Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NGUỒN THU THUẾ GTGT TỪ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.72 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NGUỒN THU THUẾ GTGT TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1/ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI LUẬT THUẾ GTGT VỚI KIỂM SOÁT
NGUỒN THU THUẾ GTGT TỪ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Để có
chính sách thuế phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường, Việt Nam đã
tiến hành cải cách hệ thống và chính sách thuế. Ngày 10/05/1997, Quốc hội
khoá IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua 2 Luật thuế mới: Luật Thuế GTGT và Luật
Thuế TNDN và được áp dụng từ ngày 01/01/1999.
Qua 2 năm thực hiện Luật thuế mới, Luật Thuế GTGT đã tỏ ra có hiệu
quả trong việc kích thích sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển sản xuất,
giúp cho việc ổn định và tăng trưởng nguồn thu vào NSNN. Tuy nhiên, qua
thực hiện, có nhiều điểm trong Luật Thuế còn bất cập, không phù hợp với tình
hình thực tế. Đã có quá nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung, điều này đã gây khó
khăn cho các doanh nghiệp và cho các nhà quản lý. Vì vậy, ngày 29/12/2000,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thực
hiện Luật thuế GTGT, thực hiện từ 1/1/2001. Nghị định này ban hành thay thế
các nghị định hướng dẫn về thuế GTGT của Chính phủ đã ban hành trước đây.
Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 122/2000/ TT - BTC ngày 29/12/2000
hướng dẫn thi hành Nghị định này. Thông tư này thay thế các thông tư hướng
dẫn về thuế GTGT của Bộ Tài chính đã ban hành trước đây.
Để thực hiện tốt luật thuế mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội, UBND
Thành phố Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Luật thuế mới bao
gồm lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng nhằm tập trung chỉ đạo tổ chức thực
hiện từ ngày 1/1/1999. Công tác chuẩn bị được thực hiện tương đối tốt. Cục
Thuế Hà Nội đã mở nhiều lớp tập huấn quy trình quản lý thuế, chế độ kế toán
và việc sử dụng Hoá đơn theo Luật thuế GTGT. Đồng thời, các doanh nghiệp
cũng đã mua Hoá đơn mới để chuẩn bị sử dụng vào ngày 1/1/1999. Đến
31/12/1998 đã có 75% số doanh nghiệp mua Hoá đơn GTGT, số còn lại tiếp tục
mua vào quý 1/1999.


Bên cạnh việc mở các lớp tập huấn, Cục Thuế Hà Nội đã phối hợp với
các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền phổ biến các Luật thuế mới,
Phòng nghiệp vụPhòng ấn chỉPhòng Trước bạPhòng máy tínhPhòng Tài vụPhòng Hành chính
Phòng Thanh tra, xử lý tố tụngCác phòngQuản lý thuquốc doanhCác phòngQuản lý thuNgoài quốc doanh
Phòng Kế hoạchCác Cục PhóPhòng Tổ chứcCán bộ
Cục trưởng Cục ThuếT.P. Hà Nội
đặc biệt là Luật thuế GTGT và việc sử dụng Hoá đơn GTGT cho các đối tượng
nộp thuế. Cục Thuế Hà Nội cũng đã phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình
Hà Nội thực hiện chuyên mục thuế để tuyên truyền những nội dung cơ bản của
Luật Thuế GTGT, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng Hoá
đơn, chứng từ mới và kê khai thuế, nộp thuế.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc triển khai Luật Thuế GTGT
và vai trò của mình, Cục Thuế Hà nội đã thực hiện kiện toàn bộ máy tổ chức,
xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng, ban.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế Hà Nội từ khi thực hiện Luật Thuế
GTGT như sau:
Sơ đồ 1 : CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỤC THUẾ HÀ NỘI SAU KHI TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT.
- Các Phòng Quản lý thu: bao gồm các Phòng quản lý thu các doanh
nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp
Ngoài quốc doanh...Các phòng này có nhiệm vụ :
+ Quản lý đối tượng nộp thuế: theo dõi tình hình biến động về đối tượng
nộp thuế trên lĩnh vực, địa bàn quản lý như: nắm số doanh nghiệp phát sinh,
doanh nghiệp phá sản, giải thể, sáp nhập, liên doanh, liên kết... Phân tích tình
hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, khai thác nguồn thu trong lĩnh vực
được giao quản lý, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Cục các biện pháp quản lý
thuế.
+ Hướng dẫn đối tượng nộp thuế các thủ tục kê khai đăng ký thuế, kê khai
thuế, lập hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế... giải đáp
các thắc mắc của đối tượng nộp thuế liên quan đến việc tính thuế, thu nộp thuế,

