Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Quản lí hoạt động thư viện hướng tới giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 229 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN
HƢỚNG TỚI GIÁO DỤC “VĂN HÓA ĐỌC”
CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THCS
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN
HƢỚNG TỚI GIÁO DỤC “VĂN HÓA ĐỌC”
CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THCS
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:



1. PGS.TS. Vƣơng Thanh Hƣơng
2. PGS.TS. Trần Thị Thái Hà

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số
liệu trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kì công trình nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Quỳnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án Tiến sĩ này là một phần quan trọng trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Với tất cả tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
Trung tâm Đào tạo và Bồi dƣỡng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và và
các nhà khoa học tham gia đào tạo NCS Quản lí giáo dục khóa 2014-2018 đã
dìu dắt, giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới tập thể cán bộ hƣớng dẫn luận
án: 1. PGS.TS Vương Thanh Hương, 2. PGS.TS Trần Thị Thái Hà đã luôn tận
tình chỉ dẫn, giúp đỡ, động viên và chia sẻ với tôi những kinh nghiệm quý báu

trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn trƣờng Đại học Thủ Đô Hà Nội và các đồng nghiệp cơ
quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về công việc, tài chính và
khích lệ mạnh mẽ để tôi có động lực phấn đấu vƣơn lên hoàn thành nhiệm vụ
học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia của Sở Giáo dục và Đào tạo
Hà Nội, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trƣờng THCS trên địa bàn thành
phố Hà Nội đã nhiệt tình cộng tác, hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện
các nội dung nghiên cứu phục vụ luận án.
Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, các chuyên gia trong
lĩnh vực quản lí hoạt động TV đã nhiệt tình tiếp sức và tạo thuận lợi để hoàn
thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời thân yêu trong gia đình đã luôn
gần gũi, chia sẻ, cảm thông và động viên kịp thời để tôi có thể tập trung mọi
nguồn lực cho việc hoàn thành chƣơng trình học của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 1 năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Quỳnh


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBQL


: Cán bộ quản lí

HS

: Học sinh

NVTV

: Nhân viên thƣ viện

QL

: Quản lí

THCS

: Trung học cơ sở

TV

: Thƣ viện


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... viii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu ........................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu......................................... 5
7. Những luận điểm bảo vệ ............................................................................ 8
8. Những đóng góp của luận án ..................................................................... 9
9. Cấu trúc luận án ......................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN
HƢỚNG TỚI GIÁO DỤC “VĂN HÓA ĐỌC” CHO HỌC SINH THCS ..... 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................... 10
1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động thƣ viện và quản lí hoạt động thƣ
viện ............................................................................................................ 10
1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động thƣ viện và quản lí hoạt động thƣ
viện ở trƣờng phổ thông............................................................................ 13
1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 16
1.2.1. Thƣ viện trƣờng THCS và hoạt động thƣ viện trƣờng THCS ........ 16
1.2.2. Văn hóa đọc và giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THCS............ 23
1.2.3. Quản lí hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc cho
học sinh THCS .......................................................................................... 35


v

1.3. Nội dung các hoạt động thƣ viện trƣờng THCS hƣớng tới giáo dục
“văn hóa đọc” cho học sinh ......................................................................... 38
1.3.1. Tổ chức phục vụ bạn đọc ................................................................ 38
1.3.2. Tuyên truyền giới thiệu sách trong nhà trƣờng .............................. 41

1.3.3. Tiết học thƣ viện ở bậc THCS ........................................................ 43
1.4. Nội dung quản lí hoạt động thƣ viện trƣờng THCS hƣớng tới giáo dục
“văn hóa đọc” cho học sinh ......................................................................... 46
1.4.1. Lập kế hoạch ................................................................................... 47
1.4.2. Tổ chức thực hiện ........................................................................... 50
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện ............................................................................ 54
1.4.4. Kiểm tra đánh giá ............................................................................ 57
1.4.5. Xây dựng môi trƣờng và các điều kiện bảo đảm thực hiện ............ 59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 67
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN
HƢỚNG TỚI GIÁO DỤC “VĂN HÓA ĐỌC” CHO HỌC SINH CÁC
TRƢỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................ 68
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ............................................................... 68
2.1.1. Một vài nét về kinh tế, giáo dục của thành phố Hà Nội ................. 68
2.1.2. Vài nét cơ bản về giáo dục THCS của thành phố Hà Nội .............. 69
2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ......................................... 72
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 72
2.2.2. Đối tƣợng khảo sát .......................................................................... 72
2.2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 72
2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 72
2.2.5. Tiêu chí và thang điểm đánh giá ..................................................... 73
2.3. Thực trạng hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục “văn hóa đọc” cho
học sinh các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................... 75
2.3.1. Thực trạng mức độ nhận thức về vai trò của thƣ viện trƣờng
THCS ........................................................................................................ 75


