Tải bản đầy đủ (.docx) (197 trang)

Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế kinh nghiệm một số quốc gia châu á và hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 197 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TIẾN ĐỨC

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG
QUỐC TẾ: KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á VÀ
HÀM Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TIẾN ĐỨC

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG
QUỐC TẾ: KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á VÀ
HÀM Ý CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn An Hà


2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Đức

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được dùng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận án

Nguyễn Tiến Đức


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án với chủ đề: “Năng lực cạnh tranh của
các cảng hàng không quốc tế: Kinh nghiệm một số quốc gia Châu Á và
hàm ý cho Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, cổ vũ động
viên và hỗ trợ của các Thầy Cô, gia đình, bạn bè và nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn là
PGS.TS. Nguyễn An Hà và PGS.TS. Nguyễn Thanh Đức. Dưới sự hướng
dẫn nhiệt tình của thầy cô đã giúp tôi từ những bước đầu định hướng về đề tài
nghiên cứu của mình, tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận án. Những nhận xét và đánh giá của thầy cô, đặc biệt
là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu,
thực sự là những bài học vô cùng quý giá không chỉ trong quá trình viết luận

án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Tôi cũng xin chân
thành cảm ơn Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội
Việt Nam, đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Tổng Cảng Hàng không Việt Nam, Ban
Giám đốc Cảng Hàng không Nội Bài và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, có
những ý kiến gợi mở về định hướng chính sách, trao đổi kinh nghiệm thực
tiễn và hỗ trợ tôi thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin dành sự yêu thương và biết ơn tới gia đình tôi, vợ tôi
và các con Táo và Nắng đã luôn là nguồn động lực mạnh mẽ, đầy tin tưởng,
chỗ dựa vững chắc để giúp tôi hoàn thành luận án.
Tác giả luận án

Nguyễn Tiến Đức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...........................11
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài.................................................11
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh........................................................................................................ 11
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của các cảng
hàng không thế giới......................................................................................... 17
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của các cảng
hàng không Việt Nam......................................................................................23
1.2. Khoảng trống nghiên cứu......................................................................... 23
Chƣơng 2: CƠ SỞ L LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG HÀNG KH NG QUỐC TẾ..............27
2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế...27

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................27
2.1.2. Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh........................................... 31
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CHK quốc tế......39
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh CHKQT.............................. 45
2.2. Yêu cầu và tính tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các
cảng hàng không quốc tế................................................................................. 53
2.2.1. Yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không
quốc tế:............................................................................................................53
2.2.2. Tính tất yếu để nâng cao năng lực cạnh của các cảng hàng không
quốc tế:............................................................................................................55
Chƣơng

3: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ CẢNG

HÀNG KH NG QUỐC TẾ Ở CHÂU Á VÀ NHỮNG ĐỐI SÁNH
VỚI VIỆT NAM............................................................................................58


3.1. Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế ở Châu Á..............59
3.1.1. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Cảng hàng không quốc
tế Singapore.....................................................................................................59
3.1.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không
quốc tế Nhật Bản............................................................................................. 73
3.1.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không
quốc tế Ấn Độ..................................................................................................83
3.2. Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không Việt Nam trong đối
sánh với một số cảng hàng không ở Châu Á................................................... 94
3.2.1. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc
tế Việt Nam......................................................................................................94
3.2.2. Năng lực cạnh tranh của một số CHK ở Việt Nam..............................102

Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG HÀNG KH NG QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CỦA QUỐC TẾ...........................................................................................112
4.1. Tổng kết kinh nghiệm của các cảng hàng không quốc tế Châu Á và
bài học cho Việt Nam....................................................................................112
4.1.1. So sánh năng lực cạnh tranh của các CHK Việt Nam và ba CHK
quốc tế nổi tiếng ở Châu Á............................................................................112
4.1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các CHK Châu Á.....115
4.1.3 Bài học cho Việt Nam...........................................................................122
4.2. Định hướng phát triển các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam.............124
4.2.1. Mục tiêu phát triển các cảng hàng không Việt Nam............................124
4.2.2. Chiến lược phát triển các cảng hàng không Việt Nam........................125
4.3. Một số quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không
quốc tế của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.......................129


