Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giải phẫu sinh lý hệ sinh dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.7 KB, 13 trang )

Chương 10: Giải phẫu – Sinh lý hệ sinh dục
*Mục tiêu:
1. Trình bày được giải phẫu và chức năng của tinh hoàn ( thuộc hệ thống sinh dục nam) : chức năng
ngoại tiết và nội tiết
2. Trình bày được giải phẫu các bộ phận thuộc hệ thống sinh dục nữ: Buồng trứng và tử cung
3. Trình bày được chức năng của buống trứng
4. Trình bày được chu kỳ kinh nguyệt
5. Trình bày được các cơ chế, các biểu hiện của dậy thì và mãn kinh : nam, nữ
6. Giải thích một số hiện tượng sinh lý nam, nữ
1.Hệ sinh dục nam
1.1. Đặc điểm giải phẫu
-Hệ thống sinh dục nam gồm tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt,
tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật
1.1.1 Tinh hoàn:
-Tinh hoàn là một cơ quan nằm ngoài ổ bụng, nằm trong bìu. Có hai tinh hoàn hình hạt đậu nằm hai bên
-Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày, trắng và không đàn hồi gọi là lớp áo trắng
-Nếu bổ dọc tinh hoàn thì thấy mỗi tinh hoàn được chia làm nhiều tiểu thùy
+Trong mỗi tiểu thùy có nhiều nhiều ống nhỏ ngoằn nghèo gọi là ống sinh tinh, mỗi ống dài 5 cm
-Tiếp nối ống sinh tinh là ống mào tinh dài 6 m rồi đến ống dẫn tinh
-Xen kẽ giữa các ống sinh tinh có những nhóm tế bào kẽ ( tế bào Leydig) tiết ra hoormon testosteron và
những tế bào Sertoli nuôi dưỡng, bảo vệ và kiểm soát quá trình sản sinh tinh trùng
1.2 Chức năng của tinh hoàn: Tinh hoàn là tuyến pha, vừa có chức năng ngoại tiết và vừa có chức năng
nội tiết
1.2.1 Chức năng ngoại tiết: -Là chức năng sản sinh tinh trùng
-Kể từ tuổi dậy thì, các ống sinh tinh có khả năng sản sinh tinh trùng dưới tác dụng của hormon FSH ( do
tuyến yên bài tiết)
-Tinh trùng sinh ra ở tất cả các ống sinh tinh trong suốt đời sống tình dục của nam giới


-Khoảng 15 tuổi trở đi, tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng. Chức năng này được duy trì trong suốt
cuộc đời


a) Các giai đoạn sản sinh tinh trùng: Hình 10.7/SGT/323
*Phân loại: -Do sự phân chia giảm nhiễm nên có hai loại tinh trùng là loại mang NST giới tính X và loại
mang NST giới tính Y
-Tùy thuộc loại tinh trùng nào được thụ tinh với noãn mà quyết định lên giới tính thai nhi
*Cấu trúc của tinh trùng: Hình 10.8/324 SGT
-Tinh trùng gồm đầu, cổ, thân và đuôi
-Phía trước đầu tinh trùng có một lớp dày lên gọi là cực đầu.
+Cấu trúc này chức một lượng lớn enzym giống các enzym trong bọc lysosom, gồm hyaluronidase ( là
enzym phân giải các sợi proteoglycan của mô) và các enzym phân giải protein => Đây là những enzym
quan trọng vì nhờ chúng mà tinh trùng có thể phá vỡ được lớp vỏ của noãn
-Tinh trùng di chuyển được là nhờ sự di động của đuôi
+Tinh trùng thường chuyển động theo đường thẳng với tốc độ 4mm/phút
 Chính kiểu vận động này cho phép tinh trùng di chuyển qua đường sinh dục nữ để tiếp cận với
noãn ở vòi tử cung
-Hai tinh hoàn của người đàn ông trẻ, khỏe mạnh có khả năng sinh sản 120 triệu tinh trùng mỗi ngày
b) Điều hòa sinh sản tinh trùng: -Được thực hiện nhờ hoormon inhibin do tế bào Sertoli bài tiết
-Inhibin có tác dụng điều hòa ngược âm tính đối với FSH
+Khi tinh trùng được sản xuất quá nhiều => Tế bào Sertoli bài tiết hoormon inhibin có tác dụng làm giảm
tiết FSH => Làm cho số lượng tinh trùng trở về bình thường và ngược lại
c) Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng
*Hoormon: Có 4 loại hoormon
-GnRH: của vùng dưới đồi tham gia điều hòa sản sinh tinh trùng thông qua điều hòa bài tiết LH và FSH
-LH của tuyến yên kích thích tế bào Leydig ở khoảng kẽ của tinh hoàn bài tiết testosteron
=> Do đó có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng
-FSH kích thích phát triển ống sinh tinh,kích thích tế bào Sertoli bài tiết dịch chứa nhiều chất dinh dưỡng
giúp cho tinh trùng trưởng thành


