Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 các trường trung học phổ thông có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.05 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT
---------------

THI HKII - KHỐI 12
BÀI THI: SINH 12
(Thời gian làm bài: 45 phút)
MÃ ĐỀ THI: 672

Họ tên thí sinh:..............................................SBD:........................
Câu 1: Môi trường sống của loài giun đũa ký sinh là:
A. Môi trường nước.
B. Môi trường sinh vật.

C. Môi trường trên cạn.

D. Môi trường đất.

Câu 2: Với các dữ kiện: 5 loài thủy sinh vật, sống ở 5 địa điểm khác nhau: loài X sống ở nước ngọt, loài Y sống ở
cửa sông, loài Z sống ở gần bờ, loài T sống xa bờ trên lớp nước mặt; còn loài U sống ở biển sâu 4000m. Loài nào
rộng muối nhất?
A. X và T
B. Y
C. Z
D. U
Câu 3: Trên một cây to, có loài chim sống trên cao, có loài chim sống dưới thấp, cho thấy giữa 2 loài:
A. khác nơi ở và có cùng ổ sinh thái
B. cùng giới hạn sinh thái
C. có cùng nơi ở và ổ sinh thái
D. có cùng nơi ở và khác ổ sinh thái
Câu 4: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có các nội dung:


1. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng
khả năng sinh sản.
2. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân
bố các cá thể trong quần thể.
3. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong
quần thể duy trì ờ mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
4. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có
thể dẫn đến tiêu diệt loài.
5. Sự liền rễ ở cây thông nhựa biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
6. Khi điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài có thể ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của quần thể đó.
Số nội dung đúng là:
A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 5: Kiểu phân bố nào của các cá thể trong quần thể có vai trò hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi
trường?
A. Kiểu phân bố theo nhóm.
B. Kiểu phân bố ngẫu nhiên.
C. Kiểu phân bố đồng đểu.
D. Kiểu phân bố đặc trưng.
Câu 6: Trên một đồng cỏ có diện tích 2000m2, tại thời điểm nghiên cứu dự đoán có khoảng 40 con chuột trong độ
tuổi sinh sản. Mỗi năm chuột đẻ 4 lứa, mỗi lứa 8 con, giả sử tỉ lệ đực cái là 1 : 1, quần thể không có sự tử vong, phát
tán, nhập cư. Theo lý thuyết thì 3 tháng sau mật độ quần thể chuột là:
A. 0,1 con/m2
B. 0,2 con/m2

C. 0,08 con/m2
D. 0,02 con/m2
Câu 7: Kích thước tối đa của quần thể là
A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được khi trong quần thể sự cạnh tranh giữa các quần thể diễn ra.
B. tổng khối lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của
môi trường.
C. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. tổng khối lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được khi trong quần thể sự cạnh tranh giữa các quần thể
diễn ra.
Câu 8: Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể;
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường;
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể
khác là:
A. (1),(2),(3)
B. (1),(3),(4)
C. (1),(2),(4)
D. (2),(3),(4)

Mã đề thi 672 - Trang số : 1


Câu 9: Xem xét hai khu rừng: khu rừng thứ nhất là một khu rừng già không bị xáo trộn, khu rừng thứ hai là khu
rừng đã bị khai thác. Khu rừng nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, và tại sao?
A. Khu rừng già, bởi vì điều kiện ổn định có thể thúc đẩy tăng trưởng theo tiềm năng của tất cả các loài trong rừng.
B. Khu rừng già, bởi vì nhiều loài được hình thành và có thể sinh ra nhiều con.
C. Khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo
tiềm năng.

D. Khu rừng bị khai thác, bởi vì nhiều quần thể khác nhau được kích thích để có tiềm năng sinh sản cao hơn.
Câu 10: Nhân tố nào sau đây gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể phụ thuộc vào mật độ?
(1) Nhiệt độ
(2) Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài
(3) Ánh sáng
(4) Số lượng kẻ thù
(5) Mức sinh sản và mức tử vong
(6) Sự phát tán cá thể
A. 1, 3, 5
B. 2, 4, 5, 6
C. 1, 2, 4, 5
D. 3, 4, 6
Câu 11: Điều nào sau đây cho thấy rõ nhất quần thể đang có nguy cơ tuyệt chủng?
A. Quần thể bị chia cắt thành các quần thể nhỏ.
B. Loài sinh vật này có số cá thể ít, hiếm gặp.
C. Độ đa dạng di truyền của quần thể ngày một suy giảm.
D. Quần thể có kích thước lớn cạnh tranh giữa các cá thể gay gắt.
Câu 12: Tất cả các câu sau đúng về điều hòa quần thể, ngoại trừ:
A. Phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc
mật độ tới sự cân bằng quần thể quanh sức chứa môi trường.
B. Nhân tố không phụ thuộc mật độ sẽ ảnh hưởng lớn tới quần thể khi mật độ tăng.
C. Mật độ quần thể tăng có thể làm thay đổi sinh lý của cá thể và ức chế sinh sản.
D. Quần thể thường biến động số lượng theo chu kì là sự đáp lại của quần thể với nhân tố phụ thuộc mật độ.
Câu 13: Cho các nhóm sinh vật sau, mỗi nhóm sống trong một sinh cảnh nhất định:
(1). Cá sống trong hồ nước ngọt.
(2). Sáo mỏ vàng sống trên đồng cỏ.
(3). Chim sống trong rừng Cúc Phương.
(4). Cá rô phi sống trong ao nước ngọt.
(5). Động vật ăn cỏ sống trong rừng nhiệt đới.
Có bao nhiêu nhóm sinh vật là quần xã?

