Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quyền phụ nữ theo pháp luật quốc tế và pháp luật lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.24 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHITTANA LANGSILIMPHONE

QUYỀN PHỤ NỮ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
VÀ PHÁP LUẬT LÀO
Chuyên ngành

: Luật Quốc tế

Mã số

: 60.38.01.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU MẠNH HÙNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường
Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa đào tạo sau đại học
và Khoa Pháp luật Quốc tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu chương trình thạc sĩ luật học tại Trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến người


hướng dẫn khoa học TS. Chu Mạnh Hùng, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ
bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động
viên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chittana LANGSILIMPHONE


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá
nhân tôi. Mọi tài liệu, số liệu trong luận văn là khách quan, trung thực.
Những kết quả, đánh giá của tác giả trong luận văn chưa được ai công bố ở
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày…tháng….năm 2016
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

CHITTANA LANGSILIMPHONE


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHDCND Lào

: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào


CEDAW

: Convention on the Elimination of all
forms of Discrimination against women

LWU

: Hội liên hiệp Phụ nữ Lào

NCAW

: Ủy ban Quốc gia Lào cho sự tiến bộ
của phụ nữ


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỤ NỮ VÀ QUYỀN CON NGƯỜI
CỦA PHỤ NỮ

1.1. Một số vấn đề lý luận về phụ nữ

6
6


1.1.1. Các quan điểm về phụ nữ

6

1.1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội

7

1.2. Quyền của phụ nữ - một bộ phận của quyền con người
1.2.1. Khái niệm quyền con người của phụ nữ

15
15

1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng các quy định về quyền con người của
phụ nữ

17

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến quyền con người của
phụ nữ

18

1.3.1. Những tư tưởng tôn giáo, triết học

18

1.3.2. Chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội


23

1.3.3. Sự hình thành và phát triển của phong trào nữ quyền thế giới

24

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

28

Chương 2. QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT LÀO

30

2.1. Quyền con người của phụ nữ theo quy định của pháp luật quốc tế
30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển quyền con người của phụ nữ
trong pháp luật quốc tế

30

2.1.2. Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử
với phụ nữ (CEDAW)

34


2.1.3. Cơ chế giám sát thực hiện Công ước CEDAW và trách nhiệm quốc
gia thành viên


48

2.2. Quyền con người của phụ nữ theo pháp luật của nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào

54

2.2.1. Cơ sở pháp lý của quyền phụ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào

54

2.2.2. Nội dung quyền con người của phụ nữ theo pháp luật nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào

57

2.2.3. Các thiết chế bảo đảm quyền con người của phụ nữ ở nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

63
67

Chương 3. THỰC TIỄN BẢO ĐẢM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ Ở LÀO

70


3.1. Thực tiễn bảo đảm quyền con người của phụ nữ ở nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào

70

3.1.1. Những thành tựu đạt được

70

3.1.2. Những khó khăn, thách thức và nguyên nhân

73

3.2. Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo
đảm quyền con người của phụ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào
3.2.1. Định hướng

76
76

3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con
người của phụ nữ tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

76
82

KẾT LUẬN


83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

84



8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc B.Gali đã khẳng định: “Phụ nữ chiếm
hơn một nửa nhân loại nhưng chưa có quốc gia nào trên thế giới đối xử với
phụ nữ một cách xứng đáng”1. Do vậy, bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam
và nữ là mục tiêu chung của toàn nhân loại. Hiến chương Liên hợp quốc năm
1945 khẳng định: “…niềm tin vào…sự bình đẳng về các quyền giữa phụ nữ
và đàn ông”. Đặc biệt, năm 1979, Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về
xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (viết tắt là CEDAW).
Công ước đã trở thành một phần trong hệ thống điều ước quốc tế về quyền
con người với mục đích bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới,
không phân biệt giới tính trong việc thụ hưởng các quyền con người và các
quyền tự do cơ bản.
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) là một quốc gia
độc lập, có chủ quyền, đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế.
Đời sống của người dân Lào còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đời sống của
nhân dân ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Trong lĩnh vực
bảo đảm và thực thi các quyền con người, Đảng và Nhà nước Lào đã tích cực
tham gia các điều ước quốc tế về nhân quyền, cũng như tích cực xây dựng và
hoàn thiện pháp luật quốc gia nhằm tôn trọng và bảo đảm quyền con người,

quyền công dân của người dân Lào. Riêng đối với lĩnh vực quyền con người
của phụ nữ, nước CHDCND Lào đã phê chuẩn tham gia Công ước CEDAW
từ năm 1981 và bằng sự cố gắng, Đảng, Nhà nước Lào đã xây dựng được một
hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong tất cả
các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Có thể khẳng định, ở

1 Trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc Hội (2003), Quyền của phụ nữ và
trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 18.


