Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP KINH DOANH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
KINH DOANH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. TRƯƠNG BÁ THANH



Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Bảo Uyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 3
5. Bố cục đề tài........................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................ 4
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH
NGHIỆP.........................................................................................................10
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP

10
1.1.1. Tổng quan về tính thanh khoản.......................................................10

1.1.2. Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản........................................... 15
1.1.3. Ý nghĩa của tính thanh khoản trong doanh nghiệp.........................18
1.1.4. Đo lường tính thanh khoản.............................................................19
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN.....28
1.2.1. Quy mô của doanh nghiệp..............................................................28
1.2.2. Nợ ngắn hạn....................................................................................29
1.2.3. Thời gian tồn kho............................................................................30
1.2.4. Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)..................................................32
1.2.5. Tài sản ngắn hạn............................................................................. 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................34
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN NGÀNH KHOÁNG SẢN.........................35
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH KHOÁNG SẢN................................................... 35
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................36


2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................36
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................36
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 40
2.2.4. Thu thập và xử lý số liệu................................................................ 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................48
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................ 49
3.1. THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
KINH DOANH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM..................................................................................................... 49
3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH
KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP..................................................................50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................66
CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ........................... 67
4.1. TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG....................67

4.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO.................70
4.3. SỬ DỤNG ĐÒN BẨY NỢ HỢP LÝ.......................................................71
4.4. NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP..........................................................................................................72
4.5. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN..........................72
4.6. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ NƯỚC......75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

CCC

Cash Conversion Cycle - Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

DN

Doanh nghiệp

EITI

Sáng kiến Minh bạch trong công nghiệp khai thác


FEM

Fixed Effect Model - Mô hình ảnh hưởng cố định

GVHB

Giá vốn hàng bán

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HTK

Hàng tồn kho

ICP

Inventory Conversion Period - Kỳ chuyển đổi hàng tồn
kho

Khh

Tỷ số thanh toán hiện hành

LM

Lagrangian Multiplier - Kiểm định phương sai sai số
thay đổi - Kiểm định LM


LNTT

Lợi nhuận trước thuế

OLS

Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất

PDP

Payable Deferral Period - Kỳ thanh toán cho nhà cung cấp

P/E

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu

ROE

Return on Equity - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ
sở hữu

ROA

Return on total Assets - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản


RCP

Receivable Conversion Period - Kỳ thu tiền khách hàng


REM

Random Effect Model - Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

TTS

Tổng tài sản

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VLXD

Vật liệu xây dựng

VIF

Hệ số phóng đại phương sai


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang


1.1.

So sánh các chỉ tiêu để đánh giá tính thanh khoản

22

2.1.

Mã hóa các biến trong mô hình

43

3.1.

Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

54

3.2.

Ma trận tương quan giữa các biến

56

3.3.

Hệ số VIF

57


3.4.

Mô hình Pooled Regression (OLS)

57

3.5.

Mô hình ảnh hưởng cố định FEM

58

3.6.

Kiểm định Hausman

59

3.7.

Mô hình REM

59

3.8.

Kiểm định LM

60


3.9.

Kiểm định tự tương quan

60

3.10.

Mô hình REM ( phương pháp robust error)

