Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử và địa lí lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.07 KB, 40 trang )

Bài tiểu luận
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài...............................................................................2
3.Nhiệm vụ của đề tài............................................................................................3
4.Giới hạn của đề tài..............................................................................................3
5.Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................3
6.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................7
7.Dự kiến đóng góp của đề tài...............................................................................7
8.Cấu trúc đề tài.....................................................................................................7
B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO
DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 5..........9
1.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................9
1.1.1. Một số khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường....................................9
1.1.2. Mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường....................................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................12
1.2.1. Hiện trạng môi trường Việt Nam hiện nay................................................12
1.2.2. Tầm quan trọng của giáo dục môi trường ở tiểu học................................14
1.2.3. Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường ở Việt Nam..............................14
1.2.4. Khả năng tích hợp GDMT của chương trình Lịch sử - Địa lí lớp 5..........15
1.2.5. Đặc điểm tâm lí và trình đô nhận thức của học sinh lớp 5........................17
CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 5.................................................................................19
2.1. Mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường trong môn LS - ĐL lớp 5...............19
2.2. Các nội dung có thể tích hợp GDMT trong dạy học Lịch sử - Địa lí lớp 5..19
2.3. Phương thức và phương pháp tích hợp GDMT vào trong dạy học LS-ĐL lớp
5...........................................................................................................................26



Bài tiểu luận
2.3.1. Phương thức tích hợp................................................................................26
2.3.2. Nguyên tắc tích hợp...................................................................................26
2.3.3. Phương pháp tích hợp................................................................................27
2.3.4. Các hình thức tổ chức tích hợp GDMT trong dạy học Lịch sử - Địa lí lớp
5...........................................................................................................................31
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VẬN DỤNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ LỚP 5........34
C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................35
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................36


Bài tiểu luận
LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống không có sự thành công nào, mà không gắn liền với sự hỗ
trợ, giúp đỡ, dù nhiều hay ít từ người khác. Trong suốt thời gian học tập ở giảng
đường Đại học, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của thầy, cô, gia đình và
bạn bè .
Em xin gửi đến quý thầy cô ở Trường đại học Quảng Bình, lòng biết ơn sâu
sắc nhất.Với những tri thức và tâm huyết của mình, để truyền đạt vốn kiến thức
quý báu cho chúng em suốt thời gian học tập tại trường.Và đặc biệt trong kì học
này Chúng em được tiếp cân với một môn học rất hữu ích đó là “Giáo dục mô
trường”
Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đã tận tâm hướng
dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi thảo luận nói
chuyện về những vấn đề môi trường. Nếu không có những lời chỉ dẫn, dạy bảo
của cô thì em rất khó để hoàn thành bài thu hoạch này.Trong quá trình tìm hiểu
về “Giáo dục môi trường”, kiến thức của chúng em còn nhiều hạn chế và bỡ
ngỡ. Do vậy, trong bài làm không tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong được

những đóng góp ý kiến quý báu của Cô và các bạn,để kiến thức của em trong
lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô ở Trường Đại học Quảng Bình
và đặc biệt Cô giáo phân môn thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực
hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Đồng Hới,tháng 12 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Nghĩa


Bài tiểu luận
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

Chữ viết tắt
BVMT
GDMT
THCS
SGK
LS
ĐL

Đọc là

Bảo vệ môi trường
Giáo dục môi trường
Trung học cơ sở
Sách giáo khoa
Lịch sử
Địa lí


Bài tiểu luận
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bảo vệ thiên nhiên và môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Môi trường
là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Trong mấy chục
năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của các cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bị
biến đổi chưa từng thấy. Môi trường lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu,
trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội
trong tương lai.
Trước thực trạng đó, việc bảo vệ môi trường (BVMT) là nhiệm vụ cấp bách
của toàn nhân loại.Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực
hiện hàng loạt các vấn đề phức tạp, trong đó giáo dục môi trường (GDMT) là
một trong những biện pháp quan trọng của việc BVMT.
Hội nghị Liên Hợp Quốc tại Stốckhôm (Thụy Điển) được tổ chức từ ngày
mồng 05 đến ngày 16 tháng 06 năm 1972, để bàn bạc về vấn đềBVMT và sự cân
bằng sinh thái trong tự nhiên. Hội nghị đã nhất trí nhận định: “Việc bảo vệ thiên
nhiên và môi trƣờng là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại
(cùng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình chốngchiến tranh). Vì thế, ngày mồng 05
tháng 06 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới”.
Trong chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25 tháng 06 năm 2008 Ban chấp hành
Trung ương Đảng về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã nêu rõ một trong những giải pháp hàng
đầu, đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống
và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trường.
BVMT là vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nó có liên quan trực tiếp không
những với từng cá nhân con người, từng nhóm người mà với cả cộng đồng, quốc
gia và quốc tế. Việc GDMT ở nhà trường là một quá trình nhận thức giúp các em
hiểu biết về thiên nhiên, môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm
thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các em lòng yêu thích tôn
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa1Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa
lịch sử của đất nước
Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc
đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng của
giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng
của bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng
xử văn minh, thân thiện với môi trường. Nếu ở cấp học này các em chưa hình
thành được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm
tới thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp học
sau các em khó có thể bù đắp được. Vì vậy nọi dung và cách thức bảo vệ môi
trường trong trường tiểu học mang tính chất quyết định đối với việc hình thành
những phẩm chất đó.
Việc GDMT ở nhà trường tiểu hoc chưa có môn học và bài học riêng - kiến
thức về môi trường chỉ được lồng ghép vào một số bài học ở một số bộ môn.
Trong đó, ở trường tiểu học, Lịch sử - Địa lí là môn học có tính chất tổng hợp
của những tri thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đây cũng là một trong
những môn học có “tính môi trường” nhất. Chính vì vậy, môn Lịch sử -Địa lí ở
trường tiểu học có nhiều thuận lợi để giáo dục về môi trường cho học sinh hơn