9

nước CHDCND Lào hiện nay, người phụ nữ được bình đẳng tương đối với
nam giới. Đó là một thành tựu của nước CHDCND Lào đáng được ghi nhận.
Tuy nhiên, quyền con người của phụ nữ ở nước CHDCND Lào hiện
nay vẫn là một vấn đề khá mới mẻ, cần phải được tiếp tục làm rõ để tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định theo pháp luật Lào và
pháp luật quốc tế về quyền con người của phụ nữ. Do vậy, việc nghiên cứu đề
tài: “Quyền phụ nữ theo pháp luật quốc tế và pháp luật Lào” là thực sự có
tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về quyền con người của phụ nữ là một vấn đề có nhiều ý
nghĩa khoa học và thực tiễn trong cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng giữa phụ
nữ và nam giới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này được nhiều nhà khoa
học quan tâm đi sâu vào nghiên cứu nhằm khẳng định địa vị, vai trò và quyền
con người của phụ nữ.
Ở nước CHDCND Lào hiện nay có một số công trình nghiên cứu về đề
tài này đã được công bố như: Lienkham Vilaphan (2009), “Địa vị pháp lý của
Hội liên hiệp Phụ nữ Lào trong việc bảo vệ quyền con người của phụ nữ
Lào”, Tạp chí Phụ nữ Lào, số 10/2009; Linkhit Lienthikeo (chủ nhiệm), Hệ

thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, Đề tài khoa học cấp sơ sở, Đại học quốc gia Lào, năm 2010;
Ủy ban pháp luật của Quốc hội Lào, Bình đẳng nam nữ trong Hiến pháp Lào
năm 2015, Viêng Chăn, năm 2016. Đây là các công trình nghiên cứu về
quyền con người của phụ nữ chủ yếu theo pháp luật nước CHDCND Lào,
chưa có công trình nào trong số các công trình trên nghiên cứu về quyền con
người của phụ nữ ở phương diện pháp luật quốc tế.
Ở Việt Nam hiện nay cũng có một số công trình nghiên cứu về quyền
con người của phụ nữ đã được công bố như: Sina Yayongyear (2011), Quyền


10

phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Hà Nội. Sylaphet Thinkeomueangnuea (2012), Quyền
tham gia các hoạt động chính trị của phụ nữ tại nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào, Luận văn chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
Duangxay Phonevang (2014), Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị tại
tỉnh Bokeo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn chính trị học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trong số các công trình này, đã có
một công trình nghiên cứu về quyền con người của phụ nữ theo pháp luật
quốc tế nhưng mới chỉ dừng lại ở mức liệt kê, chưa đi sâu vào phân tích các
nội dung về quyền con người của phụ nữ theo pháp luật quốc tế.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Quyền phụ nữ theo pháp luật
quốc tế và pháp luật Lào”, sẽ tiếp tục làm rõ hơn các nội dung về quyền con
người của phụ nữ theo pháp luật quốc tế, cũng như những thay đổi trong pháp
luật nước CHDCND Lào trong thời gian qua về quyền con người của phụ nữ.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là hệ thống lý luận về phụ nữ,

quyền con người của phụ nữ; các quy định của pháp luật quốc tế, quy định
của pháp luật nước CHDCND Lào, cũng như thực tiễn bảo đảm quyền con
người của phụ nữ ở nước CHDCND Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu về không
gian là trên phạm vi quốc tế, tức là các quy định của pháp luật quốc tế về
quyền con người của phụ nữ; phạm vi quốc gia tức là các quy định pháp luật
và thực tiễn bảo đảm quyền con người của phụ nữ tại nước CHDCND Lào.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu về thời gian là
từ khi các tư tưởng về quyền con người của phụ nữ được hình thành cho đến


11

nay. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ khi Công ước CEDAW
được thông qua năm 1979 cho đến nay.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công
ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và
pháp luật nước CHDCND Lào về quyền con người của phụ nữ; hiểu thực
trạng và từ đó đề ra các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo
đảm quyền con người của phụ nữ ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới.
5. Các câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được xác định trên các khía
cạnh sau:
(i) Làm rõ khái niệm về quyền con người của phụ nữ?
(ii) Nội dung cơ bản của Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ (viết tắt là CEDAW)?
(iii) Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Lào về quyền con
người của phụ nữ ở nước CHDCND Lào?

