Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập tại viện sinh học nhiệt đới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian học tập tại Viện Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Công Nghệ TP.HCM và khoảng thời gian 1 tháng thực tập tại Viện Sinh Học Nhiệt Đới,
trước hết, em xin gửi lời chân thành đến Viện Sinh Học Nhiệt Đới và đặc biệt là phòng
Công Nghệ Tế Bào Thực Vật, những thầy cô, anh chị của Viện đã chỉ dạy cho em rất
nhiều kiến thức và những bài học quý báu, để em có thể hoàn thành khóa thực tập tốt
nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Viện Sinh Học Nhiệt Đới đã hỗ trợ toàn bộ máy móc
thiết bị, tạo điều kiện tốt nhất để chúng em học tập và làm việc tại trung tâm. Em cũng
xin được gửi lời cảm ơn đến Thầy Đỗ Đăng Giáp cùng các Anh Chị trong phòng Công
Nghệ Tế Bào Thực Vật đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong thời gian thực
tập vừa qua.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Bộ môn Công Nghệ Sinh Học
trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã và luôn tận tình chỉ dạy, truyền
đạt cho em những nền tảng kiến thức cơ bản, những định hướng nghiên cứu mở rộng để
chúng em có thể dễ dàng tiếp cận vấn đề.
Do thời gian thực tập tại Viện còn hạn hẹp, kiến thức và kinh nghiệm của bản than
còn hạn chế nên trong quá trình thực tập có thể sẽ còn nhiều sai sót mà em chưa khắc
phục được, mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các anh chị để em có thể
làm việc tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn.
Em xin chân thành cám ơn và kính chúc Anh(Chị), Thầy(Cô) có nhiều sức khỏe và
thành công trong công việc và cuộc sông.

Tp, Hồ Chí Minh, Tháng 4 Năm 2018
Sinh Viên



MỤC LỤC
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI.....................................1
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................1


1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VIỆN SHNĐ...............................................................2
1.2.1 Phòng quản lý tổng hợp......................................................................2
1.2.2 Phòng thí nghiệm Trọng điểm quốc gia về tế bào thức vật..............3
1.2.3 Phòng bảo tàng thực vật.....................................................................3
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRUNG TÂM...........................................4
1.3.1 Hướng sinh thái, tài nguyên, môi trường..........................................4
1.3.2 Hướng các chất có hoạt tính sinh học................................................5
1.3.3 Hướng công nghệ vi sinh.....................................................................5
1.3.4 Hướng công nghệ sinh học môi trường..............................................6
1.3.5 Hướng công nghệ sinh học thực vật...................................................6
1.3.6 Hướng công nghệ sinh học động vật..................................................7
PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT.............9
2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG.............................9
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của phòng...................................................................9
2.1.2 Các hoạt động của phòng..................................................................10
2.2 THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN...............10
2.3 MỘT SỐ QUY TẮC PHÒNG THÍ NGHIỆM...........................................11
2.4 CÁC THIẾT BỊ TRONG PHÒNG TẾ BÀO THỰC VẬT.......................12
2.4.1 Phòng rửa, cất nước và sấy hấp.......................................................12
2.4.2 Phòng chuẩn bị môi trường..............................................................14
2.4.3 Phòng cấy vô trùng............................................................................16
2.4.4 Phòng nuôi cây...................................................................................16


PHẦN III: BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP........................................................18
3.1 GIỚI THIỆU CÁC CÔNG VIỆC TẠI PHÒNG CÔNG NGHỆ
TẾ BÁO THỰC VẬT..........................................................................................18
3.2 QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHÒNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
THỰC VẬT..........................................................................................................18
3.2.1 Phòng rửa dụng cụ............................................................................18

3.2.2 Phòng pha môi trường......................................................................19
3.2.3 Phòng hấp môi trường......................................................................23
3.2.4 Phòng trữ môi trường.......................................................................25
3.2.5 Phòng cấy vô trùng............................................................................26
3.2.6 Phòng nuôi cây...................................................................................28
3.2.7 Quy trình lấy cây...............................................................................29
3.2.8 Vườn ươm..........................................................................................29
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................31
4.1 KẾT LUẬN...................................................................................................31
4.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................................31


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI

Hình 1.1: Hình ảnh về Viện Sinh Học Nhiệt Đới
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Viện Sinh học Nhiệt đới được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ-TTKHTN &
CNQG ngày 19 tháng 06 năm 1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ Quốc gia nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Chức năng: Nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh
vực khoa học: sinh lý, hóa sinh, công nghệ sinh học, sinh thái, tài nguyên sinh vật,
môi trường và các chất có hoạt tính sinh học.
Nhiệm vụ:
– Nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản và hiện đại về sinh lý, hóa sinh thực
vật, động vật, vi sinh vật.
– Nghiên cứu công nghệ tế bào thực vật, công nghệ gen thực vật, công nghệ tế
bào động vật, công nghệ vi sinh, công nghệ tách chiết các chất có hoạt tính sinh
học, công nghệ biến đổi sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học xử lý
môi trường.
– Điều tra cơ bản về sinh thái, tài nguyên sinh vật và đánh giá tác động môi

trường.
– Ứng dụng, triển khai công nghệ và thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ
thuộc các lĩnh vực có liên quan.
– Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh
vực có liên quan.
– Quản lý cán bộ, tài chính tài sản của Viện.