vi

2.3.2. Thực trạng hứng thú đọc sách của học sinh THCS ........................ 76

2.3.3. Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại thƣ viện các trƣờng
THCS ........................................................................................................ 77
2.3.4. Thực trạng công tác tuyên truyền, giới thiệu sách tại thƣ viện
trƣờng THCS............................................................................................. 79
2.3.5. Thực trạng tiết học thƣ viện tại các trƣờng THCS TP Hà Nội ....... 84
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng các hoạt động thƣ viện hƣớng tới
giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THCS ................................................ 86
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục “văn hóa
đọc” cho học sinh các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội .......... 88
2.4.1. Thực trạng nhận thức của về tầm quan trọng của quản lí hoạt động
thƣ viện hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trƣờng
THCS ........................................................................................................ 88
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục
“văn hóa đọc” cho học sinh tại các trƣờng THCS .................................... 90
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo
dục “văn hóa đọc” cho học sinh tại các trƣờng THCS ............................. 96
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo
dục “văn hóa đọc” cho học sinh tại các trƣờng THCS ........................... 102
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo
dục “văn hóa đọc” cho học sinh tại các trƣờng THCS ........................... 108
2.4.6. Thực trạng xây dựng môi trƣờng và các điều kiện đảm bảo cho
hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh
THCS ...................................................................................................... 114
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 127
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN HƢỚNG
TỚI GIÁO DỤC “VĂN HÓA ĐỌC” CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG
THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................ 128
3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo
dục .............................................................................................................. 128



vii

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lí .......................................... 130
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lí ............................................................. 131
3.3.1. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện đổi mới các hoạt động thƣ viện
trƣờng THCS........................................................................................... 131
3.3.2. Tổ chức thực hiện bồi dƣỡng cho nhân viên thƣ viện cách tổ chức
có hiệu quả các hoạt động thƣ viện trƣờng THCS ................................. 139
3.3.3. Huy động các lực lƣợng giáo dục tham gia tích cực vào các hoạt
động thƣ viện trƣờng THCS ................................................................... 144
3.3.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động thƣ viện trƣờng
THCS ...................................................................................................... 150
3.3.5. Xây dựng môi trƣờng và các điều kiện đảm bảo thực hiện giáo
dục “văn hóa đọc” cho học sinh THCS .................................................. 157
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ...... 164
3.6. Thử nghiệm biện pháp đề xuất............................................................ 171
3.6.1. Khái quát quá trình thử nghiệm .................................................... 171
3.6.2. Phân tích kết quả thử nghiệm ....................................................... 174
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 179
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 180
1. Kết luận .................................................................................................. 180
1.1. Về lí luận .......................................................................................... 180
1.2. Về thực tiễn ...................................................................................... 180
1.3. Về đề xuất biện pháp ....................................................................... 181
2. Khuyến nghị .................................................................................................................... 182
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .............. 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 186
PHỤ LỤC



viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh đặc điểm TV trƣờng phổ thông với TV trƣờng đại học.... 22
Bảng 1.2. Các hoạt động TV trƣờng THCS hƣớng tới giáo dục “văn hóa đọc”
cho HS ............................................................................................................. 44
Bảng 1.3: Ma trận quản lí hoạt động TV trƣờng THCS hƣớng đến giáo dục
văn hóa đọc cho HS......................................................................................... 63
Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV và CBQL cấp THCS .... 70
Bảng 2.2. Trình độ lý luận chính trị của GV và CBQL cấp THCS ................ 70
Bảng 2.3: Mức độ nhận thức về vai trò của TV trƣờng THCS thành phố Hà
Nội ................................................................................................................... 75
Bảng 2.4: Thực trạng mức độ hứng thú đọc sách của HS THCS ................... 76
Bảng 2.5: Mức độ đánh giá về thủ tục mƣợn trả sách tại TV các trƣờng THCS
thành phố Hà Nội ............................................................................................ 77
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện công tác tuyên truyền, giới thiệu sách của thƣ
viện trƣờng THCS ........................................................................................... 79
Bảng 2.8: Mức độ kết quả thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu sách của
thƣ viện trƣờng THCS ..................................................................................... 81
Bảng 2.10: Mức độ hiệu quả của tiết học TV hƣớng tới giáo dục “văn hóa
đọc” cho HS THCS ......................................................................................... 84
Bảng 2.11: Thực trạng các hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục “văn hóa
đọc” cho HS THCS ......................................................................................... 86
Bảng 2.12: Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của quản lí hoạt động thƣ
viện hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trƣờng THCS ...... 88
Bảng 2.13: Thực trạng lập kế hoạch hoạt động TV của hiệu trƣởng các trƣờng
THCS hƣớng tới giáo dục “văn hóa đọc” cho HS .......................................... 91
Bảng 2.14: Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động TV của hiệu trƣởng các
trƣờng THCS hƣớng tới giáo dục “văn hóa đọc” cho HS .............................. 97



