả năng tự do hoá thương mại.
C. thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
D. bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên.
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
TIẾT 1. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
Hoạt động 1: Khởi động “Ai là nhà thông thái”– Thời gian: 5 phút
Giáo viên: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ. Sau trò chơi, giáo viên liên kết các dữ
liệu để học sinh đưa ra khái niệm về về toàn cầu hóa, khu vực hóa.
- Luật chơi: có 7 ô hàng ngang tương ứng với từ chìa khóa “LIÊN KẾT”
- Cả lớp chia thành 4 nhóm hoạt động, mỗi nhóm có quyền thảo luận và giành
quyền trả lời các ô hàng ngang
- GV đưa ra hệ thống các ô chữ kèm theo câu hỏi. HS có nhiệm vụ dựa vào

hiểu biết của mình, cùng nhau bàn bạc trao đổi và đưa ra đáp án cho các câu
hỏi. Trong mỗi hàng ngang đều có 1 ô chữ tối màu hơn, đây chính là ô chữ
chìa khóa.
- Trả lời xong tất cả 7 câu hỏi hàng ngang HS sẽ thu được 7 ô chữ chìa khóa
tương ứng, sắp xếp 7 chữ cái ở 7 ô chìa khóa này theo thứ tự thích hợp sẽ cho
ra từ khóa bí mật của cuộc chơi.
C
Ô C A C Ô L A Công ty nước giải khát lớn nhất thế giới?
B

Ô

I

N

G

M



C

T

I

A


S

E

A

N

K

Ĩ

T

H

U

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới?
Ê

U

Các nước trên thế giới thường hợp tác với nhau vì
có chung yếu tố nào?
Tên viết tắt của hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á?




T

Nền kinh tế tri thức dựa trên tri thức,... công nghệ
cao.

GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

10


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

Q

U



C

T



I

N

T


E

R

N

E

T

Việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước
trên thế giới được gọi là thương mại....
Hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy
nhập công cộng gồm các máy tính liên kết với
nhau.

GV có thể đưa thêm 1 số thông tin:
- Coca – cola thành lập từ năm 1886 với 3.500 loại đồ uống của gần 500 nhãn
hàng, được phân phối tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2017,
công ty đứng thứ 6 thế giới về giá trị thương hiệu với 57,3 tỉ USD.
- Phạm vi tiếp cận toàn cầu của Boeing bao gồm khách hàng ở khoảng 150
quốc gia và nhân viên và hoạt động tại hơn 65 quốc gia. Công ty có quan hệ
đối tác sản xuất, dịch vụ và công nghệ với các công ty và chính phủ trên toàn
thế giới và hợp đồng với hơn 20.000 nhà cung cấp và đối tác đa dạng.
- Internet là một kho dự trữ rất nhiều thông tin đa ngành nghề trên thế giới
giúp con người có thể tra cứu và tìm kiếm thông tin khi cần. Là nơi trung
gian để hoạt động kinh doanh online phát triển thuận lợi hơn. Liên kết con
người thông qua mạng xã hội. Gửi nhận mail, đọc báo tin tức online. Xem
phim, nghe nhạc trực tuyến. Sử dụng các ứng dụng mạng xã hội…
GV nhấn mạnh: LIÊN KẾT chính là xu hướng nổi bật nhất trên thê giới hiện nay.

Liên kết trên phạm vi toàn thế giới được gọi là toàn cầu hóa, liên kết giữa các nước
trong khu vực được gọi là khu vực hóa. Vậy toàn cầu hóa và khu vực hóa được
biểu hiện như thế nào và có tác động ra sao đến kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
Giáo viên: đưa ra khái niệm về toàn cầu hóa.
- Toàn cầu hóa là quá trình liên kết trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn
hóa, khoa học.
Hoạt động 2. Tìm hiểu biểu của toàn cầu hóa – Thời gian 15 phút
1. Mục tiêu:
* Kiến thức
- Phân tích được biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa.
- Phân tích được hệ quả của xu hướng toàn hóa.
* Kĩ năng
- Phân tích biểu đồ về sự tăng trưởng của thương mại và kinh tế thế giới, bảng
số liệu về tình hình phát triển của đầu tư nước ngoài.
* Thái độ
- Nhận thức được toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới với
những tác động tích cực.
* Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.
2. Nội dung:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

