Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

thực tập tốt nghiệp tại công ty điện lực miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 31 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC
I. Giới thiệu chung

3

II. Tổ chức của Công Ty Điện Lực

3

CHƯƠNG II: CÔNG TÁC QUẢN LÝ KĨ THUẬT VÀ VẬN HÀNH LƯỚI
ĐIỆN

5

I. Tổng quan về nhiệm vụ, đặc điểm và vai trò của Công ty Điện lực trong
HTĐ
5
1. Nhiệm vụ

5

2. Vai trò

5

3. Chức năng

5



II. Tổng quan về hệ thống điện Đà Nẵng

6

1. Tổng quan

6

2. Chế độ vận hành của lưới phân phối 22kV thành phố Đà Nẵng

8

3. Ưu điểm, nhược điểm và biện pháp cải thiện của lưới điện Đà Nẵng

8

III. Tổng quan hệ thống SCADA/DMS, mô hình tự động hóa lưới điện phân
phối
10
1. Tổng quan hệ thống SCADA TTĐK Công ty Điện lực Đà Nẵng

10

2. Mô hình tự động hóa lưới điện phân phối

18

IV. Kết Luận


31

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 1


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành điện là một ngành luôn phải đi tiên phong trong quá trình phát triển
kinh tế của mọi quốc gia. Do đó ngành điện luôn gặp phải những khó khăn, đặc biệt
do luôn phải đi trước đón đầu để tạo tiền đề phục vụ cho các ngành kinh tế nói
riêng và nền kinh tế nói chung. Một trong những vấn đề của ngành điện là ngoài
việc cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục để phục vụ mục đích kinh tế, chính trị
của quốc gia, ngành điện còn phải đảm bảo doanh thu để đảm bảo cuộc sống cho
cán bộ công nhân viên ngành điện và đầu tư phát triển. Ngoài việc đáp ứng tốt các
tiêu chuẩn kỹ thuật, ngành điện cần phải tính toán cân đối ngân sách thu chi và đầu
tư vào các dự án sao cho đảm bảo tốt các mục tiêu đề ra. Với một khoảng thời gian
thực tập ngắn và do kiến thức còn hạn chế của em, bản báo cáo này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong được các thầy giáo cô giáo nhận xét và góp ý để
em hoàn thiện tốt hơn báo cáo thực tập. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
các cô chú, anh chị Phòng Điều Độ - Công ty TNHH MTV Điện Lực Đà Nẵng đã
giúp đỡ và cung cấp các số liệu để em hoàn thành tốt nội dung thực tập.

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 2



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC
I.

Giới thiệu chung

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (viết tắt là DNPC) là doanh nghiệp
do Tổng Công ty Điện lực miền Trung nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước
theo quy định của Pháp luật và hoạt động theo luật Doanh nghiệp; đảm bảo cung
cấp điện cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố Đà
Nẵng và bảo tồn, phát triển vốn của Tổng Công ty Điện lực miền Trung giao, sử
dụng hợp lý các nguồn lực để tối đa hoá lợi nhuận, tích luỹ đầu tư phát triển Công
ty.
II.

Tổ chức của Công Ty Điện Lực

Tổng Cán bộ nhân viên: 860 người, quản lý vận hành về 110kv xuống 0.4kv
mua điện từ tập đoàn Điện Lực Việt Nam và bán lại cho khách hàng, chủ yếu là
kinh doanh điện. Trong đó tỉ trọng công nghiệp chiếm 42% còn lại phục vụ cho tiêu
dùng ánh sáng nông lâm ngư nghiệp v.v… là 58%. Đây là lưới điện tốt nhất cả
nước ngang hàng so với Sài Gòn và Trung tâm Hà Nội. Với hệ thống làm việc hiện
đại và vận hành hệ thống SCADA vận hành 10 năm.
Bộ máy tổ chức bao gồm:











Chủ tịch kiêm tổng giám đốc.
Kiểm soát viên.
3 Phó giám đốc.
14 phòng ban.
6 Điện lực quận – huyện.
Đội sữa chữa nóng lưới điện
Đội thí nghiệm đo lường
Xí nghiệp điện cơ
Đội quản lý vận hành lưới điện cao thế.

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 3


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

ĐỘI QLVH
LĐCT


SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 4


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG II
CÔNG TÁC QUẢN LÝ KĨ THUẬT VÀ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
Tổng quan về nhiệm vụ, đặc điểm và vai trò của Công ty Điện lực
trong HTĐ
1. Nhiệm vụ

I.

- Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, kịp thời và chất lượng cho khách
hàng sử dụng điện.
- Phát triển khách hàng, thực hiện kinh doanh bán điện trên địa bàn quản lý theo
đúng quy định của nhà nước.
- Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực được giao như: lao
động, tài sản v.v.. để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương trong công tác bảo vệ an toàn về người và
tài sản của Nhà nước được giao quản lý cũng như mở rộng và phát triển lưới điện
tại địa phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng công ty Điện lực.
2. Vai trò
Trong sự phát triển của nền kinh tế, không thể không nhắc đến vai trò của
ngành Điện lực. Đây chính là nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy sản xuất, nâng cao
năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư.

