Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ánh sáng vàng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.09 KB, 53 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
MỤC LỤC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CÔNG TY TNHH ÁNH SÁNG VÀNG
CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG....................................................4
1.1 Khái niệm..............................................................................................................
1.2 Phân loại lao động.................................................................................................7
1.3 Các hình thức trả lương.........................................................................................8
1.4 Quỹ tiền lương....................................................................................................12
1.5 Nội dung và các khoản trích theo lương..............................................................14
1.6 Kế toán tiền lương ..............................................................................................15
1.7 Kế toán trích theo lương......................................................................................18
1.8 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất .......................21
1.9 Kế toán dự phòng trợ cấp mất việc .....................................................................23
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ÁNH SÁNG VÀNG............26
2.1 Địa chỉ công ty ...................................................................................................26
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .......................................................26
2.3 Đặc điểm kinh doanh sản xuất ............................................................................28
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.....................................................................28
2.5 Tình hình kinh doanh trong giai đoạn hiện nay....................................................30
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO YIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÁNH SÁNG VÀNG......32
3.1 Tổng quan về công tác kế toán tại công ty ..........................................................32
3.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty ............36
CHƯƠNG 4 : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY...........................................................................................47
4.1 Nhận xét .............................................................................................................47
4.2 Kiến nghị ...........................................................................................................49
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN.......................................................................................52


SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 1 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
LỜI MỞ ĐẦU
Là một người lao động, làm thuê cho doanh nghiệp, ngoài mong muốn cho
doanh nghiệp phát triển đều, ổn định, kinh doanh đúng đắn, tăng trưởng đều đặn, có lẻ
đều mọi người quan tâm nhất vẫn là tiền lương.
Là một chủ doanh nghiệp, ngoài các biện pháp giúp cho doanh nghiệp ổn định,
phát triển có uy tín. Bạn phải tìm các biện pháp tính toán đưa ra cách trả lương hưu hiệu
nhất cho người lao động sao cho vừa không phải tăng chi phí tạo sức mạnh cạnh tranh
của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mà vẫn đảm bảo cho người lao động cảm thấy đúng
với sức lao động của họ bỏ ra, đồng thời khuyến khích họ làm việc có năng suất cao,
hiệu quả cao, có trách nhiệm với doanh nghiêp hơn.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa các doanh nghiệp cần phải
nổ lực tiềm kiếm các biện pháp cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Có rất nhiều yếu tố
biện pháp quyết định sự sống còn của doanh nghiệp: tiền lương là một trong những yếu
tố đó. Tiền lương luôn được mọi người quan tâm bởi ý nghĩa to lớn của nó. Tiền lương
là nguồn thu đáng kể của người lao động, giúp họ đảm bảo cuộc sống bản thân và gia
đình.
Tiền lương đối với doanh nghiệp là một nguồn chi phí không nhỏ, ở phạm vi vĩ
mô, trong một quốc gia người lao động có thu nhập cao dẫn đến sự phát triển của các
ngành sản xuất, dịch vụ khác,đóng góp không ít vào sự phát triển của toàn bộ nền kinh
tế quốc gia. Trong phạm vi toàn nền kinh tế tiền lương là một phần kết quả của quá
trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội làm ra.
Tiền lương nếu được trả hợp lý nó sẽ làm tăng năng suất lao động, ngược lại nó
sẽ làm giảm năng suất lao động. Chính vì vậy việc xây dựng thang lương, bảng lương
hạch toán lựa chọn hình thức trả lương hợp lý để cho tiền lương vừa với khoản thu
nhập của người lao động đảm bảo một phần về nhu cầu vật chất, vừa làm cho tiền
lương trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn là hết sức
quan trọng, đồng thời phải tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy việc lựa chọn hình thức trả
lương là một công việc hết sức khó khăn, nó vừa là phương pháp khoa học vừa là kĩ

thuật.
Gắn liền với tiền lương là bảo hiểm xã hội và các khoản khác như bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn gọi chung theo qui định hiện hành nhằm đảm bảo cho người lao
động có một khoản quỹ trợ giúp về già khó khăn trong cuộc sống.
Sau 3 năm học tập tại khoa kinh tế_ngành kế toán,hệ cao đẳng của trường đại
học quốc tế HỒNG BÀNG,với sự giúp đỡ cuả thầy cô, đặc biệt là tiến sĩ Lê Ngọc Lợi
là người hướng dẫn. Đồng thời trong quá trình thực tập tại công ty TNHH ÁNH SÁNG
VÀNG, được sự giúp của các anh chi phòng kế toán cùng với các anh chi phòng ban
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 2 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
khác tại quý công ty, em đã thật sự tiếp cận với chuyên ngành kế toán mà đặc biệt là kế
toán tiền lương và đã hiểu biết thật sự về chuyên ngành này.
Em chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương”. Đề tài này
gồm năm phần.
Phần 1: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, những vấn đề lý luận
chung.
Phần 2: Giới thiệu về công ty TNHH ÁNH SÁNG VÀNG
Phần 3: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
ÁNH SÁNG VÀNG
Phần 4: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
Phần 5: Kết luận
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 3 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÁNH SÁNG VÀNG
CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm tiền lương