+Mặt khác, FSH kích thích tế bào Sertoli bài tiết một loại protein gắn androgen (ABP)
+Loại protein này gắn với testosteron( và cả estrogen được tạo thành từ testosteron) rồi vận chuyển hai

hoormon này vào dịch lòng ống sinh tinh , giúp cho tinh trùng trưởng thành
-GH: Kiểm soát các chức năng chuyển hóa của tinh hoàn và thúc đẩy sự phân chia của tinh nguyên bào
+Ở người mắc bệnh lùn tuyến yên, sự sản sinh tinh trùng giảm hoặc không xảy ra
*Các yếu tố khác:
-Nhiệt độ: +Tinh trùng được sinh ra ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1-2 0C
+Khi tinh hoàn không di chuyển từ ổ bụng xuống bìu, các tế bào dòng tinh sẽ bị phá hủy
+Nhiệt độ trong đường sinh dục nữ cao hơn nhiệt độ ở bìu sẽ làm tăng chuyển hóa và hoạt động của
tinh trùng
+Ngược lại, ở nhiệt độ thấp, tinh trùng giảm chuyển hóa, giảm hoạt động
 Để bảo quản tinh trùng, người ta thường lưu trữ tinh trùng ở nhiệt độ rất thấp (-175 0C)
-Độ pH: +Tinh trùng hoạt động mạnh ở môi trường trung tính hoặc hơi kiềm và ngược lại, chúng giảm
hoạt động ở môi trường acid.
+Trong môi trường aicd mạnh, chúng sẽ bị giết chết
-Kháng thể: +Tinh trùng có thể bị tiêu diệt bởi các kháng thể có trong máu và dịch thể
+Nhờ có hàng rào tế bào Sertoli mà các KT không xâm nhập được vào dịch của ống sinh tinh
+Một số phụ nữ có kháng thể cố định tinh trùng nên rất dễ thụ thai
+Một số khác lại có KT tiêu diệt tinh trùng nên dẫn tới vô sinh
-Rượu, ma túy làm giảm khả năng sản sinh tinh trùng
-Tia X, phóng xạ hoặc virus quai bị làm tổn thương tế bào dòng tinh => ảnh hưởng đến sự sản sinh tinh
trùng
-Căng thẳng thần kinh kéo dài: giảm sản sinh tinh trùng
1.2.2 Chức năng nội tiết của tinh hoàn
-Là khản năng bài tiết một số hormon sinh dục nam, trong đó testosteron được coi là hormon quan
trọng nhất của tinh hoàn
-Ngoài ra, tinh hoàn còn bài tiết một hormon khác nữa là inhibin


a) Testosteron
*Nguồn gốc và bản chất hóa học:
-Testosteron được bài tiết chủ yếu từ tế bào Leyding

