Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN HỒNG SANG

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


i

TÓM TẮT
Thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường, đặc biệt là thị trường
chứng khoán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các nhà đầu tư. Tuy
nhiên, sự tồn tại của vấn đề bất cân xứng thông tin đã ảnh hưởng tiêu cực đến tính
hiệu quả của thị trường. Công bố thông tin giúp giảm bớt đi những hệ quả xấu do
hiện tượng này gây ra. Mục tiêu của nghiên cứu là điều tra các yếu tố về đặc điểm
quản trị, cấu trúc quyền sở hữu và quản trị tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng như


thế nào đến mức độ công bố thông tin.
Lý thuyết đại diện và Lý thuyết tín hiệu được sử dụng để phát triển các giả
thuyết nghiên cứu liên quan. Nghiên cứu sử dụng Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên đối
với số liệu bảng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Các đánh giá được thực hiện thông qua việc phân tích các báo cáo thường niên của
120 doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2013 – 2015. Mức độ công bố thông tin
được đánh giá dựa vào danh mục gồm 50 khoản mục được xây dựng dựa trên
hướng dẫn tại Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính hướng
dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Kết quả cho thấy rằng, tỉ lệ thành viên HĐQT độc lập, cổ đông tổ chức, mức độ
sinh lời và quy mô công ty có có mối tương thuận với mức độ công bố thông tin trong
khi quyền sở hữu – quản lý và đòn bẩy tài chính lại có tương quan nghịch với mức độ
công bố thông tin của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một
số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là:

TRẦN HỒNG SANG

Sinh ngày:

26/05/1991


Quê quán:

Cà Mau

Hiện công tác tại:

BIDV Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Là học viên cao học khóa 16
Tôi xin cam đoan luận văn: “Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông
tin của các Doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn
Luận văn được thực hiện tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, ngày 16 tháng 10 năm 2017
Tác giả

TRẦN HỒNG SANG


iii

LỜI CÁM ƠN
Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa
học, TS. Trần Anh Tuấn, về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn có giá trị giúp

tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã hết lòng ủng hộ và động
viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT..........................................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................ii
LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................................................x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................................1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ..................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ......................................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
1.4.1 Số liệu sử dụng ................................................................................................. 3
1.4.2 Phương pháp phân tích ..................................................................................... 4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................................... 6
1.5.1 Nghiên cứu nước ngoài .................................................................................... 6
1.5.2 Nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 8
1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ..................................................................................... 9

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN .................................................................11
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN ................................................ 11
2.1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 11
2.1.2 Đo lường mức độ công bố thông tin ................................................................. 12
2.1.3 Xây dựng chỉ số công bố thông tin cho sàn HOSE .......................................... 12


v

2.1.4 Phân loại công bố thông tin .............................................................................. 13
2.1.5 Yêu cầu công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết ............................. 14
2.1.6 Sự cần thiết của công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ..................... 15
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA
DOANH NGHIỆP ............................................................................................................ 17
2.2.1 Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý ............................................................... 18
2.2.2 Tỉ lệ thành viên độc lập của HĐQT .................................................................. 18
2.2.3 Cổ đông Nhà nước ............................................................................................ 19
2.2.4 Cổ đông nước ngoài ......................................................................................... 19
2.2.5 Cổ đông nội bộ ................................................................................................. 20
2.2.6 Cổ đông lớn ...................................................................................................... 20
2.2.7 Cổ đông tổ chức ................................................................................................ 20
2.2.8 Mức độ sinh lời................................................................................................. 21
2.2.9 Tỉ lệ đòn bẩy tài chính ...................................................................................... 21
2.2.10. Quy mô công ty ............................................................................................. 22
2.2.11. Chất lượng kiểm toán .................................................................................... 22
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................28
3.1 ĐẶC ĐIỂM CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 28

3.1.1. Quyền sở hữu – quản lý ................................................................................... 28
3.1.2 Tỉ lệ thành viên HĐQT độc lập ........................................................................ 28
3.1.3 Cổ đông Nhà nước ............................................................................................ 29
3.1.4 Cổ đông nước ngoài ......................................................................................... 29
3.1.5 Cổ đông nội bộ ................................................................................................. 30
3.1.6 Cổ đông lớn ...................................................................................................... 31
3.1.7 Cổ đông tổ chức ................................................................................................ 31
3.1.8 Mức độ sinh lời................................................................................................. 32


vi

3.1.9 Đòn bẩy tài chính.............................................................................................. 33
3.1.10 Quy mô công ty .............................................................................................. 34
3.1.11 Chất lượng kiểm toán ..................................................................................... 34
3.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH................................................................................................ 36
3.2.1 Phân tích tương quan các nhân tố trong mô hình ............................................. 36
3.2.2 Lựa chọn mô hình ............................................................................................. 36
3.2.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) .................................. 36
3.2.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) ................................. 36
3.2.5 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Heteroskedasticity) .......... 37
3.2.6 Kết quả ước lượng mô hình .............................................................................. 39
3.2.7 Nhận xét chung ................................................................................................. 43
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH........................46
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH ................... 46
4.1.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................... 47
4.1.2 Quyền hạn ......................................................................................................... 48
4.2 THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH ..................................................................... 49

