Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy xi măng quan triều đến môi trường không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

CAO THỊ NHUNG TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG QUAN TRIỀU ĐẾN
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Thơ

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của Tôi.
- Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực.
- Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.


Học viên

Cao Thị Nhung Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Lê Văn Thơ – Giảng viên
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và cho những ý
kiến đóng góp quý báu trong quá trình Tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng dạy của trường đại học Nông Lâm
đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho Tôi trong suốt quá trình học
tập.
Xin cảm ơn:
- Phòng kỹ thuật – an toàn lao động nhà máy xi măng Quan Triều
- Phòng tổ chức lao động nhà máy xi măng Quan Triều
- Trung tâm Quan trắc và bảo vệ môi trường – sở Tài nguyên Môi trường
Tỉnh Thái Nguyên
- Các hộ dân xóm Chầm Hồng, Xóm Tân Tiến, Xóm Bãi Chè – Xã An
Khánh – Huyện Đại Từ và xóm 14 – Xã Phúc Hà – TP Thái Nguyên
Đã giúp đỡ Tôi trong quá trình khảo sát thu thập tài liệu để thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy cô
và các anh chị học viên.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2014
Học viên

Cao Thị Nhung Trang



3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ...................................................................................ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................
1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................
2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................
3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất xi măng........................................................... 4
1.1.1. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng ở nước ta............................................
4
1.1.2. Hoạt động sản xuất xi măng tại Thái Nguyên................................................... 7
1.1.3. Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất xi măng tại
Thái Nguyên ............................................................................................................... 8
1.2. Tổng quan về ô nhiễm không khí....................................................................... 10
1.2.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường.................................................................
10
1.2.2. Môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí ..............................
11

1.2.3. Các khí nhân tạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người..............................
13
1.2.4. Các nguồn ô nhiễm không khí ........................................................................ 14


4

1.2.5. Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp ...............................................
15
1.2.6. Tác hại của ô nhiễm không khí ....................................................................... 17
1.3. Tổng quan về phát tán ô nhiễm không khí từ nguồn điểm cao ..........................
19
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát tán chất ô nhiễm ......................................
19
1.3.2. Tình hình sử dụng mô hình toán để mô phỏng sự phát tán chất ô nhiễm
không khí trên thế giới và ở Việt Nam...................................................................... 24


5

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 27
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu........................................................................ 27
2.2.1. Phạm vi............................................................................................................ 27
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 27
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................
27
2.4.2. Phương pháp thống kê đơn giản để thu thập thông tin, số liệu.......................

28
2.4.3. Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn ........................................................
28
2.4.4. Phương pháp mô hình hoá .............................................................................. 30
2.4.5. Điều tra thực địa bằng phương pháp phỏng vấn .............................................
33
2.4.6. Phương pháp so sánh để phân tích viết báo cáo.............................................
34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 36
3.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ................................... 36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu .......................................................... 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 41
3.2. Hiện trạng sản xuất và các nguồn gây ô nhiễm không khí do hoạt động sản
xuất của nhà máy xi măng Quan Triều ..................................................................... 44
3.2.1. Giới thiệu về nhà máy xi măng Quan Triều.................................................... 44
3.2.2. Hiện trạng sản xuất của nhà máy xi măng Quan Triều ................................... 46
3.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trường không khí ........
53
3.3. Đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất và khu vực
xung quanh nhà máy xi măng Quan Triều ................................................................ 57
3.3.1. Môi trường không khí xung quanh nhà máy................................................... 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

6

3.3.2. Môi trường không khí trong khu vực sản xuất................................................ 61
3.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại vị trí các ống khói sản xuất
.............. 65

3.4. Dự báo mức độ ô nhiễm không khí cho khu vực xung quanh nhà máy theo
mô hình Gauss ........................................................................................................... 66
3.4.1. Lựa chọn mô hình tính phát tán không khí ..................................................... 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7

