Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tài liệu đào tạo công nhân khối bệnh viện của công ty vệ sinh công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.56 KB, 24 trang )

BÀI 1: Ý THỨC, TÁC PHONG CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN BÀI 2: GIAO TIẾP
BÀI 3: NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC KHI TIẾN HÀNH LÀM VỆ SINH CÔNG
NGHIỆP BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP LAU SÀN KHÔ BÀI 5: P HƯƠNG PHÁP LAU
SÀN ẨM BÀI 6: LAU SÀN ƯỚT BẰNG XE VẮT ĐÔI
LAU SÀN 2 XÔ MỘT BƯỚC VÀ LAU SÀN 2 XÔ 3 BƯỚC BÀI 7: PHƯƠNG
PHÁP LÀM SẠCH KÍNH VÀ KHUNG NHÔM BÀI 8: QUY TRÌNH LÀM NHÀ
VỆ SINH

Bài mở đầu QUY TRÌNH VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
QUY TRÌNH VỆ SINH CÔNG TRÌNH TỔNG QUÁT
Nguyên tắc đầu tiên khi vệ sinh công trình là “ từ trên xuống, từ trong ra”. Nhằm
đảm bảo quá trình làm sạch diễn ra xuyên suốt không bị gián đoạn, nên phải tiến
hành vệ sinh ở tầng cao nhất trước và ở tầng này cũng phải thực hiện theo nguyên
tắc “từ trên cao xuống”, rồi làm sạch chi tiết “từ trong ra, xử lí làm sạch sàn bằng
hoá chất chuyên dùng và máy chà hút công nghiệp

QUY TRÌNH VỆ SINH CÔNG TRÌNH TỔNG QUÁT
Nguyên tắc đầu tiên khi vệ sinh công trình là “từ trên xuống, từ trong ra”. Nhằm đảm
bảo quá trình làm sạch diễn ra xuyên suốt không bị gián đoạn, nên phải tiến hành vệ
sinh ở tầng cao nhất trước và ở tầng này cũng phải thực hiện theo nguyên tắc “từ trên
cao xuống”, rồi làm sạch chi tiết “từ trong ra, xử lí làm sạch sàn bằng hoá chất chuyên
dùng và máy chà hút công nghiệp. Đối với nhà nhiều tầng có nhiều phòng khi vệ sinh
dứt điểm đến đâu thì đóng cửa bàn gia cho chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư đến đó .
Cụ thể theo các sau:
Bước 1:
1


Tập trung thiết bị, máy móc làm sạch tại một vị trí ở công trình, kiểm tra và báo
cáo với bảo vệ công trình số lượng lần cuối trước khi mang vào công trình (Đối
chiếu với bảng liệt kê dụng cụ mang theo)


Chuyển thiết bị, máy móc làm sạch lên tầng cao nhất (nếu công trình là nhà nhiều
tầng) và tiến hành quá trình vệ sinh theo các bước tiếp theo.
Bước 2:
Vệ sinh thô, tức là thu dọn rác thải của công trình ( rác thải máy hút không hút
được phải dọn bằng tay) và hút bụi ( hoặc lau bằng cây lau bụi) nếu công trình
nhiều bụi. Trước khi tiến hành vệ sinh chi tiết cần phải dọn phần thô trước, đây là
phế phẩm của xây dựng sau khi họ rút khỏi công trình. Các vật liệu này được
quét, gom gọn cho vào các bao, thùng mang tập kết đúng nơi quy định của công
trình theo từng phòng hoặc tầng và từ trên xuống dưới. Để làm được điều này
công trình phải không còn nhóm thợ xây dựng nào thi công nữa.
Pha hóa chất : nên thử hoá chất trước ( bằng cách tăng dần tỉ lệ và nên thực hiện ở
góc khuất ) , pha theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất.
Bước 3:
Thực hiện vệ sinh chi tiết từ trên xuống, từ trong ra gồm: thiết bị điều hòa nhiệt độ,
chiếu sáng, len tường, cửa, khung cửa,…
Lưu ý: nếu công trình có các hạng mục là kính, gỗ, nhôm, inox, thảm, nhựa, …cần
phải thực hiện theo quy trình vệ sinh ( xem thêm phần vệ sinh từng hạng mục)
Bước 4:
Vệ sinh sàn : tuỳ theo loại sàn cứng hay sàn mềm, các loại sàn đá tự nhiên hay sàn
gạch tàu, sàn gạch men, sàn hardener, sàn bê tông, sàn gỗ,…mà tiến hành cách
thức vệ sinh phù hợp nhất.
Trước khi tiến hành làm sạch phải chuyển tất cả thiết bị, dụng cụ không cần thiết
xuống tầng tiếp.
Thực hiện vệ sinh tầng tiếp theo và hoàn thành công trình như các bước trên.
Bước 5:
2