4.2.1 Mức độ công bố thông tin theo đánh giá của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh ..... 49
4.2.2 Kết quả nghiên cứu về mức độ công bố thông tin ............................................ 50
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................53
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 53
5.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 54
5.2.1 Điều chỉnh các đặc điểm quản trị ..................................................................... 54
5.2.2 Duy trì cấu trúc quyền sở hữu phù hợp ............................................................ 55
5.2.3 Quản trị tài chính doanh nghiệp ....................................................................... 56
5.2.4 Các giải pháp về quản lý .................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................60


vii

PHỤ LỤC...........................................................................................................................................62


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nghĩa đầy đủ

Từ tiếng Anh

viết tắt
1


HĐQT

Hội đồng quản trị

2

AICPA

Hiệp hội kế toán viên công chứng
của Mỹ

3

ZSE

Thị trường chứng khoán Zimbabwe

4

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế

Organization for Economic
Cooperation and Development

5


IFC

Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài
chính Quốc tế

International Finance
Corporation

6

GTI

Chỉ số quản trị và minh bạch thông
tin

Governance and Transparency
Index

7

TTLKCK Trung tâm lưu kí chứng khoán

8

UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước

9

SGDCK


10



Sở Giao dịch chứng khoán
Giám đốc

American Institute of Certified
Public Accountants


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ................................. 26
Bảng 3.1: Tỉ trọng doanh nghiệp phân theo mức độ sở hữu của cổ đông nước ngoài ........ 30
Bảng 3.2: Tỉ trọng doanh nghiệp phân theo mức độ sở hữu của các đối tượng cổ đông..... 31
Bảng 3.3: Tỉ suất lợi nhuận so với trung bình ngành ........................................................... 32
Bảng 3.4: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình ....................................................... 35
Bảng 3.5: Kết quả ước lượng mô hình REM ....................................................................... 38
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ............................................................... 44
Bảng 4.1: Mức độ công bố thông tin phân theo nhóm thông tin ......................................... 50


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỉ trọng doanh nghiệp phân theo quyền sở hữu – quản lý .............................. 28
Biểu đồ 3.2: Tỉ trọng doanh nghiệp phân theo tỉ lệ thành viên độc lập HĐQT ................... 29
Biểu đồ 3.3: Tỉ trọng doanh nghiệp theo mức độ sở hữu của cổ đông nhà nước ................ 29

Biểu đồ 3.4: Tỉ trọng doanh nghiệp phân theo tỉ lệ đòn bẩy tài chính ................................. 33
Biểu đồ 3.5: Tỉ trọng doanh nghiệp phân theo quy mô công ty .......................................... 34
Biểu đồ 3.6: tỉ trọng các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty thuộc nhóm Big 4
............................................................................................................................................. 35


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các thị trường, đặc biệt là thị
trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán có sự nhạy cảm rất cao đối với các
thông tin được công bố vì những ảnh hưởng trực tiếp của nó đến quyết định của các
nhà đầu tư. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các tổ chức và cá nhân đều
phải dựa vào nguồn thông tin do doanh nghiệp công bố. Vì thế, minh bạch thông tin
là yêu cầu chính đáng của các nhà đầu tư và cũng là nghĩa vụ đối với các doanh
nghiệp niêm yết nhằm đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả,
công bằng và phát triển.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì thị trường chứng khoán dần mở rộng
về quy mô và cũng như có những bước phát triển mạnh mẽ. Thông tin trên thị
trường càng trở nên đa dạng, phản ánh nhiều phương diện trong hoạt động của
doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng tham gia có được cái nhìn toàn diện, từ đó, có
những phân tích, phán đoán và ra quyết định phù hợp. Nhu cầu của nhà đầu tư về
thông tin của doanh nghiệp cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải doanh
nghiệp nào cũng quan tâm và chú trọng đến các thông tin công bố ra bên ngoài.
Hiện vẫn còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp công bố thông tin không đầy đủ hoặc
không đúng thời hạn. Hậu quả là trong thời gian qua một số doanh nghiệp niêm yết
đã bị xử phạt do vi phạm các quy định về công bố thông tin. Thực trạng này đã và
đang gây nên những ảnh hưởng tâm lý không tốt đến các nhà đầu tư nói riêng và

