Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠ BẮC VŨ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠ BẮC VŨ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ XUÂN HOÀNG

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong Luận văn này là trung thực và
chính xác. Những kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!

Học viên
Tạ Bắc Vũ


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn TS. Ngô
Xuân Hoàng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi
xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học - Trường ĐH
Kinh tế và QTKD đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình
bày Luận văn này.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

thành phố Thái Nguyên đã giúp tôi thực hiện thành công Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA ................................................................................................. 4
1.1. Những vấn đề chung về DNNVV .............................................................. 4
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................. 5
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................... 6
1.1.4. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế hiện nay ................................. 8
1.2. Tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với
DNNVV.......... 9

1.2.1. Khái niệm tín dụng .............................................................................. 9
1.2.2. Khái niệm, bản chất của tín dụng ngân hàng..................................... 10
1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.............................. 11
1.2.4. Chất lượng cấp tín dụng của Ngân hàng TM .................................... 13
1.2.5. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV
............ 14


4

1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng tín
dụng đối với DNNVV.................................................................................. 15
1.3. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng về nâng cao chất lượng tín
dụng đối với DNNVV ..................................................................................... 22
1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) ........
22
1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương
Việt Nam (Techcombank) ........................................................................... 23
1.4. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV
tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và PTNT TP Thái Nguyên ......................
24
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .................. 25
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................ 25
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 26
2.2.3. Phương pháp phân tích ...................................................................... 26
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Đánh giá chất lượng cấp Tín dụng
của NHTM, hiệu quả cấp tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng. ........ 26
2.3.1. Các chỉ tiêu định tính ......................................................................... 27

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng...................................................................... 27
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả tín dụng của Ngân hàng đối với DNNVV......
31
Chương 3. THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP &PTNT THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN......... 31
3.1. Khái quát về NHNo &PTNT TP Thái Nguyên........................................ 31
3.1.1. Quá trình hình thành .......................................................................... 31


5

3.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 33


6

3.1.3. Tình hình chung của NHNo &PTNT TPTN ..................................... 36
3.1.4. Tình hình hoạt động của NHNo &PTNT TPTN ............................... 37
3.2. Thực trạng về hoạt động cấp tín dụng đối với DNNVV tại NHNo
&PTNT TPTN ................................................................................................. 46
3.2.1. Quy trình xét duyệt cho vay đối với DNNVV................................... 46
3.2.2. Các quy định trong cho vay chung của NHNo &PTNT TPTN......... 46
3.2.3. Kết quả cho vay của NHNo &PTNT TPTN đối với DNNVV .......... 53
3.3. Đánh giá của doanh nghiệp đối với hoạt động tín dụng của chi
nhánh NHNo &PTNT TP Thái Nguyên ......................................................... 63
3.4. Đánh giá chung về hoạt động cấp tín dụng đối với DNNVV tại
NHNo &PTNT TPTN ..................................................................................... 63
3.4.1. Thành tựu ........................................................................................... 63
3.4.2. Hạn chế .............................................................................................. 65

3.5. Những nguyên nhân tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng đối với
DNNVV tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT TP Thái Nguyên .................. 67
3.5.1. Nguyên nhân từ chính sách kinh tế - xã hội, và quản lý điều
hành của nhà nước ....................................................................................... 67
3.5.2. Nguyên nhân từ NHNo &PTNT TPTN............................................. 68
3.5.3. Nguyên nhân từ phía DNNVV .......................................................... 70
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP
&PTNT TP THÁI NGUYÊN ..............................................................................73
4.1. Định hướng phát triển DNNVV tại TP Thái Nguyên .............................. 73
4.2. Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng
nông nghiệp và PTNT TP Thái Nguyên ......................................................... 74
4.3. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tín dụng đối với
DNNVV tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT TP Thái Nguyên .................. 76
4.3.1. Giải pháp của DNNVV...................................................................... 76


7

4.3.2. Giải pháp của NHNo &PTNT TPTN TP Thái Nguyên ................... 76


8

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 94


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNNVV

:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DN

:

Doanh nghiệp

NHTM

:

Ngân hàng thương mại

PTNT

:

Phát triển nông thôn

TD

:


Tín dụng

TPTN

:

Thành phố Thái Nguyên

NHNo &PTNT

:

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển
nông thôn

CNVC

:

Công nhân viên chức

CMT8

:

Cách mạng tháng Tám

KHKD

:


Kế hoạch kinh doanh

PGD

:

Phòng giao dịch

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nước

Tp

:

Thành phố

VND

:

Việt Nam đồng

VN

:


Việt Nam

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

Cty

:

Công ty



:


Hợp đồng


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Phân loại DNNVV....................................................................... 7

Bảng 3.1:

Nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT TPTN 2011
đến 2013 .................................................................................... 37

Bảng 3.2:

Tình hình dư nợ của chi nhánh NHNo&PTNT TPTN 2011
đến 2013 .................................................................................... 40

Bảng 3.3:

Kết quả tài chính của chi nhánh NHNo&PTNT TPTN 2011
đến 2013 .................................................................................... 45

Bảng 3.4:

Tình hình vay vốn đối với DNNVV tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Tp Thái Nguyên ................................................ 53


Bảng 3.5:

Tình hình dư nợ đối với DNNVV tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Tp Thái Nguyên ................................................ 54

Bảng 3.6:

Nợ quá hạn và nợ xấu của các DNNVV tại chi nhánh
NHNo&PTNT Tp Thái Nguyên ................................................ 57

Bảng 3.7:

Kết quả thu nợ quá hạn và nợ xấu của các DNNVV tại chi
nhánh NHNo&PTNT Tp Thái Nguyên ..................................... 58

Bảng 3.8:

Doanh số cho vay DNNVV tại Chi nhánh NHNo&PTNT
Tp Thái Nguyên......................................................................... 59

Bảng 3.9:

Vòng quay vốn tín dụng đối với các DNVVN .......................... 60

Bảng 3.10:

Thu nhập từ các HĐKD với DNNVV tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Tp Thái Nguyên ................................................ 61



9

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 3.1: Nguồn vốn huy động phân loại theo đối tượng ....................... 38
Biểu đồ 3.2: Dư nợ theo thời hạn qua các năm 2011-2013 ......................... 41
Biểu đồ 3.3: Dư nợ theo thời hạn đối với DNNVV ..................................... 55
Biểu đồ 3.4: Dư nợ theo thành phần kinh tế đối với DNNVV .................... 56
Biểu đồ 3.5: Doanh số cho vay DNNVV ..................................................... 60

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1:

Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Tp
Thái Nguyên .................................................................... 33


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Qua những đổi mới kịp thời, nền kinh tế nước ta đã đạt được những
thành quả đáng khích lệ: Tăng trưởng kinh tế cao, quan hệ quốc tế được mở
rộng, ổn định chính trị và xã hội, đã có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, kim
ngạch xuất khẩu bình quân tăng cao. Đạt được những thành quả đó là nỗ lực
của toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và của các thành phần kinh tế nói riêng.
Những thành quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của loại hình doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV). Những năm qua, các DNNVV phát triển mạnh mẽ,
chiếm hơn 97% số doanh nghiệp cả nước. Các DNNVV đóng vai trò quan

trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, hỗ
trợ tích cực cho sự phát triển của DN lớn, trong đó có lĩnh vực công nghiệp hỗ
trợ.
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên DNNVV đã đóng góp một phần
không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Tuy
nhiên sự phát triển và đóng góp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tương
xứng với khả năng và tiềm lực sẵn có. Các DNNVV gặp không ít khó khăn
trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là thiế u vốn để mở
rộng đầu tư chiều sâu xuất phát từ đường lối chủ trương đa dạng hóa các
thành phần kinh tế, nhu cầu vốn cấp bách của các DN, cạnh tranh chiếm lĩnh
thị trường và thị phần, chi nhánh NHNo&PTNT Tp Thái Nguyên đã tập
trung ưu tiên cấp tín dụng cho khách hàng DNNVV. Tuy nhiên các DNNVV
thường hoạt động với mục tiêu hướng nội, trong phạm vi nhỏ, năng lực cạnh


2

tranh còn yếu. Một số doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến
kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.


3

Hệ thống các Ngân hàng thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong nền kinh tế đặc biệt là đối với các DNNVV. Các NHTM là trung gian
thanh toán, là trung gian tài chính, đóng vai trò quan trọng trong cung ứng
vốn cho nền kinh tế, cho các DNNVV. Tuy nhiên để đồng vốn Ngân hàng
phát huy hiệu quả cao các DNNVV phải có những biện pháp tối ưu nhằm
nâng cao hiệu quả vốn vay Ngân hàng, các Ngân hàng thương mại cũng luôn

