Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆP PHUONG PHÁP DẠY THỰC HÀNH PHỐI HỢP KHẨU PHÂN ĂN CÔNG NGHỆ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 16 trang )

Mục lục
Trang
Phần I. Mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài....................................................................................2
II. Lý do chọn đề tài.....................................................................................2
III. Phạm vi nghiên cứu................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu........................................................................3
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu........................................................3
Phần II. Nội dung nghiên cứu
I.

Cơ sở lý luận............................................................................................4

II. Thực trạng vấn đề.....................................................................................6
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.............................................6
IV.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................7

Phần III. Kết quả và thảo luận nghiên cứu.........................................................................9
Phần IV. Kết luận và kiến nghị
I.

Những bài học kinh nghiệm.....................................................................10

II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................10
III. Khả năng ứng dụng, triển khai..............................................................10
IV. Những kiến nghị, đề xuất.......................................................................10

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................12
Phụ lục.....................................................................................................................................13



Trang 1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
- Thực trạng một số Trường THPT thuộc tỉnh An Giang , đa số học sinh có năng lực tư duy
kém, năng lực tính toán kém, năng lực tự học kém, tổ chức học nhóm chưa có hiệu quả chỉ
mang hình thức và còn lười trong học tập. Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn còn phải phụ
giúp gia đình không có thời gian nhiều cho học tập.
- Giáo dục đổi mới, bản thân người giáo viên củng không ngừng cải tiến phương pháp dạy
học đối với từng bài và từng môn học nhằm giúp học sinh tiếp thu nhanh và hiệu quả.
- Nội dung kiến thức quá nhiều và thời gian truyền đạt kiến thức thì hạn chế.
II. L‎ý do chọn đề tài
- Đổi mới phương pháp dạy học.
- Nâng cao năng lực tư duy, năng lực tự học và năng lực tính toán của học sinh, hình thành
hứng thú học tập đối với môn học.
- Học sinh cần tiếp thu kiến thức nhanh, hiệu quả.
- Trang bị cho học sinh một số kỷ năng tính toán và lý luận.
- Dạy học sinh bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn theo 2 phương pháp SGK giới thiệu
( phương pháp đại số, phương pháp hình vuông pearson) nhận thấy đa số học sinh tiếp thu
còn chậm và chưa đạt hiệu quả cao.
- Tôi đã tìm ra phương pháp dạy mới cho bài này và chia sẽ cho một số đồng nghiệp thuộc
các trường THPT trong tỉnh. Người dạy nhận thấy:
- Trong quá trình dạy, học sinh tiếp thu nhanh và dễ khắc sâu.
- Kết quả bài kiểm tra một tiết tốt hơn nhiều so với phương pháp SGK giới thiệu.
Vì những lí do trên tôi viết sáng kiến “PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÚP HỌC SINH TIẾP THU
TỐT KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ 10 “BÀI 30: THỰC HÀNH PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN
CHO VẬT NUÔI” chia sẽ cho thầy ( cô ) bộ môn công nghệ nhằm giúp cho học sinh học tốt


hơn “ Bài 30: Thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi”.
III. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: trong năm học 2016 – 2017.
- Địa điểm: trường THPT Lương Thế Vinh.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp: lớp 10 năm học 2016– 2017.