 Khái niệm
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh
nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc và chất lượng
lao động mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp
Trong cơ chế hóa tập trung tiền lương được biểu hiện một cách thống nhất như
sau: “Tiền lương dưới chế độ XHCN là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới
hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối kế hoạch cho công nhân viển chức, phù hợp
với số lượng, chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh
việc chi trả cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối lao động nhằm tái
sản xuất sức lao động”.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự thay đổi về cơ chế quản lý đã bộc lộ
những hạn chế, thiếu sót trong nhận thức vế vai trò của yếu tố sức lao động và bản chất
kinh tế của tiền lương “Tiền lương phải được biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao
động là giá trị của yếu tố sức lao động mà người sử dụng (nhà nước, chủ doanh nghiệp)
phải trả cho người cung ứng lao động, tuân theo nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị
trường theo pháp luật hiện hành của Nhà nước”.
Như vậy, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao
động trên cơ sở số lượng, chất lượng của sức lao động mà họ bỏ ra. Hiểu rõ bản chất
của tiền lương là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách tiền lương thích hợp
giúp doanh nghiệp lựa chọn phương thức lương thích hợp với đặc điểm sản xuât kinh
doanh của mình.
Ở các nước mới chuyển sang kinh tế thị trường như nước ta hiện nay thì khái
niệm tiền lương thường được gắn với chế độ tuyển dụng suốt đời hoặc một thỏa thuận
hợp đồng sử dụng lao động dài hạn, ổn định. Gắn với tiền lương bao gồm các khái niệm
như: tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế và tiền lương tối thiểu.
Tiền lương danh nghĩa: là chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê lao
động. Trên thực tế mọi mức lương trả cho người lao động đều là tiền lương danh nghĩa.
Song nó chưa cho ta nhận thức đầy đủ về mức trả công thực tế cho người lao động.
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 4 -

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động
có thể mua được bằng tiền lương của mình sau khi đã nộp thuế theo qui định của Nhà
nước. Chỉ số tiến lương tỷ lệ nghịch với tỷ số giá cả và tỷ lệ thuận với tiền lương danh
nghĩa tại thời điểm xác định.
Tiền lương tối thiểu: là cái ngưỡng cuối cùng để từ đó xây dựng các mức lương
khác tạo thành hệ thống tiền lương của một ngành nào đó hoặc một hệ thống tiền lương
chung thống nhất của một nước, là căn cứ để hoạch định chính sách tiền lương. Nó
được coi là yếu tố hết sức quan trọng của chính sách tiền lương.
Trong đời sống kinh tế hiện nay thì tiền lương có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi đó
là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó đảm bảo cuộc sống của mỗi cá nhân,
nó qui định mức sống, sự tồn tại và phát triển của mỗi con người trong xã hội. Còn đối
với doanh nghiệp có thể sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh
thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động.
 Chức năng của tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp bao gồm các chức năng sau:
- Tiền lương là công cụ để thực hiện các chức năng phân phối thu nhập quốc dân, các
chức năng thanh toán giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc trao đổi tiền tệ do thu
nhập mang lại với các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho người lao động và gia đình
họ.
- Kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan trọng
của thu nhập, chi phối và qui định mức sống của người lao động. Do đó tiền lương
là công cụ quan trọng trong quản lý. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao
động hăng hái lao động và sáng tạo, coi như là một công cụ tạo động lực trong sản
xuất kinh doanh.
 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Tiền lương và các khoản trich theo lương không chỉ là vấn đề quan tâm riêng
của công nhân viên mà còn là vấn đề mà doanh nghiệp đặt biệt chú ý. Vì vậy, kế toán
lao động tiền lương cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau.

Và để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động
của doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cần thực hiện những
nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình
hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời
gian lao động và kết quả lao động.
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 5 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
- Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ các khoản tiền lương, tiền
thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động, phản ánh kịp thời đầy đủ
chính xác tình hình thanh toán các khoản trên cho người lao động.
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình chấp
hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, BNTN, KPCĐ.
Tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, các khoản
trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn và
kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu
về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT BHTN. Mở sổ kế toán và hạch toán lao
động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đúng chế độ, đúng phương pháp
kế toán.
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ thuộc phạm vi
trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, đề xuất các biện pháp nhằm khai thác
có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống những
hành vi vô trách nhiệm vi phạm kỹ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao
động tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, chế độ sử dụng chi tiêu kinh phí công
đoàn, chế độ phân phối theo lao động.
1.1.2. Các khoản trích theo lương
Ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng theo chất lượng và số lượng
lao động của mình, họ còn hưởng các khoản tiền theo qui định

Trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như
khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí mất sức hay tử tuất…sẽ được hưởng các
khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp bảo hiểm
xã hội(BHXH).
- BHXH là loại hình bảo hiểm do Nhà nước quản lý, tổ chức , nhằm đảm bảo vật
chất, góp phần ổn định đời sống cho người tham gia BHXH khi bị ốm đau thai
sản… BHXH được hình thành 20% của lương cơ bản. Trong đó người sử dụng lao
động chịu 15% tính vào chi phí, người lao động chiu 5% trừ vào lương
- Bảo hiểm y tế (BHYT): là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức , quản lý và sử
dụng nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân tập thể và cộng đồng xã hội. Để tăng
cường công tác khám chữa bệnh. Nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh, người lao
động được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về
viện phí, thuốc men. ..khi ốm đau.Điều kiện để khám chữa bệnh không mất tiền là
người lao động phải có thẻ BHYT. BHYT được hình thành 3% của lương cơ bản,
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 6 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
trong đó người sử dụng lao động chịu 2% tính vào chi phí, người lao động chịu 1%
trừ vào lương.
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ): để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được
thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích lập quỹ kinh phí cộng đoàn.
Quỹ công đoàn được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trên tiền lương
phải trả và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí trên tiền
lương phải trả là 2%, trong đó 1% dành cho hoạt động công đoàn cơ sở và 1% cho
hoạt động công đoàn cấp trên. Khoản chi cho hoạt động công đoàn cấp cơ sở có thể
được thể hiện trên sổ sách kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
hoặc không-nếu khoản này không thể hiện trên sổ sách kế toán hoạt động sản xuất
kinh doanh, thì sau khi trích vào chi phí, doanh nghiệp sẽ chuyển nộp toàn bộ khoản
kinh phí này. Mọi khoản chi tiêu tại cơ sở do tổ chức công đoàn quản lý và quyết
toán với công đoàn cấp trên.

