Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su của việt nam sang thị trường ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CAO SU
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

PHÙNG NGUYỄN BẢO HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CAO SU
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ


Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106

Họ và tên học viên: Phùng Nguyễn Bảo Hùng
Người hướng dẫn: PGS, TS. Nguyễn Thanh Bình

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phùng Nguyễn Bảo Hùng, học viên lớp cao học CH22 của Trường Đại


học Ngoại thương, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, mã số 60310106 với đề tài luận văn
thạc sĩ: “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn
Độ”, xin cam đoan:
-

Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được

-

thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập, tổng hợp từ những

-

nguồn đáng tin cậy, được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định.
Nội dung nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố.
TP. HCM, ngày 05 tháng 09 năm 2017
Người cam đoan

Phùng Nguyễn Bảo Hùng


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU SẢN PHẢM CAO SU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
CAO SU SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ....................................................................6
1.1.


Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu sản phẩm cao su.......................6

1.1.1.
1.1.2.
1.2.

Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu.....................................6
Giới thiệu chung về cao su thiên nhiên...................................................9

Sự cần thiết trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng cao su

của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ....................................................................11
1.2.1.
1.2.2.

Vị trí của ngành cao su đối với Việt Nam.............................................11
Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường

Ấn Độ 13
1.3.

Các hướng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cao su.....................................17

1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.

Phát triển khách hàng nhập khẩu........................................................17

Phát triển danh mục sản phẩm xuất khẩu...........................................17
Cải thiện chất lượng sản phẩm.............................................................18
Cải thiện giá trị sản phẩm qua các công đoạn sơ chế - chế biến - xuất

khẩu
1.3.5.
1.3.6.

19
Phát triển nguồn nhân lực tạo tiền đề cho phát triển bền vững.........19
Nắm bắt và áp dụng các chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu

cao su của Chính Phủ Việt Nam và Ấn Độ........................................................21
1.4.

Một số nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam........21

1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.4.4.
1.4.5.
1.4.6.
1.5.

Chất lượng nguồn nhân lực...................................................................21
Chất lượng sản phẩm............................................................................22
Nguyên liệu đầu vào...............................................................................22
Giá thành sản phẩm xuất khẩu.............................................................23
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường................................................24

Hàng hóa thay thế..................................................................................25

Bài học kinh nghiệm về xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ của Thái

Lan ........................................................................................................................ 26
1.5.1.
1.5.2.

Kinh nghiệm của Thái Lan...................................................................27
Bài học rút ra cho Việt Nam..................................................................29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CAO


SU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2012 – 2016. .31
2.1. Tổng quan về thị trường Ấn Độ......................................................................31
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.2.

Giới thiệu chung về Ấn Độ....................................................................31
Quan hệ song phương Việt Nam – Ấn Độ...........................................36
Đặc điểm thị trường cao su Ấn Độ.......................................................40

Thực trạng một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng

cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ.........................................................45
2.2.1. Thiết kế khảo sát một số nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cao
su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ............................................................45

2.2.2. Phân tích thực trạng một số nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu
cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ.....................................................46
2.3.

Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ...........53

2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.4.

Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu và đơn giá bình quân....................53
Xúc tiến thương mại..............................................................................57
Nguồn nhân lực......................................................................................58

Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam

sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 2012 – 2016.......................................................61
2.4.1.
2.4.2.

Thành tựu...............................................................................................61
Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CAO SU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2018 – 2020..65
3.1.

Quan điểm, định hướng, mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng


cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2022........................65
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.2.

Dự báo về tình hình kinh tế và thị trường cao su thế giới...............................68

3.2.1.
3.2.2.
3.3.

Quan điểm phát triển................................................................................65
Mục tiêu phát triển...................................................................................66
Định hướng phát triển của ngành cao su trong giai đoạn 2018-2022.......67
Triển vọng kinh tế thế giới....................................................................68
Dự báo về thị trường cao su thế giới.....................................................69

Triển vọng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang

thị trường Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2020..................................................................69
3.4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị
trường Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2020 đối với các doanh nghiệp..............................71
3.4.1.

Giải pháp về phát triển chất lượng nguồn nhân lực và tiếp thu công


nghệ tiên tiến.......................................................................................................71
3.4.2. Giải pháp về phát triển chất lượng và nâng cao giá trị của cao su Việt

Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.......................................................................73
3.4.3. Giải pháp về liên kết giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp và hộ kinh
doanh, liên kết bốn nhà.......................................................................................74
3.4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường Ấn
Độ
3.4.5.
3.4.6.

................................................................................................................. 76
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại..........................76
Giải pháp xây dựng và hoàn thiện kênh phân phối của sản phẩm cao

su Việt Nam trên thị trường Ấn Độ...................................................................78
3.5.

Một số kiến nghị đối với nhà nước.................................................................79

3.5.1.

Mở rộng và tận dụng các cơ hội thông qua đẩy mạnh quan hệ hợp tác

ngoại giao với Ấn Độ...........................................................................................79
3.5.2. Thành lập Trung tâm kiểm soát chất lượng cao su thiên nhiên Việt
Nam

................................................................................................................. 80

KẾT LUẬN................................................................................................................82



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH
Information Center For

1

Agroinfo

Ariculture And Rural

2

ANRPC

3

BOA

4
5
6
7
8
9
10
11

12

CNH-HĐH
CSTN
DN
ĐVT
FCA
FCL
FDI
FOB
GDP

13

IRCo

14

IRRDB

Development
The Association Of Natural
Rubber Producing Countries
Bureau Of Accrediation

Free Carrier
Full Container Load
Foreign Direct Investment
Free On Board
Gross Domestic Product

The International Rubber
Consortium
The International Rubber
Research And Development
Board
International Rubber Study