61


DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tên hình

hình
2.1.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Trang

47


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành công nghiệp khoáng sản đã đóng vai trò
quan trọng trong phát triển công nghiệp Việt Nam, chiếm từ 10% -12% GDP,
đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liệu như than đá, thiếc, chì, kẽm sắt, đồng,
appatit cho một số ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng sản là nhiệt
điện, ximăng, hóa chất, luyện kim. Với những thành tích đã đạt được, ngành
khoáng sản xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước trong tương lai.
Tuy nhiên, để ngành khoáng sản Việt Nam theo kịp tiến trình phát triển
chung của thế giới, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững thì một
yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quản trị vốn và có cấu trúc vốn
hợp lý, tối ưu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, trong đó việc
hoạch định cấu trúc vốn đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến tới tối đa hóa giá
trị doanh nghiệp đặc biệt quan trọng.
Ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm bất
cập. Vấn đề minh bạch và trách nhiệm giải trình cần được nâng cao để quản lý
hiệu quả hơn nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước. Để làm được điều
này, trước hết Chính phủ cần giao cho một tổ chức xã hội dân sự độc lập xây
dựng báo cáo về thực trạng khai thác và quản lý khoáng sản ở Việt Nam với
những kiến nghị cải cách theo một lộ trình thích hợp bao gồm sửa đổi, bổ
sung Luật Khoáng Sản, điều chỉnh quy định phân cấp về cấp phép khai thác
và quản lý khoáng sản… Ngoài ra, Chính phủ cần sớm có quyết định tham gia
Sáng kiến Minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) và thực hiện đầy đủ
các tiêu chuẩn và quy định trong EITI.
Để các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản vượt qua khó khăn, hoạt


2


động hiệu quả nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bên cạnh các
chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước thì bản thân doanh nghiệp
phải có những chiến lược và quyết sách đúng đắn. Một trong những vấn đề
cần được quan tâm nhất là nâng cao tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Muốn vậy, nhà quản lý cần phải biết được những nhân tố nào ảnh hưởng đến
tính thanh khoản để từ đó đề ra các chính sách hợp lý giúp cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu về tính thanh khoản và những nhân
tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và
các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản nói riêng còn một số hạn chế do các nhà
quản lý doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ cũng như nắm bắt được các nhân tố ảnh
hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay

ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào về nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản.
Từ những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về ngành kinh doanh
khoáng sản, tôi cho rằng việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tính
thanh khoản của các doanh nghiệp thuộc ngành này là một vấn đề có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn. Do đó, tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các
doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hướng đến ba mục tiêu chính:
- Thứ nhất, hệ thống những lý luận cơ bản về tính thanh khoản và
những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.
- Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng
sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.



3

- Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách và

kiến nghị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố có ảnh hưởng đến
tính thanh khoản của doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản.
Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin:
Trên cơ sở các Báo cáo tài chính theo năm của 35 doanh nghiệp kinh
doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả thu
thập số liệu của các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu từ Bảng Cân đối kế toán và
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2012, 2013, 2014.
Phương pháp xử lý và phân tích thông tin:
- Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu
được sử dụng trong suốt quá trình xử lý, phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê, toán kinh tế: Tác giả sử dụng phần mềm Stata
và Excel để phân tích số liệu, xây dựng mô hình xác định ảnh hưởng của các
nhân tố đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài liệu sử dụng:
- Tài liệu thu thập từ các sách, báo, giáo trình, internet và bài báo khoa
học đã được công bố.
- Báo cáo tài chính của 35 doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 04 chương:


4

Chương 1: Lý luận chung về tính thanh khoản và các nhân tố ảnh
hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh
khoản.
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tính thanh khoản của doanh nghiệp đang là một trong những vấn đề
chưa được giải quyết quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Mục tiêu chính đằng sau việc nghiên cứu các khả năng thanh toán của doanh
nghiệp thì điều quan trọng nhất với các công ty hiện nay là hoặc đầu tư vào tài
sản lưu động nhiều hơn hoặc đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản hơn.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc quản lý thanh khoản là điểm
mấu chốt trong việc xác định các cơ hội đầu tư và khả năng vay mượn bên
ngoài trong tương lai. Mặc khác, nghiên cứu về tính thanh khoản giúp các nhà
quản trị hiểu rõ được tình hình thanh khoản thực tế của doanh nghiệp, từ đó
có những quyết định, chính sách phù hợp nhằm tăng tính thanh khoản của
công ty, giúp công ty tránh được rủi ro phá sản.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính thanh khoản và các nhân
tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp, các tác giả đã dùng
nhiều phương pháp khác nhau, nghiên cứu thực nghiệm ở những công ty
thuộc nhiều ngành nghề khác nhau trong những điều kiện kinh tế xã hội ở các
nước. Cụ thể như một số nghiên cứu sau đây:

- Trước tiên phải kể đến một trong những lý thuyết nổi bật nhất của tính
thanh khoản là “lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản” trong nghiên cứu mang
tên “The General Theory of Employment, Interest and Money” (Lý thuyết tổng
quát về Việc làm, Lãi suất và Tiền tệ) của Keynes. Ông đưa ra ba động cơ lý


5

giải cho mục đích nắm giữ tiền mặt của con người đó là: giao dịch, dự phòng
và đầu cơ. Học thuyết của Keynes đã trở thành nền tảng lý thuyết cho các
nghiên cứu sau này của nhiều tác giả khác phát triển theo đó.
- Bruinshoofd và Kool nghiên cứu về quản lý thanh khoản của các công ty
ở Hà Lan trong giai đoạn 1977-1997 với mẫu là 453 công ty phi tài chính. Họ đã
sử dụng thống kê mô tả và suy luận để phân tích dữ liệu. Thông qua phân tích
hồi quy, Bruinshoofd và Kool xác nhận tính thanh khoản tăng theo quy mô của
doanh nghiệp. Họ cũng nhận thấy một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống
kê giữa vốn lưu động và tính thanh khoản của công ty. Bruinshoofd và Kool mô
tả rằng lượng tài sản lưu động mà công ty nắm giữ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
như chi phí giao dịch, chi phí cơ hội và bất đối xứng thông tin. Theo thuyết trật
tự phân hạng, nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông tin về giá trị
doanh nghiệp tốt hơn các nhà đầu tư bên ngoài. Sự bất đối xứng thông tin này
dẫn đến chi phí cho việc có được nguồn tài chính bên ngoài có xu hướng tăng, do
đó, tạo ra nhu cầu phòng ngừa cho thanh khoản của công ty. Các tác

giả xem xét yếu tố quy mô, vốn lưu động, tài sản, doanh thu, tổng nợ, nợ ngắn
hạn, đầu tư, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập không chắc chắn, lãi suất bình
quân là biến độc lập. Kết quả cho thấy vốn lưu động, đầu tư và lợi nhuận trên
tài sản lại có tác động tiêu cực đến khả năng thanh khoản của công ty.
- Opler và các cộng sự nghiên cứu về các yếu tố quyết định và những
tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Họ đã xây dựng một mẫu các

công ty ở Mỹ để nghiên cứu trong giai đoạn 1971-1994. Họ nhận thấy rằng
các doanh nghiệp có cơ hội phát triển mạnh mẽ và rủi ro hơn trong việc nắm
giữ tiền mặt khi tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản cao. Các công ty có sự tiếp cận
tốt nhất đến các thị trường vốn (ví dụ, các công ty lớn và có xếp hạn tín dụng)
có xu hướng giữ tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản thấp hơn.
- Afza và Adnan nghiên cứu về những yếu tố của việc nắm giữ tiền mặt


6

trong công ty ở Pakistan. Afza và Adnan thu thập mẫu gồm 205 công ty đại
chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi (KSE) trong giai đoạn
1998-2005. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng các công ty có biến động dòng tiền
lớn hơn có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để tạo một điểm tựa an toàn
cho các hoạt động của công ty được trôi chảy. Kết quả nghiên cứu của Afza và
Adnan cũng cho thấy rằng các công ty lớn nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để tài trợ
cho việc đầu tư và tránh tình trạng thiếu tính thanh khoản trong trường hợp dòng
tiền biến động, phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng của Myers.

