Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.86 KB, 27 trang )

Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

MỤC LỤC

Phần I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT, ÁN LỆ, BỒI THẨM
ĐOÀN
Bài nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề của pháp luật nước
Anh. Khác với Dân luật (Civil law), pháp luật của nước Anh không phân chia thành luật
công và luật tư vì sự phân biệt này ít có ý nghĩa trong thời kì phong kiến ở Anh và giai
đoạn đầu của sự phát triển Thông luật (Common law), vì các quyền công và tư được xác
định thông qua quyền lợi về tài sản, nhưng không có sự phân biệt giữa sở hữu tài sản và
các cơ quan công theo kiểu Dân luật. Mặt khác, theo quan điểm của người Anh thì vua là
tối cao, tất cả đều phải phục tùng nhà vua không phân biệt công hay tư. Hệ thống tòa án
trở thành nơi xem xét các hoạt động lập pháp, hành pháp, kể cả trong tranh chấp tư. Do
vậy, không có sự phân biệt hoàn toàn về quyền lực theo kiểu Dân luật.
I.
Luật của Anh.
Khi nói về nguồn luật ở Anh, người ta thường nói đến hai loại nguồn chính là luật
thành văn và luật bất thành văn. Luật thành văn là các đạo luật, các văn bản dưới luật do
Nghị viện và chính phủ ban hành. Luật bất thành văn bao gồm các tập quán phổ biến từ
thời thượng cổ hay còn gọi là common law và các tập quán địa phương nhưng nhìn chung
chúng bao gồm những loại như sau:
- Thực tiễn, lẽ công bằng
- Văn bản pháp luật
- Án lệ
- Tập quán pháp.
Trong bài nghiên cứu của mình, nhóm 9 xin đề cập đến hai nội dung chính của
nguồn luật đó là văn bản pháp luật và án lệ. Vì đây là hai nguồn luật chính và được áp
dụng phổ biến hiện nay ở Anh.
1. Văn bản pháp luật
Về nguyên tắc, các nước theo trường phái Ănglô – Săcxông hay còn gọi là Common


law cũng có luật thành văn do các cơ quan lập pháp ban hành và có hiệu lực cao hơn án
lệ. Ở Anh, sự ra đời của luật thành văn tương đối muộn hơn so với ở Châu Âu lục địa.
Page 1


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

Mãi tới năm 600 trước công nguyên, cái có thể coi là luật thành văn mới xuất hiện, mặc
dù, phần lớn luật thành văn lúc đó mới chỉ là sự ghi chép lại những tập quán có từ thời
trước.
Ngày nay, ở Anh, pháp luật được quan niệm là một công cụ quan trọng để duy trì
trật tự xã hội. Pháp luật được coi là một cơ chế chính thống (quan phương) để kiểm soát
xã hội. Pháp luật cũng được xem là một hiện tượng xã hội, một bộ phận của xã hội, vận
hành trong bối cảnh xã hội chung và để giải quyết các vấn đề của xã hội.
Trong thực tế, hầu hết các đạo luật do Nghị viện ban hành là dựa trên đề xuất của
Chính phủ. Mục đích của các đề xuất này là để giải quyết các vấn đề nhất định của xã
hội, đáp ứng nhu cầu phát triển. Như vậy, khởi điểm của việc xây dựng một đạo luật (do
Chính phủ đề xuất) là việc nhận diện vấn đề xã hội mà Chính phủ (nhà nước) phải giải
quyết. Những vấn đề xã hội mà Chính phủ phải giải quyết này thường được ghi nhận
trong chương trình nghị sự (agenda) của Chính phủ và chương trình này thường phần nào
thể hiện qua các cương lĩnh tranh cử của các đảng phái chính trị.
Hệ thống văn bản pháp luật của Anh gồm các văn bản pháp luật do Nghị viện trực
tiếp ban hành và các văn bản pháp luật do Nghị viện ủy quyền ban hành.
Ở Anh, pháp luật thừa nhận án lệ như là một nguồn luật chính thống. Tuy nhiên,
trong vài thập niên gần đây, trong hệ thống pháp luật nước này, án lệ không còn là nguồn
luật duy nhất mà luật thành văn đã ngày trở thành nguồn luật quan trọng, thậm chí là
nguồn luật quan trọng hàng đầu, đặc biệt đối với những lĩnh vực không có án lệ. Thực tế
này phần nào được lý giải bởi thực tiễn hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới đã làm
cho các quốc gia nói chung và các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common
law nói riêng thực hiện các cam kết hoặc tham gia. Trong quá trình đó, các quốc gia phải