4.4. Chính sách và giải pháp đối với Chính phủ............................................134
4.5. Giải pháp đối với các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam..............136
4.5.1. Nhóm giải pháp cải thiện nguồn lực, môi trường cảng hàng không... 136
4.5.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý của ACV........................140
4.6. Kiến nghị đối với Cục hàng không Việt Nam........................................ 143
KẾT LUẬN.................................................................................................. 146
DANH MỤC C NG TRÌNH C NG BỐ CỦA TÁC GIẢ....................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 149
PHỤ LỤC..................................................................................................... 159


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt


Nguyên nghĩa
tiếng Anh

Nghĩa tiếng việt

1

ACI

Airports Council International

Hội đồng Cảng hàng không
quốc tế

2

ACV

Airports Corporation of Viet Tổng công ty Cảng hàng
Nam
không Việt Nam

3

CHK

4

DAD


Da Nang International Airport

5

IATA

The International Air Transport Hiệp hội vận tải hàng không
Association
quốc tế

6

ICAO

International Civil
Organization

7

IMF

International Monetary Fund

8

NAA

Narita International
Corporation


9

NIA

Noi Bai International Airport

10

SWOT

Strengths,
Weaknesses Mô hình đánh giá năng lực
Opportunities and Threats
của doanh nghiệp bao gồm
điểm mạnh, yếu, có hội và
thách thức

11

TSA

Tan Son Nhat International Cảng hàng không quốc tế Tân
Airport
Sơn Nhất

Cảng hàng không
Cảng hàng không quốc tế Đà
Nẵng


Aviation Tổ chức Hàng không Dân
dụng Quốc tế
Qu tiền tệ thế giới

Airport Tập đoàn cảng hàng không
quốc tế Narita
Cảng hàng không quốc tế Nội
Bài


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số định nghĩa về ngành, cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh cấp ngành................................................................................... 12
Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT của CHKQT..............................44
Bảng 2.2: Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của CHKQT.................46
Bảng 2.3: Phân loại năng lực cạnh tranh của CHK......................................... 52
Bảng 2.4: Chú thích các chỉ số viết tắt và nguồn thu thập dữ liệu..................53
Bảng 3.1: Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Changi
Airport Group giai đoạn tháng 4/2011 – tháng 3/2017........................72
Bảng 3.2: Lượng hành khách qua một số CHK Nhật Bản năm 2016-2017 ...
82 Bảng 3.3: Chỉ tiêu tài chính của ACV giai đoạn tháng 4-12/2016...........100
Bảng 4.1: Chỉ số năng lực cạnh tranh cảng hàng không năm 2016...............112


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình kim cương của Michael Porter..........................................32
Hình 2.2: Mô hình phân tích SWOT...............................................................34
Hình 2.3: Mô hình phân tích PEST.................................................................37
Hình 3.1: Lượng khách qua cảng Changi giai đoạn 2012-2017......................71
Hình 3.2: Lượng hàng hóa vận chuyển tại sân bay Changi.............................71

giai đoạn 2012 - 2017......................................................................................71
Hình 3.3: Lưu lượng hành khách tại cảng Indira Gandhi từ năm tài chính
2012/13 đến 2017/18.............................................................................92
Hình 3.4: Lưu lượng hàng hóa qua Indira Gandhi từ năm tài chính
2012/13 đến 2017/18.............................................................................92
Hình 3.5: Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không tại một số khu
vực, 2014 – 2034...................................................................................94
Hình 3.4: Mô hình SWOT của Tổng công ty CHK Việt Nam ACV.............101
Hình 4.1: Tổng hợp các đánh giá về năng lực của các CHK quốc tế ở VN . 132