- Kim, Mauer và Sherman (1998) nghiên cứu những yếu tố quyết định
tính thanh khoản của công ty. Họ thu thập mẫu gồm 915 công ty công nghiệp
ở Mỹ trong giai đoạn 1975-1994. Kim, Mauer và Sherman dự đoán rằng có
mối quan hệ tích cực giữa chi phí tài chính bên ngoài và đầu tư vào tài sản lưu
động. Họ cũng dự đoán rằng các công ty có biến động dòng tiền lớn hơn có
xu hướng đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này
cũng chỉ ra rằng tính thanh khoản của công ty có mối quan hệ tích cực với tỷ
suất sinh lời của tài sản.
- Gill và Mathur (2011) nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc
nắm giữ các tài sản thanh khoản của các công ty ở Canada. Họ đã thu thập một
mẫu gồm 164 công ty thuộc ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ ở Canada

được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Toronto trong thời gian ba năm
(2008 – 2010). Trong nghiên cứu của mình, Gill và Mathur sử dụng phương
pháp nghiên cứu tương quan, nghiên cứu phi thực nghiệm và nghiên cứu định
lượng. Gill và Mathur xem xét việc quản lý thanh khoản của các công ty với mục
đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phiếu và thanh khoản của công ty.
Qua phân tích hồi quy, kết quả cho thấy việc công ty nắm giữ thanh khoản có
quan hệ tích cực với quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ tài sản lưu động trên


7

tổng tài sản; có quan hệ tiêu cực với nợ ngắn hạn, vốn lưu động ròng; không
có mối quan hệ đáng kể với tỷ suất sinh lời tài sản ROA, tổng nợ. Với mẫu
nghiên cứu trong 3 năm (2008 – 2010), Gill và Mathur (2011) đã tìm ra các
yếu tố tác động đến thanh khoản của công ty. Quy mô, vốn lưu động ròng, tỷ
lệ nợ, nợ ngắn hạn, tỷ lệ đầu tư và yếu tố ngành có tác động đến thanh khoản
của công ty. Các biến có tác động ngược chiều đến thanh khoản là tỷ lệ nợ,
vốn lưu động ròng và tỷ lệ đầu tư.
- Muhammad Usama (2012) phân tích quản lý vốn lưu động và nghiên
cứu ảnh hưởng của vốn lưu động đến lợi nhuận và thanh khoản của công ty.
Usama lấy mẫu gồm 18 công ty thuộc ngành thực phẩm được niêm yết trên thị
trường chứng khoán Karachi trong thời gian từ 2006 – 2010. Usama kiểm tra tác
động của quy mô, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả nợ bình quân, vòng quay hàng
tồn kho, tỷ lệ nợ đến lợi nhuận và thanh khoản của các công ty. Qua phân

tích hồi quy, kết quả cho thấy có tác động tích cực của quy mô đến lợi nhuận
và thanh khoản, trong khi kỳ thu tiền bình quân có tác động tiêu cực đến lợi
nhuận của công ty.
- Niaz Ahmed Bhutto và các cộng sự (2011) nghiên cứu mối quan hệ
giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (một chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản) với

quy mô doanh nghiệp, vốn lưu động và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành
công nghiệp ở Pakistan. Dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính năm
2009 của 157 công ty đại chúng được niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi.
Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa chiều dài chu kỳ chuyển
đổi tiền mặt với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), nhưng có mối quan hệ
tích cực với quy mô và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
- Isshaq và Bokpin (2009) thu thập dữ liệu hàng năm giai đoạn 1991–
2007 tại Ghana để đánh giá mối quan hệ giữa thanh khoản, quy mô, vốn lưu