đồng hành cùng các DNNVV phát triển đó cũng chính là sự phát triển của
các Ngân hàng thương mại.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, cùng với quá trình nghiên cứu tại địa
bàn Thành phố Thái Nguyên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng
tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Thái Nguyên
(NHNo &PTNT TPTN)".
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận làm rõ một số khía cạnh lý luận liên quan
đến tín dụng ngân hàng thương mại đối với DNNVV.
- Phân tích thực trạng cấp tín dụng đối với DNNVV tại NHNo &
PTNT TP Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng tín dụng của một số doanh nghiệp trên địa
bàn Tp Thái Nguyên.
- Đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng đối với DNNVV tại NHNo &PTNT TPTN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT TP TPTN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa bàn TP Thái Nguyên


4

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động cấp tín dụng của
NHNo&PTNT TPTN đối với DNNVV trên địa bàn TP Thái Nguyên giai
đoạn từ 2011-2013. Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối
với DNNVV trong thời gian tới.
4. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng cho
DNNVV.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng đối
với DNNVV của chi nhánh NHNo&PTNT TPTN trong giai đoạn tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, một số biểu, bảng, danh mục các tài liệu
tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng
Thương mại đối với DNNVV
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng về hoạt động cấp tín dụng đối với DNNVV tại
NHNo&PTNT TPTN.
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với
DNNVV tại NHNo&PTNT TPTN.


5

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG
CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Những vấn đề chung về DNNVV
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs - Small and medium enterprise) là
những tế bào sống của nền kinh tế. Ở mỗi quốc gia có một điều kiện khác
nhau và những đặc trưng riêng biệt, vì thế việc phân loại DN không thống
nhất ở các quốc gia trên thế giới. Tại các quốc gia khác nhau sẽ có các cách
và tiêu thức phân loại DN khác nhau, điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm

DNNVV giữa các nước chính là việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá quy mô
DN và lượng hóa các tiêu thức đó thông qua các tiêu chuẩn cụ thể.
Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các nước về quy định các
tiêu thức phân loại DNNVV song khái niệm chung nhất về DNNVV có nội
dung như sau: DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp
nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô DN trong những giới hạn
nhất định và được tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu trung bình,
giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia.
Các quốc gia trên thế giới, nhìn chung vẫn thường dùng các tiêu thức
về: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu trung bình, lợi nhuận,
giá trị gia tăng nhưng trong số các tiêu thức trên thì hai tiêu thức được sử dụng
nhiều nhất là quy mô vốn và số lượng lao động. Ngoài ra, việc lượng hóa các
tiêu thức để phân loại quy mô DN còn tùy thuộc vào những yếu tố như: Trình
độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và những quy định cụ thể phù hợp
với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn; Trong ngành nghề
khác nhau thì chỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau.


6

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một thuật ngữ dùng để phân biệt giữa các
doanh nghiệp với nhau về quy mô hoạt động. Dựa trên các tiêu thức khác nhau
người ta chia ra làm hai loại doanh nghiệp đó là: doanh nghiệp lớn và doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Tại Việt Nam, theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30
tháng 06 năm 2009 của Chính phủ: “Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa” thì DNNVV được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là
cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia
thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn
tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Đặc điểm chung
- DNNVV được thành lập dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố
định thấp; DNNVV linh hoạt, năng động trong sản xuất kinh doanh, nhạy bén
và dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường; Thu hút nhiều lao động, hiệu
quả sản xuất kinh doanh cao; Ít có sự xung đột giữa chủ là người lao động;
DNNVV làm phát triển kinh tế cân bằng giữa các vùng miền. Linh động khai
thác lợi thế điều kiện vùng miền. Là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển thành
các doanh nghiệp lớn; Hạn chế về khả năng tài chính, khó tiếp cận được với
nguồn vốn tín dụng; Khả năng tiếp cận thị trường kém, khả năng tiếp thị ra thị
trường nước ngoài kém; Thiếu thông tin, trình độ quản lý doanh nghiệp chưa
cao.
b. Đặc điểm riêng của DNNVV
Đặc điểm DNNVV xuất phát trước hết từ chính quy mô DN. Cũng như
các DNNVV trên thế giới, với quy mô nhỏ, DNNVV Việt Nam cũng có những
đặc điểm tương tự như ở các quốc gia khác. Ngoài ra, do đặc trưng riêng của
nền kinh tế nên các DNNVV Việt Nam còn có các đặc điểm riêng như sau:
Một là: DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ sản xuất kinh
doanh của DN thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh, tạo điều