ix

Bảng 2.15: Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động TV của hiệu trƣởng các
trƣờng THCS hƣớng tới giáo dục “văn hóa đọc” cho HS ............................ 103
Bảng 2.16: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động TV của hiệu trƣởng các
trƣờng THCS hƣớng tới giáo dục “văn hóa đọc” cho HS ............................ 109
Bảng 2.17: Thực trạng công tác xây dựng môi trƣờng và các điều kiện đảm
bảo cho hoạt động TV của HT các trƣờng THCS hƣớng tới giáo dục “văn hóa
đọc” cho HS .................................................................................................. 115
Bảng 2.18: Thực trạng quản lí hoạt động TV hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc
cho HS THCS trên địa bàn TP Hà Nội ......................................................... 123
Bảng 3.1: Khung năng lực cần thiết cho viên chức thƣ viện tại các cơ sở giáo
dục phổ thông ................................................................................................ 140
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số kiểm tra, đánh giá hoạt động thƣ viện
hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THCS ................................... 151
Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ... 166
Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất ...... 167
Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi ................. 169
của các biện pháp đề xuất.............................................................................. 169
Bảng 3.6: Kế hoạch thử nghiệm.................................................................... 173
Bảng 3.7: Thực trạng nhu cầu đọc sách và kỹ năng đọc sách của 2 nhóm HS
khối 6 trƣớc thử nghiệm ................................................................................ 174
Bảng 3.8: Thực trạng nhu cầu đọc sách và mức độ kỹ năng đọc sách của 2
nhóm HS sau thử nghiệm .............................................................................. 175
Bảng 3.9: Số lƣợt đọc sách tại thƣ viện của 2 nhóm học sinh khối 6 trong
tháng 3,4,5 ..................................................................................................... 176
Bảng 3.10: Đánh giá năng lực viết cảm nhận về nội dung cuốn sách của 2
nhóm học sinh tham gia thử nghiệm ............................................................. 177



x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ nhận thức về vai trò của TV trƣờng THCS thành phố Hà
Nội ................................................................................................................... 75
Biểu đồ 2.2: Thực trạng hứng thú đọc sách của HS THCS ............................ 76
Biểu đồ 2.3: Thực trạng thủ tục mƣợn trả sách tại TV các trƣờng THCS ...... 78
Biểu đồ 3.4: Mức độ hiệu quả của tiết học TV hƣớng tới giáo dục “văn hóa
đọc” cho HS THCS ......................................................................................... 84
Biểu đồ 2.5: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện
công tác lập kế hoạch hoạt động TV của HT các trƣờng THCS hƣớng tới giáo
dục “văn hóa đọc” cho HS .............................................................................. 96
Biểu đồ 2.6: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện
công tác tổ chức hoạt động TV của HT các trƣờng THCS TP Hà Nội ........ 102
Biểu đồ 2.7: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện
công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TV của HT các trƣờng THCS TP Hà Nội
....................................................................................................................... 114
Biểu đồ 2.8: Thực trạng xây dựng môi trƣờng và các điều kiện đảm bảo thực
hiện các hoạt động TV hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc cho HS THCS ...... 118
Biểu đồ 2.9. Nhân viên TV chuyên trách đánh giá mức độ đáp ứng chuyên
môn nghiệp vụ và nhu cầu bồi dƣỡng ........................................................... 119
Biểu đồ 2.10. Nhân viên TV chuyên trách đánh giá mức độ đáp ứng chuyên
môn nghiệp vụ và nhu cầu bồi dƣỡng ........................................................... 120
Biểu đồ 2.11. CBQL đánh giá mức độ đáp ứng năng lực CNTT&TT và nhu
cầu bồi dƣỡng ................................................................................................ 120
Biểu đồ 2.12. CBQL đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức tổ chức, quản lý
nguồn lực thông tin trong thời đại số và nhu cầu bồi dƣỡng ........................ 121
Biểu đồ 2.13. Nhân viên TV chuyên trách đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức

tổ chức, quản lý nguồn lực thông tin trong thời đại số và nhu cầu bồi dƣỡng
....................................................................................................................... 121


xi

Biểu đồ 2.14. Nhân viên TV kiêm nhiệm đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức
tổ chức, quản lý nguồn lực thông tin trong thời đại số và nhu cầu bồi dƣỡng
....................................................................................................................... 121
Biểu đồ 2.15. CBQL đánh giá mức độ đáp ứng các kỹ năng và nhu cầu bồi
dƣỡng của NVTV .......................................................................................... 122
Biểu đồ 2.16. Nhân viên TV chuyên trách đánh giá mức độ đáp ứng các ... 122
kỹ năng và nhu cầu bồi dƣỡng ...................................................................... 122
Biểu đồ 2.17. Nhân viên TV kiêm nhiệm đánh giá mức độ đáp ứng các kỹ
năng và nhu cầu bồi dƣỡng ........................................................................... 123
Biểu đồ 2.18: Thực trạng quản lí hoạt động TV hƣớng tới giáo dục............ 123
văn hóa đọc cho HS THCS trên địa bàn TP Hà Nội ..................................... 123
Biểu đồ 3.1: Tƣơng quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi............. 170
của các biện pháp đề xuất.............................................................................. 170