1


1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VIỆN SHNĐ

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viện Sinh Học Nhiệt Đới
1.2.1. Phòng Quản lý tổng hợp
- Đảm bảo công tác hành chính, văn thư lưu trữ.
- Đảm bảo công tác Quản lý tài chính:
+ Quản lý và thanh quyết toán kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí hoạt động
không thường xuyên, kinh phí nhiệm vụ khoa học.
+ Quản lý và thanh quyết toán các HĐ nghiên cứu khoa học, HĐ triển khai ứng dụng, HĐ
dịch vụ KHKT, các dự án nước ngoài.
- Đảm bảo công tác tổ chức nhân sự:
+ Thực hiện chế độ tăng lương thường xuyên và tăng lương trước thời hạn.
+ Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho cán bộ viên chức, công
chức và người lao động.
+ Tuyển dụng, miễn nhiệm, bổ nhiệm cán bộ, thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu, ốm đau,
thai sản.
+ Thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
- Quản lý tài sản công, các trang thiết bị máy móc và vật tư của Viện.
- Đảm bảo công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa nhỏ.
2



- Quản lý đào tạo và hợp tác quốc tế.
+ Thực hiện công tác đào tạo chung của Viện và nhiệm vụ Đào tạo sau đại học (bậc Tiến
sĩ).
+ Đảm bảo công tác hợp tác quốc tế về các thủ tục cán bộ đi công tác và học tập ở nước
ngoài, đón tiễn khách nước ngoài, hội nghị quốc tế, tập huấn kỹ thuật.
– Làm kế hoạch và tổng hợp báo cáo hoạt động của các đơn vị trong Viện. Tham mưu
nghiệp vụ cho Lãnh đạo viện.
1.2.2. Phòng thí nghiệm Trọng điểm quốc gia về tế bào thực vật
 Các nhóm nghiên cứu
– Công nghệ Vi nhân giống
– Công nghệ Phôi soma
– Công nghệ Quang tự dưỡng
– Công nghệ Di truyền
– Công nghệ Các chất có hoạt tính sinh học
– Triển khai và đào tạo
– Quản lý thiết bị
 Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm
Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm phía Nam về Công nghệ
tế bào thực vật được thành lập theo quyết định số 2287/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa
học và Công nghệ.
Danh sách gồm 05 thành viên: GS. TS. Bùi Chí Bửu (Viện KHKT Nông nghiệp
miền Nam), GS.TS. Trần Linh Thước (ĐH. KHTN Tp. HCM), PGS. TS. Ngô Xuân
Bình (ĐH. Nông Lâm, ĐH. Thái Nguyên), PGS. TS. Dương Tấn Nhựt (Viện Sinh học
Tây Nguyên), TS. Bùi Minh Trí (ĐH. Nông Lâm Tp. HCM).
1.2.3. Phòng Bảo tàng thực vật
Bảo tàng thực vật Viện Sinh học Nhiệt đới (ITB) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam (VAST) với lịch sử hơn 100 năm, có một ý nghĩa rất lớn về
mặt khoa học và lịch sử, nó được hình thành và phát triển trên nền tảng bộ sưu tập của

các nhà thực vật học người Pháp và được lưu giữ bảo quản cho đến ngày nay. Bộ sưu
tập này là tài sản quốc gia, quy tụ các mẫu tiêu bản thực vật không chỉ của Việt Nam
mà còn từ nhiều quốc gia khác trong khu vực. Bảo tàng thực vật phục vụ cho các nhà
khoa học, học viên cao học, sinh viên, học sinh… đến tra cứu và tham quan học tập.
Hiện nay, Bảo tàng thực vật đang lưu giữ hơn 80.000 mẫu tiêu bản, đặc biệt
trong đó có 300 mẫu type, của khoảng 10.000 loài thực vật có mạch được sưu tập
trong giai đoạn từ những năm 1861-1954 trên bán đảo Đông Dương bởi các nhà thực
vật học nổi tiếng người Pháp như: Thorel, Harmand, Pierre, Bon (cuối thế kỷ 19) và
Poilane, Pételot, Chevalier, Eberhardt (thế kỷ 20). Đây cũng là bộ sưu tập được các
3


nhà thực vật sử dụng để làm cơ sở cho việc biên soạn bộ sách nổi tiếng bằng tiếng
pháp “Thực vật chí Đông Dương – Flore Générale de l’Indochine”. Bên cạnh đó, hàng
năm ITB – VAST còn bổ sung vào bảo tàng từ 200-300 mẫu tiêu bản thông qua các đề
tài, dự án, các hợp tác trao đổi mẫu giữa ITB với các đối tác trong nước và quốc tế.
Cùng với bộ sưu tập thực vật, bảo tàng còn lưu giữ khoảng hơn 2.000 đầu sách
chuyên ngành. Trong đó, có nhiều cuốn sách không chỉ có giá trị khoa học mà còn có
giá trị cổ xưa, thể hiện sự hiểu biết của con người đối với thế giới thực vật trong
những giai đoạn đầu tiếp cận như: Horti rarorium plantarum (Comelino J.
1697), Classes plantarum (Linné C.A. 1738), Flora cochinchinensis (Loureiro 1790),