11


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ


- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
3. Hình thức: Hoạt động nhóm – Kĩ thuật mảnh ghép
Bước 1. Giao nhiệm vụ: các nhóm cùng làm 4 bài tập nhận thức thể hiện ở 4 góc của
tờ A4.
Bài tập nhận thức 1: Tìm hiểu về thương mại thế giới
- HS trả lời các câu hỏi sau đây sau khi nghiên cứu SGK và tài liệu
+ So sánh tốc độ tăng trưởng của thương mại với tốc độ tăng trưởng của kinh tế
thế giới nói chung.
+ Nêu vai trò của tổ chức thương mại thế giới WTO, hiện nay WTO có bao
nhiêu thành viên?
+ Việt Nam ra nhập WTO vào ngày, tháng, năm nào?.
+ Lợi ích, thách thức của Việt Nam khi ra nhập WTO.
+ Học sinh tổng kết những nội dung cơ bản.

WTO: THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU NĂM 2017 TĂNG TRƯỞNG CAO NHẤT
TRONG VÒNG 6 NĂM
Fanpage Thời Báo Tài Chính
(TBTCO) - Theo Tổng cục Hải quan, ấn phẩm mới đây được WTO công bố cho thấy,
hoạt động thương mại toàn cầu năm 2017 tăng trưởng cao nhất trong vòng 6 năm trở
lại đây. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng
21,8%, cao nhất kể từ năm 2013.
Ngọc Linh
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
Tác giả: Nguyễn Thị Tâm
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời từ tổ chức tiền thân là Hiệp định
Chung về Thuế quan và Mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT).
WTO được thành lập theo Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới ký tại
Marrakesh (Marốc) ngày 15/04/1994, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày

01/01/1995. Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa
các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang
được các nước đàm phán và ký kết. WTO có trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ. Cho tới
tháng 7 năm 2016, tổ chức này có 162 nước thành viên. Vào ngày 11/01/2007, Việt
Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này.
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM SAU
KHI GIA NHẬP WTO
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Vốn FDI 8,0
11,5
10,0
11,0
11,46
12,0

GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

12


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

THỜI CƠ CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHÓ KHĂN

CỦA ĐẤT NƯỚC KHI GIA NHẬP WTO
(SGV Địa lí lớp 11)
1. Thời cơ
- Mở rộng thị trường ra nước ngoài, tìm thị trường mới trên cơ sở các hiệp định
thương mại song phương, đa phương. Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ được hưởng
quyền ưu đãi tối huệ quốc và có nhiều thuận lợi về xuất khẩu hàng hóa vào các nước
khác trong WTO.
- Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Có nhiều cơ hội tiếp nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
- Mở cửa, tạo điều kiện phát huy nội lực.
- Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều
phương diện.
2. Những khó khăn, thách thức
- Thực trạng nền kinh tế nước ta có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực và thế giới.
- Trình độ quản lí kinh tế nhìn chung còn thấp.
- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm.
- Sử dụng các nguồn vốn kém hiệu quả.
Bài tập nhận thức 2: Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- HS đọc SGK và tài liệu, hoàn thành các câu hỏi sau
+ Nhận xét về đầu tư nước ngoài (xu hướng chung).
+ Lĩnh vực nào chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong đầu tư nước ngoài?
+ Nhận xét về vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ 2007 - 2012?
+ Trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, lĩnh vực nào đang chiếm tỉ trọng ngày càng
tăng?
+ Học sinh tổng kết những nội dung cơ bản.
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG DÒNG VỐN FDI HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI
Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay,
hoạt động đầu tư nước ngoài có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày
càng tăng lên về số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị
trí, vai trò ngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TỪ NĂM 2000 – 2015
(Đơn vị: Nghìn tỉ)
Năm
2009
2010
2011
2011
2015
Đầu tư nước 2177
2742
3020
3026
3145
ngoài
(Nguồn: World bank)
FDI “ÀO ÀO” VÀO DỊCH VỤ
THÙY TRANG
Ngành dịch vụ càng ngày càng chiếm một thị phần lớn của thương mại toàn
cầu. Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ du lịch, qua tài chính cho
đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe... Tỷ trọng dịch vụ trong xuất nhập khẩu hiện
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