những môn khác.
Nhận thức về tính cấp thiết, thực tế và vai trò của GDMT cho học sinh những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, của thế giới, tôi lựa chọn đề tài
“Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Lịch sử - Địa lí lớp 5” làm đối
tượng nghiên cứu. Hi vọng có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào mục
tiêu GDMT vì sự phát triển bền vững của Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học Lịch sử và Địa lí lớp 5” nhằm: Góp phần đổi mới phương pháp
dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động,

SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa2Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
sáng tạo của học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực hành.
Đồng thời nghiên cứu đề tài nhằm phục vụ cho việc dạy học tạo điều kiện
cho học sinh nắm bắt tri thức môn Lịch sử và Địa lí dễ dàng hơn, ghi nhớ lâu
hơn; góp phần nâng cao sự hiểu biết và kinh nghiệm cho bản thân.
3.Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ cơ bản là:
 Tổng hợp cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về giáo dục bảo vệ môi trường
 Xác định nội dung tích hợp giáo dục vảo vệ môi trường trong các bài
Lịch sử và Địa lí lớp 5
 Đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức đê tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường trong dạy học Lịch sử và Địa lí lớp 5.
 Tiến hành khảo sát giảng dạy tích hợp( lồng ghép) một số bài ở trường
đẻ đánh giá tính khả thi của đề tài.
4.Giới hạn của đề tài

- Về thời gian : đề tài được thực hiện trong vòng 1 tháng ( tháng 12 năm
2018)
- Về không gian : đề tài được nghiên cứu tại Trường Đại học Quảng Bình
- Về nội dung : nghiên cứu lồng ghép vấn đề giáo dục bảo vệ môi
trường trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5
5.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5.1. Trên thế giới
Vấn đề GDMT đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Một
hội nghị quốc tế về môi trường con người được tổ chức từ ngày 05 đến ngày 16
tháng 06 năm 1972 tại thủ đô Stốckhôm (Thụy Điển), hội nghị đã nhận ra vai trò
của GDMT nhằm tạo ra sự nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về những vấn đề
môi trường.
Trong kiến nghị thứ 96 của hội nghị, GDMT được coi là yếu tố quyết định
trong sự cố gắng để tấn công vào khủng hoảng môi trƣờng toàn cầu. Đặc biệt,
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa3Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
hội nghị còn kiến nghị cần phải quan tâm đến GDMT trong nhà trường: “Không
có một quốc gia nào có sự phớt lờ sự cần thiết để tạo ra những cố gắng có suy
nghĩ nhằm dẫn đến sự quan tâm đến môi trường của học sinh trong nhà trường”
(GDMT, tập 8, UNSCO, 1985). Để thực hiện thành công GDMT, hội nghị đã đề
nghị cần phải đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phát triển và thử nghiệm các
chƣơng trình, tài liệu, phương pháp GDMT. Cũng từ hội nghị Stốckhôm,
chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) được thành lập. Sau đó UNEP
kết hợp với UNESCO khai trương chương trình GDMT quốc tế (International
Environmental Education Programme - IEEP). Chính IEEP đã tổ chức hội thảo
quốc tế về GDMT tại Bêôgrat (thủ đô Nam Tư cũ) từ ngày 13 đến 22 tháng 10
năm 1975. Kết quả cuộc hội thảo này là đưa ra hiến chương Bêôgrat, trong đó
đưa ra các nguyên tắc và các hướng dẫn cho chương trình GDMT toàn cầu.

