Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất của hoa lan hồ điệp giống v3 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 79 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM
ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BÓN
QUA LÁ ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HOA
LAN HỒ ĐIỆP GIỐNG V3 TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY
TRỒNG

Thái Nguyên - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang



ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Thanh Vân đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong
quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Đồng
Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí cán bộ nơi
tôi tiến hành thực hiện đề tài đã luôn động viên, giúp đỡ rất nhiều cả về tinh thần
và vật chất cho tôi hoàn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài.............................................................................................. 2
3. Yêu cầu của đề tài................................................................................................ 2
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỂ TÀI .................................................................. 3
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài.................................................................................. 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................................... 4
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA LAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........... 4

1.2.1. Tình hình sản xuất lan trên thế giới ................................................................ 4
1.2.2. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam .......................................................... 5
1.2.3. Tình hình sản xuất hoa tại tỉnh Thái Nguyên.................................................. 9
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG HOA LAN HỒ ĐIỆP
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........................................................................ 10
1.3.1. Các nghiên cứu về giống hoa lan Hồ Điệp trên Thế giới .............................. 10
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ CÂY HOA LAN HỒ ĐIỆP ............... 11
1.4.1. Nguồn gốc và phân loại ............................................................................... 11
1.4.2. Đặc điểm thực vật học của Hoa lan Hồ Điệp................................................ 13
1.4.3. Yêu cầu sinh thái của cây Hoa lan Hồ điệp .................................................. 18
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẾ PHẨM ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG
VÀ PHÂN BÓN QUA LÁ .................................................................................... 20
1.5.1 Những nghiên cứu về chế phẩm điều hoà sinh trưởng ...................................
20
1.5.2. Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá, sử dụng phân bón lá ....................
22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 25
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 25
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 25
2.1.4. Vật liệu nghiên cứu...................................................................................... 25


4

2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 28
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu........................................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 32

3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng
đến sinh trưởng, phát triển của hoa Lan Hồ Điệp giống V3 ................................... 32
3.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng
đến sinh trưởng, phát triển của Hoa lan Hồ Điệp giống V3 .................................... 32
3.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến
các chỉ tiêu năng suất, chất lượng của Hoa lan Hồ Điệp giống V3 ......................... 36
3.1.3. Tình hình sâu bệnh hại đối với hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................... 40
3.1.4. Phân cấp và sơ bộ hạch toán đối với Hoa lan Hồ Điệp giống V3.................. 42
3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển
của giống hoa Lan Hồ Điệp giống V3.................................................................... 44
3.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển
của Hoa lan Hồ Điệp giống V3 .............................................................................. 44
3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các chỉ tiêu năng suất,
chất lượng của Hoa lan Hồ Điệp giống V3 ............................................................ 48
3.2.3. Tình hình sâu bệnh hại đối với hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................... 52
3.2.4. Phân cấp và sơ bộ hạch toán đối với Hoa lan Hồ Điệp giống V3.................. 53
3.3 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu sử dụng phối hợp chế phẩm điều hòa sinh trưởng
và phân bón qua lá đối với hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................................... 55
3.3.1 Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón
qua lá đến các chỉ tiêu năng suất và chất lượng của hoa lan Hồ Điệp giống V3...... 55
3.3.2 Phân cấp và sơ bộ hạch toán kinh tế.............................................................. 57
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 60
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 60
4.2. Đề nghị ........................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 1


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

Đ/c

: Đối chứng

ĐVT

: Đơn vị tính

ĐHST

: Điều hòa sinh trưởng

PBL

: Phân bón lá

ATONIK

: Chế phẩm ATONIK 1.8 DD

Gibberellin 10ppm

: Chế phẩm Gibberellin 10ppm

Thiên nông


: Kích phát tố hoa trái Thiên nông

Đầu trâu 902

: Phân bón qua lá Đầu trâu 902

AMC BO

: Phân bón qua lá AMC BO

SEAWEED

: Phân bón qua lá Rong biển SEAWEED

Nam bắc siêu lân
ATO & ĐT

: Phân bón lá cao cấp Nam bắc siêu lân
: Chế phẩm ATONIK 1.8 DD và phân bón qua lá Đầu trâu 902


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa,

cây

cảnh giai đoạn 2000-2011........................................................................................ 5
Bảng 1.2 Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm ....................... 7

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến động thái ra lá
của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................................................................ 32
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến sự tăng trưởng chiều rộng lá
của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................................................................ 34
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến sự tăng trưởng chiều dài lá
của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................................................................ 34
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến động thái tăng trưởng ..................
35 đường kính thân của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ..............................................
35
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến sự ra hoa và sinh trưởng
phát triển hoa của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 .................................................. 36
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến sự ra hoa và chất lượng
hoa lan Hồ Điệp giống V3 ..................................................................................... 38
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến diễn biến thành phần
bệnh hại chủ yếu trên cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ............................................ 40
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến diễn biến thành phần
sâu hại chủ yếu trên cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ............................................... 41
Bảng 3.9. Phân cấp hoa lan Hồ Điệp giống V3 thí nghiệm sử dụng
chế phẩm Điều hòa sinh trưởng ............................................................................. 42
Bảng 3.10. Sơ bộ hạch toán thu – chi thí nghiệm sử dụng chế phẩm Điều hòa
sinh trưởng cho Hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................................................... 43
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến động thái ra lá
của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................................................................ 45
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sự tăng trưởng chiều rộng lá
của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ....................................................................... 46


