Khoá luận tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta trong xã hội, nói
đến lao động trước hết là nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động
kinh doanh chỉ có ý nghĩa khi diễn ra hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản
phẩm là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có ý nghĩa quan
trọng đối với doanh nghiệp, góp phần quyết định tới sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Chỉ có qua khâu tiêu thụ thì mới thể hiện tính hữu ích của sản
phẩm, sản phẩm sản xuất ra mới được xã hội thừa nhận và tiêu dùng. Trong nền
kinh tế thị trường hiện nay thì khâu tiêu thụ thành phẩm của hoạt động sản xuất,
kết quả tiêu thụ gắn liền với sự biến đổi phức tạp của thị trường. Chính vì vậy,
công tác kế toán nói chung, công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định
kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong các doanh
nghiệp sản xuất. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Cửa sổ nhựa Châu
Âu – Eurowindow em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán
tiêu thụ thành phẩm. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp:
Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
tại Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa Châu Âu – Eurowindow
Khóa luận tốt nghiệp gồm ba phần :
- Phần 1: Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết
quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất.
- Phần 2: Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ tại Công ty Eurowindow.
- Phần 3: Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ tại Công ty Eurowindow.
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
1
Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Ý nghĩa của tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong
doanh nghiệp sản xuất.
Sản xuất là quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra của cải
vật chất và dịch vụ nhằm thảo mãn tiêu dùng của con người, bù đắp lại những
tiêu hao trong quá trình sản xuất, tạo được tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.
Hoạt động sản xuất của con người là hoạt động tự giác có ý thức và mục
đích, nó được lặp đi lặp lại và không ngừng đổi mới. Quá trình tái sản xuất xã
hội bao gồm các khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng sản phẩm xã hội.
Các khâu này diễn ra một cách tuần tự. Tiêu thụ là khâu cuối cùng quyết định
đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Mọi hoạt động khác nhằm mục
đích bán được hàng và thu lợi nhuận.Vì vậy tiêu thụ là nghiệp vụ cơ bản và quan
trọng nhất, nó tác dụng đến sự phân phối ngược trở lại các hoạt động khác. Tuy
nhiên muốn tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng thường xuyên của xã hội và đảm bảo chất lượng cao.
Sản phẩm sản xuất ra muốn thoả mãn người tiêu dùng phải thông qua tiêu
thụ. Tiêu thụ thành phẩm hay còn gọi là bán hàng, là quá trình trao đổi để thực
hiện giá trị của hàng, tức là để chuyển hóa vốn của doanh nghiệp từ hình thái
hiện vật sang hình thái giá trị (hàng – tiền). Ngoài thành phẩm là bộ phận chủ
yếu, hàng đem tiêu thụ có thể lầ hàng hoá, vật tư hay lao vụ dịch vụ cung cấp
cho khách hàng “Hàng” cung cấp để thoả mãn nhu cầu đơn vị khác hoặc của các
cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp được gọi là tiêu thụ ngoài. Trường hợp
thành phẩm, hàng hoá lao vụ dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị trong cùng một
tổng công ty, một tập đoàn … được gọi là tiêu thụ nội bộ.
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
2
Khoá luận tốt nghiệp
Hàng hoá đem tiêu thụ có thể là thành phẩm hàng hóa, dịch vụ … Thậm chí
có thể là bán thành phẩm. Quá trình tiêu thụ luôn gắn với những hình thức nhất
định, có thể là tiêu thụ trực tiếp, hàng đổi hàng, bán trả góp, ký gửi …. Quá trình
tiêu thụ kết thúc khi doanh nghiệp nhận được tiền về số hàng đã cung cấp thông
qua một số hình thức đã thanh toán như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền trả
góp….