Theo sau hội thảo Bêôgrat, hàng loạt các cuộc hội thảo vùng được diễn ra ở
Brazavil (châu Phi), Băng Cốc (châu Á), Cô - Oét (các nƣớc Ả Rập), Bôgôta
(châu Mĩ Latinh và vùng biển Caribê), Henxinki (châu Âu).
Ở châu Á một cuộc hội thảo cũng được tổ chức tại Băng Cốc vào tháng 11
năm 1976. Ở đây, những người tham gia hội thảo đã đƣa ra 15 khuyến nghị tập
trung vào bốn lĩnh vực sau:
+ Chương trình GDMT
+ Bồi dưỡng nguồn lực
+ GDMT phi chính quy
+ Soạn thảo tài liệu, xây dựng các phương tiện giảng dạy GDMT.
Tiếp theo hội nghị các khu vực, từ ngày 14 đến 26 tháng 10 năm 1977, một
hội nghị quốc tế về GDMT được tổ chức tại Tbilisi (Cộng hòa Grudia), gồm 66
đại biểu của 66 nước thành viên của UNESCO. Hội nghị này là đỉnh cao của
giai đoạn xây dựng chương trình và đặt cơ sở cho sự phát triển GDMT trên bình
diện quốc tế. Sau các hội nghị trên, một cuộc hội nghị quốc tế về GDMT do
UNESCO và UNEP được tổ chức từ ngày 17 đến 21 tháng 08 năm 1987 tại
Matsxcơva, gồm 300 chuyên gia của 100 nước và các quan sát viên IUCN (Hội
thảo bảo vệ tài nguyên và thiên nhiên quốc tế) cùng các tổ chức quốc tế khác
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa4Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
tham gia. Hội thảo đã đề ra 9 mục tiêu và chiến lược hành động quốc tế trong
lĩnh vực GDMT và đào tạo giáo viên cho thập kỉ 90. Các chương trình được
phát triển trong thời kì này yêu cầu phải nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con
người và sinh quyển trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, văn hóa và sinh thái. Hội
nghị đã đặt tên cho thập kỉ này là: “Thập kỷ toàn thế giới cho GDMT”. GDMT
ngày càng phát triển rộng khắp, chỉ tính từ năm 1985 IEEP đã liên quan trực tiếp
với 133 nước từ các vùng khác nhau trên Trái Đất
Nhìn chung, chương trình giáo dục môi trường trong nhà trường trên thế

giới tập trung vào bốn hướng chính:
 Hướng thứ nhất là: Chiến lược tích hợp
 Hướng thứ hai là: Các kiến thức đưa thành môn riêng.
 Hướng thứ ba là: Đưa thành các chủ đề.
 Hướng thứ tư là: Ở nhiều nước phối hợp cả ba phương thức trên, gia
giảm sao cho phù hợp với điều kiện dạy học từng nước và từng cấp học khác
nhau.
Trong ba phương thức này, phương thức tích hợp được hầu hết các nước
chấp nhận.
5.2. Ở Việt Nam
Vấn đề GDMT đã và đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà
giáo dục. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này,.
ví dụ như: Cuốn sách "Giáo dục môi trường qua môn Địa lí", của nhóm tác
giả Nguyễn Phi Hạnh - Nguyễn Thị Thu Hằng, NXB Đại học Sư Phạm - 2004,
đã đề cập tới những vấn đề cơ bản của GDMT qua môn Địa lí. Nội dung cuốn
sách trình bày những nhận thức cơ bản về môi trường, bao gồm các khái niệm,
các cơ sở lí luận của việc BVMT và GDMT. Trình bày tình hình khai thác, sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trƣờng trên thế giới và ở
nước ta. Phần này cung cấp một số tư liệu cần thiết về môi trường có thể vận
dụng vào việc giảng dạy phần kiến thức môi trƣờng có liên quan với nội dung
các bài học địa lí. Khái quát những nét chung nhất về GDMT trên thế giới và ở
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa5Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
Việt Nam, sau đó trình bày về GDMT qua môn Địa lí ở nhà trường. Cuốn sách
cho chúng ta những hiểu biết khái quát về cơ sở của việc BVMT, hiện trạng môi
trường trên thế giới, ở nước ta và các phương pháp GDMT.
Giáo dục môi trường là một nhiệm vụ quan trọng được thể hiện qua nhiều
văn bản cụ thể như: Điều 4 - Luật Bảo vệ môi trường, chỉ thị 36 - CT/TW ngày

25/06/1998

của Banchấp hành Trung ương Đảng, Quyết định số

256/2003/QĐTTg ngày 12/12/2003 của Thủ tướng chính phủ. Trong những năm
qua ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tích hợp giáo dục
môi trường vào các môn học ở bậc Tiểu học. Cụ thể: Tác giả Phạm Đình Thái
(1991) trong bài viết “Vị trí và bước đầu định hướng nội dung, biện pháp giáo
dục môi trường ở bậc tiểu học ở Việt Nam” và tác giả Nguyễn Thị Vân Hương
(2000) trong bài “Một số biện pháp nâng cao ý thức giáo dục môi trường cho
học sinh tiểu học” nhấn mạnh mục tiêu và phương pháp giáo dục môi trường
cho học sinh tiểu học. Vấn đề tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học có
những bài nghiên cứu như: “Giáo dục môi trường qua môn Địa lý” của tác giả
Nguyễn Phi Hạnh (1994); “Thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học
thông qua môn học Tìm hiểu tự nhiên và xã hội” của tác giả Nguyễn Hồng Ngọc
(1993).
Đây là tổng hợp một số kết quả từ những công trình nghiên cứu trên liên
quan tới bài báo này như sau: Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là
vô cùng cần thiết và ngày càng cấp bách trước sự xuống cấp của môi trường,
mục tiêu và phương hướng đưa giáo dục môi trường vào nhà trường tiểu học
cũng được thống nhất, các phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong các môn học thuộc chương trình Giáo dục tiểu học đã được giới thiệu khá
đa dạng. Tuy nhiên, việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn LSĐL ở lớp 5 chưa được đề cập cụ thể và đầy đủ.
Vì vậy, bài nghiên cứu này tập trung tìm hiểu cách thức tích hợp nội dung
GDMT vào môn LS-ĐL lớp 5 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học cũng
như hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn học này.

SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa6Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58



Bài tiểu luận
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên của đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp các
phương pháp sau:
6.Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu về môi trường, giáo dục môi trường, các tài liệu về
tâm lí học… và các tài liệu bàn về vấn đề tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
Việc nghiên cứu cơ sở lí luận này giúp tôi có căn cứ để xác định được các khả
năng, tiêu chí lựa chọn các hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT
qua môn TNXH lớp 3.
6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Tiến hành dự giờ, lập các phiếu điều tra thực trạng nhận thức và hành vi
của giáo viên và học sinh về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường, tìm hiểu
thực trạng vấn đề tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT trong nhà trường
tiểu học nhằm tìm ra những khó khăn, hạn chế của giáo viên khi tiến hành các
hoạt động ngoại khoá GDMT. Đây chính là cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế các
hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT phù hợp với trình độ, năng lực
của giáo viên cũng như của học sinh
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Được dùng để phân tích và xử lí các kết quả thu được qua điều tra và
thực nghiệm.
7.Dự kiến đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành là một tư liệu giúp học sinh có thêm hiểu biết về ý
nghĩa, tính cấp thiết, thực tế của vấn đề GDMT. Giúp giáo viên có được phương
pháp và hình thức tích hợp GDMT trong dạy học Lịch sử - Địa lí.
Đây cũng là nguồn tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến công tác
GDMT vì một hành tinh xanh và mục tiêu phát triển bền vững đang là mối quan
tâm của toàn nhân loại.
8.Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo và kết luận,

nội dung đề tài gồm có 3 chương:
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa7Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của tích hợp giáo dục môi trƣờng qua
dạy học Lịch sử - Địa Lí lớp 5
Chương 2: Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Lịch sử - Địa lí lớp
Chương 3: Đề xuất biện pháp vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường một
cách hợp lí hơn trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 5

SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa8Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO
DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 5
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Theo nghĩa rộng, môi trường là tập hợp tất cả các điều kie bên ngoài có ảnh
hưởng tới mọi vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống. bất cứ một vật thể , một
sự kiện hay một cơ thể sống nào cũng tồn tại và biến đổi trong một môi trường
nhất định.
Đối với cơ thể sống ,MT là tập hợp tất cả những điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể.
MT sống của con người là toàn bộ vũ trụ, trong đó hệ Mặt Trời và Trái đất
có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của con người.
Sau đây là mọt số khái iệm về MT khác:

- Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới mọi
vật thể, mọi sự kiện hay mọi cơ thể sống. Môi trường được chia thành môi
trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội (Bùi Thị Nga, 2010).
- Theo tác giả Lê Huy Bá (2002) thì môi trường là các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong không gian bao
quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác
động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển
MT bao gồm tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả
năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Bất cứ một vật thể, một
sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT. (Tăng Văn Đoàn, Trần Đức
Hạ, 1995)
MT gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và
hữu sinh có tác động trực tiếp hoăc gián tiếp lên sự sống sự phát triển và sinh
sản của sinh vật.(SGK sinh học 11)
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa9Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
1.1.1.2. Khái niệm giáo dục môi trường
Có rất nhiều khái niệm về GDMT như:
“GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ các quan điểm phát triển
các kỹ năng và thái độ cần thiết nhằm hiểu và đánh giá đúng đắn mối tương
quan giữa con người , môi trường văn hóa và môi trường bao quanh. GDMT
cũng đòi hỏi thực hành trong việc đưa ra quyết định và tự xây dựng quy tắc hành
vi về các vấn đề liên quan đến chất lượng MT” (Ủy ban giáo dục của IUCN, Hội
nghị quốc tế về GDMT ở trường học – Pari, UNESCO, 1990 )
Trong báo cáo của Hội Nghị GDMT ở BI1977 cho rằng “GDMT là một bộ
phận hữu cơ của quá trình giáo dục. Nó nên được tập trung vào những vấn đề
thực tiễn và mang tính chất liên thông. Nó nên nhằm vào xây dựng giá trị, đóng
góp vào sự nghiệp phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống còn của