-Một phần nhỏ được bài tiết ở buồng trứng, vỏ thượng thận
-Bản chất hóa học: Là một hợp chất steroid có 19 C được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl-CoA
*Vận chuyển và chuyển hóa testosteron
-Sau khi được bài tiết ở tinh hoàn, khoảng 97% lượng testosteron gắn lỏng lẻo với abumin huyết tương
hoặc gắn chặt hơn với - globulin và lưu hành trong máu trong khoảng 30 phút đến 1 giờ hoặc hơn.
-Trong thời gian này, chúng vận chuyển đến mô đích hoặc bị thoái hóa trở thành dạng bất hoạt rồi được
bài xuất ra khỏi cơ thể
*Tác dụng:
-Trong thời kỳ bào thai: +khoảng vào tuần thứ 7, tế bào Leydinh của tinh hoàn thai nhi bài tiết một
lượng đáng kể testosteron
=> Tác dụng: Kích thích tạo và phát triển đường sinh dục ngoài của bào thai theo kiểu nam như tạo và
phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh
+ Vào 2-3 tháng cuối của thai kỳ, testosteron kích thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu
-Từ tuổi dậy thì: + Testosteron làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát (phát triển
dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh, mọc lông mu, lông nách, mọc râu, giọng nói trầm,
mọc trứng cá...)
+Testosteron kích thích sản sinh tinh trùng
-Testosteron làm tăng chuyển hóa protein ở cơ và các mô khác => vạm vỡ
-Testosteron còn có tác dụng:
+Tăng tổng hợp khung protein của xương, phát triển và cốt hóa sụn liên hợp ở đầu xương dài, làm dày
xương
+Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương => tăng sức mạnh của xương
+Làm hẹp đường kính khung chậu, tăng chiều dài khung chậu => Khung chậu có hình ống khác với khung
chậu mở rộng của nữ
+Tăng chuyển hóa cơ sở từ 5-10%, tăng nhẹ sự tái hấp thu ion Na+ ở ống lượn xa
+Làm tăng số lượng hồng cầu khoảng 20%


 Số lượng hồng cầu ở nam cao hơn ở nữ
 Chức năng tinh hoàn suy giảm => Giảm khả năng sản sinh tinh trùng, giảm hoạt động tình dục và

giảm sự phát triển các đặc tính sinh dục phụ
*Điều hòa bài tiết testosteron (hình 10.9/327 SGT)
-Trong thời kỳ bào thai, testosteron được bài tiết dưới tác dụng kích thích của HCG
-Ở người trưởng thành, sự bài tiết testosteron chịu sự điều hòa của LH do tuyến yên bài tiết
b) Inhibin
-Là một hợp chất glycoprotein có trọng lượng phân tử 10000-30000 dalton, do tế bào Sertoli bài tiết
-Tác dụng: + Điều hòa quá trình sản sinh tinh trùng thông qua cơ chế feedback âm tính lên sự bài tiết FSH
của tuyến yên
+Khi ống sinh tinh sản xuất quá nhiều tinh trùng => Tế bào Sertoli bài tiết inhibin => Chất này ức chế
tuyến yên bài tiết FSH nên làm giảm sản sinh tinh trùng
*Các phần sau từ 1.3 – 1.6: Không có trong mục tiêu => học qua
1.3 Chức năng của túi tinh
-Túi tinh bài tiết một lượng dịch chứa nhiều fructose, acid citric, nhiều chất dinh dưỡng, fibrinogen,
prostagladin
-Trong giai đoạn phóng tinh: túi tinh đổ dịch vào ống phóng tinh ngay sau khi tinh trùng được đổ vào từ
ống dẫn tinh
-Dịch của túi tinh chiếm 60% thể tích tinh dịch và có các chức năng quan trọng sau:
+Đẩy tinh trùng ra khỏi ống phóng tinh
+Cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng trong thời gian di chuyển ở đường sinh dục nữ cho đến khi
thụ tinh với trứng
+Prostaglandin trong túi tinh phản ứng với dịch cổ tử cung để làm tăng tiếp nhận tinh trùng, đồng thời
làm tăng co bóp tử cung và nhu động vòi tử cung để đẩy tinh trùng về phía loa vòi tử cung
1.4 Chức năng của tuyến tiền liệt
-Tuyến tiền liệt bài tiết dịch trắng đục có pH kiềm, có tác dụng bảo vệ tinh trùng khỏi môi trường acid
của âm đạo
-Lượng dịch do tuyến tiền liệt tiết ra chiếm khoảng 30% thể tích dịch phóng ra trong mỗi lần giao hợp


-Dịch tuyến tiền liệt chứa nhiều acid citric, ion calci, nhiều loại enzym đông đặc và tiền fibrinolysin,
prostagladin.