- Tăng cường quản lý lao động, cải tiến và hoàn thiện việc phân bổ và sử dụng có
hiệu quả lực lượng lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ sử
dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được xem là phương tiện hữu hiệu để kích thích
người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay nghề, nâng
cao năng suất lao động. Trên cơ sở các chính sách về chế độ lao động, tiền lương,
bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Nhà nước đã ban hành các doanh
nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm ngành mình mà phải tổ chức tốt lao động nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời tính toán, thanh toán đầy đủ kịp thời,
các khoản tiền lương tiền thưởng, BHXH, BHYT đúng chính sách, chế độ sử dụng
tốt kinh phí công đoàn nhằm khuyến khích người lao đông thực hiện tốt nhiệm vụ,
góp phần thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
1.2. PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG
1.2.1. Theo thời gian công tác: người sử dụng lao động khi thuê lao động sẽ ký hợp
đồng bằng giấy tờ hoặc hợp đồng miệng. Và trên hợp đồng sẽ thuê người lao động làm
việc theo thời gian:
- Theo giờ làm việc
- Theo ngày làm việc
- Theo tháng làm việc
- Theo năm làm việc
1.2.2. Theo tính chất công tác: người sử dụng lao động thuê lao động theo tính chất
công việc mà trả lương cho người lao động
- Công việc có tính nguy hiểm
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 7 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
- Công việc có tính nặng nhọc
- Công việc có tính chất độc hại
- Công việc có tính chất đơn giản nhẹ nhàng.
1.3. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
Theo Điều 58 của Bộ luật lao động quy định: người sử dụng lao động có quyền
chọn các hình thức trả lương thời gian ( giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm,theo

khoán, nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và
phải thông báo cho người lao động biết.
1.3.1. Trả lương theo thời gian
1.3.1.1. Khái niệm
Lương theo thời gian là lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc
thực tế cùng với công việc và sự thành thạo của người lao động. Mỗi ngành thường quy
định các thang lương cụ thể cho các công việc khác nhau. Trong doanh nghiệp sản xuất
thương mại thường có các thang lương như thang lương của công nhân, thang lương
của tài xế, thang lương của nhân viên hành chính. Trong từng thang lương lại chia
thành các bậc lương khác nhau căn cứ vào trình độ chuyên môn của người lao động.
Mỗi bậc lương ứng với một mức lương nhất định.
1.3.1.2. Ưu và nhược điểm
Hình thức này có ưu điểm là đơn giản dể tính toán.
Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương tính cho người
lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính đến
một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy
kinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết
khả năng sẳn có của người lao động.
Do những hạn chế trên khi áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian cần thực
hiện một số biện pháp phối hợp như: giáo dục chính trị tư tưởng, động viên khuyến
khích vật chất, tinh thần dưới các hình thức tiền thưởng; thường xuyên kiểm rta việc
chấp hành kỷ luật lao động và sử dụng thời gian lao động. Việc phối hợp nhiều biện
pháp sẽ tạo cho người lao động tự giác lao động có kỹ luật, có kỹ thuật và có năng suất
cao.
1.3.1.3. Các loại lương theo thời gian
a. Tiền lương tháng: được quy dịnh sẵn đối với từng bậc lương trong các
thang lương. Lương tháng thường được áp dụng trả lương cho các nhân viên làm công
tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính, và nhân viên các ngành hoạt động không có
tính chất sản xuất
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 8 -

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
Mức lương Lương cơ * [ hệ số lương + tổng số các khoản phụ cập]
=
tháng bản(tối thiểu)

b. Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc trên cơ sở hợp
đồng đã ký.
Mức lương tuần = mức lương tháng *12
52
c. Tiền lương ngày: là tiền lương phải trả cho người lao động theo mức
lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương ngày thường được áp dụng
để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao
động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động trong từng ngày
học tập, làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH. Hình thức này có ưu
điểm là thể hiện trình độ kỹ thuật và trình độ của người lao động và nhược điểm là chưa
gắn kết lương với sức lao động của từng người để khuyến khích động viên người lao
động tận dụng thời gian lao động nhằm nâng cao năng suất và hạ gía thành sản phẩm.
Mức lương tháng
Mức lương =
Ngày 22(hoặc 26)
d. Tiền lương giờ: là tiền lương phải trả cho một giờ làm việc, thường áp
dụng để trả lương cho lao động theo thời gian trực tiếp làm việc không trả lương theo
sản phẩm. hình thức này có ưu điểm là tận dụng được thời gian làm việc nhưng nhược
điểm là không gắn kết được tiền lương với kết quả lao động, hơn nữa việc theo dõi
cũng hết sức phức tạp.
tiền lương ngày
Mức lương giờ =
Số giờ làm việc theo quy định
1.3.1.4. Các hình thức tiền lương theo thời gian
a. Tiền lương theo thời gian đơn giản: là tiền lương tính theo đơn giá