lập và tổ chức lưu giữ hồ sơ các doanh nghiệp.
+ Thực hiện việc kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai đăng ký
kinh doanh, kê khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và
quyết toán thuế, liên hệ với đối tượng nộp thuế để chỉnh sửa việc kê khai theo
đúng quy định.
+ Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trường hợp miễn
thuế, giảm thuế, hoàn thuế; lập các thủ tục xét miễn, giảm, hoàn thuế theo quy
định; kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế, xác định số thuế quyết toán từng doanh
nghiệp; cung cấp các thông tin trên cho bộ phận tính thuế.
+ Thực hiện việc ấn định thuế cho các đối tượng nộp thuế không nộp hoặc
chậm nộp tờ khai thuế; xác định các đối tượng nộp thuế cần phát hành lệnh thu
hoặc phạt hành chính thuế.
+ Theo dõi tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp và đôn đốc, nhắc nhở
các doanh nghiệp nộp đúng hạn...
- Phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê và Máy tính có nhiệm vụ:
+ Căn cứ số liệu tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, phân
tích số liệu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của đơn vị; phân bổ kế
hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.
+ Thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế và quản lý hệ thống cấp mã số đối
tượng nộp thuế, in giấy chứng nhận đăng ký thuế.
+ Xử lý tính thuế, tính nợ, tính phạt nộp chậm, nhận giấy nộp tiền từ Kho
bạc, chấm nợ; nhận các kết quả xét miễn, giảm, hoàn thuế, quyết toán thuế và
các kết quả thanh tra, kiểm tra từ các Phòng Quản lý thu và Phòng Thanh tra -
xử lý tố tụng để tính điều chỉnh số thuế phải nộp của từng đối tượng nộp thuế.
+ Thực hiện công tác kế toán, thống kê thuế theo chế độ quy định, kiểm
tra đối chiếu số thu với Kho bạc.
- Phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng:
+ Kiểm tra phát hiện các đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ nhưng không kê khai đăng ký nộp thuế để đưa vào diện quản lý thu
thuế.

+ Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình lãnh đạo Cục duyệt, tổ chức lực
lượng kiểm tra và tiến hành kiểm tra các đối tượng cần kiểm tra về hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kiểm tra sổ sách kế toán, Hoá đơn chứng từ mua
bán hàng hoá, phát hiện kịp thời các hành vi khai man, trốn lậu thuế, đề xuất các
hình thức xử lý theo pháp luật.
+ Hỗ trợ các Phòng Quản lý thu để quản lý, đôn đốc thu nộp và thực hiện
các biện pháp cưỡng chế thu đối với những đối tượng cố tình vi phạm Luật thuế.
+Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thu và tính thuế của
các bộ phận trong Cơ quan Thuế để kịp thời chấn chỉnh những sai sót.
Để chuẩn bị cho việc thực hiện Luật Thuế GTGT, Tổng cục Thuế đã ban
hành Quyết định số 1368/TCT-QĐ-TCCB ngày 16/12/1998 về quy trình quản
lý thu thuế. Các bộ phận trên sẽ phối hợp đồng bộ để kiểm soát thu thuế theo 5
Quy trình cụ thể là:
- Quy trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế.
- Quy trình xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế,
- Quy trình xử lý hoàn thuế,
- Quy trình xử lý miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế,
- Quy trình xử lý quyết toán thuế.
Các quy trình trên có thể tóm tắt bằng sơ đồ 2:
Sơ đồ số 2 : QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NGUỒN THU THUẾ.
(3)
(4)
(3) (4) (5) (1)+(2) (2)
(5)
(1)+(2)
(2)
(3)
(4)
(4) (1)+(2)
Kho bạc