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành Hàng không
trên thế giới đang phát triển hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. So với các
loại hình vận tải khác, vận tải hàng không là một trong những loại hình được
ưa chuộng nhất. Báo cáo thường niên của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc
tế (IATA, 2018) cho thấy số lượng hành khách có thể sẽ tăng vọt trong hai
thập kỷ tới. IATA dự đoán năm 2035 sẽ có khoảng 7,2 tỉ hành khách di
chuyển bằng đường hàng không, gần gấp đôi mức 3,8 tỉ hành khách ở thời
điểm hiện tại. Thống kê 2017 của Hội đồng Cảng hàng không quốc tế (ACI,
2017) cũng cho biết lưu lượng hành khách toàn cầu tại các sân bay lớn trên
thế giới tăng gần 6% mỗi năm.
Ở Việt Nam, ngành Hàng không bắt đầu có bước chuyển mình tăng
trưởng khi chính phủ M gỡ bỏ lệnh cấm vận và tăng trưởng nhanh hơn khi
Việt Nam gia nhập WTO. Hơn thế nữa, ngành hàng không được hưởng lợi
nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng như việc Việt Nam đẩy mạnh hội
nhập kinh tế giới bằng các hiệp định FTA. Số liệu của Hiệp hội Vận tải hàng
không quốc tế (IATA, 2018) cho thấy sự gia nhập của các hãng hàng không
giá rẻ đã đưa ngành hàng không Việt Nam tăng trưởng cao nhất nhì thế giới

từ năm 2010 đến nay (không tính các quốc gia có lượt hành khách hàng
không nhỏ hơn 6 triệu lượt/năm). Việt Nam được đánh giá tiếp tục là quốc
gia nằm trong nhóm có ngành hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Dự báo đến năm 2034 và ngành hàng không Việt Nam sẽ phục vụ 340 triệu
lượt khách, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018 2034 là 7,97% (IATA, 2018).
Sự mở cửa giao thông với các nền kinh tế, sự hợp tác về mọi mặt cũng
đã thúc đẩy ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và các cảng
1


hàng không nói riêng không ngừng phát triển nhưng cũng tạo ra không ít áp
lực cạnh tranh đối với các cảng hàng không trong khu vực. Hiện tại, hệ thống
cảng hàng không Việt Nam gồm 21 cảng hàng không dân dụng trải rộng trên
khắp cả nước, được quản lý, điều hành và khai thác bởi một đơn vị duy nhất
là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong đó 9 cảng hàng
không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa. Trong đó ba cảng hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng chiếm 76% tổng lượt khách toàn
quốc. Tuy nhiên, sự phát triển giữa các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam
lại chưa thực sự đồng đều. Theo đánh giá của tổ chức Sleepingairports, năm
2014 cảng hàng không quốc tế Nội Bài bị nằm trong danh sách là 10 sân bay
tệ nhất châu Á. Đến năm 2016, cảng hàng không quốc tế Nội Bài với sự ra
đời của nhà ga T2 đã có sự bứt phá tăng 136 bậc so với năm 2015. Báo cáo
của Sleepingairports cũng cho thấy năm 2016 cảng hàng không quốc tế Đà
Nẵng lọt top 30 sân bay tốt nhất châu Á. Điều này chứng tỏ, cảng hàng
không quốc tế ở Việt Nam không phải không thể nâng cao thứ bậc cạnh
tranh. Các cảng hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng để khai thác và
nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Các cảng hàng không quốc tế Việt Nam đã thay đổi, nâng cấp chất
lượng dịch vụ để tiến lên những thứ hạng cao hơn so với các cảng hàng
không quốc tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các cảng hàng không quốc tế

Việt Nam vẫn tồn tại nhiều yếu kém về năng lực cạnh tranh, quy mô hoạt
động. Ví dụ, cảng hàng không quốc tế Nội Bài bị các hãng hãng hàng không
và hành khách đánh giá yếu kém về cơ sở hạ tầng và số lượng đường bay.
Tuy được đặt tại vị trí quan trọng là Thủ đô Hà Nội nhưng sân bay quốc tế
Nội Bài hiện tại chỉ đón máy bay có đường bay thẳng từ các quốc gia châu Á
và một vài điểm ở Châu Âu. Ngoài ra, lưu lượng khách tại sân bay Nội Bài
còn rất nhỏ so với các sân bay quốc tế khác trong khu vực. Cảng hàng không