tiền lương cố định. Hình thức tiền lương này phù hợp với lao động gián tiếp, tuy nhiên
nó không phát huy được đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa chú ý đến
kết quả và chất lượng cộng việc thực tế. Tiền lương thời gian giản đơn nếu kết hợp
thêm tiền thưởng ( vì đảm bảo ngày công và giờ công) tạo nên tiền lương có thưởng.
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 9 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
b. Tiền lương theo thời gian có thưởng: có tác dụng thúc đẩy người lao
động tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hính
thức này thường áp dụng cho công nhân phụ làm việc ở nơi có mức độ cơ khí hóa, tự
động hóa cao. Để tính lương thời gian phải trả cho công nhân viên phải theo dõi, ghi
chép đầy đủ thời gian làm việc và phải có đơn giá tính tiền lương cụ thể. Hình thức này
có ưu điểm là đơn giản dể tính toán, phù hợp với công việc mà ở đó không có hoặc
chưa có định mức lao động. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là không gắn chặt tiền
lương với kết quả lao động, không khuyến khích được công nhân viên tích cực trong
lao động.
1.3.2. Trả lương theo sản phẩm
1.3.2.1. Khái niệm và ý nghĩa:
- Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả
lao động-khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo đúng
tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn
vị sản phẩm, công việc lao vụ đó
Tiền lương = khối lượng, số lượng * Đơn giá tiền lương sản phẩm
Sản phẩm sản phẩm hoàn thành hay công việc
- Hình thức này phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích người
lao động hăng hái làm việc, góp phần tăng năng suất lao động.
1.3.2.2. Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm: là dể tính, quán triệt nguyên tắc phân phối lao động, khuyến khích công
nhân quan tâm đến kết quả lao động,từ dó nâng cao tinh thần trách nhiệm với công
việc.
- Nhược điểm: Hình thức này dể nảy sinh công nhân chỉ quan tâm đến lợi ích cá

nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể.
1.3.2.3. Các hình thức trả lương theo sản phẩm
a. Tiền lương sản phẩm trực tiếp:hình thức này dựa trên cơ sở đơn giá
của sản phẩm, số lượng sản phẩm của người lao động càng nhiều thì sẽ được trả lương
càng cao và ngược lại.
Lương sản phẩm = số lượng(khối lượng) *Đơn giá
trực tiếp sản phẩm,công việc hoàn thành tiền lương
Đây là hình thức trả lương phổ biến trong doanh nghiệp vì dể tính và có tính
quán triệt trong nguyên tắc phân phối lao động.
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 10 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
b. Tiền lương sản phẩm gián tiếp: thường được sử dụng để trả lương cho
lao động gián tiếp ở bộ phận sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu,
thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị…

Tiền lương được tiền lương được lãnh * tỷ lệ lương
=
lãnh trong tháng của bộ phân trực tiếp gián tiếp
Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao độnghay
cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất hưởng lương
vào kết quả lao động của bộ phân trực tiếp sản xuất.
Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm
của bộ phân trực tiếp sản xuất và tỷ lệ lương của bộ phân gián tiếp do đơn vị xác định
căn cứ vào tính chất, đặc điểm của lao động gián tiếp phục vụ sản xuất. Cách tính náy
làm cho người những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả lao động sản xuất
vì nó gắn liền với lợi ích của bản thân họ.
c. Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến: là tiền lương tính theo sản phẩm
trực tiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức sản
xuất sản phẩm.
Suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất

sản phẩm do doanh nghiệp quy định. Ví dụ: như cứ vượt 10% định mức thì tiền thưởng
tăng thêm cho phần vượt là 20%, vượt từ 11% đến 20% định mức thì tăng thêm cho
phần vượt là 40%...vượt từ 50% trở lên thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là
100%...
Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến cũng được tính cho từng người lao động hay
tập thể người lao động ở những bộ phận sản xuất cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản
xuất. Nó khuyến khích người lao động phải luôn phát huy sáng tạo cải tiến kỹ thuật
nhằm nâng cao năng suất lao động nhằm đảm bảo cho đơn vị thực hiện kế hoạch sản
xuất sản phẩm một cách đồng bộ và toàn diện. Tuy nhiên khi áp dụng tính lương theo
sản phẩm lũy tiến, doanh nghiệp cần chú ý xây dựng tiền thưởng lũy tiến nhằm hạn chế
trường hợp có thể xảy ra đó là: người lao động phải tăng cường độ lao động, không
đảm bảo sức khỏe cho lao động sản xuất lâu dài và tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc
độ tăng năng suất lao động.
d. Lương sản phẩm có thưởng: là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp
hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng của doanh nghiệp quy định như thưởng
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 11 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
chất lượng sản phẩm- tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao, thưởng tăng năng suất lao
động, tiết kiệm nguyên vật liệu…
Tiền lương sản phẩm có thưởng tính cho từng người lao động hay cho một tập
thể người lao động.
Theo cách tính này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
người lao động còn hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của đơn vị. Cách tính
này có tác dụng kích thích người lao động không phải quan tâm đến số lượng làm ra mà
còn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên
liệu…Khoản tiền thưởng này tính từ lợi ích kinh tế mang lại do việc tăng tỷ lệ sản
phẩm có chất lượng cao, giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được…
e. Lương khoán: theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho
từng người lao động hay tập thể người lao động nhận khoán.
Tiền lương được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công