3.4.2. Các thông số đầu vào và kết quả tính phát tán chất ô nhiễm không khí .........
66
3.4.3. Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí cho khu vực xung quanh
nhà máy xi măng Quan Triều .................................................................................... 68
3.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động
sản xuất của nhà máy xi măng Quán Triều ............................................................... 73
3.5.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí nhà máy đang thực hiện...........
73
3.5.2. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí .......................
75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 78
1. Kết luận ................................................................................................................. 78
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

8


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
HĐH

Bộ Tài nguyên - Môi trường CNH –
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CTV

Cộng tác viên
ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GS

Giáo sư

KS

Kỹ sư

NXB

Nhà xuất bản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCCP


Quy chuẩn cho phép TS

Tiến sĩ
TP

Thành phố

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNEP

Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc

WMO

Tổ chức khí tượng Thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh
.........28
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường không khí trong khu
vực sản xuất .............................................................................................30
Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu tại 4 ống khói chính của nhà máy......................................30
Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2006 ..............................................38
Bảng 3.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2006 ................................39
Bảng 3.3: Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2006..........................................39
Bảng 3.4: Tốc độ gió trung bình tháng trong năm 2006 ...........................................40
Bảng 3.5: Thống kê lưu lượng nước các suối chính .................................................41
Bảng 3.6: Tỷ lệ thành phần xi măng .........................................................................45
Bảng 3.7: Cơ cấu sản phẩm xi măng.........................................................................45
Bảng 3.8: Trữ lượng nguồn nguyên liệu đá vôi vách vỉa 16 mỏ than Khánh Hoà ...46
Bảng 3.9: Các thiết bị chính và đặc tính kỹ thuật .....................................................52
Bảng 3.10: Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí và chất ô nhiễm chỉ thị.......53
Bảng 3.11: Đặc trưng nguồn ô nhiễm môi trường không khí ...................................54
Bảng 3.12: Hệ số ô nhiễm bụi từ các công đoạn sản xuất xi măng ..........................56
Bảng 3.13: Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh đợt 3 năm 2013
........58
Bảng 3.14: Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh đợt 1 năm 2014
.......59
Bảng 3.15: Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực sản xuất đợt 3 năm 2013
...62
Bảng 3.16: Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực sản xuất đợt 1 năm 2014
...63
Bảng 3.17: Kết quả quan trắc không khí tại 4 ống khói đợt 3 năm 2013 .................65
Bảng 3.18: Kết quả quan trắc không khí tại 4 ống khói đợt 1 năm 2014 .................65
Bảng 3.19: Tọa độ các ống khói của nhà máy ..........................................................67
Bảng 3.20: Thông số vật lý các ống khói..................................................................67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

vii

Bảng 3.21: Tải lượng các chất ô nhiễm của 4 nguồn thải cao nhà máy ...................67
Bảng 3.22: Giá trị trung bình các yếu tố khí tượng ..................................................68
Bảng 3.23: Nồng độ bụi và khoảng cách tới nguồn phát thải ...................................70
Bảng 3.24: Nồng độ ô nhiễm các khí độc hại và khoảng cách tới điểm phát thải ....72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

8

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và sản xuất
vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2008 đến 2010
...............10
Hình 2.1: Hình dạng vệt khói thực tế và đường bao vệt khói trung bình theo
thời gian theo mô hình Gauss ..................................................................32
Hình 3.1: Vị trí nhà máy xi măng Quán Triều trong tỉnh Thái Nguyên ...................37
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện ý kiến của người dân đối với 3 loại môi trường ............61
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện mức độ ô nhiễm môi trường không khí theo nhận
định của người dân
..................................................................................61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

9

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm bụi tại ống khói 1
Phụ Lục 2: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm bụi tại ống khói 2
Phụ Lục 3: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm bụi tại ống khói 3
Phụ Lục 4: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm bụi tại ống khói 4
Phụ Lục 5: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm CO2 tại ống khói 1
Phụ Lục 6: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm NO2 tại ống khói 1
Phụ Lục 7: Kết quả chạy mô hình ô nhiễm SO2 tại ống khói 1
Phụ Lục 8: Mẫu phiếu điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH hiện
nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó
còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.

Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác
bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều
ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và
ngày càng nghiêm trọng.Nguyên nhân chủ yếu là bắt nguồn từ con người. Con
người với sự phát triển nhanh chóng của mình không để ý đến môi trường, đang
ngày càng làm cho môi trường sống của mình bị thu hẹp. Đặc biệt là môi
trường không khí tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả nước ta đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng.
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành
đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Hiện đã phát hiện 217 điểm quặng và mỏ
khoáng sản với hơn 30 loại hình khoáng sản khác nhau phân bố tập trung ở các
huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai… Thái Nguyên là một Tỉnh có hai
ngành công nghiệp tương đối phát triển là ngành khai thác khoáng sản và ngành
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.Cùng với sự phát triển của ngành khai
khoáng thì ngành vật liệu xây dựng cũng rất phát triển, trong đó xi măng là một
trong những vật liệu quan trọng trong ngành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2

Những năm gần đây Thái Nguyên không ngừng đẩy mạnh CNH - HĐH,
những lợi ích mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo
dục, xã hội. Tuy nhiên sự gia tăng tốc độ đô thị hóa kéo theo sự gia tăng các chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

3

thải công nghiệp, giao thông và sinh hoạt làm giảm chất lượng môi trường sống,
gia tăng bệnh tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.Năm 2011,
nhóm nghiên cứu thống kê trên 650 người dân sống xung quanh khu vực Nhà
máy xi măng Bỉm Sơn bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường không khí (chủ
yếu là ô nhiễm bụi). Môi trường bị ô nhiễm đã gây ra các bệnh liên quan đến
đường hô hấp như ho, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng...
Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10 km về phía Tây, trên địa
bàn hai xã giáp nhau là Phúc Hà và An Khánh có công ty xi măng Quan Triều đã
và đang trực tiếp, gián tiếp tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định, phục
vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương đồng thời đóng góp một lượng lớn
cho ngân sách quốc gia.Năm 2007 sau khi được thông qua đánh giá tác động môi
trường công ty cổ phần xi măng Quan Triều đã tiến hành đầu tư xây dựng dây
chuyền sản xuất xi măng lò quay công suất 600.000 tấn Clinker/năm.Với 02 dây
chuyền lò đứng, tiến hành dự án đầu tư đổi mới công nghệ nhà máy xi măng Quan
Triều.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất xi măng cũng là nguyên nhân chính làm cho
các vấn đề môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng ngày càng trở
nên bức xúc ở địa phương.
Từ thực trạng môi trường như trên và xuất phát nguyện vọng của bản thân
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy
xi măng Quan Triều đến môi trường không khí” dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
T.S Lê Văn Thơ - Giảng viên trường Đại học Nông lâm.
2. Mục têu của đề tài
* Mục tiêu chung: Thông qua đề tài nghiên cứu phân tích và đánh giá được
hiện trạng môi trường không khí tại khu vực xung quanh và khu vực sản xuất của
nhà máy xi măng Quan Triều, trên cơ sở đó tiến hành dự báo mức độ ô

nhiễm không khí bằng phương pháp mô hình hóa.
* Mục tiêu cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

4

- Đánh giá được chất lượng môi trường không khí tại khu vực xung quanh và
khu vực sản xuất của nhà máy xi măng Quan Triều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

5

- Xác định được nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản
xuất của nhà máy.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trường không khí cho nhà máy.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tễn của đề tài
3.1 .Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu khai
thác và sản xuất khoáng sản nói chung và xi măng nói riêng nhằm mục đích phát
triển kinh tế xã hội.
- Là tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm
và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực xung quanh nhà

máy sản xuất xi măng.
- Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường không khí do
các hoạt động sản xuất xi măng gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường không khí, bảo vệ sức khoẻ của người công nhân lao động.
- Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động sản
xuất đến môi trường. Từ đó có hoạt động tích cực trong việc phòng tránh, giảm
thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