nhân loại. Ảnh hưởng của nó nên ở thời gian khởi đầu của người học và liên
quan đến môi trƣờng sống của họ trong hoạt động. Nó nên được hướng dẫn ở cả
các môn học hiện tại và tương lai có liên quan”
Còn theo bà Bùi Thị Nga “Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình
thông qua các hoạt động giáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết,
các kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội
bền vững về sinh thái” ( 2010).
1.1.1.3. Khái niệm tích hợp
- Tích hợp trong dạy học là lồng ghép một nội dung giáo dục nào đó vào
bài dạy, tùy theo mức độ phù hợp của nội dung giáo dục với từng môn học/bài
học mà việc lồng ghép được thực hiện ở các mức độ khác nhau như: liên hệ,
lồng ghép bộ phận hay toàn phần, từ đó giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh (Nguyễn Hữu Dục, 2003).
1.1.1.4. Khái niệm tích hợp giáo dục môi trường
Tích hợp GDMT “Đó là sự kết hợp các khía cạnh của môi trường vào trong
quá trình giáo dục chính quy, pha trộn nội dung có liên quan đến các vấn đề môi
trường khác nhau vào các môn khoa học tự nhiên (Sinh vật, sinh thái…) hoặc
vào các môn khoa học xã hội (Địa lí, lịch sử, kinh tế…)” (Rcsharma, 1994).
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa10Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
Tích hợp giáo dục môi trường là sự kết hợp chặt chẽ có hệ thống các kiến
thức giáo dục môi trường và kiến thức các môn học thành một nội dung thống
nhất, gắn bó chặt chẽ bằng những phương thức tích hợp như: lồng ghép toàn
phần(mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo
dục môi trường); lồng ghép bộ phận (có một số phần của bài học có mục tiêu,
nội dung phù hợp với nội dung, mục tiêu giáo dục môi trường); liên hệ (mục tiêu
và nội dung bài học có điều kiện lô gic với nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường). Cùng với những phương pháp dạy học tích hợp lồng ghép như: phương

pháp quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, đề án, kể chuyện… (Nguyễn
Hữu Dục, 2003).
1.1.2. Mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường
GDMT nhằm giúp cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống
môi trường thiên nhiên cũng như nhân tạo để từ đó giúp con người có những
hành vi đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trường.
Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường cũng nhằm trang bị cho cộng
đồng những kĩ năng hành động BVMT một cách hiệu quả hơn. Phương pháp
GDMT hiệu quả nhất là giáo dục kiến thức về môi trường trong một môi trường
cụ thể nhằm hướng các đối tượng giáo dục có hành động BVMT. Nhận thức
đượctầm quan trọng của việc GDMT trong công tác BVMT, Đảng và Nhà nước
đã có những chính sách, những chương trình hành động cụ thể như Chỉ thị
36/CT - TƯ ngày 25/6/1998 của bộ chính trị về tăng cường công tác BVMT
trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước: “BVMT là
một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu
sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu
tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đảng và Nhà nước
đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề về môi trường. Tuy
nhiên, việc BVMT ở nước ta hiện chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục
bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn

SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa11Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận
dân cư”.
Do đó, mục tiêu của việc tích hợp các chương trình giáo dục BVMT là hình
thành cho học sinh các kiến thức, kĩ năng, thái độ tích cực ở cả hoạt động chính

khóa và ngoại khóa trong chương trình giáo dục, nhất là qua môn Lịch sử - Địa
Lí thông qua các kiến thức đó (Khái niệm, mối liên hệ, qui luật…) để các em có
nhận thức đúng đắn cũng như tham gia tích cực vào việc duy trì, cải thiện chất
lượng môi trường ở trường học, gia đình và địa phương.
1.1.3. Vai trò của Tích hợp giáo dục môi trường
Mục đích cuối cùng của GDMT là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi
trường, nghĩa là tạo ra các công dân có ý thức, có trách nhiệm với môi trường,
biết sống vì môi trường. Chính vì vậy, việc tích hợp GDMT trong trường tiểu
học nhất là đối với học sinh lớp 5 có vai trò quan trọng. Đó là:
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về môi trường, bao gồm
những nhận thức cơ bản về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vai trò của
môi trườngvà tài nguyên thiên nhiên, tác động của con người tới môi trường.
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, sự quan tâm, hành vi cư xử đúng
mực với môi trường và BVMT.
- Trang bị cho học sinh các kĩ năng họctập trong môi trường, các kĩ năng và
biện pháp BVMT thông thường trong sinh hoạt và lao động sản xuất để sau này
các em có thể tham gia một cách có hiệu quả trong việc BVMT ở nơi họ sinh
sống và làm việc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hiện trạng môi trường Việt Nam hiện nay

 Khái niệm ô nhiễm môi trường:
- Đó là quá trình làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay
một phần bằng những chất gây tác hại. sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người, sinh vật, gây tác hại cho
nông nghiệp, công nghiệp và giảm chất lượng cuộc sống con người.
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa12Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận


 Hiện trạng
- Suy thoái môi trường đất:trên 50% diện tích đất tự nhiên bị thoái hóa,
diện tích không gian sống bình quân của người Việt Nam bị thu hẹp(năm 1940
là 0,2 ha hiện nay chỉ còn 0,11 ha)
- Suy thoái tài nguyên rừng; chất lượng rừng bị giảm, diện tích rừng bị thu
hẹp.
Bảng: Diện tích và độ che phủ rừng qua các năm
Năm
1945
1990
1997
2005

Diện tích(triệu ha)
14,3
9,1
9,6
12,6

Tỉ lệ che phủ (%)
43
22,7
28,8
36,3

- Suy giảm đa dạng sinh học: trong những năm gần đây đa dạng sinh học
suy giảm nghêm trọng. Số lượng cá thể giảm, nhiều loài bị diệt chủng và nhiều
loài có nguy cơ bị tiêu diệt.
Ví dụ: Voi: trước thập kỉ 70, nước ta có 1500-2000 con, nay còn 100-200con

