Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

LIÊN kết TRONG mô HÌNH NHÓM CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.5 KB, 4 trang )

LIÊN KẾT TRONG MÔ HÌNH NHÓM
CÔNG TY
Liên kết hình thành nhóm công ty là xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Các yếu tố như nhu cầu phân tán rủi ro, nhu cầu tích tụ và tập trung vốn, sự phân công lao động
xã hội, sự tác động mạnh mẽ của các quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu của nền kinh tế đã
thúc đẩy nhanh chóng sự liên kế hình thành nhóm công ty.

I. Một số khái niệm cơ bản
1. Nhóm công ty
Chương VIII – Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về mô hình nhóm công ty. Tuy
nhiên, không có điều luật nào định nghĩa nhóm công ty là gì? Tuy nhiên, dựa theo tinh thần
Điều 146 Luật Doanh nghiệp năm 2005, ta có thể đưa ra khái niệm: “Nhóm công ty là tập hợp các
công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các
dịch vụ kinh doanh khác”.
Hiện nay, nhóm công ty ở Việt Nam theo LDN năm 2014 chủ yếu tồn tại dưới dạng tập đoàn
kinh tế, tổng công ty (Điều 188 LDN2014); công ty mẹ, công ty con (Điều 189 LDN2014). Nhóm
công ty không phải một thực thể pháp lý độc lập, không có tư cách pháp nhân, không có tài sản


riêng mà chỉ là hình thức liên kết giữa các công ty có tư cách pháp lý độc lập. Như vậy, có thể
thấy mọi hoạt động trong nhóm công ty không vì lợi ích của nhóm mà nhằm hướng đến lợi ích
của các công ty trong nhóm công ty.

Sự hình thành nhóm công ty có thể bằng hai con đường chính
đó là: công ty mở rộng chi nhánh, góp vốn, thành lập các công ty
khác, dần dần phát triển mạnh và gắn bó với nhau tạo thành
nhóm công ty; hoặc thông qua con đường thôn tính vá sáp nhập,
các đối thủ cạnh tranh có thể thôn tính, sáp nhập lẫn nhau hoặc
thỏa hiệp với nhau tạo thành nhóm.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty
Khái niệm Tập đoàn kinh tế, tổng công ty được định nghĩa tại Điều 188 LDN2014, theo đó:


“1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty
có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn
kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân,
không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên.
Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có
quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.”
Quy định này về cơ bản chỉ nêu ra được các đặc điểm cơ bản của TĐKT, TCT nhưng chưa
làm rõ được những đặc thù của mô hình này. Theo đó, tTĐKT, TCT là tổ hợp hình thành trên cơ sở
liên kết về tài chính, công nghệ, thị trường, nghiên cứu phát triển,… nhằm tăng cường tích tụ, tập
trung vốn và tăng khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận. Bản thân các doanh nghiệp trong tổ
hợp đó độc lập và có tư cách pháp nhân, không sinh ra nhau mà liên kết lớn mạnh. Các TĐKT, TCT
đều kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, vừa có chức năng sản xuất, vừa có chức năng tài chính.
Hiện nay ở nước ta, các TĐKT, TCT thường đa sở hữu về vốn và chủ yếu ở sở hữu nhà nước. Trong
TĐKT, TCT có một doanh nghiệp hạt nhân (công ty mẹ) nắm giữ hoạt động chính và các doanh
nghiệp khác trong tập đoàn. Mô hình TĐKT, TCT có thể có yếu tố liên kết vốn như công ty mẹ –
công ty con nhưng không hoàn toàn giống mô hình này.

3. Công ty mẹ - công ty con
Theo Điều 189 LDN năm 2014 định nghĩa:
“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ
thông của công ty đó;


b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa
số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công