Số tiền doanh nghiệp thu về số lượng hàng hóa cung cấp gọi là doanh thu,
hay nói cách khác doanh thu bán hàng là giá trị sản phẩm, hàng hoá dịch vụ mà
doanh nghiệp đã bán cung cấp cho khách hàng, là giá trị hàng hoá dư ghi trên
hoá đơn, chứng từ liên quan hoặc sự thoả thuận giữa doanh nghiệp và khách
hàng. Do việc áp dụng phương thức bán hàng và phương thức thanh toán khác
nhau nên khi xác định doanh thu cũng khác nhau có thể là doanh thu tiền ngay
hoặc là doanh thu chưa thu được tiền ngay. Trong quá trình tiêu thụ có thể phát
sinh những khoản làm giảm doanh thu như chiết khấu bán hàng, hàng hoá bán bị
trả lại, giảm giá hàng bán, thuế doanh thu … Doanh thu bán hàng trừ đi các
khoản trên là doanh thu thuần.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp rất đa dạng do
đó thu nhập cũng từ nhiều nguồn khác nhau: từ hoạt động sản xuất, từ hoạt động
khác. Kết qủa kinh doanh có thể là lãi lỗ do đó quá trình hoạt động sản xuất
trong đó có tiêu thụ thành phẩm luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các mặt hoạt động của
doanh nghiệp và không chỉ liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp cũng như của
cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mà còn liên quan đến Nhà Nước và
bên đóng góp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
3
Khoá luận tốt nghiệp
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tiêu thụ thành phẩm, vì vậy yêu cầu
quản lý thường đặt ra là:
- Doanh nghiệp phải nắm bắt theo dõi sự vận động của từng loại thành
phẩm, hàng hoá trong quá trình nhập xuất tồn thành phẩm, ghi chép kịp thời
tránh mất mát, hư hỏng trong quá trình tiêu thụ.
- Quản lý theo dõi từng phương thức bán hàng từng khách hàng, yêu cầu
thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để tránh mất mát, ứ đọng vốn, bị chiếm
dụng vốn. Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp với thị trường,
từng khách hàng nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình tiêu thụ. Đồng thời làm
công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường, mở rộng quan hệ buôn bán trong và
ngoài nước.
- Đối với việc hạch toán tiêu thụ phải tổ chức chặt chẽ, khoa học đảm bảo
xác định được kết qủa cuối cùng của quá trình tiêu thụ, phát sinh và giám đốc
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước.
Nếu thực hiện tốt các yêu cầu trên sẽ đáp ứng đảm bảo cho doanh nghiệp
nhanh chóng thu hồi vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, nâng cao lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
1.2 Nội dung công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất.
1.2.1 Nhiệm vụ công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
trong doanh nghiệp sản xuất
Trong bất kỳ xã hội nào thì mục đích sản xuất là sản phẩm hoàn thành, sản
phẩm sản xuất càng nhiều, giá thành hạ thì càng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
xã hội.
Trong doanh nghiệp sản xuất, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý sản
xuất và tiêu thụ. Thông qua số liệu của kế toán nói chung, kế toán tiêu thụ thành
phẩm nói riêng sẽ giúp cho ban quản trị doanh nghiệp trên đánh giá được mức độ
hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp về sản xuất, giá thành, tiêu thụ lợi nhuận.
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
4
Khoá luận tốt nghiệp
Từ đó phát hiện được những thiếu sót ở từng khâu lập cũng như thực hiện kế
hoạch, có được các biện phát đảm bảo duy trì sự cân đối thường xuyên giữa các
yếu tố đầu vào sản xuất đầu ra. Trong đó nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả tiêu thụ bao gồm:
- Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép đầy
đủ, kịp thời các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Xác định chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp
- Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan.
Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động tiêu thụ.
Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ phải
luôn gắn liền với nhau, thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ là tiền đề cho nhiệm vụ kia
thực hiện và ngược lại .
Tổ chức công tác kế toán một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với đặc điểm
tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm phát huy vai trò của kế
toán là một yêu cầu quan trọng đối với ban quản trị doanh nghiệp và kế toán
trưởng, đặc biệt là bộ phận kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu
thụ. Kế toán cung cấp những thông tin cần thiết giúp ban quản trị doanh nghiệp
biết được một cách chính xác công tác tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ…
Để phát hiện kịp thời thiếu sót, mất cân đối ở từng khâu của quá trình lập và thực
hiện kế hoạch. Như vậy, việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả tiêu thụ một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của
từng doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thu nhận, xử lý,
cung cấp thông tin cần thiết cho ban quản trị doanh nghiệ. Từ đó lựa chọn
phương thức kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Như vậy, mục đích của kế tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
là cung cấp thông tin đầy đủ và cần thiết cho các đối tượng khác nhau với nhiều
mục đích khác nhau để đưa ra những quyết định quản lý phù hợp.