Bàn giao (nghiệm thu) từng hạng mục, từng phòng, từng tầng cho chủ đầu tư hoặc
đại diện chủ đầu tư nhằm tránh trường hợp vệ sinh lại nhiều lần. Vì sao phải như

vậy? Công trình sau xây dựng đã hoàn thành cơ bản nhưng còn một số hạng mục
trang trí nội thất chưa hoàn thành như: lắp màn cửa, giường, tủ, thiết bị giải trí,…
Nên phải vệ sinh lại gây không đáp ứng được tiến độ công việc đã thoả thuận với
chủ đầu tư lúc ban đầu và chủ đầu tư phải tốn thêm phí vệ sinh lại.
Bước 6:
Kiểm tra lần cuối toàn bộ công trình, khi kiểm tra nên đứng ở nhiều góc độ (đặc
biệt là kính, gạch bóng kính, toilet, len tường, bếp)
Nghiệm thu toàn bộ công trình
Lưu ý: nghiệm thu công trình là ghi nhận lại những gì đã thực hiện và chỉ
công nhận đã hoàn thành công việc khi bảng nghiệm thu đã được ký nhận
của chủ đầu tư ( hoặc đại diện chủ đầu tư)
QUY TRÌNH LAU KÍNH
Dùng hoá chất chuyên dụng, khăn nềm, tay gạt kính, cây lau kính chuyên dùng lau sạch
bụi và các vết bẩn như xi măng, sơn bám trên bề mặt ngoài kính và khung nhôm. Hoá
chất này có tính năng mùi thơm, không độc hại và làm trong kính đồng thời còn làm
tăng thêm tuổi thọ, độ bền chất liệu kính, khung nhôm.
Nếu cần dùng bộ dây đu hoặc dàn giáo chuyên dụng để làm sạch kính
trên cao, phía mặt ngoài (tuỳ thuộc vào địa thế của công trình).
QUY TRÌNH VỆ SINH VẬT LIỆU GỖ
Bước 1:
Vệ sinh gỗ bằng khăn mềm, khô hoặc ẩm.Gỗ là vật liệu kỵ nước nên tuyệt đối không
dùng khăn ướt lau, chỉ sử dụng khăn ẩm và khô lau gỗ.
Bước 2:

3


Dùng chất lau bóng gỗ, da có tác dụng bảo vệ bề mặt các vật dụng bằng gỗ, da...và tạo
hương thơm. Giúp xoá các vết dơ, vết ố, dấu tay trên bề mặt da, gổ làm bề mặt bóng
sáng như mới.

1. Lắc đều hoá chất Shine up trước khi sử dụng. Xịt hoá chất lên bề mặt gỗ rộng khoảng
20

-

25

cm,

giữ

bình

xịt

thẳng

đứng

nếu



thể.

2. Lau ngay với khăn sạch đến khi bề mặt gỗ sạch và khô. Đối với những vết dơ lâu
ngày thì tiếp tục phun hoá chất lên và lau sạch .
Lưu ý:
Không xử dụng vật sắc bén làm sạch sàn gỗ, thiết bị bằng gỗ.
Tùy theo nguồn gốc và loại vết bẩn mà có cách xử lí thích hợp, nên áp dụng

mẹo

tẩy

vết

bẩn

trong

nhân

gian,

như:

- Dùng một mảnh vải sạch thấm sữa bò để lau chùi. Cách này không những
tẩy sạch những vết cáu bẩn mà còn làm cho đồ gỗ sáng bóng như mới.
- Dùng nửa cốc nước pha với giấm, lượng giấm bằng ¼ lượng nước, dùng một miếng
vải mềm tẩm dung dịch này để lau chùi đồ gỗ vừa đơn giản, vừa hiệu quả.
- Đồ gỗ dùng lâu, hoặc bị mồ hôi bám vào lâu ngày, để khắc phục tình trạng này, ta pha
một cốc trà đặc to, để nguội, rồi dùng vải mềm tẩm nước trà lau chùi chúng. Chỉ cần
làm như thế khoảng hai hoặc ba lần, đồ gỗ sẽ phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu.
- Bôi kem đánh răng lên những chổ bẩn trên đồ gỗ, sau đó dùng khăn vắt khô lau
sạchngay.

4


HÓA CHÂT SỬ DỤNG:

Dymascale: chất tẩy mạnh các bề mặt dính vôi, xi măng, gỉ sét,…
Dymatrio, Dymasan: tẩy rửa tổng quát các mặt sàn granite, cẩm thạch, dụng cụ
inox, thủy tinh, phòng tắm,…
Dyma Shine: tẩy vết dơ và làm bóng kiếng.
Dyma Bac: tẩy vết dầu mỡ, dùng khu nhà bếp.
Dyma Phoslus: tẩy ố vàng, dùng tẩy gạch men, sành sứ,lavabo,bàn cầu,…
THIẾT BỊ SỬ DỤNG:
Máy đánh trà sàn 175vòng/phút.
Máy đánh bóng sàn 1500vòng/phút.
Máy hút bụi hút nước
Các dụng cụ làm sạch cần thiết khác

QUY TRÌNH GIẶT THẢM
Dụng cụ giặt thảm gồm: Máy chà, máy hút (và mỏ vịt lớn nhỏ), quạt thổi công nghiệp,
khăn, xô, dây nguồn, bàn chà tay ( dùng xử lý vết bẩn bằng tay),hóa chất (Dymaprep,
hoặc Dyma Carpet, Sumo, Chanh, kem đánh răng,..) Tùy theo tình hình khảo sát công
trình mà chuẩn bị hóa chất phù hợp.
CÁC BƯỚC GIẶT THẢM
1.THIẾT BỊ:
- Dùng máy chà quay 175vòng/phút + mâm bàn chảy mềm gắn vào máy
- Máy hút nước và cần hút thảm,mỏ vịt, máy thổi.
- Bàn trải cầm tay, bình xịt tay (nhỏ),xô đựng dung dịch hoá chất.
- Khăn lau,găng tay cao su
5