Bảo tàng thực vật đã và đang xúc tiến nhiều hợp tác nghiên cứu cũng như trao
đổi khoa học, trao đổi mẫu vật với nhiều đối tác trong nước và quốc tế như Đại học
Nam Carolina, Hoa Kỳ; Đại học Kyushu và Đại học Kyoto, Nhật Bản; Bảo tàng tự
nhiên Paris, Pháp; Vườn thực vật Praha, Cộng hòa Séc; Đại học Reading Vương quốc
Anh,… Được sự hỗ trợ hàng năm của VAST, bảo tàng đang từng bước hoàn thiện cơ
sở dữ liệu và số hóa mẫu vật nhằm kết nối và chia sẻ thông tin toàn cầu thông qua
chương trình Brahms online của Đại học Oxford. Mỗi năm bảo tàng còn đón tiếp
hàng trăm lượt khách mà chủ yếu là các nhà thực vật, học viên cao học, sinh viên,…

trong nước và quốc tế đến tra cứu, tham quan, học tập.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRUNG TÂM
1.3.1. Hướng Sinh thái, tài nguyên và môi trường
Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm nhằm nâng cao chất lượng nông sản xuất
khẩu: Các chất kích thích ra rễ, kính thích ra hoa, đậu trái, trái chín đồng đều… kích
thích cao su cho nhiều mủ đồng thời kéo dài tuổi thọ của cây.
Xây dựng quy trình sản xuất thử nghiệm chế phẩm Neem (từ lá, hạt cây xoan
chịu hạn) dạng viên nén để phòng trị côn trùng cho lúa, ngũ cốc giống và thức ăn gia
súc nhằm nâng cao hiệu quả bảo quản nông sản. Xây dựng công nghệ sản xuất thuốc
bảo vệ thực vật sinh học từ dầu xoan Ấn Độ.
Sản xuất thực phẩm chức năng có các hoạt tính sinh học phục vụ sức khoẻ con
người.
Sản xuất chế phẩm Superferon (Interferon a-2b) trong điều trị bệnh hiểm
nghèo như viêm gan, ung thư…
1.3.2. Hướng các chất có hoạt tính sinh học
4


Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm nhằm nâng cao chất lượng nông sản xuất
khẩu: Các chất kích thích ra rễ, kính thích ra hoa, đậu trái, trái chín đồng đều… kích
thích cao su cho nhiều mủ đồng thời kéo dài tuổi thọ của cây.
Sản xuất thực phẩm chức năng có các hoạt tính sinh học phục vụ sức khoẻ con
người
1.3.3. Hướng Công nghệ Vi sinh
Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc chuyển gen vào vi sinh vật. Viện cũng
thành công trong việc chuyển gen Bt vào vi nấm Trichoderma nhờ vi
khuẩn Agrobacterium. Ngoài ra, Viện cũng thực hiện nhiều nghiên cứu về sử dụng vi
sinh vật trong sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ công nghiệp thực phẩm, xử lý
môi trường, nuôi trồng thuỷ sản.
Nhiều chế phẩm chứa các enzym phân hủy các chất hữu cơ ở đáy ao, ức chế

các vi sinh vật gây bệnh, điều hoà pH và cải thiện chất lượng nước ao nuôi giúp quản
lý bệnh tôm và nuôi trồng thủy hải sản bền vững đã được nghiên cứu phát triển.
Trong nhiều năm, Viện Sinh học nhiệt đới đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ
nền sản xuất enzym a-amylase và protease từ vi khuẩn Bacillussubtilis bằng phương
pháp lên men bán rắn. Sản phẩm có hoạt lực enzyma-amylase 4.000 UI/g, protease
400 UI/g đã được sản xuất tại Pilot Công nghệ Vi sinh với quy mô 1 tấn/tháng. Sản
phẩm enzym đã được cung cấp cho các nhà máy sản xuất bia qui mô nhỏ, các Công ty
sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất thuốc thú y và nuôi trồng thủy sản tại khu vực phía
nam. Công trình nghiên cứu này đã đoạt giải khuyến khích Hội thi Sáng tạo Khoa học
Kỹ thuật TPHCM năm 1997.
Viện cũng đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất rượu vang từ trái sơ ri,
chuyển giao quy trình công nghệ và thiết bị cho Trung tâm ứng dụng và chuyển giao
Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang, chuyển giao quy trình công nghệ cho Cơ sở sản
xuất rượu vang tại Bến Tre với công suất 100 lít rượu/ngày. Công trình đã đoạt giải III
Hội thi sáng tạo Khoa học Kỹ thuật toàn quốc (2001). Quy trình công nghệ sản xuất
thạch dừa từ nước dừa già cũng đã được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất thạch dừa
tại Bến Tre, Bình Định, quy trình sản xuất nước tương vi sinh từ đậu nành bằng nấm
mốc Aspergillus oryzae được chuyển giao cho Xí nghiệp nước chấm Nam Dương năm
2001 và cho công ty Ajinomoto VN 2004.
Viện cũng chủ trì đề tài nghiên cứu sản xuất chế phẩm BIOF dùng trong phòng
trị nấm hại cây trồng và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ các nguồn nguyên liệu
phân chuồng, than bùn, rác thải hữu cơ, mùn mía, vỏ cà phê, bùn đáy ao nuôi tôm…
đạt giải III Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bình Dương (2004).