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lí ........................................................................ 36
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lí ....................................... 46
Sơ đồ 1.2. Quy trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lí
hoạt động thƣ viện ........................................................................................... 54


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Thƣ viện (TV) là nơi lƣu trữ tri thức của nhân loại, thể hiện sự phát
triển qua các giai đoạn lịch sử, văn minh của xã hội loài ngƣời. Từ thời các
nền văn minh cổ đại nhƣ Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc đã có dấu tích
của tài liệu TV. TV đƣợc phát triển sâu rộng hơn qua các thời kì lịch sử tiếp
theo: Phong kiến, cận đại, hiện đại. Triết lí phát triển TV hiện nay: “TV có
chức năng thu thập, lƣu giữ, xử lý, tổ chức, bảo quản tài liệu để bảo tồn và
phổ biến vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, thông tin và hƣởng
thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn
hóa, xã hội”. [59]
Trong hệ thống tháp phân tầng TV, thì TV trƣờng học (TV trong các
nhà trƣờng) chiếm số lƣợng lớn và có vai trò gần gũi nhất với đại đa số ngƣời
đọc, đồng thời TV trƣờng học là một phần không thể thiếu của quá trình giáo
dục nói chung, trong đó có quá trình giáo dục ở bậc THCS nói riêng. Các dịch
vụ TV cần thiết cho việc phát triển học vấn, kiến thức thông tin, văn hóa, việc
dạy, học và nghiên cứu, hỗ trợ và tăng cƣờng thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đánh giá cao vai trò của TV trƣờng học.
TV trƣờng học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn
hóa, khoa học của nhà trƣờng. TV trƣờng học góp phần nâng cao chất lƣợng
giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh (HS), xây dựng thói quen tự
học cho HS. Mặt khác, TV trƣờng học còn tạo cơ sở từng bƣớc thay đổi
phƣơng pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong
nhà trƣờng và góp phần quan trọng trong việc giáo dục văn hóa đọc cho HS.
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, HS có thể
tiếp cận tri thức bằng nhiều con đƣờng và phƣơng tiện khác nhau, đặc biệt là
các phƣơng tiện nghe nhìn và internet. Tuy nhiên, sách báo vẫn là con đƣờng


2


hiệu quả và có ý nghĩa nhất. Không chỉ cung cấp cho HS về mặt tri thức, lí
luận mà qua đó, đọc sách còn giúp ngƣời đọc hình thành đƣợc những phẩm
chất đạo đức tích cực mà các phƣơng tiện thông tin khác khó có thể mang lại
đƣợc. Sách là cội nguồn của văn hóa. Một thống kê liên quan của Vụ TV (Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho thấy: Tỷ lệ ngƣời hoàn toàn không đọc
sách chiếm tới 26% dân số hiện nay, 44% ngƣời thỉnh thoảng mới cầm một
cuốn sách lên để đọc; những ngƣời thƣờng xuyên đọc sách chỉ chiếm tỷ lệ
30%. TV Quốc gia Việt Nam lại có thống kê cho thấy: Bạn đọc của TV chỉ
chiếm khoảng 8 - 10% dân số. TV Quốc gia Việt Nam có khoảng 50.000 bạn
đọc thƣờng xuyên; TV cấp tỉnh chỉ có khoảng 1.000 - 2.000 bạn đọc, cấp
huyện 500 - 600 bạn đọc; TV hay phòng đọc cấp xã khoảng 100 - 200 bạn
đọc.. Trƣớc hiện trạng văn hóa đọc đang cần đƣợc vực dậy, vì vậy triết lý phát
triển TV giai đoạn sắp tới cần hƣớng đến xây dựng một xã hội đọc. Đề án
phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030
của Thủ tƣớng Chính phủ đã nêu rõ: Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa ở
tầm cao của một dân tộc. Thông qua văn hóa đọc định hƣớng đọc cho mọi
ngƣời dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có
thể tiếp cận đƣợc với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống
của mình. Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ
hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển văn
hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lƣợc của mọi quốc gia trong
việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố
quyết định mọi thành công. Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc góp phần đem lại cho dân tộc Việt Nam sức mạnh
của trí tuệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. [61]
Trong những năm gần đây, số lƣợng thƣ viện trƣờng THCS đạt chuẩn
trên địa bàn thành phố Hà Nội có sự tăng lên đáng kể. Đây là một tiêu chuẩn
để công nhận trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia. TV trƣờng THCS đạt chuẩn
là một nguồn lực quan trọng. Nếu không phát huy đƣợc vai trò của nguồn lực