vii

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sự tăng trưởng chiều dài lá

của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................................................................ 46
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến động thái tăng trưởng
đường kính thân của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 .............................................. 47
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sự ra hoa và sinh trưởng
phát triển hoa của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 .................................................. 49
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sự ra hoa và chất lượng
hoa lan Hồ Điệp giống V3 ..................................................................................... 50
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến diễn biến thành phần bệnh hại
chủ yếu trên cây hoa lan Hồ Điệp giống V3........................................................... 52
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến diễn biến thành phần sâu hại
chủ yếu trên cây hoa lan Hồ Điệp giống V3........................................................... 53
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến phân cấp hoa lan Hồ Điệp
giống V3 ................................................................................................................ 53
Bảng 3.20. Sơ bộ hạch toán thu – chi đối với thí nghiệm sử dụng phân bón
qua lá cho Hoa lan Hồ Điệp giống V3 ................................................................... 54
Bảng 3.21 Ảnh hưởng của chất ĐHST và phân bón qua lá đến chất lượng
của hoa lan Hồ Điệp giống V3............................................................................... 55
Bảng 3.22 Phân cấp hoa lan Hồ Điệp giống V3 ..................................................... 57
Bảng 3.23 Sơ bộ hạch toán Thu - Chi .................................................................... 58


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến
động thái ra lá của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ................................................. 33
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm Điều hòa sinh trưởng đến
động thái tăng trưởng đường kính thân của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3............ 35
Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của Phân bón qua lá đến động thái ra lá
của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................................................................ 45

Hình 3.4. Biểu đồ ảnh hưởng của Phân bón qua lá đến động thái
tăng trưởng đường kính thân của cây hoa lan Hồ Điệp giống V3 ........................... 48


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của
nền kinh tế, xã hội… nhu cầu sử dụng hoa nói chung và hoa lan nói riêng tăng
nhanh, không chỉ dùng trong những dịp lễ tết như trước đây mà nhu cầu về
hoa trong cuộc sống thường ngày của người dân cũng rất lớn. Bên cạnh đó, nhu
cầu về số lượng cũng đòi hỏi ngày càng cao, số liệu thống kê cho thấy các loài hoa
có chất lượng cao xuất hiện trên thị trường chủ yếu nhập từ Đài Loan, Thái Lan,
Trung Quốc, được tiêu thụ nhiều nhất ở các đô thị, thành phố lớn. Điều này cho
thấy sản xuất hoa ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người dân..
Hiện nay, Lan Hồ Điệp là một trong những loại phong lan được trồng phổ
biến trên thế giới, so với đa số các loại lan khác thì Hồ Điệp khá nổi bật bởi các đặc
tính đa dạng, kích thước hoa to, màu sắc hấp dẫn, lâu tàn và ra hoa quanh năm, lan
Hồ Điệp được mệnh danh là hoàng hậu của các loại lan. Lan Hồ Điệp có nguồn gốc ở
Tây Á, trải rộng trên những núi cao từ Trung Quốc, Tây Tạng đến châu Úc, cây
tăng trưởng và phát triển tốt ở những vùng có độ ẩm cao và nhiệt độ khoảng 15 –
0

30 C.
Đất nước ta là một trong hai khu vực xuất phát các loài lan quý trên thế giới.
Do vị trí địa lý mà khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ và cường độ ánh sáng của nước ta rất
thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cây lan, Thái Nguyên cũng là một
trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên để phát triển ngành trồng lan. Trong
quá trình điều tra và nuôi trồng thử nghiệm các loại lan tại tỉnh Thái Nguyên, Lan

Hồ Điệp được đánh giá có khả năng phát triển thuận lợi với nhiều giống lan Hồ
Điệp khác nhau như: giống Chấm trắng, V31, V3, Mười giờ, Hoàng Hậu, ... đặc
biệt giống V3 là giống hoa to, hoa mầu trắng, nhuỵ hoa mầu vàng rất được ưa
chuộng khi đem ra thị trường và có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên
của tỉnh Thái Nguyên.
Mặc dù vậy, việc phát triển lan tại tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều khó
khăn: cũng như các vùng khác chủ yếu sản xuất hoa dựa vào kinh nghiệm là chính.


2

Công nghệ sản xuất còn thiếu tính đồng bộ, diện tích trong nhà có mái che còn
thấp nên chất lượng hoa cắt không cao, nhiều loại hoa chưa thể trồng trái vụ
nên chưa đáp ứng được nhu cầu hoa cắt thường xuyên. Bên cạnh đó, đầu tư cho
KHKT chưa nhiều, chưa có đơn vị chuyên sâu nghiên cứu phong lan, chưa cung cấp
được nguồn lan tại chỗ, kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế, đặc biệt chưa quan tâm
nhiều đến việc sử dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa lan Hồ Điệp.
Ngày nay, việc sử dụng chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá
cho cây trồng đã khá phổ biến và có vai trò quan trọng trong việc tăng năng
suất, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, việc lựa chọn chế phẩm điều hòa sinh
trưởng và phân bón qua lá thích hợp để sử dụng kết hợp các biện pháp kỹ thuật
trồng lan trong thời kì ra mầm hoa của hoa lan chưa phù hợp làm cho chất lượng
của hoa lan Hồ Điệp chưa cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan trên cũng như góp phần phát triển
ngành trồng lan tại Thái Nguyên, giúp cho người trồng Lan có thêm các biện pháp
kỹ thuật chăm sóc Lan hiệu quả theo hướng công nghiệp, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và
phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất của hoa Lan Hồ Điệp Giống V3 tại Thái
Nguyên”.
2. Mục đích của đề tài