- Hoàn thành vai trò chủ đạo với những thành tựu quan trọng
- Góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho miền núi, hải
đảo
- Là động lực phát triển kinh tế - xã hội
3. Chức năng
- Quản lý vận hành, khai thác hệ thống lưới điện trung, hạ áp trên địa bàn phân
cấp.
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh điện năng trên địa bàn quản lý được phân
công.

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 5


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

- Đại diện và là đầu mối quan hệ giữa TCTĐL/CTĐL với khách hàng sử dụng
điện, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương trên địa bàn quản lý.
II. Tổng quan về hệ thống điện Đà Nẵng
1. Tổng quan
Thành phố Đà Nẵng có diện tích 1280𝑘𝑚2 và 1,1 triệu dân.
Nhận điện từ Trạm biến áp 500kV Đà Nẵng (E51) qua 12 Trạm biến áp 110,
220 kV (Hòa Khánh 220, Hòa Khánh 2, Liên Chiểu, Hải Vân, Xuân Hà, Liên Trì,
Cầu Đỏ, Ngũ Hành Sơn 220, An Đồn, Hoà Liên, Hòa Xuân, Ngũ Hành Sơn 110).
Với tổng công suất đặt là 1096 MVA và 75 xuất tuyến 22kV (đang vận hành)
phân bố trải đều trên địa bàn.
S
T

T
1

Tên trạm

Số
lượng
MBA

Tình
trạng
Công
vận suất đặt
hành
Song T1,T2
song 10MVA

Công
suất
vận
hành
4MW

Khu vực cung cấp

Cho hệ thống điện trong hầm và
thông gió chiếu sáng v.v

110/22 kV
Hầm Hải

Vân
110/22 kV
Liên Chiểu

2

2

Độc
lập

T1,T2
40MVA

40MW Cho toàn bộ khu công nghiệp, dân
cư phía Nam Ô đến Đèo Hải Vân

3

110/22 kV
Hòa Liên

1

Độc
lập

T1
40MVA


6MW

Cung cấp cho khu công nghệ cao
và các xã Hòa Liên

4

110/22 kV
Hòa Khánh
2

2

Độc
lập

T1,T2
63MVA

100
MW

Cung cấp cho khu công nghiệp
Hòa Khánh, và khu dân lân
cận.v.v…

5

220/110/22
kV

Hòa Khánh
220

2

Độc
lập

T1,T2
63MVA

2

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

80MW Cung cấp điện cho các khu dân cư
dọc đường Nguyễn Lương Bằng,
Tôn Đức Thắng, Hòa Liên v.v…

Page 6


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

6

110/22 kV
Xuân Hà


2

Độc
lập

7

110/22 kV
Cầu Đỏ

2

Độc
lập

8

110/22 kV
Liên Trì

2

9

110/22 kV
Hòa Xuân

10

T1

40MVA
T2
63MVA
T1
40MVA
T2
63MVA

60MW Cung cấp cho khu vực Núi Thành,
sân bay, bệnh viện Đà Nẵng,
Trung tâm hành chính v.v…

Độc
lập

T1,T2
63MVA

85MW Cung cấp cho toàn bộ Trung Tâm
Đà Nẵng, đường Duy Tân, bệnh
viện Hòa Bình v.v…

1

Độc
lập

T1
40MVA


15MW Cung cấp cho toàn bộ hòa xuân ,
đảo nổi , khu đảo vip v.v…

110/22 kV
An Đồn

2

Độc
lập

T1,T2
63MVA

60MW Cung cấp từ cầu Sông Hàn ra bán
đảo sơn trà

11

220/110/22
kV
Ngũ Hành
Sơn 220

2

Độc
lập

T1

40MVA
T2
63MVA

60MW Cung cấp điện cho khu vực cầu
sông Hàn đến Lê Văn Hiến,bệnh
viện 600 giường, Hồ Xuân Hương

12

110/22 kV
Ngũ Hành
Sơn

2

Song
T1
song 40MVA
T2
63MVA

15MW Cung cấp cho toàn bộ resort ven
biển đến Quảng Nam.v.v…

55MW Cung cấp cho phía Tây Nam Đà
Nẵng, khu vực Hòa Nhơn, Hòa
Phú, Cầu vượt Hòa Cầm, Miếu
bông v.v…


Tổng công suất tải cực đại Pmax năm 2018 đạt 540MW, sản lượng ngày cực
đại Amax đạt 11,4 triệu KWh. Phụ tải đỉnh hệ thống diễn ra vào lúc 18g00 đến
21g00 hàng ngày.
Tăng trưởng phụ tải ở khu vực TPĐN là 11% nói chung và khu vực Sơn Trà
Ngũ Hành Sơn là 19% cho nên xây dựng thêm các trạm biến áp 110kV để đảm bảo
cung cấp điện, dự tính đến 2020 lắp rắp thêm các trạm biến áp 110kV như: Trạm