2.HÓA CHẤT:
- Hoá chất tẩy thảm: POWER plot, Power Porter
- Hoá chất dung môi hoà tan: Dyma Power,sumo,…


3.THỰC HIỆN:
-Kiểm tra độ an toàn của thiết bị
- Di chuyển đồ đạc trước khi giặt thảm càng nhiều càng tốt
- Hút bụi trên thảm,kiểm tra các góc cạnh của thảm đã được dán chặt xuống
sàn chưa.
- Dùng dung môi để tẩy các vết bẩn trên bề mặt thảm trước khi dùng máy
chà thảm (dùng bàn chảy tay xử li vết bẩn)
- Thử hoá chất giặt giặt thảm trước khi giặt nếu thấy không có phản ứng thì
mới tiếp tục cho giặt,tránh không để cho vết bẩn loang ra xung quanh khi
đang tẩy.
- Dùng bàn chải tay để giặt các góc tường,chân tường và những nơi máy
không vào đánh được
- Hút khô: Dùng máy giặt chuyên dụng hoặc bàn chải và chất hút bẩn trộn với
chất tẩy và dung môi. Dung dịch chất làm sạch sẽ đẩy các chất bẩn ra khỏi sợi
thảm.Dùng máy hút bụi nước hút sạch các chất bẩn khỏi mặt thảm.
- Hút kĩ dung dịch hoá chất trên bề mặt thảm bằng máy hút nước
- Dùng máy thổi khô để làm khô thảm
- Khi thảm khô,kê lại đồ đạc về vị trí ban đầu.

6


4.CHÚ Ý:
-Nếu thảm qua bẩn thì phải giặt lần 2
- Không để dung dịch bám vào tường và đồ đạc.Nếu bị thì phải lau khô
ngay
- Không để các đồ vật bằng kim loại lên bề mặt thảm trong khi giặt mà
không kê miếng cách điện
- Khi giặt thảm phải tẩy chổ bẩn trước
- Không giặt thảm trong khi vẫn có người đang đi lại.

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ THẢM:
Đối với thảm len: Len dễ bị ảnh hưởng bởi các chất các chất tẩy và
chất kiềm nên cần giặt thảm len bằng các dung dịch tẩy trung hòa (độ pH 5.08.0) và phải làm khô thật nhanh
Thảm Cotton – Thảm Cotton có thể cho phép dùng tất cả các phương
pháp làm sạch, tuy nhiên quá trình làm khô hay sự ngâm nước diễn ra quá lâu
sẽ gây ra sự co ngót.
Thảm lụa – Cần áp dụng phương pháp giặt khô, tuy nhiên lụa có thể bị
hư hỏng bởi nhiệt độ cao, độ pH (>9) hay phơi nắng và sẽ bị giảm độ bền khi
bị ẩm...
Thảm làm bằng sợi thực vật – Thảm làm từ sợi thực vật như cotton,
đay, xơ dừa, sơ dứa... có đặc tính tương tự như cotton có thể giặt bằng mọi
biện pháp thông thương nhưng phổ biến nhất vẫn là hút khô hoặc làm sạch
bằng chất giặt dạng bọt cộng với hút khô.Để hạn chế sự phai màu hoặc đổi
màu, nên dùng chất làm sạch có độ pH dưới 7.5 và không nên làm khô quá
7


nhanh.Tuy nhiên, đối với loại thảm này, nên sử dụng dịch vụ giặt thảm chuyên
nghiệp.
Thảm làm bằng sợi tổng hợp(synthetic fibers):
Tân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để chọn phương pháp giặt. Tránh dùng
xà phòng tắm hoặc xà phòng giặt, nước rửa chén hay bất kỳ các loại chất tẩy rửa
trong gia đình vốn chỉ dùng để lau mặt sàn gỗ, nền lát gạch men...Để đạt hiệu quả
tốt nhất trong việc vệ sinh thảm cần thường xuyên dùng máy hút bụi để làm sạch
thảm truớc khi giặt. Hòa tan chất tẩy chuyên dùng trước khi giặt. Dung dịch hòa
tan này thường cần 8-10 phút để đẩy các chất bẩn ra khỏi bề mặt thảm.

QUY TRÌNH GIẶT GHẾ
Dụng cụ mang theo: : Máy mài cầm tay, bình xịt ( lớn nhỏ), máy hút ( và mỏ vịt lớn
nhỏ), quạt thổi công nghiệp, khăn, xô, dây nguồn, bàn chà tay ( dùng xử lý vết bẩn bằng

tay),hóa chất ( Dymaprep, hoặc Dyma Carpet, Sumo, Chanh, kem đánh răng,..) Tùy
theo tình hình khảo sát công trình mà chuẩn bị hóa chất phù hợp.
Bước 1: Chuẩn bị
Tập trung ghế ra một vị trí thuận lợi (có ánh nắng càng tốt)
Pha hóa chất theo tỉ lệ nhà sản xuất (tùy theo độ bẩn của ghế mà có sự điều chỉnh tỉ
lệ cho phù hợp, và cũng tùy theo độ bẩn của ghế mà điều chỉnh tiến độ công việc
cho phù hợp)
MỘT SỐ VẾT BẨN THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÍ

8


BÀI 1: Ý THỨC, TÁC PHONG CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN
1. Quy định về đạo đức, tư cách:
- Phải có tư cách đạo đức tốt, trung thực thật thà
- Thái độ nhã nhặn, lịch sự, thân thiện với với mọi người.
- Không có cử chỉ thiếu văn minh, không nói tục, không nói chuyện sàm sỡ với người
khác giới.
- Nhặt được của rơi trả lại cho người mất, luôn nêu cao tinh thần đói cho sạch,
rách cho thơm.
- Suy nghĩ, phát ngôn, làm việc theo phong cách chuyên nghiệp.
2. Tác phong chung khi làm việc và sinh hoạt khác:
- Xử lí các công việc được phân công một cách khoa học và đảm bảo chất kượng
- Tiến hành công việc theo đúng kĩ thuật, đầy đủ quy trình
- Đi lại nhanh nhẹn, hoạt bát (lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, quan sát nhanh, bước chân sải
rộng)
- Các buổi họp, họp có mặt đủ, đúng giờ, tinh thần trách nhiệm và tự phê tốt.
- Không hút thuốc lá nơi công cộng, nơi làm việc.
3. Quy định trang phục:
Trong khi làm việc:

- Mặc đồng phục của công ty.
- Đeo thẻ
- Giày, dép, mũ theo quy định.
9


- Móng tay phải được cắt ngắn, sạch sẽ
- Khẩu trang, găng tay,… (Giày, dép không đứt quai, thủng lỗ,…)
- Trang phục gọn, lịch sự, không mặc quần áo bẩn rách , đứt cúc.
- Đối với nữ tóc phải gọn gàng, nam phải cắt cao gáy.
- Trang điểm nhẹ nhàng.
- Trang sức cân đối, không phô trương.
BÀI 2: GIAO TIẾP
1. Khái niệm về khách hàng:
* Khách hàng nội bộ: Là những thành viên cùng làm việc trong CÔNG TY TNHH KỸ
THUẬT LÀM SẠCH VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ, bao gồm lãnh đạo công ty, các
cán bộ quả lý, nhân viên và công nhân.
* Khách hàng bên ngoài là toàn bộ những người được thụ hưởng thành quả làm dịch vụ
của công ty Việt Mỹ, không kể là họ có trả tiền cho chúng ta hay không: Lãnh đạo cơ
quan khách hàng, CBNV của họ, bác sĩ, y tá, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, những
người cung cấp dịch vụ khác….
2. Đặc điểm của người bệnh:
Con người khi ốm đau, bệnh tật họ phải đi đến các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện để
khám xét chuẩn đoán bệnh, đồng thời họ có thể nằm viện để điều trị.Đối với người
bệnh, đây là môi trường mới lạ, phần đông trong số họ là những người ở xa, nông thôn,
có những người rất nghèo, nhiều người có hoàn cảnh neo đơn, thậm chí có những người
chưa đến thành phố bao giờ. Nỗi lo âu về bệnh tật, bỡ ngỡ vì chưa quen, nỗi lo âu không
đủ tiền chi trả và băn khoăn về ai sẽ là người điều trị, chăm sóc cho họ, người đó như
thế nào, dễ tính hay khó tính…Ngược lại, cũng có những người bệnh hoặc vì có tâm
thần dễ kích thích hoặc vì do bệnh tật nên khó tính, đòi hỏi, hách dịch muốn mọi cái

10


phải được làm ngay. Song cũng có những người bệnh rất chịu đựng. Họ bằng lòng với
tất cả những gì chúng ta có thể làm được cho họ mà không đòi hỏi gì thêm thậm chí có ý
kiến không tán thành nhưng không dám phát biểu vì sợ hay muốn cho xong việc.
3. Đặc điểm của khách hàng:
+ Đối với các y bác sĩ, việc tiếp xúc hàng ngày vói bệnh nhân trong một môi trường lao
động trí óc luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi với một sức ép rất lớn về trách nhiệm và hiệu
quả khi điều trị cho bệnh nhân rất dễ có những biểu hiện, những hành vi như: mệt mỏi,
bực dọc…
+ Đối với công ty: Khi thỏa thuận với khách hàng luôn đề cao tính chuyên nghiệp của
một người công nhân cũng như chất lượng của dịch vụ.Do vậy, việc trực tiếp thực hiện
thỏa thuận đó là trách nhiệm của mỗi người công nhân.
4. Khái niệm về giao tiếp:
Giao tiếp là một nghệ thuật, một kĩ năng, là sự trao đổi và thu nhận thông tin đáp ứng
được nhu cầu liên hệ giữa người này với người khác, giữa một người với một nhóm
người.
5. Mục đích của giao tiếp:
- Qua giao tiếp mỗi phía nhận được tâm tư, tình cảm để rồi giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.
- Qua giao tiếp đáp ứng được nhu cầu về tinh thần hoặc để trao đổi các thông tin.
6. Hình thức giao tiếp:
- Bằng lời: Là giao tiếp bằng lời nói, chữ viết
- Giao tiếp không lời: bằng thái độ cử chỉ, nụ cười,ánh mắt,nét mặt, điệu bộ.
7. Kĩ năng giao tiếp cụ thể:

11


- Đối với công nhân khi làm việc cần thiết: Khéo léo, nhẹ nhàng, cởi mở, sẵn sàng giúp