- Xác định loại chế phẩm điều hòa sinh trưởng phù hợp đối với sinh trưởng,
phát triển lan Hồ Điệp giống V3 tại Thái Nguyên.
- Xác định loại phân bón qua lá phù hợp đối với sinh trưởng, phát triển lan
Hồ Điệp giống V3 tại Thái Nguyên.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng đối với hoa lan Hồ Điệp giống V3.
- Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại đối với hoa lan Hồ Điệp giống V3.
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng hoa đối với hoa lan Hồ Điệp giống V3.
- Hạch toán kinh tế đối với hoa lan Hồ Điệp giống V3.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỂ TÀI
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu sản xuất phân bón lá và chế
phẩm để tăng năng suất cây trồng đang phát triển mạnh. Các loại chế phẩm này
bản chất giống như các chất giúp cây tăng trưởng có sẵn trong cây song ở nồng độ
thấp, chưa đáp ứng cho cây sinh trưởng phát triển tốt được. Với nghề trồng hoa,
việc sử dụng chế phẩm điều hoà sinh trưởng có nhiều thuận lợi, đó là:
- Hoa không phải là thực phẩm cho người và vật nuôi, do đó các ảnh hưởng
độc hại (nếu có) của chất điều tiết sinh trưởng không ảnh hưởng đến con người và
vật nuôi.
- Ở nồng độ thấp các chất điều tiết sinh trưởng đã phát huy tác dụng đối
với cây trồng nói chung và với hoa nói riêng nên dư lượng của nó trong đất, nước
là không đáng kể.
- Tác dụng của chất điều tiết sinh trưởng đối với hoa nhanh, rõ rệt.
- Các chất điều tiết sinh trưởng có thể thay đổi một số đặc điểm thực vật

học của cây hoa như: chiều cao cây, màu sắc lá, thời gian sinh trưởng, sự ra hoa,
chất lượng và tuổi thọ của hoa…
Chất điều tiết sinh trưởng thực vật là chất dinh dưỡng nên không thể thay thế
cho phân bón. Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng các chất điều tiết sinh
trưởng phải phối hợp hợp lý chúng với phân bón, đặc biệt trong các trường hợp
muốn làm tăng chiều cao và sinh khối của hoa. Vì vậy ngoài việc bón phân qua rễ
cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây qua lá, sẽ giúp cây hấp thụ nhanh hơn và
đủ chất hơn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là dẫn liệu khoa học có giá trị về việc lựa chọn
những chế phẩm điều hòa sinh trưởng, phân bón qua lá phù hợp để nâng cao
năng suất và chất lượng hoa lan Hồ Điệp giống V3, đồng thời góp phần bổ sung
thêm tài


4

liệu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về hoa lan Hồ
Điệp giống V3 trồng tại Thái Nguyên.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Kết quả đề tài góp phần giải quyết yêu cầu thực tế sản xuất của các hộ nông
dân, các doanh nghiệp trồng hoa lan để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tốt nhất
trong việc nuôi trồng lan Hồ Điệp giống V3 tại Thái Nguyên.
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA LAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình sản xuất lan trên thế giới
Hiện nay tình hình sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách
mạnh mẽ và đã trở thành một ngành thương mại có lợi cho nền kinh tế các nước
trồng và xuất khẩu hoa. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày được mở rộng
và không ngừng tăng lên, nhiều tạp chí về hoa lan được xuất bản, nhiều cuộc hội
thảo về lan đã được tổ chức. Trước đây việc nuôi trồng và xuất khẩu chủ yếu là
lan rừng nên nguy cơ khoảng 13 loài tuyệt chủng, ngày nay việc trồng lan dần theo

quy mô công nghiệp, việc xuất khẩu lan đã đạt tới số lượng hàng trăm ngàn giò,
hàng vạn cành lan trong một năm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường.
Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch
thương mại hoa lan cắt cành trên thế giới năm 2000 đạt 150,0 triệu USD, trong đó
Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành đứng thứ nhất thế giới, sau đó là Ý,
tiếp theo là Pháp, Đức đứng thứ tư và thứ năm là Mỹ .
Vì có giá trị kinh tế cao nên rất nhiều nước đã tập trung vào việc nghiên cứu
hoa lan chất lượng cao để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Inđônêsia, Hà Lan đã đầu tư mạnh cho các trang
trại, công ty để sản xuất hoa chậu và hoa cắt. Họ tập trung chủ yếu vào việc nhân
nhanh lan sạch bệnh, hoa đẹp, có mùi thơm, đa dạng về màu sắc và hình dạng để
cung cấp cho hơn 50 nước trên thế giới. Do đó, chúng ta có thể nói rằng sản xuất
lan đã đem lại lợi nhuận rất cao cho các nước đang phát triển và phát triển.
Trong số các loài lan, lan Hồ Điệp được ưa thích về màu sắc, kiểu dáng trang
nhã nhưng cũng không kém phần kiêu sa và được mệnh danh là “ nữ hoàng “
của


5

các loài hoa lan. Chính vì vậy, việc trồng lan Hồ Điệp không chỉ dừng lại ở qui mô
gia đình mà đã nhanh chóng được mở rộng và trở thành lãnh vực quan trọng trong
nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nước trên thế giới như Đài
Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.
Trong những năm gần đây, lan Hồ Điệp trở thành lan trồng chậu phổ biến và
được ưa chuộng nhất. Tổng sản lượng chiếm trên 75% trong các loại lan được
trồng trên thế giới. Tại Hà Lan, Hồ Điệp cũng là loại lan được trồng trong chậu phổ
biến và có giá trị cao nhất trong ngành trồng hoa. Tại Mỹ, Hồ Điệp là hoa trồng
chậu trang trí và quà tặng cao cấp.