8

động, tỷ lệ đầu tư và lợi nhuận trên tài sản. Kết quả của nghiên cứu cho thấy
quy mô, lợi nhuận trên tài sản và vốn lưu động và tỷ lệ đầu tư có mối quan hệ
cùng chiều với khả năng thanh khoản của công ty.
- Chen và Mahajan (2010) nghiên cứu các công ty từ 45 quốc gia giai
đoạn 1994– 2005. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá khả năng thanh khoản của
công ty thông qua biến quy mô, dòng tiền/tài sản, vốn lưu động/tài sản, chi
phí vốn/tài sản, tỷ lệ nợ, chi trả cổ tức. Nghiên cứu cho thấy dòng tiền có tác
động cùng chiều trong khi vốn lưu động/ tài sản và tỷ lệ nợ có tác động ngược
chiều với khả năng thanh khoản.
- Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thanh
khoản của 400 công ty tại 12 quốc gia EU bao gồm Đức, Áo, Pháp, Hy Lạp, Ý,
Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Ireland, Phần Lan và Luxemburg giai
đoạn 1987–2000. Kết quả cho thấy tính thanh khoản chịu ảnh hưởng cùng chiều
của cơ hội đầu tư và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Trong khi đó, đòn bẩy,
quy mô doanh nghiệp và nợ có ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản.

- Ở Việt Nam, bài báo của PGS. TS. Trương Quang Thông (2013) nghiên
cứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng

thương mại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản ngân
hàng không những phụ thuộc vào các yếu tố bên trong hệ thống ngân hàng như
quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng và tỉ lệ vốn tự có
trên nguồn vốn mà còn chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô như tăng
trưởng kinh tế, lạm phát. Ngoài ra Ths. Bùi Văn Lâm cũng đã đưa ra lý thuyết về
đo lường tính thanh khoản của một doanh nghiệp. Trong quan hệ thanh toán,

hầu hết các doanh nghiệp (DN) đều có xu hướng thực hiện việc tài trợ vốn
thông qua vay nợ ngắn hạn. Vấn đề đặt ra là liệu DN có khả năng thanh toán
và thanh toán đúng hạn các khoản nợ? Do đó phải đo lường tính thanh khoản


9

của DN. Các DN chủ yếu sử dụng tỷ số thanh toán để đo lường tính thanh
khoản. Tuy nhiên, mỗi tỷ số đều có những ưu và nhược điểm riêng trong việc
đo lường tính thanh khoản nên tác giả đã tập trung phân tích những nhược
điểm, hạn chế của các tỷ số thanh toán hiện hành.


10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH
THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.1. Tổng quan về tính thanh khoản

Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một
tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh
hưởng đến giá trị thị trường của tài sản đó. Ví dụ, chứng khoán hay các khoản
nợ, khoản phải thu... có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận
tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu. Các cách gọi khác của tính thanh khoản
là: tính lỏng, tính lưu động.
Một tài sản gọi là thanh khoản khi mà thị trường của tài sản đó có nhiều
người mua và người bán. Một tài sản có tính thanh khoản cao thường được
đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn. Tài sản có tính thanh khoản càng cao thì
mức độ rủi ro càng thấp.
Trong kế toán, tài sản lưu động được chia thành nhiều loại khác nhau
và được xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp. Trong đó, tiền có tính
thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được để thanh toán trực tiếp, lưu thông,
tích trữ. Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các tài sản lưu
động khác vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản
phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.
Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường
cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả


11

năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy của ngân hàng. Khi
lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét đến khả
năng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu.
Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải bán
mất giá, ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Và điều này gọi
là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng
khoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản chính

là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư.
Tính lỏng cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt
động càng năng động và hiệu quả thì tính lỏng của chứng khoán giao dịch
càng cao. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính lỏng chứng khoán.
Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao
nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập là bao nhiêu.
Nếu P/E cao có nghĩa là nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương
lai của cổ phiếu đó. Nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu,
nhà đầu tư dễ dàng nhận ra những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất cũng là
những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường. Đây là những
chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ
đông thông qua việc chi tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.
Nhìn chung, các công ty đầu tư vào tài sản lưu động, hay nói cách khác
là các tài sản có tính thanh khoản cao. Tài sản lưu động tạo thành một bộ phận
đáng kể trong tổng tài sản và có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các rủi ro và
hiệu quả của công ty. Ví dụ, theo Kim, David và Ann (1998) [35], tỷ lệ trung
bình của tiền mặt cộng với chứng khoán thị trường trên tổng tài sản trong giai
đoạn năm 1975 - 1994 của 915 công ty ngành công nhiệp ở Mỹ là 8,1%. Kim


