Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thảm họa môi trường về vấn đề công ty vedan bức tử sông thị vải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 31 trang )

Bài tiểu luận
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa đề tài................................................................3
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài..........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG.............................................................................................................5
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................5
1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường........................................................................6
CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT VỀ VEDAN VÀ SÔNG THỊ VẢI......................8
2.1. Sơ lược về công ty Vedan...............................................................................8
2.2. Sơ lược về sông Thị Vải.................................................................................9
2.3. Vụ việc Vedan xả thải ra sông Thị Vải.........................................................11
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VỀ VỤ VIỆC CÔNG TY VEDAN BỨC TỬ
SÔNG THỊ VẢI.................................................................................................12
3.1. Nguyên nhân.................................................................................................12
3.2. Những thủ đoạn của công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị
Vải.......................................................................................................................12
3.3. Việc phát hiện hành vi trái pháp luật của công ty Vedan..............................13
3.4. Những ảnh hưởng mà Vedan gây ra.............................................................15
CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ RA SAU KHI VEDAN XẢ
GÂY Ô NHIỄM TRÊN SÔNG THỊ VẢI........................................................24
4.1. Các giải pháp của Chính phủ với Vedan.......................................................24
4.2. Các giải pháp của Vedan đối với người dân.................................................26
4.3. Các giải pháp của Vedan để cưu lấy chính mình..........................................27
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC..............................................................................................29


C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................31
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................32
A. PHẦN MỞ ĐẦU


Bài tiểu luận
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực
thực phẩm cho con người. Con người cần phải có các hành động bảo vệ môi
trường, bảo vệ nơi sinh sống của chính con người và nâng cao trách nhiệm của
người dân, các cán bộ và tập thể cần có sự quan tâm đúng mức đến môi trường.
Tuy vậy, đã có các hành vi sai phạm, làm ảnh hưởng đến môi trường. Trong đó
có trường hợp của Công ty Vedan với hành vi xả nước thải ra sông Thị Vải đã
làm cho môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng nước ngày càng suy
thoái. Thực tế đã chứng minh rằng, trong quá trình thẩm thấu vào đất, nguồn
nước ô nhiễm của sông Thị Vải đã làm cho nguồn đất và nước nơi đây bị ô
nhiễm. Không chỉ vậy, với lượng khí thải do Vedan gây ra cũng đặt dấu hỏi cho
sự ô nhiễm môi trường không khí?
Tuy vụ việc Công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vải đã trôi qua rất lâu
nhưng ảnh hưởng mà nói gây ra cho môi trường, con người và tình hình kinh tế
của người dân sống quanh vùng sông Thị Vải là rất nặng nề mà nhiều người đôi
khi chưa biết đến. Chính vì thế mà tôi chọn vụ việc xả thải ra môi trường làm đề
tài cho bài tiểu luận của mình, qua đó giúp nhiều người biết rõ hơn về các ảnh
hưởng mà chính con người đã gây ra cho môi trường và cũng đã gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho cuộc sống.
Tôi chọn “Thảm họa môi trường về vấn đề Công ty Vedan bức tử sông Thị
Vải” là đề tài cho bài tiểu luận hết thúc học phần “Giáo dục môi trường cho học

sinh Tiểu học” của giảng viên Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Em xin chân thành gửi
lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã cùng song
hành với chúng em trong các tiết học, cho chúng em thêm nhiều kiến thức và có
những kỉ niệm đẹp.
Báo cáo của em không tránh được những sai sót, mong giảng viên sẽ ủng
hộ và đống góp ý kiến cho bài báo cáo của em.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa đề tài.


Bài tiểu luận
2.1. Mục tiêu
- Khái quát về Công ty Vedan và sông Thị Vải.
- Thực trạng về vụ việc Vedan xả thải ra sông Thị Vải.
- Các biện pháp mà Vedan và Chính phủ đã thực hiện để lên án các hành
vi vi phạm của Công ty Vedan.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường
trên sông Thị Vải.
- Phân tích đánh giá sự tác động tiêu cực do Công ty Vedan gây ra.
- Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường.
2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Giúp cho người dân biết được tình trạng ô nhiễm mà Vedan đã gây ra.
- Hiểu hết các khó khăn mà người dân, môi trường khu vực sông Thị Vải
phải gánh chịu.
- Lên án các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường, tránh các hành vi tái
phạm sau này và nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường của người dân trên khắp
đất nước.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Nội dung nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận về vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường.

- Thực trạng ô nhiễm trên sông Thị Vải.
- Cái giải pháp đưa ra để cho Vedan.
- Thời gian: từ năm 1994 đến năm 2008
- Không gian: xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê
- Thống kê các hành vi sai phạm của Công ty Vedan khi xả thải ra sông
Thị Vải.
- Thống kê thiệt hại đến môi trường, sức khỏe và kinh tế của người dân.
- Thống kê các biện pháp của Chính phủ đưa ra cho Công ty Vedan.