5


Hình 1.3: Chế phẩm vi sinh
1.3.4. Hướng công nghệ sinh học môi trường
Nhiều đề tài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu công nghệ nền xử lý nước thải

chăn nuôi bằng hệ thống xử lý yếm khí, hiếu khí và ao sinh học. Viện đã xây dựng
được hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt, phế phẩm nông nghiệp qui mô 1 tấn/ngày, có
thu gom khí biogas, nén và khử khí tạp để khí Biogas có nồng độ CH4 đạt trên 90%.
Ngoài các nghiên cứu cơ bản, Viện đã triển khai ứng dụng công nghệ xử lý
nước thải chăn nuôi heo cho các trại chăn nuôi heo trên địa bàn TPHCM như Xí
nghiệp chăn nuôi heo Đông Á, Phước Long, Gò Sao…và trên một số địa bàn khác
trong cả nước, phục vụ công tác di dời giải toả.
Viện SNHĐ cũng tham gia xây dựng kế hoạch, tư vấn thiết kế, giám sát khu
vực xử lý chất thải của các khu công nghiệp tại TPHCM, Đồng Nai và một số tỉnh
khác trên cả nước.
1.3.5. Hướng Công nghệ sinh học thực vật
Trong lĩnh vực công nghệ tế bào thực vật, các cán bộ của Viện đã đạt được
nhiều kết quả trong nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp cấy mô và triển khai
trồng 3ha cây Paulownia tại Bình Dương, khảo sát thời điểm xuống giống đạt hiệu
quả và có quy trình trồng, chăm sóc Paulownia. Cây cấy mô Paulownia đã được trồng
thử nghiệm tại Nông trường Hữu Lũng, Lạng Sơn gần 20ha, tại Bình dương 3ha và
phát triển tốt. Một số nghiên cứu đã khảo sát tập đoàn giống cây điều ở Trung tâm
Hưng Lộc và thu thập được 4 giống đã chọn lọc đưa về vườn ươm Thủ Đức, đưa mẫu
cây ngoài vườn vào ống nghiệm, nghiên cứu quy trình công nghệ nhân giống in vitro
cây điều bằng phương pháp quang tự dưỡng.
Lĩnh vực công nghệ gen thực vật cũng tập trung nghiên cứu sự biểu hiện của
gen qua sử dụng một số promoter như làm tăng sự biểu hiện của gen chuyển nhờ dùng
6


promoter T7 của bacteriophage, dùng một số loại promoter khác nhau nhằm tạo sự
biểu hiện ở tất cả các loại mô hoặc ở mô đặc thù như Promoter CaMV35S (tạo sự biểu
hiện ở tất cả các loại mô), promoter rbcS (tạo sự biểu hiện ở mô xanh, không biểu
hiện ở mô mạch), promoter kin1, cor6 (tạo sự biểu hiện ở thân, rễ, tế bào khổng, mô
sinh sản), promoter pal1, pal1D (tạo sự biểu hiện ở mô mạch).