Trang 2


IV. Phương pháp nghiên cứu
IV.1. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm phương pháp mới trên
khối 10 và đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh và khả năng khắc sâu kiến
thức trên lớp so với phương pháp đại số và phương pháp hình vuông Pearson trong các
năm học trước. Sau đó tiến hành cho đề kiểm tra mức độ cao hơn so với các năm trước.
IV.2. Phương pháp xử lý số liệu: Xác định kết quả kiểm tra thuộc các thang điểm dưới
trung bình, 5 - dưới 6, 6 – dưới 7, 7 – dưới 8, 8 – dưới 9, 9 – dưới 10, 10 và xử lý toán
thống kê các điểm số thuộc các thang điểm và đổi thành tỷ lệ %. So sánh kết quả đạt
được của năm học 2014 -2015, 2015 – 2016, 2016 - 2017 so với các năm học trước,
đưa ra nhận xét và kết luận hợp lý.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian dạy, thời gian học và bỏ qua nhiều bước trung
gian để đạt được yêu cầu của bài tập.
- Cách học gần thực tiễn đời sống -> Tiếp thu bài học tốt hơn -> hình thành hứng thú học
tập đối với bài này và môn công nghệ.
- Giúp học sinh năng cao khả năng tính toán và lý luận.
- Học sinh nhận thấy rõ tầm quan trọng của nguyên tắc tam suất được áp dụng ở môn
toán, lí, hóa, sinh, công nghệ và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Học sinh hiểu rõ và sử
dụng nguyên tắc tam suất vào thực tiễn cuộc sống.
- Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh.


Trang 3


PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
I. 1. Đặc điểm nội dung bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn
I.1.1 Bài tập SGK viết không rõ ràng.
I.1.2. Bài tập tính toán nhiều, cần lý luận chặt chẽ.
I.1.3. Phương pháp hình vuông pearson giải qua nhiều bước phức tạp:
I.1.3.a. Tóm tắc phương pháp giải theo hình vuông person.
+ Gọi HH1 là hỗn hợp ngô và cám gạo với tỷ lệ N/CG = 1/3
+ Gọi HH2 là hổn hợp đậm đặc.
+ Tính tỷ lệ protein HH1.
+ Áp dụng hình vuông pearson xác định tỷ lệ protein của HH1 và HH2
+ Xác định tỷ lệ phần trăm của HH1 và HH2 trong 100kg thức ăn hỗn hợp(TAHH)
17% protein.
+ Xác định khối lượng HH1 trong 100kg TAHH, khối lượng HH2 trong 100kg TAHH
17% protein.
+ Xác đinh khối lượng Ngô và cám gạo trong hỗn hợp HH1.
+ Tính tiền 100kg TAHH 17% protein vừa phối trộn => tiền 1kg TAHH 17% protein.
I.1.3.b. Các bước giải cụ thể như sau:
Gọi HH1: hỗn hợp ngô và cám gạo ( ngô/cám gạo = 1/3)
HH2: hỗn hợp đậm đặc.
B1: Tỷ lệ protein của hỗn hợp ngô và cám gạo (HH2) ( ngô/cám gạo = 1/3):
9x1 + 13x3
= 12% (0,12)
4
B2: Xác định tỷ lệ cần phối trộn của hỗn hợp HH1(HHĐĐ) và HH2 để được
thức ăn hỗn hợp (TAHH) 17% protein HH1 42
5 16,67%

17
HH2

12

25 83,33%
30

B3: Tìm tỉ lệ % của HH1, HH2 trong thức ăn hỗn hợp 17% protein.
HH1 = 83,33%
HH2

= 16,67%
Trang 4


Cám gạo = 83,33%*3 = 62,5 %
4
Ngô = 83,33% – 62,5% = 20,83%
- Hỏi : Từ sự tính toán trên em nào có thể suy ra : Nếu cần trộn 100kg thức ăn hỗn
hợp cần bao nhiêu kg thức ăn hỗn hợp đậm đặc ? Bao nhiêu kg cám gạo ? Bao
nhiêu kg ngô bột ?
- Học sinh trao đổi rồi báo cáo trước lớp.
- Gv tổng kết: Cần cân 16,67kg thức ăn hỗn hợp đậm đặc.
20,83kg ngô bột.
62,25kg cám gạo.
=> Tiền của 100kg TAHH 17% protein :16,67*6 700 + 20,83*2 500 + 62,5*2 100 =
295014 VNĐ
Vậy tiền của 1kg TAHH = Tiền của 100kg TAHH/100 = 2 950,14 VNĐ.
I.1.4.a. Phương pháp đại số giải qua các bước đặt ẩn số rất phức tạp đối với học sinh yếu