13


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

chiếm khoảng 70% giá trị xuất nhập khẩu toàn cầu.
Ở Việt Nam, đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của
cả nước trong năm 2017 vừa qua.

Bài tập nhận thức 3: Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- HS đọc SGK và tài liệu, hoàn thành các câu hỏi sau
+ Các ngân hàng trên thế giới hiện nay quan hệ với nhau như thế nào?
+ Vai trò của IMF và WB trong nền kinh tế thế giới hiện nay?
+ Nêu mối quan hệ của một số ngân hàng ở Việt Nam với các ngân hàng trên thế giới.
+ Học sinh tổng kết những nội dung cơ bản.
SỰ KHÁC NHAU VÀ GIỐNG NHAU GIỮA QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF)
VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập cùng
nhau tại Bretton Woods, New Hampshire vào tháng 07/1944. Cả hai được thành lập
để hỗ trợ nền kinh tế thế giới mặc dù mỗi tổ chức đều có những vai trò khác nhau. Vai
trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là bảo vệ hệ thống tiền tệ; trong khi đó, Ngân hàng Thế
giới thực hiện vai trò phát triển kinh tế. Cả hai tổ chức đều có trụ sở tại Washington,
D.C.
Trần Đình Phú Theo ehow.com
Bài tập nhận thức 4: Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
- Học sinh quan sát hình sau và trả lời câu hỏi: Tại sao nói Siêu máy bay Boeing 787
Dreamliner không phải là "đặc sản Mỹ"?
- Các công ti xuyên quốc gia có đặc điểm gì?
- Ở Việt Nam hiện nay có sự hoạt động của các công ti xuyên quốc gia không? Cho ví
dụ cụ thể.
- Học sinh tổng kết những nội dung cơ bản.

GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

14


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ


CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (MULTIATION CORPORATION)
Tác giả: Lê Hồng Hiệp
Các công ty đa quốc gia, hoặc công ty xuyên quốc gia (transnational
corporations), là những công ty có hoạt động diễn ra tại hai quốc gia trở lên. Các
công ty đa quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Hiện nay, 500 công ty đa quốc gia lớn nhất kiểm soát hơn hai phần ba thương mại
thế giới, trong đó phần lớn là các trao đổi được thực hiện giữa các công ty con, chi
nhánh của chúng với nhau. Bên cạnh đó, 100 công ty đa quốc gia lớn nhất chiếm
khoảng một phần ba tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu.
Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan
hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- Các nhóm phân chia thành 4 góc của “chiếc khăn”với 4 bài tập nhận thức. Các
nhóm hoàn thành các bài tập nhận thức và điền vào giữa tờ giấy tô ki những biểu hiện
của toàn cầu hóa được rút ra. (hoàn thiện trong 7 phút)
- GV quan sát các nhóm: gợi ý các nhóm nên phân chia thành viên thành 4
nhóm để thực hiện 4 bài tập nhận thức.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 8 phút
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, trao đổi, nhận xét lẫn nhau.
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, chỉnh sửa những nội dung chưa
đạt yêu cầu, động viên khuyến khích những cá nhân, nhóm có thành tích tốt
- Giáo viên chuẩn kiến thức, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, cá nhân.
Các biểu hiện của toàn cầu hóa