7

kiện cho DN kinh doanh hiệu quả.
Hai là: Thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức
DN, bao gồm từ DNNN, DN và các Công ty tư nhân. Bộ máy quản lý gọn
nhẹ, quy mô nhỏ, không cồng kềnh. Phương thức quản lý DNNVV năng
động, linh hoạt, phần lớn phát triển ở thành thị và nông thôn, nhưng thường
tập trung ở các đô thị lớn, ven đô thành phố….
Ba là: Quy mô sản xuất là nhỏ và vừa, khối lượng sản phẩm hạn chế,

chủ yếu là phục vụ tiêu dùng trong nước thậm chí là đáp ứng những nhu cầu
nhỏ lẻ trong một khu vực, địa phương nhỏ hẹp. Thị trường xuất khẩu tuy đã
từng bước mở rộng nhưng còn nhiều bất cập, đa số hợp đồng là ngắn hạn,
theo thời vụ, thiếu ổn định.
Bốn là: Đa số các DNNVV có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết
bị kỹ thuật lạc hậu; trình độ cán bộ công nhân viên thấp.
Năm là: Trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn
chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của các chủ DN. Chưa có sự tách
bạch rõ ràng giữa tài sản của DN và tài sản của chủ sở hữu, trong phần lớn
các trường hợp, người chủ DN đồng thời là người quản lý DN. Hầu hết các
DN thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh dài hạn.
Sáu là: Phần lớn DNNVV thiếu thông tin và hạn chế khả năng tiếp cận
thị trường. Đa số DNNVV không nhận thức được mức độ ảnh hưởng của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, thiếu thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra
cũng như các quy định, chính sách của Nhà nước.
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV có lợi thế là chi phí đầu tư không lớn, dễ thích nghi với sự
biến động của thị trường, chuyển ngành nghề dễ dàng phù hợp với nhu cầu
của thị trường, phù hợp với trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp ở Việt
Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang gặp không ít những khó khăn như trình
độ quản yếu kém, máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ tay nghề không cao,
thiếu vốn hoạt động. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải cải


8

thiện những nhược điểm này. Doanh nghiệp cần phải có những tiêu chí để
phân biệt DNNVV với doanh nghiệp lớn.
Việt Nam là đất nước đang phát triển, trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Nên nhà nước, Chính phủ cần đưa ra tiêu thức phân

loại các doanh nghiệp trong nền kinh tế để phù hợp tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp hoạt động và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và
Nhà nước đề ra, phù hợp với năng lực quản lý còn hạn chế, thị trường chưa
thực sự phát triển. Ngoài ra, cần tính đến các yếu tố khác tác động đến việc
phân loại như mục đích phân loại, tính chất nghề, địa bàn…
Nhà nước đã đưa ra tiêu chí phân loại DNNVV theo từng giai đoạn cho
phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, theo cơ chế thị trường như
trong giai đoạn năm 1998 Chính phủ đã ban hành công văn số 681/CP-KTN
ngày 20/06/1998 quy định tiêu chí DNNVV là vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và
số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Đến năm 2001, để phù hợp
với tình hình mới chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày
23/11/2001 định nghĩa DNNVV ở nước ta là: DNNVV là cơ sở sản xuất kinh
doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành,
có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình
hàng năm không quá 300 người. Đến năm 2009 ra Nghị định số 56/2009/NĐCP để thay thế cho Nghị định số 90/2001/NĐ-CP. Theo quy định tại Nghị
định 56/2009/NĐ-CP, DNNVV được phân loại cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Phân loại DNNVV

Quy mô
khu vực

I. Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
II. Công nghiệp và
xây dựng

Doanh
nghiệp
siêu nhỏ

Số lao
động

Doanh nghiệp nhỏ
Tổng
nguồn
vốn

Số lao
động

từ trên 10
10 người 20 tỷ đồng
người đến
trở xuống trở xuống 200 người
từ trên 10
10 người 20 tỷ đồng
người đến
trở xuống trở xuống 200 người

Doanh nghiệp vừa
Tổng
nguồn vốn

Số lao
động

từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng

từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng

từ trên 200
người đến
300 người
từ trên 200
người đến
300 người


9

III. Thương mại và 10 người 10 tỷ đồng
dịch vụ
trở xuống trở xuống

từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50
người đến đồng đến 50 người đến
50 người
100 người
tỷ đồng