3

này thì là một sự “lãng phí” trong giáo dục nói chung và giáo dục bậc THCS
nói riêng. Thực tế hiện nay cho thấy, đa số HS các trƣờng THCS không thích
đến TV, không thích đọc sách, xu hƣớng đọc có ít nhiều biểu hiện lệch lạc,
trong đó, thanh thiếu niên có xu hƣớng đọc những truyện tranh với những nội
dung đơn giản, vô bổ, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh
điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập, sách chữ ... Xu hƣớng văn hóa
nghe – nhìn đang có phần lấn lƣớt văn hóa đọc, thời gian dành cho lƣớt web,
mạng xã hội, chơi game, xem truyền hình của học sinh tƣơng đối cao...
Những phân tích trên cho thấy, hoạt động thƣ viện trƣờng THCS cũng
góp phần quan trọng trong việc giáo dục văn hóa đọc cho học sinh. Điều này
đòi hỏi phải đặt ra và trả lời những câu hỏi: Các hoạt động nào của thƣ viện
hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh? Thực trạng các hoạt động thƣ
viện hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh của các trƣờng THCS trên
địa bàn thành phố Hà Nội nhƣ thế nào? Làm thế nào để quản lí có hiệu quả
các hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THCS?
Đó cũng là lí do của việc lựa chọn đề tài luận án: “Quản lí hoạt động thư
viện hướng tới giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh các trường THCS trên
địa bàn thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí hoạt động thƣ viện
hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà
Nội, đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục văn
hóa đọc cho học sinh THCS, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục
toàn diện của các nhà trƣờng.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động TV trƣờng THCS.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: QL hoạt động TV trƣờng THCS hƣớng tới
giáo dục “văn hóa đọc” cho HS THCS.


4

4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động thƣ viện trƣờng THCS đã phát huy đƣợc vai trò nhất định
trong việc hỗ trợ các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trƣờng. Tuy
nhiên, việc chú trọng đến các hoạt động thƣ viện và quản lý các hoạt động
này hƣớng đến giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THCS còn nhiều khó khăn,
hạn chế bởi trách nhiệm của ngƣời quản lý nhà trƣờng, năng lực thực hiện của
các thƣ viện viên, môi trƣờng và các điều kiện đảm bảo giáo dục văn hóa đọc
cho học sinh. Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp quản lí hoạt động thƣ viện phù
hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng thì sẽ góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục văn hóa đọc cho học sinh các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động TV và quản lí hoạt động
TV trƣờng THCS hƣớng tới giáo dục “văn hóa đọc” cho HS.
(2) Đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động TV của hiệu trƣởng
các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội hƣớng tới giáo dục “văn hóa
đọc” cho HS.
(3) Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động động TV của hiệu trƣởng
nhằm góp phần giáo dục “văn hóa đọc” cho HS các trƣờng THCS trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
(4) Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi; thử nghiệm một số
biện pháp đề xuất của luận án.
5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

5.2.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Hoạt động TV trƣờng THCS bao gồm nhiều nội dung nhƣng luận án
tập trung nghiên cứu về quản lí các hoạt động TV hƣớng tới giáo dục văn hóa
đọc cho HS THCS, bao gồm: Công tác phục vụ bạn đọc, các hoạt động tuyên
truyền giới thiệu sách trong nhà trƣờng, tiết học TV.


5

5.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Luận án khảo sát 30 trƣờng THCS trên địa bàn 5 quận/ huyện thuộc
thành phố Hà Nội: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Quốc
Oai.
5.2.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
Số lƣợng khách thể khảo sát cụ thể nhƣ sau: Chuyên viên Phòng Giáo
dục và Đào tạo: 20; Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng: 60; Nhân viên TV: 30;
Giáo viên: 150; HS THCS: 300.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Tiếp cận hệ thống: TV trƣờng THCS là một tập hợp các thành tố có
quan hệ tƣơng tác với nhau và nằm trong mối tƣơng tác với các hệ thống lớn
hơn nhƣ nhà trƣờng, các tổ chức xã hội khác,… nhằm thực hiện các mục tiêu
đã định trƣớc. Luận án sử dụng tiếp cận hệ thống để xem xét quản lí hoạt
động thƣ viện hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc trong mối tƣơng quan với các
nội dung quản lí khác trong nhà trƣờng THCS nhƣ: Quản lí hoạt động dạy
học, quản lí hoạt động giáo dục, quản lí tài chính, cơ sở vật chất, quản lí
nguồn nhân lực,… từ đó phát huy vai trò của cả hệ thống cùng thực hiện mục
tiêu giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THCS.
Tiếp cận nội dung hoạt động: Lĩnh vực TV bao gồm nhiều vấn đề nhƣ:
nguồn nhân lực, nguồn học liệu, cơ sở vật chất, các mặt hoạt động. Tuy nhiên

các mặt hoạt động của TV mới là yếu tố động làm nên ý nghĩa và đặc trƣng
của từng loại TV. Để hƣớng tới phát triển “văn hóa đọc” cho HS các trƣờng
THCS đề tài tập trung vào các hoạt động cụ thể của TV nhƣ: công tác phục vụ
bạn đọc, hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách trong nhà trƣờng, tiết học TV.
Tiếp cận chức năng quản lí: Quản lí hoạt động TV trƣờng THCS cần
tuân thủ theo các chức năng quản lí, bao gồm 4 chức năng cơ bản: Lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. 4 chức năng này tạo