quốc tế Nội Bài vẫn chưa phát huy được hết các năng lực cạnh tranh vốn có,
các tài nguyên hiện tại của sân bay đang trong tình trạng dư thừa và cần được
tận dụng phát huy các công dụng của một cảng hàng không quốc tế. Trái
ngược với tình trạng hoạt động tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cảng
hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TSA) là nơi có lưu lượng khách lớn nhất
Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, các quy hoạch dành cho phát
triển sân bay này chưa được thực hiện tốt và đồng bộ dẫn đến tình trạng quá
tải cả về hành khách và số lượng chuyến bay liên tục diễn ra. Hệ quả, cảng
hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị đánh giá là một trong những sân bay
có chất lượng kém. Việc phục vụ một lượng khách khổng lồ hàng năm
mang lại lợi nhuận rất lớn cho cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
nhưng hành khách không hài lòng với những gì họ được phục vụ tại cảng
hàng không quốc tế này (Báo cáo thường niên ACV, 2017). Nhận thấy được
đều này, chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã có những động thái quan tâm
phát triển cảng hàng không Tân Sơn Nhất với các dự án mở rộng, cải tạo cảng.
Tuy nhiên, các dự án cải tạo đều bị đình trệ khiến cho hoạt động của cảng
không được cải thiện, không cạnh tranh được với các cảng hàng không khác
trong khu vực.
Đứng trước áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong khu vực và dư địa
phát triển của các cảng hàng không tư nhân trong thời gian tới, bài toán đặt ra
cho các cảng hàng không quốc tế Việt Nam là phải làm gì để có thể nâng cao

năng lực cạnh tranh nhằm giữ được vị trí hiện tại cũng như rút ngắn khoảng
cách với các cảng hàng không quốc tế khác trong khu vực và thế giới? Với
mục tiêu này, các cảng hàng không quốc tế Việt Nam không chỉ cần tổng kết
kinh nghiệm trong nước, mà còn phải học hỏi kinh nghiệm của các cảng
hàng không khu vực và thế giới.
Việc lựa chọn Châu Á với 3 quốc gia đại diện gồm Singapore, Nhật và
Ấn độ, để đưa vào nghiên cứu bởi sự thay đổi tích cực của các cảng hàng không


quốc tế này trong thời gian gần đây, cũng như bởi những đặc điểm của các quốc
gia này trong sự phát triển của các cảng hàng không quốc tế Việt Nam. Về mặt
địa lý, cảng hàng không quốc tế Singapore khá phù hợp với Việt Nam. Về mặt
thiết kế sân bay, các cảng hàng không quốc tế Việt Nam có nhiều điểm tương
đồng so với các cảng hàng không Nhật. Về nhu cầu đi lại và khả năng chi trả
cho các dịch vụ hàng không của khách hàng, chúng ta lại khá giống với Ấn độ.
Với tất cả những lý do nói trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Năng lực cạnh
tranh của các cảng hàng không quốc tế: Kinh nghiệm một số quốc gia châu
Á và hàm ý cho Việt Nam”.

2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu, đánh giá về năng lực cạnh tranh của
một số cảng hàng không quốc tế đặc biệt kinh nghiệm ở một số quốc gia tiêu
biểu ở Châu Á kết hợp những so sánh với các cảng hàng không ở Việt Nam,
luận án từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách và giải pháp toàn diện cho
chính phủ, cục hàng không Việt Nam cũng như Tổng công ty cảng hàng
không Việt Nam nói chung và các cảng hàng không nói riêng để làm cơ sở
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế ở Việt
Nam cũng như bắt nhịp được với xu hướng và guồng quay phát triển của các
cảng trong khu vực và trên thế giới. Các hàm ý chính sách và giải pháp dự

kiến cho giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2035.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, nghiên cứu này hướng tới trả lời các câu
hỏi sau:
(i) Nhận diện những nhân tố quan trọng nào góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của các các hàng không quốc tế lớn ở ba nước Singapore,
Nhật Bản, Ấn Độ?