Lan Hồ Điệp được trồng mọi nơi trên thế giới, hầu hết là ở Đức, Nhật Bản,
Đài Loan, Thái Lan, Hoa Kỳ..vv. Lợi nhuận đem về từ việc xuất khẩu cây con hay cây
có hoa đều lớn [22].
1.2.2. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam
Nghề sản xuất hoa, cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời, nhưng chỉ được coi là
một ngành kinh tế và có giá trị hàng hoá từ những năm 1980. Cũng giống như trên
thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ phát triển khá nhanh.
Bảng 1.1 Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa,
cây cảnh giai đoạn 2000-2011
Chỉ tiêu
Tổng diện tích (ha)

Năm

Năm

Năm

Năm

2000

2005

2008

2011

6.800


11.200

950.000

1.960.000

Giá trị thu nhập TB (Tr.đ/ha/năm)

140

275

350

420

Mức tăng diện tích so với 2000 (lần)

1,0

2,1

1,9

2,4

1,0

2,0


4,6

7,2

Giá trị sản lượng (Tr.đ)

Mức tăng giá trị sản lượng so với
2000 (lần)

12.600

16.200

4.410.000 6.800.000

(Số liệu thống kê và điều tra tổng hợp của Viện Nghiên cứu Rau quả năm 2012)


6

So với năm 2000, diện tích hoa, cây cảnh năm 2011 đã tăng 2,4 lần, giá trị
sản lượng tăng 7.2 lần (đạt 6.800 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu xấp xỉ 50 triệu USD)
Mức tăng giá trị thu nhập/ha là 3,0 lần (đã có nhiều mô hình đạt 800 triệu đến 2,5
tỷ đồng/ha/năm). Tốc độ tăng trưởng này là rất cao so với các ngành nông nghiệp
khác.
Cũng theo kết quả điều tra, nhu cầu thị trường hoa, cây cảnh của Việt Nam
trong giai đoạn 2000 – 2011 trung bình tăng 9%/năm. Mức độ tiêu dùng hoa, cây
cảnh trung bình của người dân đô thị năm 2000 là 25.000đ/ người/ năm, đến
năm
2011 tăng lên 52.000đ/ người /năm. Ở nông thôn, mức độ tiêu dùng tương ứng chỉ

bằng 20% so với đô thị. Sự tăng trưởng của ngành sản xuất hoa, cây cảnh luôn ổn
định trong suốt 11 năm qua.
Theo ước tính, có được kết quả trên là do sự đóng góp của nhân tố xã hội
(do thu nhập ngày càng cao, đời sống người dân ngày càng cải thiện), chiếm 40%;
sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách chiếm 15%; sự nỗ
lực của người dân 25% và do kết quả đóng góp của khoa học 20%.
Trước năm 1995, Việt Nam chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền
thống, thông dụng như quất, đào, mai, hồng, cúc, layơn, huệ, thược dược. Những
năm gần đây, một số chủng loại hoa, cây cảnh cây cảnh mới, cao cấp đã dần dần
được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị.
Kết quả điều tra cho thấy: các loại hoa truyền thống có xu hướng giảm dần
về diện tích (đồng thời cũng giảm dần về cơ cấu) để thay vào đó là các chủng loại
hoa mới, có giá trị cao hơn (lily, lan, cát tường, tình nhân thảo, salem, bay bi, trà,
hải đường, đỗ quyên,...)
Có sự thay đổi trên là do nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn hướng đến
những chủng loại cây cảnh, cây hoa, cây cảnh mới lạ, có chất lượng cao (màu sắc
đẹp, độ bền lâu, có hương thơm…); do sự hội nhập với bên ngoài: càng ngày càng
có nhiều chủng loại hoa, cây cảnh mới được du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con
đường khác nhau; và do có đóng góp rất lớn của các cơ quan khoa học trong việc
lai tạo, thu thập, tuyển chọn các giống hoa, cây cảnh mới. Các nhà đầu tư trồng
hoa,


7

cây cảnh cần nắm bắt những thông tin và tính toán để cân đối giữa cung và
cầu trong quá trình sản xuất.
Bảng 1.2 Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm
Đơn vị tính: %
Năm 1995


Năm 2000

Năm 2011

100%

100%

100%

1. Hồng

25

24

18

2. Cúc

24

23

21

3. Layơn

15


14

14

4. Thược dược

6

4

2

5. Huệ

11

9

5

6. Đồng tiền

5

7

9

7. Lily


2

5

12

8. Cẩm chướng

3

3

3

9. Lan

2

3

6

10. Hoa khác

7

8

10


Chủng loại

Sản xuất hoa Lan đã có sự thay đổi đáng kể tuy nhiên vẫn chiếm phần trăm
nhỏ so với các loại hoa khác (6%) và việc trồng hoa Lan ở Việt Nam mới chỉ phát
triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu ấm áp quanh năm là trung tâm văn hóa
kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật của miền Nam có một tiềm năng lớn về nuôi
trồng và kinh doanh hoa lan.
Từ năm 1980 Việt Nam đã xuất khẩu lan sang Liên Xô, Tiệp Khắc. Năm
1987 ở thành phố Hồ Chí Minh đã có các vườn lan quốc doanh và tư nhân cùng với
sự ra đời của nhiều hội lan, cây cảnh và có nhiều cơ sở nghiên cứu ra đời. Theo số
liệu điều tra bước đầu tính đến năm 1986 thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 15 gia
đình có vườn lan với số lượng 1000 – 7000 chậu và đến năm 1987 ở thành phố Hồ
Chí Minh đã có vườn quốc doanh tư nhân: vườn lan T78, vườn lan Hàng Không dân


8

dụng, đến năm 2004 có 50 ha, năm 2005 là 80 ha, và mở rộng diện tích lên 200 ha
vào năm 2011.
Ở Hà Nội, mười năm gần đây, khi đời sống người dân thủ đô nâng cao, nhu
cầu thưởng thức hoa lan tăng, nhiều khi cung không đủ cầu và phong trào
nuôi trồng lan tự phát lan rộng cả đến các vùng phụ cận khiến các nhà khoa học
phải vào cuộc, đi sâu nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh hoa lan. Do do mà hiện
nay thủ đô và các tỉnh, thành lân cận, đến thời điểm này, nông dân nhiều huyện
ngoại thành Hà Nội đã trồng mới được gần 1.300 ha hoa các loại. Những huyện có
truyền thống trồng hoa tử lâu năm như Từ Liêm đã trồng được hơn 400 ha hoa, Mê
Linh gần 500 ha ...
Tại Viện Sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp I Hà