Hổ: trước thập kỉ 70, nước ta có khoảng 1000 con, nay còn 80-100 con
Trong cuốn sách đỏ Việt Nam, phần động vật(1992) phần thực vật(1996) đã
nêu 365 loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu
- Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm tới mức trầm
trọng, chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch vụ, sinh
hoạt của con người..,
- Ô nhiễm môi trường nước:( nguyên nhân: nhu cầu nước dùng cho công
nghiệp, nông nghiệp, chiến tranh, công nghệ quốc phòng..)
- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu
cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.
 Nguyên nhân
- Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.
- Thiếu công nghệ để khai thác tài nguyên phù hợp.

SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa13Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
- Sử dụng không đúng kĩ thuật canh tác, sử dụng thuốc không đúng kĩ thuật
và lạm dụng thuốc
- Khai thác rừng, săn bắn thú rừng, ..bừa bãi dẫn đến suykieetj nguồn tài
nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học.
- Hoạt động khai thác dầu mỏ làm chết và hủy hoại nhiều loại hải sản, sinh
vât biển.
- Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tạo ra chất gây ô nhiễm
nước và không khí.
- Sự gia tăng dân số
1.2.2. Tầm quan trọng của giáo dục môi trường ở tiểu học
- Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng việc đào tạo
các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “ cái gì không làm được ở cấp

Tiểu học thì khó làm được ở cấp sau”
- GDMT nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói
quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng
tình yêu thiên nhiên, những cảm xúc, xây dựng cái thiện và hình thành thói
quen, kĩ năng sống BVMT cho các em.
- Số học sinh tiểu học rất đông chiếm khoảng 10% dân số. Con số này
nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT
trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường.
Để thực hiện được mục tiêu, nội dung GDMT trong trường tiểu học hiện
nay, con đường tốt nhất là:
+ Tích hợp GDBVMT qua các môn học.
+ Đưa GDMT trở thành một hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa
phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
1.2.3. Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường ở Việt Nam
GDMT đã được đề cập trong chương trình nhà trường từ những năm 60 của
thế kỉ XX.Việc GDMT đã được tích hợp vào toàn bộ hệ thống giáo dục ở tất cả

SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa14Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông ở nhiều nước trên thế giới trong đó
có Việt Nam.
GDMT ở nước ta được lồng ghép vào môn Lịch sử - Địa lí từ năm 1981
cùng với việc thực hiện chương trình cải cách giáo dục và chia thành các cấp
học và được tích hợp vào nhiều môn học khác nhau
Ở cấp học này, nội dung giáo dục phải được coi là nội dung chính thống, có
hệ thống, chất lượng và có hiệu quả.Cần phải giúp cho các em tự mình chiếm
lĩnh được tri thức, kĩ năng và tự thân các học sinh xác định các thái độ đối xử

đúng đắn với thiên nhiên như chính ngôi nhà của mình. Còn ở bậc tiểu học và
THCS mới được thử nghiệm ban đầu ở một số địa phương, tuy nhiên chương
trình này còn chưa thống nhất. Ngoài ra GDMT còn được đề cập trong bậc mầm
non: Ở bậc học này đã được lồng ghép, biên soạn thử nghiệm tích hợp từ năm
1985 vào các môn học hoặc các môn riêng như “làm quen với môi trường xung
quanh”
Nhìn chung trong chương trình giáo dục đã quan tâm đến việc GDMT cho
học sinh, nhưng các phương pháp giáo dục này còn nặng về kiến thức hơn là
hình thành thái độ, cảm xúc, hành vi quan tâm tới môi trường và vì môi trường
của học sinh. Theo kết quả điều tra khảo sát, hầu hết giáo viên và học sinh cho
rằng tích hợp GDMT là rất cần thiết, các em có nhu cầu học tập, tích lũy. Do
vậy, các giáo viên cần lồng ghép GDMT trong quá trình dạy học. Tuy nhiên,
hiện nay việc tích hợp GDMT trong dạy học Lịch sử - Địa lí chưa thực sự được
coi trọng hoặc có tích hợp nhưng chưa mang lại hiệu quả cao.
1.2.4. Khả năng tích hợp GDMT của chương trình Lịch sử - Địa lí lớp 5
 Quan điểm xây dựng chương trình LS – ĐL ở tiểu học:
Chương trình LS – ĐL kế thừa những ưu điểm của các chương trình trước
đây, lựa chọn những kiến thức sơ giản về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động về
kinh tế, văn hóa, lịch sử của các vùng miền, đất nước Việt Nam và thế giới; các
sự kiện nhân vật lịch sử phản ánh những dấu mốc của quá trình dựng nước và
giữ nước của dân tộc Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa15Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
Chương trình LS – ĐL được xây dựng trên quan điểm tích hợp nội dung
lịch sử địa lí và một số nội dung văn hóa, xã hội trong các kết nối không gian và
thời gian; tích hợp vấn đề giáo dục môi trường, giáo dục giá trị nhân văn,; gắn lí
thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn nhằm hình thành cho
học sinh năng lực chuyên môn của môn LS- ĐL. Chương trình cũng kết hợp các