đỡ, biết tự kiềm chế, biết lắng nghe và độ lượng, chủ động trong giao tiếp.
-Lời chào, nét mặt vui vẻ, các câu hỏi thăm ngắn gọn, ví dụ: Anh, chị, cô, bác… ăn cơm
chưa? , Anh, chị… ngủ ngon không hay dạo này có khỏe không, công việc thế nào?
- Khi làm việc bắt đầu làm việc trong phòng bệnh nên chào hỏi có giọng nói nhẹ nhàng
kèm theo lời xin phép trong thời gian bao lâu.Khi xong cảm ơn có nét mặt tươi cười vui
vẻ.
Thí dụ: Khi vào buồng bệnh làm vệ sinh, người công nhân chào: Cháu chào các cô các
bác, cháu xin phép vào làm vệ sinh buồng bệnh, cháu phiền các bác người nhà dọn đồ
và có thể làm ơn ra ngoài trong 5 phút, các bác nhớ mang theo điện thoại di động và
các đồ dùng có giá trị…, cháu xin cảm ơn…
Khi làm xong, CN chào và cám ơn sự hợp tác của khách hàng xin phép ra làm phòng
khác..
- Dáng đi: Thẳng, cân vai, mắt nhìn thẳng.
- Đang đeo khẩu trang làm việc có khách hàng hỏi chuyện thì đứng thẳng người bỏ
khẩu trang tươii cười nói chuyện rồi lại nhanh chóng làm việc bình thường.
- Những cụm từ” làm ơn’’; ‘xin lỗi”; “cám ơn”; Giúp chúng tôi; …nên tạo thói quen sử
dụng hàng ngày khi giao tiếp.Nó sẽ giúp chúng ta tạo nên bầu không khí thiện cảm, đầm
ấm trong sạch và gần gũi. Giúp chúng ta với người bệnh và gia đình họ, giúp người
bệnh cảm thấy có nhiều niềm tin hơn để vượt qua bệnh tật.
- Những vấn đề trên giúp chúng ta tạo nên không khí thiện cảm, đầm ấm và gần gũi giữa
các cá nhân với nhau.
- Ngôn từ giao tiếp cần thiết đơn giản nhưng giau hình ảnh dễ gây ấn tượng.
- Tốc độ lời nói khi giao tiếp không nhanh quá, hay chậm quá, không nói nhát gừng.
12


- Khi nghe: Cũng rất quan trọng nên tập trung vào người nói cũng như có thể “nuốt từng
ý, từng lời” của người nói. Do vậy người ta đúc kết nên nghe hai nói một.
- Giao tiếp không nên thể hiện buồn rầu, lo lắng, sợ hãi.
- Điệu bộ có thể diễn đạt sự tức giận hay vui sướng … cử chỉ diễn đạt cảm xúc buồn,

mệt mỏi…
BÀI 3: NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC KHI TIẾN HÀNH LÀM VỆ SINH CÔNG
NGHIỆP
A. NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Làm việc từ trên cao xuống dưới thấp (ví dụ quét mạng nhện trước rồi lau sàn sau)
2. Tiến hành làm sạch từ trong ra ngoài (ví dụ lau sàn từ góc trong ra cửa).
3. Làm từ nơi bẩn ít trước tới nơi bẩn nhiều sau (ví dụ khu văn phòng thì ta làm các
phòng làm việc trước sau đó WC sau).
4. Làm toàn bộ sạch không bỏ sót.
5. Làm đâu được đấy, làm đâu dứt điểm đấy.
6. Làm ẩm với mọi quy trình vệ sinh, không lau khô.
7. Sử dụng riêng dụng cụ vệ sinh cho từng khu vực.
8. Chia nhỏ khu vực để làm vệ sinh.
9. Tôn trọng liều lượng, nồng độ của các dung dịch làm sạch và khử khuẩn.
10. Thực hiện theo quy trình và kế hoạch đã được đặt ra.
B. CÁC NGUYÊN TẮC VỆ SINH TẠI BỆNH VIỆN
1. Làm sạch từ nơi không có bệnh nhân lây nhiễm đến nơi có bệnh nhân lây nhiễm.
13


2. Từ buồng bệnh nhân trẻ em đến buồng bệnh nhân người lớn.
3. Không làm vệ sinh ở buồng bệnh khi có nhân viên y tế đang thực hiện các kĩ thuật
thăm khám và điều trị.Hoàn thành vệ sinh trước khi các bác sĩ bắt tay vào chuyên môn.
4. Vệ sinh ngay những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao vì đó là môi trường thuận lợi cho
sự phát triển của vi sinh vật(nơi có dịch tiết, nước tiểu, các vết máu, chất nôn…)
5. Lau chùi phải tôn trộng 3 bước:
5.1. Lau bằng nước xà phòng
5.2. Lau lại bằng nước sạch
5.3. Lau với dung dịch khử khuẩn.
6. Thu gom, phân loại và đổ rác theo quy định của bệnh viện và Quy chế rác thải.

C. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, MÁY
1. Sử dụng đúng thao tác, đúng mục đích.
2. Kiểm tra an toàn, vệ sinh máy móc, thiết bị trước và sau khi sử dụng.
3. An toàn mặt bằng: (ví dụ thang phải để trên mặt bằng phẳng, chắc không bị ngã).
4. An toàn cao (leo cao, leo dây phải đeo dây bảo hiểm, cột chặt thiết bị…).
5. An toàn về điện (dây điện, phích cắm phải được đảm bảo, khi tay bị ướt không
sờ vào dây diện).
D. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG HÓA CHẤT:
1. Hóa chất khi sử dụng phải được dựng trong các can theo quy định, các nhãn mác và tỉ
lệ pha trên bao bì tránh trường hợp nhầm lẫn.
2. Tuân theo quy định và nông độ và tỉ lệ pha.
14


3. Khi muốn sử dụng mà chưa thấy chắc chắn, nên thử trước vào góc khuất trước.
4. Dùng bảo hộ lao động khi sử dụng (đeo khẩu trang, găng tay), mở cử cho thoáng khí.
5. Trường hợp cấp cứu:
+ Hóa chất bắn vào mồm phải súc miệng
+ Hóa chất bắn vào mắt phải rửa nhiều nước
+ Trường hợp cần thiết đến bác sĩ ngay.
BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP LAU SÀN KHÔ
1. THIẾT BỊ
- Chuẩn bị 01 cây lau sàn khô Kleanway (Italia). Các kích thước cây lau sàn tiêu
chuẩn là: Chiều dài cán lau là 150cm, khung và đầu móp cây lau có thể là 40cm, 60cm,
80cm, 100cm (kích thước của đầu móp cây lau khô tùy thuộc vào diện tích sàn cần
quét).Diện tích càng rộng thì cây lau sàn cần kích thước càng lớn. Có hai loại đầu móp:
Đầu móp 100% cotton và đầu móp cotton pha acylic. Đầu móp khô có thể tháo rời và
giặt bằng bột giặt khi đầu móp bẩn.
- 01 xẻng hót rác và chổi.
- 01 máy hút bụi

- 01 dao cạo sàn chuyên dụng.
- Biển báo.
- Hóa chất thu bụi CP 135-Dust Mop Treatment (sử dụng cho khu văn phòng).

2. PHƯƠNG PHÁP LAU
1. Lắp ráp thiết bị, đặt biển báo.
15


2. Dùng dao cạo sàn cạo các vết kẹo cao su trên sàn và các vết bẩn khác nếu có.
3. Dùng chổi + hót rác thu các rác nổi trên bề mặt sàn.
4. Lau sàn liên tiếp (thẳng hoặc theo hình số 8), lớp nọ đè lên lớp kia, đảm bảo đầu của
móp tiếp xúc đề trên mặt sàn. Lau phía dưới những đồ đạc nặng, chuyển những đồ đạc
nhẹ rồi đặt vào chỗ cũ.Các rác lớn sẽ được dồn vào cạnh của móp.
5. Dùng chổi và hót rác thu gom rác tại các góc.
6. Khi lau sàn ở các khu vực rộng thì dùng chổi và xẻng hót rác thu rác khi đầy.
7. Nếu cây lau sàn đã bị bẩn nhiều, làm sạch bụi ở cây lau bằng máy hút bụi hoặc thay
bằng giẻ lau khô sạch.
8. Chia nhỏ các khu vực được lau một cách có hệ thống.
9. Khi lau sàn xong, gom bụi bằng chổi và hót rác. Làm sạch móp bằng máy hút bụi.
10. Vệ sinh thiết bị và cất vào trong kho.
3. BIỆN PHÁP AN TOÀN
- Kiểm tra thiết bị điện, đặc biệt là các nút cắm và dây điện.
- Không để cây lau sàn khô nằm trên sàn.
- Kiểm tra cán cây lau sàn phải nhẵn.
- Nếu làm sạch nhiều phòng, hót rác sau khi xong 01 phòng.
- Không được đẩy rác từ phòng nọ sang phòng kia.
4. BẢO QUẢN THIẾT BỊ.
-Bảo quản đầu móp theo từng cá nhân được giao sử dụng và dựng ngược đầu móp. Khi
bẩn, giặt và phơi khô.

16


5. CHÚ Ý
- Đối với các khu vực như tòa nhà văn phòng, khu đô thị mới cao cấp…nếu sàn được lát
bằng đá thiên nhiên hoặc sàn nhựa cao cấp thì chúng ta có thể sử dụng hóa chất xử lí bụi
CP 135-Dust Mop Treatment. Phun đều hóa chất CP 135 vào phía dưới đầu móp khô.
Để hóa chất tự kết tinh trong vòng 8-10 tiếng trước khi đưa vào sử dụng. Quét sàn như
quy trình trên. Hóa chất CP135 sẽ có tác dụng thu các hạt bụi nhỏ hoặc cát vào phía
dưới đầu móp đồng thời để lại trên sàn một lớp dầu bóng giúp cho sàn luôn sạch và
bóng.
- Mỗi cây lau khô phải dự trữ 01 giẻ lau khô tha thế.
BÀI 5: P HƯƠNG PHÁP LAU SÀN ẨM
1. Mục đích
- Giẻ đẩy ẩm dùng để làm sạch sàn nhanh, thuận tiện và không phát tán bụi.
2. Phạm vi sử dụng
- Giẻ đẩy ẩm được sử dụng sau khi lau sàn bằng bộ lau ướt tại hai khu vực: Khu sạch
(Nhân viên) và khu kém sạch (khu buồng bệnh và hành lang). Khi sử dụng phải đánh
dấu giẻ để dùng riêng cho từng khu.
3. Quy trình
- Dùng chổi và mo hót thu gom rác nổi trên mặt sàn.
- Dùng giẻ đẩy ẩm đẩy theo hình díc dắc hoặc đẩy thẳng để thu rác nhỏ và bụi trên sàn.
- Giẻ đẩy ẩm được sử dụng liên tục thay cho giẻ đẩy khô (chỉ sử dụng giẻ đẩy khô để
làm bóng mặt sàn khô và sạch).
- Nếu giẻ khô dùng bình xịt (hoặc chai lavi đục lỗ) xịt hóa chất lau sàn (LEMON) đã
pha theo tỉ lệ quy định vào mặt giẻ để giẻ luôn ẩm.
17