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
5
Khoá luận tốt nghiệp
1.2.2 Các phương pháp xác định giá vốn của thành phẩm tiêu thụ
Thành phẩm khi xuất kho để tiêu thụ hay gửi đi để tiêu thụ đều phải xác
định giá trị hàng xuất kho,.. để phục vụ cho việc hạch toán kịp thời. Kế toán tuỳ
thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà tính giá vốn thành phẩm xuất
kho theo phương pháp giá thực tế hay giá hạch toán.
Để tính trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho tiêu thụ, có thể lựa
chọn một trong các phương pháp sau:
1.2.2.1 Phương pháp giá thực tế đích danh.
Theo phương pháp này thành phẩm xuất kho thuộc lô thành phẩm nhập
đợt nào thì lấy đúng đơn giá nhập của nó để tính.
1.2.2.2 Phương pháp giá đơn vị bình quân.
* Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
Theo phương pháp này trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính
bình quân giữa trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho tồn kho đầu kỳ với giá trị
thực tế của thành phẩm nhập kho trong kỳ.
Trị giá thực tế của
thành phẩm xuất
kho
=
Số lượng
thành phẩm
xuất kho
X
Giá đơn vị
bình quân
Trong đó có giá đơn vị bình quân được tính bằng một trong
ba cách sau:
Giá đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ =
Trị giá thành
phẩm tồn kho đầu
kỳ
+
Trị giá thành phẩm
nhập kho trong kỳ
Số lượng thành
phẩm tồn kho đầu
kỳ
+
Số lượng thành
phẩm nhập kho
trong kỳ
* Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
6
Khoá luận tốt nghiệp
Theo phương pháp này trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính
bình quân giữa trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho sau mỗi lần nhập
Giá đơn vị bình
quân liên hoàn =
Trị giá thành
phẩm tồn kho đầu
lần nhập n
+
Trị giá thành phẩm
nhập kho lần n
Số lượng thành
phẩm tồn kho đầu
lần nhập n
+
Số lượng thành
phẩm nhập lần n
* Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước( hoặc đầu lần này)
Theo phương pháp này giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng thành
phẩm tồn kho cuối kỳ trước. Dựa trên giá đơn vị bình quân nói trên và lượng
thành phẩm xuất kho trong kỳ sẽ xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho theo
từng loại thành phẩm.
Giá đơn vị bình quân
cuối kỳ trước
= Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ trước(hoặc đầu kỳ này)
Số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ trước(hoặc đầu kỳ này)
1.2.2.3 Phương pháp giá thực tế nhập trước, xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này khi tính trị giá thành phẩm xuất kho người ta dựa
trên giả thiết thành phẩm nào nhập kho trước thì xuất trước và lấy đơn giá của
lần nhập đó để tính giá thành phẩm xuất kho. Như vậy thành phẩm nào nhập
trước nhất sẽ được tính là xuất trước, thành phẩm nào tồn kho cuối kỳ là thành
phẩm nhập kho sau.
Theo cách này trị giá hàng tồn kho sẽ sát với giá cả hiện hành và dĩ nhiên
phương pháp này sẽ chiếm ưu thế theo quan điểm lập bảng cân đối kế toán (trị
giá hàng tồn kho thường phản ánh sát giá thị trường tại thời điểm lập bảng cân
đối kế toán).
1.2.2.4 Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
7
Khoá luận tốt nghiệp
Phương pháp này dựa trên giả thiết thành phẩm nào nhập kho sau thì xuất
trước để tính trị giá thành phẩm xuất kho, khi xuất đến lô thành phẩm nào thì lấy
đơn giá nhập của lô thành phẩm đó để tính. Theo phương pháp này thì thành
phẩm nào mới nhập trong kho sẽ được xuất trước, còn thành phẩm tồn kho cuối
kỳ sẽ là thành phẩm nhập trước nhất trong kho. Nếu tính thành phẩm xuất kho
theo phương pháp này thì trị giá thành phẩm xuất kho tương ứng với thu nhập
(tức là giá vốn tương ứng với doanh thu).
Cả bốn phương pháp trên đều được coi là những phương pháp được thừa
nhận và được sử dụng trong việc tính toán trị giá thành phẩm xuất kho và hàng
lưu kho, không coi phương pháp nào là “tốt nhất” hay “đúng nhất”. Việc áp dụng
phương pháp nào tùy thuộc mỗi doanh nghiệp. Khi lựa chọn phương pháp tính
doanh nghiệp cần xem xét sự tác động của nó đến bảng cân đối kế toán, bảng kê
khai thu nhập kết quả và thu nhập chịu thuế và xem nó có ảnh hưởng hoặc chi
phối tới những quyết định kinh doanh, quyết định của việc xác định giá tiêu thụ
thành phẩm như thế nào.