6

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất xi măng
1.1.1. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng ở nước ta
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất
ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt).
Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của ngành
Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng.
Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục
vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: Khoảng 33 thành viên thuộc tổng
công ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm
nghiền (Công ty cổ phần công nghệ IP, 2008) [23].
Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc
độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế Chính phủ
xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.
Năm 2009 toàn ngành công nghiệp xi măng đã sản xuất và tiêu thụ 45,5 triệu

tấn xi măng, tăng 11,4% so với năm 2008, nhập khẩu 3,4 triệu tấn clinker.
Năm 2011 toàn ngành công nghiệp xi măng đã sản xuất và tiêu thụ 49,3 triệu
tấn xi măng, nhập khẩu 1,15 triệu tấn clinker, xuất khẩu khoảng 5,5 triệu tấn clinker
và xi măng. Căn cứ theo dự bán kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 và
các chính sách đầu tư phát triển, Bộ Xây Dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm
2012 khoảng 55 - 56,6 triệu tấn, tăng 11 - 12% so với năm 2011 (Hiệp hội xi măng
Việt Nam, 2010) [25].
- Năng lực sản xuất và các yếu tổ ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp
trong ngành.
Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất xi măng lớn tập trung
nhiều vào thị trường trong nước do thị trường này đang tăng trưởng mạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7

mẽ. Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay đã có khoảng 14 nhà máy xi
măng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

8

lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm, 55 cơ sở xi măng lò
đứng, lò quay chuyển đổi tổng công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm, khoảng 18 triệu
tấn xi măng được sản xuất từ nguồn clinker trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn
clinker).

Hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng phương pháp kỹ thuật khô,
ngoại trừ những nhà máy có lò trộn xi măng đứng với thiết bị và kỹ thuật lạc hậu,
thì những nhà máy còn lại có năng suất trộn xi măng từ 1,4 triệu đến 2,3 triệu tấn
mỗi năm với thiết bị và trình độ kỹ thuật tương đương với những nhà máy khác ở
Đông Nam Á.
Việt Nam đang có khoảng 31 dự án xi măng lò quay với tổng công suất thiết
kế là 39 triệu tấn được phân bổ ở nhiều vùng trên cả nước. (Đa số tập trung ở
miền Bắc, miền Trung và chỉ có 4/31 nằm ở Miền Nam).
Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu hết
các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn,
trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi măng ở
phía Bắc thì dư thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt (Công ty cổ phần công nghệ
IP, 2008) [23].
- Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp:
+ Các DN miền Bắc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật liệu
đầu vào do đó chủ động được về năng lực sản xuất. Doanh nghiệp miền Nam thì
ngược lại .
+ Giá than đá, thạch cao và clinker những nguyên liệu đầu vào chính dùng
cho sản xuất xi măng vẫn tăng đều qua các năm. Mà những nguyên liệu đầu vào
này Việt Nam phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn. Ngoài ra giá gas, dầu hiện
nay biến động ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển tăng. Ảnh hưởng tiêu cực
đến sản xuất và kết quả hoạt động của ngành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

9

+ Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga, Pháp,
Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng. (Không riêng gì

VN, Trung Quốc cũng đang lâm vào tình trạng này). Hiện này với các dự án dây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

10

chuyền, nhà máy xi măng lớn đang triển khai hy vọng sẽ thay thế công nghệ cũ,
giúp năng lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần.
+ Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất
lớn, đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn gia tăng
công suất, đổi mới công nghệ (Công ty cổ phần công nghệ IP, 2008) [23].
- Thị trường, thị phần và các yếu tố ảnh hưởng:
+ Hiện nay trên thị trường giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Bắc
thường thấp hơn giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Nam khoảng 200.000
đồng/ tấn tùy từng loại dao động xung quanh mức chênh lệch này. (tính đến cuối
tháng 4 đầu tháng 5/2008). Tại sao có mức khác biệt này: như đã nêu ở trên, các
doanh nghiệp phân bố không đều giữa các miền, giá đầu vào của nguyên vật liệu,
cước phí vận chuyển, tổng nhu cầu xi măng tại miền Nam chiếm tới 40% tổng nhu
cầu trong khi các doanh nghiệp miền Nam chỉ đáp ứng được 50% tổng nhu cầu đó.
+ Ngoài ra do xi măng là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nên
Chính phủ vẫn nắm quyền kiểm soát giá cả, giá cả bị chặn đầu ra – nhưng giá
nguyên liệu đầu vào không ngừng xu thế tăng lên. Đó là khó khăn rất lớn cho
doanh nghiệp sản xuất trong ngành.
+ Thị phần tiêu thụ lớn nhất thuộc về Tổng công ty Xi măng Việt Nam chiếm
khoảng 40% toàn thị trường – Thị phần tiêu thụ xi măng trong 04 tháng đầu năm
2008 con số này là 41,1% . Các doanh nghiệp lớn trong ngành đều thuộc tổng công
ty xi măng Việt Nam như: Hà Tiên 1, 2, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Hải
Phòng….hơn