nội lực hóa các cam kết bằng cách sửa đổi luật hiện hữu có liên quan đến cam kết quốc tế
hoặc ban hành luật mới. Việc này chỉ có thể được tiến hành một cách nhanh, gọn nhẹ và
dứt khoát bằng con đường xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật thành văn.
1.1. Khái quát về quy trình xây dựng luật ở Anh.
Khi nhận diện được vấn đề cần giải quyết, Bộ trưởng quản lý ngành sẽ quyết định
đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề, Bộ trưởng sẽ có trách nhiệm thúc đẩy đề xuất
ấy để trở thành đề xuất lập pháp, đưa vào chương trình nghị sự của Nội các (Chính phủ)
và sau đó là Nghị viện.
Trong quá trình hình thành các đề xuất như vậy, Bộ trưởng thường phải tiến hành
các công việc tham vấn những đối tượng quan trọng như: các chuyên gia, các nhóm lợi
ích và các đối tượng dự kiến chịu sự tác động bởi chính sách dự kiến đề xuất.
Văn bản đề xuất để tham vấn ý kiến các đối tượng có liên quan này thường được gọi
là “sách xanh” (a green paper) với ý nghĩa là văn bản thể hiện ý định hình thành chính
Page 2


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

sách của Bộ trưởng nhưng chưa thực sự chắc chắn. Trong những trường hợp nhất định,
Bộ trưởng có thể đề nghị Nội các cho phép công bố “sách trắng” (a white paper) để thể
hiện một cam kết chắc chắn hơn về sự theo đuổi chính sách giải quyết một vấn đề xã hội
nào đó.
Theo bộ quy tắc ứng xử của văn phòng nội các Anh (Cabinet Office Code of
Conduct), thời hạn tham vấn công chúng vào khoảng 12 tuần và văn bản sử dụng việc
tham vấn được công bố công khai trên mạng Internet.
Sau khi đã thực hiện công việc tham vấn chính sách ấy, nếu tiếp tục quyết định theo
đuổi việc đề xuất chính sách, Bộ trưởng phải có các động thái để thuyết phục các bộ
trưởng khác trong nội các ủng hộ đề xuất chính sách của mình. Trong giai đoạn này, Bộ
trưởng bảo trợ đề xuất chính sách phải thuyết minh được các mặt lợi/hại của chính sách
dự kiến đề xuất và trình cho các ủy ban của Nội các để thảo luận, quyết định. Sau đó, Ủy

ban lập pháp của Nội các (the Legislation Committee) sẽ quyết định xem liệu đề xuất lập
pháp này có nên được đệ trình cho Nghị viện hay không.
Khi đã được Ủy ban lập pháp chấp thuận, Bộ trưởng quản lý ngành có trách nhiệm
phải soạn thảo “bản hướng dẫn soạn thảo dự án luật” (Instructions), trong đó nêu rõ nội
dung chính sách dự kiến đưa vào dự án luật (vấn đề cần giải quyết, các phương án giải
quyết vấn đề, mục tiêu giải quyết vấn đề, các công cụ giải quyết vấn đề v.v.). Trên cơ sở
bản “Hướng dẫn soạn thảo dự án luật” này, các nhà soạn thảo luật chuyên nghiệp (gọi là
“luật sư nghị viện” – parliamentary counsel) sẽ có trách nhiệm “dịch” những nội dung,
định hướng mang tính nguyên tắc (ngôn ngữ của chính sách) thành các quy phạm (tức là
thực hiện việc “quy phạm hóa” chính sách), các điều luật cụ thể trong một dự thảo luật.
Kkhi các luật sư công này phải soạn thảo các văn bản có nội dung phức tạp, cần kỹ thuật
soạn thảo cao, họ có thể tham vấn ý kiến với Văn phòng soạn thảo luật thuộc Văn phòng
Chính phủ của Anh.
Tên của các dự thảo luật này sẽ được thông báo cho Nghị viện ngay trong bài phát
biểu khai mạc Nghị viện (của Nữ hoàng) hàng năm (thường là vào tháng 11 hàng năm).
Dự thảo luật (dự luật) này sẽ trải qua công đoạn Nghị viện, theo đó, dự án luật phải
được cả Hạ viện và Thượng viện chấp nhận mới có thể trở thành đạo luật (mặc dù dự luật
có thể được trình trước ở Hạ viện rồi mới đến Thượng viện hoặc trình ở Thượng viện
trước rồi mới chuyển qua Hạ viện).
Ở cả Thượng viện và Hạ viện, Dự luật đều phải trải qua 5 bước gồm:
Bước 1: lần đọc đầu tiên (first reading) chỉ thuần túy mang tính chất giới thiệu rằng
có dự luật được trình ra Nghị viện,
Page 3