(iii) Giải pháp nhằm thúc đẩy quyền con người của phụ nữ ở nước
CHDCND Lào trong thời gian tới?
6. Phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan
điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Lào về bình
đẳng giới, về quyền con người của phụ nữ.
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học
khác nhau, bao gồm: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, chứng
minh, thống kê, kết hợp nghiên cứu lý luận với nghiên cứu thực tiễn,…


12

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và phát triển những
vấn đề lý luận về quyền con người của phụ nữ, tạo cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu nhằm tiếp tục bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người của phụ nữ
tại nước CHDCND Lào.
Kết quả nghiên cứu của luận văn không chỉ là tài liệu có giá trị cho
công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học mà còn là tài liệu cho các cơ quan
hoạch định chính sách, pháp luật của nước CHDCND Lào trong việc tham gia
các điều ước quốc tế về quyền con người của phụ nữ; xây dựng và hoàn thiện
pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người của phụ nữ tại nước CHDCND
Lào, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phù hợp với xu thế chung của cộng
đồng quốc tế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về phụ nữ và quyền con người của
phụ nữ.

Chương 2. Quyền con người của phụ nữ theo quy định của pháp luật
quốc tế và pháp luật Lào.
Chương 3. Thực tiễn bảo đảm và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả bảo đảm quyền con người của phụ nữ ở Lào.


13

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỤ NỮ VÀ QUYỀN CON
NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ
1.1. Một số vấn đề lý luận về phụ nữ
1.1.1. Các quan điểm về phụ nữ
Phụ nữ và nam giới là hai bộ phận cấu thành nên xã hội loài người. Tuy
nhiên, để trả lời cho câu hỏi phụ nữ là ai, thực sự không đơn giản, vì khái niệm
phụ nữ được tiếp cận dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau như xã hội
học, giới tính học, pháp lý, tâm lý học,… Hơn nữa, ở mỗi khu vực, mỗi quốc
gia trên thế giới, quan điểm về phụ nữ cũng rất khác nhau, có quốc gia đề cao
vai trò của phụ nữ, có quốc gia không thực sự coi trọng vai trò của phụ nữ.
- Dưới góc độ xã hội học: Phụ nữ là bộ phận của cơ cấu xã hội. Dựa
vào tiêu chí, đặc điểm nhân khẩu, kết cấu xã hội được phân thành nam và nữ,
người già và người trẻ, người lớn và trẻ em, người có trình độ dân trí cao hay
thấp. Với cách phân chia này, phụ nữ là một thành phần không thể tách rời
khỏi kết cấu xã hội và phụ nữ chính là một trong những yếu tố cấu thành nên
xã hội loài người.
- Dưới góc độ giới tính học: Phụ nữ là khái niệm chung để chỉ một
người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự
nhiên, mang đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai
và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình
thường2.

- Dưới góc độ pháp lý: Phụ nữ hay nữ giới được xác định là những chủ
thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định mà không phải là nam giới.

2 Sina Yayongyear (2011), Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 6.


14

Như vậy, có thể thấy, dưới góc độ xã hội học, giới tính học hay pháp lý
thì phụ nữ đều được xác định thông qua sự phân chia về giới tính. Tuy nhiên,
điểm khác biệt ở chỗ: Dưới góc độ pháp lý thì việc tiếp cận khái niệm phụ nữ
với tư cách là chủ thể có địa vị pháp lý3. Điều đó có nghĩa là phụ nữ là những
người có quyền, có nghĩa vụ pháp lý và là đối tượng bảo vệ của pháp luật
quốc tế, pháp luật quốc gia. Theo pháp luật quốc tế, phụ nữ là con người và
được hưởng quyền con người, với tư cách là những người yếu thế trong xã
hội. Trong pháp luật các quốc gia, phụ nữ được xác định là công dân của quốc
gia. Pháp luật quốc gia sẽ xác lập địa vị pháp lý của phụ nữ dựa trên những
điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia. Cho nên địa vị pháp
lý của phụ nữ ở các quốc gia khác nhau là khác nhau.
1.1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội
Tại Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu năm 2008 diễn ra tại Hà Nội
- Việt Nam, trong Bản báo cáo đầu tiên về hoàn cảnh của phụ nữ, Jean Fabre người đặc trách truyền thông trong chương trình phát triển của Liên hợp quốc,
cho biết: “Những phân tích của chúng tôi chứng tỏ rằng sự tiến bộ của xã hội
và kinh tế sẽ mau chóng hơn nếu người ta ưu tiên đầu tư vào phụ nữ. Vấn đề
này không chỉ biểu hiện sự công bằng mà còn nhằm đem lại việc quản lý tốt
hơn. Mỗi nhóm xã hội, mỗi nhóm giới tính luôn có những vấn đề riêng của
nó. Sự tham gia của phụ nữ vào những cơ cấu hệ trọng sẽ cho phép xã hội
thay đổi cách nhìn và có những sự lựa chọn hữu ích hơn”4. Để đánh giá sự
tham gia của phụ nữ, người ta kết hợp tỷ lệ cán bộ phụ nữ cấp trung và cấp

cao, tỷ lệ lợi tức của phụ nữ so với lợi tức quốc gia... Qua bản báo cáo ấy,
người ta được biết có 10 quốc gia đứng đầu về số phụ nữ tham gia vào các