Bài tiểu luận
4.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
- Thu thập các nguồn thông tin mới phát hiện sự phân bố không gian của
đối tượng nghiên cứu.
- Bản đồ là phương tiện cụ thể hóa, biểu đạt kết quả nghiên cứu về cấu
trúc, đặc điểm phân bố không gian của các đối tượng.
4.3. Phương pháp xã hội học
- Khảo sát các đối tượng trong xã hội, lấy ý kiến của cộng đồng, các
chuyên gia.
- Điều tra về vấn đề nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi
trường và cả môi trường sống của họ…
4.4. Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia
- Dự báo sông Thị Vải sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, và ảnh hưởng đến
cảnh vật, đất đai và các sinh vật sinh sông ở sông bị ô chết.
- Con người cũng bị ảnh hưởng, chịu các căn bệnh do hành vi xả thải của
Vedan gây ra.



Bài tiểu luận
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là :"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.".
Môi trường theo nghĩa rộng: là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp: không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo,
bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường,
tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm...
Tóm lại, môi trường là những gì xung quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống
và phát triển.
Phân loại theo chức năng:
+ Môi trường tự nhiên: Bao gồm những nhân tố khách quan như: đất đai,
động-thực vật, ánh sáng, không khí...
+ Môi trường xã hội: Bao gồm những quan hệ giữa người với người như:
luật lệ, quy định, cam kết, các hiệp hội, các tổ chức đoàn thể, họ hàng...
+ Môi trường nhân tạo: Tất cả những thứ do con người tạo ra như: tivi, xe
đạp, xe máy, máy bay, nhà, khu trung cư, đô thị, công viên nước...
1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường: là sự thay đổi thành phần, tính chất của môi trường,
vi phạm tiêu chuẩn môi trường gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến
sức khỏe của con người và sinh vật.Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học tác

động vào môi trường làm cho môi trường từ trong sạch trở nên độc hại.Tiêu


Bài tiểu luận
chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được qui định dùng
làm căn cứ để quản lý môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường.
Các dạng gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất ở dạng khí (khí thải), lỏng
(nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa các hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh
học, hóa học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
1.1.3. Khái niệm về nước thải
Tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất trong môi trường đều tạo ra các
chất thải, ở các thể khí, lỏng và rắn. Thành phần chất thải lỏng, hay nước thải
được đinh nghĩa như một dạng hòa tan hay trộn lẫn giữa nước (nước dùng, nước
mưa, nước mặt, nước ngầm,…) và các chất thải từ sinh hoạt trong cộng đồng
dân cư, các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, giao
thông vận tải, công nghiệp,….Ở đây cần hiểu là sự ô nhiễm môi trường nước
cảy ra các chất nguy hại xâm nhập vào nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của
chính bản thân nguồn nước.
Nước thải chưa xử lý là nguồn tích lũy các chất độc hại lâu dài cho con
người và các sinh vật khác. Sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải có thể
tạo ra các chất khí nặng mùi. Thông thường, nước thải chưa được xử lý là
nguyên nhân gây ra tình trạng đó nó chứa các loại chất độc, chất phức tạp hoặc
mang các chất dinh dưỡng thuận lợi cho việc phát triển cho các loại vi khuẩn,
các thực vật thủy sinh bị nguy hại.
1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường
Dựa vào chất gây ô nhiễm và những tác động chính của chúng đối với môi
trường, được phân thành 7 loại:

+ Ô nhiễm không khí là hiện tượng trong khí quyển có những chất độc hại
(dạng khí, hơi, tia, giọt...) khác thường, không phải là thành phần của không khí
hoặc là loại khí thông thường nhưng ở một nồng độ đủ trong một thời gian nào
đó có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sinh vật và tài sản.


Bài tiểu luận
+ Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước
rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
+ Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng
vượt quá giới hạn thông thường).
+ Ô nhiễm phóng xạ.
+ Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công
nghiệp.
+ Ô nhiễm sóng.
+ Ô nhiễm ánh sáng.


Bài tiểu luận
CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT VỀ VEDAN VÀ SÔNG THỊ VẢI
2.1. Sơ lược về công ty Vedan
Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam), với 100%
vốn từ Đài Loan được thành lập từ năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam thành phố lớn nhất của Việt Nam –
Thành phố Hồ Chí Minh, trên diện đất rộng 120ha.
Hiện nay công ty đã đưa vào hoạt động các công trình bao gồm: Nhà máy
tinh bột nước đường, Nhà máy bột ngọt, Nhà máy tinh bột biến tính, Nhà máy
Xút-axít, Nhà máy Lysine, Nhà máy phát điện có trích hơi, Nhà máy PGA, Nhà
máy phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên, Hệ thống xử lý nước thải bằng
công nghệ tiên tiến, Cảng chuyên dùng Phước Thái Vedan, các công trình, cơ sở

hạ tầng tại các khu vực hành chính, cư xá, giáo dục đào tạo…

Hình ảnh Công ty Vedan Việt Nam
Một số thành tựu:
- Công ty Vedan Việt Nam được chứng nhận chất lượng ISO 9002 năm
1999.
- Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng
Huân chương lao động hạng ba cho công ty Vedan Việt Nam.