15

IRSG

16

ISO

Organization For

17

ITC

18

ITRC

Standardization
International Trade Centre
The International Tripartite

19

20
21

KHCN
LHQ
NK

22

NN& PTNT

Group
The International

Rubber Council

TIẾNG VIỆT
Trung Tâm Thông Tin Phát Triển
Nông Nghiệp Nông Thôn
Hiệp Hội Các Nước Sản Xuất
Cao Su Thiên Nhiên
Văn Phòng Công Nhận Chất
Lượng
Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa
Cao su thiên nhiên
Doanh nghiệp
Đơn vị tính
Giao cho người vận chuyển
Hàng nguyên công-ten-nơ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Giao hàng lên tàu
Tổng sản phẩm quốc dân
Công Ty Cao Su Quốc Tế
Hiệp Hội Nghiên Cứu Và Phát
Triển Cao Su Quốc Tế
Tổ chức nghiên cứu cao su quốc
tế
Tổ Chức Tiêu Chuần Hóa Quốc
Tế
Trung tâm thương mại quốc tế
Hội đồng cao su quốc tế 3 bên
Khoa học công nghệ
Liên hiệp quốc
Nhập khẩu
Nông Nghiệp Và Phát Triển
Nông Thôn


Organziation Of Economic
23

OECD

Cooperation And

26

RRIT

27

28
29
30

RSS
SVR
TCVN
IRB

31

TNSR

32

USD

33

VILAS

34
35
36

VN
VND
VRA

Vietnam Dong

Vietnam Rubber Association

37

VRG

Vietnam Rubber Group

38
39
40
41

WTO
XK
XNK
XTTM

World Trade Organziation

Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển

Kinh Tế
Development
Rubber Research Institute Of Viện Nghiên Cứu Cao Su Thái
Thailan
Lan
Rubber Smoked Sheet
Cao su tấm xông khói
Standard Vietnamese Rubber Cao su khối chuẩn Việt Nam

Tiêu chuẩn Việt Nam
India Rubber Board
Tổng cục cao su Ấn Độ
Technically Specified Natural Cao su thiên nhiên đã định chuẩn
Rubber
United State Dollar
Vietnam Laboratory

kỹ thuật
Đồng đô la Mỹ
Hệ Thống Công Nhận Phòng Thí

Accreditation Scheme

Nghiệm Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam đồng
Hiệp Hội Cao Su Việt Nam
Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su
Việt Nam
Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu
Xúc tiến thương mại


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Danh mục bảng
Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su từ năm 2012 đến
2016
Bảng 2.1: Các chỉ số về kinh tế của Ấn Độ giai Đoạn 2013-2015
Bảng 2.2. Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2008-2015
Bảng 2.3: Danh sách top 5 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu và Việt Nam xuất
khẩu sang Ấn Độ năm 2015
Bảng 2.4: Một số thông tin về đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam
Bảng 2.5: Phát triển cao su thiên nhiên của Ấn Độ giai đoạn 2012 – 2016
Bảng 2.6: Sản lượng lốp xe Ấn Độ theo chủng loại, giai đoạn 2010 – 2016
Bảng 2.7: Biểu thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên vào Ấn Độ áp dụng từ
ngày 01/01/2017
Bảng 2.8: Kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Việt Nam và từ thế
giới của Ấn Độ
Bảng 2.9: khối lượng nhập khẩu cao su thiên nhiên và đơn giá bình quân giai
đoạn 2012-2016 của Ấn Độ

Bảng 2.10: Cơ cấu các mặt hàng cao su Thiên nhiên nhập khẩu của Ấn Độ
từ Việt Nam giai đoạn 2009-2016
Bảng 2.11 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật (CMKT) trong
tổng số lao động có việc làm (%)
Bảng 2.12: NSLĐ của Việt Nam và một số nước trong khu vực
Danh mục biểu
Biểu đồ 1.1: Xuất khẩu nông sản và cao su của Việt Nam giai đoạn 20122016
Biều đồ 1.2. Tỉ lệ tăng giá dầu thô, giá cao su tờ xông khói và giá cao su
định chuẩn kĩ thuật TSR20 giai đoạn 2015-2016
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên của Ấn Độ theo quốc

Trang
10
33
36
37
38
40
42
51
54
55
56
59
60
11
14

16


gia,

42

17
18
19

năm 2012 – 2016 (ngàn USD)
Biểu đồ 2.2. Sản lượng sản xuất lốp xe của Ấn Độ, giai đoạn 2010 – 2016
Biều đồ 2.3: Sản lượng lốp xe Ấn Độ theo chủng loại, giai đoạn 2010 – 2016
Biều đồ 2.4: Tiêu thụ cao su theo sản phẩm của Ấn Độ, 2014 – 2015
Biều đồ 2.5: Tiêu thụ cao su thiên nhiên trong phân khúc sản phẩm cao su

42
43
44

20
22
23

ngoài lốp xe, giai đoạn 2001 – 2015 (tấn)
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Phân loại cao su thiên nhiên
Sơ đồ 2.1: Mô hình phòng quản lý chất lượng do VRG ban hành năm 2010