tính minh bạch của thị trường chứng khoán nói chung.
Theo Lý thuyết đại diện (Jensen & Meckling, 1976), luôn có sự bất cân xứng
thông tin giữa các doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan. Công bố
thông tin ra bên ngoài là cách để doanh nghiệp giảm tình trạng này, từ đó làm giảm
bớt chi phí đại diện. Vì thế, để đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách hiệu quả,
thông tin được doanh nghiệp công bố ra bên ngoài cần được đảm bảo về tính đầy
đủ, trung thực và kịp thời. Vấn đề này từ lâu đã được nghiên cứu tại thị trường
chứng khoán của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam các tác giả vẫn


2

chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này và những nghiên cứu thực nghiệm về công bố
thông tin tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế.
Qua những phân tích trên, ta có thể thấy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin sẽ giúp đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng
mức độ cũng như nâng cao chất lượng của các thông tin được công bố. Điều này có
ý nghĩa hết sức cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Vì thế, tác giả đã chọn nghiên
cứu đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh
nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.
Hồ Chí Minh, từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ
công bố thông tin của các doanh nghiệp, cung cấp cho nhà đầu tư các chỉ tiêu nhận
diện tham khảo và đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm gia tăng
tính minh bạch của thị trường.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm

yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh;
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh;
- Mục tiêu 3: Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ công bố
thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin
của các doanh nghiệp, cung cấp cho nhà đầu tư các chỉ tiêu nhận diện tham khảo và
đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm gia tăng tính minh bạch của
thị trường.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Giới hạn của đề tài là chỉ tập trung nghiên cứu các công ty đang niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.


3

1.3.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu được sử dụng trong đề tài giới hạn trong khoảng thời gian 3 năm từ
năm 2013 đến năm 2015 do từ năm 2012 Bộ Tài chính mới ban hành văn bản đầu
tiên quy định về Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó hướng
dẫn trình bày Báo cáo thường niên của doanh nghiệp theo mẫu.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ công bố thông tin của các công ty đã niêm
yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trước ngày 01/01/2013.
Đề tài sẽ giới hạn nghiên cứu mức độ công bố thông tin từ báo cáo thường
niên và không tập trung đánh giá các nguồn thông tin khác mà doanh nghiệp công
bố ra bên ngoài một cách bắt buộc hoặc tự nguyện.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Số liệu sử dụng

Tính đến 01/01/2013, tổng số công ty niêm yết tại Sở GDCK TP. Hồ Chí
Minh là 380 công ty. Các doanh nghiệp niêm yết trong khoảng thời gian từ ngày
01/01/2013 đến 31/12/2013 được loại khỏi mẫu do các doanh nghiệp cần đảm bảo
thời gian niêm yết từ một năm trở lên để có thể tiếp cận đầy đủ các yêu cầu về công
bố thông tin (Owusu-Ansah, 1998). Sau khi loại trừ các công ty là ngân hàng, công
ty chứng khoán, bảo hiểm ra khỏi mẫu nghiên cứu do các đặc điểm và các quy định
riêng biệt mà nhóm các công ty này phải tuân thủ. Ví dụ như tỉ lệ sở hữu của các cổ
đông nước ngoài đối với các ngân hàng được giới hạn ở mức thấp hơn các công ty
phi tài chính hay các ngân hàng sẽ có quy mô lớn hơn rất nhiều so với các công ty
thương mại, dịch vụ, v.v. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng làm sai lệch kết quả
ước lượng. Sau khi chọn lọc, số công ty còn lại là 295 công ty. Kích thước của mẫu
được tính xác định bởi công thức của Slovin (1960):
n = N/(1+N.e2)

(4)

trong đó: N là tổng thể, n là mẫu, e là sai số cho phép.
Kích thước tối thiểu của mẫu (n) ở mức sai số 10% là :
n = 295/(1+295x0,12) = 75