ở tất cả các trường THPT.
I.1.4.a. Tóm tắc phương pháp giải theo phương pháp đại số.
+ Gọi y là tỉ lệ hỗn hợp ngô và cám gạo. Xác định tỉ lệ protein của y.
+ Gọi x là tỉ lệ hỗn hợp đậm đặc.
+ Xác định khối lượng của x và y trong 100kg thức ăn hỗn hợp(TAHH) 17% protein.
+ Xác đinh khối lượng Ngô và cám gạo trong x.
+ Tính tiền 100kg TAHH 17% protein vừa phối trộn => tiền 1kg TAHH 17% protein.
I.1.4.b. Các bước giải cụ thể như sau:
* Giải theo phương pháp đại số:
- Thức ăn hỗn hợp đậm đặc : 42% = (0,42) Prôtêin.
- Ngô bột
: 9% = ( 0,09) Prôtêin.
- Cám gạo
: 13% = (0,13) Prôtêin.
- Biết răng tỉ lệ ngô bột / Cám gạo = 1/3.
+ Hỗn hợp ngô và cám gạo theo bài sẽ có tỉ lệ Prôtêin là bao nhiêu ?
9x1 + 13x3
= 12% (0,12)
4
- Cần trộn bao nhiêu phần hỗn hợp đậm đặc với bao nhiêu phần hỗn hợp ngô và
cám?
+ Nếu gọi : Tỉ lệ % hỗn hợp đậm đặc là X.
Tỉ lệ % hỗn hơp ngô và cám là Y.
+ Ta có phương trình:
X + Y = 100%(1,0)
+ Nếu X% là hỗn hợp đậm đặc sẽ có bao nhiêu % tỉ lệ Prôtêin trong đó ?
(0,42X)
- Tương tự có tỉ lệ % Prôtêin trong Y ngô - cám là : 0,12Y.
Trang 5



+ Ta có phương trình thứ 2 như thế nào?
0,42X + 0,12Y = 0,17
+ Giải hệ phương trình:

X +

Y =1

0,42X + 0,12Y = 0,17
Ta được : X = 0,1667(16,67%)
Y = 0,8333(83,33%)
Trong đó ngô = 0,8333 x1
0,625(62,5%)

= 0,2083(20,83%) và cám gạo = 83,33 x 3 =

4

4

- Hỏi : Từ sự tính toán trên em nào có thể suy ra : Nếu cần trộn 100kg thức ăn hỗn
hợp cần bao nhiêu kg thức ăn hỗn hợp đậm đặc ? Bao nhiêu kg cám gạo ? Bao
nhiêu kg ngô bột ?
- Học sinh trao đổi rồi báo cáo trước lớp.
- Gv tổng kết: Cần cân 16,67kg thức ăn hỗn hợp đậm đặc.
20,83kg ngô bột.
62,50kg cám gạo.
=> Tiền của 100kg TAHH 17% protein :16,67*6 700 + 20,83*2 500 + 62,5*2 100 =
295014 VNĐ

Vậy tiền của 1kg TAHH = Tiền của 100kg TAHH/100 = 2 950,14 VNĐ.
I.2. Đặc điểm học sinh lớp 10 thuộc trường THPT Lương Thế Vinh.
- Thể chất phát triển tốt.
- Học sinh chưa nhận thức rõ vai trò của việc học, năng lực tư duy và tính toán kém.
- Đa số học sinh bị hỏng kiến thức ở cấp II. Đặc biệt những môn tự nhiên như toán,
hóa, lí, sinh hầu như các em học rất yếu.
- Một số bộ phận học sinh đi học để được cha mẹ cho tiền hoặc được gặp bạn bè hoặc
bị gia đình ép học.
- Đa số học sinh không hứng thú học ở các môn học và thường quan điểm công nghệ là
môn phụ nên ít quan tâm.
II. Thực trạng vấn đề
Thực trạng việc học tập môn công nghệ 10 và bài 30: Thực hành phối trộn khẩu phần
ăn cho vật nuôi của trường hiện nay:
II.1. Đối với môn công nghệ 10
- Thái độ học tập: Tuy công nghệ là môn phụ nhưng giáo viên dạy biết cách truyền
đạt nên đa số học sinh rất hứng thú học và lớp học rất sinh động.
Trang 6