Viện đã xây dựng quy trình công nghệ nền và triển khai ứng dụng sản xuất
giống khoai tây bằng củ bi và đã cung cấp gần 400.000 củ bi giống cho vùng sản xuất
Đà Lạt, đã cung cấp cho thị trường một số lượng lớn cây giống như hoa phong lan,
hoa đồng tiền, cây gong, cây hông, cây gỗ nghiến, cây xoan chịu hạn, một số giống tre
Viện cũng đã ký hợp đồng trang bị một số phòng thí nghiệm theo dạng chìa
khoá trao tay và chuyển giao công nghệ nhân giống in vitro một số giống cây cho các
sở KH&CN các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau.
1.3.6. Hướng công nghệ sinh học động vật
Viện đã chủ trì các đề tài nghiên cứu về sử dụng tế bào côn trùng SF9 để nuôi
cấy virus gây bệnh tôm nhằm tạo ra kit xác định bệnh tôm và sản xuất chế phẩm tăng
tính kháng bệnh tôm, giúp giữ cân bằng điều kiện nuôi trồng thủy hải sản.
Trong lĩnh vực công nghệ phôi động vật, Viện đã thực hiện thu thập và bảo
quản lạnh mẫu tế bào của một số động vật hoang dã quý hiếm: Mảnh da (ví dụ mảnh
da tai) của động vật hoang dã đang được nuôi tại các cơ sở chức năng (thảo cầm viên,
…) hoặc phát hiện vừa mới bị giết chết được thu giữ, rửa sạch trong nước muối sinh
lý có kháng sinh, bảo quản trong nhiệt độ lạnh 4oC, nhanh chóng đưa về phòng thí
nghiệm xử lý và đông lạnh, bảo quản ở -196oC và tiến hành nhân nuôi tế bào để thực
hiện nhân bản (clonning) khi có điều kiện.
Viện sinh học Nhiệt đới cũng đã phối hợp cùng Viện Công nghệ Sinh học Hà
Nội tiến hành cấy hợp tử bò cao sản cho bò lai Sind Việt Nam bằng phương pháp thụ
tinh ống nghiệm cho phép tạo ra hàng loạt phôi bò cùng lúc, các phôi này được tiến
hành xác định giới tính bằng kỹ thuật PCR, những phôi xác định là cái thì được nuôi
tiếp đến 7 ngày tuổi và cấy vào tử cung của bò cái nhận phôi (bò lai Sind, là loại bò
rất phổ biến ở nước ta) đã được xử lý động dục đồng pha và có đủ các điều kiện nhận
phôi.
Hiện nay công nghệ cấy truyền phôi bò đang được triển khai ứng dụng tại
một số xí nghiệp chăn nuôi bò sữa như Long Thành, Củ Chi và trong các trang trại tư
nhân, hộ gia đình… Ngoài ra, Viện cũng tiến hành nghiên cứu quy trình sử dụng
hócmôn kích thích động dục đối với bò nhằm giảm khoảng cách hai lứa đẻ, chữa bệnh
vô sinh ở bò…


7


Hình 1.5: Hình ảnh về bò cao sản

8


PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT
2.1.

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG

2.1.1. Cơ cấu tổ chức của phòng
 PHỤ TRÁCH PHÒNG:
TS. Đỗ Đăng Giáp
ĐT: 0985558589 /028. 22189294
E-mail: ,
 PHÓ TRƯỞNG PHÒNG:
KS. Trịnh Việt Nga
ĐT: 0938508989
E-mail:
 CÁN BỘ NGHIÊN CỨU
1. PGS. TS Nguyễn Thị Quỳnh (Nuôi cấy Quang tự dưỡng)
2. ThS. NCS. Trần Trọng Tuấn
3. KS. Hoàng Thị Phòng
4. ThS. Phạm Minh Duy
5. ThS. Nguyễn Thụy Phương Duyên
6. ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang

7. KS. Trịnh Thị Bích
8. KTV. Trịnh Thị Thanh Vân
9. CN. Nguyễn Thị Ngọc Hân (HV cao học)
10. CN. Lê Thanh Tuấn
11. CN. Hồ Như Thủy
12. CN. Nguyễn Thị Xuân Trang
 CỘNG TÁC VIÊN:
TS. Thái Xuân Du

Phòng tiếp
khách

Phòng lắc

Phòng ly
tâm

Phòng
nuôi 1

Hành lang 1

9

Phòng
nuôi 2

Phòng cấy 1



Phòng nhân
viên

Cầu thang

Phòng cấy 2

Phòng pha môi trường

WC

Hành lang 2
Vườn ươm

Phòng hấp

Phòng rửa

Phòng
nghỉ

Hình 2.1: Sơ đồ phòng công nghệ tế bào thực vật
2.1.2. Các hoạt động của phòng
– Công nghệ Vi nhân giống
– Công nghệ Phôi soma
– Công nghệ Quang tự dưỡng
– Công nghệ Di truyền
– Công nghệ Các chất có hoạt tính sinh học
– Triển khai và đào tạo
– Quản lý thiết bị

2.2. THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
Một số công bố khoa học của phòng:
- Bùi Văn Thế Vinh, Chu Thị Bích Phượng, Đỗ Đăng Giáp, Thái Xuân Du, Dương
Tấn Nhựt (2011). Tái sinh chồi trực tiếp từ mẫu cấy lá cây dầu mè (Jatropha
curcas L.). Tạp chí Công nghệ Sinh học 9(1): 79-85 (ISSN: 1811-4989).
- Đỗ Đăng Giáp, Huỳnh Thị Diệu Hiền, Trần Danh Thế, Trần Trọng Tuấn (2012) Sử
dụng ánh sáng tự nhiên trong vi nhân giống cây khoai lang ở khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển KH&CN15(T2): 36-46 (ISSN: 1859-0128).
- Đỗ Đăng Giáp, Nguyễn Thị Kim Loan, Trần Trọng Tuấn, Thái Xuân Du, Nguyễn
Đình Lâm, Dương Tấn Nhựt (2015). Đánh giá mức độ biến dị của cây Cọc rào
(Jatropha curcas L.) được nhân giống in vitro thông qua quá trình phát sinh phôi
soma. TC Công nghệ Sinh học, 13(2A): 477-483.
- Đỗ Đăng Giáp, Nguyễn Thị Kim Loan, Trần Trọng Tuấn, Trương Thị Trúc Hà,
Thái Xuân Du, Bùi Văn Thế Vinh, Nguyễn Đình Lâm, Dương Tấn Nhựt (2012).
Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
và thiết lập cây hoàn chỉnh ở cây cọc rào (Jatropha curcas L.). Tạp chí Sinh học
(3SE): 188-195 (ISSN 0866-7160).
- Đỗ Đăng Giáp, Thái Xuân Du, Trần Danh Thế (2010). Nghiên cứu sử dụng ánh
sáng tự nhiên trong vi nhân giống cây Khoai lang (Ipomoea batatas L.). Tuyển tập
của HNKH kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Viện KHCNVN – Tiểu ban KHSS:
153-158 (ISBN: 978-604-913-014-4).
10