Bài tiểu luận
- Bộ thương mại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng
thưởng bằng khen cho công ty ngày 19/7/2001 về thành tích xuất sắc trong xuất
khẩu.
- Các nhà máy của công ty đã vận hành tốt với công suất cao và hằng năm
đã xuất khẩu được một lượng lớn sản phẩm cho ra nước ngoài.Tính đến năm
2000 thì đã nộp cho ngân sách trên 8 triệu USD.
Sơ đồ về hệ thống xử lý nước thải của Vedan:
- Công ty Vedan Việt Nam có khối lượng nước thải là 4150 m3/ ngày.
- Công ty đã xây dựng 3 hệ thống xử lý nước thải với tổng công suất
5800m3/ngày.
Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam sử dụng phần lớn lượng nông
sản như sắn, mía do nông dân Việt Nam cần cù lao động làm ra, và mật rỉ có
nguồn gốc từ các loại đường tự nhiên để sản xuất bột ngọt chất lượng cao. Bột
ngọt Vedan vì chất lượng đã được Chính phủ Việt Nam trao tăng huy chương
vàng và đã từng trở thành nhà máy bột ngọt lớn nhất Đông Nam Ái, các sản
phẩn của công ty không chỉ được người dân trong nước tiêu dùng tại thị trường
các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Đông Nam Á, các
nước tại Châu Âu.
2.2. Sơ lược về sông Thị Vải

Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng
Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Đoạn hạ lưu từ chỗ sông Gò Gia hợp lưu với Thị Vải
ra tới biển còn gọi là sông Cái Mép.
Sông được bắt nguồn từ huyện Long Thành, chảy theo hướng đông - nam,
qua Nhơn Trạch, đến thị xã Phú Mỹ đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển
tại vịnh Gành Rái.


Bài tiểu luận

Hình ảnh sông Thị Vải
Sông có tổng chiều dài khoảng 76 km, đoạn chảy theo hướng nam làm ranh
giới tự nhiên giữa hai huyện Nhơn Trạch, Thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Phú
Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. Thị Vải được nối với sông Đồng Tranh bởi sông Bà Giỏi
và sông Gò Gia. Đoạn sông Cái Mép có lòng rộng và sâu. Tại đây có cụm cảng
Cái Mép gồm:
- Cảng Quốc tế Sài Gòn Việt Nam (liên doanh với Hutchison Ports).
- Cảng Container Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép.
- Cảng Quốc tế Cái Mép (liên doanh giữa Cảng Sài Gòn của Vinalines và
APM Terminals của Đan Mạch).
- Cảng Quốc tế SP-SSA (liên doanh giữa Cảng Sài Gòn của Vinalines và
SSA Marine Seattle USA của Mỹ).
Sông bị ô nhiễm nặng nề do tiếp nhận nước thải công nghiệp và chất thải
sinh hoạt trong khu vực, nhất là chất thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp
nằm dọc 2 bên bờ sông. Mỗi ngày sông phải “uống” 33267m 3 nước thải từ các
khu công nghiệp (hầu như đều chưa qua xử lý, chưa kể đến nước thải từ nhà
máy nhiệt điện Phú Mỹ và các cơ sở sản xuất công nghiệp), ngoài ra sự ôi nhiễm
còn do các sự cố tràn dầu của các phương tiện vận chuyển đường thủy, các
nguồn ô nhiễm thu thập từ ngoài khơi và theo chế độ thủy triều đi vào.



Bài tiểu luận
2.3. Vụ việc Vedan xả thải ra sông Thị Vải
Từ khi bắt đầu vào hoạt động từ năm 1993 đến nay, Công ty Vedan liên tiếp
có nhiều sai phạm gây ô nhiễm môi trường:
- Năm 1994, Công ty thải hóa chất ô nhiễm làm thủy sản chết hàng loạt
trên sông Thị Vải.
- Năm 2005, Vedan mới đồng ý đền bù với danh nghĩa hỗ trợ nông dân
nuôi trồng thủy sản với số tiền 15 tỷ đồng.
- Năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai qua kiểm tra đã phát hiện Veddan có hành vi xả
thải vợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 5600 lần.
- Công ty Vedan Việt Nam mặc dù đã xây dựng 3 hệ thống nước thải ở
khâu chế biến tinh bột và mật xỉ đường bằng công nghệ hiện đại, nhưng không
hệ thống nào hoàn thiện với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, có thể nói rằng Vedan
đã đống góp một phần đáng kể làm sông Thị Vải trở thành dòng sông chết.
- 7/10/2008, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Công Nguyên
đã có báo cáo chính thức trình Thủ tướng và kết quả kiểm tra sử lý sai phạm đối
với Vedan Việt Nam. Trong đó nêu rất rõ rằng Vedan Việt Nam đã thải ra sông
Thị Vải 105600m3/thàng nước thải và không qua hệ thồng 2360 m3/ngày.
Kết quả giám sát chất lượng nước tại khu vực Vedan thuộc dự án hạ lưu
sông Đồng Nai do trung tâm chất lượng nước và môi trường thực hiện từ năm
1999 đến năm 2004 cho thấy đến năm 2000 sông Thị Vải còn có chất lượng
nước tương đối sạch, chưa bị các chất gây ô nhiễm hữu cơ gây tác động mạnh.
Tuy nhiên đến giữa năm 2000 thì chất lượng nước vùng nước này đã rất xấu, oxi
hòa tan rất thấp. Tình trạng ô nhiễm kéo dài liên tục và càng ngày càng trở nên
nghiêm trọng cho tới khi kiểm tra liên ngành phát hiện ra vụ việc Vedan. Theo
số liệu do đạc thì vào mùa khô tháng 4/2008 cho thấy sông Thị Vải thực sự
không còn sống. Nồng độ oxi hòa tan thấp nhất là vùng gần Công ty Vedan dài
gần 13 km. Nước sông dục ngầu, có mùi bốc lên nồng nàc. Do vậy và công ty