4

Tác giả thu thập số liệu từ 120 trong số 295 công ty trên. Việc chọn lựa 120
doanh nghiệp được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Cách lựa chọn được thực hiện theo trình tự như sau: (1) liệt kê danh sách đối với
295 doanh nghiệp; (2) các doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên với phần mềm
Excel

bằng


việc

thiết

lập

hàm

Index(sourcerange;UniqueRandomNum(bottom;top;amount)), được trình bày tại
Phụ lục 9; (3) Nếu quá trình chọn lựa cho kết quả bị trùng thì bỏ qua và tiếp tục lựa
chọn cho đến khi đủ số lượng. Kết quả từ hàm số này đã chọn ra ngẫu nhiên 120
trong số 295 doanh nghiệp đã liệt kê. Số liệu về 120 doanh nghiệp này sẽ được thu
thập trong khoảng thời gian từ 2013 - 2015.
Đề tài sử dụng số liệu từ hai nguồn dữ liệu:
- Thứ nhất, nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên của
120 doanh nghiệp niêm yết trong 3 năm từ năm 2013 - 2015. Đây là nguồn thông tin
chủ yếu, mang tính chính thống, tổng quát mà doanh nghiệp công bố ra bên ngoài
được thu thập trên trang web của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh và trên trang web
chính thức của các công ty.
- Thứ hai, số liệu thứ cấp về thông tin của các công ty niêm yết trên trang web
vndirect.com.vn và cophieu68.vn để bổ sung các thông tin chưa đầy đủ trên Báo cáo
thường niên của các công ty.
1.4.2 Phương pháp phân tích
a. Mục tiêu 1:
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như phân tích tần số, số trung bình,
phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối để xem xét và đánh giá mức độ công
bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh.
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối:

∆y = y1 – y0
trong đó,

y1 : chỉ tiêu năm đang phân tích.
y0 : chỉ tiêu năm trước năm đang phân tích.


5

∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
+ Phương pháp so sánh số tương đối:
Δy =
trong đó,

y1  y 0
x 100%
y0

y1 : chỉ tiêu năm đang phân tích.
y0 : chỉ tiêu năm trước năm đang phân tích.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

- Phương pháp suy luận để đề xuất một số giải pháp đối với doanh nghiệp và
kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan để từ đó góp phần nâng cao mức độ công
bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh.
b. Mục tiêu 2
i. Định lượng và đo lường các biến trong mô hình:
- Biến phụ thuộc
Ngày 5 tháng 4 năm 2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 52 hướng dẫn về

việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, theo đó, doanh nghiệp niêm yết
phải lập Báo cáo thường niên theo hướng dẫn tại Phụ lục II kèm theo Thông tư (chi
tiết xem tại Phụ lục 1)
Để đánh giá mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp, đề tài dựa trên
hướng dẫn tại Thông tư 52 hiện hành. Từ năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành
Thông tư 52 kèm theo hướng dẫn lập Báo cáo thường niên theo các nội dung yêu
cầu. Vì thế, Báo cáo thường niên của các công ty đều được trình bày thống nhất
theo hướng dẫn. Tác giả sẽ dựa vào đó để đánh giá mức độ công bố thông tin theo
quy định của các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc sử dụng Thông tư 52 để xây dựng
nên bộ tiêu chí cũng sẽ đảm bảo sự phù hợp đối với các đặc điểm riêng biệt của thị
trường chứng khoán Việt Nam so với các chỉ số công bố thông tin được xây dựng
đối với một số thị trường trên thế giới như đã đề cập ở những phần trước.


6

c. Mục tiêu 3
Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2, sử dụng phương pháp suy luận
để đề xuất một số giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị đối với các cơ quan
hữu quan để từ đó góp phần nâng cao mức độ công bố thông tin của các doanh
nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Nghiên cứu nước ngoài
Công bố thông tin là một vấn đề được quan tâm tại tất cả các thị trường chứng
khoán trên thế giới. Lượng thông tin được các doanh nghiệp công bố ra bên ngoài,
đặc biệt là thông qua các báo cáo thường niên luôn là kênh thông tin quan trọng,
được các cổ đông và nhà đầu tư quan tâm. Cho đến nay, khá nhiều nghiên cứu về
mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới đã
được thực hiện.
Mặc dù báo cáo thường niên chỉ là một trong số các phương tiện để doanh

nghiệp công bố thông tin ra bên ngoài, tuy nhiên, nó lại là kênh thông tin quan
trọng. Mức độ công bố thông tin thông qua Báo cáo thường niên tương quan thuận
với lượng thông tin được truyền tải thông qua các phương tiện thông tin khác
(Botosan, 1997). Vì thế, nghiên cứu sẽ tập trung vào đánh giá Báo cáo thường niên
vì lượng thông tin và tính chất quan trọng của kênh thông tin này, trong khi các
kênh khác có tác dụng bổ sung và làm rõ thêm thông tin.
Trong các bài nghiên cứu, chỉ số đánh giá mức độ công bố thông tin thường
được các tác giả tự xây dựng, ví dụ trong nghiên cứu của mình Botosan đã tự xây
dựng chỉ số công bố thông tin để đánh giá mức độ công bố thông tin thông qua các
Báo cáo thường niên dựa vào các hướng dẫn của AICPA (American Institute of
Certified Public Accountants), SRI International...
Nghiên cứu của Fathi (2013) đối với các doanh nghiệp niêm yết tại sàn chứng
khoán của Cộng hòa Tunisia trong giai đoạn 2004 - 2009. Nghiên cứu này tìm hiểu
các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc công bố các thông tin tài chính tại một nước
đang phát triển như Tunisia. Một bảng câu hỏi được sử dụng để đánh giá mỗi yếu tố
trên thang điểm 3 để phản ánh chất lượng thông tin được công bố. Tác giả đã xây