12

và các cộng sự đã phân tích các chi phí và lợi ích của việc nắm giữ các loại tài
sản lưu động và kết luận rằng việc đầu tư vào tài sản lưu động (chẳng hạn như
đầu tư vào chứng khoán) là tốn kém hơn, vì đầu tư vào tài sản lưu động nghĩa là
các công ty chấp nhận chi phí cơ hội cho việc đầu tư vào tài sản dài hạn; hơn
nữa, các công ty cũng phải chịu chi phí giao dịch cho việc kinh doanh chứng
khoán tài chính. Tuy nhiên các công ty này nắm giữ một lượng đáng kể tài sản
lưu động và được dự đoán là dư thừa quá mức bởi vì sự không hoàn hảo của thị
trường vốn dẫn đến việc phải duy trì một lượng tài sản lưu động dư thừa để giải

quyết một số trường hợp khẩn cấp (Kim, David và Ann, 1998) [35].

Cụ thể, khi và chỉ khi các nguồn tài chính bên ngoài là tốn kém thì việc
đầu tư vào tài sản lưu động là câu trả lời thuận lợi nhất để tài trợ cho nhu cầu
sản xuất trong tương lai hoặc cơ hội đầu tư. Các chi phí tài chính bên ngoài
bao gồm các chi phí trực tiếp phát hành chứng khoán, các chi phí phát sinh từ
mâu thuẫn nội bộ tiềm ẩn, chi phí phát sinh từ những vấn đề lựa chọn bất lợi
do thông tin bất đối xứng (Smith, 1986) [45]. Myers và Majluf (1984) [40]
cũng cho rằng vì thông tin tài chính hạn chế do bất đối xứng thông tin gây ra,
các công ty nên tăng dự trữ vào tài sản lưu động để tài trợ cho các cơ hội đầu
tư trong tương lai với các quỹ nội bộ. Do đó, đầu tư vào thanh khoản dư thừa
có thể được xem như là một chi phí có hiệu quả và hợp lý để giảm sự phụ
thuộc của công ty vào chi phí tài chính bên ngoài tốn kém.
Theo Horne và David (1968) [30], thanh khoản có thể được diễn tả như
khả năng nhận ra giá trị của phương tiện được chấp nhận trong sự trao đổi. Là
phương tiện được chấp nhận để trao đổi, tiền là tài sản thanh khoản cao nhất và
cũng là một chuẩn mực cho việc kiểm soát giá trị của các loại tài sản khác được
so sánh như mức độ thay thế của nó. Ngoài ra, theo Horne và David có hai thước
đo về mức độ thanh khoản: một là, thời gian cần thiết để chuyển đổi tài


13

sản thành tiền; hai là, sự chắc chắn của giá thực hiện, tức là, sự ổn định của tỷ
lệ trao đổi giữa tiền và tài sản.
Trong thế giới kinh doanh, tồn tại nhu cầu cao về tính thanh khoản của
công ty, và trên thực tế các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính và công
nghiệp quản lý các nhu cầu thanh khoản theo nhiều cách để thực hiện các kế
hoạch sản xuất và đầu tư trong tương lai một cách hiệu quả mà không bị đình
trệ bởi sự thiếu hụt thanh khoản nhất thời.