Ngân
h ngà
Doanh nghiệp
PHÒNG H NH CH NHÀ Í
Các Phòng
quản lý thu thuế
Phòng Thanh
tra, xử lý tố tụng
Phò
ng nghiệp
vụ
(2)+(4)
- Phòng Kế hoạch-Kế toán
- Thống kê
- Phòng máy tính
(1) Đăng ký, cấp mã số thuế, doanh nghiệp nộp tờ khai
(2) Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế, thông báo thuế, miễn thuế, giảm thuế, tạm
giảm thuế
(3) Doanh nghiệp nộp thuế
(4) Hoàn thuế.
(5) Quyết toán thuế.
Quy trình quản lý thu thuế này hoàn toàn trên cơ sở các doanh nghiệp tự
đăng ký, kê khai và nộp thuế vào Kho bạc.
- Đăng ký và cấp mã số thuế : Doanh nghiệp nộp hồ sơ bao gồm quyết
định thành lập, đăng ký kinh doanh, trong đó kê khai rõ tên, địa chỉ kinh doanh,
lọai hình doanh nghiệp, các hoạt động kinh doanh, các mặt hàng kinh doanh, tài
khoản giao dịch ở ngân hàng... cho Phòng Hành chính. Hồ sơ này sẽ được Các
phòng Quản lý thu thuế kiểm tra, xác minh. Sau khi kiểm tra hồ sơ đăng ký mã
số thuế, Phòng quản lý thu sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận Máy tính để cấp mã số
thuế cho doanh nghiệp.

- Kê khai thuế, nộp thuế : Hàng tháng, doanh nghiệp phải kê khai doanh
thu, thuế GTGT đầu ra, giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào, thuế GTGT đầu vào,
tự tính thuế phải nộp, gửi tờ khai cho Cục Thuế qua Phòng Hành chính. Các
phòng Quản lý thu sẽ kiểm tra tờ khai và chuyển cho Phòng Máy tính để hạch
toán số thuế phải nộp của doanh nghiệp và ra thông báo thuế gửi cho Doanh
nghiệp qua Phòng Hành chính. Trong quá trình xử lý tờ khai, nếu có dấu hiệu
nghi vấn, phòng Quản lý thu sẽ phối hợp với Phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng để
xác minh chính xác số thuế phải nộp.
Trên cơ sở Thông báo Thuế, doanh nghiệp tự giác lập giấy nộp tiền vào
NSNN và chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nước để nộp thuế.
- Miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế : Trên cơ sở các quy định của Luật
Thuế GTGT và các Luật có liên quan, doanh nghiệp có thể được miễn thuế,
giảm thuế, tạm giảm thuế. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp phải gửi đầy đủ
hồ sơ đến Cục Thuế để Cục Thuế xem xét, quyết định. Đối với các doanh
nghiệp đã gửi hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế, Phòng Quản
lý thu phối hợp với Phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng để xác minh và trình Lãnh
đạo Cục Thuế quyết định.
- Hoàn thuế : Các doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế nếu như số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra. Nếu doanh nghiệp
có những dấu hiệu vi phạm trong quá trình hoàn thuế, Phòng Quản lý thu phải
phối hợp với phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng để xác minh lại. Trong trường hợp
doanh nghiệp được hoàn thuế, Phòng Quản lý thu thuế sẽ phối hợp với Phòng
Nghiệp vụ để trình Lãnh đạo Cục thuế Quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp.
Quyết định hoàn thuế được gửi cho doanh nghiệp và Kho bạc để chuyển trả lại
tiền thuế cho doanh nghiệp.
- Quyết toán thuế: Hàng năm, căn cứ vào quyết toán thuế GTGT và báo
cáo tài chính của Doanh nghiệp, cục Thuế Hà nội tiến hành kiểm tra việc chấp
hành luật thuế tại đơn vị. Việc quyết toán thuế hàng năm chính là một hoạt động
kiểm soát của Nhà nước thông qua cơ quan quản lí là Cục thuế nhằm kiểm soát
chặt chẽ các nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, nhất là nguồn thu từ thuế