1.2.2.5 Phương pháp giá hạch toán( hay phương pháp hệ số giá).
Để tính trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho và lưu kho, người ta
có thể sử dụng phương pháp hệ số giá để tính. Theo phương pháp này hàng ngày
kế toán sẽ ghi sổ theo giá hạch toán, cuối kỳ mới tiến hành tính toán điều chỉnh
chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế để xác định trị giá vốn thực tế của
thành phẩm xuất kho. Trước hết tính hệ số giá theo công thức:
Hệ số giá =
Trị giá vốn thực tế
thành phẩm tồn kho
đầu kỳ
+
Trị giá vốn thực tế
thành phẩm nhập
kho trong kỳ
Trị giá hạch toán
thành phâm tồn kho
đầu kỳ
+
Trị giá hạch toán
thành phẩm nhập
kho trong kỳ
Sau đó tính trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho:
Trị giá vốn thực tế = Trị giá hạch toán x Hệ số giá
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
8
Khoá luận tốt nghiệp
của thành phẩm
xuất kho
của thành phẩm
xuất kho
Thực tế hiện nay rất ít doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để kế toán
nhập, xuất kho hàng ngày, do vậy phương pháp này cũng ít được áp dụng. Một
trong những hạn chế của phương pháp này cũng giống như phương pháp đơn giá
thực tế bình quân là bình quân hoá sự biến động của giá (che dấu sự biến động
của giá cả).
1.2.3 Chứng từ, tài khoản sử dụng hạch toán tiêu thụ.
* Chứng từ.
Khi phát sinh các nghiệp vụ tiêu thụ và thanh toán tiền hàng với người
mua phải có đầy đủ các chứng từ phù hợp để phản ánh chính xác, kịp thời tình
hình tiêu thụ và thanh toán, đồng thời làm cơ sở pháp lý để ghi sổ sau này.
Doanh nghiệp phải đưa ra trình tự luân chuyển chứng từ, kiểm tra và ghi
chép sổ một cách phù hợp, đồng thời chứng từ phải được lưu trữ một cách khoa
học và an toàn. Một số chứng từ thường dùng:
Hoá đơn (GTGT).
Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
Bảng kê thanh toán hàng đại lý ký gửi.
Bảng kê nhận hàng thanh toán hàng ngày
* Tài khoản sử dụng.
• Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (Đối với doanh
nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.
- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 632.
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
9
Khoá luận tốt nghiệp
* Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên:
Bên Nợ:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ;
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường
và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán
trong kỳ.
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được
tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự
phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm
trước chưa sử dụng hết).
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ
sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
(Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
* Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ:
- Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và kinh doanh dịch vụ:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ;
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
10
Khoá luận tốt nghiệp
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự
phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn
thành.
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155
“Thành phẩm”, và TK 157 “ Hàng gửi bán”
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh
lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập dự phòng năm trước
chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành
được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
• Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ : Tài khoản này được
dùng để theo dõi và phản ánh doanh thu tiêu thụ thành phẩm thực tế của doanh
nghiệp thực hiện trong một kỳ hạch toán. Doanh thu bán hàng thực tế là doanh
thu của sản phẩm, hàng hoá đã được xác định tiêu thụ, bao gồm hai trường hợp
bán thu được tiền ngay, chưa thu được tiền nhưng đã chấp nhận thanh toán. TK
511 có năm tài khoản cấp hai:
TK5111 - Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5112 - Doanh thu bán thành phẩm .
TK 5113 - Doanh thu cung cấp lao vụ, dịch vụ.
TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản và đầu tư.
Tài khoản 511 có kết cấu như sau:
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
11
Khoá luận tốt nghiệp
Bên Nợ:
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng,
giảm giá, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại.
- Thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp phải nộp
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911
Bên Có:
- Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ theo hoá đơn thực
hiện trong kỳ
Số dư: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
• Tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ : Tài khoản này được dùng để theo
dõi và phản ánh doanh thu tiêu thụ thành phẩm thực tế của doanh nghiệp trong
nội bộ doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hạch toán
TK 512 có ba tài khoản cấp hai:
TK5121 - Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5122 - Doanh thu bán cácthành phẩm .
TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Tài khoản 512 có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá hàng bán trả lại( theo tiêu thụ nội bộ, khoản giảm giá hàng
bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu
thụ nội bộ trong kỳ, số thuế TTĐB, số thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp phải nộp của hàng hóa tiêu thụ nội bộ.
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu nội bộ thuần vàn tài khoản xác định
kết quả
Bên Có:
- Tổng số doanh thu nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
12
Khoá luận tốt nghiệp
Chú ý:
- Tài khoản này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ
thuộc trong một công ty hay tổng công ty, nhằm phản ánh số doanh thu
tiêu thụ nội bộ trong kỳ.
- Chỉ phản ánh tài khoản này số doanh thu của khối lượng sản phẩm, dịch
vụ của đợn vị thành viên cung cấp lẫn nhau.
- Không hạch toán vào tài khoản này các khoản doanh thubán hàng cho
doanh nghiệp không trực thuộc công ty, tổng công ty.
1.2.4 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp và phương
pháp hạch toán
1.2.4.1 Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Quá trình tiêu thụ là quá trình thực hiện trao đổi thông qua phương tiện
thanh toán để thực hiện giá trị của thành phẩm. Trong đó, doanh nghiệp chuyển
giao thành phẩm cho khách hàng còn khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho
doanh nghiệp một khoản tiền tương ứng với giá bán của thành phẩm đó. Do đó,
bản chất của quá trình tiêu thụ chính là việc chuyển quyền sở hữu về thành phẩm
cho khách hàng đồng thời thu được tiền hoặc quyền thu tiền từ khách hàng. Số
tiền đó được gọi là doanh thu bán hàng.
Quá trình tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất có thể được chia thành các
phương thức sau:
* Phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Phương thức tiêu thụ mà bên mua đã tiến hành nhận hàng trực tiếp tại kho
của doanh nghiệp: theo phương thức này, căn cứ vào hợp đồng mua bán đã thỏa
thuận, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp. Khi nhận
thành phẩm xong, người nhận ký xác nhận vào hoá đơn bán hàng và số hàng đó
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
13
Khoá luận tốt nghiệp
được xác định là tiêu thụ và được hạch toán vào doanh thu. Trình tự hạch toán
theo phương pháp này được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: sơ đồ kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ trực tiếp
* Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng (gửi bán)
Theo phương thức này doanh nghiệp xuất kho thành phẩm chuyển hàng cho bên mua
theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, khi xuất hàng chuyển cho bên mua, thì hàng bán chưa
được xác định là tiêu thụ, tức là chưa hạch toán vào doanh thu. Hàng gửi đi bán chỉ được
hạch toán vào doanh thu khi khách hàng đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. Trình
tự hạch toán đựơc mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ1.2: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng theo
hợp đồng ( gửi bán)
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
14
TK 154
TK 155
TK 632
TK 911
TK511
TK111,112,131
TK 3331
Nhập kho
thành phẩm
(1)
Thành pẩm xuất bán thẳng không qua
kho (2b)
Trị giá vốn thành phẩm
xuất bán
(2a)
K/C giá vốn hàng
bán cuối kỳ
(4a)
Giá bán chưa thuế
(3)
Thuế GTGT
đầu ra phải nộp
K/c doanh thu
thuần cuối kỳ
(4b)
TK154,155
TK157
TK632
TK911 TK511 TK111,112,131
TK3331
Trị giá vốn thành
phẩm gửi đi bán
(1)
Trị giá vốn hàng gửi
bán đã tiêu thụ
K/C giá vốn hàng
bán cuối kỳ
(4a)
K/C doanh thu thuần
cuối kỳ (4b)
Giá bán chưa
thuế (3a)
Thuế GTGT
đầu ra (3b)
Trị giá vốn thành phẩm
gửi đi bán (2b)
Khoá luận tốt nghiệp
* Phương thức tiêu thụ đại lý, ký gửi.
Là phương thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại
lý, kí gửi để cho các cơ sở này trực tiếp bán hàng.
* Hạch toán ở đơn vị giao đại lý
Do hàng ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đén kho chính
thức tiêu thụ, do đó nội dụng hạch toán không khác so với phương thức chuyển
hàng. Riêng số tiền hoa hồng trả cho đại lý được tính vào chi phí bán hàng.
Sơ đồ1.3: Sơ đồ hạch toán bán hàng đại lý tại đơn vị giao đại lý
* Hạch toán ở đơn vị nhận đại lý.
Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc
chênh lệch giá. Trường hợp bên đại lý hưởng chênh lệch thì bên đại lý sẽ chịu
thuế GTGT tính trên phần GTGT.
Sơ đồ1.4:Sơ đồ hạch toán bán hàng ký gửi
(không phải nộp thuế GTGT của hàng bán đại lý và hoa hồng đại lý)
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
15
TK 154, 155 TK 157 TK 911TK 632 TK 511
TK 3331
TK 641
TK 133
TK 111, 112, 131
K/C giá vốn hàng bán
cuối kỳ (2)
Xuất thành phẩm giao
đại lý (1) (giá vốn)
K/C giá vốn hàng bán
cuối kỳ (3a)
K/C doanh thu
thuần cuối kỳ
(3b)
Chi phí hoa hồng cho
đại lý bán (6)
TK 511
TK 003
TK 331
TK 111, 112
Hoa hồng bán hàng được
hưởng
Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng
Khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ1.5: Sơ đồ hạch toán bán hàng đại lý, ký gửi
(Phải nộp thuế GTGT của hàng bán đại lý và hoa hồng đại lý)
* Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp.
Đối với phương thức này, người mua chỉ trả trước một phần giá trị của
hàng mua khi mua, phần còn lại trả góp trong nhiều lần. Doanh nghiệp ngoài số
tiền thu theo giá bán một lần còn thu thêm một khoản lãi của phần trả chậm. Quy
trình có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức trả góp
* Phương thức hàng đổi hàng.
Theo phương thức tiêu thụ này, người bán đem sản phẩm vật tư, hàng hoá
của mình để đổi lấy hàng hoá của người mua, giá trao đổi là giá bán của vật tư,
sản phẩm, hàng hoá đó trên thị trường.
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
16
Lãi trả
góp
Giá bán chưa thuế
(2)
TK 154, 155 TK 632 TK 911 TK 511
TK 3331
TK 131
TK 515 TK 3387
TK 111, 112
K/C giá vốn hàng bán
cuối kỳ (3a)
Xuất thành phẩm bán trả
góp (1)(giá vốn)
K/C doanh thu thuần cuối
kỳ (3b)
Định kỳ thu nợ
KH(4)
Kết chuyển trả góp
từng kỳ
(5)
Thuế GTGT
đầu ra
Số tiền KH trả
lần đầu
Số tiền KH còn
nợ
TK 511
Thuế GTGT
hàng đại lý
Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng
TK 3331
TK 331
TK 111, 112
Thu tiền bán hàng đại lý
TK 133
HHồng chưa thuế
GTGT
HHồng có thuế
GTGT
Thuế GTGT của
HHồng
Thuế GIGT của hàng tiêu thụ
Giá bán chua thuế GTGT
Khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng
* Phương thức tiêu thụ nội bộ.
Theo phương thức này, doanh nghiệp dùng chính thành phẩm, vật tư hàng
hóa của doanh nghiệp để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công
nhân viên, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, tặng biếu, bán nội bộ...
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức
tiêu thụ nội bộ
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
17
TK 154, 155 TK 632 TK 911 TK 511
TK 3331
TK 131
TK 152, 153, 211...
(3)
(3b)
TK 512 TK 111, 112, 136 (1368)
TK 627, 641, 642, 211…
TK 641
TK 3331
TK 334, 431
(2a)
(2b)
TK 3331
TK 154, 155 TK 632 TK 911
(1) (3a)
(2d)
(2c)
Xuất thành phẩm trao
đổi (giá vốn (1)
K/C giá vốn hàng cuối
kỳ(3a)
K/C doanh thu thuần cuối
kỳ (3b)
Giá bán chưa
thuế (2)
Thuế GTGT
đầu ra
Nhập kho hàng được
đổi
TK 133
Thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ
Khoá luận tốt nghiệp
(1) : Xuất sản phấm bán nội bộ hoặc sử dụng nội bộ (giá vốn)
(2a) : Sản phẩm bán nội bộ giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị cấp dưới hoặc
gữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
(2b): Sản phẩm sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chuyển
thành TSCĐ (giá vốn)
(2c): Sản phẩm sử dụng quảng cáo, khuyến mại không thu tiền:
- Ghi theo giá bán chưa có thuế của sản phẩm cùng loại
- Thuế GTGT: Nợ TK 133
Có TK 33311
(2d): Sản phẩm sử dụng để trả lương, trả thưởng hoặc tặng biếu được trang
trải bẳng quỹ khen thưởng, phúc lợi
(3a): Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ nội bộ cuối kỳ
(3b): Kết chuyển doanh thu thuần cuối kỳ
1.2.4.2 Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả
kiểm kê thực tế phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của, thành phẩm trên sổ kế
toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của, thành phẩm đã xuất trong kỳ theo công
thức:
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
18
Khoá luận tốt nghiệp
Theo phương pháp này thì các trường hợp nhập xuất hàng không hạch
toán trên các tài khoản tồn kho, kế toán sử dụng thêm các tài khoản 632 “Mua
hàng” và tài khoản 631 “ Giá thành sản xuất”. Phương pháp kiểm kê định kỳ chỉ
khác kê khai thường xuyên ở việc xác định giá vốn của từng thành phẩm tiêu
thụ, giá vốn hàng bán không ghi theo từng nghiệp vụ bán hàng mà được ghi một
lần vào cuối kỳ thông quả kết quả kiểm kê. Doanh thu và thuế của từng phương
thức bán hàng được hạch toán tương tự như kê khai thừong xuyên.