Nội đã cho ra đời hàng vạn cây giống hoa lan có giá trị kinh tế như: Hồ Điệp
(Phalaenopsis), Cát lan (Cattleya), lan Thái (Dendrobium)… Ngoài ra viện còn làm
cố vấn kỹ thuật, chuyển giao qui trình nuôi trồng một số giống lan có hiệu quả kinh
tế ở các tỉnh như Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn… và tại Trung tâm Kỹ thuật Rau
– Hoa – Quả Hà Nội, 2 năm trở lại đây, phòng nuôi cấy mô hoạt động cho ra đời
mỗi năm hàng vạn cây lan Hồ Điệp giống và hàng vạn cây giống khác, đặc biệt đã
thành công trong việc nhân giống lan Hài, lan Kiếm (Hoàng Vũ, Bạch Ngọc…).
Tại Trung tâm Kỹ thuật Rau – Hoa – Quả Thường Tín, Hà Tây, tiền thân là liên
doanh hoa JAVECO được thành lập năm 1997, năm 2000 phía Nhật đã chuyển giao,
để lại toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật (phòng cấy mô hiện đại, 2 nhà kính trồng lan,
30 nhà ống Vinyl và một số thiết bị khác…).
Ngành sản xuất hoa lan ở các tỉnh, thành phố phía Nam phát triển mạnh
hơn miền Bắc. Nói chung vấn đề sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu hoa lan ở Việt
Nam từ trước đến nay vẫn còn ở mức tiềm tàng, trong khi đó sức cạnh tranh thị
trường trên thế giới là rất lớn, những hoạt động, kinh doanh và xuất khẩu trong
thời gian qua chỉ có ý nghĩa khởi động và hứa hẹn sự phát triển trong tương lai.
Năm 2009, quy mô diện tích sản xuất hoa lan Hồ Điệp ở miền Bắc đạt
khoảng 4.400 m2, cung cấp cho thị trường khoảng 131.000 cây, đáp ứng được 21%
nhu cầu của thị trường. Hiệu quả kinh tế đem lại từ sản xuất lan Hồ Điệp là rất cao.


9

Qua tính toán cho thấy, lãi thu được từ sản xuất lan Hồ Điệp đạt trung bình từ 280

540 triệu đồng/1000m2 như mô hình tại Viện Nghiên cứu rau quả. Đặc biệt một
số mô hình cho lãi từ 700 triệu – 1 tỷ đồng/1000m2 như công ty Cửu Long, Trung
tâm ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh…
Lan Hồ điệp, là một loài lan có độ bền hoa cao trong điều kiện thích hợp,
cũng là một loài cây rất thích hợp để trồng trong nhà, dễ ra hoa. Hơn nữa, trong vài

thập kỉ gần đây nền công nghệ trồng lan phát tiển giúp người trồng đã giảm
giá thành đáng kể đối với loại lan này nên giá cả phù hợp với những người mê hoa
hay người mới tập trồng, Hồ Điệp rất được ưa chuộng và được trồng ở nhiều nơi.
1.2.3. Tình hình sản xuất hoa tại tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, phía
Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn,
Bắc Giang, phía Tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Thái Nguyên có 9 huyện
thị gồm: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Định Hoá, Phú Lương,
Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình và huyện Phổ Yên. Thái Nguyên là một trong
những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của Việt Nam nói chung, của vùng
trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của
cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía bắc, cửa ngõ giao lưu kinh
tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên là nơi tụ hội
các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng
núi phía Bắc rộng lớn còn có lợi thế để phát triển nông nghiệp.
Nghề trồng hoa ở Thái Nguyên mới được khai thác và phát triển bởi vậy nghề
trồng hoa nơi đây còn rất non trẻ, nhưng tốc độ phát triển rất nhanh. Như hoa lily,
hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, hoa lan... do lợi nhuận từ nghề trồng hoa đem lại cao,
nên diện tích hoa các loại ngày một tăng nhanh và cây hoa đã trở thành cây chủ lực
cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Thái Nguyên.
Sản xuất hoa ở Thái Nguyên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống và áp
dụng phương pháp nhân giống hoa cổ truyền, dễ làm, quen với kinh nghiệm của
nông dân, chi phí thấp. Do đó trong sản xuất, phương pháp trồng thoa truyền
thống


10

là chủ yếu và chiếm ưu thế.
Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đội ngũ cán bộ nông nghiệp

được đào tạo cơ bản, người dân đã mạnh dạn sử dụng cây con giống bằng
phương pháp nuôi cấy mô tế bào tạo cây giống khoẻ, sạch bệnh cùng với những
trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất trồng hoa. Đây là một lợi thế làm tiền
đề cho ngành sản xuất hoa lan phát triển.
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG HOA LAN HỒ ĐIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1.3.1. Các nghiên cứu về giống hoa lan Hồ Điệp trên Thế giới
Cây lan được biết đến đầu tiên ở Phương Đông vào khoảng 2500 năm về trước
(Thời đại của Đức Khổng Tử, 551- 479 trước công nguyên).
Hoa lan thường mọc ở các vùng nhiệt đới, đã được các thuỷ thủ, các lái
buôn, nhà truyền giáo mang về nên người châu Âu biết đến rất muộn, lan
được chú ý trước hết để làm thuốc chữa bệnh. Ở đây người ta đã tiến hành
nghiên cứu rất công phu tỉ mỉ về lan. Có thể nói Theophara stus là cha đẻ ngành
học về lan và ông cũng là người đầu tiên dùng từ Orchid để chỉ một loài lan có củ
tròn. Sau đó Robut Bron (1773 - 1858) là người đầu tiên đã phân biệt rõ ràng giữa
họ lan và các họ khác [8]. Người đặt nền tảng hiện đại cho môn học về lan là John
Lindley (1799 - 1865). Năm
1836 ông công bố, sắp xếp các tông họ lan (A tabuler view of the tribes of
orchidaler). Tên của họ lan do ông đưa ra được dùng cho đến ngày nay [8].
1.3.2. Các nghiên cứu về giống hoa lan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan thời kỳ đầu không rõ rệt, có lẽ người
đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro - Nhà truyền giáo người
Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1789 trong
cuốn “Flora cochin chinensis”, gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến nam
phần Việt Nam là Aerides, Phaius và Sarcopodium... mà đã được Bentham và
Hooker ghi lại trong cuốn “Genera planterum” (1862 - 1883) [7]. Chỉ sau khi người
Pháp đến Việt Nam mới có những công trình nghiên cứu được công bố đáng kể là
F. Gagnepain và A. Gnillaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nước Đông