44
10
47




1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cao su luôn nằm trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực

của Việt Nam (kim ngạch xuất khẩu có giá trị trên 3 tỷ USD). Không những đem về
nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam, cao su còn là cây trồng giúp phủ xanh đồi trọc bảo
vệ mội trường và là cây trồng giúp cải thiện đời sống cho nhiều người dân ở Việt Nam.
Việt Nam đang trong tiến trình công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ngành
Cao su luôn được xem là một trong những ngành có vị trí quan trọng. Các sản phẩm
cao su đặc biệt là cao su thiên nhiên đang ngày càng phát triển không chỉ về số lượng
mà còn đồng đều về chất lượng. Nhưng việc phát triển đầu ra hay nghiên cứu chuyên
sâu về một thị trường luôn là cần thiết không chỉ cho chính sản phẩm cao su mà còn
các sản phẩm có liên quan khác.
Bên cạnh đó mối quan hệ hợp tác ngày càng bền vững giữa Việt Nam - Ấn Độ,
thị trường Ấn Độ có nhiều triển vọng trở thành thị trường lớn và ổn định cho ngành
cao su Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Ấn Độ có những lợi thế là kỹ năng kinh doanh và quản lý, nhân lực có tay nghề
cao, trong các năm trở lại đây Ấn Độ luôn duy trì là quốc gia có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao nhất thế giới. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên hiện là một
trong những thách thức lớn của ngành cao su nước này. Diện tích thu hoạch và năng
suất suy giảm dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. Do đó Ấn Độ phải nhập
khẩu cao su thiên nhiên từ các nước khác. Đây cũng là cơ hội cho các nước sản xuất
cao su thiên nhiên, trong đó có ngành cao su của Việt Nam để xuất khẩu vào thị trường

Ấn Độ.
Chính vì thế, vấn đề mà ngành cao su quan tâm hiện nay là đưa ra những giải
pháp khắc phục khó khăn trước mắt, xây dựng các kế hoạch lâu dài để giải quyết triệt
để các vấn đề, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu cao su không những gia tăng về mặt khối
lượng lẫn giá trị, chinh phục thị trường Ấn Độ góp phần đa dạng hóa thị trường xuất
khẩu cao su Việt Nam và xây dựng thương hiệu cao su Việt Nam trên thị trường quốc
tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ” làm nội dung nghiên
cứu của luận văn.
2. Mục đích của đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu


2

Hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu mặt hàng cao su thiên
nhiên.
Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường
Ấn Độ giai đoạn 2012-2016.
Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ đến 2020
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan ngành cao su Việt Nam, đưa ra đặc điểm thị trường Ấn Độ và những
yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và những phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất những
giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, đẩy mạnh xuất khẩu cao su một cách bền vững từ Việt
Nam sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 2018-2022.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn thời gian nghiên cứu của luận văn từ 2012 – 2016, các đề xuất áp dụng
trong hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ từ 2018 đến năm
2022.
Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn là tại Việt Nam và thị
trường Ấn Độ
Về nội dung nghiên cứu: Quy trình kinh doanh cao su thiên nhiên bắt đầu từ khi
chăm sóc và khai thác cao su cho đến sản phẩm đặt an toàn dưới sự định đoạt của
khách hàng. Quy trình này bao gồm đào tạo nhân lực, chọn giống cây trồng, chăm sóc,
thu hoạch mủ, đem về chế biến (đi kèm là kiểm tra chất lượng sản phẩm), nghiên cứu
thị trường, xúc tiến bán hàng, bán hàng, giao hàng, thanh toán và các công việc sau khi
bán hàng. Trong khuôn khổ của luận văn tác giả tập trung vào việc nghiên cứu thị
trường, xúc tiến thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cao su thiên nhiên của
các doanh nghiệp xuất khẩu cao su thiên nhiên.
4.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy có một số bài viết có liên quan đề tài của tác giả

như sau:


3

Văn Thị Tường Vy, 2010, Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc,
Thực trạng và giải pháp. Trong hơn một thập kỉ qua Trung Quốc luôn là đối tác lớn
của Việt Nam về thương mại, đặc biệt là xuất khẩu cao su thiên nhiên. Bài viết đã trình
bày về thực trạng cũng như giải pháp dấy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên
sang thị trường Trung Quốc. Đặc biệt là một số bài học kinh nghiệm khi thâm nhập
vào thị trường này cho các doanh nghiệp.
Lê Thị Quỳnh, 2012, Hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam thực trạng và giải

pháp phát triển. Tác giả viết về thực trạng xuất khẩu cao su việt Nam giai đoạn 20072011 và một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su. Vì bài viết không
trình bày một thị trường cụ thể và bài viết đã hơn 5 năm nên khả năng áp dung vào
thực tiễn là không cao.
Nguyễn Thành Trung, 2012, Thực trạng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam
và dự báo đến năm 2015. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Tác giả tập trung phân tích cụ thể về
kim ngạch, thị phần xuất khẩu đối với một số sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam
trong nhiều năm nay như cao su, gạo, thủy sản,… Qua đó, tác giả đã chỉ ra các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam như vốn, chi phí đầu vào, thị
trường, chi phí vận chuyển. Nghiên cứu đã đóng góp trong việc tập trung nghiên cứu
các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu và dự báo giá trị xuất khẩu một số mặt hàng xuất
khẩu đến năm 2015.
Nguyễn Thị Như Tâm, 2014, Nâng cao năng lực cạnh tranh cao su thiên nhiên
Việt Nam tại thị trường Nhật Bản nhằm đón đầu cơ hội từ Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương. Bài viết đã nêu ra được tình hình chung của cao su thiên nhiên việt
nam trong giai 2004-2013 và một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam khi xuất vào thị trường Nhật Bản.
Ngô Thị Mỹ, 2016, Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông
sản của Việt nam. Tác giá đã nghiên cứu và định lượng nhân tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu nông sản của Việt Nam từ đó đề ra các giải pháp nhằm đấy mạnh xuất khẩu các
mặt hàng nông sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án vẫn có tồn tại là chưa nghiên
cứu được tương tác của các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu các mặt hàng nông sản của
Việt Nam. Ngoài ra các giải pháp chỉ dừng ở việc đẩy mạnh xuất khẩu làm gia tăng giá
trị và kim nghạch xuất khẩu mà chưa nghiên cứu đến việc nâng cao giá trị gia tăng cho
hàng nông sản của Việt Nam.