-

-

Nguyễn Thụy Phương Duyên, Hoàng Ngọc Nhung, Nguyễn Thị Quỳnh (2012)
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây húng tây (Thymus vulgaris L.) dưới tác

động của một số yếu tố hóa học và vật lý của môi trường nuôi cấy. Tạp chí Sinh
học (3SE): 234-241 (ISSN 0866-7160).
Phạm Minh Duy, Nguyễn Thị Quỳnh (2014). Sự tăng trưởng và tích lũy lignan của
cây diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus (Schum. & Thonn.)) nuôi cấy quang tự
dưỡng dưới ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng. TC Sinh
học 36(2): 203-209.

2.3.

MỘT SỐ QUY TẮC PHÒNG THÍ NGHIỆM

Để đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi làm việc trong PTN.
Mỗi cán bộ phải thuộc nắm vững các quy trình, quy phạm. Việc trang bị và sử dụng các
thiết bị bảo hộ lao động là điều vô cùng cần thiết.
 Trước khi bắt đầu thao tác đảm bảo rằng các cán bộ đã nắm vững quy định chung
khi làm việc trong PTN.
 Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí
nghiệm.
 Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.
 Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.
 Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.
 Phải mang kính bảo hộ.
 Phải cột tóc gọn lại.
 Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.
 Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong
phòng thí nghiệm.
 Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.
 Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.
 Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
 Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

 Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.
2.4. CÁC THIẾT BỊ TRONG PHÒNG TẾ BÀO THỰC VẬT
2.4.1. Phòng rửa, cất nước và sấy hấp
2.4.1.1. Bồn rửa chai

11


Mục đích: dùng để rửa các chai lọ và các dụng cụ bẩn hay các chai bị nhiễm.

Hình 2.2: Bồn rửa chai và máy cất nước 2 lần
2.4.1.2. Máy cất nước 2 lần (4 lít/giờ)
Mục đích: Dùng cho các thí nghiệm nghiên cứu trong phòng vi sinh, sinh hóa,
sinh học phân tử,…
Cách sử dụng:
+ Bật công tắc nguồn trên thiết bị sang vị trí ON. Lúc này đèn công tắc sáng lên sẽ
báo hiệu đã có điện cấp vào thiết bị, đồng thời đèn cảnh báo màu vàng cũng sáng
lên thông báo nước chưa được cấp vào thiết bị.
+ Mở nước cấp vào máy cất nước từ từ cho đến khi đèn cảnh báo màu vàng đã tắt.
+ Lúc nào điện trở sẽ gia nhiệt đun sôi nước trong bình đun.
+ Khi thấy nước cất chảy ra từ phía ống thu nước cất, tăng nguồn nước cấp vào
máy cất nước.
Lưu ý khi sử dụng mấy cất nước
12


+ Để đảm bảo được chất lượng nước cất cũng như tuổi thọ của máy cất 2 lần thì
các bạn cần tiến hành bảo hành, bảo trì định kỳ, đúng thời hạn.
+ Cần vệ sinh màng lọc nước đầu vào thường xuyên


2.4.1.3.

Tủ sấy 60-600°C (loại có dung tích lớn)

Hình 2.3: Tủ sấy
Mục đích: sấy khô dụng cụ phòng thí nghiệm, trong quá trình sử dụng các loại
dụng cụ phòng thí nghiệm sau khi dùng xong chúng ta phải rửa để tiếp tục sử dụng
lần sau và nếu chúng ta làm khô tự nhiên thì thời gian quay vòng sử dụng các loại
dụng cụ phòng thí nghiệm rất lâu, không hiệu quả, vì vậy thông thường sau khi rửa
các loại dụng cụ phòng thí nghiệm người ta đưa vào tủ sấy để rút ngắn thời gian làm
khô các loại dụng cụ thí nghiệm.
Cách sử dụng: Đầu tiên tiến hành cắm nguồn điện, bỏ dụng cụ cần sấy vào bấm
tùy chỉnh nhiệt độ, thời gian để làm khô. Tiến hành khởi động chạy sau khi sấy xong
tắt máy lấy dụng cụ ra và ngắt nguồn điện sau khi sấy khô.
2.4.1.4.