ty đó”.
Có thể thấy, mô hình công ty mẹ – công ty con là một tập hợp các công ty, mỗi công ty là một
pháp nhân độc lập, có tài sản riêng, có bộ máy điều hành quản lý riêng và tự chịu trách nhiệm về các
khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản của mình. Bên cạnh đó, quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con
được thiết lập trên cơ sở sở hữu vốn. Theo đó, công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư phần vốn góp chi
phối vào công ty con. Tùy theo pháp luật của mỗi nước và điều lệ của từng công ty quy định mà mức chi
phối được thể hiện ở tỷ lệ vốn góp. Thông thường, công ty mẹ chiếm từ 50% trở lên vốn góp của công ty
con. Tuy nhiên, có trường hợp vẫn được coi là công ty mẹ mặc dù vốn góp dưới 50% tùy thuộc vào điều lệ
công ty. Công ty mẹ cũng nắm giữ quyền chi phối, kiểm soát công ty con. Việc kiểm soát, chi phối của công
ty mẹ thể hiện ở việc tác động tới các quyết định quan trọng của công ty con thông qua người đại diện
phần vốn góp hay người trực tiếp quản lý phần vốn của công ty mẹ tại công ty con (các thành viên Hội
đồng quản trị). Mỗi công ty mẹ có thể có nhiều công ty con nhưng mỗi công ty con chỉ có một công ty mẹ;
các công ty con có thể tiếp tục đầu tư vào các công ty con khác. Ngoài ra, công ty mẹ không bị ràng buộc
hay phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty con.
II.

Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty
Sự liên kết trong nhóm công ty rất đa dạng, thể hiện ở đặc điểm của từng loại hình nhóm
công ty và từng quan hệ giữa các công ty trong nhóm công ty. Có ba hình thức liên kết chính đó
là: liên kết theo chiều ngang, liên kết theo chiều dọc và liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực.
Liên kết theo chiều ngang: diễn ra giữa các công ty hoạt động trong cùng một ngành bằng
việc tham gia cổ phần góp vốn lẫn nhau hoặc các thỏa thuận nhằm phân chia thị trường, kiêm
soát sự gia nhập nhóm của các công ty bên ngoài. Các công ty liên kết theo chiều ngang có các
sản phẩm, dịch vụ liên quan với nhau và có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng
hiệu quả (Ví dụ như sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo với doanh nghiệp sản xuất
đường). Ưu điểm của hình thức liên kết theo chiều ngang là tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm,
dịch vụ, tận dụng hệ thống phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro. Tuy nhiên, hình thức
này có nhược điểm làthiếu sự chủ động ở một số khâu như cung ứng nguyên liệu, sản xuất, bảo
quản, vận chuyển,…



Liên kết theo chiều dọc: diễn ra giữa các công ty trong cùng một dây chuyền công nghệ,
trong đó, các công ty cùng nhau hợp tác để hình thành một sản phẩm, một mục tiêu chung nào
đó. Đây là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một chuỗi giá trị ngành (Ví dụ như
sự liên kết giữa doanh nghiệp may mặc với doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu). Liên kết theo
chiều dọc có thể là tích hợp ngược (backward integration) – hướng về bên trái chuỗi giá trị, (ví dụ,
công ty sản xuất mua lại hoặc đầu tư vốn vào các công ty cung ứng nguyên liệu cho mình) hoặc
tích hợp xuôi (forward integration) – hướng về bên phải chuỗi giá trị, (ví dụ, công ty sản xuất mua
lại hoặc đầu tư vốn vào một công ty thương mại/tiếp thị/vận tải để tiêu thụ sản phẩm do mình
sản xuất) hoặc cả hai. Hình thức này có ưu điểm là đem lại nhiều lợi thế về chi phí, về sự chủ
động nguồn nguyên liệu, chủ động trong việc sản xuất và đưa hàng ra thị trường, khả năng kiểm
soát các dịch vụ,… tuy nhiên hình thức liên kết dọc cũng có khó khăn là sẽ bị phân tán nguồn lực,
khó tập trung vào hoạt động chủ yếu tạo giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị.

Liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực: là loại liên kết
các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực
có mối quan hệ và không có mối quan hệ về công nghệ, quy trình
sản xuất,… nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. Công ty
mẹ không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất kinh doanh một sản
phẩm cụ thể mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn;
điều tiết, phối hợp kinh doanh giữa các lĩnh vực. Các công ty con
bằng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh thống nhất, thực
hiện điều hoà vốn, lợi nhuận giữa các công ty con, lĩnh vực kinh
doanh hoặc điều chỉnh, chuyển dịch vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh
doanh có hiệu quả cao,…
1. Sự liên kết trong mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty
TĐKT, TCT không phải một doanh nghiệp, không có




×