4

5.


Khách thể nghiên cứu
Công ty có hoạt động xuất khẩu cao su thiên nhiên ở Việt Nam.

6.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp thống kê, tổng hợp: Các số liệu thứ cấp, tác giả sẽ lựa chọn các

nguồn có độ tin cậy cao như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Báo cáo ngành
của Hiệp hội Cao su Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Trung Tâm
thương mại Quốc tế ITC.
Phương pháp so sánh, phân tích: Trên cơ sở thu thập các thông tin thứ cấp kể trên
tác giả sẽ tiến hành phân tích và đối chiếu để làm rõ hơn cho vấn đề.
Phương pháp chuyên gia và phỏng vấn chuyên gia: Ngoài phỏng vấn một số
chuyên gia tác giả còn trích dẫn và phân tích các phát biểu của các lãnh đạo của các
công ty cao su và lãnh đạo ngành cao su.
Về thu thập số liệu sơ cấp: Tác giả sẽ tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi.
7.

Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu sản phẩm cao su
và sự cần thiết đầy mạnh xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm cao su Việt Nam sang thị
trường Ấn Độ giai đoạn 2012-2016
Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam sang
thị trường Ấn Độ giai đoạn 2018-2022.

Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
Quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở 2 tại TP.HCM đã nhiệt tình
giảng dạy và cung cấp những kiến thức nền tảng cho tác giả trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn PGS, TS. Nguyễn Thanh Bình là người trực tiếp hướng
dẫn tận tình và chỉ bảo tác giả trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Do hạn chế về
thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng kiến thức nên luận văn không thể tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót, vì vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ phía Quý Thầy, Cô và bạn đọc nhằm giúp cho luận văn được hoàn thiện hơn.


5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU SẢN PHẢM CAO SU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU CAO SU SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ
1.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu sản phẩm cao su
1.1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm
Việc xuất khẩu có nghĩa là vận chuyển các hàng hóa và dịch vụ ra khỏi thẩm
quyền của một quốc gia. Người bán hàng hóa, dịch vụ đó được gọi là một nhà xuất
khẩu và có trụ sở tại nước xuất khẩu trong khi người mua ở nước ngoài có trụ sở được
gọi là nhập khẩu. Trong thương mại quốc tế, "xuất khẩu" đề cập đến việc bán hàng hóa
và dịch vụ sản xuất trong nước đến thị trường khác (Joshi, Rakesh Mohan, 2005,
International Marketing, tr. 503-520)
Theo điều 28, Luật Thương mại Việt Nam 2005, Xuất khẩu hàng hóa là việc
hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện
từ lâu đời và ngày càng phát triển. từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá
giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình

thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá
vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010, Những vấn đề cơ
bản về xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ, tr. 2).
1.1.1.2. Một số hình thức xuất khẩu
Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức kinh doanh nhằm phân tán và chia sẻ
rủi ro, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su có thể lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩu
khác nhau. Một số hình thức xuất khẩu thường được các doanh nghiệp lựa chọn.
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp
sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước
ngoài với danh nghĩa là hàng của mình.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường
cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian. Với
vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình.


6

Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu
mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro.
Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông
qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới. Đó có thể là các
cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu... Xuất khẩu gián tiếp
sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu
phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian. Tuy nhiên, trên thực tế phương
thức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém phát triển, vì các lý do:
Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhà kinh
doanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìm được nhiều

cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.
Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất khẩu
có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải. (Lê Ngọc Hải,
2013)
Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu đóng
vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và làm thủ tục
xuất khẩu, sau đó doanh nghiệp được hưởng % theo lợi nhuận hoặc một số tiền nhất
định, theo thương vụ hay theo kì hạn. Hình thức này có thể phát triển mạnh khi doanh
nghiệp đại diện cho người sản xuất có uy tín và trình độ nghiệp vụ cao trên thị trường
quốc tế.
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt
chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng trao đổi với nhau có
giá trị tương đương, người ta còn gọi phương thức này là xuất khẩu liên kết hoặc
phương thức hàng đổi hàng.
Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát triển,
các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thường dùng phương pháp hàng đổi
hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức này tránh được rủi ro do biến động
tỷ giá hối đoái trên thị trường nhưng nhược điểm của phương thức này là thời gian trao
đổi (thanh toán trên thị trường) lâu, do vậy không kịp tiến độ sản xuất mất cơ hội kinh
doanh và phương thức này không linh hoạt (cứng nhắc).
Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký theo nghị định


7

thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo nghị định thư có nhiều ưu điểm như khả năng
thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hóa tương

đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên... Thực tế là hiện nay các doanh nghiệp
xuất khẩu ít còn áp dụng hình thức này.
Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của hình thức này là
hàng hoá không bắt buộc vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay khách hàng.
Do vậy giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo
quản hàng hoá. Các thủ tục trong hình thức này cũng đơn giản hơn, trong nhiều trường
hợp không nhất thiết phải có hợp đồng phụ trợ như: hợp đồng vận tải, bảo hiểm hàng
hoá, thủ tục hải quan.
Xuất khẩu gia công uỷ thác
Xuất khẩu gia công uỷ thác là một hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị ngoại
thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các xí nghiệp gia công,
sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được hưởng phí uỷ thác
theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác. Khi thực hiện hình thức này có thể: dựa vào
vốn của người khác để kinh doanh thu lợi nhuận, rủi ro ít và chắc chắn được thanh
toán, nhập được những trang thiết bị công nghệ cao tạo nguồn vốn để xây dựng cơ
bản. Tuy nhiên, khi giá gia công rẻ mạt, khách hàng không biết đến người gia công,
không nắm được nhu cầu thị trường vì vậy nên không thể điều chỉnh sản phẩm kinh
doanh phù hợp.
1.1.1.3. Vai trò
Đối với nền kinh tế thế giới: Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia tham
gia vào phân công lao động quốc tế. Các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất những
hàng hoá và dịch vụ mà mình có lợi thế. Xét trên tổng thể nền kinh tế thế giới thì
chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ làm cho việc sử dụng các nguồn lực có hiệu
quả hơn và tổng sản phẩm xã hội toàn thế giới tăng lên. Bên cạnh đó xuất khẩu góp
phần thắt chặt thêm quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.
Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu tạo ngoại tệ quan trọng, chủ yếu để
quốc gia thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tĩch luỹ để phát triển sản xuất. Đẩy mạnh
xuất khẩu được xem như một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc
đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới

ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế


8

khác phát triển theo, dẫn đến kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát
triển nhanh. Xuất khẩu kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất.
Đối với doanh nghiệp: Qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội
tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu
tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị
trường. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và hoàn thiện tác phong
quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
1.1.2. Giới thiệu chung về cao su thiên nhiên
Cây cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis, có nguồn gốc từ khu vực Nam
Mỹ. Chất nhựa của cây (latex) còn được gọi là mủ, là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất
ra các sản phẩm cao su tự nhiên. Cây cao su có vòng đời khoảng 26-30 năm, được chia
làm 2 thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời kì kiến thiết cơ
bản tính từ khi bắt đầu trồng đến khi cây được khoảng 5-7 năm tuổi là thời gian có thể
bắt đầu đưa vào khai thác cạo lấy nhựa, tùy theo điều kiện chăm sóc. Thời kỳ kinh
doanh là khoảng thời gian còn lại của cây, bước vào khai thác và thanh lý cây lấy gỗ
khi sản lượng cao su giảm.
Cây cao su được xem là đủ tiêu chuẩn mở cạo khi vòng thân cây, đo cách mặt đất
1 m, đạt từ 45-50cm trở lên. Cây cao su chỉ trồng được ở vùng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ
trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là
2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Nhiệt độ quá thấp có thể ảnh
hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trong khi nhiệt độ quá cao trên 30°C sẽ làm
cho mủ chóng đông hoặc đông ngay trên miệng cạo, gây hiện tượng khô mủ. Cho nên
thời gian cạo mủ cây là từ 3-5h sáng, khi nhiệt độ môi trường còn thấp và đảm bảo mủ
không bị đông khi chảy xuống tô. Cây cao su có thân gỗ giòn nên không chịu được
gió, mức độ gió thích hợp cho cây chỉ khoảng 2-3m/ giây. Cây cao su có thể trồng trên

ba loại đất là đất đỏ bazan, đất xám Potzon trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch. Đất
trồng cao su phải có độ sâu tầng mặt trên 1m vì rễ cây cao su không thể xuyên qua
tầng đá ong, không xuyên qua mực nước ngầm và tầng đá mẹ. Thông thường từ tháng
1 đến tháng 3 hàng năm là mùa khô, cây cao su rụng lá, không thể cạo mủ trong giai
đoạn này. Do đó thời gian thu hoạch của cây cao su thường rơi vào 9 tháng cuối năm.
(Công ty chứng khoán VPBank, Báo cáo ngành cao su thiên nhiên Việt Nam năm
2014, tr. 3)


9

Sơ đồ 1.1 : Phân loại cao su thiên nhiên

Mủ khai thác từ cây
Mủ đông

Mủ nước
Cao su ly tâm
Latex (HA, LA)

Cao su khối
SVR 3L, SVR CV

Cao su tờ
RSS
ADS
Pale crepe

Cao su khối
SVR 10, SVR

20

Nguồn: Nguyễn Thị Huệ, 2006, Cao su, tr. 386

Cao su được định chuẩn kỹ thuật (TSNR): là cao su có dạng khối được sơ chế
từ mủ nước hoặc từ mủ đông (mủ chén, mủ dây, mủ tạp...). Tùy theo từng quốc gia mà
cao su khối kỹ thuật sẽ được ký hiệu khác nhau nhưng có tiêu chuẩn về đặc tính chất
lượng tương tự nhau cho từng chủng loại, ví dụ như Malaysia là SMR, Việt Nam là
SVR… Một số chủng loại cao su khối kỹ thuật phổ biến là:
SVR L, SVR 3L: là loại cao su sơ chế hiện chiếm tỷ lệ cao tại Việt Nam, thích
hợp cho các loại sản phẩm đòi hỏi tính đàn hồi, chịu mài mòn và độ bền cao như
-

lốp xe ô tô cao cấp, dây đai, cáp dây điện...
SVR 10, SVR 20: là cao su sản xuất từ mủ đông, mủ tạp, nên hàm lượng chất bẩn

-

thường cao, có màu xậm, là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất lốp xe các loại.
SVR CV 50, SVR CV 60: là loại cao su có độ nhày ổn định sản xuất từ mủ nước
vườn cây, là sản phẩm cao su thiên nhiên cao cấp.
Cao su tờ xông khói (RSS): với điều kiện và phương pháp chế biến đặc trưng,

cao su RSS tạo thành tờ, ít bị băm, ít bị lão hóa hơn cao su cốm, được ứng dụng rộng
rãi trong kỹ thuật như làm mặt lốp ôtô và các sản phẩm đòi hỏi tính kháng đứt cao,
kháng mòn, cũng như độ cứng cao.
Cao su ly tâm (Latex): là mủ cao su được cô đặc, sau khi sơ chế có hàm lượng
mủ khô còn 60%, được làm nguyên liệu để sản xuất găng tay, chỉ thun, bong bóng,
nệm gối.
1.2. Sự cần thiết trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng cao su của

Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
1.2.1. Vị trí của ngành cao su đối với Việt Nam
Cây cao su cho mủ từ năm thứ 6 và cho thu hoạch từ 8-10 tháng trong năm, chính


10

vì thế không chỉ vườn cây tạo nguồn thu nhập cho nông dân quanh năm mà các doanh
nghiệp chế biến mủ cao su không bị động theo cơ chế mùa vụ như nhiều loại nông sản
khác.
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su từ năm 2012 đến 2016
DT thu
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

DT tăng
(nghìn ha)

hoạch

Sản lượng
(nghìn

(nghìn ha)

tấn)

Năng suất

(kg/ha/năm)

2012

917,9

116,3

510,0

877,1

1.720

2013

958,8

40,9

548,1

946,9

1.728

2014

978,9


20,1

570,0

966,6

1.696

2015

985,6

6,7

604,3

1.012,7

1.676

2016

976,4

-9,2

622,2

1.032,1


1.659

Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam
Giai đoạn từ 2012 đến 2015 mức giá cao su xuất khẩu giảm dần đến mức người
trồng cao su có khả năng không bù được chi phí nên diện tích trồng mới giảm. Bên
cạnh đó người dân cũng tiến hành chuyển đổi sang cây trồng khác cho nên sang năm
2016 diện tích cây cao su còn giảm so với năm trước. Còn trong giai đoạn 2008-2011
do chính sách kích cầu của Trung Quốc, các doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu
cao su thiên nhiên dẫn đến giá cao su thế giới tăng vọt dẫn đến diện tích cao su tăng
mạnh trong giai đoạn này. Dẫn đến diện tích cho khai thác giai đoạn này tăng mạnh.
Theo số liệu thống kế từ Tổng cục Hải quan, trong 5 năm qua, trong khi tổng kim
ngạch xuất khẩu chung vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao (bình quân 12,8%/năm) thì
xuất khẩu hàng nông sản lại gặp nhiều khó khăn, chỉ tăng trung bình 2,4%/năm.


11
16

14.87

15.11

14.32

14

14.03

13.06


12

Tỷ USD

10
8
6
4

2.86

2.49

2
0

2012

2013

1.78

1.53

2014

2015

1.67


2016

Năm
CAO SU THIÊN NHIÊN

NÔNG SẢN

Biểu đồ 1.1: Xuất khẩu nông sản và cao su của Việt Nam giai đoạn 2012-2016
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu Tổng cục Hải quan, Số liệu xuất khẩu theo tháng
các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, tr. 1. Số liệu xuất khẩu nông sản được tổng
hợp từ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng: hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt
tiêu, gạo, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn.
Xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều cũng đạt mức tăng khá tốt, đều tăng trung bình hơn
14%/năm trong giai đoạn 2012-2016. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của nhiều
mặt hàng khác vẫn còn thấp, chưa đạt được mức kim ngạch của năm 2012, như: cà
phê, chè, gạo, sắn và cao su, một phần do xu hướng giảm giá hàng hóa của thế giới.
1.2.2. Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn
Độ
1.2.2.1. Lợi ích kinh tế
Xuất khẩu cao su là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam,
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường
thế giới. Cao su thiên nhiên và các sản phẩm từ cao su đã có mặt ở 107 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, xuất khẩu cao su đóng góp hàng tỷ USD mỗi năm để trở
thành mặt hàng chiến lược quốc gia. Từ sản lượng khoảng 60 nghìn tấn cao su giai
đoạn 1980-1990 đến nay cao su thiên nhiên đã đạt sản lượng hơn 1 triệu tấn trong các
năm 2014, 2015 và 2016 (Tổng cục Hải quan, 2014, 2015,2016). Bên cạnh đó, kim
ngạch cao su xuất khẩu luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu


12


cả nước, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu cao su chính là một đòn bẩy
giúp ngành nông nghiệp và công nghiệp Việt Nam phát triển, góp phần tăng kim ngạch
xuất khẩu hàng năm khoảng 10%. Ngoài ra, các mặt hàng nông sản hiện nay theo định
hướng khuyến khích xuất khẩu nông sản của Chính phủ giai đoạn 2011-2020, không
những phải thỏa mãn nhu cầu trong nước cao mà bên cạnh đó còn được đẩy mạnh xuất
khẩu ra nước ngoài. Vì vậy với vai trò là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực
với kim ngạch xuất khẩu luôn trên 1 tỷ USD từ năm 2009 đến nay thì việc đẩy mạnh
phát triển mặt hàng cao su cũng đồng nghĩa với việc khẳng định được vị trí của nông
sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ góp phần làm đa dạng hóa thị
trường cho sản phẩm. Trong các năm 2012-2016, khoảng 80-85% sản lượng cao su
được dùng cho xuất khẩu và trong đó, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường lớn đối với
mặt hàng cao su của Việt Nam, bằng chứng là tỷ trọng xuất khẩu cao su từ Việt Nam
sang nước này luôn ở mức trên 50% trong thời gian qua. Việc tìm kiếm một thị trường
mới là hướng đi đúng đắn cho các DN xuất khẩu cao su trong nước, giúp cho hoạt
động kinh doanh cao su thiên nhiên và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam thêm ổn
định và phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, Ấn Độ hiện đang là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đã tăng từ 1,01 tỷ USD (2006) lên khoảng 5,5
tỷ USD (2016). Trong 11 tháng năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn
Độ đạt 4,81 tỷ USD (tăng 2,3% so với năm 2015); trong đó xuất khẩu Việt Nam sang
Ấn Độ đạt gần 2,44 tỷ USD (tăng 7,4% so với cùng kỳ), nhập khẩu từ Ấn Độ trị giá
2,37 tỷ USD (giảm 2,4%). Đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ, với kim
ngạch 67,5 triệu USD. (Hoàng Thị Bích Loan, 2017)
Hơn hết, quan hệ hợp tác về chính trị và thương mại gần đây của hai nước cũng
góp phần làm cho thị trường Ấn Độ dễ tiếp cận hơn sau hơn 20 năm giao lưu kinh tế.
Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế ITC, Ấn Độ đứng vị trí thứ ba trong
danh sách các đối tác NK cao su thiên nhiên từ Việt Nam, chiếm trung bình 10% lượng
giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2012-2016. Vì những lý do nêu trên, Ấn Độ là điểm