Vedan đã bị đình chỉ hoạt động để cơ quan điều tra và làm rõ.
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VỀ VỤ VIỆC CÔNG TY VEDAN BỨC
TỬ SÔNG THỊ VẢI
3.1. Nguyên nhân


Bài tiểu luận
Trong thời kì nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau
chạy đua về chất lượng, lợi nhuận, doanh thu, chi phí,… doanh nghiệp nào cũng
muốn thu nhỏ chi phí của mình để thu được lợi nhuận. Chính vì vậy đã dẫn đến
những hành động đáng lên án về đạo đức như của công ty Vedan: thu nhỏ chi
phí về xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường.
- Sự chỉ đạo, phối hợp với địa phương của bộ còn chưa chặt chẽ, hiệu quả
và triệt để.
- Năng lực chuyên môm của các cán bộ thực thi pháp luật còn thiếu về số
lượng và yếu về chuyên môn.
- Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng chưa thường xuyên, liên tục,
chưa cương quyết trong việc xử lý các sai phạm.
- Các doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của pháp luật.
Mặc dù hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta tương đối lớn
với 300 văn bản nhưng lại thiếu nhiều quy định quan trọng như thuế bảo vệ môi
trường, thuế chính sách cụ thể khuyến kích ngành công nghiệp môi trường, xã
hội hóa bảo vệ môi trường,… chưa có nguyên tắc đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
Nhận thức của người dân về môi trường còn kém, từ năm 1994, khi công ty
Vedan bắt đầu xả thải, vấn đề môi trường chưa được người dân quan tâm đúng
mức.
3.2. Những thủ đoạn của công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra
sông Thị Vải
Từ những năm 90 của thế kỉ trước. Cụ thể là những năm 1990 đến 1995,

công ty Veddan đã lắp đặt một hệ thống xử lý có chủ ý, hệ thống bơm nhiều
tầng, có các van đóng- mở linh hoạt và dẫn ra một đường ống “ bí mật ” được
cắm sâu trong lòng đất trực tiếp đổ ra sông Thị Vải.
Chỉ cần một lắc tay nhẹ nhàng, toàn bộ nước thải, lẽ ra phải đi vào hệ thống
vận hành, sẽ đổ thẳng xuống dòng sông vô tội, mà bằng mắt thường khó mà phát
hiện được. Theo dư luận, người dân xung quanh khu vực cho biết hầu như hệ
thống này chỉ làm việc quá nửa khuya.


Bài tiểu luận
Khi vụ việc được người dân phát giác, từ năm 2002 UBND tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu đã thành lập trung tâm quan trắc và phân tích môi trường ,tiến hành
quan trắc nước sông Thị Vãi. Kết quả cho thấy,nước sông Thị Vãi đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng trong một thời gian dài, chủ yếu là o nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng
vượt tiêu chuẩn Việt Nam rất nhiều lần. Sau đó, chi cục bảo vệ môi trường thành
phố Hồ Chí Minh xét nghiệm nước sông Thị Vãi cũng cho kết quả tương tự.
Ngày 21/4/2005 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có công văn đề nghị bộ
tài nguyên – môi trường chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu công
nghiệp đang hoạt động trên lưu vực sông Thị Vải.
Ngày 21/8/2006 Bộ Tài Nguyên – Môi Trường đã báo cáo với thủ tướng
chính phủ về tình hình ô nhiễm môi trường sông Thị Vải. Theo đó nước sông
Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng do các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, chất lơ
lửng, mùi hôi và vi khuẩn. Nguyên nhân ô nhiễm là do nước thải công nghiệp
của hầu hết các cơ sở, khu công nghiệp, đặc biệt là công ty Vedan nằm trên
thượng nguồn sông Thị Vải gây ra.
Kết quả xét nghiệm của mẩu nước thải tại khu vực để bản âm và bồn chứa
của công ty Vedan cho thấy các thông số về độ màu, COD, BOD5,… tỉ lệ vượt
từ 10 cho đến 2000 lần, cá biệt lên tới 3075 lần.
3.3. Việc phát hiện hành vi trái pháp luật của công ty Vedan

Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả.
Vedan đã phải ký nhận vào một văn bản hành chính, theo đó thừa nhận 10
hành vi vi phạm của mình:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp
thải lượng thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với Nhà máy sản xuất
tinh bột biến tính của Công ty; vi phạm khoản 11, Điều 10, nghị định số
81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp
thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày đối với các Nhà máy


Bài tiểu luận
sản xuất bột ngọt và Lysin của Công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10, Nghị định số
81/2006/NĐ- CP.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp
thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000/ngày đối với các nhà máy
khác của Công ty; vi phạm khoản 8, Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu
liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; vi phạm khoản 4, Điều 27, Nghị
định số 81/2006/NĐ- CP.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo; vi phạm khoản 3, Điều 8,
Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa
công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân
xưởng sản xuất Xút- Axít từ 3.116 tấn/ tháng lên 6.600 tấn/ tháng; vi phạm
khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa

công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với các Nhà
máy bột ngọt từ 5.000tấn/ tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tính từ 2.000
tấn/ tháng lên 4.000 tấn/tháng; Lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng; bột
gia vị cao cấp 20 tấn/tháng; PGA 700 tấn/năm; phân Vedagro 70.000 tấn/năm
(rắn); 280.000 tấn/ năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn; vi phạm khoản 3, Điều 9,
Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết
bị hạn chế môi trường; vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số
81/2006/NĐ- CP.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường,
vi phạm khoản 3, Điều 15, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định
trong giấy phép; vi phạm khoản 4, Điều 9, Nghị dịnh 34/2005/NĐ- CP ngày