11

Dương trong bộ “Thực vật Đông Dương chí” do H. Lecomte chủ biên, xuất bản
năm 1932 - 1934 [15].
Sau năm 1975 các nhà khảo cứu Việt Nam, Liên Xô, Tiệp Khắc bắt đầu tìm
kiếm và nghiên cứu về những giống lan tại Việt Nam.
Gần đây nhất tác giả Leonid Averyanov và các tác giả Nguyễn Tiến Hiệp,
Phan Kế Lộc, Dương Đức Huyến đã lần lượt công bố trên tờ nguyệt san Orchids
của Hội hoa lan Hoa Kỳ những khám phá mới lạ đã phát hiện thấy 4 loài lan ở Việt
Nam chưa được biết đến đó là Paphio

pledilum helenae, Renamthera

citrina, Paphiopedilum hiepii và Vanda bidupensis.
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ CÂY HOA LAN HỒ ĐIỆP
1.4.1. Nguồn gốc và phân loại
1.4.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân bố
* Nguồn gốc
Cây lan Orchida thuộc họ phong lan Orchidaceae, bộ lan Orchidales, lớp một
lá mầm Monoctyledoneae.
Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, là loại lan có hoa lớn, đẹp,
bền. Lan Hồ Điệp có màu sắc phong phú, không thua kém giống lan nào khác từ
trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại lan Hồ Điệp có sọc nằm ngang hoặc thẳng
đứng hoặc có đốm to hay nhỏ. Giống Phalaenopsis có khoảng 70 loài trong đó có 44
chủng loại, mọc từ dãy Hymalaya đến châu Á có hơn 20 loài lan ưa nóng có ở các
nước Đông Nam Á như bán đảo Mã Lai, Indonesia, Philippine, đông Ấn Độ [11].
Lan Hồ Điệp được khám phá vào năm 750, đầu tiên được ông Rumphius xác
định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linne đổi lại là Epidenndrum
amabilis vào năm 1825, Blume một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa
là Phalaenopsis amabilis Bl ..và tên đó được dùng cho đến ngày nay [22].

* Vị trí phân bố
Cây hoa lan mọc ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ miền gió tuyết đến sa mạc
nóng bỏng khô cằn, từ miền núi cao rừng thẳm đến đồng cỏ của miền bình
nguyên và ngay cả các vùng sình lầy cũng có lan. Đa số lan mọc tập trung ở các
rừng cây


12

nhiệt đới, ở các nước Châu Á như

Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia, Việt Nam có

Dendrobium, Vanda, Phalaenopsis, Archinis, Renanthera, ở Châu Nam Mỹ như
Costarica, Venezuela, Colombia có các giống Cattleya, Odontoglosum, Miltonia [9].
Lan Hồ Điệp sống ở độ cao 200- 400 m nên vừa chịu khí hậu nóng ẩm vừa
0

0

chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20 – 30 C, trong đó khí hậu lý tưởng cho
0

0

việc nuôi trồng loại lan này là 22 C – 27 C
Việt Nam có khoảng 5- 6 giống nguyên chủng, gồm Phalaenopsisi gibbosa
Sweet,

phalaenopsis


mannii, Phalaenopsis

braceana,

christenson,

phalaenopsis fuscata, Phalaenopsis lobbii. Hầu hết có hoa nhỏ nhưng màu sắc
sặc sỡ, hương thơm độc đáo [22].
1.4.1.2. Phân loại hoa lan
Cây hoa lan thuộc họ lan (Orchidaceae), ở trong lớp đơn tử diệp, lớp 1 lá
mầm (Monocotyledoneae), thuộc ngành ngọc lan - thực vật hạt kín Magnolio
phyta, phân lớp hành Lilidae, bộ lan Orchidales [1],[2],[8].
Theo tác giả Takhtajan (1980), họ lan bao gồm cả họ Apostasicideae và họ
Cypripedicideae chia thành 3 họ phụ gồm:
1. Orchidadeae
2. Cypripedicideae
3. Apostasicideae
Trong đó họ phụ lan (Orchidadeae) là phức tạp nhất, có nhiều giống nhiều loại
nhất, hai họ phụ kia mỗi loại chỉ có một tông [8].
Gần đây, do phân tích hoa đầy đủ hơn và đi sâu vào đặc tính di truyền, các
nhà khoa học đã chia họ lan thành 6 họ phụ:
1. Apostasicideae
2. Cypripedicideae
3. Neottioi deae
4. Orchidadeae
5. Epidendroi deae
6. Vandoideae