GTGT.
2.2/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NGUỒN THU THUẾ GTGT
TỪ CÁC DOANH NGHIỆP THEO QUY TRÌNH QUẢN LÝ THUẾ.
2.2.1 - Tác động của Quy trình quản lý thuế đối với Kiểm soát nguồn
thu thuế GTGT.
Sau 2 năm triển khai thực hiện Luật Thuế GTGT, thực tế đã chứng minh
Luật Thuế GTGT đã đi vào thực tiễn cuộc sống. Công chúng và các doanh
nghiệp đã tạo được thói quen tính toán hiệu quả kinh tế cũng như sử dụng Hoá
đơn, chứng từ trên cơ sở của Thuế GTGT. Đồng thời, thực tế cũng đã chứng
minh: Thuế GTGT là loại thuế có tính khoa học, chuyên môn hoá cao, có tác
dụng kích thích mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi
đối với công tác quản lý Nhà nước về kinh tế. Có thể thấy tác dụng của Luật
Thuế GTGT trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá phát
sinh trong quá trình luân chyển từ sản xuất đến tiêu dùng nên đã loại bỏ triệt để
tính trùng lắp, thuế trùng lên thuế của thuế doanh thu trước đây. Điều đó thể
hiện tính khoa học của thuế GTGT và tạo điều kiện thuận lợi để thuế GTGT
được các doanh nghiệp chấp nhận, ủng hộ.
Thứ hai, Luật Thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất
nhập khẩu. Đối với hoạt động nhập khẩu, thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu
(điều mà thuế doanh thu không thực hiện được) đã tạo ra ba khả năng quan
trọng: (1) góp phần khuyến khích và bảo hộ hợp lý sản xuất nội địa; (2) cho
phép có thể giảm thuế nhập khẩu, thúc đẩy tiến trình Việt nam hội nhập kinh tế
với Thế giới mà trước mắt là khối ASEAN; (3) góp phần chuyển dịch cơ cấu
thuế theo hướng nội địa hoá.
Đối với hoạt động xuất khẩu, Luật Thuế GTGT đã khuyến khích mạnh
mẽ hàng xuất khẩu. Với thuế suất 0% cho hàng hoá xuất khẩu, toàn bộ thuế
GTGT đầu vào được hoàn trả cho doanh nghịêp xuất khẩu. Thực chất đây là
một biện pháp trợ giá cho các Doanh nghiệp xuất khẩu nên đã giúp các doanh
nghiệp tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có lợi thế do