việc cần phải hoàn thành trong một thời gian nhất định
Trong các doanh nghiệp thuộc sản xuất nông nghiệp tiền lương khoán có thể
thực hiện theo cách khoán từng phần công việc hoặc khoán thu nhập cho người lao
động.
Trong các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng có thể thực hiện theo khoán gọn
quỹ lương theo hạn mục công trình cho đội sản xuất.
Khi thực hiện cách tính lương hteo hình thức lương khoán cần chú ý kiểm tra
tiến độ và chất lượng công việc khi hoàn thành nghiệm thu nhất đối với công trình xây
dựng cơ bản vì có những phần công việc khuất khi nghiệm thu khối lượng công trình
hoàn thành sẽ khó phát hiện.
1.3.3. Hình thức trả lương hổn hợp: là hình thức trả lương mà trong một đơn vị sử
dụng lao động áp dụng nhiều hình thức trả lương cho công nhân viên: ví dụ trả cho
người lao động một khoản lương căn bản tối thiểu theo tháng và đồng thời người lao
động đó sẽ hưởng một mức lương khác được tính trên sản phẩm mà họ bỏ công lao
động để đạt được.
1.4. QUỸ TIỀN LƯƠNG:
Là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh
nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, gồm các khoản sau:
- Tiền lương tính theo thời gian
- Tiền lương tính theo sản phẩm
- Tiền lương công nhật, lương khoán
- Tiền lương trả cho người lao động chế tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ
quy định.
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 12 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân
khách quan.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác, đi làm nghĩa
vụ trong phạm vi chế độ quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động khi đã nghỉ phép, đi học theo chế độ quy định.

- Tiền trả nhuận bút, giảng bài
- Tiền thưởng có tính chất thường xuyên
- Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca
- Phụ cấp dạy nghề
- Phụ cấp công tác lưu động
- Phụ cấp khu vực, thâm niên ngành
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp cho những người công tác khoa học kỹ thuật có tài năng
- Phụ cấp học nghề tập sự
- Phụ cấp thội việc
- Tiền ăn giữa ca của người lao động
Ngoài ra trong quỹ tiền lương còn gồm cả khoản tiền chi trợ cấp BHXH cho
công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động ( BHXH trả thay
lương)
Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp cần được kiểm tra quản lý một cách chặt chẽ
đảm bảo quỹ tiền lương được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả. Quỹ tiền lương
thực tế phải thường xuyên đối chiếu với quỹ lương kế hoạch trong mối quan hệ với việc
thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong kì đó nhằm phát hiện kịp thời các
khoản lương khộng hợp lý, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao
động, đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện nguyên tắc
mức tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn mức tăng tiền lương bình quân góp
phần hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tang tích lũy xã hội.
Trong kế toán và phân tích kinh tế tiền lương của công nhân trong doanh nghiệp
được chia làm hai loại: tiền lương chính và tiền lương phụ
1.4.1. Quỹ lương chính: tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong
thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo
cấp bậc các khoản phụ cấp kèm theo lương như phụ cấp trách nhiêm, phụ cấp khu vực,
phụ cấp thâm niên.
1.4.2. Quỹ lương phụ: tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời
gian công thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân

SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 13 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như đi nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất, đi
học, đi họp…
Việc phân chia tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa và quan trọng
trong công tác kế toán tiền lương và phân tích khoản mục chi phí tiền lương trong giá
thành sản phẩm. Trong công tác kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất
thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm vì tiền
lương chính của công nhân sản xuất có quan hệ trực tiếp với khối lượng sản phẩm sản
xuất ra, có qua hệ với năng suất lao động. Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích
trước chi phí tiền lương nghỉ phép thì sẽ căn cứ vào tiền lương chính của công nhân sản
xuất dể tính số trích trước tiền lương nghỉ phép vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn bó việc chế tạo sản
phẩm cũng như không quan hệ đến năng suất lao động cho nên tiền lương phụ được
phân bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm. Tiền lương phụ
thường được phân bộ cho từng loại sản phẩm căn cứ theo tiền lương chính công nhân
sản xuất của từng loại sản phẩm.
1.5. NỘI DUNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Theo quy định hiện hành, bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng
trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh, người lao động còn được hưởng các
khoản thuộc các quỹ: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh phí công
đoàn. Các khoản này được hình thành từ hai nguồn: một phần do người lao động đóng
góp, một phần được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.1. Qũy bảo hiểm xã hội (BHXH): là khoản tiền đóng góp của người sử dụng lao
động và lao động cho tổ chức xã hội dung để trợ cấp cho họ trong trường hợp mất khả
năng lao động, thai sản hưc trí…
Căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 thàng năm 2001 của
Quốc hội khóa X, kỳ họp 10. Tại khoản 1 Điều 91 của luật BHXH năm 2006 quy định
như sau: trích BHXH 20% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp, trong đó người sử