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 7


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Chi Lăng, Tiên Sa, Hòa Phong, Liên Chiểu (cảng liên chiểu) và Trạm biến áp
220kV Thuận Phước.
Tổng khách hàng trên địa bàn: 32100 khách hàng
Giá bán điện: 1.885 VNĐ
Tổn thất điện năng 3.05%
Độ tin cậy:
 Đối với Đà Nẵng: SAIDI = 449 phút/năm
SAIFI = 4 lần/năm
MAIFI = 0.002 lần/năm
 So với trong nước Đà Nẵng chỉ thua TP HCM với chỉ số SAIDI
là 150 phút/năm, đối với Đông Nam Á thì Philippines là 70
phút/năm và nước có độ tin cậy cung cấp điện lớn nhất là
Singapore với chỉ số SAIDI nhỏ hơn 1 phút/năm.
Sử dụng phương pháp Hotline (sữa chữa không cắt điện từ 2 năm trước)
nhằm giảm khả năng mất điện của tải tăng độ tin cậy.

2. Chế độ vận hành của lưới phân phối 22kV thành phố Đà Nẵng
Lưới điện phân phối Thành phố Đà Nẵng cũng có các đặc điểm chung của
lưới điện phân phối: phân bố trên diện rộng, mạng lưới chằng chịt, nhiều nhánh rẽ,
.v.v… Trước đây, lưới phân phối thành phố cũng tồn tại nhiều cấp điện áp như 6,
15, 22, 35kV nhưng qua thời gian cải tạo theo quy hoạch đến cuối năm 2012 chỉ
còn một cấp điện áp 22kV.
Cấu trúc của lưới phân phối 22kV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 3 pha 3
dây, trung tính nối đất trực tiếp tại đầu nguồn - phía 22kV của máy biến áp
110/22kV, chế độ vận hành bình thường là vận hành hở, hình tia hoặc dạng xương
cá. Để tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, các xuất tuyến 22kV liên lạc với nhau
tại các điểm mở bằng dao cách ly, dao cách ly có tải hoặc recloser tạo nên cấu trúc
mạch vòng nhưng vận hành hở, chủ yếu để phục vụ chuyển tải cấp điện khi cắt điện
công tác hoặc xử lý sự cố. Công ty cũng đã đưa vào vận hành dự án thí điểm tự
động hóa lưới điện phân phối với chức năng chính là tự động xác định và cô lập vị
trí sự cố, khôi phục cung cấp điện cho các phụ tải không bị ảnh hưởng.
SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 8


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hầu hết lưới điện có cấu trúc mạch vòng vận hành hở, một số khu vực ít dân
cư chủ yếu là mạng hình tia.
3. Ưu điểm, nhược điểm và biện pháp cải thiện của lưới điện Đà Nẵng
a. Ưu điểm:
- Đà Nẵng với diện tích nhỏ nên lưới điện gọn vì vậy tổn thất điện áp, tổn thất
công suất, tổn thất điện năng nhỏ.
- Vì có nhiều trạm cung cấp điện nên khả năng hỗ trợ qua lại lẫn nhau làm giảm

khả năng mất điện.
- Đa số các trạm của máy biến áp đều có 2 MBA.
- Tất cả các trạm 110KV đều tự động hóa không người trực.
- Thiết bị đóng cắt toàn công nghệ cao và điều khiển từ xa nên việc vận hành tối
ưu tăng độ tin cậy vận hành trong hệ thống điện.
- Chỉ có 1 cấp 22KV cho nên khả năng hỗ trợ qua lại lần nhau tốt (không có cấp
35KV, 6.3KV).
- Được đầu tư nhiều dự án nên tổn thất ít nhất trong khu vực Miền Trung
(SAIDI, SAIFI ít nhất, giá bán điện cao chỉ thua Nha Trang - Khánh Hòa).
- Biểu đồ phụ tải bằng phẵng, hệ số điều hòa phụ tải bằng 0.8.
- Công tơ tự động cho nên sai số nhỏ, có hệ thống kết nối về trung tâm xử lý nên
dễ dàng xử lý.
- Gần trạm 500KV Đà Nẵng nên chất lượng đầu nguồn tốt.
b. Nhược điểm:
- Dòng ngắn mạch lớn lên đến 22KA vì tổng trở nhỏ.
- Đường dây đi qua các khu vực có mật độ sét cao như Bà Nà, đèo Hải Vân, bán
đảo Sơn Trà cho nên khả năng xảy ra sự cố cao.
- Đi qua các vùng ven biển nên xảy ra hiện tượng nhiễm mặn làm cho khả năng
hư hỏng thiết bị tăng lên.
- Phải vận hành độc lập (để tăng tổng trở để giảm dòng ngắn mạch).