- Kiến thức: Gần 90% học sinh hiểu bài và nắm được nội dung của bài yêu cầu.
II.2. Bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
- Thái độ học tập: 100% học sinh tập trung nghiên cứu bài.
- Kiến thức:
+ Sử dụng phương pháp SGK giới thiệu: 40% học sinh hiểu bài nhanh khi giáo viên
giảng qua một lần đến 2 lần , 60% học sinh hiểu bài khi giáo viên phải giảng lại 2 hoặc
3 lần tiếp theo.
+ Sau quá trình nghiên cứu phương pháp truyền đạt mới, nhận thấy khoảng 95%
học sinh hiểu bài nhanh khi giáo viên giảng qua một lần đến 2 lần, 100% học sinh hiểu
bài khi giáo viên phải giảng lại 2 hoặc 3 lần tiếp theo.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề

III.1. Dạy thực nghiệm trên lớp ở tất cả học sinh khối 10
Bài dạy như sau:
III.1.a. Bài tập SGK: Phối hợp hỗn hợp thức ăn có 17% protein cho lợn ngoại nuôi thịt, giai đoạn lơn
choai từ các loại nguyên liệu: thức ăn hỗn hợp (TAHH) đậm đặc; ngô và cám gạo loại I ( tỉ lệ
ngô/cám là 1/3). Tính giá thành của 1kg hỗn hợp từ các dữ liệu cho trong bảng sau:

Thức ăn
Ngô
Cám gạo loại I
Hỗn hợp đậm đặc
III.1.b. Giải:

Protein (%)
9,0
13,0
42,0

Giá (đồng/kg)
2 500
2 100
6 700

B1: Tỷ lệ protein một phần hỗn hợp ngô và cám gạo (N-CG) ( ngô/cám gạo
= 1/3):
9x1 + 13x3
= 12% (0,12)
4
B2: Xác định tỷ lệ cần phối trộn của hỗn hợp N-CG và HHĐĐ để được thức
ăn hỗn hợp (TAHH) 17% protein. HHĐĐ 42
5

17
N-CG

12

B3: Tìm: Ngô + Cám gạo + HHĐĐ = 1kg TAHH 17% Protein.
TAHH

1Kg

> 30 phần

HHĐĐ

0,17Kg

> 5 phần

N-CG

0,83Kg

> 25 phần
Trang 7

25
30


=> Cám gạo = 0,83*3 = 0,6225 kg

4
=> Cám gạo = 0,83 – 0,6225 = 0,2075 kg
Vậy phối trộn 1kg TAHH 17% protein ta cần: 0,17 Kg HHĐĐ, 0,2075 kg
Ngô, 0,6225kg Cám gạo.
B4: Tiền 1kg TAHH 17% protein : 0,17*6 700 + 0,2075*2 500 + 0,6225*2
100 = 2 965 đồng.
III.2. Cho bài tập kiểm tra 1 tiết
Bài tập 1:
Phối trộn thức ăn hỗn hợp (TAHH) 20% protein từ 3 loại nguyên liệu cho dưới bảng
sau:
Nguyên liệu
Đậu xanh (ĐX)
Bột sắn (BS)
Hỗn hợp đậm đặc (HHĐĐ)

Protein (%)
10,0
15,0
45,0

Giá (đồng/kg)
5 500
3 000
9 000

Chú ý: Phối trộn thức ăn hỗn hợp (TAHH) 20% protein với tỷ lệ ĐX/BS = 2/3
Bài tập 2:
Nguyên liệu
Protein (%)
Giá (đồng/kg)

Ngô (N)
12,0
2 000
Cám gạo (CG)
10,0
5 000
Hỗn hợp đậm đặc (HHĐĐ)
50,0
7 000
Phối trộn thức ăn hỗn hợp (TAHH) 25% protein từ 3 loại nguyên liệu cho ở bảng trên.
Chý ý. CG/N = 1/4