6

thành một chu trình quản lí, đảm bảo sự thống nhất trong triển khai thực hiện
quản lí hoạt động TV tại các trƣờng THCS.
Tiếp cận quá trình dạy học: Xét trong các thành tố của quá trình dạy
học nhƣ mục tiêu, ngƣời dạy, ngƣời học, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng
tiện, kỹ thuật thì công tác TV cũng đều có liên quan mật thiết tới các thành tố
trên trong vai trò hỗ trợ các điều kiện cần thiết để các thành tố của quá trình
dạy học đƣợc diễn ra một cách thuận lợi và đúng quy trình.
Tiếp cận logic lịch sử: Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu thực trạng công
tác TV và quản lí hoạt động TV trong các điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau.
Đồng thời tìm ra những mặt hạn chế và nguyên nhân, thành tựu và triển vọng
của thực trạng trên cơ sở những qui luật mang tính logic của quá trình phát
triển. Vận dụng cách tiếp cận lịch sử logic sẽ giúp cho việc xác định các luận
cứ thực tiễn nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đồng thời nghiên cứu các văn bản của các cơ quan quản lí về giáo dục
và đào tạo, về hoạt động TV nói chung và các trƣờng THCS.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết nhƣ: Hệ thống hóa, khái quát hóa các tài

liệu lí luận về quản lí hoạt động thƣ viện trƣờng THCS tạo nên cơ sở lí luận
của đề tài nhƣ: thƣ viện, thƣ viện trƣờng THCS, văn hóa đọc, giáo dục văn
hóa đọc cho học sinh, nội dung hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục văn
hóa đọc cho học sinh THCS, quản lí hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục
văn hóa đọc cho học sinh THCS của hiệu trƣởng trƣờng THCS…
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
* Phương pháp điều tra viết bằng phiếu hỏi


7

- Mục đích: Thu thập các thông tin, thực trạng hoạt động thƣ viện, thực
trạngnquản lí hoạt động TV tại các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hà
Nội thông qua phiếu trƣng cầu ý kiến.
- Nội dung: Điều tra bằng cách trƣng cầu ý kiến của cán bộ quản lí nhà
trƣờng, nhân viên TV, giáo viên, HS về hoạt động TV, quản lí hoạt động TV
tại các cơ sở giáo dục.
- Cách tiến hành: Thiết kế phiếu điều tra theo các thang đo 3 mức độ, 4
mức độ. Thống kê và lƣợng hóa kết quả thu đƣợc bằng cách cho điểm các
mức độ đánh giá để tính điểm trung bình ( x ), và giá trị %.
* Phỏng vấn, phỏng vấn sâu
Thiết kế các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lí các trƣờng
THCS, chuyên viên phòng giáo dục, nhân viên TV và giáo viên. Nội dung
phỏng vấn là quản lí hoạt động TV của hiệu trƣởng nhà trƣờng. Những ý kiến
đóng góp, mong muốn, nguyện vọng về hoạt động quản lí, về nghiệp vụ TV,
hoạt động đọc và nghiên cứu,...
* Phương pháp quan sát
- Mục đích: Quan sát là phƣơng pháp quan trọng nhằm thu thập thông
tin về các hoạt động thực tế của TV nhà trƣờng.
- Nội dung và cách tiến hành: Quan sát và ghi chép về các hoạt động

TV diễn ra thƣờng nhật, hoạt động định kì tại các trƣờng THCS trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu các bản báo cáo về lĩnh vực TV, kế hoạch hoạt động, sáng
kiến kinh nghiệm về lĩnh vực TV (nếu có), video, hình ảnh các hoạt động đã
tổ chức,...
* Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
- Mục đích: Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề
xuất; lí giải các yếu tố ảnh hƣởng,...
- Cách tiến hành: Xin ý kiến chuyên gia qua phiếu trƣng cầu ý kiến và
phỏng vấn sâu.


8

* Phương pháp thử nghiệm sư phạm
Để chứng minh tính hợp lí, khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi
sử dụng 2 phƣơng pháp: Khảo nghiệm (lấy ý kiến của các chuyên gia) và tiến
hành thực nghiệm một vài biện pháp trong khuôn khổ thời gian, điều kiện
nghiên cứu luận án tiến sĩ cho phép.
6.2.3. Phương pháp bổ trợ
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lí
các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án.
7. Những luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THCS là một nhiệm
vụ hết sức khó khăn hiện nay. Trong công tác quản lý thƣ viện cần có sự đổi
mới các hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh nhƣ:
Đổi mới công tác phục vụ bạn đọc, đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền,
giới thiệu sách trong nhà trƣờng về nội dung, hình thức, phƣơng pháp tổ chức
và hoàn thiện tiết học thƣ viện để thu hút học sinh tham gia, dần dần hình

thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho các em.
Luận điểm 2: Quản lí hoạt động TV hƣớng tới giáo dục văn hóa đọc
cho học sinh THCS phải tuân theo chu trình quản lí, các chức năng quản lí
giáo dục cơ bản nhƣ: Lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, đánh giá, xây dựng môi trƣờng và các điều kiện đảm bảo thực hiện.
Luận điểm 3: Các biện pháp quản lý hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo
dục văn hóa đọc cho học sinh THCS có mối quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm
của ngƣời quản lý nhà trƣờng THCS và năng lực thực thi nhiệm vụ của các
thƣ viện viên. Bên cạnh đó cũng cần phải có các biện pháp để thu hút đƣợc sự
tham gia tích cực, thƣờng xuyên của các tổ chức, cá nhân có liên quan vào
công tác quản lý các hoạt động thƣ viện để các hoạt động thƣ viện hƣớng tới
giáo dục văn hóa đọc cho học sinh đƣợc diễn ra thƣờng xuyên và hiệu quả.


9

8. Những đóng góp của luận án
8.1. Về mặt lí luận
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động TV hƣớng tới giáo dục văn
hóa đọc ở trƣờng THCS và quản lí hoạt động TV hƣớng tới giáo dục văn hóa
đọc cho học sinh THCS.
- Xác lập ma trận quản lí hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục văn
hóa đọc cho học sinh THCS dựa trên tiếp cận chức năng quản lí và tiếp cận
nội dung quản lí..
8.2. Về mặt thực tiễn
- Khảo sát thực trạng hoạt động TV hƣớng tới giáo dục “văn hóa đọc”
cho HS các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Khảo sát thực trạng quản lí TV của hiệu trƣởng các trƣờng THCS
hƣớng tới giáo dục “văn hóa đọc” cho HS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ
đó, xác định đƣợc các bất cập, hạn chế dẫn đến hiệu quả chƣa cao trong công

tác quản lí TV của hiệu trƣởng các trƣờng THCS hƣớng tới giáo dục “văn hóa
đọc” cho HS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp, khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi và tổ
chức thử nghiệm một số biện pháp quản lí hoạt động TV hƣớng tới giáo dục
“văn hóa đọc” cho HS các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
9. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo
dục “văn hóa đọc” cho học sinh THCS
Chƣơng 2: Thực trạng quản lí hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục
“văn hóa đọc” cho học sinh các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Biện pháp quản lí hoạt động thƣ viện hƣớng tới giáo dục
“văn hóa đọc” cho học sinh các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội


10

CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN
HƢỚNG TỚI GIÁO DỤC “VĂN HÓA ĐỌC” CHO HỌC SINH THCS
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động thư viện và quản lí hoạt động thư viện
1.1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Chuẩn hóa các hoạt động thƣ viện cũng là một vấn đề đƣợc các tác giả
quan tâm. Tiêu biểu nhƣ: Karen Coyle (2005) đã giới thiệu khái quát về các
tiêu chuẩn thƣ viện và các tiêu chuẩn phi thƣ viện đƣợc xây dựng và áp dụng
trong thƣ viện ở Hoa Kỳ trong bài “Thƣ viện và Tiêu chuẩn” (Libraries and
Standards). Bài biết đã phân tích vai trò của Hội Thƣ viện Hoa kỳ (ALA) và
Tổ chức Tiêu chuẩn Thông tin Quốc gia (NISO) Hoa Kỳ trong việc xây dựng

và phát triển các tiêu chuẩn thƣ viện ở Hoa Kỳ và những vấn đề đặt ra đó là:
có những tiêu chuẩn áp dụng trong môi trƣờng thƣ viện mà không nằm trong
phạm vi hoạt động tiêu chuẩn của NISO, việc xây dựng tiêu chuẩn của NISO
luôn chậm chạm và không bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của công
nghệ thông tin hiện nay [80]...
Jurgen Krause (2003) trong bài tham luận “Chuẩn hóa, sự không đồng
nhất và chất lƣợng của việc phân tích nội dung: Mâu thuẫn chính yếu của các
thƣ viện số và giải pháp” trình bày tại Đại hội Thông tin và Thƣ viện thế giới
IFLA 69 ở Berlin (Đức), đã phân tích ảnh hƣởng của sự phát triển về mặt
công nghệ, những nhu cầu mới mẻ của ngƣời dùng tin đối với những thay đổi
mang tính hệ quả trong việc định hình việc xử lí thông tin. Tham luận đã
khẳng định vai trò của chuẩn hóa trong việc xử lý nội dung tài liệu đảm bảo
cho thƣ viện giữ vai trò một cơ quan cung cấp thông tin đa tiêu điểm trong
môi trƣờng web [86].
Marketing trong hoạt động thông tin – thƣ viện cũng là một vấn đề
đƣợc nhiều tác gải quan tâm. Trong đó có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu


11

nhƣ: tác giả Kavulya J.M (2004) với nghiên cứu “Marketing các dịch vụ TV:
Một nghiên cứu trƣờng hợp của các TV đại học đƣợc chọn lọc tại Kenya”, tác
giả Koontz.C (2004) với nghiên cứu “Marketing hỗn hợp: Công thức 4P cho
sự thỏa mãn của khách hàng” [86], tác giả Spalding.H.H, Wang.J với nghiên
cứu (2006) “Những thách thức và cơ hội của marketing TV đại học tại Mỹ kinh nghiệm của các TV đại học Mỹ với việc ứng dụng toàn cầu” [94]; tác giả
Mu.C (2007) với nghiên cứu “Marketing các nguồn của TV đại học và dịch
vụ thông tin tới sinh viên ngoại quốc từ Châu Á” [90]; “Làm cho TV đại học
ở Kenya là điểm đến của cộng đồng ngƣời dùng tin” (2010) của Makori .E.O
[88]... các vấn đề marketing hoạt động thƣ viện chủ yếu đƣợc lồng ghép trong
các nghiên cứu về hoạt động makerting của các cơ quan nhƣng đã khẳng định

việc áp dụng marketing trong hoạt động của thƣ viện sẽ giúp thƣ viện đạt
đƣợc hiệu quả cao.
1.1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Về chuẩn hóa hoạt động TV nói chung phải kể đến nghiên cứu của tác
giả Vũ Dƣơng Thúy Ngà cùng cộng sự “Tăng cƣờng việc chuẩn hóa trong
hoạt động thƣ viện ở Việt Nam”. Đề tài đã tập trung vào việc nghiên cứu và
đánh giá thực trạng chuẩn hóa với việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ và hoạt
động tiêu chuẩn hóa trong các thƣ viện Việt Nam hiện nay, đề xuất các giải
pháp cụ thể để có thể đảm bảo và tăng cƣờng sự chuẩn hóa trong hoạt động
thƣ viện Việt Nam nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động này.
Luận án với đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện việc chuẩn hóa trong xử lý tài liệu
tại các TV Việt Nam” của tác giả Vũ Dƣơng Thúy Ngà [37] đã trình bày
những vấn đề chung về chuẩn hóa trong xử lí tài liệu. Nghiên cứu thực trạng
và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng chuẩn hóa trong xử lý tài liệu
tại các TV Việt Nam.
Năm 2003, Trung tâm thông tin khoa học công nghệ quốc gia đã tổ
chức cuộc hội thảo “Công tác xây dựng tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông
tin – tƣ liệu”; năm 2009, tại cuộc Hội thảo “Công tác xây dựng chuẩn nghiệp


12

vụ và tiêu chuẩn tại các TV ở Việt Nam”; năm 2011, với sự tài trợ của Tổ
chức Từ thiện Đại Tây Dƣơng, Viện Đại học Công nghệ Hoàng gia
Melbourne (RMIT) đã tổ chức hội thảo “Hệ thống và tiêu chuẩn cho Việt
Nam”. Tại đó, nhiều tham luận đã đề cập đến những vấn đề chung và thực
tiễn công tác tiêu chuẩn hóa tại một số TV và cơ quan thông tin cụ thể.
Nghiên cứu của tác giả Phan Huy Quế (2003) cùng cộng sự “Nghiên
cứu áp dụng các chuẩn lƣu trữ và trao đổi thông tin trong hệ thống thông tin
khoa học và công nghệ quốc gia” [48] đã phân tích, nêu lên thực trạng và đƣa

ra các giải pháp đẩy mạnh chuẩn hóa trong hoạt động thông tin tƣ liệu trong
đó có TV.
Vào khoảng những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà TV học Việt Nam
bắt đầu quan tâm đến vấn đề marketing. Vào tháng 8/1995, lần đầu tiên hội
thảo “Marketing trong hoạt động thông tin – TV” đƣợc tổ chức tại Trung tâm
Thông tin Khoa học và Công nghệ. Bên cạnh đó có các công trình nghiên cứu
nhƣ: “Quản lí mô hình TV hiện đại tại trƣờng Đại học Cần Thơ phục vụ mục
tiêu đào tạo khoa học công nghệ” của tác giả Huỳnh Thị Trang (Kỷ yếu Hội
nghị TV các trƣờng Đại học và Cao đẳng lần thứ nhất, Đà Nẵng, tháng 10 năm
2008) [60] mục đích của công trình này là nghiên cứu dịch vụ cung cấp thông
tin tại các trung tâm thông tin TV trƣờng đại học để thấy đƣợc giá trị và ý
nghĩa mà dịch vụ này mang lại cho bạn đọc từ đó đề xuất một số biện pháp.
Luận án với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động
thông tin – TV ở các trƣờng đại học Việt Nam” (2012) của tác giả Bùi Thanh
Thủy [64 đã chỉ ra đƣợc các công cụ của maketing hỗn hợp (7P: Sản phẩm
(product); giá (price); địa điểm (place); truyền thông (promotion); con ngƣời
(people); quy trình (process); môi trƣờng dịch vụ (physical)) và đề xuất các
biện pháp, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng khi áp dụng makerting hỗn hợp trong
hoạt động thông tin – TV ở các trƣờng đại học Việt Nam từ kinh nghiệm của
nƣớc ngoài.


×