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 9


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

- Sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau kém vì bị ngăn cách bởi con sông Hàn (giữa Quận 3

và bên trung tâm TP).
- Lưới trung tính trực tiếp nối đất cho nên dòng ngắn mạch 1 pha lớn.
- Khu vực thường xuyên xảy ra bão lũ.
- Trạm biến áp 110KV An Đồn chỉ có một đường dây cung cấp nên khi xảy ra
sự cố trên đường đây sẽ làm mất điện trên một số khu vực.
- Vì tập trung nhiều khu dân cư nên đường dây hoạt động trên 50% tải cho nên
không thể vận hành theo (N – 1) được.
- Khả năng cấp điện cho khu vực dân tộc miền núi khó khăn.
c. Các biện pháp để cải thiện:
- Thay cáp mới
- Cải thiện biện pháp chống sét
- Xây dựng thêm đường dây An Đồn
- Thay các thiết bị nhiễm mặn
- Vệ sinh cách điện
- Quy hoạch điện
III.

Tổng quan hệ thống SCADA/DMS, mô hình tự động hóa lưới điện
phân phối.
1. Tổng quan hệ thống SCADA TTĐK Công ty Điện lực Đà Nẵng.

Với yêu cầu chuyển đổi mô hình vận hành các TBA 110kV trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng về chế độ không người trực, hệ thống SCADA được cung cấp
bởi hãng Survalent đáp ứng các yêu cầu về truyền thông, xử lý dữ liệu và phân
quyền trong việc vận hành các TBA 110kV ở chế độ không người trực.
a. Thiết bị chính tại Phòng điều khiển trung tâm.
Hệ thống thiết bị công nghệ tại phòng điều khiển trung tâm bao gồm:
 Thiết bị truyền thông: PCM, SDH.
 Server chính của hệ thống bao gồm 02 Server (Master/Standby)
chạy ở chế độ Redundant.

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 10


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp









Server lưu trữ dữ liệu quá khứ (History Server): HIS
Máy tính kỹ sư : Engineer.
Máy tính cho nhân viên vận hành: Operator 1, Operator 2.
Thiết bị đồng bộ thời gian (GPS clock): GPS.
Hệ thống máy chủ Camera, máy trạm Camera.
Hệ thống Video Wall, màn hình TV, Camera.
Hệ thống mạng LAN.

Hình 2.1: Mô hình hệ thống SCADA
SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 11



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

b. Các chức năng chính của hệ thống TTĐK.
Hệ thống Trung tâm điều khiển bao gồm các máy tính, thiết bị thông tin
quang làm nhiệm vụ kết nối và truyền dữ liệu từ máy tính công nghiệp và hệ thống
giám sát điều khiển tích hợp tại các TBA 110kV đến hệ thống mạng máy tính tại
TTĐK. Phần mềm ứng dụng Camerre SmartVU được cài đặt trên máy tính HMI
Server tại TTĐK. Hệ thống TTĐK có các chức năng chính như sau:
 Giám sát kết nối truyền thông giữa TTĐK và các trạm điện không người
trực sử dụng RTU/Gateway.
 Hiển thị sơ đồ giao diện một sợi phục vụ cho việc giám sát và điều khiển.
 Hiển thị các thông số đo lường như công suất hữu công (P), công suất vô
công (Q), dòng điện (I), điện áp (V), cos (phi), nấc phân áp MBA, nhiệt
độ dầu, nhiệt độ cuộn dây.... của thiết bị.
 Gửi các lệnh điều khiển.
 Ghi nhận tất cả các sự kiện và cảnh báo xuất hiện tại các TBA không
người trực.
 Ghi nhận các thông số vận hành và báo cáo theo phút, giờ, ngày, tuần,
tháng, năm và hiển thị theo dạng bảng hoặc dạng đồ thị.
b1. Điều khiển
- Thao tác toàn bộ các thiết bị nhất thứ từ xa:
 Điều khiển máy cắt
 Điều khiển dao cách ly
 Điều khiển máy biến áp: chuyển nấc phân áp MBA, bật tắt các
nhóm quạt làm mát.
 Điều khiển hệ thống tự dùng, chiếu sáng.
- Thao tác các thiết bị nhị thứ bên trong trạm :
 Tái lập (reset) rơ le từ xa
 Điều khiển bật/tắt các chức năng bảo vệ, chuyển nhóm bảo vệ.

b2. Giám sát và thu thập dữ liệu trạng thái, cảnh báo.
- Đối với máy cắt và dao cách ly:
 Trạng thái Đóng/Cắt của MC
 Trạng thái DCL
SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 12


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

-

-

-

-

 Trạng thái dao tiếp địa
 Các tín hiệu MC cảnh báo/tác động.
 Cảnh báo khí SF6
 Trạng thái tại chỗ/từ xa (Local/Remote)
 Giám sát cuộn cắt của MC
 Trạng thái các Aptomat...
Đối với các Aptomat:
 Giám sát trạng thái của cầu dao
 Cảnh báo cầu dao không bình thường
Đối với máy biến áp giám sát các trạng thái như:

 Nhiệt độ cuộn dây
 Nhiệt độ dầu
 Nấc phân áp
 Chế độ làm việc của bộ điều áp dưới tải (Auto/Manual)
 Chế độ làm việc của quạt làm mát (Auto/Manual)
 Trạng thái điều khiển bộ điều áp dưới tải (Local/Remote)
 Trạng thái điều khiển quạt làm mát (Local/Remote)
 Bảo vệ rơ le tác động/cảnh báo
Đối với hệ thống bảo vệ:
 Trạng thái của các đèn tín hiệu bảo vệ
 Trạng thái của toàn bộ các tín Input/Output bảo vệ
 Trạng thái của các chức năng bảo vệ
 Cảnh báo cháy nổ trong TBA
Đối với hệ thống nguồn AC/DC tại trạm:
 Trạng thái của toàn bộ các aptomat AC/DC
 Trạng thái của bộ nạp, hệ thống chuyển nguồn

b3. Giám sát và thu thập dữ liệu đo lường từ rơle, BCU.
-

Dòng điện 3 pha, dòng trung tính
Điện áp 3 pha.
Công suất tác dụng
Công suất phản kháng
Hệ số công suất ...

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 13



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

b4. Giám sát hình ảnh, bảo vệ, chống cháy nổ.
- Tích hợp chức năng quan sát từ xa các thiết bị nhất thứ, nhị thứ, phòng
điều khiển tại trạm qua hệ thống camera.
- Các TBA được kết nối tới TTĐK Đà Nẵng bao gồm TBA 110kV Hòa
Liên, TBA 110kV Xuân Hà.
c. Vận hành phần mềm HMI SmartVU
c1. Trang chủ hệ thống SCADA

Hình 2.2: Giao diện trang chủ hệ thống SCADA
c2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện Đà Nẵng
Click vào Tab Sơ đồ lưới điện, cửa sổ hiển thị Sơ đồ nguyên lý hệ thống
điện Đà Nẵng xuất hiện, đây là sơ đồ kết lưới từ cấp 22kV đến 110kV trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Sơ đồ hiển thị các thiết bị như máy cắt, dao cách ly, RMU,
máy phát dự phòng... trên lưới thực trạng ở trạng thái kết lưới cơ bản.
SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 14


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện Đà Nẵng
c3. Sơ đồ nguyên lý 1 sợi tại TBA 110kV

Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý một sợi trạm 110kV

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 15


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Màn hình thể hiện sơ đồ 1 sợi của trạm 110kV và một số thông tin cơ bản
của từng ngăn lộ, bao gồm trạng thái thiết bị, các tín hiệu cảnh báo (nếu có) và các
tín hiệu đo lường.
Các tín hiệu đo lường: được hiển thị trên màn hình ở nhiều vị trí khác nhau:
-

Công suất tác dụng (MW)
Công suất phản kháng (MVAr)
Dòng điện (A)
Điện áp (kV)
Tần số (Hz)
Nấc phân áp hiện tại, nhiệt độ dầu, cuộn dây (0C)

c4. Giao diện vận hành trong các ngăn đường dây và MBA
NVVH có thể theo dõi các thông số vận hành và các tín hiệu khác tại các
ngăn đường dây hoặc MBA khi click chuột vào ngăn đó.

Hình 2.5: Giao diện vận hành ngăn đường dây
Các thông tin thể hiện trên màn hình giám sát ngăn đường dây bao gồm:
- Thông tin giám sát thiết bị (MC, DCL, DTĐ): vị trí khóa Remote/Local
của ngăn xuất tuyến, trạng thái đóng cắt của thiết bị.
SVTH: TRẦN ĐINH HẬU

LỚP: 14D3

Page 16


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

- Thông tin đo lường, giám sát trạng thái ngăn: công suất tác dụng (MW),
công suất phản kháng (MVAr), dòng điện (A), giá trị điện áp (kV), cosphi,
dòng điện sự cố (A).
- Các tín hiệu cảnh báo:
 Tín hiệu bảo vệ Relay: F21 zone 1/2/3, F67P/67G, SOTF, 50BF,
F86,F25, F74, F79, quá áp, thấp áp...
 Tín hiệu trạng thái MCB (ngăn lộ đường dây).
 Tín hiệu trạng thái điều khiển dao cách ly, dao tiếp địa.
 Tín hiệu khí SF6 cảnh báo/ khóa lockout.