giảm được giá vốn hàng xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Đó là một động lực mạnh mẽ đối với hoạt động xuất khẩu mà
không một sắc thuế nào có thể tạo ra. Vì thế năm 1999, năm đầu tiên thực hiện
Luật Thuế GTGT, khoảng 1.720 tỷ đồng thuế GTGT đã được hoàn trả cho các
đơn vị xuất khẩu, góp phần quan trọng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng
23,8%, gấp gần 4 lần chỉ tiêu do Quốc hội đề ra.
Thứ ba, Luật Thuế GTGT khuyến khích mạnh mẽ việc đầu tư tài sản cố
định, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành
sản xuất. Theo Luật Thuế GTGT, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên
dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước
chưa sản xuất được, cần nhập khẩu thì không thuộc diện chịu thuế GTGT.
Ngoài ra, toàn bộ thuế GTGT của công trình xây dựng được khấu trừ hoặc hoàn
trả mà không cấu thành nguyên giá công trình. Đồng thời, kể từ ngày 1/9/1999,
hoạt động xây dựng và lắp đặt được giảm thuế suất từ 10% xuống 5%. Tất cả
những điều đó đã tạo điều kiện giảm giá thành xây dựng, lắp đặt, từ đó làm
giảm chi phí khấu hao tài sản cố định trong giá thành sản phẩm.
Thứ tư, Luật Thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho việc phản ảnh trung
thực tình trạng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết mối quan hệ
giữa Nhà nước và doanh nghiệp một cách khách quan, công bằng. Cơ chế vận
hành của thuế GTGT là lấy thuế đầu ra trừ đi số thuế đầu vào trong cùng kỳ.
Thuế đầu ra phản ánh doanh thu, thuế đầu vào phản ánh giá trị tài sản, vật tư,
dịch vụ mua trong kỳ. Nếu Doanh nghiệp không tạo được thêm GTGT trong
quá trình sản xuất, kinh doanh thì không phải nộp thuế. Điều này giúp cho các
doanh nghiệp có điều kiện để phục hồi, phát triển sản xuất.
Thứ năm, Luật Thuế GTGT tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước
về kinh tế, thể hiện trên 2 mặt: Một là, Luật Thuế GTGT giúp tăng cường chế
độ hạch toán kế toán tại các Doanh nghiệp. Việc tính thuế được thực hiện trên
hoá đơn bán hàng và mua hàng, vì thế các Doanh nghiệp ngày càng chú trọng
hơn công tác kế toán nhằm hạch toán một cách chính xác giá trị vật tư, hàng
hoá, dịch vụ đầu vào, tiết kiệm chi phí, tránh được những chi phí khống, giúp

sản xuất có hiệu quả hơn. Đồng thời các doanh nghiệp cũng thực hiện lưu giữ,
bảo quản tốt sổ sách, hoá đơn, chứng từ. Hai là, Luật Thuế GTGT tạo tiềm năng
chống trốn thuế. Với phương pháp hành thu liên hoàn làm cho Luật thuế chặt
chẽ và tạo cơ chế tự kiểm soát giữa những người nộp thuế, từ đó, để được khấu
trừ thuế, những người mua hàng đều phải cần đến hoá đơn GTGT, buộc người
bán phải xuất hoá đơn, loại bỏ hiện tượng giấu doanh thu như đã từng gặp đối
với thuế doanh thu trước đây. Qua đó, bảo đảm công bằng giữa các Doanh
nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN.
Những tác động tích cực của Luật Thuế GTGT có thể phát huy được, một
phần quan trọng phụ thuộc vào việc xây dựng được một quy trình quản lý thu
thuế một cách khoa học. Quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT đã cho thấy quy
trình quản lý thu thuế mới đã cải cách công tác hành thu, nâng cao hiệu quả
công tác quản lý thu thuế, đóng góp không nhỏ vào công cuộc cải cách thuế
bước 2, góp phần giúp cho Nhà nước kiểm soát chặt chẽ được nguồn thu thuế
GTGT.
Về thủ tục hành chính thuế, có thể nói từ khi triển khai Luật Thuế GTGT
và thực hiện quy trình quản lý thu thuế mới, thủ tục hành chính thuế đã được cải
cách một bước rất đáng kể. Thông qua việc quy định các doanh nghiệp tự tính
thuế, tự kê khai và nộp thuế đã khơi dậy được ý thức trách nhiệm trong việc
thực hiện nghĩa vụ thuế. Mặt khác, phát huy được chức năng, quyền hạn của Cơ
quan Thuế trong việc hành thu theo chức năng Nhà nước quy định, từng bước
xoá bỏ chế độ chuyên quản thuế. Ngoài ra, việc ra thông báo thuế đã giúp cho
các doanh nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc nộp thuế đầy đủ và
đúng kỳ hạn, giảm được tình trạng dây dưa, nợ đọng thuế, từ đó giúp cho Cơ
quan Thuế quản lý tốt nguồn thu phát sinh, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu thuế
GTGT.
Đặc biệt, Cục Thuế Hà Nội đã chú trọng tới kiểm tra, kiểm soát việc đăng
ký, cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp, việc kê khai thuế, tăng cường việc
xác minh, xử lý hoá đơn, xác định chính xác thuế suất các mặt hàng, xác định số
thuế phải nộp của các doanh nghiệp. Từ khi áp dụng quy trình quản lý thu thuế