dụng lao động chịu 15% trên tổng quỹ lương và được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh( trong đó 3% quỹ ốm đau thai sản, người sử dụng lao động giữ 2% để kịp thời
trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ, 1% vào quỹ tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một
lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức 14%), còn 5% trên tổng quỹ lương thì do người
lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ)
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 14 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
1.5.2. Bảo hiểm y tế: là khoản đóng góp của người sử dụng lao động và lao động cho
cơ quan BHYT theo tỷ lệ quy định. Quỹ được sử dụng trợ cấp cho những người tham
gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ bằng 3% tổng
quỹ lương, trong đó doanh nghiệp chịu 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn
1% người lao động nộp (trừ vào thu nhập của họ). Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống
nhất và quản lý và cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi trích
BHYT các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT.
1.5.3. Bảo hiểm thất nghiệp : theo nghị định của chính phủ 127/2008/NĐ-CP,
ngày12/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật BHXH về bả
hiểm thất nghiệp. Nghị định này sẽ có hiệu lực ngày 1/1/2009 và bắt đầu 1/1/2010
người lao động mới chính thức được hưởng trợ cấp thất nghiệp ( do điều kiện tối thiểu
để được hưởng BHTN là phải nộp BHTN trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp.
Mức đóng BHTN như sau:1% tiền lương, tiền công tháng trừ vào lương tháng của
người lao động, 1% tiền lương tiền công tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhà nước hổ trợ 1% tiền lương tiền công của doanh nghiệp. Tiền lương
đóng BHTN tính trên cơ sở mức lương thực tế nhưng không vượt quá 20 lần tháng
lương tối thiểu chung theo quy định tại thời điểm đóng BHTN.
1.5.4. Kinh phí công đoàn: là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo
chế độ hiện hành của Bộ tài chính, KPCĐ được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền phải
trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh cua doanh nghiệp). KPCĐ thì một nữa doanh nghiệp phải nộp cho công

đoàn cấp trên, còn một nữa để chi tiêu cho hoạt động công đoàn đơn vị.
* Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cùng với tiền lương phỉa trả
cho công nhân viên hợp thành chi phí của doanh nghiệp. Quản lý tính toán, trích lập và
sử dụng các quỹ trên có ý nghĩa không chỉ với quá trình tính toán chi phí mà còn đảm
bảo quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp.
1.6. KẾ TOÁN LƯƠNG
1.6.1. Chứng từ sử dụng:
Công việc tính lương tính thưởng và các khoản phỉa trả cho người lao động
được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Để tiến hành hạch toán,
kế toán trong các doanh nghiệp phải sử dụng đầy đủ các chứng từ kế toán quy định theo
quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính. Các chứng từ
kế toán bao gồm:
 Bảng chấm cộng (Mẫu Số 01a_LĐTL)
 Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu Số 01b_LĐTL)
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 15 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
 Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số 03_ LĐTL )
 Biên bản điều tra tai nạn lao động
 Phiếu xác nhân sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
 Hợp đồng giao khoán
 Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số 02_LĐTL )
 Bảng thanh toán tiền thưởng ( Mẫu số 04_LĐTL )
1.6.2. Tài khoản sử dụng : 334 “phải trả người lao động”. tài khoản này dung để
phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao
động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải
trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các
khoản đã trả đã chi, đã ứng trước cho người lao động.
Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các
khoản phải trả, phải chi cho người lao động.
Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương
và các khoản phải trả cho người lao động.
Tài khoản (TK) có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ TK 334 rất cá biệt_nếu có
phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và
các khoản khác cho người lao động.
Tài khoản 334 hạch toán chi tiết 2 nội dung: Thanh toán lương, thanh toán các
khoản khác. Tài khoản 334 có 2 TK cấp 2
Tài khoản 3341_phải trả công nhân viên: phản ánh các khoản phải trả và tình
hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương,
tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH phải trả khác và các khoản khác thuộc
về thu nhập của công nhân viên.
Tài khoản 3348_phải trả người lao động: phản ánh các khoản phải trả và tình
hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của
doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất tiền công và các khoản
khác.
1.6.3. Phương pháp hạch toán
1.6.3.1. Sơ đồ kế toán tổng hợp
SƠ ĐỒ-KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 16 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
333, 338 334 “Phải trả người lao động”
622,627,641, 642,241
Các khoản phải khẩu trừ vào Lương và các khoản phải trả
Lương và thu nhập của người mang tính chất lương cho NLĐ
lao động (NLĐ )
111, 112 335
ứng và thanh toán tiền lương Phải trả tiền lương nghỉ phép cho


và các khoản khác cho NLĐ công nhân sản xuất( nếu DN trích
trước) 431
3335
Tính TTN DN phải nộp Tiền lương, tiền thưởng phải trả

NLĐ từ quỹ KT-PL
338(3383)

BHXH Phải trả CNV


1.6.3.2. Phương pháp hạch toán
- Tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao
động
Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Nợ TK 623: chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: chi phí bán hàng
Nợ TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Nợ TK 241: xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 334: Phải trả người lao động(3341, 3348)
- Tiền thưởng phải trả cho công nhân viên
+ Khi xác định số tiền thưởng, trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng
Nợ TK 431: quỹ khen thưởng phúc lợi
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 17 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
Có TK 334: phải trả người lao động (3341)
- Tính tiền BHXH ( ốm đau, thai sản, tai nạn…)phải trả cho công nhân viên