Nhà đầu tư có thể hiểu được khả năng thanh khoản bằng cách phân tích
các báo cáo tài chính của một công ty. Các chỉ tiêu tài chính sau được yêu cầu
phải xác định được để có thể đánh giá khả năng thanh khoản của một công ty:
• Tài sản ngắn hạn;
• Nợ ngắn hạn.
Một công ty có thể đầu tư tài chính của mình bằng cách kết hợp các
nguồn hạn hiện tại và lâu dài khác nhau. Nói cách khác, một công ty có thể
đầu tư tiền, được huy động thông qua nguồn ngắn hạn hoặc dài hạn, trong các
tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn. Một số các chiến lược kinh doanh có
liên quan như sau:
• Tài trợ tài sản ngắn hạn bằng các nguồn ngắn hạn.
• Tài trợ tài sản ngắn hạn bằng các nguồn dài hạn.
• Tài trợ tài sản dài hạn bằng các nguồn ngắn hạn.
• Tài trợ tài sản dài hạn bằng các nguồn dài hạn.
Nhà đầu tư có thể nhận ra các chính sách trên bằng cách xem xét các
chỉ tiêu trên bảng cân đối hoặc xác định vốn lưu động của công ty.
Ngoài ra, thông qua việc xác định vốn lưu động ròng nhà đầu tư có thể
tìm hiểu khả năng thanh toán của công ty, cũng như cho thấy các quyết định
tài chính và đầu tư của công ty.


14

Vốn lưu động ròng là phần dư của tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn
(Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn). Vốn lưu động ròng của một công ty có thể
xảy ra với một trong những trường hợp sau:
Vốn lưu động ròng > 0: Tài sản ngắn hạn lớn hơn Nợ ngắn hạn;
Vốn lưu động ròng < 0: Nợ ngắn hạn lớn hơn Tài sản ngắn hạn;
Vốn lưu động ròng = 0: Tài sản ngắn hạn bằng Nợ ngắn hạn.
Thông thường, thanh khoản của một công ty được đánh giá là tốt khi có

vốn lưu động ròng dương. Điều này là hợp lý, vì khi vốn lưu động ròng dương
thì có thể dễ dàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn
hạn hiện có của công ty.
Xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu động với các thành phần khác trên
bảng cân đối kế toán:
Nguồn vốn = Tài sản; hoặc
Vốn chủ sở hữu + Vay và nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn
+ Tài sản dài hạn; hoặc
Nguồn vốn thường xuyên + Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn + Tài sản
dài hạn; hoặc
Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợ
ngắn hạn; hoặc
Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn = Vốn lưu động ròng.
Như vậy, quản lý vốn lưu động không chỉ thông qua quản lý tài sản
ngắn hạn và nợ ngắn hạn, mà còn có thể thông qua quản lý các nguồn vốn
thường xuyên (nguồn vốn dài hạn) và tài sản dài hạn. Nói cách khác, tính
thanh khoản của một công ty có thể được quản lý bằng cách quản lý tài sản
ngắn hạn, nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn.


15

1.1.2. Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản
Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản là một trong những lý luận liên
quan đến nhu cầu tiền tệ lần đầu tiên được nêu ra bởi John Maynard Keynes
trong tác phẩm nổi tiếng của mình là “The General Theory of Employment,
Interest and Money” (Lý thuyết tổng quát về Việc làm, Lãi suất và Tiền tệ)
[34] và trở thành một trong những lý luận quan trọng của kinh tế học Keynes.
Tác phẩm đã diễn đạt toàn diện nhất tư tưởng kinh tế của Keynes, được giới
kinh tế học phương Tây đánh giá như một cuộc cách mạng trong kinh tế học