Chứng minh biểu hiện

GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

15



CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

a. Thương mại thế giới phát triển - Tốc độ tăng trưởng của thương mại
mạnh
luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng chung
của nền kinh tế.
- WTO chi 95% hoạt động thương mại,
thúc đẩy tự do hóa thương mại, thúc đẩy
kinh tế phát triển.
b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
c. Thị trường tài chính quốc tế mở - Các ngân hàng được nối với nhau qua
rộng.
mạng viễn thông điện tử.
- IMF và WB có vai trò quan trọng đối
với nền kinh tế toàn cầu và các quốc gia
trên thế giới.
d. Các công ti xuyên quốc gia có vai - Phạm vi hoạt động rộng, tiềm lực kinh
trò ngày càng lớn.
tế lớn.
- Chi phối nhiều ngành kinh tế quan
trọng.
Hoạt động 3. Tìm hiểu hệ quả của toàn cầu hóa – Thời gian 5 phút
1. Kiến thức
* Kiến thức
- Hiểu và trình bày được những mặt tích cực và hạn chế của xu hướng toàn cầu
hóa.

* Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
* Thái độ
- Nhận thức được xu thế toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu
* Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, tự học.
- Năng lực chuyên biệt:
2. Nội dung:
- Tác động tích cực của toàn cầu hóa.
- Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa.
3. Hình thức: Hoạt động cá nhân – kĩ thuật động não
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Học sinh: đọc nội dung SGK
+ Phân tích những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa.
+ Phân tích những hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- Các học sinh nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành các câu hỏi trong
2 phút
- Giáo viên: quan sát và trợ giúp các cặp
Bước 3. Bảo cáo kết quả: 2 phút
- Đại diện một số học sinh trình bày, các học sinh khác bổ sung.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

16


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

Bước 4. Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.

Tác động tích cực
Tác động tiêu cực
- Thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh - Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp
tác quốc tế.
Hoạt động 4. Tìm hiểu thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước
đang phát triển – Thời gian 10 phút
1. Mục tiêu:
* Kiến thức
- Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang
phát triển.
* Kĩ năng
- Thu thập và xử lí thông tin.
* Thái độ
- Có nhận thức đúng đắn về vấn đề việc làm của quốc gia và địa phương.
* Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết vấn đề.
2. Nội dung:
- Thời cơ (được):
- Thách thức: (mất)
3. Hình thức: Hoạt động cá nhân – nhóm, kĩ thuật “tia chớp”
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Học sinh: Nghiên cứu SGK về thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với
các nước đang phát triển
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- Các cá nhân làm việc trong 5 phút.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 5 phút
- Các cá nhân đưa ra nhanh các thời cơ, thách thức.

Bước 4. Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, chỉnh sửa những nội dung chưa
đạt yêu cầu, động viên khuyến khích những cá nhân, nhóm có thành tích tốt
- Giáo viên chuẩn kiến thức, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, cá nhân.
Thời cơ
Thách thức
+ Thu hút vốn.
+ Ảnh hưởng đến sự tự chủ (phụ thuộc).
+ Tiếp thu khoa học công nghệ.
+ Cạnh tranh.
+ Kinh nghiệm quản lí.
+ Ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa và
+ Mở rộng thị trường.
đạo đức.
+ Giải quyết việc làm.
+ Suy thoái nguồn tài nguyên.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh tụt + Ô nhiễm môi trường.
hậu.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

17


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

Hoạt động 5. Củng cố bài học – Thời gian: 9 phút
1. Mục tiêu:
* Kiến thức
- Nắm vững những nội dung cơ bản về biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hòa và
thời cơ, thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.

* Kĩ năng
- Khái quát kiến thức
* Thái độ
- Có nhận thức đúng đắn về xu thế toàn cầu hóa.
* Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
2. Nội dung:
- Các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1. Biểu hiện nào sau đây không phải của toàn cầu hóa?
A. Thương mại Thế giới phát triển mạnh.
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
D. Các quốc gia gần nhau lập một khu vực.
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
B. Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
D. Các tổ chức liên kết kinh tế ra đời.
Câu 3. Trong lĩnh vực dịch vụ, các hoạt động nào sau đây hiện nay thu hút mạnh mẽ
đầu tư nước ngoài?
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
B. Nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục.
C.Văn hóa, giáo dục, công nghiệp.
D. Du lịch, công nghiệp, giáo dục.
Câu 4. Hệ quả tiêu cực của Toàn cầu hóa là
A. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
C. tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt.
D. đẩy nhanh đầu tư, làm sản xuất phát triển.