Nợ TK 338: phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334: Phải trả người lao động (3341)
- Tiền lương thực tế nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên
Nợ TK 622, 627,641,642
Nợ TK 335: chi phí phải trả(doanh nghiệp có trích trước tiền lương nghỉ phép )
Có TK 334: phải trả người lao động (3341)
- Các khoản khấu trừ vào lương, thu nhập của công nhân viên và người lao động
khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi tiết, BHYT, BHXH, BHTN, tiền thu
bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý.
Nợ TK 334: phải trả người lao động ( 3341_3348)
Có Tk 141_tạm ứng
Có TK 338: phải trả phải nộp khác
Có TK 138: Phải thu khác
- Tính tiền thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của công nhân viên và người lao động
khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước
Nợ 334: phải trả người lao động (3341_3348)
Có 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3335)
- Khi ứng trước tiền lương, tiền công của công nhân viên và người lao động khác
của doanh nghiệp
Nợ 334: phải trả người lao động ( 3341_3348)
Có 111,112…
1.7. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.7.1. Chứng từ sử dụng:
- Kế toán sử dụng tài khoản 338 “phaỉ trả phải nộp khác” để theo dõi các khoản
trích theo lương,sử dụng các chứng từ sau
 Phiếu nghỉ hưởng BHXH
 Bảng thanh toán hưởng BHXH
 Giấy chứng nhận hưởng BHXH
 Danh sách người người nghỉ việc hưởng BHXH
1.7.2. Tài khoản sử dụng

Bên Nợ:
- Bảo hiểm phải trả cho công nhân viên
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị
- Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 18 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
- Các khoản đã trả đã nộp
Bên có :
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý ( chưa xác định rõ nguyên nhân)
- Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị)-Theo
quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân.
- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Trích BHXH, BHYT, BHTN trừ vào thu nhập của công nhân viên. KPCĐ vượt
chi được cấp bù
- Các khoản phải trả khác
Số dư bên có :
- Số tiền còn phải trả, còn phải nộp
- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích nhưng chưa nộp cho cơ quan quản lý
hoặc KPCĐ được để lại cho đơn vị chưa chi hết
- Giá trị tài sản phát hiện thừa chờ giải quyết
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ, Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp
nhiều hơn số phải trả phải nộp hoặc số BHXH chi trả cho công nhân viên chưa dược
thanh toán và KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù.
Để hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương, kế toán phải sử dụng các TK
cấp 2 như sau:
o TK 3382: Kinh phí công đoàn
o TK 3383: Bảo hiểm xã hội
o TK 3384: Bảo hiểm y tế
Riêng đối với Bảo hiểm thất nghiệp mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009
nên chưa được hạch toán vào tài khoản nào, nhưng vẫn được trích vào chi phí sản xuất

kinh doanh thu nhập của người lao động.
1.7.3. Phương pháp kế toán
1.7.3.1. Sơ đồ kế toán tổng hợp
SƠ ĐỒ- KẾ TOÁN PHẢI TRẢ PHẢI NỘP KHÁC
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 19 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
334 338- Phải trả phải nộp khác
622, 627,641,642,241
BHXH phải trả phải trả thay Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Lương cho CNV 334
Trừ vào lương
111, 112
111, 112
Chi tiền nộpBHXH,BHYT, Nhận được tiền cấp bù số
BHTN, KPCĐ KPCĐ

111, 112
Chi tiền KPCĐ
1.7.3.2. Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu:
- Hàng tháng trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh
doanh:
Nợ TK 622_ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Nợ TK 627_ Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
- Tính số tiền BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của công nhân viên.
Nợ TK 334 – phải trả người lao động
CóTK 338 – Phải trả phải nộp khác

- Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ khi mua thẻ
BHYT cho công nhân viên:
Nợ TK 338 – Phải trả phải nộp khác
Có TK 111, 112,…
- Tính BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm, thai sản… :
Nợ TK 338 – Phải trả phải nộp khác (3383)
Có TK 334 – Phải trả người lao động
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 20 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
- Chi tiền KPCĐ tại đơn vị
Nợ TK 338 – Phải trả phải nộp khác (3383, 3382)
Có TK 111, 112,…
- Khi nhân được tiền do KPCÑĐ chi vượt được cấp bù:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác
1.7.4. Hạch toán tổng hợp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Để hạch toán tình hình thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử
dụng các TK kế toán chủ yếu như sau:
o TK 334: Phải trả người lao động (NLĐ)
o TK 338: Phải trả phải nộp khác
o TK 335: Chi phí phải trả
Hàng tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ
hạch toán lao động, kế toán xác định số tiền lương phải trả cho CNV và tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh ở các bộ phận, đơn vị, các đối tượng sử dụng lao động –kế toán ghi
sổ theo định khoản như sau:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623: CP sử dụng máy thi công
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 334: Khấu trừ lương CNV các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Có TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác
1.8. KẾ TOÁN TRÍCH TRƯỚC TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CÔNG
NHÂN SẢN XUẤT
1.8.1. Nội dung: đối với công nhân viên nghỉ phép hàng năm, theo chế độ quy định
thì công nhân viên trong thời gian nghỉ phép vẫn được lãnh lương đầy đủ như thời gian
đi làm, tiền lương nghỉ phép sẽ được tính vào chi phí sản xuất. Nếu doanh nghiệp
không bố trí cho công nhân viên nghỉ phép điều đặn để đảm bảo cho gí thành không bị
đột biến, thì tiền lương nghỉ phép của công nhân viên dược tính vào chi phí sản xuất
bằng cách trích trước theo kế hoạch.
1.8.2. Chứng từ sử dụng:
 Bảng trích trước tiền lương nghỉ phép
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 21 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
 Bảng thanh toán hưởng BHXH
 Giấy chứng nhận hưởng BHXH
 Phiếu nghỉ hưởng BHXH
 Phiếu xác nhân tiền thưởng
1.8.3. Tài khoản sử dụng: 335 “trích trước tiền lương nghỉ phép”
1.8.4. Phương pháp kế toán
* Phương pháp trích trước:
Mức trích trước TLNP tiền lương chính phải trả tỷ lệ
= *
của cnsx theo KH cho cnsx trong tháng trích trước