-Các enzym đông đặc của dịch tuyến tiền liệt sẽ tác dụng vào fibrinogen làm đông nhẹ tinh dịch ở đường
sinh dục nữ, do vậy có thể giữ tinh trùng nằm sát cổ tử cung
+Sau 15-30 phút, tinh dịch lại được làm loãng trở lại nhờ enzym fibrinolysin có trong dịch tuyến tiền liệt
và tinh trùng hoạt động trở lại
-Prostagladin: của dịch tuyến tiền liệt cũng như dịch túi tinh sẽ làm co cơ tử cung, tăng nhu động vòi tử
cung, giúp tinh trùng di chuyển trong đường sinh dục nữ
1.5 Tinh dịch
-Tinh dịch là hỗn hợp dịch bao gồm:
+Dịch từ ống dẫn tinh (chiếm khoảng 10% tổng thể tích)
+Dịch túi tinh (60%)
+Dịch tuyến tiền liệt (30%)
+Một lượng nhỏ từ các tuyến niêm mạc, đặc biệt là tuyến hành niệu đạo
-Dịch túi tinh được phóng ra cuối cùng với lượng lớn có tác dụng đẩy tinh trùng ra khỏi ống phóng tinh
và niệu đạo
-Độ pH trung bình của tinh dịch là 7,5. Độ pH hơi kiềm này sẽ trung hòa tính acid của dịch âm đạo
=> Tạo môi trường thích hợp cho tinh trùng hoạt động
-Trong ống sinh tinh, tinh trùng có thể sống vài tuần, nhưng khi đã được phóng ra ngoài, đời sống tối đa
chỉ từ 24-72h
-Ở nhiệt độ thấp, chuyển hóa của tinh trùng giảm nên thời gian sống của tinh trùng dài hơn
1.6. Giao hợp và phóng tinh
*Khi giao hợp:
-Dưới tác dụng của thần kinh tủy, mạch máu ở dương vật co, dương vật cương cứng
-Khi dương vật bị kích thích cao độ, tinh dịch sẽ được phóng ra ngoài từng đợt
-Khi các bó cơ giãn ra, máu thoát bằng đường dương tĩnh mạch, dương vật mềm trở lại
*Phóng tinh là hiện tượng túi tinh và ống dẫn tinh co bóp mạnh làm cho tinh dịch và tinh trùng dồn về
niệu đạo rồi theo niệu đạo ra ngoài


-Mỗi lần giao hợp, tinh dịch được phóng ra khoảng 2-3ml và có khoảng 200 triệu tinh trùng
-Cương dương vật và phóng tinh được điều hòa bởi cơ chế phản xạ tủy mà trung tâm phản xạ nằm ở

đoạn thắt lưng cùng
+Cơ chế phản xạ này được khởi phát bằng các kích thích tâm lý truyền xuống từ não, hoặc kích thích trực
tiếp vào cơ quan sinh dục,nhưng thường thì phối hợp cả hai
1.7. Dậy thì và suy giảm hoạt động tình dục nam
1.7.1 Dậy thì
-Dậy thì là thời kỳ có những biến động lớn về thể chất, tâm lý và đặc biệt là hoạt động chức năng của hệ
thống sinh sản
-Ở trẻ trai, mốc đánh dấu tuổi dậy thì bắt đầu là thể tích tinh hoàn tăng trên 4 ml, còn mốc đánh dấu
tuổi dậy thì hoàn toàn là lần xuất tinh đầu tiên.
+Tuy nhiên, rất khó xác định chính xác về thời điểm xuất tinh lần đầu tiên vì các em thường ít để ý.
+Tuổi dậy thì hoàn toàn ở nam thường vào khoảng 15-16 tuổi (trẻ em Việt Nam)
*Những biến đổi trong thời kỳ dậy thì:
-Sự phát triển cơ thể:
+Vào thời kỳ này, dưới tác dụng của hormon sinh dục nam(testosteron) phối hợp cùng các hormon tăng
trưởng khác
=> Cơ thể đứa trẻ sẽ phát triển nhanh, đặc biệt là khối lượng cơ tăng nhanh
-Hoạt động chức năng của hệ thống sinh sản:
+Sau khi sinh, tuyến sinh dục nam(tinh hoàn) không hoạt động cho đến lúc dậy thì, tinh hoàn mới bắt
đầu hoạt động
+Lúc này, tinh hoàn có khả năng sinh tinh trùng và bài tiết testosteron
+Dưới tác dụng của testosteron, cơ thể lớn nhanh và xuất hiện các đặc tính sinh dục nam thứ phát
như:dương vật to, túi tinh và tuyến tiền liệt phát triển, cơ nở nang, da thô dày, giọng nói trầm.
+Đứa trẻ bắt đầu có khả năng hoạt động tình dục và sinh sản
*Cơ chế dậy thì là quá trình trưởng thành hay quá trình chín của vùng limbic
-Khi vùng limbic trưởng thành, những tín hiệu xuất phát từ vùng limbic sẽ đủ mạnh để kích thích vùng
dưới đồi bài tiết đủ lượng GnRH và phát động hoạt động chức năng của trục vùng dưới đồi – tuyến yên –
tuyến sinh dục, gây ra hiện tượng dậy thì