Câu 5. Biểu hiện của Thương mại thế giới phát triển mạnh là
A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn Thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
Câu 6. Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Tổ chức thương mại thế giới.
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

18


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Liên Minh châu Âu.
Câu 7. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ti xuyên quốc gia?
A. Phạm vi hoạt động rộng ở nhiều quốc gia.
B. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.
C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
D. Khai thác nền kinh tế của các nước thuộc địa.
Câu 8. Biểu hiện chính xác nhất của thị trường tài chính quốc tế mở rộng là
A. sự sáp nhập của các ngân hàng trên thế giới lại với nhau.
B. các ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
C. sự kết nối giữa các ngân hàng lớn trên thế giới với nhau.
D. các ngân hàng nhỏ trên thế giới nhanh chóng bị xóa bỏ.
3. Hình thức: Cá nhân
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Học sinh: các HS quan sát và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

- Giáo viên: đánh giá kết quả làm việc của từng học sinh, từng nhóm.
* Giáo viên yêu cầu học sinh học về nhà trả lời câu hỏi 1 – trang 12 và viết báo
cáo về thời cơ và thách thức của xu thế toàn cầu hóa đối với các nước đang phát
triển (thời gian: 1 phút).

GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

19


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

TIẾT 2. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức
- Biết được được biểu hiện và hệ quả của xu hướng khu vực hóa kinh tế trên thế giới
hiện nay.
- Hiểu được một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực chính trên thế giới hiện nay.
- Liên hệ được cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức liên
kết kinh tế khu vực.
2. Về kỹ năng
- Có khả năng tìm kiếm tư liệu, thu thập và xử lí thông tin về xu hướng khu vực
hóa nền kinh tế thế giới hiện nay.
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế
của các liên kết kinh tế khu vực và thế giới.
- Phát huy tích tích cực học tập, có khả năng làm việc cá nhân và tập thể.
3. Về thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc hội nhập thế giới và khu vực là
tất yếu ở nước ta hiện nay.

- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong xu thế toàn cầu hóa. Có tinh
thần đoàn kết, hữu nghị và học hỏi với bạn bè quốc tế. Mỗi học sinh tự tìm ra cơ hội và
định hướng nghề nghiệp của bản thân trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác giao tiếp sử dụng CNTT trong học
tập.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Phân tích, đánh giá, nhận xét, liên hệ
thực tiễn các nội dung kiến thức; sử dụng số liệu thống kê, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ các liên kết kinh tế khu vực chính trên thế giới.
- Cập nhật số liệu thống kê bảng 3.
- Video về vai trò và hình ảnh của Việt Nam trong các tổ chức liên kết khu vực.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Giáo viên khởi động tạo hứng thú cho học sinh qua trò chơi “Ai là nhà thông thái”
- GV đưa ra hình ảnh về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đề nghị học sinh
đoán tên của các tổ chức đó.

GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

20


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ


Diễn đàn hợp Ngân hàng phát Tổ chức các nước xuất Liên hợp quốc
tác kinh tế châu triển châu Á
khẩu dầu mỏ
Á TBD

Diễn đàn hợp tá
Á - Âu

Thị
trường Hiệp ước tự do Quỹ tiền tệ quốc tế
Liên minh châu Tổ chức thươn
chung Nam Mĩ thương mại Bắc
Âu
mại thế giới
Mĩ
- Học sinh nhanh tay giành quyền trả lời trước và nếu trả lời đúng sẽ dành được 1
chiếc cờ của một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
- Kết thúc trò10 hình ảnh GV đề nghị các HS nhận được cờ cùng đứng lên trước
bục và bắt tay nhau sẽ có đủ 10 lá cờ của các nước thành viên ASEAN.
- GV đặt vấn đề: Tại sao các nước trong 1 khu vực phải liên kết với nhau? Việc
liên kết đó mang lại hệ quả với các nước thành viên? Vai trò của Việt Nam trong
các tổ chức đã tham gia? Đó là những câu hỏi sẽ được trả lời trong bài học hôm
nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
1. Mục tiêu
- Biết lý do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết
kinh tế khu vực.
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết phạm vi và thành viên của các
tổ chức liên kết kinh tế khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN),

Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), Liên minh châu Âu (EU), Thị trường chung nam Mĩ
(MERCOSUR).
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò quốc tế của các liên kết
kinh tế khu vực: số lượng các nước thành viên, số dân, GDP.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng số liệu thống kê. Thảo luận nhóm, cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

21


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

a) GV giao nhiệm vụ cho HS
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
GV yêu cầu HS đọc trong SGK trang 11, a. Nguyên nhân hình thành
tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện các tổ Do sự phát triển không đều và sức ép
chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ cạnh tranh trong các khu vực trên thế
cụ thể.
giới, những quốc gia có những nét
HS hoạt động.
tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội
GV yêu cầu 1 HS đại diện trả lời, các HS hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát
khác nhận xét và bổ sung.
triển đã liên kết thành tổ chức riêng để
GV chuẩn kiến thức.
có thể cạnh tranh với các liên kết kinh tế

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để tìm đặc thù.
hiểu về đặc điểm một số tổ chức liên kết b. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh
kinh tế khu vực
tế khu vực
Yêu cầu HS phân thành nhóm (hai bàn là (Thông tin phản hồi phiếu học tập)
một nhóm). Dựa vào bản đồ các nước trên
thế giới và lược đồ trống trên bảng, xác
định thành viên các tổ chức liên kết kinh
tế khu vực phù hợp với số thứ tự ghi trên
lược đồ trống (trong 2 phút)
GV ra hiệu lệnh, đồng loạt đại diện các
nhóm chạy lên dán tên các tổ chức kinh tế
vào lược đồ trống, nhóm nào dán được
nhiều và chính xác nhất là nhóm thắng
cuộc.
GV nhận xét, dựa trên bản đồ các nước
trên thế giới và lược đồ các tổ chức liên
kết kinh tế khu vực, khắc sâu kiến thức
cho HS về các tổ chức liên kết kinh tế khu
vực trong bảng (SGK trang 11, 12) sau đó
yêu cầu từng em hoàn thành phiếu học
tập.
GV gọi đại diện HS lên trình bày, các HS
khác bổ sung và nhận xét. GV chuẩn kiến
thức
Phụ lục: PHIẾU HỌC TẬP. Dựa vào bảng 2. hoàn thành bảng sau
Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp
nhất
Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất

Tổ chức có số thành viên cao nhất
Tổ chức có số thành viên thấp nhất
Tổ chức có đông dân nhất
Tổ chức ít dân nhất
Tổ chức được thành lập sớm nhất
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

22


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

Tổ chức được thành lập muộn nhất
Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất
Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất
Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP
Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp APEC, ASEAN, EU, NAFTA,
nhất
MERCOSUR
Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất
APEC, NAFTA, EU, ASEAN,
MERCOSUR
Tổ chức có số thành viên nhiều nhất
EU
Tổ chức có số thành viên ít nhất
NAFTA
Tổ chức có đông dân nhất
APEC

Tổ chức ít dân nhất
MERCOSUR
Tổ chức được thành lập sớm nhất
EU
Tổ chức được thành lập muộn nhất
NAFTA
Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất
APEC
Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất
NAFTA
Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất
ASEAN
Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ quả của khu vực hoá kinh tế
1. Mục tiêu
- Phân tích được hệ quả của toàn cầu hóa đối với nền kinh tế thế giới nói chung
cũng như các nước thành viên trong khu vực nói riêng.
- Kĩ năng: nhận xét, thu thập dữ liệu về vấn đề đang học.
2. Phương thức
- Phương pháp đàm thoại gợi mở. Thảo luận nhóm, cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV hướng dẫn cả lớp cùng trao đổi trên cơ 2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế
sở câu hỏi
- Tích cực:
- Khu vực hoá có những mặt tích cực nào + Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển
và đặt ra những thách thức gì cho mỗi kinh tế, tăng cường tự do hóa thương
quốc gia?
mại, đầu tư dịch vụ trên phạm vi khu
- Khu vực hoá và toàn cầu hoá có mối liên vực và giữa các khu vực với nhau, góp