3 Sina Yayongyear (2011), Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 6.
4 Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), Công ước của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ
phân biệt đối xử với phụ nữ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 22.


15

lĩnh vực kinh tế và chính trị: Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch,
Canada, New Zealand, Hà Lan, Mỹ, Áo, Ý. Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ tham
gia vào lực lượng lao động là 73%5.
Trong vòng 20 năm qua, tại các nước Ả rập, tỷ lệ phụ nữ được xóa nạn
mù chữ đã tăng 68%. Nhìn chung, hoàn cảnh của phụ nữ đã được cải thiện rất
nhiều trong phần lớn các nước Ả rập. Ví dụ: người ta tính ra rằng ở cấp đại
học, cứ 3 sinh viên thì có 2 sinh viên nữ, trong khi cách đây 20 năm, 3 nam
mới có 1 nữ. 32 quốc gia đã có nhiều nữ sinh viên hơn nam sinh viên. Không
những tỷ lệ xóa nạn mù chữ trong giới nữ đã gia tăng, mà nhiều người trong
số họ còn đạt được những học vị cao hơn trước kia. Tại Phần Lan, tỷ lệ nữ
sinh viên so với nam sinh viên là 139%, tại Na Uy - 116%, Pháp - 114%,
Nhật Bản - 66%, Iran - 47%, Togo - 22%. Tại Việt Nam, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu
học của nữ sinh là 91,5%, trung học cơ sở là 82,6%, trung học phổ thông
63,1%6. Tỷ lệ thoát nạn mù chữ của phụ nữ tại 3 nước: Uruguay, Jamaica và
Nicaragua cao hơn so với nam giới7.
Từ khi có giải Nobel năm 1901, 4,4% giải Nobel về hòa bình đã được
trao cho phụ nữ. Nếu tính tất cả các lĩnh vực, số phụ nữ đoạt giải Nobel đã lên
đến 28 người, trong đó 9 phụ nữ đoạt giải Nobel hòa bình và 8 người được
giải Nobel về văn học. Về y khoa, phụ nữ đoạt giải Nobel chiếm tỷ lệ 2,5%,

hóa học - 3%, vật lý - 1,3%.
Trong 192 đại diện thường trực ở Liên hợp quốc có 8 phụ nữ, 11%
nhân viên cao cấp tại các cơ quan của Liên hợp quốc là phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ
thay đổi tùy theo từng tổ chức: 0% với Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
2,4% với Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), 21,5% với Quỹ Nhi

5 />6 Nguồn: />7 Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc, Con đường tới bình đẳng giới: Công ước CEDAW, Cương lĩnh hành
động Bắc Kinh và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs).


16

đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Trong số 27 tổ chức quốc tế thì có 4 tổ chức
do phụ nữ lãnh đạo.
Phụ nữ Úc và New Zealand được quyền bầu cử từ năm 1893, Phần Lan
và Na Uy năm 1907, Anh và Đức năm 1918, Mỹ năm 1920, Pháp năm 1946,
Việt Nam năm 1946, Lào năm 1974. Phụ nữ Thụy Sỹ phải chờ tới năm 1971
mới được bầu cử, phụ nữ Liechtenstein thì tới tận năm 1984. Còn đối với phụ
nữ các quốc gia Ả rập thì việc được quyền bầu cử vẫn còn nằm trong tương
lai, khi mà các giáo lý của Hồi giáo vẫn ảnh hưởng nặng nề lên các quyền con
người của phụ nữ ở các quốc gia này8.
Có 50% phụ nữ trong Chính phủ Thụy Điển. Đó là chính phủ đầu tiên
trên thế giới đạt được sự cân bằng giữa nam và nữ. Kỷ lục thế giới về tỷ lệ
phụ nữ là dân biểu thuộc Phần Lan với 39%. Tiếp theo là Na Uy 35%, Thụy
Điển 34%. Từ trước đến nay, chỉ có 26 phụ nữ được bầu vào chức vụ lãnh
đạo một quốc gia hoặc một chính phủ (con số ấy không bao gồm các nữ
hoàng hoặc nữ thủ tướng được bổ nhiệm vì họ không phải do cử tri bầu lên).
Hiện có 12 quốc gia trong đó phụ nữ là tổng thống hay thủ tướng, điển hình là
Hàn Quốc, Philippin và Đức. Về hình thức, quyền lực chính trị rộng lớn nhất
do một phụ nữ nắm giữ đang thuộc Nữ hoàng Anh Elisabeth II. Bà là nguyên