1.7.2 Suy giảm hoạt động tình dục nam

-Kể từ tuổi dậy thì, hormon hướng sinh dục của tuyến yên được bài tiết liên tục trong suốt phần đời còn
lại
-Ở nam giới, không xuất hiện giai đoạn hoàn toàn suy giảm chức năng sinh dục như ở nữ giới, nhưng
theo thời gian, tuổi càng cao hoạt động chức năng của tinh hoàn cũng suy giảm dần
-Bắt đầu từ tuổi 40-50, sự bài tiết testosteron sẽ giảm dần, tuy tốc độ giảm rất chậm
-Tuổi trung bình chấm dứt quan hệ tình dục ở nam giới là khoảng 68 tuổi
+Tuy nhiên có sự khác nhau rất lớn về nhu cầu tình dục giữa người này với người khác
1.8 Một số rối loạn thường gặp
1.8.1 Bệnh lý tuyến tiền liệt
*U xơ tuyến tiền liệt:
-Bệnh thường gặp ở đàn ông cao tuổi(>50 tuổi) do rối loạn bài tiết testosteron
-Kể từ tuổi 50, ở một số đàn ông, tuyến tiền liệt bắt đầu xoắn lại, xơ hóa, đồng thời tinh hoàn cũng giảm
bài tiết testosteron
+Khối u xơ chèn ép cổ bàng quang gây bí đái
*Ung thư tuyến tiền liệt
-Là bệnh ác tính của tuyến tiền liệt
-Các tế bào ung thư của tuyến tiền liệt thường phát triển rất nhanh dưới tác dụng kích thích của
testosteron
-Nếu cắt bỏ tinh hoàn hoặc tiêm estrogen, hoặc phối hợp cả hai biện pháp thì khối di căn sẽ thu nhỏ
lại(ngay cả khi khối u đã di căn vào xương)
1.8.2 Suy giảm chức năng sinh dục
*Suy giảm bẩm sinh:
-Nguyên nhân: +Do tinh hoàn không hoạt động ở thời kỳ bào thai hoặc không có receptor tiếp nhận
androgen ở các mô đích do rối loạn gen di truyền
+Thiếu testosteron trong thời kỳ bào thai dẫn đến rối loạn hình thành các cơ quan sinh dục phụ ở nam.
Thay vào đó, các cơ quan sinh dục nữ sẽ được tạo thành
*Suy giảm trước tuổi dậy thì:


-Mất tinh hoàn hoặc tinh hoàn không hoạt động ở thời kỳ dậy thì dẫn tới tình trạng không xuất hiện các

đặc tính sinh dục nam thứ phát, cơ quan sinh dục ở tình trạng trẻ con, sụn liên hợp không được cốt hóa
nên các chi dài ra
=> Đứa trẻ bị mất tinh hoàn khi lớn lên thường cao hơn một chút so với người bình thường, xương
mỏng, cơ không phát triển, cơ quan sinh dục giống trẻ con, không mọc râu, giọng nói thanh và cao, da
tóc mịn như nữ (hình dạng quan hoạn)
*Suy giảm sau tuổi dậy thì:
-Ít gây biến đổi về hình thể
-Các cơ quan sinh dục có thể giảm kích thước nhưng không trở về tình trạng trẻ em
-Ham muốn tình dục giảm nhưng không mất hoàn toàn
+Mặc dù khó khăn, nhưng vẫn có hiện tượng cương, song ít khi có hiện tượng phóng tinh vì các cơ quan
tham gia bài tiết tinh dịch bị thoái hóa
1.8.3 U tinh hoàn – ưu năng sinh dục nam
-U tế bào Leydig: +Nồng độ testosteron tăng rất cao
-Ở trẻ nhỏ: +Bệnh làm hệ cơ xương của trẻ trai bị cốt hóa sớm nên xương phát triển sớm và nhanh,
nhưng cũng dừng lại nhanh, do vậy lúc trưởng thành chúng thường có chiều cao thấp hơn so với những
đứa trẻ bình thường
+Cơ quan sinh dục, đặc tính sinh dục thứ phát cũng phát triển sớm
2. Hệ sinh dục nữ
2.1 Giải phẫu
*Bộ máy sinh dục nữ gồm:
-Buồng trứng
-Vòi tử cung, tử cung, âm đạo, âm hộ và tuyến vú
2.1.1 Buồng trứng
-Buồng trứng là tuyến sinh dục nữ,vừa sản sinh ra noãn, vừa tiết ra các nội tiết tố quyết định đặc điểm
giới tính ở nữ
-Mỗi người phụ nữ có hai buồng trứng
-Kích thước mỗi buồng trứng trên phụ nữ trưởng thành là 3,0cm * 1,5cm * 1cm và nặng từ 4-8g, trọng
lượng thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt



-Ở tuần thứ 30 của thai kỳ, cả hai buồng trứng có khoảng 6 triệu noãn nang nguyên thủy.
+Sau đó, chúng phần lớn bị thoái hóa chỉ để còn lại khoảng 2 triệu noãn nang vào lúc mới sinh
+Và đến tuổi dậy thì, chỉ còn khoảng 300.000 – 400.000 noãn nang
+Trong suốt thời kỳ sinh sản của phụ nữ( khoảng 30 năm), chỉ có khoảng 400 nang phát triển tới chín và
xuất noãn hàng tháng. Số còn lại bị thoái hoá
*Cấu tạo mô học
-Phủ mặt ngoài buồng trứng là một lớp biểu mô mềm
-Bên dưới biểu mô là tổ chức xơ, có những sợi cơ đông đặc thành màng trắng
-Tiếp đến là những lớp tế bào gồm nhiều nang trứng, mỗi nang chứa một trứng ở những giai đoạn phát
triển khác nhau, được bao bọc bởi các tế bào lót thành nang
2.1.2 Vòi tử cung
-Có hai vòi tử cung từ tử cung chạy sang hai bên ổ bụng
-Vòi tử cung gồm 4 đoạn: thành, eo, bóng và phễu vòi
-Đoạn thành nằm trong thành tử cung và thông với buồng tử cung qua lỗ tử cung của vòi
-Eo vòi là đoạn ngắn, hẹp, có thành dày, gắn với sừng tử cung
-Bóng vòi là đoạn rộng nhất và dài nhất, tạo nên khoảng 2/3 chiều dài vòi
-Phễu vòi là đoạn hình phễu của vòi, nằm sát với buồng trứng
+Phễu tận cùng bằng những mỏm như ngón tay gọi là các tua vòi, một trong những tua này dính vào
buồng trứng
*Về mô học: Vòi tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp
-Lớp thanh mạc bọc ngoài
-Lớp cơ trơn ở giữa
+Lớp cơ trơn gồm 1 tầng cơ vòng dày ở trong và tầng cơ dọc mỏng ở ngoài
-Lớp niêm mạc ở trong cùng
+Lớp niêm mạc có nhiều nếp dọc chứa các tế bào biểu mô trụ có lông chuyển và các tế bào tiết
 Vai trò: Cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng


-Những co thắt kiểu nhu động của lớp cơ và hoạt động của lông chuyển ở niêm mạc giúp đưa trứng đã
được thụ tinh về phía tử cung

2.1.3 Tử cung
-Tử cung nằm ở giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo, dưới các quai ruột
non và có hình quả lê
*Từ trên xuống, tử cung gồm các phần: đáy, thân, eo ,cổ
-Đáy tử cung: là phần hình vòm nằm trên các sừng tử cung
-Thân tử cung hẹp dần từ trên xuống dưới cho đến eo tử cung
+Hai góc bên của thân gọi là sừng tử cung, tiếp nối với eo vòi tử cung
-Eo tử cung là phần thắt lại, nằm giữa thân tử cung và cổ tử cung
-Cổ tử cung gồm 2 phần:
+Phần trên âm đạo nằm ngay sau đáy bàng quang
+Phần âm đạo nhô vào âm đạo, gọi là mõm cá mè
-Khoang rỗng bên trong thân tử cung là buồng tử cung và khoang rỗng bên trong cổ tử cung gọi là ống cổ
tử cung
*Cấu tạo mô học:Thành tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp:
-Lớp thanh mạc: Là lớp phúc mạc phủ các mặt của tử cung, lách xuống tận thành bên chậu hông và tạo
nên dây chằng rộng
-Lớp cơ gồm 3 tầng:+Tầng giữa là cơ vòng
+Tầng ngoài và trong là cơ dọc hoặc chéo
+Cổ tử cung không có tầng cơ vòng
 Sự co thắt của lớp cơ tử cung dưới sự kích thích của oxytocin từ thùy sau tuyến yên giúp đẩy thai
khỏi tử cung trong lúc chuyển dạ đẻ
-Lớp niêm mạc: +Phủ mặt trong của tử cung bao gồm: lớp biểu mô trụ đơn, lớp mô liên kết dày nằm bên
dưới, giàu mạch máu và các tuyến tử cung
+Niêm mạc tử cung đươc chia làm 2 lớp: Lớp chức năng và lớp nền
+Hằng tháng, lớp chức năng bong ra dưới ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố, lớp nền phát triển thay
thế lớp chức năng sau mỗi lần hành kinh