7

dựng hai chỉ số (1 có trọng số và 1 không có trọng số) dựa trên quan điểm của
những người sử dụng thông tin tài chính như các nhà đầu tư, nhà phân tích chứng
khoán, ngân hàng. Kết quả cho thấy mức độ công bố thông tin chịu ảnh hưởng của
quy mô, đòn bẩy, tỉ suất lợi nhuận, cấu trúc sở quyền sở hữu và kiểm soát chất
lượng được đo bằng sự tham gia kiểm toán của các công ty kiểm toán thuộc nhóm
Big4.
Một nghiên cứu khác của Fathi (2013) xem xét mối quan hệ giữa chất lượng của
thông tin tài chính công bố và cơ chế quản lý của hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu và
kiểm soát của các công ty Pháp thuộc SBF 250 trong khoảng thời gian 5 năm từ năm
2004 đến năm 2008. Chất lượng của thông tin tài chính được ước tính bằng chỉ số

công bố thông tin dựa trên việc đánh giá các bản Báo cáo thường niên với 78 nhóm
thông tin. Kết quả cho thấy tác động tích cực của các biến như quy mô của Ban giám
đốc, sự tham gia của các thành viên tại các cuộc họp Hội đồng quản trị, kiểm toán bởi
Big 4 và niêm yết kép.
Nghiên cứu của Michailesco (1998) trên mẫu gồm 100 công ty công nghiệp và
thương mại từ năm 1991 đến năm 1995. Trong đó, chất lượng thông tin công bố
được đo lường cũng bằng chỉ số tự xây dựng dựa trên kỳ vọng và đánh giá của các
nhà phân tích tài chính Pháp về các thông tin đã được công bố. Nghiên cứu dùng
các mô hình hồi qui đa biến và đơn biến để tìm ra mối liên hệ với các biến độc lập
như: mức độ cấu trúc quyền sở hữu, đòn bẩy, mức độ sinh lời, tình trạng niêm yết
nhưng kết quả cho thấy rằng chỉ có tình trạng niêm yết là có ảnh hưởng đáng kể đến
chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp này trong giai đoạn 1991 - 1995.
Nghiên cứu của Owusu - Ansah (1998) về các yếu tố ảnh hưởng đến các thông
tin bắt buộc của 49 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán
Zimbabwe (ZSE) trên các Báo cáo thường niên với chỉ số đánh giá được dựa trên
các mục thông tin được quy định bởi luật doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán tài
chính và các quy định niêm yết.
Bên cạnh đó, một số tác giả lại đi sâu vào việc công bố thông tin một cách tự
nguyện của các doanh nghiệp niêm yết. Nghiên cứu của Barako (2007) đối với các
doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Kenya, xem xét các yếu tố liên quan đến
công bố thông tin tự nguyện của bốn loại thông tin: thông tin tổng quát và chiến


8

lược, thông tin tài chính, thông tin định hướng, thông tin xã hội và hội đồng quản trị
trong các báo cáo thường niên của các công ty Kenya. Nghiên cứu điều tra ảnh
hưởng của các yếu tố như cơ chế quản trị doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu và đặc điểm
của công ty đến công bố thông tin tự nguyện đối với các loại thông tin khác nhau.
Để ước tính các yếu tố này, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng OLS và