kiến thức, kĩ năng của các môn học và hoạt động giáo dục khác để giúp học sinh
vận dụng tích hợp kiến thức , kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết các vấn
đề trong học tập và cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
Chương trình LS – ĐL cấp tiểu học lựa chọn nội dung thiết thực đối với
việc hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua
phương pháp tổ chức hoạt động học tập tích cực như khám phá vấn đề, luyện tập
và thức hành ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết vấn đề có
thực trong cuộc sống. các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và
ngoài khuôn viên nhà trường thông qua nhiều hình thức đa dạng(trên lớp, ở bảo
tang, tham quan, khảo sát..) với sự hỗ trợ của thiết bị tố thiểu, dặc biệt là công cụ
tin học
Chương trình LS – ĐL cấp tiểu học được thiết kế theo hướng mở, phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của các địa phương; phù
hợp cói khả năng của giáo viên, học sinh và thực tiễn dạy học ở nhà trường.
thông qua các chủ đề học tập và các hình thức tổ chức dạy và học chương tạo ra
độ linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với địa phương và các nhóm đối tượng
học sinh khác nhau về nhiều mặt song vẫn đảm bảo trình độ chung của giáo dục
phổ thông trong cả nước tiếp cận dần với trình độ khu vực và thế giới.
 Mục tiêu của chương trình LS – ĐL lớp 5 :
Thông qua thiết kế chương trình theo phạm vi mở rộng dần về không gian
địa lí và không gian xã hôi , từ địa lí và lịch sử của địa phương, vùng miền đất
nước Việt Nam đến địa lí lịch sử của các nước láng giềng và thế giới. Góp phần
hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước,nhân ái, chăm chỉ, trung thực và
trách nhiệm. Môn học tạo cơ hội cho học sinh khám phá tự nhiên và xã hội xung
quanh để bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước,có tình cảm yêu thương và
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa16Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
thái độ sống có trách nhiệm, đồng cảm chia sẻ trong các mối quan hệ gia đình và

xã hội,ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa Việt
Nam; ý thức tôn trọng sự khác biệt văn hóa giữa các dân tộc. Quan tâm, yêu quý
cộng đồng xã hội có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh.
Căn cứ vào nội dung và mục tiêu chương trình môn học có thể thấy LS –
ĐL lớp 5 có nhiều thuận lợi để dạy tích hợp GDMT.Vì môn LS – ĐL trang bị
cho học sinh những kiến thức tổng hợp lịch sử, địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội
trong nước và các nước láng giềng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi
trường và bảo vệ môi trường.
1.2.5. Đặc điểm tâm lí và trình đô nhận thức của học sinh lớp 5
- Học sinh lớp 5 đã có sự trưởng thành hơn học sinh các lớp 1,2,3,4 về mặt
nhận thức tư duy, tình cảm, giao tiếp. Các em đang ở trong độ tuổi nhạy cảm
nhất, chân trời tri thức và các mối quan hệ được mở rộng nên nhận thức của các
em được nâng lên một tầm cao mới.
- Các em thích khám phá cái mới, thích thể hiện khả năng của mình trước
tập thể. Ở các em đã hình thành ý thức bản thân, giao tiếp bạn bè và phát triển tư
duy, lí luận, óc sáng tạo, tính phê phán. Các em không chỉ có nhu cầu đánh giá
mà còn có khả năng đánh giá một cách sâu sắc về những phẩm chất, mặt mạnh,
mặt yếu của bản thân và của những người xung quanh. Vì vậy, trong các giờ học
Lịch sử - Địa lí, nếu giáo viên tổ chức các hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức,
các em sẽ dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
Ở lứa tuổi này các em đã có động cơ và thái độ học tập rõ ràng. Đối với
học sinh lớp 5 các em đã dần có năng lực quan sát tốt hơn, nhạy bén hơn và có
khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá tốt hơn.
Tính tích cực và độc lập nhận thức của học sinh lớp 5 cũng được nâng lên rõ rệt
so với học sinh lớp dưới. Các em không thích chấp nhận một cách đơn giản
những áp đặt của giáo viên. Các em thường biểu hiện sự thờ ơ, kém hứng thú và
mệt mỏi khi trong suốt tiết học chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài và ghi chép.
Các em thích tranh luận, thích bày tỏ những ý kiến riêng biệt của các nhân mình
về những vấn đề lí thuyết và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thực tiễn
SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa17Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58



Bài tiểu luận
cuộc sống của các em. Đây là một thuận lợi cơ bản mà giáo viên cần khai thác
triệt để khi tiến hành tích hợp GDMT vào trong dạy học Lịch sử - Địa lí lớp 5
Việc dạy tích hợp GDMT vào trong dạy học Lịch sử - Địa lí lớp 5 sẽ góp phần
thu hút sự quan tâm và phát triển hứng thú học tập cho các em đối với bộ môn.
Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan
trọng của giáo viên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao chất lượng
học tập của học sinh, điều này đòi hỏi phải đổi mới PPDH nói chung trong đó có
sử dụng dạy học tích hợp để thực hiện đƣợc tốt nhiệm vụ đó.

SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa18Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58


Bài tiểu luận
CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 5
2.1. Mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường trong môn LS - ĐL lớp 5
- Nhằm làm cho học sinh hiểu biết về môi trường sống gắn bó vói các em,
môi trường sống của con người trên đất nước Việt Nam, trong khu vực và trên
thế giới. - Học sinh nhận biết được những tác động của con người làm biến đổi
môi trường, cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường đểphát triển
bền vững.
- Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực nhận biết về môi trường
và những kỹ năngứng xử, bảo vệ môi trường một cách thiết thực.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường xung quanh phù hợp với lứa tuổi.
2.2. Các nội dung có thể tích hợp GDMT trong dạy học Lịch sử - Địa lí
lớp 5

BVMT là việc làm cần thiết của nhân loại, để BVMT có nhiều biện pháp
trên các phương diện pháp luật, kinh tế, giáo dục, ở đó GDMT đóng vai trò quan
trọng để hình thành cho người học không chỉ kiến thức, kĩ năng mà còn hình
thành cho họ thái độ, hành vi, lối sống BVMT.
Môn Lịch sử -Địa lítrong nhà trường tiểu học có nhiều thuận lợi để GDMT
cho học sinh . Trong SGK Lịch sử - Địa lí tiểu học có rất nhiều bài học, nhiều
nội dung có thể tích hợp được việc GDMT cho học sinh, tôi đã đề cập một số
nội dung được lồng ghép nhiều nhất, có liên quan nhiều nhất đến môn học, đó
chính là tích hợp GDMT trong dạy học Lịch sử - Địa lí lớp 5 ở tiểu học.
Bảng 2.2: Athống kê các bài Địa lí lớp 5 có thể tích hợp GDMT
Tên bài
Bài 1: Việt
Nam đất nước
chúng ta

Nội dung tích hợp GDMT

Mức độ

- Biết được tên một số đảo Liên hệ
và quần dảo nước ta
- Giáo dục ý thức giữ gìn,

SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa19Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58

Phương pháp tích
hợp
Động não



Bài tiểu luận
bảo vệ đất nước
Bài 2: Địa hình - Biết được mọt số khoáng Bộ phận

Trực quan

và khoáng sản

Thảo luận nhóm

sản chính của Việt Nam
- Vai trò của khoáng sản đối
với đời sống con người.
- Ý thức được sự cần thiết
phải bảo vệ và khai thác sử

dụng khoáng sản hợp lí.
Bài 3: Khí hậu - Nắm được ảnh hưởng của Liên hệ
khí hậu đối với đời sống và

Nêu và giải quyết
vấn đề

sản xuất
- Ý thức được sự cần thiết
phải bảo vệ rừng và sử
dụng tiết kiệm nguồn nước
để làm giảm thiệt hại do khí
Bài 5: Vùng


hậu gây ra
- Nêu được một số đặc Toàn phần

Trực quan

biển nước ta

điểm và vai trò của vùng

Chơi trò chơi

biển nước ta
- Chỉ trên bản đồ vùng biển
nước ta và một số điểm du
Bài 6: Đất và
rừng

lịch, bãi tắm nổi tiếng
- Học sinh xác định được Toàn phần

Đàm thoại

trên bản đồ vị trí địa lí và

Động não

đặc điểm tự nhiên.
- Một số đặc điểm về môi
trường, tài nguyên thiên
nhiên và khai thac tài ngyên

Bài 8: Dân số
nước ta

thiên nhiên ở Việt Nam.
- Nắm được đặc điểm số Bộ phận
dân và sự gia tăng dân số

SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa20Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58

Trực quan


Bài tiểu luận
VN.
- Hiểu được dân số nước ta
đông, gia tăng dân số nhanh
và nắm hậu của gia tăng
dân số nhanh
- Mối quan hệ giữa việc dân
số đông, gia tăng dân số
nhanh với việc khai thác
môi trường.
Bài 9: Các dân - Nắm đặc điểm của các Bộ phận

Trực quan

tộc, sự phân bố dân tộc và đặc điểm phân

Tranh luận


dân cư.

bố dân cư ở nước ta.
- Vì sao dân cư nước ta
phân bố không đồng đều
giữa các vùng miền.
- có ý thức tôn trọng, đoàn
kết các dân tộc.
Sức ép dân số đối với môi

Bài 11: Đồng

trường
- Nắm đặc điểm, vị trí, hình Bộ phận

bằng Bắc Bộ

dạng, địa hình, diện tích

Trực quan

sông ngòi, vai trò của hệ
thống đê ven biển.
- Ý thức bảo vệ đê điều,
kênh mương
Bài 12: Người

- Người dân ở đây chủ yếu Bộ phận

dân ở Đồng


là người kinh.

bằng Bắc Bộ

- yêu quý các đặc trưng
truyền thống ở ĐBBB.

SVTH: Nguyễn Thị Nghĩa21Lớp: ĐHGD Tiểu học A - K58

Tranh luận


×