+Mạch máu nuôi dưỡng lớp niêm mạc gồm 2 loại động mạch nằm trong lớp mô liên kết
+Động mạch nền:không có sợi đàn hồi, có tác dụng nuôi dưỡng lớp nền

+Động mạch xoắn: có nhiều sợi đàn hồi, có khả năng co thắt gây thiếu máu cục bộ niêm mạc tử cung
trong chu kỳ kinh nguyệt (CKKN)
2.1.4 Âm đạo (không quan trọng)
*Âm đạo:
-Là một ống xơ – cơ được lót bằng niêm mạc, dài khoảng 8 cm
-Âm đạo gồm hai thành:
+Thành trước nằm sau bàng quang và niệu đạo
+Thành sau nằm trước trực tràng
-Lỗ âm đạo được che phủ một phần bởi một nếp niêm mạc gọi là màng trinh
*Niêm mạc âm đạo:
-Là biểu mô lát tầng không sừng hóa, liên tiếp với niêm mạc tử cung.
-Bề mặt niêm mạc có nhiều nếp ngang
-Các tế bào niêm mạc dự trữ một lượng lớn glycogen và sản phẩm thoái hóa của chất này sinh ra acid
hữu cơ
-Môi trường acid của âm đạo có tác dụng kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn nhưng cũng có hại cho
tinh trùng
-Lớp cơ trơn của âm đạo có thể giãn ra đáng kể để thích ứng với dương vật
-Âm đạo là bộ phận giao hợp, cũng là đường ra của máu kinh nguyệt và thai nhi
2.1.5 Âm hộ (không quan trọng)
-Âm hộ là bộ phận sinh dục ngoài của nữ
-Âm hộ gồm có: + gò mu ở trước
+Hai bên là hai nếp da lớn gọi là môi lớn ở ngoài và môi bé ở trong, khoảng lõm nằm giữa hai môi bé và
lớn là tiền đình âm đạo
+Mở thông vào tiền đình có lỗ niệu đạo ngoài ở trước, lỗ âm đạo ở sau và những ống tiết của tuyến tiền
đình lớn


+Phía trước tiền đình là âm vật
-tuyến tiền đình lớn: +Là hai tuyến lớn tiết ra chất nhầy nằm ở hai bên lỗ âm đạo, mỗi tuyến có ống dẫn
đổ vào tiền đình âm đạo

+CHất nhầy do tuyến này tiết ra có tác dụng bôi trơn tiền đình trong lúc giao hợp
2.1.6 tuyến vú( không quan trọng)
-Tuyến vú là hai tuyến tiết sữa nằm ở ngực, trước các cơ ngực, đi từ xương sườn III đến xương sườn VI
-Ở giữa mặt trước của vú có một lồi tròn gọi là núm vú, nơi có nhiều lỗ của các ống tiết sữa
-xung quang núm vú là vùng da sẫm màu hơn gọi là quầng vú
-Trên bề mặt quầng vú nổi lên nhiều cục nhỏ do những tuyến bã ở quầng vú đẩy lên
*Cấu tạo: -Mỗi vú có 15-20 thùy mô tuyến sữa, mỗi thùy do một số tiểu thùy tạo nên, các ống tiết sữa
chạy theo hình nan hoa từ chu vi hướng vào núm vú
2.2 Chức năng của buồng trứng
-Giống tinh hoàn, buồng trứng cũng là tuyến pha, vừa có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng nội tiết



×