Sai số chuẩn điều chỉnh cho số liệu bảng (Panel-Corrected Standard Errors PCSEs). Kết quả chỉ ra rằng, công bố thông tin bị ảnh hưởng bởi thuộc tính quản trị
doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu và đặc điểm của công ty. Đặc biệt, kết quả cũng cho
thấy quy mô công ty và ngành nghề có mối liên hệ đáng kể đến việc công bố thông
tin tự nguyện.
Nghiên cứu được thực hiện đối với các công ty niêm yết tại Bahrain của
Juhmani (2013) sử dụng mô hình hồi qui bội cho kết quả là quy mô và đòn bẩy là
hai yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Nghiên cứu sử dụng
chỉ số công bố thông tin tự xây dựng với các chỉ tiêu được xây dựng dựa trên
khuyến nghị của OECD và các quy định khác của pháp luật về công bố thông
tin.
Nghiên cứu của Chau và Gray (2002) về mối quan hệ giữa cấu trúc quyền sở
hữu và vấn đề việc công bố thông tin tự nguyện tại Hồng Công và Singapore cho
kết quả là mức độ công bố thông tin tự nguyện sẽ ít hơn đối với các công ty gia
đình, một đặc điểm riêng quan trọng của thị trường chứng khoán Hồng Công và
Singapore.
1.5.2 Nghiên cứu trong nước
Trên thế giới, vấn đề này đã được nghiên cứu khá nhiều và từ khá lâu, từ
những thị trường chứng khoán đã phát triển ở trình độ cao cho đến những thị trường
chứng khoán mới nổi. Tại Việt Nam những bài báo khoa học về đề tài này cũng vẫn
còn hạn chế.
Nghiên cứu trong nước về thông tin công bố tự nguyện thông qua các báo cáo
thường niên của Tạ Quang Bình (2012, trang 69 – 90) đã đánh giá mức độ công bố
thông tin tự nguyện của 199 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong năm 2009 và so sánh giữa yêu cầu thông tin của các chuyên gia phân
tích tài chính và quan điểm của các Giám đốc tài chính. Một phát hiện của nghiên


9

cứu là mức độ công bố thông tin về nguồn nhân lực của một nước đang phát triển

như Việt Nam lại ngang bằng với các nước phát triển như Nhật Bản hay Ireland.
Bài nghiên cứu của Ngô Thu Giang và Đặng Anh Tuấn (2013, trang 24 – 30)
về mối quan hệ giữa đặc điểm công ty tới công bố thông tin của công ty niêm yết lại
cho thấy hoạt động công bố thông tin tốt hơn tại các công ty có sở hữu nước ngoài,
có kết quả kinh doanh khả quan trong kỳ nghiên cứu, có sức sinh lời vốn chủ sở hữu
cao và có sự độc lập trong quản lý giữa Ban giám đốc và Hội đồng quản trị, trong
khi đó, tỷ trọng sở hữu nội bộ, năng lực sản xuất lại có tác động làm tiêu cực tới
hoạt động công bố thông tin.
Nhìn chung, nghiên cứu của các tác giả tại những thị trường chứng khoán phát
triển chú trọng đến các thông tin công bố tự nguyện, trong khi tại các thị trường mới
nổi, đối tượng của nghiên cứu thường là các thông tin bắt buộc. Qua lược khảo các
tài liệu trong và ngoài nước, các yếu tố về cấu trúc quyền sở hữu cũng như các đặc
điểm về tài chính có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp
niêm yết, tuy nhiên xu hướng tác động của các yếu tố này không giống nhau giữa
các thị trường chứng khoán, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và cả những
đặc điểm xã hội của đất nước đó.
1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày thành 5 chương với các nội dung chính như sau:
Trong Chương 1, tác giả đã nêu lên tính cần thiết cũng như mục tiêu cần đạt
được của đề tài, tác giả trình bày sơ lược những nghiên cứu được tham khảo cả ở
trong và ngoài nước với đề tài tương tự cùng với kết quả cũng như phương pháp mà
các nhà nghiên cứu đã sử dụng. Ngoài ra, tác giả đã giới hạn phạm vi nghiên cứu
của mình về không gian, thời gian và đối tượng cho phù hợp.
Trong Chương 2, tác giả trình bày các cơ sở lý luận liên quan đến công bố
thông tin và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin đồng thời khái
quát mô hình nghiên cứu sẽ thực hiện trong các chương tiếp theo.
Chương 3 trình bày kết quả của nghiên cứu, cụ thể là trình bày đặc điểm của
các nhân tố ảnh hưởng cũng như đánh giá tác động của các nhân tố này đến mức độ
công bố thông tin, các nhân tố này có ảnh hưởng hay không và mức độ ảnh hưởng
như thế nào.



10

Chương 4 là chương mô tả thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp
niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Tác giả khái quát chung
về các đặc điểm và tình hình hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh.
Cuối cùng, trong chương 5, tác giả đã đưa ra kết luận và đề xuất một số kiến
nghị đối với các cơ quan có liên quan để có những điều chỉnh thích hợp trong thời
gian tới.