33 đơn vị gồm công ty con, công ty cổ phần - tổng công ty nắm quyền chi phối,
công ty liên doanh liên kết (Công ty cổ phần công nghệ IP, 2008) [23].
Nhìn chung, thị trường xi măng Việt Nam đến năm 2010 ổn định về cung cầu
và giá cả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Năm 2010, khối lượng xi măng sản xuất đạt 53,20 triệu tấn, tổng lượng tiêu
thụ đạt 50,20 triệu tấn, tổng lượng nhập clinker khoảng 2,15 triệu tấn với tổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

11

trị giá khoảng 81 triệu USD, giá clinker nhập khẩu bình quân 38 USD/tấn (Hiệp hội
xi măng Việt Nam, 2011) [25].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

12

1.1.2. Hoạt động sản xuất xi măng tại Thái Nguyên
Theo thống kê, năm 2012 cả nước có thêm 4 nhà máy xi măng đi vào hoạt
động, nâng dây chuyền lò quay công nghệ khô lên con số 60, bên cạnh 38 dây
chuyền lò đứng công nghệ bán khô. Trong khi đó, nhu cầu được dự báo là không
tăng mạnh, do đó dẫn tới cung vượt cầu và việc cạnh tranh để bán sản phẩm
giữa các doanh nghiệp sản xuất xi măng ngày càng khốc liệt. Mặc dù vậy, trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên, các doanh nghiệp sản xuất xi măng vẫn duy trì được mức
tăng trưởng ổn định với đa số các dây truyền đều chạy hết công suất
(Thainguyentv,

2012) [27].
Những tháng đầu năm thường khó khăn đối với các đơn vị sản xuất kinh
doanh vật liệu xây dựng do không phải mùa xây dựng. Tuy nhiên, những tháng đầu
năm nay, quy luật ấy dường như không ảnh hưởng nhiều đến các đơn vị xản xuất xi
măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 70.000 tấn là con số mà Công ty TNHH Một
thành viên xi măng Quang Sơn tiêu thụ trong tháng 3/2012. Con số này
tương đương với việc tiêu thụ xi măng vào những tháng cuối năm, khi mà thị
trường xây dựng thực sự sôi động. Các sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết
các tỉnh miền Bắc và tiêu thụ mạnh nhất tại thị trường Hà Nội. Riêng tại thị trường
Thái Nguyên, trong quý I/2012, công ty đã tiêu thụ trên 15.000 tấn, tăng 150%
so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm này, công ty hầu như không còn hàng
tồn kho, sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
Cùng chung những tín hiệu lạc quan như xi măng Quang Sơn, ngay trong
quý I, Công ty cổ phần xi măng Quan Triều cũng đang chạy hết công suất với mức
tiêu thụ 1.350 tấn trong quý I. Công ty cổ phần xi măng La Hiên cũng đã tiêu thụ
được 180.000 tấn và theo lãnh đạo nhà máy cho biết, hiện tại xi măng sản xuất ra
không kịp bán.
Theo dự báo thì lượng xi măng trong năm 2012 sẽ dư thừa khoảng 8 – 10
triệu tấn, khiến thị trường xi măng vốn đã cạnh tranh nay càng khốc liệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×