bởi sự mới mẻ trong tư tưởng kinh tế của ông.
Trong học thuyết của mình, Keynes đưa ra ba động cơ cho việc giữ tiền: Một
là, động cơ giao dịch. Các cá nhân nắm giữ tiền vì đó là phương tiện trao đổi
có thể dùng để tiến hành các giao dịch hàng ngày. Keynes nhấn mạnh
rằng bộ phận của cầu tiền tệ đó trước tiên do mức giao dịch của dân chúng
quyết định. Con người kinh tế điển hình, khi có thu nhập nhiều hơn thì tiêu
dùng (giao dịch) nhiều hơn. Ông tin rằng “nếu chúng ta cố gắng khẳng định
rằng tiền là thức uống giúp kích thích hệ thống hoạt động, ta phải tự nhắc
mình rằng việc đưa cốc lên môi cũng có vài lần bị trượt” [34, tr 173]. Bây giờ
ông nhìn thấy sự gia tăng lượng tiền như một hệ quả, chứ không phải nguyên
nhân của sự phục hồi tổng cầu: mối quan hệ nhân quả đi từ chi tiêu đến cung
tiền, chứ không phải đi từ cung tiền đến chi tiêu. Do đó, lượng cầu tiền mặt
này là hàm số thuận của thu nhập.
Hai là, động cơ dự phòng. Keynes thừa nhận rằng ngoài việc giữ tiền
để giao dịch hàng ngày, người ta còn giữ thêm tiền để dùng cho những nhu
cầu bất ngờ trong tương lai. Tiền dự phòng được sử dụng trong các cơ hội
mua thuận tiện hoặc cho nhu cầu chi tiêu bất thường. Keynes tin rằng số tiền
dự phòng mà người ta muốn nắm giữ được xác định trước tiên bởi mức độ


16

các giao dịch mà người ta dự tính sẽ thực hiện trong tương lai và những giao
dịch đó tỷ lệ thuận với thu nhập, do đó, lượng cầu tiền dự phòng tỷ lệ thuận
với thu nhập.
Từ hai nhân tố trên, theo quan điểm của Keynes, có hai nguyên nhân
làm cho thu nhập ảnh hưởng đến cầu tiền, đó là:
- Thứ nhất, khi nền kinh tế tăng trưởng, tức là hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển, đầu tư gia tăng, thì thu nhập và của cải tăng lên làm cho mọi
người có mong muốn giữ tiền nhiều hơn như là tài sản lưu trữ. Việc lưu giữ

tiền mặt nhằm nắm bắt được cơ hội đầu tư kinh doanh như đầu tư vào trái
phiếu, cổ phiếu, bất động sản...
- Thứ hai, trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế, con người sẽ thực
hiện nhiều giao dịch cần đến tiền hơn. Chính vì vậy lượng cầu tiền sẽ tăng lên.
Ba là, động cơ đầu cơ. Keynes đồng ý rằng tiền là phương tiện cất giữ của
cải và gọi động cơ giữ tiền là động cơ đầu cơ. Keynes đồng ý với các nhà kinh tế
Cambridge rằng của cải gắn chặt với thu nhập nên bộ phận cấu thành manh tính
đầu cơ của cầu tiền tệ có liên quan đến thu nhập, nhưng Keynes cũng cho rằng
lãi suất đóng một vai trò rất quan trọng. Keynes chia các tài sản có thể được
dùng cất giữ của cải làm hai loại: tiền và trái khoán. Keynes giả định rằng lợi tức
dự tính về tiền là số không, lợi tức dự tính đối với trái khoán gồm tiền lãi và tỷ lệ
dự tính về khoản lợi vốn. Keynes giả định rằng: các cá nhân tin rằng lãi suất có
chiều hướng quay về một giá trị thông thường nào đó. Nếu lãi suất thấp hơn giá
trị thông thường đó thì người ta dự tính lãi suất của trái khoán tăng lên trong
tương lai và như vậy dự tính sẽ bị mất vốn về trái khoán đó. Kết quả là mọi
người có thể muốn giữ của cải của mình bằng tiền hơn là bằng trái khoán và lúc
này cầu tiền sẽ cao. Ngược lại, nếu lãi suất cao hơn giá trị thông thường đó, cầu
tiền sẽ thấp. Hay nói các khác, lãi suất càng hấp dẫn thì người ta càng


×