13

Cả 6 họ phụ này đều phổ biến rộng rãi trên trái đất. Họ lan của Việt Nam
cũng khá phong phú, theo thống kê sơ bộ gần đây có khoảng 140 chi và 730 loài.
Như vậy, họ lan đã trở thành 1 đối tượng cực kỳ phong phú và đặc sắc của hệ
thực vật Việt Nam, không những là một trong những họ thực vật lớn nhất mà còn
đóng góp nhiều về mặt giá trị sử dụng cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, việc
phân loại cây trồng hết sức phức tạp, cho đến nay chưa có khoá phân loại cho các
đơn vị dưới loài, trong khi đó việc phân loại cho các đơn vị dưới loài hết sức quan
trọng, nhất là trong công tác chọn giống cây trồng [12].
Đối với Hoa lan Hồ Điệp được phân loại như sau:
Ngành: Magnoliophyta (thực vật hạt kín)
Lớp: Monocotyledoneae (lớp một lá mầm liliopsida)
Bộ: Orchidaceae
Họ: Orchidaceae Giống:
Phalaenopsis Loài:
Phalaenops is spp
Tên khoa học: Phalaenopsis wedding promenade [22].
1.4.2. Đặc điểm thực vật học của Hoa lan Hồ Điệp
Thân cây họ lan: cây lan sống ở những nơi hoang dã, ở các địa điểm rất khác
nhau, điều kiện môi trường rất khác nhau như các sườn núi cao giá lạnh, trên
cây cao gió thốc hoặc ẩm ướt tối tăm ven suối trong rừng rậm..., cấu trúc loài lan
cũng đa dạng để thích nghi.
Lan Hồ Điệp thuộc loại lan đơn thân, tức là thân của chúng rất ngắn không hề
có giả hành, cũng không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Lan đơn thân sinh trưởng rất
chậm chạp, thân chính của nó trong môi trường thuận lợi hàng năm lại mọc ra các
lá mới, chúng mọc theo hướng cao hơn theo phương thẳng đứng còn cành hoa thì
mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá, lá mọc xếp thành hai hàng, xen kẽ nhau.
Theo sự sinh trưởng của cây, các lá già ở dưới gốc dần dần già héo và rụng đi,
đến khi có chồi nách mọc ra, nhưng thường không mọc dài ra được. Vì cây lan

thường rất khó ra chồi nhánh nên không dùng phương pháp tách cây để nhân giống.
Thân của lan Hồ Điệp,


14

ngoài tác dụng giữ cho cây thẳng đứng, còn có chức năng tích trữ chất dinh dưỡng
và nước cho cây [22].
Rễ lan: đa số rễ của các loài lan có lớp mô xốp bao quanh rễ thật. Rễ của
phong lan có lớp mô xốp màu trắng ngà với nhiều công dụng khác nhau: bảo vệ
nguồn dẫn nước bên trong của rễ; hút nước và các muối khoáng bám trên mặt rễ
và hấp thụ cả hơi nước trong không khí ẩm.
Hệ rễ của lan Hồ Điệp không phân chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhánh, lông
hút rõ ràng. Hệ rễ của lan Hồ Điệp thường có dạng hình tròn, to, mập, có nhánh
hoặc không phân nhánh. Rễ thường có màu trắng, đầu rễ có màu xanh, màu vàng
trắng hoặc màu đỏ tối. Rễ của lan Hồ Điệp thường mọc tràn ra ngoài chậu, buông
lơ lửng ra không khí, có lợi cho việc hút O2 và nước. Có những nghiên cứu cho thấy
rễ lan Hồ Điệp cũng như phong lan có khả năng quang hợp.
Rễ của lan Hồ Điệp cũng như một số loài lan khác có nấm cộng sinh. Do hạt
của hoa lan nói chung đều không có nội nhũ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng
khi nảy mầm, trong điều kiện nảy mần tự nhiên, cần dựa vào các nấm cộng sinh để
hút chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng của cây, các loài nấm này sống
cộng sinh tại rễ của cây lan để hỗ trợ lẫn nhau, vì thế rễ của cây lan còn được gọi là
rễ nấm. Nên việc tưới và bón phân cho cây lan Hồ Điệp cần cẩn thận chính là vì
trên rễ cây có nấm cộng sinh [22].
Lá lan: lá của họ lan có hình dáng và kích thước rất khác nhau. Lá của nhiều
loại lan rất dai, dày dặn, rất chắc có thể trữ được nước và các chất dinh dưỡng. Lá
của các loài lan mọc ở 2 phía của thân cây. Lá của lan kiếm mọc trên cây thường
dày và cứng hơn mọc dưới đất vì chúng phải lưu trữ nước và dinh dưỡng.
Lá của lan Hồ Điệp to dày, đầy dặn, lá mọc đối xứng, ôm lấy thân cây. Số lá

trên thân cây thường không nhiều, thông thường 1 cây lan trưởng thành có từ 4
lá trở lên. Trong nách lá có 2 chồi phụ, chồi phụ trên to hơn là chồi sơ cấp, bên dưới
là chồi dinh dưỡng sơ cấp. Các chồi sơ cấp này sinh trưởng đến một mức độ nào đó
thì bắt đầu đi vào giai đoạn ngủ nghỉ. Màu sắc của lá gồm 3 loại: lá màu xanh, mặt
trên lá và mặt dưới lá màu đỏ, mặt trên lá đốm và mặt dưới lá màu đỏ. Căn cứ
vào màu