sáng cho các DN Việt Nam muốn tìm kiếm thị trường mới, tạo đầu ra vững chắc cho
sản phẩm cao su trong thời gian tới, giảm bớt dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung
Quốc.


13

Xuất khẩu cao su đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn, góp phần vào việc cân đối cán
cân thanh toán. Trong xu hướng hội nhập kinh tế, xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong nền kinh tế, tạo ra nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu. Năm 2012 là năm
đánh dấu cho việc lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu trong vòng 20 năm kể từ năm 1993,
với số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy nước ta xuất siêu 780 triệu USD (Ngọc Anh,
2013). Trong năm 2013, tuy tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó
khăn, nhưng hoạt động xuất khẩu của nước ta vẫn đạt được kết quả khá ấn tượng với
việc xuất siêu năm 2013 đạt 863 triệu USD, bằng 0,65% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hơn nữa, mặt hàng cao su luôn chiếm kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định trong thời
gian qua, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Vì vậy có thể nói rằng, mặt hàng cao su
cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc cải thiện sự mất cân bằng cán cân
thanh toán nước nhà.
Ngoài ra, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ từ năm 2009 có những
chuyển biến tích cực với khối lượng giao dịch tăng dần qua các năm nhưng nhìn vào
cơ cấu cán cân thương mại giữa Ấn Độ và nước ta luôn dương. Trong những năm gần
đây thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ đã được cải thiện, trong đó,
xuất khẩu cao su thiên nhiên và các sản phẩm từ cao su sang thị trường Ấn Độ đã góp
phần làm giảm mức độ thâm hụt khi kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2009-2013
trung bình khoảng 80 triệu USD (tổng hợp từ số liệu của Trademap và VRA). Vì
những lý do nêu trên, việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su sang thị trường Ấn Độ
sẽ giúp tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, cân bằng cán cân thanh toán của Việt Nam nói
chung và giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại so với Ấn Độ.
Hoạt động xuất khẩu cao su góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Việt Nam vốn là một nước
phát triển từ nông nghiệp, nhiều vùng chỉ tập trung trồng lúa, chăn nuôi kém phát
triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. phát triển cây cao
su là bước đột phá trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Cây
cao su đã góp phần thực hiện điều chỉnh cơ cấu cây trồng, bố trí lại cơ cấu lao động,
tạo lập được các vùng sản xuất hàng hóa và thay đổi cơ bản tập quán canh tác, trình độ
sản xuất của nông dân trong vùng quy hoạch, từng bước xây dựng nguồn nhân lực tại
chỗ có trình độ, đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn của cà nước (Thu Hoài, 2010). Giai đoạn 2012-2016 thị


14

trường xuất nhập khẩu được mở rộng với kim ngạch ngày càng tăng lên đã củng cố thị
trường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng. Cán cân thương mại được
cải thiện rõ rệt, kể từ năm 2012, đã chuyển sang trạng thái thặng dư sau nhiều năm
thâm hụt liên tục.
Xuất khẩu cao su còn kéo theo sự phát triển của những ngành công nghiệp hỗ trợ
như công nghệ sinh học, hóa học, cơ khí kỹ thuật… Những ứng dụng từ các ngành này
đã được áp dụng xuyên suốt từ giai đoạn trồng trọt, thu hoạch mủ, sơ chế cho đến khâu
chế biến thành phẩm. Như vậy, việc phát triển đồng thời những ngành công nghiệp này
là điều vô cùng cần thiết một khi muốn thúc đẩy phát triển cây cao su cho xuất khẩu.
1.2.2.2. Lợi ích xã hội
Nghề trồng cao su không những mang lại nguồn thu lớn cho các hộ nông dân tiểu
điền mà còn góp phần giúp giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương
và cải thiện đời sống của nhân dân. Diện tích cây cao su đến năm 2015 đã đạt 981
nghìn ha trong đó diện tích khai thác là 600 nghìn ha (VRA,2015). Với tổng diện tích
canh tác lớn như vậy đã tạo ra một khối lượng việc làm với mức lương tương đối ổn
định cho nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đó, tình trạng du canh du cư, chặt phá rừng, đốt
rừng làm nương rẫy của một bộ phận các dân tộc ít người cũng đã được giảm thiểu.