Tổng tiền lương nghỉ phép theo KH trong năm của CNSX
Tỷ lệ trích = *100%
Tổng tiền lương chính theo KH trong năm của CNSX

1.8.4.1. Sơ đồ kế toán tổng hợp
SƠ ĐỒ -KẾ TOÁN TRÍCH TRƯỚC TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP
338 622,627,641,642

19% BH, KPCĐ tính vào chi phí
334 335
Trừ vào L Tiền lương NP của CNSX Trích bổ sung tiền

6% BH lương NP cùa CNSX
Hoàn nhập TL NP của CNSX
1.8.4.2. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh
* Phương pháp kế toán:
- Khi tính số trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất ghi:
Nợ TK 622- chi phí công nhân trực tiếp ( chi tiết theo đối tượng)
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 22 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
Nợ TK 623- chi phí sử dụng máy thi công (đối với doanh xay lắp)
Có TK 335- chi phí phải trả
- Tiền lương nghỉ phép của CNSX thực tế phải trả
Nợ TK 335
Có TK 334
- Tính số trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép phải trả cho
công sản xuất
Nợ TK 627
Có TK 338
- Cuối niên độ kế toán tính toán tổng số tiền lương nghỉ phép đã trích trước cho
CNSX và tổng số tiền lương phải trả thực tế phát sinh:
+ Nếu số trích trước tiền lương nghỉ phép nhỏ hơn số tiền lương nghỉ phép phải
trả thực tế phát sinh thì điều chỉnh tăng chi phí:
Nợ TK 622, 623( chênh lệch số tiền phải trả lớn hơn số tiền đã trích)

Có TK 335
+ Nếu số trích trước tiền lương nghỉ phép lớn hơn số tiền nghỉ phép phải trả thực
tế phát sinh thì điều chỉnh giảm chi phí:
Nợ TK 335 ( chênh lệch số tiền phải trả nhỏ hơn số tiền đã trích)
Có TK 622, 623
1.9. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG VÀ TRỢ CẤP MẤT VIỆC
1.9.1. Nội dung:
Để có nguồn chi trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp khi bị mất việc,
thôi việc và khi đào tạo lại nghề thì doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng trợ cấp mất
việc. Thực chất đây là một khoản nợ phải thanh toán cho người lao động khi doanh
nghiệp có những thay đổi về mặt tổ chức quản lý cơ cấu lại dẫn đến có một bộ phân lao
động phải thôi việc, mất việc làm hoặc phải đào tạo lại mới sử dụng được.
Quỹ dự phòng mất việc làm được hình thành trên cơ sở trích lập tính vào chi phí
quản lý doanh nghiệp. Thời điểm trích là vào cuối năm khi lập báo cáo tài chính năm và
cũng có thể trích lập hàng quý khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
Quỹ dự phòng trích lập không sử dụng hếtthì chuyển số dư qua năm sau, còn nếu
chi không đủ thì phần chênh lệch được hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý doanh
nghiệp trong ký.
1.9.2. Chứng từ sử dụng:
 Đơn xin nghỉ việc
 Quyết định cho nghỉ việc
 Biên bản bàn giao công việc
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 23 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
 Bảng thanh toán tiền trợ cấp mất việc
1.9.3. Tài khoản sự dụng: Kế toán sử dụng TK 351 “ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
làm” nội dung và nguyên tắc ghi chép vào tài khoản như sau:
Bên Nợ: chi dung quỹ dự phòng để trả cho người lao động
Bên Có : Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Số dư bên Có: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hiện có

1.9.4. Phương pháp kế toán
1.9.4.1. Sơ đồ kế toán tổng hợp
SƠ ĐỒ_KẾ TOÁN TRỢ CẤP MẤT VIỆC
111,112 142

Khoản chênh lệch thiếu giữa số thực tế> số trích lập


351

Khoản chênh lệch thiếu giữa Trích lập quỹ dự phòng

thực tế > số trích lập tính vào trợ cấp mất việc
Cuối năm lập dự phòng

bổ sung cho năm sau
1.9.4.2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Khi tiến hành lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm kế toán ghi:
Nợ TK 642
Có TK 351
- Khi chi trả người lao động kế toán ghi:
Nợ TK 351
Có TK 111, 112
- Nếu khoản chi trước vượt số dự phòng hiện có, thì khoản chênh lệch hạch toán
trực tiếp vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ Tk 642
Có TK 111,112
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 24 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. LÊ NGỌC LỢI
- Cuối năm cần xác định số dự phòng phải trích lập cho năm sau. Nếu số cần trích

lập lớn hơn số dự phòng hiện còn thì tiến hành trích lập bổ sung tính vào chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Nợ TK 642
Có TK 351
SVTH: PHÙNG THỊ HOA - 25 -

×