thủ quốc gia của Vương quốc Anh và 18 nước khác: Canađa, Úc, New
Zealand... (các nước này trước kia là thuộc địa của Anh, bây giờ đã giành
được độc lập nhưng vẫn quan hệ chặt chẽ với Anh). Tuy nhiên, lại có 55 quốc
gia trong đó số ghế của phụ nữ tại nghị viện rất ít và thậm chí... chẳng có ghế
nào. Ví dụ: 0% tại Cô-oét và nhiều nước Ả rập khác; 1% tại Hàn Quốc,
Côngô, Tôgô; 2% tại Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Malta9. Tại Việt Nam, tỷ lệ nữ
giới là đại biểu quốc hội là 24,3%, trong khối cơ quan đảng ở cấp trung ương
8 Đặng Thị Hồng Tuyến- Phạm Thùy Linh, Đạo hồi và ảnh hưởng của nó tới quyền của phụ nữ ở một số
nước châu Á, Tạp chí Nghề Luật, số 3/2011, tr. 65.
9 Sina Yayongyear (2011), Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 9.


17

nhiệm kỳ 2005-2011 là 10%, phụ nữ tham gia các cơ quan hành chính là 20%,
ở địa phương là 30,2% giai đoạn năm 2005-2011.
Hiện nay, đã có 41 nước đã không ký Công ước CEDAW do Liên Hợp
Quốc thông qua năm 1979. So với Công ước quốc quốc tế của Liên hợp quốc
về quyền dân sự, chính trị của con người năm 1966 (ICCPR) và Công ước
quốc tế của Liên hợp quốc về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của con người
năm 1966 (ICESCR), thì Công ước CEDAW có quá ít các quốc gia tham gia.
Tại nhiều nơi, phụ nữ và nam giới không bình đẳng trước pháp luật, ví dụ:
một người đàn bà Ả rập Saudi hoặc Iran không thể đi du lịch nếu không được
người chồng ưng thuận10. Những quốc gia không ký công ước nói trên đa số
là các nước Ả rập và Hồi giáo (thuộc châu Á, châu Phi) cùng với Monaco và
Liechtenstein (thuộc châu Âu).
Hiện có 70% những người nghèo khổ trên thế giới (tổng số lên tới 1,3 tỉ
người) là phụ nữ và tỷ lệ này còn gia tăng. Ngay cả một nước tiên tiến như
Mỹ vẫn có 62% số người nghèo là phụ nữ, trong khi đó năm 1940 thì tỷ lệ ấy

chỉ có 40%.
Hiện nay, 60% trong số 130 triệu trẻ em không được cắp sách đến
trường là các bé gái. Trong số 900 triệu người mù chữ trên thế giới có 2/3 là
phụ nữ. 1 triệu bé gái vị thành niên (đa số ở châu Á) đã bị cưỡng bức đi làm
gái điếm. Cứ 3 phụ nữ thì có 1 là nạn nhân của một vụ án gây ra bởi người
tình hoặc bạn cũ. Phần lớn các nước ở Nam Mỹ luật pháp không trừng phạt
tội giết vợ khi người chồng bắt quả tang vợ đang ngoại tình. Trường hợp đó
cũng đã từng diễn ra tại Pháp cho tới năm 1975.
Cứ 3 phụ nữ thì có 1 khai rằng đã bị quấy rối tình dục trong thời còn là
vị thành niên hoặc ở tuổi trưởng thành - con số này được ghi nhận tại phần
lớn các nước công nghiệp phát triển.
10 Đặng Thị Hồng Tuyến- Phạm Thùy Linh, Đạo hồi và ảnh hưởng của nó tới quyền của phụ nữ ở một số
nước châu Á, Tạp chí Nghề Luật, số 3/2011, tr. 65.