- Khi giẻ bẩn (Đẩy từ 10-20m2) phải thay giẻ mới để tiếp tục làm, giẻ bẩn để gọn vào

xe sau đó chuyển xuống nhà giặt để giặt.
Lưu ý: Những khu vực sàn sạch có thể dùng giẻ đẩy ẩmthay cho lau sàn ướt.
* Quy trình giặt giẻ đẩy ẩm:
- Giẻ bẩn phải được giũ sạch đất cát trước khi ngâm.
- Ngâm bằng xà phòng hoặc Giaven từ 5-10 phút.
- Sau khi ngâm cho vào máy giặt để xả sạch và vắt qua (Để giẻ ẩm không cần vắt kiệt)
BÀI 6: LAU SÀN ƯỚT BẰNG XE VẮT ĐÔI
LAU SÀN 2 XÔ MỘT BƯỚC VÀ LAU SÀN 2 XÔ 3 BƯỚC
1. Chuẩn bị dụng cụ
- 1 xe đẩy có 2 xô (1 xô để đựng nước sạch: xô mà xanh, 01 xô đựng dung dịch khử
khuẩn hoặc xà phòng: xô màu đỏ)
- Chổi, cây lau khô, xẻng hót rác.
- Cây lau ướt, giẻ lau ướt, bàn chải, dao cạo sàn, biể báo
- Nước xà phòng ( xà phòng, Power Lemon) hoặc dung dịch khử khuẩn (Cloramin B,
Presept, Sunfanious)
- Các phương tiện bảo hộ cá nhân: mũ. Khẩu trang, găng tay, ủng…
2. Tiến hành
- Đặt biển báo.
- Cạo kẹo cao su và nhặt rác to hoặc tẩy vết bẩn cục bộ (nếu có).
- Dùng cây lau khô quét sạch khu vực sàn định lau.
18


- Chuẩn bị dụng cụ, lắp ráp, kiểm tra, pha hóa chất theo tỉ lệ thích hợp.
- Nhúng giẻ lau vào xô đựng dung dịch hóa chất hoặc xà phòng-vắt kiệt nước rồi tiến
hành lau theo đường dích dắc, hướng đi lùi. Đường lau sau đè một phần diện tích lên
đường lau trước 1/3 (tránh không bỏ sót). Chỗ nào đã lau, không lau lại. Cứ một đoạn
1,5m lau lại chân tường bằng cách đẩy cây lau song song với tường. Khi lau động tác
phải nhanh, thuần thục và dứt khoát.
- Khi lau thấy giẻ bẩn, thay giẻ khác hoặc giặt lại lau tiếp (giặt giẻ vào xô đựng nước

sạch, sau đó vắt kiệt nước bẩn. Chuyển đầu giẻ qua xô đựng hóa chất-vắt kiệt nước và
làm lại từ đầu.
* Lưu ý:
- Khi lau khoảng 5m2 là phải giặt giẻ một lần. Lau chừng 1 phòng khoảng 15m2 phải
thay xô nước bẩn một lần.
- Đối với khu vực không lây nhiễm:
+ Lần 1 lau với nước xà phòng.
+ Lần 2 với nước sạch
+ Lần 3 lau với dung dịch khử khuẩn.
- Nếu sàn rộng, cần chia đôi mặt sàn theo chiều dọc, sau đó lau sạch từng bên một.
- Tất cả các giẻ lau nhà sau khi lau phải được giặt sạch, phơi khô.
- Mỗi lần lau mới đều phải dùng giẻ khô, không dùng giẻ ẩm.
- Không được để giẻ lau cùng cây lau ở nơi ẩm, sau đó lau nhà.
- Khi kết thúc công việc phải vệ sinh dụng cụ, thiết bị vào nơi quy định.
- Tần suất lau sàn từ 3 đến 5 lần/ ngày tùy theo khu vực và yêu cầu của công ty.
19


- Rửa tay thường quy.

BÀI 7: PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH KÍNH VÀ KHUNG NHÔM
1. MỤC ĐÍCH
- Làm cho kính sáng, sạch
- Kéo dài thời gian sử dụng của vật liệu.
2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
-Biển báo.

+Miếng che đồ
+Phất trần


-

Bộ lau kính gồm:

+ 2 xô:xô đỏ, xô xanh

+ Tay gạt kính.

+ Khăn, giẻ

+ Bông kính (hoặc miếng xốp, bình xịt).

+ Thang, giàn giáo (nếu làm

trên cao)
+ Cây nối dài (tùy theo độ cao)

+ Bảo hộ lao động.

+ Dao cạo, bàn chải, phớt cọ.