Hình 2.6: Giao diện vận hành ngăn MBA
Các thông tin thể hiện trên màn hình giám sát ngăn MBA bao gồm:
- Thông tin về trạng thái quạt làm mát, hệ thống OLTC.
- Thông tin đo lường: nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây phía hạ áp, phía cao áp,
dòng điện, điện áp, công suất tác dụng, công suất phản kháng cosphi.
SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 17


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp


- Các tín hiệu cảnh báo của máy biến áp:
 Transformer Buchholz Alarm: Cảnh báo bảo vệ gas của máy biến áp.
 Transformer Oil Temperature Alarm: Cảnh báo nhiệt độ dầu máy biến áp
 Transformer HV/MV Winding Temperature Alarm: Cảnh báo nhiệt độ
cuộn dây cao áp/trung áp.
 Transformer Oil Low/High Alarm : Cảnh báo mức dầu thấp/cao.
 Transformer Buchholz Trip: Bảo vệ gas máy biến áp tác động cắt MC.
 Transformer Oil Temperature Trip: Bảo vệ nhiệt độ máy biến áp tác động
cắt MC.
 Transformer HV/MV Winding Temperature Trip: Bảo vệ nhiệt độ cuộn
dây cao áp/trung áp tác động cắt MC.
 Transformer Pressure Relief Trip: Bảo vệ áp lực tăng cao tác động tác
động đi cắt MC.
 Transformer Rapid Pressure Trip: Bảo vệ áp lực dầu tăng đột biến tác
động đi cắt MC.
 SEL 751A(F90) Enable : Tín hiệu chỉ thị Rơle 751A(F90) đang hoạt động.
2. Mô hình tự động hóa lưới điện phân phối.
Với nỗ lực nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng, nâng
cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng, PC Đà Nẵng đã nghiên cứu công nghệ
mới về tự động hóa lưới điện phân phối và mạnh dạn triển khai áp dụng vào thực
tế. Đến ngày 10/01/2018, PC Đà Nẵng đã thử nghiệm thành công hệ thống tự động
hóa lưới điện phân phối cho xuất tuyến 471/Ngũ Hành Sơn 220 và 472/Ngũ Hành
Sơn 220. Đây là hai tuyến đường dây trung áp trên không có kết nối mạch vòng
(vận hành hở) qua MC 471Đông Trà tại vị trí trụ 153-472E13, cấp điện cho các phụ
tải trên tuyến đường du lịch nối liền Thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An,
trong đó có các phụ tải quan trọng như Bệnh viện phụ sản - nhi, Bệnh viện quận
Ngũ Hành Sơn, UBND quận Ngũ Hành Sơn.v.v…
DNPC đã tiến hành khảo sát, lắp đặt bổ sung các thiết bị bao gồm recloser,
thiết bị thông tin. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia từ phía đối tác, các kỹ sư
SVTH: TRẦN ĐINH HẬU

LỚP: 14D3

Page 18


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

của Công ty chủ động nghiên cứu, cấu hình cơ sở dữ liệu và phần mềm tại Trung
tâm điều khiển, xây dựng các kịch bản thử nghiệm và thực hiện thành công dự án
thử nghiệm với 02 xuất tuyến và 05 máy cắt, đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong việc ứng dụng công nghệ mới vào lưới điện, phát triển lưới điện thông minh
thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ sở để PC Đà Nẵng tiếp tục mở rộng dự án với sự
phối hợp của nhiều thiết bị: Máy cắt xuất tuyến, Recloser, LBS, RMU… và xây
dựng định hướng, lộ trình phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
Sơ đồ mạch vòng:

I)

BUS
C41

Main Feeder
CB-471

471

220kV
NGU
HANH
SON

Substation

(1)

BUS
C42

220kV
NGU
HANH
SON
Substation

Recloser
(NC)

(2)

Recloser
(Tie)
471 Non Nuoc

Main Feeder
CB-472

II)

471 Le Van Hien

472


471 Dong Tra

(4)

Recloser
(NC)

(3)

Các trường hợp vận hành tự động hóa:
A. Thống kê các trường hợp vận hành tự động hóa cho nhánh (Từ Máy
Cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kVRecloser 471 Lê Văn Hiến Recloser
471 Đông Trà)

BUS
C41

Main Feeder
CB-471

471

471 Le Van Hien

(1)

Recloser
(NC)


CHÚ THÍCH:
: Máy cắt xuất tuyến của trạm (thường đóng).
: Recloser thường đóng

(2)

Recloser
(Tie)
471 Dong Tra

: Recloser thường mở
: Tín hiệu chỉ thị sự cố (Fault Indicator)

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 19


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Bảng thống kê tải phân đoạn:

hiệu
Tải
phân
đoạn

Dòng vận hành
trung bình từng

phase. (A)

Phân đoạn

Công suất
trung bình từng
phase (KVA)

1

Từ MC 471 Ngũ Hành Sơn 220kV
đến Recloser 471 Lê Văn Hiến.

90

1200

2

Từ Recloser 471 Lê văn Hiến đến
Recloser 471 Đông Trà.