Bài tiểu luận
17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong tài
nguyên nước.
3.4. Những ảnh hưởng mà Vedan gây ra
Kết quả quan trắc chất lượng nước
Kết quả quan trắc từ nhiều chương trình quan trắc khác nhau của Tổng cục
Môi trường và của các địa phương giai đoạn 1999 - 2008 cho thấy: Toàn bộ
chiều dài dòng chính sông Thị Vải khoảng 31,5 km đều bị ô nhiễm với các mức
độ khác nhau, trong đó có khoảng 12 - 15 km đoạn ngang qua khu vực Công ty
Vedan bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng; Phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm còn lan
rộng sang phía sông Gò Gia, sông Bà Giỏi và các chi lưu khác của sông Thị Vải.
Ngoài các chương trình lấy mẫu và quan trắc điểm cố định trên lưu vực
sông Thị Vải, còn có các đợt khảo sát đo nhanh liên tục diễn biến chất lượng
nước dọc theo sông Thị Vải do Tổng cục Môi trường phối hợp với Viện Hóa học
và Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện. Đến nay đã có 8 đợt đo nhanh vào

các thời điểm: tháng 8/1996; 3/1997; 12/1997; 10/1998; 5/2006; 8/2008; 3/2009
và tháng 11/2009. Dưới đây là kết quả đo nhanh thông số DO dọc sông Thị Vải
từ thượng nguồn ra đến hợp lưu sông Thị Vải - Gò Gia - Cái Mép từ năm 1996
đến nay (Sơ đồ 2).

Sơ đồ 1: Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm bằng mô hình MIKE 21


Bài tiểu luận

Sơ đồ 2: Sự biến thiên của DO theo quãng đường đo trên sông Thị Vải
tương ứng với các lần đo tháng 8/1996, 3/1997, 10/1998, 5/2006, 8/2008,
3/2009 và 11/2009
Từ kết quả đo nhanh như sơ đồ 2 cho thấy, ngay từ năm 1996 (sau 3 năm
kể từ khi Công ty Vedan đi vào hoạt động), nước sông Thị Vải đã bị ô nhiễm
đáng kể (Có khoảng 8km tuyến sông này có DO < 2 mg/l). Năm 1997 có khoảng
25 km tuyến sông này có DO dưới 1 mg/l. Mức độ ô nhiễm càng lúc càng tăng
dần và đạt tới cực điểm vào tháng 8/2008 (thời điểm Thanh tra Tổng cục Môi
trường phát hiện được hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan). Kể từ tháng
3/2009 đến nay, chất lượng nước sông Thị Vải nhìn chung đã được cải thiện rõ
rệt: trên suốt chiều dài dòng chính của sông Thị Vải khoảng 27 km, nồng độ DO
đã tăng vọt lên mức từ 4,5 mg/l trở lên. Riêng chỉ có đoạn đầu của sông Thị Vải
tiếp nối với rạch Bà Ký khoảng 3km, nồng độ DO vẫn còn ở mức khá thấp (dưới
2 mg/l) do ảnh hưởng của nước thải từ các KCN ở Nhơn Trạch đổ ra. Tuy nhiên,
dòng chính sông Thị Vải từ chỗ hợp lưu suối Cả - rạch Bà Ký ra đến cửa sông
không còn bị ô nhiễm hữu cơ (DO > 4,5 mg/l).
Kết quả phân vùng ô nhiễm:
Dựa vào các dữ liệu quan trắc môi trường nước khu vực sông Thị Vải kết
hợp với bản đồ địa hình và vị trí các khu nuôi trồng thủy sản trên bản đồ ảnh vệ
tinh Google Earth, phân tích chế độ thủy văn, dòng chảy và ranh giới các lưu



Bài tiểu luận
vực sông trong khu vực nghiên cứu, cũng như qua kinh nghiệm thực tiễn nhiều
năm khảo sát và lấy mẫu dọc sông Thị Vải và khu vực phụ cận, bằng phương
pháp nội suy, xin chia khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nước sông Thị Vải ra
thành 3 vùng theo tiêu chí phân vùng tại Điều 92 của Luật Bảo vệ môi trường
(xem Bản đồ phân vùng ô nhiễm khu vực sông Thị Vải):
- Vùng ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (bên trong đường viền màu đỏ trên
bản đồ phân vùng): Bao gồm một phần các xã Long Phước, Phước Thái (Long
Thành - Đồng Nai); một phần các xã Long Thọ và Phước An (Nhơn Trạch Đồng Nai) và một phần xã Mỹ Xuân (Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu). Chiều
dài dòng chính sông Thị Vải thuộc vùng này dài khoảng 12 km từ điểm C
(1004138.18”, 10605827.30”E) đến điểm D (1003656.64”, 1070017.71”E).
Tổng diện tích tự nhiên của vùng này là 3.294 ha. Dữ liệu quan trắc nhiều năm
cho thấy vùng này có ít nhất một thông số chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho
phép 10 lần trở lên (theo QCVN 08:2008/BTNMT - Cột A2: Mục đích bảo tồn
động thực vật thủy sinh). Kết quả này khá tương đồng với kết quả chạy mô hình
MIKE 21 của Viện cũng như sự chấp nhận của Công ty Vedan tại cuộc họp ngày
11/12/2009 tại Tổng cục Môi trường.