(ii) Năng lực cạnh tranh các cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam hiện
nay đang ở vị trí nào trong bản đồ cạnh tranh các cảng hàng không thế giới?
(iii) Giải pháp và hàm ý nào cho Việt Nam từ kinh nghiệm của các
Cảng hàng không quốc tế Châu Á?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là một số các cảng hàng không quốc
tế ở Châu Á, cụ thể là năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế
Châu Á. Trong luận án, đối tượng cụ thể là cảng hàng không quốc tế ở
Singapore, cảng hàng không quốc tế ở Nhật Bản và cảng hàng không quốc tế
ở Ấn Độ. Tại Việt Nam, các cảng hàng không quốc tế cũng được đưa vào đối
tượng nghiên cứu. Trong 9 cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam, tác giả
nghiên cứu 3 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn
Nhất. Lý do lựa chọn này là 3 cảng này có khả năng đối sánh với các cảng
hàng không quốc tế tiêu chuẩn từ sức chứa cho đến khả năng đón các máy
bay dân sự cỡ lớn… Việc đưa các cảng hàng không Việt Nam vào đối sánh
với một số các cảng hàng không quốc tế Châu Á giúp luận án có được những
giải pháp khả thi, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng này trong
bối cảnh Việt Nam hội nhập dịch vụ giao thông hàng không với thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi Không gian nghiên cứu: Các cảng hàng không quốc tế Châu

Á mà tiêu biểu là 3 trường hợp Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản. Các Cảng Hàng
không Việt Nam, cụ thể là 3 cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng và
Tân Sơn Nhất, sẽ được đưa vào đối sánh.
Nội dung nghiên cứu: tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các nội
dung chủ yếu sau:


(i) Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng hàng không
quốc tế dựa trên các chỉ tiêu định lượng như sản lượng, doanh thu, thị phần,
tỷ suất lợi nhuận, …. và các chỉ tiêu định tính như chất lượng hàng hoá - dịch
vụ, khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng, thương hiệu, uy tín, hình ảnh
doanh nghiệp;
(ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các cảng hàng
không Việt Nam và các cảng hàng không trong khu vực;
(iii) Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng
không Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến năm 2017. Các hàm ý chính
sách và giải pháp dự kiến cho giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2035.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Ngoài các phương pháp nghiên cứu thông thường được sử dụng trong
nghiên cứu kinh tế, luận án sử dụng môt số phương pháp cơ bản sau:
Kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các tài liệu trong
nước cũng như ngoài nước có liên quan tới nội dung của luận án. Sau đó kế
thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp. Phương pháp nghiên cứu này giúp
tác giả tổng quan được các nghiên cứu đi trước về năng lực cạnh tranh và các
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một cảng hàng không quốc tế.
Phân tích so sánh: phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, kết hợp giữa
lý luận về năng lực cạnh tranh và thực tiễn khả năng cạnh tranh của các cảng
hàng không quốc tế tại Việt Nam.
Khảo sát: Trên cơ sở lý thuyết trình bày ở chương 2 và thực tiễn áp

dụng lý thuyết để phân tích các cảng hàng không quốc tế ở Châu Á ở chương
3, tác giả thực hiện một cuộc kháo sát chi tiết dựa trên các biến số có trong lý
thuyết và các biến được sử dụng để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh


của các cảng hàng không quốc tế Châu Á. Nội dung chi tiết các biến và bảng
hỏi được trình bày chi tiết trong phụ lục.
Nội dung điều tra khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng năng
lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế Việt Nam để có được sự so
sánh với các cảng hàng không quốc tế Châu Á được nghiên cứu trong bài.
Cuộc khảo sát sẽ giúp nghiên cứu có những đánh giá khách quan trên cơ sở
thu thập dữ liệu từ các mẫu có hiểu biết k về cảng hàng không quốc tế ở
Việt Nam.
Bảng khảo sát liên quan đến 10 tiêu chí chủ yếu có ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế. Mẫu khảo sát tập trung
vào 3 nhóm đối tượng gồm: (i) nhân viên, những người làm việc tại các cảng
hàng không quốc tế; (ii) nhân viên các công ty hàng không; và (iii) các hành
khách sử dụng dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam.
Bản khảo sát sẽ được gửi trực tuyến cho các đối tượng này theo 2 cách
email và phát trực tiếp. Quá trình gửi bản khảo sát được xác nhận trực tiếp từ
người gừi và người nhận để xác thực kết quả khảo sát được thực hiện nghiêm
túc. Sau khi thu các phiếu khảo sát về, số liệu được lọc và làm sạch để có thể
sử dụng phân tích. Số liệu sau khi điều tra được phân tích với phần mềm
SPSS và xử lý trực tuyến trên chuyên trang hỗ trợ điều tra của googledocs.
Chuyên gia: Một số kết quả phân tích của luận án được đánh giá
(phỏng vấn) đối với các nhóm đối tượng có liên quan bao gồm các hãng hàng
không, các nhân viên làm tại cảng hàng không quốc tế và khách hàng. Các
nhận định của chuyên gia kết hợp với kết quả thống kê sẽ góp phần đưa ra
những gợi ý quan trọng, củng cố hơn các giải pháp, đề xuất nhằm giúp Việt
Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành hàng không.