A. 1
B. 2
C. 3

D. 4

Câu 14: Cho các nhóm sinh vật sau đây:
1. Cây thông trong rừng thông Đà Lạt.
2. Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn.
3. Cây tràm trong rừng xã quần U Minh.
4. Cây cọ trong vùng đồi Vĩnh Phú.
5. Cây lim sống trong rừng Lim xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
6. Cây lan, lách thường gặp trong các quần xã mưa nhiệt đới.
Có bao nhiêu dạng sinh vật được xếp vào loài đặc trưng?
A. 3.
B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 15: Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) Địa y và cây gỗ.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối.
(6) Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.
Trong các mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
A. 4

B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 16: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên
địch có những ưu điểm nào sau đây?
1. Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
2. Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
3. Nhanh chóng dập tắt tất cả các lọai dịch bệnh.
4. Không gây ô nhiễm môi trường.
A. 2, 3
B. 1, 4
C. 3, 4
D. 1, 2
Mã đề thi 672 - Trang số : 2


Câu 17: Có bao nhiêu đặc điểm sau là của quần xã?
(1) Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh.
(2) Đơn vị cấu trúc là quần thể.
(3) Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể.
(4) Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ sinh sản
(5) Độ đa dạng thấp.
(6) Phạm vi phân bố hẹp
(7) Tập hợp các quần thể khác loài sống trong một sinh cảnh.
(8) Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ dinh dưỡng,
(9) Độ đa dạng cao.
Số phương án đúng là:
A. 2

B. 3


C. 4

D. 5

Câu 18: Trong các đặc trưng sau:
(1) Mật độ cá thể
(2) Loài ưu thế
(3) Loài đặc trưng
(4) Nhóm tuổi
(5) Thành phần loài
(6) Sức sinh sản
(7) Kiểu tăng trưởng
(8) Sự tử vong
(9) Tỉ lệ giới tính
(10) Kích thước quần thể
(11) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã
Có bao nhiêu đặc trưng là của quần xã sinh vật?
A. 9.
B. 7.

C. 6

D. 4.

Câu 19: Diễn thế sinh thái là:
A. quá trình hình thành nên một quần thể sinh vật mới.
B. quá trình tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
D. quá trình hình thành nên loài mới ưu thế hơn.

Câu 20: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của
môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. (1) và (2).
B. (1) và (4).
C. (3) và (4).
D. (2) và (3).
Câu 21: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân của diễn thế sinh thái?
A. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã.
B. Do thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu.
C. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người.
D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Câu 22: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:
A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
D. hệ sinh thái nước chảy và hệ sinh thái nước đứng
Câu 23: Các thành phần nào sau đây thuộc cấu trúc của hệ sinh thái?
(1) sinh vật sản xuất
(2) sinh vật tiêu thụ.
(3) sinh vật phân giải
(4) chất vô cơ
(5) các chất kích thích
(6) chất hữu cơ
(7) các enzim và các chất xúc tác (8) các yếu tố khí hậu.
Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 6, 8

B. 1, 2, 3, 4, 5

C. 2, 3, 4, 5, 7

D. 1, 3, 4, 6, 7, 8

Câu 24: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là
sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Mã đề thi 672 - Trang số : 3


(1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
(2) Loài D có thể thuộc 2 bậc dinh dưỡng khác nhau.
(3) Loài A và loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
(4) Sự thay đổi số lượng cá thể của loài H liên quan trực tiếp đến sự thay đổi số lượng cá thể của loài I và loài G.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 25: Nhận định đúng nhất về tháp sinh thái là:
A. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có sinh khối lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
B. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
C. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể, sinh khối và năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
D. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.
Câu 26: Khi nói về trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng chủ yếu mất đi do quá trình bài tiết còn một phần nhỏ mất đi do hô hấp.
B. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

C. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.
D. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
Câu 27: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1500000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh
dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. 10% và 9%.
B. 12% và 10%.
C. 9% và 10%.
D. 10% và 12%.
Câu 28: Khi nói về chu trình tuần hoàn cacbon trong sinh quyển, có các nội dung sau:
1. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit.
2. Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn và chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt
3. Phần lớn cacbon tách ra đi vào vật chất lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình.
4. Nguồn cacbon được sinh vật trực tiếp sử dụng là dầu lửa và than đá trong vỏ Trái Đất.
5. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ cacbon điôxit
Số phát biểu không đúng là:
A. 2
B. 3

C. 1

D. 4

Câu 29: Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
A. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
B. Địa nhiệt và khoáng sản.

C. Đất, nước và sinh vật.
D. Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều.
Câu 30: Có mấy biện pháp sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Xây dựng và sử dụng hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên
(2) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học để tăng năng suất cây trồng.
(6) Sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên khoáng sản và phi khoáng sản
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
----------------- Hết ----------------Mã đề thi 672 - Trang số : 4



×