60

800

Công suất trên xuất tuyến dự phòng:
STT

Xuất tuyến dự phòng: 472 Ngũ

Hành Sơn 220kV

Thông số

1

Dòng định mức từng pha Ip (A)

420

2

Điện áp pha của xuất tuyến (kV)

12.7

3

Tổng công suất từng pha Up*Ip (KVA)

5334

Bảng mô tả các trường hợp vận hành:
BẢNG MÔ TẢ CÁC TRƯỜNG HỢP VẬN HÀNH
- Từ Máy Cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kV Recloser 471 Lê Văn Hiến
Recloser 471 Đông Trà.
STT Mục

Mô tả


1

A.1 Sự cố nằm giữa máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kVvà Recloser
471 Lê Văn Hiến Máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kVtác động
theo cơ chế bảo vệ

2

A.2 Sự cố nằm giữa Recloser 471 Lê Văn Hiến và Recloser 471 Đông
TràRecloser 471 Lê Văn Hiến tác động theo cơ chế bảo vệ

3

A.3 Sự cố nằm giữa Recloser 471 Lê Văn Hiến và Recloser 471 Đông
Trà Máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kVtác động vượt cấp

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 20


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

A.1 Sự cố nằm giữa máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kVvà Recloser 471 Lê
Văn Hiến Máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kVtác động theo cơ chế bảo vệ:
220kV
NGU
HANH
SON

Substation

Main Feeder
CB-471

(1)

471 Le Van Hien

471

Recloser
(NC)

(2)

Recloser
(Tie)

BUS
C41

471 Dong Tra

Bảng tóm tắt trạng thái của các thiết bị trên xuất tuyến xảy ra sự cố:
STT

Hiện trạng

Tín hiệu


1

Trước khi
xảy ra sự cố

Trạng thái

Đóng

Đóng

Mở

Tín hiệu chỉ thị sự cố

Normal

Normal

Normal

Trạng thái

Mở

Đóng

Mở


Tín hiệu chỉ thị sự cố

Alarm

Normal

Normal

2
3
4

Khi xảy ra
sự cố

Máy cắt 471
Recloser
Recloser
Ngũ Hành 471 Lê Văn 471 Đông
Sơn 220kV
Hiến
Trà

Tóm tắt các bước vận hành chính của quy trình tự động FLISR – phần mềm
SCADA Survalent:
 Bước 1: Khi xảy ra sự cố và máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kVtác động
mở, sau một khoản thời gian (Lockout Time) để FLISR xác nhận trạng thái
Open-LockOut của máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kV thì hệ thống chuyển
từ chế độ chờ (Idle) sang chế độ vận hành (Running).
 Bước 2: FLISR phân tích các tín hiệu chỉ thị sự cố (fault target) để xác định

vùng xảy ra sự cố là giữa máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kV và Recloser
471 Lê Văn Hiến FLISR gửi lệnh TripRecloser 471 Lê Văn Hiến để cô
lập vùng sự cố.
SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 21


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

 Bước 3: FLISR tính toán khôi phục và chuyển tải để cấp điện lại cho vùng
ngoài sự cố (từ Recloser 471 Lê Văn Hiến đến Recloser 471 Đông Trà là
khu vực cần chuyển tải). FLISR xác định được 1 vị trí kết vòng (Tie) là
Recloser 471 Đông Trà và 1 xuất tuyến dự phòng là xuất tuyến 472 Ngũ
Hành Sơn 220kV. Căn cứ vào công suất định mức (Feeder Total capacity)
và công suất tải thực tế (Feeder Current Load) của xuất tuyến 472 Ngũ
Hành Sơn 220kV, FLISR sẽ tính toán được công suất dự phòng hiện hữu
(Feeder Spare Capacity) của xuất tuyến 472 Ngũ Hành Sơn 220kV. FLISR
tiến hành so sánh công suất dự phòng hiện hữu của xuất tuyến 472 Ngũ
Hành Sơn 220kV với công suất tải thực tế của khu vực cần chuyển tải và
khả năng mang tải của Recloser kết vòng (Tie) để ra quyết định. Có hai
trường hợp:
 Trường hợp 1: Nếu xuất tuyến 472 Ngũ Hành Sơn 220kV có đủ
công suất dự phòng và Recloser 471 Đông Trà đủ công suất chuyển
tảiFLISR sẽ tiến hành chuyển tải: Gửi lệnh Close Recloser 471
Đông Trà.
 Trường hợp 2: Nếu xuất tuyến 472 Ngũ Hành Sơn 220kVkhông đủ
công suất dự phòng và Recloser 471 Đông Trà không đủ công suất
chuyển tải FLISR sẽ không tiến hành chuyển tải.