15

sắc lá có thể phân biệt được màu sắc hoa của chính nó, lá màu xanh thường ra
hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu, còn các lá màu khác thường cho hoa màu đỏ.
Lan Hồ Điệp để thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, thông thường
bề mặt trên của lá không có khí khổng, chỉ có mặt dưới của lá mới có khí khổng.
Lan Hồ Điệp là loại thực vật CAM, giống như các thực vật CAM khác nên khí
khổng mở ra vào ban đêm để thu nhận CO2 để tạo ra chất dự trữ trong cơ thể,
vào ban ngày CO2 được sử dụng cho quá trình quang hợp. Ưu điểm của loại thực
vật này là khí khổng không mở vào ban ngày nên cây không bị mất nước do quá
trình thoát hơi nước. Điều kiện này đối với cây không được cung cấp nước thường
xuyên là rất có lợi. Khi cây có đủ nước thì khí khổng cũng mở ra vào ban ngày để
hút khí CO2 tiến hành quang hợp bình thường. Nếu gặp phải điều kiện khô hạn
nghiêm trọng thì khí khổng sẽ đóng lại, quá trình quang hợp diễn ra chỉ vửa đủ cho
lượng CO2 tạo ra trong quá trình hô hấp. Đây chính là nguyên nhân khiến cho cây
lan Hồ Điệp mặc dù không có giả hành nhưng lại có khả năng chịu hạn tốt [22].
Hoa lan: hoa của tất cả các loài trong họ lan dù rất khác nhau về kích thước
màu sắc và hình dáng nhưng chúng được cấu tạo theo cùng một khuôn mẫu:
Hoa lan có 7 bộ phận gồm: 3 cánh đài bên ngoài, 3 cánh hoa và trụ của bông hoa.
Đoạn cuống tiếp giáp bông hoa, lá bầu hoa có 3 tâm bì chính là 3 ô của quả lan
chứa đầy các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn.
Cánh đài: bộ phận bên ngoài của hoa là 3 cánh đài, bảo vệ hoa khi còn là nụ.

Đây là nét độc đáo của hoa lan. Đại đa số hoa lan có 3 cánh đài hoàn toàn giống
nhau. Hoa lan Vanda có 3 cánh đài to và đẹp hơn cánh hoa, ngược lại ở một số loài
lan như lan Hài có 2 cánh kém phát triển và dính liền vào nhau.
Cánh hoa: cánh hoa là bộ phận quan trọng nhất để tạo ra vẻ đẹp quyến rũ
của hoa lan. Hai cánh hoa trên giống nhau hoàn toàn về màu sắc và kích thước.
Một số loài hoa lan có 3 cánh đài và 2 cánh hoa trên có màu sắc và kích thước
gần giống nhau nên đã làm cho nhiều người hiểu nhầm loài hoa này có 5 cánh hoa.
Một số loài lan đặc biệt như lan hài có 2 cánh hoa dài ra thành hình dải, có khi chúc
xuống, có khi lướt sóng thành đường viền nhăn nheo kỳ lạ.


16

Cánh hoa phía dưới có màu sắc, hình dạng rất đặc sắc khác hẳn với 2 cánh
hoa trên được gọi là cánh môi hay lưỡi. Cánh môi của hoa quyết định phần lớn giá
trị thẩm mỹ của hoa. Thiên nhiên đã cho lưỡi hoa vẻ đẹp về màu sắc và kiểu dáng
mà con người khó hình dung được. Cánh môi thường lớn lộng lẫy với nhiều màu
sắc rực rỡ, hình dáng có thể đơn giản nhưng kỳ lạ, có thùy, rìa, tua, sóng...
Trụ hoa: giữa bông hoa có một cái trụ. Trụ hoa có chứa cả nhụy hoa và nhị
hoa, có loài lan hài có 2 nhị. Đầu trụ là một nắp chứa phấn hoa. Khác với các loài
hoa khác, hạt phấn hoa được kết với nhau bằng một chất sáp tạo thành những
viên gọi là phấn khối. Do đặc tính phấn hoa lan nên ở một số nước như Hàn Quốc
người ta cho trồng hoa lan trong bệnh viện và cho mang hoa lan vào thăm bệnh
nhân. Số lượng phấn khối có thể là 2, 4, 6, 8 tùy loài hoa. Cát lan và Laelia rất giống
nhau về tất cả các mặt nhưng khác nhau về số phấn khối. Cát lan có 4 phấn khối
còn Laelia có 8. Phía dưới nắp là một điểm trũng bóng, nếu lấy đầu que diêm
chấm vào điểm đó ta sẽ thấy có một chất nhầy và dính. Đây chính là đầu nhụy nơi
tiếp nhận phấn.
Bầu hoa: khi phấn khối rơi vào đầu nhụy tạo ra sự thụ phấn. Hoa sẽ héo đi
nhanh chóng, bầu hoa phình rộng ra thành quả lan. Trong mỗi quả có rất nhiều hạt

(hàng vạn, hàng triệu tùy loại). Sau vài tháng hoặc lâu hơn, quả lan sẽ chín và nứt
dọc theo 3 khe của 3 ô. Các hạt lan có thể bị gió cuốn đi rất xa. Hạt lan không chứa
chất dinh dưỡng như những loài thực vật khác nên chúng không thể mọc thành
cây lan con được nhưng chúng vẫn sinh sôi nảy nở và phát triển vì chúng có những
hạt đã gặp được loài nấm cộng sinh hỗ trợ các chất dinh dưỡng để cây lan con lớn
dần tới khi bộ rễ phát triển để có thể tự nuôi sống.
Họ lan được xếp vào đỉnh cao của mức độ tiến hóa trong các họ cây có hoa.
Kết luận này dựa vào sự hoàn chỉnh của cấu trúc hoa lan tạo cho sự thụ phấn bằng
côn trùng được thuận lợi nhất. Nếu thụ phấn chỉ do phấn của bông hoa rơi trên
đầu nhụy của chính bông hoa đó thì loài hoa này nhanh chóng bị thoái hóa hơn.
Phấn của hoa lan được kết dính nên không dễ dàng rơi xuống đầu nhụy dù gió
có lay mạnh bông hoa.
Khi hoa còn là nụ, nụ có thể là nghiêng hay dựng đứng ở các vị trí khác nhau.


×