- Vùng ô nhiễm nghiêm trọng (bên trong đường viền màu xanh đậm trên
bản đồ): Bao gồm một phần các xã Long Phước, Phước Thái (Long Thành -


Bài tiểu luận
Đồng Nai); một phần các xã Long Thọ và Phước An (Nhơn Trạch - Đồng Nai),
một phần xã Mỹ Xuân và thị trấn Phú Mỹ (Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu) và
một phần xã Thạnh An (Cần Giờ - TP HCM. Tổng diện tích tự nhiên của vùng
này là 5.152 ha. Trong vùng này, ô nhiễm trên dòng chính sông Thị Vải kéo dài
thêm về phía thượng lưu khoảng 1,7 km đến điểm B (1004227.78”,

10605827.59”E) và kéo dài về phía hạ lưu khoảng 5,3 km đến điểm E
(1003435.35”N, 10700123.36”E). Dữ liệu quan trắc nhiều năm cho thấy, vùng
này có ít nhất 1 thông số chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 5 lần trở
lên (theo QCVN 08:2008/BTNMT - Cột A2: Mục đích bảo tồn động thực vật
thủy sinh).
- Vùng ô nhiễm (giới hạn bởi đường viền màu xanh nhạt trên bản đồ): Bao
gồm một phần các xã Long Phước, Long Thọ và Phước An (Đồng Nai); một
phần thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Phước và xã Phước Hòa (Tân Thành - Bà Rịa Vũng Tàu) và một phần xã Thạnh An (Cần Giờ - TP HCM). Tổng diện tích tự
nhiên của vùng này là 11.500 ha. Trong vùng này, ô nhiễm trên dòng chính sông
Thị Vải tiếp tục kéo dài thêm về phía thượng lưu khoảng 2 km đến dưới đập Bà
Ký ngay tại điểm A (1004312.27”N, 10605825.35”E) và kéo dài về phía hạ lưu
khoảng 9 km đến dưới hợp lưu sông Gò Gia - Thị Vải tại điểm F
(1003058.14”N, 1070039.19”E), đồng thời vùng ô nhiễm cũng được đẩy dịch
sang phía sông Gò Gia và sông Bà Giỏi. Dữ liệu quan trắc nhiều năm cho thấy,
vùng này có ít nhất một thông số chất ô nhiễm không đạt tiêu chuẩn cho phép
(theo QCVN 08:2008/BTNMT - Cột A2).
Kết quả phân vùng ô nhiễm này là cơ sở để các địa phương có liên quan
tiến hành thống kê, rà soát, thẩm tra, xác minh những thiệt hại về kinh tế của
người dân có đơn kiện Công ty Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải.
3.4.1. Về sức khỏe
- Theo các nhà khoa học thì bột ngọt, tinh bột, đường, phân bón,… là các
chất thải độc hại nhất đáng sợ nhất mà Vedan thải ra chính là cyanua. Đây là
chất độc có tác dụng nhanh nhất và dễ gây chết người nhất. Hít cyanua có thể tử
vong trong vài giây.


Bài tiểu luận

Vedan xả khí ra môi trường gây cho người dân nhức đầu, sổ mũi, nôn ói
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam giới hạn hàm lượng chất này phải nhỏ hơn 0,1

mg/l, trong khi đó Vedan đã đầu đọc sông Thị Vải với lượng chất thải có hàm
lượng vượt chuẩn gấp 76 lần.
- Trước tình trạng đó, dòng sông đục ngầu, hàng đêm khói từ nhà máy
Vedab thải ra đen cả một khu vực rộng lớn, bà con sống xung quanh đều xảy ra
các hiện tượng như nhức đầu, sổ mũi, nôn ói,…
- Những người dân ở dây khi tiếp xúc với nước thì thường bị ngứa ngáy,
khó chịu lở loét kéo dài, có những người chỉ về nhặt cá chết thì móng tay đã bị
đổi màu, da tay bị bong tróc ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung
quanh sông Thị Vải.

Da tay của người dân bị bị lở loét kéo dài
- Hơn 10 năm khi mà Vedan xả thải ra môi trường, số người mắc bệnh
viêm xoang tại khu vực xung quanh sông Thị Vải tăng đột biến. Theo thống kê


Bài tiểu luận
của các cơ quan chức năng có đến 90% số dân ở đây đã mắc các căn bệnh mãn
tính như viêm xoang, nhức đầu, khó thở, nêu da tiếp xúc với nước bị ô nhiễm thì
rất ngứa ngáy, khó chịu, gây đau nhức và có một số triệu chứng khác.
- Điều này đã gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân không chỉ sống
quanh nhà máy mà còn cả một vùng sông Thị Vải.
3.4.2. Thiệt hại về môi trường
Công ty Vedan xả thải gây ô nhiễm nguồn nước khiến thủy sản sông Thị
Vải tuyệt diệt. Trước thực trạng này, hàng nghìn hộ dân 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa
– Vũng Tàu, TP HCM khởi kiện.
Năm 2008, hành vi xả thải ra môi trường của Công ty Vedan Việt Nam
(đóng tại huyện Long Thành, Đồng Nai) bị Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an phanh
phui. Khi mọi việc được đưa ra ánh sáng cũng là lúc dòng Thị Vải đã trở thành sông chết khiến nguồn
cơm của hàng nghìn hộ gia đình bị hủy hoại.