hệ như thế nào?
phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước
- Liên hệ với Việt Nam trong mối quan hệ thành viên.
kinh tế với các nước ASEAN hiện nay.
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường
HS hoạt động và trả lời các câu hỏi của của các quốc gia, tạo lập những thị
GV.
trường khu vực rộng lớn, tăng cường
GV gọi 1 đại diện HS lên trả lời, các HS quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Tiêu cực: Đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi
- GV chuẩn kiến thức.
các quốc gia phải quan tâm giải quyết
như tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

23


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

gia,...
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình
thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng”
- GV đưa ra 20 câu hỏi, HS có 10 giây/câu để suy nghĩ và trả lờibằng cách giơ
đáp án A, B, C, D. HS trả lời đúng sẽ ở lại. HS trả lời sai sẽ phải di chuyển về

các góc lớp. Hết 20 câu hỏi HS còn ở lại sẽ giành được 10 điểm.
Câu 1. Các tổ chức liên kết đặc thù trên Thế giới thường được thành lập bởi các quốc
gia
A. nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội
B. sự phát triển kinh tế xã hội đồng đều
C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau
D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau
Câu 2. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên Thế giới được thành lập bởi các quốc
gia có
A. chung mục tiêu và lợi ích phát triển
B. sự phát triển kinh tế, xã hội đồng đều
C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau
D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau
Câu 3. Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới chủ
yếu là do sự
A. phát triển đồng đều và sự hợp tác phát triển của các khu vực trên thế giới
B. phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên Thế giới
C. phát triển đồng đều và sự hợp tác phát triển của các khu vực trên Thế giới
D. phát triển đồng đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên Thế giới
Câu 4. Tổ chức liên kết kinh tế có GDP lớn nhất hiện nay là
A. Liên minh Châu Âu (EU)
B. Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA)
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
D. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR)
Câu 5. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào dưới đây đã dùng đồng tiền chung?
A. Liên minh Châu Âu (EU)
B. Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA)
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
D. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR)
Câu 6. Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các nước

A. Hoa Kì, Canada, Achentina
B. Canada, Achentina, Mehico
C. Mehico, Hoa Kì, Canada
D. Achentina, Hoa Kì, Mehico
Câu 7. Nước nào sau đây thuộc Thị trường chung Nam Mĩ ?
A. Braxin
B. Mehico
C. Canada
D. Hoa Kì
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

24


CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

Câu 8. Nước nào sau đây ở Châu Âu hiện nay chưa gia nhập Liên minh Châu Âu (EU)
A. Thụy Điển
B. Thụy Sĩ
C. Bồ Đào Nha
D. Đan Mạch
Câu 9. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có số dân đông nhất?
A. Liên minh Châu Âu (EU)
B. Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA)
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
D. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR)
Câu 10. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có số dân ít nhất?
A. Liên minh Châu Âu (EU)
B. Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA)
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

D. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR)
Câu 11. Hệ quả tích cực của khu vực hóa kinh tế không phải là
A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
B. tăng cường tự do hóa thương mại các nước trong khu vực
C. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên
D. gia tăng sức ép tính tự chủ về quyền lợi của mỗi nước
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với lợi ích do khu vực hóa mang lại.
A. Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia.
B.Tạo lập những thị trường chung cuarkhu vực rộng lứn.
C. Gia tăng sức ép cho mỗi quốc gia về tính tự chủ kinh tế.
D. Tăng cường thêm quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc
của HS trong quá trình thực hiện.
- Hoạt động 5. Vận dụng
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào vai trò sự kiện Việt
Nam gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ASEAN và APEC.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sả

GIÁO VIÊN: LÊ THỊ THÚY

25


×