Nồi hấp Auto Clave

Hình 2.4: Nồi hấp Auto Clave
Mục đích: Tiệt trùng, khử trùng dụng cụ thí nghiệm và môi trường nuôi cấy.
Cách sử dụng: Sau khi xếp môi trường, dụng cụ vào nồi ta tiến hành đóng nắp và
khóa van nồi. Tiến hành mở nguồn điện chỉnh nhiệt độ, thời gian phù hợp với từng
loại môi trường cần hấp và bấm start. Sau khi hấp xong, nồi hấp hạ xuống nhiệt độ 97
13


độ, thì mở nắp nồi để trong 5 phút để nhiệt độ hạ xuống rồi lấy bình môi trường ra rổ
hoạc xe đẩy và vận chuyển vào phòng trữ môi trường.

2.4.2. Phòng chuẩn bị môi trường

2.4.2.1. Máy đo pH mater
Mục đích: pH là độ axit hay độ chua của nước. Sự thay đổi pH của nước thường
liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự
hoà tan của một số anion SO4, NO3, v.v… Vì vậy, sử dụng máy đo pH để đo lường,
kiểm soát và điều chỉnh môi trường nước có lợi là rất cần thiết.
Cách sử dụng: đầu tiên phải lau khô đầu dò tiến hành đưa đầu dò vào môi trường
( môi trường phải được khuấy đều). Sau đó dùng KOH để chỉnh độ pH về 5.8 khi về
đến độ pH cần chỉnh lấy máy ra và vệ sinh máy.

.
Hình 2.5: Máy đo pH mater và cân phân tích
2.4.2.2. Cân phân tích 102g
Mục đích: Là một dạng cân điện tử tiểu ly dùng cho việc cân đo đong đếm, cân
phân tích có ưu điểm cho độ sai số cực kỳ nhỏ, với độ chính xác đến từng 0.1mg. Cân
phân tích dùng để cân sản phẩm và mẫu vật. Là dòng cân điện tử có độ chính xác từ
0,001g (1mg) trở lên (hay còn gọi là chính xác từ 3 số lẻ).
Cách sử dụng: Cắm phích điện, mở nguồn tiến hành kéo nắp cân để vật đựng mẫu
lên đóng nắp lại. Nhấn nút Tare để chỉnh cân về 0. Dùng muỗng múc mẫu đến giá trị
cần. Lấy mẫu ra nếu tiếp tục cân thì nhấn Tare về 0 còn không sử dụng nữa tắt mắt
dọn dẹp vệ sinh cân.
2.4.2.3.

Cân kỹ thuật 104g
14


Mục đích: Cân kỹ thuật là dòng cân điện tử chính xác từ 0,1g đến 0,01g (hay còn
gọi là chính xác từ 1 đến 2 số lẻ). Cân kỹ thuật hay được dùng trong các phân xưởng,
nhà máy sản xuất sản phẩm linh phụ kiện, thiết bị có trọng lượng rất nhỏ.
Cách sử dụng: Cắm phích điện, mở nguồn tiến hành để vật đựng mẫu lên. Nhấn

nút Tare để chỉnh cân về 0. Dùng muỗng múc mẫu đến giá trị cần.Lấy mẫu ra nếu tiếp
tục cân thì nhấn Tare về 0 còn không sử dụng nữa tắt máy dọn dẹp vệ sinh cân.

Hình 2.6: Cân kĩ thuật
2.4.2.4.

Lò vi sóng

Hình 2.7: Lò vi sóng và tủ lạnh
Mục đích: hâm nóng, nấu, rã đông (nước dừa, stock,..), pha dung dịch FeEDTA,…
Cách sử dụng: đầu tiên ta tiến hành cắm nguồn điện bỏ mẫu cần rã hay hâm nóng
vào chỉnh thời gian tùy theo loại mẫu. Sau cùng dọn dẹp lau chùi tủ và rút nguồn điện.
2.4.3. Tủ lạnh: được dung để bảo quản các hóa chất, dung dịch stock, nước
dừa….
2.4.4. Dụng cụ pha môi trường: ống đong, đũa thủy tinh, phiễu, xô, giá múc…
15


Hình 2.8: Kệ để dụng cụ môi trường
2.4.5. Phòng cấy vô trùng

Hình 2.9: Tủ cấy vô trùng
Phòng cấy vô trùng được trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ hiện đại:
hệ thống máy lạnh điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, các tủ cấy vô trùng, đèn UV,
quạt thông gió,..

2.4.6. Phòng nuôi cây

16



Hình 2.10: Phòng nuôi cây
Tất cả mẫu sau khi cấy đều được vận chuyển vào phòng này. Phòng được
lắp đặt hệ thống máy lạnh và ánh sáng đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho mẫu
phát triển.
Phòng nuôi có nhiệt độ là 25 độ phân bố đều khắp phòng, có ánh sáng
huỳnh quang và có thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng. Ngòai ra còn các hệ
thống đèn LED đỏ xanh dùng để nghiên cứu và hệ thống máy lắc để nuôi cấy mẫu
rễ hay sinh khối,…

Hình 2.11: Máy lắc và hệ thống đèn LED trong phòng nuôi cây
17


PHẦN III: BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP
3.1.