Ngư dân Nguyễn Văn Tịch bơi thuyền đánh cá trên sông Thị Vải.
Ảnh: Ngọc An.
Ông Nguyễn Văn Tịch, 61 tuổi, ngụ xã Mỹ Xuân (huyện Tân Thành, Bà
Rịa - Vũng Tàu) cho biết, trước năm 2000, sông Thị Vải và các nhánh con sông
này tôm cá nhiều vô kể. Mỗi ngày, ngư dân đánh lưới nhỏ hoặc câu có thể thu về
20 kg các loại thủy sản. “Một người đi đánh cá nuôi sống được cả gia đình. Nếu
không có ghe máy, không có lưới thì bắt ốc thôi cũng có thu nhập”, ông Tịch nói.


Bài tiểu luận
Lão ngư kể nước sông có biểu hiện ô nhiễm từ đầu năm 2001 khiến các loại
tôm, cá chết dần. Đến năm 2004 thì thủy sản chết ồ ạt. “Có những hôm xác cá
nổi trắng mặt sông. Các loại thủy sản sống ở tầng đáy cũng nổi lên, chết dạt vào
bờ”, ông Tịch nói.

Gần hàng chục tấn cá trong lòng bị chết
Cái chết không chỉ hiện hữu trên sông mà còn len lỏi vào các đầm nuôi
thủy sản của ngư dân các tỉnh. Ông Nguyễn Văn Long (62 tuổi, ngụ xã Phước
Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) cho biết, ông gắn bó nghề sông nước hàng
chục năm. Khi có vốn, ông đầu tư vào 20 ha diện tích mặt nước đầm để nuôi
tôm, cá. Ông cho biết: “Đến năm 2008, sông Thị Vải bốc mùi hôi thối, nguồn
nước về đầm cũng bị ô nhiễm làm thủy sản chết dần”.
Cá, tôm và các loài thủy sinh bị hủy diệt khiến cuộc sống ngư dân rơi vào
cảnh điêu đứng. Nhiều gia đình phải bán ghe, ngư cụ lấy tiền trả nợ.
Nước trên sông Thị Vải đục ngầu và bóc mùi hôi thối, ảnh hương đến cá
sinh vật sống dưới nước.

Hình ảnh sông Thị Vải bị ô nhiễm



Bài tiểu luận
3.4.3. Thiệt hại về kinh tế
- Hơn chục năm nay công ty Vedan xả nước thải ra môi trường, những
người làm nghề đánh bắt cá ven sông Thị Vải đã phải chuyển đến đoạn sông
khác để sinh sông hoặc phải bỏ nghề đánh bắt.

Hình ảnh người dân phải bỏ nghề đánh bắt
- Không chỉ riêng những người đánh bắt thủy, hải sản gặp nạn mà còn
nhiều chủ ao nuôi tôm trắng tay, đổ nợ vì thả tôm nuôi đến đâu chết đến đó.
- Không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà không khí cũng bị ô nhiễm nặng.
Việc sản xuất nông nghiệp của bà con cũng bị ảnh hưởng, một số hộ trồng cây
ăn quả phản ánh tình trạng cây ra hoa nhưng không kết trái ngày một nhiều.

Hình ảnh ruộng lúa thối rễ
- Năm 2005, do ảnh hưởng nguồn nước và không khí Vedan thải ra đồng
ruộng, hoa màu của nhiều gia đình đã kém năng suất và chất lượng. Thiệt hại do


Bài tiểu luận
thất thoát mùa màng, bỏ hoang đất và mất nghề nông,.. chưa tìm ra phép tính.
Diện tích đất trồng lúa ở tỉnh Đồng Nai cũng phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề, hàng trăm ha lúa bị thối rễ, cây lúa không thu hoạch được.
CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ RA SAU KHI VEDAN
XẢ GÂY Ô NHIỄM TRÊN SÔNG THỊ VẢI
4.1. Các giải pháp của Chính phủ với Vedan
 Buộc công ty Vedan phải bồi thường thiệt hại
Đây là biện pháp đầu tiên mà Chính phủ làm khi phát hiện ra công ty Vedan
xả thải trái phép ra sông Thị Vải.
Chính phủ bắt buộc công ty Vedan bồi thường cho người dân, tuy ban đầu
Vedan không chấp nhận mức đền bù nhưng sau đã thực hiện đến bù 100% cho

dân
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến hết ngày
31/12/2009, Công ty Vedan mới nộp phạt hành chính 267.500.000 đ; nộp
127.268.067.520đ phí bảo vệ môi trường truy theo quyết định số 131/QĐXPHC, ngày 6/10/2008 của Chánh tra bộ Tài nguyên và Môi trường về xử phạt
hành chình.
Đồng thời Vedan cũng đã chịu bồi thường thiệt hai cho các tỉnh chịu ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường.
 Buộc Vedan xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định
Bộ tài nguyên Môi trường đã buộc Vedan phải cải tạo hệ thống xử lý nước
thải để thực hiện việc đó Vedan đã bỏ toàn bộ các tuyến ống ngầm dài trên 2200,
4 máy bơm và 3 họng xả thải ngầm cắm sâu 10m xuống sông Thị Vải, dừng hoạt
động của các hệ thống xả thải.
Công ty Vedan Việt Nam cũng đã hoàn thiện cải tạo, nâng cấp các hệ thống
xử lý; xây dựng mới 2 hệ thống xử lý nước thải sản xuất, và 1 hệ thống thải sinh
hoạt, đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt kĩ thuật mới được thải ra môi trường.
 Đánh thuế công ty Vedan