3. HÓA CHẤT
- Power View lau kính
20


- Power Brite tẩy mốc khung nhôm.
4. QUY TRÌNH LAU
Lau bảo dưỡng và tẩy điểm: Cách này đơn giản chỉ cần dùng một bình xịt có pha dung
dịch hóa chất, một xô nước sạch và khăn. Dùng bình xịt hóa chất lên bề mặt kính sau đó

dùng khăn lau sạch nước, dùng khăn khô lau lại lần cuối, lưu ý lau dứt điểm một lượt,
không lau đi lau lại nhiều lần.Phương pháp này chỉ được áp dụng khi bề mặt kính sạch,
ít bụi và diện tích bề mặt kính nhỏ với mục đích là lau tẩy điểm.
Phương pháp lau kính định kì:
1. Lắp đặt thiết bị.
2. Đặt biển báo.
3. Chuẩn bị phương pháp làm sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Kê gọn đồ đạc hoặc che phủ đồ đạc (Nếu lau phía trong cửa sổ).
5. Dùng giẻ thấm nước lau thành và khung xung quanh các ô cửa sổ. Còn ở các phần
còn lại của ô cửa sổ như: các kẽ trong cùng của khung cửa hoặc các ô zic-zac thì làm
sạch bằng một trong các cách sau:
a/ Sử dụng bông lau kính hoặc mút lau kính, bắt đầu lau từ viền xung quanh và thanh
trên cùng của khung cửa, tiếp theo là lau các ô kính theo đường thẳng từ trên xuống.
b/ Dùng bông lau kính hoặc mút lau kính lau thật khô viền xung quanh và thanh trên
cùng của khung cửa, tiếp theo lau kính bằng tay gạt kính cao su. Khi sử dụng tay gạt
kính cao su phải lau ô cửa kính theo một đường thẳng từ trên xuống dưới. Sau đó lau
các ô kính theo chiều ngang theo đường zic-zac, chú ý khi lau phải di chuyển tay gạt
kính lưỡi cao su nghiêng 45 độ .Di chuyển tay gạt kính theo chiều ngang của ô cửa và
lau zic-zac từ trên xuống dưới, không bao giờ được nhấc lưỡi cao su trượt ra khỏi ô
kính.
21


Cuối cùng, lau mỗi ô cử bằng một đường thẳng xuống tận mép ô cửa. Lau chùi các
lưỡi gạt kính bằng giẻ mềm, thấm nước sau mỗi quá trình lau.
6. Dùng cây lau kính và tay gạt kính cao su để lau sạch các góc cạnh của cửa. Sử dụng
bông lau kính hoặc mút lau kính lau góc rộng phía dưới của ô kính và khung cửa.
7. Lau các ô kính nhỏ bắt đầu từ hàng trên cùng bằng cách dùng bông lau kính được tẩm
hóa chất làm sạch. Sau đó, dùng tay gạt kính cao su gat ngang xuống các phần kính của
cửa, nhẹ nhàng gạt nước về phần cuối của ô kính.Làm lại lần thứ 2 với tay gạt kính cao

su để gạt đều phần hóa chất bảo dưỡng kính còn xót lại trên ô kính. Sử dụng bông gạt
kính để lau khô các gờ ô kính rồi cứ thế tiếp tục chuyển sang lau các ô kính bên dưới.
8. Lau chùi thiết bị và cất trả về kho.
Biện pháp an toàn:
- Không dùng chất làm sạch bằng xà phòng, hóa chất mài mòn hoặc chất lỏng sền sệt.
- Trước khi bắt đầu công việc thang và các phụ kiện liên quan phải được móc nối với
nhau một cách chắc chắn.
- Không trèo lên thành cửa sổ mà không có dây lưng an toàn.
- Làm sạch các vết bẩn rây ra đồ gỗ vì nó sẽ bị kết lại.
- Xử lí cửa kính bị sơn, bị ố hoặc gương phản chiếu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Nếu làm việc ở nơi có trải thảm thì phải che phủ đồ đạc bằng phiến nhựa hoặc tấm phủ
bụi.
- Cậy vết sơn bám trên kính bằng dao cạo kính.
- Đeo găng tay khi làm việc.
- Dùng Power Brite tẩy mốc chú ý thử trước đối với kính phản quang hoặc kính dán,
nilong và không để mũi dao làm hỏng kính.
22


- Hóa chất không làm bắn vào tường, đồ đạc (nếu có phải lau ngay)
- Động tác thực hiện phải thật nhanh nếu không hóa chất sẽ khô trên bề mặt kính khi đó
sẽ rất khó gạt.
Bảo dưỡng thiết bị:
- Lau chùi tất cả các vật dụng đã sử dụng cho công việc, kể cả thang đơn.
- Rửa xô, lau chùi và úp trả vào kho.
- Kết thúc công việc gỡ miếng che đồ, vệ sinh dụng cụ.

BÀI 8: QUY TRÌNH LÀM NHÀ VỆ SINH
1. Mục đích.
- Làm sạch các vết bẩn ố kết bám trên các thiết bị vệ sinh

- Hạn chế việc lây lan các loại vi khuẩn
- Tạo môi trường thông thoáng
2. Quy trình:
* Chuẩn bị dụng cụ:
* Hóa chất
-1. Power Lemon

2. Power View

3. Power Bac

4.Klen 2207 (hoặc Steel

Shine)
* Phương pháp tiến hành:
- Kiểm tra dụng cụ và lắp ráp (mọi dụng cụ phải được lắp đặt chắc chắn)
- Những dụng cụ chưa sử dụng ngay ta để gọn gang vào vị trí an toàn.
23


- Đặt biển báo
- Quan sát tổng thể từ trên cao xuống thấp để đưa ra thứ tự các công việc theo nguyên
tắc từ trên cao xuống thấp.

24



×