PHẦN III . KẾT QUẢ VÀ THẢO L‎UẬN KẾT QUẢ
I. Kết quả kiểm tra 1 tiết
Năm học

5.0 – 10
Trang 8

>5.0


10
2014
-2015
20152016
2016
-2017

12.36%

22,6%
45,73%

> 10 -9

>9-8

>8-7

12,92%

10,67%

10,67%

11,06%

26,13%

19,6%

29,88%

12,2%

8,54%

>7-6

> 6 -5


12,92%

24,72%

15,74%

9,55%

6,03%

5,03%

1,22%

00%

2,43%

II. Thảo luận:
Thông qua kết quả kiểm tra 1 tiết qua các năm học và thông qua mức độ khó của đề kiểm
tra qua các năm học ta thấy:
- Phương pháp đại số:
+ Học sinh giải bài tập còn quá nhiều sai sót.
+ Cho kết quả kiểm tra rất thấp.
+ Nguyên nhân: học sinh còn rất yếu toán; khi gọi x, y thì các em rất mơ hồ và bỡ ngỡ.
+ Phương pháp đại số giải qua các bước đặt ẩn số rất phức tạp đối với học sinh yếu ở tất
cả các trường THPT.
- Phương pháp hình vuông person theo sách giáo khoa
+ Học sinh giải bài tập độ chính xác chưa cao, còn nhiều sai sót.

+ Vẫn cho kết quả kiểm tra thấp hơn.
+ Nguyên nhân: Phương pháp giải qua nhiều bước trung gian làm cho học sinh yếu khó
nắm bắt kịp và dễ nhằm lẫn về cách tính tỷ lệ phần trăm.
- Phương pháp sáng tạo từ phương pháp hình vuông person.
+ Học sinh giải bài tập độ chính xác cao và tốc độ giải bài tập đưa ra nhanh.
+ Cho kết quả cao.
+ Nguyên nhân: phương pháp giải đơn giản, gọn, sử dụng ngôn từ gần với cuộc sống.
Chú ý: Ở đây tôi chỉ trình bài kinh nghiệm dạy của mình khi so sánh hiệu quả của tiết học
qua thực tiễn trong giờ lên lớp, kết quả bài kiểm tra và mức độ đề cho.
PHẦN IV. KẾT L‎UẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Những bài học kinh nghiệm
Trang 9


Trong quá trình áp dụng phương pháp dạy trên tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài nhanh
hơn, dễ dàng hơn và nhanh hình thành hứng thú học tập cho các em. Cụ thể:
1. Khoảng 100% học sinh hiểu bài.
2. Khoảng 100% học sinh giải được các dạng bài tập tương tự.
=> Phương pháp áp dụng thấy hiệu quả đối với học sinh khối 10 - trường THPT
Lương Thế Vinh - năm học 2016 -2017 . Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này chia sẽ cho
thầy cô dạy công nghệ 10 tham khảo và có thể áp dụng cho học sinh các trường THPT.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
- Phương pháp này nhanh giúp hình thành hứng thú học tập. Từ đó giúp học sinh tiếp
thu bài nhanh và khắc sâu kiến thức hơn, rèn luyện được kỹ năng tính toán và tư duy
cho học sinh...
- Học sinh có thể áp dụng phương pháp này vào các môn học (toán, lý, hóa, sinh, địa,
công nghệ) và vận dụng vào cuộc sống thực tiễn.
- Phương pháp dạy học này giúp học sinh hiểu sâu sắc về nguyên tắc tam suất.
- Tạo nền tảng kiến thức cơ bản giúp các em trang bị bản lĩnh giải quyết một số dạng
bài tập:

+ Bài tập tỉ lệ về ADN.
+ Bài tập tỉ lệ liên quan đến quần thể giao phối.
+ Bài tập tỉ lệ về vẽ biểu đồ môn địa.
........................................
III. Khả năng ứng dụng và triển khai
Có thể ứng dụng đối với tất cả học sinh khối 10 của các trường THPT.
IV. Những kiến nghị, đề xuất
1. Mong được sự quan tâm và tạo điều kiện của BGH nhà trường nhiều hơn nữa về bộ
môn công nghệ 10 để bộ môn có cơ hội đóng góp nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp giáo
dục.
2. Cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng hướng dẫn học sinh tự học đối với bộ
môn để hoạt động dạy và học ngày càng hấp dẫn đối với học sinh. Những lớp bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn chuyên sâu cho giáo viên giảng dạy trong bộ môn.
3. Nội dung sách giáo khoa công nghệ 10 hiện nay dung lượng kiến thức quá nhiều,
quá nhiều lý thuyết, ít thực hành, nhiều kiến thức không phù hợp với thực tiễn hiện
nay. Thấy thực tế, qua một học kì là các em đã quên gần hết kiến thức, mong có sự cải
cách.
Trang 10


Về sáng kiến kinh nghiệm, đây là kinh nghiệm cách tôi thực hiện để áp dụng trong việc
dạy cho học sinh, chắc chắn sẽ có thiếu sót mong các đồng nghiệp góp ý thêm.
Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo
1.

Sách giáo khoa

2.


Sách giáo viên công nghệ 10.

3.

Trang thông tin google.com.vn

Trang 11


Phụ lục
* Đề kiểm tra 1 tiết năm học 2014 -2015
Học sinh sử dụng phương pháp đại số.
Bài tập 1:
Nguyên liệu
Protein (%)
Giá (đồng/kg)
Ngô (N)
12,0
3 500
Cám gạo (CG)
10,0
6 500
Hỗn hợp đậm đặc (HHĐĐ)
45,0
9 000
Phối trộn thức ăn hỗn hợp (TAHH) 30% protein từ 3 loại nguyên liệu cho ở bảng trên.
Trang 12



Tính tiền 10kg TAHH 20% protein.
Chý ý. N/CG = 1/5

* Đề kiểm tra 1 tiết năm học 2015 -2016
Học sinh sử dụng phương pháp hình vuông person.
Bài tập :
Nguyên liệu
Protein (%)
Giá (đồng/kg)
Ngô (N)
10,0
2 500
Cám gạo (CG)
12,0
5 500
Hỗn hợp đậm đặc (HHĐĐ)
40,0
8 000
Yêu cầu 1. Phối trộn thức ăn hỗn hợp (TAHH) 20% protein từ 3 loại nguyên liệu cho ở
bảng trên.
Yêu cầu 2. Tính tiền 100kg TAHH 20% protein.
Chý ý. N/CG = 1/5

* Đề kiểm tra 1 tiết năm học 2016 -2017
Học sinh sử dụng phương pháp cải tiến từ phương pháp hình vuông person.
Bài tập 1:

Nguyên liệu
Protein (%)
Giá (đồng/kg)

Đậu xanh (ĐX)
10,0
5 500
Bột sắn (BS)
15,0
3 000
Hỗn hợp đậm đặc (HHĐĐ)
45,0
9 000
Yêu cầu 1. Phối trộn thức ăn hỗn hợp (TAHH) 20% protein từ 3 loại nguyên liệu cho ở
bảng trên.
Yêu cầu 2. Tính tiền 10kg TAHH 20% protein.
Chú ý: Phối trộn thức ăn hỗn hợp (TAHH) 20% protein với tỷ lệ ĐX/BS = 2/3
Bài tập 2:

Nguyên liệu
Protein (%)
Giá (đồng/kg)
Ngô (N)
12,0
2 000
Cám gạo (CG)
10,0
5 000
Hỗn hợp đậm đặc (HHĐĐ)
50,0
7 000
Yêu cầu 1. Phối trộn thức ăn hỗn hợp (TAHH) 20% protein từ 3 loại nguyên liệu cho ở
bảng trên.
Yêu cầu 2. Tính tiền 1kg TAHH 20% protein Chý ý. CG/N = 1/4


* Một số hình ảnh minh họa lời giải của học sinh
Năm học 2016 – 2017
Trang 13


Trang 14


Trang 15


Trang 16



×