11

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
2.1.1 Khái niệm
International Finance Corporation (IFC) định nghĩa công bố thông tin: “là
thuật ngữ chỉ sự phát ngôn chính thức để đưa thông tin đến các đối tượng quan tâm
và chịu ảnh hưởng”. Theo đó, công bố thông tin là việc truyền đi thông tin cũng như
khiến các thông tin này trở nên dễ hiểu và dễ tiếp cận đối với các bên có liên quan.
Công bố thông tin của các doanh nghiệp được hiểu là sự công bố ra công
chúng các báo cáo của công ty, qua đó công ty truyền tải các thông tin kinh tế, tài
chính, phi tài chính hoặc các thông tin khác liên quan tới tình hình tài chính và tình
hình hoạt động của mình ra bên ngoài (Owusu-Ansah, 1998).
Theo quan điểm của Bộ Tài Chính, được thể hiện trong Sổ tay công bố thông
tin dành cho các công ty niêm yết thì “công bố thông tin được hiểu là phương thức

để thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông và
công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời”.
Công bố thông tin được thực hiện sau khi các thông tin tài chính đã được thu
thập và xử lý và được trình bày theo các quy định, chuẩn mực nhất định (Quy định
của Luật doanh nghiệp, các cơ quan quản lý về kế toán, Ủy ban chứng khoán, v.v
…) nhằm thể hiện tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, cung
cấp các thông tin này với các bên liên quan. Nội dung, số lượng, hình thức thông tin
công bố sẽ có sự khác biệt tùy theo các quy định riêng của từng quốc gia cụ thể.
Một công ty có thể hoặc không cần phải công bố các thông tin kế toán mà luật pháp
không yêu cầu. Công bố thông tin trong giới hạn tối thiểu theo quy định của pháp
luật được gọi là công bố thông tin bắt buộc và các thông tin nào công bố ngoài quy
định, vượt qua giới hạn này được gọi là công bố thông tin tự nguyện. Những thông
tin này được cung cấp thêm nhằm thoả mãn đầy đủ hơn nhu cầu của người sử dụng
thông tin bên ngoài doanh nghiệp như các nhà phân tích tài chính, các công ty tư
vấn, các nhà đầu tư, v.v.


12

2.1.2 Đo lường mức độ công bố thông tin
a. Chỉ số công bố thông tin tại một số thị trường trên thế giới
- Chỉ số IDTRS tại Đài Loan
Năm 2003, Viện Nghiên cứu Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (Securities
and Futures Institute - SFI) dưới sự chỉ đạo của Sở Giao dịch chứng khoán Đài
Loan (TWSE) và Sàn Giao dịch chứng khoán phi tập trung (GTSM) đã công bố Hệ
thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa thông tin, viết tắt là IDTRS
(Information Disclosure and Transparency Ranking System) để đo lường mức độ
công bố thông tin thông tin của tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Đài Loan. Các công ty được đánh giá dựa trên một hệ thống các tiêu chí về
công bố thông tin. Năm 2003, khi bắt đầu tiến hành đánh giá, bộ tiêu chí này gồm

62 câu hỏi, năm 2004 con số này là 88 câu hỏi và đến năm 2012 đã tăng lên 113 câu
hỏi.
- Chỉ số GTI của Singapore
Từ năm 2009, chỉ số minh bạch thông tin CTI được thay thế bởi Chỉ số quản
trị và minh bạch thông tin (Governance and Transparency Index - GTI). Nhóm các
chỉ số này được tạp chí Business Times, Trung tâm quản trị công ty (CGIO), các
học viện và các tổ chức thuộc Trường Kinh doanh - Đại học Quốc gia Singapore
phối hợp cùng xây dựng. Bên cạnh đó, còn có sự tài trợ của CPA Australia và sự hỗ
trợ của Hiệp hội Đầu tư và Quản lý Singapore.
Để đánh giá được tổng điểm GTI của các công ty niêm yết trên Thị trường
chứng khoán Singapore, các nguồn thông tin sơ cấp được sử dụng như: các báo cáo
thường niên của năm trước đó, các thông tin công bố tại Sở Giao dịch chứng khoán
Singapore (SGXNet) hoặc website của công ty.
Tuy nhiên, GTI là chỉ số tổng hợp đánh giá cả tình hình quản trị công ty và
minh bạch thông tin của các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán
Singapore, mà chưa có chỉ số đánh giá riêng tính minh bạch thông tin của các công
ty niêm yết và chỉ số này vẫn cần tiếp tục được cải thiện hơn nữa về mặt nội dung.
2.1.3 Xây dựng chỉ số công bố thông tin cho sàn HOSE
Định kì hằng năm từ năm 2013, Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
(Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình chấm và trao giải Công bố