18

Ở châu Phi, 80% những người làm ra thực phẩm là phụ nữ. Công cuộc
cải cách ruộng đất và các dự án phát triển đều đặt dưới sự kiểm soát của
những người đàn ông trong giới chính trị. Làng xã hoặc những trưởng gia
đình luôn yêu cầu được thực hiện cơ khí hóa trong canh tác. Tuy nhiên, đem
lại máy móc cho họ cũng vô ích, vì các chị em phụ nữ ở đây vẫn phải tiếp tục
canh tác theo phương pháp truyền thống.
Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một
bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo người lao động của xã hội. Bằng
lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm
phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện những vai trò vốn có
không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp
sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải

vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển
xã hội loài người.
- Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền
văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất kỳ nước nào, dân tộc nào
cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức đông đảo của phụ nữ.
- Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật
chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh
giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại.
Vị trí, vai trò của người phụ nữ trước đây, nhất là người phụ nữ thời
trung cổ (ở phương Tây) và ở thời phong kiến (ở phương Đông) chịu ảnh
hưởng từ các quan niệm, cũng như các thành kiến xã hội mà đa phần trong số
đó mang tính tiêu cực, làm lệch lạc đi hình ảnh và tầm quan trọng của phụ nữ
đối với sự phát triển của xã hội. Với quan niệm “trọng nam khinh nữ” thì dù
trong gia đình hay ngoài xã hội, phụ nữ luôn luôn chịu nhiều thiệt thòi và bị lệ


19

thuộc gần như hoàn toàn vào nam giới. Họ không được hưởng các quyền cơ
bản của con người, bị đối xử tàn tệ như những người nô lệ mà chủ nhân của
họ không ai khác chính là chồng, cha, ông,... của mình. Thân phận của họ
được ví như món hàng mà đồng tiền có thể khiến cho họ bị chuyển từ tay
người này sang tay người khác dưới hình thức mua - bán.
Tuy nhiên, qua rất nhiều những cuộc đấu tranh và phong trào đòi quyền
bình đẳng cho phụ nữ, cùng với những tư tưởng tiến bộ xuyên suốt lịch sử
loài người, phụ nữ ngày càng có được vị trí xứng đáng với vai trò vốn có của
mình. Người phụ nữ đã kiên cường vượt qua mọi thành kiến và thử thách,
vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động của đời sống xã hội, duy trì ảnh
hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: Tham gia quản lý
nhà nước; tham gia xóa đói, giảm nghèo; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng,

tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động
đối ngoại nhân dân;… Có thể nói, vai trò của phụ nữ được thể hiện ngày càng
sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển đi lên của xã hội
loài người.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, người phụ nữ tiếp tục đóng vai trò
quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này
đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người
phụ nữ trong gia đình. Họ là những người có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc
và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng
chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, cùng gia đình,
khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó người chồng
sẽ có điều kiện để đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc giúp
đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực
giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của


20

chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm
gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn
luôn ở bên con, để hướng dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta
đều có thể tìm thấy những người phụ nữ, người vợ, người mẹ, để tìm sự yên
tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp
sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cách có ích hơn trong
xã hội hiện nay.
Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người
phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều
người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng
động,… Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu

như ngành dệt, ngành may mặc, du lịch, các ngành dịch vụ đặc thù khác…
Hiện nay, phụ nữ góp phần rất lớn vào quá trình phát triển của các quốc
gia nói riêng và của toàn nhân loại nói chung, thể hiện ở chỗ số nữ giới luôn
chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động của một quốc gia. Với hơn 50% dân
số và gần 50% lực lượng lao động trong xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ
tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ
quan trọng trong các cơ quan công quyền. Theo thống kê thì tỷ lệ phụ nữ hoạt
động trong các cơ quan nhà nước chiếm khoảng 30% và con số này không
ngừng gia tăng qua các năm, đặc biệt là ở các nước phát triển. Ngay trong giới
báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cùng ước tính khoảng 30%11. Phụ nữ chiếm ưu
thế trong một số ngành giáo dục, y tế, các ngành dịch vụ đặc thù khác. Trong
công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn như văn học,
ngôn ngữ, y - dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính
tổng số giờ làm việc của nữ giới (cả trong gia đình và ngoài xã hội) cao hơn
rất nhiều so với nam giới.
11 Sina Yayongyear (2011), Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 15.


21

Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội,
người phụ nữ tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với
sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển,
phụ nữ càng có nhiều cơ hội để phát triển hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao
động cứng nhắc theo giới, cho phép nhiều phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị
trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có
thể giảm nhẹ gánh nặng việc gia đình cho phụ nữ, tạo điều kiện cho họ có
nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời
nó cũng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động, cũng

như các lĩnh vực xã hội khác.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận lợi. Hiện
thời vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng
giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả
nam giới và nữ giới. Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ
không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ
nữ cũng hiểu biết mơ hồ, từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách
giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai
trò, vị trí của về giới của mình. Bà Rose Marie Greve, Tổng giám đốc Tổ
chức lao động quốc tế (ILO) trong buổi tọa đàm về: “Vai trò của phụ nữ trong
thế kỷ XXI”, đã từng nhận định: “Đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng
phía trước chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Bất bình đẳng giới vẫn còn
là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và là một trong
những cản trở cho sự phát triển bền vững. Người phụ nữ cần phải được bộc
lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng các quyền của mình.
Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho sự phát triển và ảnh hưởng tiêu cực
đến tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội”.