Bài tiểu luận
Việc công ty Vedan xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã gây ra
nhiều tác hại ảnh hưởng đến mọi thứ xung quanh. Do đó nhà nước đánh thuế
Vedan, buộc Công ty này phải giảm sản lượng về mức sản lượng tối ưu mà xã
hội mong muốn. Một khi Vedan giảm sản lượng thì đồng nghĩa với việc lượng
xả thải của công ty giảm đi.
Tuy nhiên Vedan có khai báo đủ sản lượng hay không thì không ai có thể
chắc chắn được. Do đó việc đánh thuế Vedan vào sản lượng của công ty Vedan
nhằm bắc buộc công ty này, nhưng việc xác định mức thuế là rất khó khăn.
Bộ Tài nguyên - Môi trường đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết
định tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất của Công ty Vedan. Thu hồi giấy phép
xả nước thải vào nguồn nước cho tới khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ

môi trường theo quy định của pháp luật mới xem xét cấp lại.
Trong báo cáo Chính phủ, Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành, các hành vi của Vedan chưa
đủ yếu tố cấu thành tội phạm để khởi tố vụ án hình sự về môi trường.
Bộ Tài nguyên - Môi trường buộc Công ty Vedan phải dừng mọi hoạt động
xả chất thải (dịch thải sau lên men, nước thải, dung dịch bùn thải) không đạt tiêu
chuẩn Việt Nam về môi trường cho phép ra môi trường. Tạm đình chỉ hoạt động
sản xuất có phát sinh nước thải và dịch thải sau lên men của nhà máy sản xuất
tinh bột biến tính; nhà máy sản xuất bột ngọt và lysine; trại chăn nuôi heo và các
nhà máy khác của Công ty Vedan thải nước thải ra môi trường cho tới khi có
biện pháp xử lý nước thải và dịch thải sau lên men đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất thải.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng buộc Công ty Vedan phải có
trách nhiệm thực hiện đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường do hành vi gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng sông Thị Vải. Công ty Vedan phải chi trả chi
phí thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sông Thị
Vải với thời hạn khắc phục ô nhiễm là 6 tháng.
Công ty Vedan phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của
người lao động đang làm việc tại công ty và các tổ chức cá nhân, hộ gia đình đã


Bài tiểu luận
ký hợp đồng với kinh tế cung cấp nguyên liệu cho công ty trong thời gian bị tạm
thời đình chỉ hoạt động sản xuất do hành vi vi phạm pháp luật của công ty theo
quy định của pháp luật hiện hành.
4.2. Các giải pháp của Vedan đối với người dân
Giải pháp tính thế đối của người dân
+ Nhân dân vùng ô nhiễm: tìm chứng cứ cụ thể để khởi kiện Vedan
+ Nhân dân cả nước: tẩy chay hàng hóa của Vedan cho đến khi công ty này
hoàn thành việc cải tạo môi trường và hệ thồng xử lý nước thải ra môi trường

đạt tiêu chuẩn.
Ngay sau khi công bố của báo chí về vụ việc vi phạm của Vadan, hàng loạt
các siêu thị lớn đã ngừng nhập các sản phẩm của Vedan. Trước tính hình đó thì
công ty Vedan đã đưa ra các giải pháp bồi thường cho người dân và lấy lại long
tin của người tiêu dùng.
Ông Bùi Cách Tuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài
nguyên và Môi trường) vừa ký Công văn số 1380 về kết quả giải quyết bồi
thường thiệt hại cho nông dân của Công ty Vedan.
Theo nội dung công văn trên, số tiền 218,9 tỷ đồng là số tiền bồi thường
của Công ty Vedan cho toàn bộ người dân bị thiệt hại của ba tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, Đồng Nai, Tp.HCM trên lưu vực sông Thị Vải từ thời điểm hiện nay trở về
trước và "những người dân bị thiệt hại của ba tỉnh, thành phố này sẽ không khởi
kiện Công ty Vedan ra tòa án. Các khiếu nại sẽ không thuộc trách nhiệm của
Công ty Vedan.”
Công văn cũng đề nghị các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Tp.HCM
chủ động làm việc với Công ty Vedan để thống nhất hình thức tiếp nhận và tài
khoản nhận tiền bồi thường thiệt hại của người dân, đảm bảo hoàn thành trước
ngày 13/8 và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng
hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Công ty Vedan đã thống nhất bồi thường thiệt hại 100% số tiền yêu cầu bồi
thường của người dân bị thiệt hại ở ba tỉnh, thành nói trên là 218,9 tỷ đồng;


×