13

thông tin và minh bạch cho các doanh nghiệp niêm yết. Sở GDCK TP. Hồ Chí
Minh đã sử dụng khuyến nghị của OECD về Quản trị công ty, Thông tư
52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012 và Thông tư số 121/2012/TT-BTC ban
hành ngày 26/07/2012 và các quy định khác có liên quan để xây dựng nên bộ tiêu
chí đánh giá gồm 121 câu hỏi trên 5 lĩnh vực.
Đây sẽ là cơ sở để từ đó, Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nghiên cứu

để xây dựng chỉ số công bố thông tin và minh bạch (CG). Chỉ số này khi ra đời sẽ
góp phần thúc đẩy sự minh bạch trên thị trường chứng khoán và bảo vệ các cổ đông
và đo lường hiệu quả công bố thông tin của doanh nghiệp. Chỉ số CG là chỉ số đánh
giá mức độ thực hiện quản trị công ty của các doanh nghiệp, cách tính toán chỉ số
này được tính theo phương pháp tính chỉ số giá. Các doanh nghiệp trong nhóm được
tính chỉ số sẽ được các nhà đầu tư đánh giá và ghi nhận bằng chính mức giá giao
dịch trên thị trường. Những doanh nghiệp khác sẽ dựa vào đó để định vị và xác định
được những vấn đề cần phải hoàn thiện của công ty mình để tiếp tục phát triển bền
vững.
2.1.4 Phân loại công bố thông tin
Có thể phân loại thông tin công bố trên thị trường qua nhiều tiêu thức sau:
a. Phân loại theo tính chất
- Thông tin bắt buộc: là các thông tin phải công bố theo quy định của các văn
bản pháp luật của một quốc gia, như Luật Doanh nghiệp, Chuẩn mực kế toán, chế
độ kế toán và các quy định về công bố thông tin của Ủy ban chứng khoán nhà nước
(UBCKNN) và Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK).
- Thông tin tự nguyện: là các thông tin mà các doanh nghiệp niêm yết tự
nguyện công bố ngoài các thông tin bắt buộc công bố để các nhà đầu tư, đối tượng
sử dụng thông tin khác có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cũng như hoạt động
của doanh nghiệp.
b. Phân loại theo thời gian
- Thông tin quá khứ: thông tin quá khứ phản ánh sự vật, hiện tượng đã xảy ra.
Thông tin loại này được sử dụng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, đánh giá tình
hình hoạt động…


14

- Thông tin hiện tại: phản ánh kết quả hoạt động và sự phát triển của đối
tượng. Những thông tin này luôn phải đảm bảo tính cập nhật.

- Thông tin tương lai: các dự báo trên cơ sở thông tin trong quá khứ và hiện
tại. Thông tin dạng này sẽ giúp người sử dụng thông tin xác định xu hướng, những
vấn đề cần giải quyết trong tương lai để chủ động điều chỉnh hành động cho phù
hợp với những diễn biến có thể xảy ra.
c. Phân loại theo cách truyền tin
- Thông tin có hệ thống: truyền đi theo nội dung và thủ tục đã định trước theo
định kì và trong thời hạn nhất định, người thu thập thông tin đã biết trước, gồm có:
+ Các báo cáo thống kê được duyệt;
+ Thông tin về tình hình hoạt động hàng ngày hoặc hàng tháng, quý.
- Thông tin không có hệ thống: là những thông tin được truyền đi khi có sự
kiện đột xuất nảy sinh trong quá trình hoạt động hoặc xảy ra ngoài môi trường,
mang tính chất ngẫu nhiên, tạm thời.
2.1.5 Yêu cầu công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
Các yêu cầu về công bố thông tin được quy định lần đầu tiên tại Thông tư
57/2004/TT- BTC. Thông tư 38/2007/TT-BTC đã quy định cụ thể hơn các yêu cầu
của việc công bố thông tin và đến Thông tư 52/2012/TT – BTC càng nhấn mạnh
việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp
luật, hoạt động công bố thông tin phải do Giám đốc hoặc người uỷ quyền công bố
thông tin thực hiện, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội
dung thông tin do người được uỷ quyền. Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính
xác và kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thực hiện công bố thông tin thông qua người được uỷ quyền công
bố thông tin, công ty đại chúng, tổ chức phát hành, công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ phải đăng ký 1 người được uỷ quyền thực hiện công bố thông tin.
Trường hợp thay đổi người được uỷ quyền công bố thông tin phải thông báo bằng
văn bản cho UBCKNN, SGDCK ít nhất 5 ngày làm việc trước khi có sự thay đổi.
Trường hợp có bất kỳ thông tin nào làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán thì
người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố thông
tin phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận



×