22

Như vậy, có thể thấy những thay đổi về kinh tế - xã hội diễn ra gần đây
mặc dù đã có tác động lên cả nam giới và nữ giới nhưng những suy nghĩ,
quan điểm, thái độ của con người trong xã hội về vấn đề giới và vai trò, vị trí
cảu người phụ nữ dường như còn mơ hồ, chưa rõ nét. Như vậy, xã hội, nam
giới và bản thân người phụ nữ cần phải xác định rõ vai trò, vị trí của người
phụ nữ trong xã hội hiện đại, nhất là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn toàn
cầu hóa, hợp tác và phát triển. Từ chỗ nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của
người phụ nữ, thì rất có thể giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong việc xác
định và đề cao vai trò của người phụ nữ, mang lại hạnh phúc cho người phụ

nữ, từ đó góp phần xây dựng xã hội văn minh và bình đẳng về giới.
1.2. Quyền của phụ nữ - một bộ phận của quyền con người
1.2.1. Khái niệm quyền con người của phụ nữ
Quyền con người của phụ nữ được cộng đồng quốc tế và các quốc gia
công nhận, thông qua bằng các văn kiện pháp lý. Tuy nhiên, định nghĩa quyền
con người của phụ nữ lại không hề đơn giản, bởi nó được xem xét từ nhiều
phương diện khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là việc tiếp cận quyền con
người của phụ nữ với tư cách là một bộ phận cấu thành nên quyền con người.
Quyền con người là yếu tố cấu thành bản chất con người, điều đó có
nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền giống nhau. Quyền con người không
chỉ dành riêng cho nam giới bởi vì quyền phụ nữ cũng là con người, bắt
nguồn từ thực tế khách quan cho rằng: Phụ nữ cùng là con người, là thành
viên của xã hội và là công dân của một quốc gia nhất định, nên đều có những
quyền cơ bản của con người, của công dân. Điều này cũng được thể hiện
thông qua tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người mà ở đó đều được
bắt nguồn từ bằng những câu như: “Mọi người đều có quyền…” hay “Con
người ta sinh ra ai cũng có quyền…”. Trong pháp luật quốc gia, khi đề cập
tới quyền và nghĩa vụ của các cá nhân thường sử dụng thuật ngữ “công dân”


23

bao gồm cả nam và nữ. Vì vậy, phụ nữ cũng có quyền như nam giới, phẩm
giá và vị thế của một con người không phải được xác định thông qua giới tính
mà phải được bắt nguồn từ nơi họ sinh ra, bất kể họ là nam hay nữ.
Tuy nhiên, do những đặc điểm về giới tính cũng như từ sự tác động của
các quan niệm truyền thống mà việc bảo đảm các quyền con người của phụ
nữ phải dựa trên các đặc điểm của phụ nữ:
Thứ nhất, phụ nữ là đối tượng công dân đặc biệt nên đặc điểm nổi bật
trong quyền con người của phụ nữ là bản thân gặp những khó khăn nhất định

trong việc thực hiện quyền và bảo vệ quyền của mình và còn phụ thuộc vào
các quan niệm truyền thống về địa vị của người phụ nữ. Vì vậy, Nhà nước và
xã hội phải tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ phụ nữ.
Thứ hai, quyền con người của phụ nữ có những quyền đặc thù mà chỉ
phụ nữ mới được hưởng như quyền không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với một số tội về xâm phạm tình dục hoặc những quyền mà phụ nữ ưu tiên
hơn như quyền được bảo vệ đặc biệt, quyền được nghỉ hưu sớm. Chính vì
vậy, quyền con người của phụ nữ được quy định trong các văn kiện pháp lý
quốc tế và quy định pháp luật của các quốc gia.
Thứ ba, phụ nữ được hưởng các quyền con người nhưng do phụ nữ có
những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý nên có một số quyền mà phụ nữ
không được hưởng hoặc hạn chế được hưởng như nam giới, như quyền thực
hiện nghĩa vụ quân sự, quyền lao động trong một số công việc nặng nhọc, độc
hại. Sự giới hạn này không phải là sự phân biệt đối xử về giới tính giữa nam
và nữ mà chính là nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe của phụ nữ cũng như sự
vận động, phát triển của toàn xã hội.
Như vậy, về bản chất thì quyền của phụ nữ chính là quyền con người
nhưng được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lý và tính
chất công việc, cuộc sống của phụ nữ.