Nguồn: Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009
Ta thấy tiêu chí để phân biệt doanh nghiệp lớn với DNNVV thay đổi
theo từng giai đoạn, từng thời kỳ để doanh nghiệp được thuận lợi thích nghi
với cơ chế thị trường mà có chính sách điều chỉnh cho phù hợp.
1.1.4. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế hiện nay
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNNVV có thể giữ những

vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng
như sau:
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: Các DNNVV thường chiếm
tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số DN. Vì thế, đóng góp của họ vào
tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể (40% GDP mỗi năm, khoảng
18% thu ngân sách Nhà nước). Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp: Các cơ
sở DNNVV rất thích hợp với các phương pháp tiết kiệm vốn và do đó chúng
được công nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệp hiệu quả nhất. DNNVV
đóng góp một khối lượng lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm dịch vụ,
góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. DNNVV có vai trò quan
trọng trong việc thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên
linh hoạt, dễ thích ứng với những biến động của kinh tế toàn cầu. DNNVV
góp phần tăng cường kinh tế đối ngoại.
Do đặc tính phân bố rải rác của chúng, các DN loại này thường phân
tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều
đối tượng lao động, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa phát triển
kinh tế, với các đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ vậy, chúng
vừa giải quyết thất nghiệp vừa góp phần giảm dòng người chuyển về thành
phố lớn làm việc.
Hơn nữa do tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổi


của thị trường. Trong trường hợp có biến động xảy ra, các DN lớn sẽ đối phó
khá chậm chạp, không phải do cấp quản lý bất tài mà bởi vì DN lớn khó xoay
trở nhanh. Họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, sau đó sẽ phải sa thải
bớt lao động cắt giảm chi phí đến mức có thể tồn tại và phát triển được trong
điều kiện cung lớn hơn cầu. Trong khí đó, do khả năng linh hoạt, có thể thích
ứng nhanh với thay đổi của thị trường, các DNNVV vẫn có thể tồn tại được
mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động.
Hiện nay, các DNNVV ở Việt Nam đang thu hút 1/2 lực lượng lao

động trong khu vực phi nông nghiệp. Cũng tương tự, ở các nước khác, các
DNNVV là một trong những nguồn tạo việc làm nhiều nhất và năng động
nhất. Rõ ràng đây là một nhân tố quan trọng đối với người chưa có việc làm ở
các khu đô thị hoặc những người sống ở các vùng nông thôn đang tìm kiếm
việc làm, những lao động dôi ra qua việc sắp xếp lại các DNNN và những
người làm nông nghiệp trong lúc nhàn rỗi.
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các
DNNVV là những nhà thầu phụ cho các DN lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu
phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế,
DNNVV được ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế.
Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNNVV
thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp
thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ở
những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa
phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và
tạo công ăn việc làm ở địa phương.
1.2. Tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
1.2.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một quan hệ giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa
bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản
cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi
vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi khi đến hạn thanh
toán.
1.2.2. Khái niệm, bản chất của tín dụng ngân hàng

- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao
gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.
Qua đó ta thấy:
Thứ nhất, Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở
lòng tin - người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả
sau một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ. Với Ngân
hàng, để có thể tin được vào khách hàng, Ngân hàng luôn thẩm định, định giá
khách hàng trước khi cho vay. Nếu khâu này thực hiện một cách khách quan,
chính xác thì việc cho vay của ngân hàng gặp ít rủi ro và ngược lại.
Thứ hai, Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn.
Đặc trưng này của tín dụng xuất phát từ tính chuyển nhượng tạm thời. Để
đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, Ngân hàng xác định thời hạn cho vay dựa vào
quá trình luân chuyển vốn của khách hàng và tính chất vốn của Ngân hàng.
Nếu Ngân hàng định kỳ hạn nợ một cách phù hợp với khách hàng thì khả
năng trả nợ đúng hạn cao và ngược lại.
Thứ ba, Tín dụng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Sở dĩ như
vậy là vì vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động từ bên ngoài, vốn
chủ sở hữu ít khi được sử dụng để sản xuất kinh doanh mà được sử dụng chủ
yếu để đầu tư vào tài sản cố định. Chính vì vậy, sau một thời gian nhất định
Ngân hàng phải trả lại cho người gửi Ngân hàng. Mặt khác Ngân hàng cần
phải có nguồn để bù đắp chi phí như trả lương, khấu hao… Do đó, người vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ngoài việc trả gốc còn phải trả cho Ngân hàng một khoản lãi. Đó là nguồn thu
nhập chính của Ngân hàng, là cơ sở để Ngân hàng tồn tại và phát triển.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

×