mới, hầu hết các doanh nghiệp đã có ý thức tự giác chấp hành Luật Thuế và việc
nộp thuế đầy đủ, đúng kỳ hạn đã trở thành một mối quan tâm thường xuyên đối
với các doanh nghiệp. Tất cả những điều đó đã đem lại kết quả đáng kể trong
việc huy động nguồn thu vào NSNN. Kết quả cụ thể được thể hiện trên bảng 1.
Bảng 1: KẾT QUẢ THU NSNN VÀ THU THUẾ GTGT TRÊN ĐIẠ BÀN HÀ NỘI
TRONG NHỮNG NĂM QUA:
Đơn vị : tỷ đồng.
TT
Chỉ tiêu
Thực
hiện
1999
Thực
hiện
2000
% so sánh thực hiện 2000
Dự toán
năm 2000
của BTC
Dự toán năm
2000 của
UBNDTP
Thực hiện
1999
1.
2.
3.
4.
Thu từ DNNNTW
Trong đó thuế GTGT

Thu từ các DNĐP
Trong đó: Thuế GTGT
Thu DN có vốn ĐTNN
Trong đó: Thuế GTGT
Thu ngoài quốc doanh
Trong đó: Thuế GTGT
6.244
1.606
289
124
675
321
463
244
7.533
1.192
290
127
789
405
457
227
132,91 %
95,37 %
132,18 %
124,12 %
105,23 %
121,53 %
80,56 %
73,66 %

132,91 %
95,37 %
125,77 %
122,59 %
105,23 %
121,53 %
80,56 %
73,66 %
120,64 %
74,24 %
100,04 %
102,43 %
116,94 %
126,08 %
98,62 %
93,17 %
Tổng cộng:
Trong đó: Thuế GTGT
7.671
2.295
9.069
1.951
118,22 %
97,86 %
125,69 %
97,80 %
118,22 %
85,01 %
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, những kết quả trên đã chứng minh quy
trình quản lý thu thuế cơ bản là phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn và

việc thực hiện tốt quy trình quản lý thu thuế là một nhân tố quan trọng để đạt
kết quả đó.
Tóm lại : Việc xác định thuế GTGT dựa trên cơ sở Thuế đầu ra trừ thuế đầu
vào, đã tạo cơ sở cho việc kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các
doanh nnghiệp, từ đó đã góp phần quan trọng trong kiểm soát nguồn thu thuế
GTGT. Việc xây dựng một quy trình nộp thuế một cách khoa học hợp lý sẽ góp
phần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tự kiểm tra giám sát
nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước cũng như giúp cho Cục Thuế là người thay
mặt Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là kiểm soát được các nguồn thu
và ổn định nguồn thu cho NSNN.
2.2.2 - Những mặt tồn tại của Luật thuế GTGT và quy trình kiểm soát
nguồn thu Thuế GTGT.
Việc thực hiện Quy trình quản lý thu thuế mới đã có những tác động tích
cực không thể phủ nhận. Tuy vậy, trong quá trình kiểm soát nguồn thu Thuế

×