Trình tự hạch toán theo phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ theo phương pháp
kiểm kê định kỳ
1.2.4.3 Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không
thuộc diện chịu thuế GTGT.
Đối với các doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp hoặc không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT các nghiệp vụ hạch toán không
khác nhiều so với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tuy
nhiên doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán.
1.2.5 Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
19
TK 631
TK 155,157
TK 632
TK 911
K/C trị giá thực tế thành phẩm, tồn kho,
hàng gửi bán chưa xác định là tiêu thụ cuối
kỳ
Giá trị thành phẩm hoàn
thành nhập kho( Zsxtt)
K/C giá vốn
hàng bán cuối kỳ
K/C trị giá thực tế thành phẩm, tồn kho hàng
gửi bán chưa xác định là tiêu thụ đầu kỳ
Trị giá
hàng xuất
trong kỳ
=
Trị giá
hàng tồn
đầu kỳ
+
Trị giá hàng
nhập trong
kỳ
-
Trị giá
hàng tồn
cuối kỳ
Khoá luận tốt nghiệp
1.2.5.1 Hạch toán chiết khấu thương mại.
Chiết khấu thương mại là số tiền giảm trừ cho người mua do người mua
đã mua hàng với số lượng nhiều. Chiết khấu thương mại thường được ghi rõ
trong hợp đồng kinh tế.
Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại. TK này dùng để phản ánh khoản
chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc thanh toán cho
khách hàng. Kết cấu của TK:
Bên nợ: Số chiết khấu thương mại đã chập nhận thanh toán cho khách
hàng
Bên có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại sang TK 511
TK 521 không có số dư cuối kỳ. TK này có 3 TK cấp 2:
TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa.
TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm.
TK 5213 – Chiết khấu dịch vụ.
Khi doanh nghiệp cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại:
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111,112,131:
Cuối kỳ kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521: Chiết khấu thương mại
1.2.5.2 Hạch toán hàng bán trả lại
Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách
hàng trả lại, có thể do các nguyên nhân như: vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị
mất, kém phẩm chất, không đúng quy cách.
Trị giá hàng bán bị trả lại tính theo đúng đơn giá trên hoá đơn.
Trị giá hàng bán bị trả lại = Số lượng hàng bán bị trả lại x Đơn giá
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
20
Khoá luận tốt nghiệp
Các chi phí khác liên quan đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp
phải chịu được hạch toán vào TK 641. Phương pháp hạch toán đối với hàng bán
bị trả lại
TK 531 – Hàng bán bị trả lại: Dùng để theo dõi doanh thu của hàng hóa,
thành phẩm lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
Bên nợ: Doanh thu của hàng của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đã trả lại
cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm
hàng hóa đã bán
Bên có: Kết chuyển doanh thu của hàng hóa đã tiêu thụbị trả lại trừ vào
doanh thu trong kỳ.
Tk 531 – Cuối kỳ không có số dư.
Nhận lại lô hàng bị trả lại
Nợ TK 155: Nếu nhận về nhập kho
Nợ TK 157: Gửi tại kho của người mua.
Nợ TK 138(1381): Giá trị chờ xử lý
Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại.