Nghiên cứu trường hợp điển hình (Case study): phương pháp này được
sử dụng để chứng minh cho một số luận điểm trong luận án. Để có được


những căn cứ và cơ sở thực tế cho các luận điểm phân tích trong luận án, tác
giả sẽ chọn và phân tích một số trường hợp thực tế điển hình đã tham gia
thành công vào ngành hàng không và những nhân tố thực tế liên quan đến
chủ đề nghiên cứu. Những phân tích này sẽ cho thấy một cách rõ nhất những
thành tựu cũng như thất bại khi tham gia vào ngành hàng không, qua đó đưa
ra những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng
hàng không Việt Nam trong ngành hàng không.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Các dữ liệu trong luận án được
thu thập là nguồn thứ cấp từ các tài liệu có sẵn, nguồn sơ cấp thông qua điều
tra, thực nghiệm, phi thực nghiệm bao gồm các nghiên cứu được công bố
trên các tạp chí trong và ngoài nước, các báo cáo thường niên của các cảng
hàng không quốc tế, của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ITTA, Hội
đồng cảng hàng không quốc tế ACI, Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam... trên các trang web trong và ngoài nước về các cảng hàng không quốc
tế (chương 2,3,4). Các dữ liệu được thu thập sau đó được phân tích bằng một
số phương pháp như: phương pháp thống kê mô tả, phân bố dữ liệu để thiết
kế các bảng thống kê, so sánh các chỉ số, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh
giá về năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế (chương 3 và
chương 4). Ngoài ra, luận án cũng thu thập bổ sung dữ liệu sơ cấp thông qua
điều tra khảo sát và kết quả được xử lý trên SPSS như đã trình bày ở trên.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới như sau:
Tổng quan các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các cảng hàng
không quốc tế, đặc biệt là những nghiên cứu về các cảng hàng không quốc tế
ở Châu Á.
Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và

nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế.


Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của một số các cảng hàng
không quốc tế ở một số nước Châu Á, cụ thể là Nhật bản, Singapore, Ấn Độ.
Nhận diện năng lực cạnh tranh của một số cảng hàng không quốc tế ở
Việt Nam (cụ thể là 3 cảng Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng) trong tương
quan với các cảng hàng không quốc tế ở Châu Á.
Cuối cùng, việc học tập kinh nghiệm thành công và thất bại trong hoạt
động nâng cao năng lực cạnh tranh của một số cảng hàng không Châu Á, kết
hợp với việc đánh giá định hướng phát triển các cảng hàng không quốc tế tại
Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
cho các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam.
6. nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, luận án là tài liệu tham khảo và cung cấp khung lý
thuyết cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và các nhà hoạch định
chính sách quan tâm đến chủ đề năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực
cạnh tranh, đặc biệt tại các cảng hàng không quốc tế.
Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý và người khai thác cảng hàng không; cho Tổng công ty Cảng hàng
không Việt Nam; và có khả năng ứng dụng cho các cán bộ nhân viên làm
việc trong ngành hàng không nói chung và cảng hàng không nói riêng.
Những giải pháp luận án đưa ra có thể sử dụng trong tương lai làm cơ sở xây
dựng bổ sung và nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng trong quá trình
hội nhập quốc tế;
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, bài
nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu



Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các
cảng hàng không quốc tế.
Chương 3: Năng lực cạnh tranh của một số cảng hàng không quốc tế ở
Châu Á và những đối sánh với Việt Nam.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam trên cơ sở bài học kinh
nghiệm của quốc tế.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh
Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, có thể kể đến các
nhà kinh tế người Anh Peter J. Buckley, Christopher L. Pass Kate Prescott
(1988) trong nghiên cứu: “Measures of international competitiveness: A
critical survey, Journal of Marketing Management” đã có định nghĩa về
năng lực cạnh tranh và đo lường khả năng cạnh tranh quốc tế. M. E.
Porter (1990) trong nghiên cứu “The competitive advantage of nations”
cho rằng năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và
chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách thống nhất. Tuy
nhiên, năng lực canh tranh vẫn là một trong những khái niệm rộng và
chưa được hiểu thiếu đầy đủ, phụ thuộc vào những ngành khác nhau mà
nội hàm của khái niệm lại khác nhau. Khái niệm năng lực canh tranh
được các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà báo, các
học giả hiểu khác nhau. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về năng lực
cạnh tranh, có thể thấy Roger Flanagan, Weisheng Lu, Liyin Shen Carol
Jewell


(2007),

trong

nghiên

cứu



tên:

“Competitiveness in

construction: a critical review of research, Construction Management and
Economics”, đã chỉ ra lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bước
vào thời k bùng nổ với số lượng công trình nghiên cứu được công bố rất
lớn. Các hướng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh qua nghiên cứu của
tác giả được chia thành 5 hướng chính:
Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết cạnh
tranh truyền thống;
Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo chuỗi giá trị;


Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo định hướng thị trường;
Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực DN;
Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo lý thuyết năng lực.
Có nhiều cách tiếp cận, nhận thức về ngành, cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh, cấp ngành. Trước tiên, có thế xem xét đến một số khái niệm liên quan

đến các thuật ngữ này. Bảng 1.1 tóm tắt một số định nghĩa liên quan đến
ngành, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp ngành trong một vài nghiên
cứu trên thế giới:
Bảng 1.1: Một số định nghĩa về ngành, cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh cấp ngành
Thuật ngữ

Định nghĩa

Ngành

Theo Micheal Porter (1985), ngành là một nhóm các doanh
nghiệp sản xuất những sản phẩm thay thế gần gũi cho nhau.

Cạnh tranh

Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay
gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được
lợi nhuận siêu ngạch .
Theo Michael Porter (1985), cạnh tranh (kinh tế) tạo ra năng
suất nhằm giành lấy thị phần. Năng suất là giá trị sản lượng
do một đơn vị lao động hoặc vốn sinh ra, nó phụ thuộc vào
chất lượng và đặc điểm của sản phẩm (yếu tố quyết định giá
của sản phẩm).
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh), cạnh
tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là Sự ganh
đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài
nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”.
Theo P.A Samuelson và W.D.Nordhaus (1989), cạnh tranh



(Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác
giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo
(Perfect Competition). Theo D.Begg, S. Fischer và R.
Dornbusch (2007), một cạnh tranh hoàn hảo là ngành mà
trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây
ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và
nhiều người mua.
Năng

lực Theo OECD (1996), năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra

cạnh tranh

thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản
xuất có hiệu quả cao làm cho doanh nghiệp, các ngành, các
địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (2006), “Năng lực cạnh tranh
là khả năng của một đất nước trong việc đạt được tỷ lệ thu
nhập bình quân đầu người cao và bền vững”.

Năng
cạnh

lực Theo Van Duren (1991), năng lực cạnh tranh cấp ngành là
tranh năng lực duy trì được lợi nhuận trên thị trường trong nước và


