Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

VAI TRÒ của hội THẨM TRONG HOẠT ĐỘNG xét xử sự kế THỪA và PHÁT TRIỂN TRONG LỊCH sử lập PHÁP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.25 KB, 3 trang )

VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM TRONG
HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SỰ KẾ THỪA
VÀ PHÁT TRIỂN TRONG LỊCH SỬ
LẬP PHÁP VIỆT NAM
MỞ BÀI
Nhà nước ta là Nhà nước “ Của dân, do dân và vì dân”, tất cả quyền lực thuộc về dân, do
đó việc bảo đảm sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội nói chung và
công tác xét xử của Tòa án nói riêng là yêu cầu quan trọng đặt ra ở nước ta. Ở nước ta, việc nhân
dân tham gia hoạt động qua chế định về Hội thẩm nhân dân. Chế định Hội thẩm là sự bảo đảm
nguyên tắc thực hiện quyền của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, thể hiện bản chất
nhà nước của nhân dân ở Việt Nam. Do đó, để tìm hiểu sâu về vấn đề này em xin chọn đề số
01: “Vai trò của Hội thẩm trong hoạt động xét xử- sự kế thừa và phát triển trong lịch sử lập pháp
Việt Nam.”

NỘI DUNG
1.
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM
1.
Cở sở pháp lý
Chế định Hội thẩm tham gia vào xét xử là một chế định được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến Pháp của nước
ta từ trước đến nay. Thể hiện vai trò quan trọng của Hội thẩm trong khi thực hiệ chức năng xét xử của Tòa Án.
Tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“ 1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2.
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức,
cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phám, Hội thẩm.”
Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia, Điều 8 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 ( Luật TCTAND 2014)
cũng quy định một cách cụ thể: “ Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định
của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” như vậy, quy định Hội thẩm thay mặt, đại diện
cho nhân dân tham gia vào công việc xét xử đã được nhà nước ta quan tâm và quy định ngay từ rất sớm.
Để quá trình xét xử vụ án được công bằng, đúng người, đúng tội, nhân dân được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình


xét xử, thì một trong những nguyên tắc là phiên tòa cấp sơ thẩm đều phải có sự tham gia của hội thẩm nhân dân.
Ngoài ra chế định Hội thẩm tham gia vào xét xử còn được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự và Bộ luật Tố tụng dân sự
và 1 số luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
2.
Cơ sở thực tiễn
Nhà nước ta là nhà nước Xã hội chủ nghĩa nên mọi lợi ích khi nhà nước làm ra phải bắt nguồn từ lời ích của nhân
dân, tuy nhiên nhân dân lạ để cho Nhà nước thay mặt mình giải quyết các công việc của xã hội do đó vấn đề kiểm tra,
kiểm soát đến các hoạt động nhà nước là yêu cầu cần phải đặt ra. Nhà nước ta phân ra thành ba nhánh lập pháp, hành pháp
và tư pháp; trong lĩnh vực tư pháp làm cách nào để nhân dân tham gia vào việc giám sát hoạt động xét xử là một điều khá
khó. Yêu cầu một lực lượng tham gia vào lĩnh vực này cùng với Tòa án để cùng tham gia xét xử, để giải quyết vụ án sao
cho “ đúng người, đúng tội, đúng pháp luật” và “ hợp tình hợp lý” đã từ đó được đặt ra. Thế nên, nguyên
tắc thực hiện chế độ xét xử ở nước ta có Hội thẩm tham gia dựa trên: Tư tưởng “lấy dân làm gốc” là tư tưởng đã tồn tại lâu


đời trong nhân dân. Ngay từ buổi đầu độc lập, thành lập Nhà nước đã khẳng định Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân,
do dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
3.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Thẩm
Nhắc đến nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm, Điều 84, các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và 5 Luật TCTAND 2014
quy định:
“2. Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công
của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.
3. Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự theo phân công của
Chánh án Tòa án nơi mình được cử làm Hội thẩm quân nhân.
4. Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ
lý do.
5. Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ
xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do.”
4. Tiêu chuẩn Hội thẩm
Theo quy định tại Điều 85 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân thì Hội thẩm phải có các tiêu chuẩn:

“ 1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo
đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ
công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có kiến thức pháp luật.
3. Có hiểu biết xã hội.
4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”
II. VAI TRÒ CUẢ HỘI THẨM TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ. SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TRONG LỊCH
SỬ LẬP PHÁP VIỆT NAM
1.
Vai trò của Hội thẩm trong xét xử
Xét ở khía cạnh xã hội và khía cạnh lập pháp trong Nhà nước pháp quyền, chúng ta cần lưu ý đến hai khía cạnh
khá quan trọng trong các lý thuyết cũng như thực tiễn pháp lý. Đó là, tính “trễ” của các quy phạm pháp luật so với thực
tiễn. Nghĩa là, các quy phạm pháp luật chỉ được xây dựng trên cơ sở các vấn đề đã có trên thực tiễn một hoặc nhiều lần
hay bằng cách dự liệu nó sẽ xảy ra trên thực tiễn. Thứ hai, ngoài các quy phạm pháp luật thực định pháp luật còn chứa
đựng trong đó một giá trị lớn hơn đó là tinh thần pháp luật. Tinh thần pháp luật có thể hiểu một cách đơn giản là cái đích
mà pháp luật mong muốn hướng đến. Từ các khía cạnh trên, có thể thấy rằng việc quy định về hội thẩm nhân dân trong
Hội đồng xét xử là hoàn toàn có cơ sở và không trái với các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền. Như vậy, việc ghi nhận
chế định Hội thẩm trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án có những vai trò quan trọng sau:
Việc tham gia và tham gia đúng thành phần của Hội thẩm giúp cho Tòa án xét xử không chỉ đúng pháp luật mà
còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Khi được cử hoặc bầu làm Hội thẩm, họ hoàn toàn không tách khỏi môi
trường công tác, huấn luyện sẳn sàng chiến đấu (đối với Hội thẩm quân nhân); hoạt động tại cơ quan, lao động sản xuất tại
doanh nghiệp (đối với Hội thẩm nhân dân) và với vốn hiểu biết thực tế, trải nghiệm trong cuộc sống, với sự am hiểu về
phong tục tập quán ở địa phương, Hội thẩm sẽ bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét
xử để từ đó Hội đồng xét xử có cơ sở đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, được dư luận xã hội đồng
tình ủng hộ.
Hội thẩm bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử mà thực hiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để
nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng. Chính
bằng hoạt động xét xử, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật,
tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo quy định của pháp luật.

Giúp bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Việc tham gia vào công tác xét xử
của Tòa án, không chỉ là thực hiện quyền tư pháp, mà còn tham gia vào việc kiểm soát thực hiện quyền tư pháp, thông qua


việc góp tiếng nói phản ánh tâm tư từ thực tiễn gắn bó gần gũi với đời sống hoàn cảnh của người dân, bị cáo trong vụ án,
để từ đó làm sáng tỏ nguyên nhân, hoàn cảnh phát sinh tội phạm cụ thể, phát sinh tranh chấp,… vào quá trình xét xử,
nhằm giúp Hội đồng xét xử có sự đồng cảm từ đó đưa ra quyết định thật chính xác, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người dân theo quy định của pháp luật.
Thêm vào đó tăng cường mối quan hệ giữa Tòa án và Nhân dân thông qua cầu nối là Hội thẩm. Cũng thông qua
Hội thẩm, Tòa án nắm bắt được những vướng mắc, suy nghĩ, tình cảm của Nhân dân. Một phán quyết của Tòa án chỉ có
thể nhận được sự đồng tình của Nhân dân, khi nó phản ánh đúng sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, khi thật sự là
chỗ dựa về mặt tinh thần, là niềm tin vào công lý của Nhân dân và khi đó tính thượng tôn pháp luật mới được đề cao
Thông qua công tác xét xử Hội thẩm giúp Tòa án thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
trong Nhân dân, tuyên truyền về kết quả xét xử, phân tích rõ cơ sở áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, từ
đó góp phần giáo dục ý thức pháp luật của công dân tại nơi Hội thẩm làm việc.
2.
Sự kế thừa và phát triển trong lịch sử lập pháp Việt Nam.
Lịch sử phát triển của lập pháp Việt Nam luôn coi chế định Thẩm Hội thẩm nhân dân tham gia vào việc xét xử là
một chế định quan trọng, như một sợi chỉ xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử. Và việc quy định vai
trò của Hội thẩm trong quá trình xét xử đã luôn được kế thừa từ năm này qua năm khác, sau đây em xin nêu ra một và
điểm chính như sau:
+ Hiến pháp năm 1946 chưa có khái niệm Hội thẩm tuy nhiên tại Điều 65 quy định: “ Trong khi xử việc
hình phải có phụ thẩm nhân dân để tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, cùng quyết định với
thẩm phán nếu là việc đại hình”.
Như vậy, tuy chưa có khái niệm là Hội thẩm, tuy nhiên ở đây ta có thể hiểu với nhau Phụ thẩm được nhắc đến như là Hội
thẩm. Và vai trò của Phụ thảm là được tham gia lấy ý kiến trong các vụ án hình sự nếu là vụ án nhỏ và nếu là vụ việc lớn
thì sẽ được tham gia quyết định trong các vụ án lớn. Tuy được quy định đơn giản nhưng đó là tiền đề quan trọng cho quy
định về vai trò của Hội thẩm sau này.
+ Hiến pháp năm 1959 đã đổi tên từ Phụ thẩm sang Hội thẩm và cũng từ đây lầ đầu tiên Luật TCTAND năm
1960 ra đời quy định rõ ràng hơn về vai trò của hội thẩm. Điều 11 Luật TCANND năm 1960 quy định: “Khi sơ thẩm,

Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia. Hội thẩm nhân dân do nhân dân bầu ra. Khi xét
xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.” Như vậy, pháp luật đã quy định rõ ràng hơn
về vai trò xét xử của Hội thẩm cũng như là



×