 Bước 4: Gửi lệnh reset fault target đến máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kV.
Hệ thống chuyển chế độ vận hành (Running) về chế độ chờ (Idle)
A.2 Sự cố nằm giữa Recloser 471 Lê Văn Hiến và Recloser 471 Đông Trà
Recloser 471 Lê Văn Hiến tác động theo cơ chế bảo vệ:
Main Feeder
CB-471
BUS
C41

471

(1)

Recloser
(NC)

(2)

471 Le Van Hien
220kV
NGU HANH SON
Substation

Recloser
(Tie)

471 Dong Tra

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3


Page 22


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Bảng tóm tắt trạng thái của các thiết bị trên xuất tuyến xảy ra sự cố:
STT Hiện trạng

1
2
3
4

Tín hiệu

Trước khi Trạng thái
xảy ra sự Tín hiệu chỉ thị sự
cố
cố
Khi xảy ra Trạng thái
sự cố
Tín hiệu chỉ thị sự
cố

Máy cắt 471 Recloser 471 Recloser 471
Ngũ Hành Sơn Lê Văn Hiến
Đông Trà
220kV
Đóng


Đóng

Mở

Normal

Normal

Normal

Đóng

Mở

Mở

Normal

Alarm

Normal

Tóm tắt các bước vận hành chính của quy trình tự động FLISR – phần mềm
SCADA Survalent:
 Bước 1: Khi xảy ra sự cố và Recloser 471 Lê Văn Hiến mở, sau một khoản
thời gian (Lockout Time) để FLISR xác nhận trạng thái Open-LockOut của
Recloser 471 Lê Văn Hiến thì hệ thống chuyển từ chế độ chờ (Idle) sang
chế độ vận hành (Running).
 Bước 2: FLISR phân tích các tín hiệu chỉ thị sự cố (fault target) để xác định

vùng xảy ra sự cố là giữa Recloser 471 Lê Văn Hiếnvà Recloser 471 Đông
Trà.
 Bước 3: FLISR tính toán khôi phục và chuyển tải để cấp điện lại cho vùng
ngoài sự cố (bỏ qua, vì Recloser 471 Lê Văn Hiến tác động bảo vệ đúng
cấp).
 Bước 4: Gửi lệnh reset fault target đến Recloser 471 Lê Văn Hiến. Hệ thống
chuyển chế độ vận hành (Running) về chế độ chờ (Idle).

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 23


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

A.3 Sự cố nằm giữa Recloser 471 Lê Văn Hiến và Recloser 471 Đông Trà
Máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kV tác động vượt cấp:
Main Feeder
CB-471
BUS
C41

471

471 Le Van Hien

(1)

Recloser

(NC)

(2)

220kV
NGU HANH SON
Substation

Recloser
(Tie)

471 Dong Tra

Bảng tóm tắt trạng thái của các thiết bị trên xuất tuyến xảy ra sự cố:
STT

Hiện
trạng

Tín hiệu

1

Trước
khi xảy
ra sự cố

Trạng thái

Đóng


Đóng

Mở

Tín hiệu chỉ thị sự cố

Normal

Normal

Normal

Trạng thái

Mở

Đóng

Mở

Tín hiệu chỉ thị sự cố

Alarm

Alarm

Normal

2

3
4

Khi xảy
ra sự cố

Máy cắt 471
Recloser
Recloser
Ngũ Hành 471 Lê Văn 471 Đông
Sơn 220kV
Hiến
Trà

Tóm tắt các bước vận hành chính của quy trình tự động FLISR – phần mềm
SCADA Survalent:
 Bước 1: Khi xảy ra sự cố và máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kVtác động
mở, sau một khoản thời gian (Lockout Time) để FLISR xác nhận trạng thái
Open-LockOut của máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kV thì hệ thống chuyển
từ chế độ chờ (Idle) sang chế độ vận hành (Running).
 Bước 2: FLISR phân tích các tín hiệu chỉ thị sự cố (fault target) để xác định
vùng xảy ra sự cố là giữa Recloser 471 Lê Văn Hiến và Recloser 471 Đông
Trà FLISR gửi lệnh TripRecloser 471 Lê Văn Hiến để cô lập vùng sự cố.
SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 24


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp


 Bước 3: FLISR tính toán khôi phục và chuyển tải để cấp điện lại cho vùng
ngoài sự cố (từ máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kVđến Recloser 471 Lê Văn
Hiến là khu vực cần khôi phục).  FLISR gửi lệnh Close máy cắt 471 Ngũ
Hành Sơn 220kV.
 Bước 4: Gửi lệnh reset fault target đến máy cắt 471 Ngũ Hành Sơn 220kV
và Recloser 471 Lê Văn Hiến. Hệ thống chuyển chế độ vận hành (Running)
về chế độ chờ (Idle).
B. Thống kê các trường hợp vận hành tự động hóa cho nhánh (Từ Máy
Cắt 472 Ngũ Hành Sơn 220kV Recloser 471 Non Nước  Recloser
471 Đông Trà

220kV
NGU
HANH
SON
Substation

Main Feeder
CB-472

471 Non Nuoc

(4)

472

Recloser
(NC)


BUS
C42

CHÚ THÍCH:

(3)

Recloser
(Tie)
471 Dong Tra

: Máy cắt xuất tuyến của trạm (thường đóng).
: Recloser thường đóng
: Recloser thường mở
: Thiết bị chỉ thị sự cố (Fault Indicator)

SVTH: TRẦN ĐINH HẬU
LỚP: 14D3

Page 25


×