cấp ngành

quốc tế.
Theo OECD (1996), “Năng lực cạnh tranh của ngành là khả
năng của ngành trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao
hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Theo United Nations (2001), năng lực cạnh tranh của một
ngành là năng lực duy trì được lợi nhuận trên thị trường
trong nước và quốc tế.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Như vậy, có thể hiểu rằng ngành là một hệ thống tập hợp các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng các yếu tố đầu vào, quy trình sản xuất, công
nghệ để sản xuất và cung cấp những sản phẩm tương tự, thay thế cho nhau.
Nguyên tắc phân ngành dựa vào 3 yếu tố chính:
(1) Đặc trưng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ;
(2) Nguồn nguyên liệu đầu vào và quy trình công nghệ;
(3) ) Công dụng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Micheal Porter (1980), nghiên cứu sâu về cạnh tranh độc quyền.
Chamberlin (1933) bàn về cạnh đồng nhất nguồn lực với chiến lược kinh
doanh. Barney (1991) cho rằng khi môi trường kinh doanh thay đổi có tác
động đến chiến lược kinh doanh. Chamberlin (1933) nhấn mạnh trong điều
kiện mất cân bằng của thị trường và nền kinh tế độc quyền với giả định DN
có lợi thế tuyệt đối về các tài sản, nguồn lực. Do vậy, trong môi trường kinh
doanh thay đổi nhanh chóng thì các điều kiện về chí phí, công nghệ, quy mô,
... đã không còn là lợi thế của doanh nghiệp.
Lý thuyết năng lực cạnh tranh có những quan điểm khác nhau gồm:
quan điểm quyết định (Shapiro, 1988), quan điểm thông tin thị trường (Kohli
Jaworski,1990), quan điểm hành vi văn hóa (Day, 1994; Deshpande ctg,

1993; Slater Narver, 1990), quan điểm trọng tâm chiến lược (Ruekert,
1992), quan điểm định hướng khách hàng (Deshpandé ctg, 1993.), quan
điểm dựa trên hệ thống (Becker Homburg, 1999; Hunt

Morgan, 1995),

quan điểm tổ chức học tập dựa trên thị trường (Sinkula, 1994) và quan điểm
quan hệ khách hàng (Baker

Sinkula, 1999).

Ki-chun Ho (2005) trong cuốn “Corporate Govermance - An
Internatonal review” đã nghiên cứu mối quan hệ gi a các hoạt động quản
trị trong oanh nghiệp và năng lực cạnh tranh. Tác giả đưa ra mô hình đo
lường các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp thông qua năm khía cạnh,


(1) Cơ cấu hội đồng quản trị; (2) Cương vị quản lý; (3) Chiến lược lãnh đạo;
(4) Sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn - thị trường; (5) Trách nhiệm xã
hội có mối quan hệ với năng lực cạnh tranh. Nghiên cứu đã cung cấp những
bằng chứng cụ thể rằng hầu hết các công ty quốc tế đều tuân thủ các thực
hành quản trị doanh nghiệp; mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh hơn rất nhiều khi quản trị doanh
nghiệp được đánh giá trên cơ sở toàn diện hơn; và cuối cùng, các thuộc tính
quản trị doanh nghiệp liên quan đến nhau và thích hợp hơn để theo đuổi hoặc
nghiên cứu chúng trên cơ sở tập thể.
Thompson, Strickland Gamble (2007) trong cuốn “Crafting and
Executing Strategy: The Quest for Competitive Advantage. Concepts and
Cases” đã đề xuất các nhân tố ảnh hư ng đến năng lực cạnh tranh t ng
th của một DN dựa trên 10 yếu tố (Hình ảnh/uy tín, công nghệ, mạng lưới

phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ
khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả
năng quản lý thay đổi).
Arnis Sauka (2014) trong báo cáo “Measuring the competitiveness of
Latvian companies” được công bố tên tạp chí Baltic Journal of Economics số
14 năm 2014. Nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát chủ các doanh nghiệp để
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các công ty ở Latvia. Kết quả
nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp công ty, bao
gồm: (1) Năng lực tiếp cận các nguồn lực; (2) Năng lực làm việc của nhân
viên; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Chiến lược kinh doanh; (5) Tác động của
môi trường; (6) Năng lực kinh doanh so với đối thủ; (7) Sử dụng các mạng
lưới thông tin liên lạc. Nghiên cứu này chỉ sử dụng phương pháp thống kê và
đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình và xác định những yếu tố ảnh
hưởng đến NLCT của doanh nghiệp cũng như đo lường mức độ của chúng


×