Ngoài ra, cũng giúp đồng bào thay đổi căn bản về tập quán canh tác, lối sống khi họ từ
nông dân chuyển sang làm công nhân cao su. Cây cao su đã được ví như là “vàng
trắng” và nhờ các chiến lược phát triển cây cao su đã biến những khu rừng nghèo,
không đem lại lợi ích trở thành những rừng cao su mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã
hội. Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cao su sẽ tạo ra một khu vực sản xuất ổn định, góp
phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở những vùng còn khó khăn. Trên hết, việc
khai thác, chế biến và xuất khẩu cao su phát triển đã góp phần tạo ra nhu cầu về lao
động trong ngành nghề này.
Đẩy mạnh xuất khẩu cao su sẽ góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội, ổn định
tình hình chính trị quốc gia. Hiện nay nhiều vùng trọng điểm về an ninh quốc phòng
của quốc gia như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung… đã được phủ
bóng cây cao su. Những vùng này được giao nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn liền với
an ninh quốc phòng. Đơn cử như Binh đoàn 15 là đơn vị Kinh tế - Quốc phòng, được
thành lập năm 1985, với nhiệm vụ được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao là: “Phát
triển kinh tế gắn với củng cố Quốc phòng - An ninh, xây dựng dân cư-xã hội trên địa
bàn chiến lược Tây Nguyên và làm nhiệm vụ quốc tế tại hai nước bạn Lào và Vương


15

quốc Campuchia, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tập trung mủi nhọn phát triển cây
cao su, cà phê, lúa nước vùng cao, từng bước tạo cho Tây Nguyên phát triển mạnh
kinh tế, xã hội và quốc phòng” (Anh Dũng, 2014). Việc làm này không những giúp cải
thiện đời sống, tăng mức thu nhập của nhân dân vùng sâu vùng xa trên đất nước mà
còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một lực lượng dân phòng địa phương cùng
sự liên kết với các đơn vị hữu quan nhằm giữ vững an ninh trật tự trong địa bàn.
Xuất khẩu giúp tạo nguồn vốn cho nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nhằm
phục vụ trực tiếp đời sống và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu cao su đã
góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. Điển hình là hoạt động hết

sức tích cực của các hội khuyến học của các công ty cao su. Bên cạnh đó bằng việc
nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Chính con em của con em sẽ có thêm
điều kiện học tập tham gia đóng góp không chỉ cho sự phát triển của ngành mà còn của
các lĩnh vực khác cho đời sống xã hội.
Nhìn chung, tác động tích cực nhất mà hoạt động xuất khẩu cao su đã đem lại
cho sự phát triển xã hội chính là việc giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao
động, vốn luôn được xem là một vấn đề nan giải với nền kinh tế đang phát triển như
Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng lao động trong ngành cao su tăng nhanh không tương
xứng với chất lượng lao động khi mà thành phần lao động phổ thông với trình độ kỹ
thuật thấp vẫn chiếm đa số. Do đó, việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay chính là
nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn về
yêu cầu kỹ thuật trong quá trình trồng, khai thác mủ và sơ chế cao su ngày càng cao
của các đối tác nước ngoài.
1.3.Các hướng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cao su
1.3.1. Phát triển khách hàng nhập khẩu
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ
lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng
là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Do đó khách hàng nhập khẩu là đơn vị hoặc cá thể trực tiếp hoặc thông qua đại lý
của mình để nhập khẩu hàng hóa rồi sử dụng theo mục đích của mình.
Theo tiêu chí về mối quan hệ với nhà nhập khẩu có thể chia phát triển khách
hàng nhập khẩu theo hai cách
Phát triển theo chiều sâu: Doanh nghiệp không gia tăng đối tượng khách hàng
nhiều mà tập trung vào lượng khách hàng cũ, tiến hành quan hệ sâu rộng về nhiều mặt


16

với lượng khách hàng hiện hữu
Phát triển theo chiều rộng: chú trọng đến việc mở rộng đối tượng khách hàng.

1.3.2. Phát triển danh mục sản phẩm xuất khẩu
Danh mục sản phẩm là danh sách đầy đủ của tất cả các sản phẩm đem bán của
một công ty. Danh mục này được xắp xếp (chia) thành các chủng loại sản phẩm khác
nhau. Chủng loại sản phẩm là một nhóm các sản phẩm tương tự về các đặc tính vật lý
giành cho các sử dụng tương tự.
Bề rộng của danh mục sản phẩm được đo bằng số các chủng loại sản phẩm trong
danh mục sản phẩm.
Bề sâu của danh mục sản phẩm được đo bằng loại các kích thước, màu sắc và
model có trong mỗi dòng sản phẩm.
Chẳng hạn trong chủng loại sản phẩm của công ty BIC có 4 chủng loại sản phẩm
là: Bút, Dao cạo râu, Bật lửa, Nước hoa. Đó chính là bề rộng của chủng loại sản phẩm.
Bề sâu của danh mục sản phẩm tuỳ thuộc vào từng chủng loại sản phẩm. Ví dụ, đối với
chủng loại sản phẩm thứ nhất của BIC có 5 loại sản phẩm - 5 màu khác nhau đã có liên
doanh tại Việt Nam) bao gồm 6 chủng loại sản phẩm là: Chất tẩy rửa, Thuốc đánh
răng, Xà phòng bánh, Thuốc khử mùi, Tã lót...
1.3.3. Cải thiện chất lượng sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại khách quan của quy luật cạnh tranh đã trở
thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một nước nói chung
cũng như doanh nghiệp nói riêng. Dù muốn hay không thì bất kỳ một doanh nghiệp
nào cũng đều phải chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh. Do đó mỗi doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải tìm cách thích ứng với thị trường cả về không
gian và thời gian cũng như cả về chất lượng lẫn số lượng. Cạnh tranh được xem là
động cơ buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để nâng
cao chất lượng sản phẩm của mình, hay nói khác hơn doanh nghiệp phải xây dựng một
hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ. Bởi vì tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh
tranh của một sản phẩm chính là việc nâng cao chất lượng sản phẩm đó.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là cách nâng cao uy tín của doanh nghiệp, duy trì
được lượng khách hàng cũ cũng như thu hút thêm những khách hàng mới, mở rộng thị
trường kinh doanh tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Cùng với sự
tiến bộ của khoa học công nghệ, nền sản xuất hàng hoá đã và đang không ngừng phát

triển, khi mà mức sống con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về hàng hoá đã
trở nên đa dạng, phong phú hơn và giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của


×