24

Xét về nội dung, quyền con người của phụ nữ cần phải được xem xét
gắn liền với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của từng quốc gia, ở
từng giai đoạn cụ thể. Mức độ quan tâm đến phụ nữ sẽ phát triển dần lên trong
từng giai đoạn lịch sử, cho thấy rằng quan niệm về quyền con người của phụ
nữ gắn chặt với cách thức xã hội nhìn nhận về phụ nữ và những kết quả của sự
tác động đan xen giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhận
thức và quy định về phụ nữ có quyền bắt nguồn từ nhận thức: Phụ nữ đóng góp

vào tái tạo xã hội về mặt sinh hoạt, mặt tổ chức và cả về mặt văn hóa.
Do đó, trên cơ sở các cách tiếp cận khác nhau, xuất phát từ bản chất và
nội dung quyền con người của phụ nữ, có thể định nghĩa về quyền con người
của phụ nữ như sau: Quyền con người của phụ nữ hay quyền phụ nữ bao gồm
tất cả những gì cần có để phụ nữ được sống, hoạt động và phát triển một
cách tích cực và bình đẳng trong xã hội loài người.
1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng các quy định về quyền con người
của phụ nữ
Phụ nữ là nhóm đông nhất trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, do
hơn một nửa nhân loại là nữ nên vấn đề quyền của phụ nữ thu hút được sự
quan tâm rất lớn của cộng đồng. Trên thực tế, cuộc đấu tranh cho các quyền
của phụ nữ diễn ra trên thế giới từ rất sớm. Nhiều tài liệu cho thấy, ngay từ
thời kỳ cách mạng tư sản Pháp vào thế kỷ XVIII, ở châu Âu đã xuất hiện các
phong trao đấu tranh của phụ nữ chống lại sự bóc lột kinh tế và sự phân biệt
đối xử với họ trên phương diện chính trị, xã hội. Về sau, các phong trào đó
được gọi chung là phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ (feminism). Xét
chung, phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ và các phong trào đấu tranh giai
cấp và giải phóng dân tộc là những cuộc vận động mang tính toàn cầu nhằm
xóa ba các hình thức bất bình đẳng chủ yếu trong xã hội loài người mà các


25

nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã xác định, đó là bất bình đẳng về chủng
tộc, giai cấp và giới.
Vấn đề cần phải lý giải là tại sao phụ nữ lại là nhóm xã hội được quan
tâm xây dựng các quy định nhằm ghi nhận và thúc đẩy các quyền con người.
Có thể lý giải qua các những phân tích sau đây:
Thứ nhất, phụ nữ là một nửa của xã hội. Phụ nữ là nhóm xã hội chiếm
gần một nửa, một nửa hoặc hơn một nửa của xã hội loài người nếu xét về yếu

tố giới tính, ví như ở Việt Nam nữ giới chiếm gần 51% dân số năm 2014, Ở
Lào nữ giới chiếm 49,7% năm 2014. Tuy nhiên, phụ nữ lại có những đặc
điểm về mặt sinh lý có sự khác biệt rất lớn so với nam giới. Điều đó cho thấy,
việc áp dụng các quy định về quyền con người nói chung để dành cho phụ nữ
không thể điều chỉnh hết, do phụ nữ có những đặc điểm riêng biệt về mặt sinh
lý. Tất nhiên, các quy định về quyền con người trong lĩnh vực chính trị, dân
sự; trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên hợp quốc vẫn dành cho
phụ nữ. Do vậy, việc xây dựng các quy định pháp lý quốc tế và quốc gia
nhằm bảo đảm quyền con người của phụ nữ là hết sức cần thiết, nhằm quy
định cụ thể và chi tiết hơn để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của phụ nữ.
Thứ hai, phụ nữ là nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương. Do những
đặc điểm riêng biệt về sinh lý, cũng như trách nhiệm của phụ nữ trong gia
đình, xã hội và nhận thức về vị trí, vai trò của phụ nữ mà phụ nữ là nhóm xã
hội yếu thế, dễ bị tổn thương.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến quyền con người của
phụ nữ
1.3.1. Những tư tưởng tôn giáo, triết học
Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng, tác động đến
quyền con người của phụ nữ theo cả hai góc độ tích cực và tiêu cực.


×