GIỚI THIỆU CÁC CÔNG VIỆC TẠI PHÒNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
THỰC VẬT


Trong quá trình thực tập tại đây, chúng em đã học được các thao tác cũng
như cách làm việc của các anh chị. Chúng em đã biết cách chuẩn bị vật liệu pha
môi trường, cách cấy cây, lấy mẫu, trồng cây…sau đây chúng em xin giới thiệu
một số công việc tại phòng nuôi cấy mô thực vật mà chúng em đã được học và
làm.
Phòng rửa: học cách rửa dụng cụ, chai lọ, đĩa cấy,…
Phòng pha môi trường: học cách xếp chai, cân hóa chất, pha môi trường, phối môi
trường, gói đĩa cấy,..
Phòng hấp: cách xếp chai vào nồi hấp, cách khởi động hấp và tắt nồi hấp, thời gian
hấp các môi trường,…
Phòng trữ môi trường: học cách xếp môi trường lên kệ, vị trí để các loại môi
trường
Phòng cấy: học cách sử dụng tủ cấy, bố trí dụng cụ, khử trùng bình mẫu, cấy
chuyền mẫu, thao tác cấy chuyền,…
Phòng nuôi cây: học cách xếp bình mẫu lên kệ, xếp theo loại mẫu, theo ngày cấy,
mẫu cây và mẫu chồi xếp riêng với nhau,..
Phòng ánh sáng tự nhiên: cây sau khi được nuôi trong phòng nuôi khoảng 20-25
ngày sẽ chuyển ra phòng ánh sáng tự nhiên để huấn luyện trước khi ươm dưới
vườn.
Lấy cây: cách lấy cây, rửa agar,..
Vườn ươm: học các trồng cây, thu hoạch cây, làm giá thể, làm bầu đất,…

3.2.

QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHÒNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC
VẬT

3.2.1. Phòng rửa dụng cụ
Tại phòng này chúng em được học cách rửa chai lọ, chuẩn bị chai lọ, nút

cao su, dụng cụ để phân phối môi trường.
Các lưu ý:
- Chai lọ phải được sạch sẽ, khô ráo trước khi phân phối môi trường vào.
- Nút cao su phải được thay nút bông sau mỗi lần sử dụng.

18


Hình 3.1: Bồn rửa chai
3.2.2. Phòng pha môi trường:
Trước khi pha môi trường cần xác định loại môi trường cần pha, chuẩn bị
hóa chất, dụng cụ, nước dừa hoặc dịch chiết trái cây (nếu có). Môi trường khi pha
xong phải chỉnh pH về 5.8 rồi phân phối sang các chai nhỏ và thể tích là
50ml/chai

Hình 3.2: Phòng pha môi trường
19


Chuẩn bị chai lọ, giấy báo,thun,..

Cân hóa chất (cân phần đa lượng)

Pha hóa chất đa lượng, bổ sung dung dịch Stock Fe – EDTA(5ml/l), vi
lượng,vitamin(3ml/l)

Bổ sung đường(20-30g/l)

Định mức lên thể tích cần pha ( bổ sung than hoạt tính nếu có vào)


Đo pH, chỉnh lại pH=5.8 bằng dung dịch KOH hoặc HCl

Rót vào chai và đóng nút

Hấp

Hình 3.3: Sơ đồ quy trình pha môi trường tại phòng Công nghệ tế bào thực vật
Để pha môi trường trước hết cần chuẩn bị nguyên vật liệu: dụng cụ , hóa chất.
Tiến hành xếp chai đã rửa sạch và khô lên bàn đổ môi trường, cân hóa chất đúng với khối
lượng và thành phần môi trường. Sau đó tiến hành pha các chất đã cân, bổ sung vitamin,
vi lượng vào, tiếp tục bổ sung đường và bổ sung them các chất điều hòa sinh trưởng tùy
vào loại môi trường. Sau đó định mức lên mức lên thể tích cần pha (bổ sung thêm than
hoạt tính nếu có). Tiến hành chỉnh pH bằng dung dịch KOH sao cho pH = 5.8. Tiếp tục
bổ sung agar và phối môi trường vào chai. Cuối cùng đậy nút, bọc giấy và cột thun và
mang vào phòng hấp. Chú ý khi rót môi trường phải khuấy đều môi trường lên để tránh
không đông môi trường sau khi hấp.

20


Hình 3.4: Quá trình phối môi trường vào chai và đóng gói
Hình a,b: Chuẩn bị chai để đổ môi trường
Hình f: Đậy nilon và cột thun
Hình c: Xô đựng môi trường sau khi pha
Hình g,h: Xếp chai vào rổ hoặc xe
Hình d: Phối môi trường vào chai
đẩy để vận chuyển vào phòng hấp
Hình e: Đậy nút
Thành phần khoáng của môi trường MS và các chất bổ sung:
Thành phần


Nồng độ (mg/l)

21


×