Các chi phí khác phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 111,112,331…:
Ghi nhận khoản tiền phải trả lại cho khách hàng
Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải trả cho khách hàng tương ứng với số
doanh thu của hàng bán bị trả lại
Có TK 111,112,131:
Cuối kỳ kết chuyển giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 531: Hàng bán bị trả lại
1.2.5.3 Hạch toán giảm giá hàng bán
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
21
Khoá luận tốt nghiệp
Giảm giá hàng bán là khoản tiền được người bán chấp nhận một cách đặc
biệt trên giá thoả thuận vì lý do hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách
theo hợp đồng kinh tế
TK 532 – Giảm giá hàng bán. TK này dùng để theo dõi toàn bộ các khoản
giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận
Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán được chấp nhận
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vàp doanh thu
TK 532 cuối kỳ không có số dư
Ghi nhận các khoản giảm giá hàng bán:
Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán tính trên giá bán chưa có thuế GTGT
Nợ TK 3331: Thuế GTGT tương ứng
Có TK 111,112,131:
Cuối kỳ kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 532: Giảm giá hàng bán
1.2.5.4 Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp phải nộp
Khi bán hàng thì doanh thu được ghi nhận theo giá bán có thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu hay thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
Thuế tiêu thụ dặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp
trực tiếp sẽ ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 3331: Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
phải nộp
Có TK 3332: Thuế TTĐB phải nộp
Có TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp.
1.2.6 Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định
kết quả tiêu thụ thành phẩm.
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
22
Khoá luận tốt nghiệp
1.2.6.1 Kế toán chi phí bán hàng.
Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, phát sinh tới những khoản chi phí
bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Theo chế độ kế toán hiện hành thì chi phí bán
hàng gồm:
- Chi phí nhân viên bán hàng.
- Chi phí vật liệu, bao bì.
- Chi phí dụng cụ đồ dùng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí bảo hành sản phẩm.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
Để theo dõi, phản ánh chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641 - Chi phí
bán hàng.
TK 641 có 7 TK cấp hai tương ứng với 7 nội dung chi phí ở trên để phản
ánh nội dung từng loại chi phí bán hàng.
Kết cấu TK 641 - Chi phí bán hàng :
Bên Nợ : + Các khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ .
Bên Có : + Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
+ Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh
cuối kỳ .
Chi phí bán hàng cần được tập hợp riêng và phân bổ cho từng sản phẩm
để kế toán có thể xác định lỗ lãi đến từng loại sản phẩm.
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
23
Khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1.10:Trình tự kế toán chi phí bán hàng thể hiện qua sơ đồ sau:
(1) Tiền lương, phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả và trích BHYT, BHXH,
KPCD theo tiền lương của nhân viên bộ phận bán hàng
(2) Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trực tiếp dùng cho hoạt động
bán hàng
(3) Trích KHTSCĐ bộ phận bán hàng
(4) Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn vào chi phí bán hàng
(5) Trích chi phí phải trả vào chi phí bán hàng
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
24
TK 152, 335, 1388...
TK 911
TK 335
TK 352
TK 111, 112, 331…
TK 334, 338
TK 152, 153,( 611)
TK 214
TK 142, 242
TK 641
(1)
(3)
(4)
(2)
(7)
(6)
(5)
TK 133
(8)
(9)
Khoá luận tốt nghiệp
(6) Trích lập dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng
hóa tiêu thụ
(7) Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác
(8) Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
(9) Kết chuyển chi phí bán hàng cuối kỳ
1.2.6.2 Kế toán quản lý doanh nghiệp.
Chi phí QLDN là chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính
và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp .
Chi phí QLDN bao gồm nhiều khoản, cụ thể như sau :
- Chi phí nhân viên quản lý.
- Chi phí vật liệu quản lý.
- Chi phí đồ dùng văn phòng .
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Thuế , phí và lệ phí.
- Chi phí dự phòng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
Chi phí quản lý doanh nghiệp cần được dự tính ( lập dự toán ) và quản lý
chi tiêu tiết kiệm hợp lý. Để theo dõi, phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp, kế
toán sử dụng TK 642- Chi phí quản lý doanh nghịêp. TK này có 8 TK cấp hai
tương ứng với nội dung chi phí kể trên.
Kết cấu TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên Nợ : + Các khoản chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có : + Các khoản ghi giảm chi phí QLDN.
+ Kết chuyển chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh
cuối kỳ
Nguyễn Thị Dần Lớp: Kế toán 47B
25