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

Bước 2: lần đọc thứ hai (second reading) để cho các nghị sỹ thảo luận về những nội
dung chính (các nguyên tắc chung) của dự luật, xem xét bởi ủy ban của nghị viện (ở Hạ
viện, ủy ban thường gồm khoảng 20 hạ nghị sỹ, còn ở thượng viện, trong giai đoạn ủy

ban, thường toàn thể thượng viện được coi là 1 ủy ban) (committee stage), giai đoạn báo
cáo trước nghị viện (report stage),
Bước 3: lần đọc thứ ba (third reading) (đây là giai đoạn các nghị sỹ thảo luận và bỏ
phiếu thông qua dự luật ở phiên bản cuối cùng).
Trong thực tế, để có sự đồng thuận của cả 2 viện, dự luật thường phải trải qua một
quá trình “đánh bóng bàn” (pingpong) để cuối cùng dự luật phản ánh ý chí chung của cả
2 viện.
Sau khi được cả 2 viện thông qua, dự luật được gửi cho Văn phòng hoàng gia và Nữ
hoàng sẽ chuẩn thuận (Royal Assent) và chính thức trở thành luật của quốc gia.
Trích bài viết “vài nét về cách ban hành luật ở Anh” TS. Nguyễn Văn Cương - Phó
Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp
1.2. Các văn bản pháp luật do Nghị viện trực tiếp ban hành bao gồm:
- Luật
- Luật thống nhất
- Luật hệ thống hóa
a ) Luật
Các văn bản pháp luật do Nghị viện trực tiếp ban hành nhằm bổ sung hoặc thay thế
án lệ. Luật do Nghị viện ban hành có hiệu lực cao hơn án lệ do thẩm phán làm ra. Luật
thường được ban hành để bổ sung hoặc thay thế cho án lệ. Luật có thể phủ nhận hiệu lực
trong tương lai của một án lệ nào đó và thậm chí luật còn có hiệu lực hồi tố, có thể làm
cho bản án nào đó đã tuyên trong quá khứ trở nên vô hiệu.
b) Luật thống nhất
Luật thống nhất được soạn thảo để thay thế và trình bày lại tất cả những đạo luật
được ban hành trước đó về những lĩnh vực cụ thể nào đó. Khi ban hành luật thống nhất,
Nghị viện Anh chỉ có ý định hợp nhất các quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh lĩnh vực
nào đó nằm tản mạn ở các văn bản pháp luật khác nhau về một mối chứ thường không có
ý định thay đổi nội dung các văn bản pháp luật đó.
c) Luật hệ thống hóa:
Luật hệ thống hóa là đạo luật chứa đựng toàn diện tất cả những luật điều chỉnh cùng
một lĩnh vực nhất định. Đây là sản phẩm của hoạt động pháp điển hóa, gần giống với bộ

luật ở các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law. Loại văn bản này có thể hệ thống
hóa tất cả các văn bản pháp luật hiện hữu ở thời điểm hệ thống hóa. Tuy nhiên, loại văn
Page 4


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

-

bản này cũng có thể được ban hành để cải cách một lĩnh vực pháp luật nào đó (Ví dụ:
Luật trộm cắp năm 1968,…)
1.3. Các văn bản pháp luật do Nghị viện ủy quyền ban hành
Ủy quyền lập pháp là vấn đề khá phổ biến ở Anh. Văn bản được ban hành theo ủy
quyền lập pháp thường gọi là văn bản pháp luật phái sinh (secondary legislation) hoặc
văn bản pháp quy (statutory instruments). Đây là các văn bản do các bộ trưởng hoặc các
cơ quan công quyền khác được các đạo luật của Nghị viện cho phép ban hành văn bản
quy định những vấn đề mà đạo luật gốc (luật mẹ) không quy định chi tiết. Tên gọi cụ thể
của các văn bản này có thể là “lệnh” (orders), “quy chế” (regulations), “kế hoạch”
(schemes), “quy tắc” (rules), hoặc bộ quy tắc ứng xử (code of practice). Ví dụ: Bộ quy tắc
ứng xử trên đường cao tốc (Highway Code) là văn bản thuộc loại lập pháp ủy quyền.
Các văn bản pháp luật do Nghị Viện ủy quyền ban hành cũng chiếm một tỷ lệ đáng
kể trong luật thành văn ở Anh. Để thông qua một đạo luật, Nghị viện thường phải tiến
hành thủ tục chậm chạp về mặt thời gian và tốn kém về mặt tiền bạc. Trong khi đó, sự
thay đổi hàng ngày của hoàn cảnh xã hội có thể làm cho luật quy định chi tiết mau chóng
trở nên lỗi thời. Vì vậy, những quy định chi tiết thường không được Nghị viện đưa vào
văn bản luật mà thường ủy quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước ban hành thông qua
các văn bản dưới luật hay còn gọi là các văn bản pháp luật ủy quyền. Căn cứ vào cách
thức ban hành, các văn bản pháp luât ủy quyền được chia làm hai nhóm;
Các văn bản thi hành luật ( statutory instruments )
Luật lệ địa phương

a) Các văn bản thi hành luật ( statutory instruments )
Các văn bản thi hành luật được ban hành theo sự ủy quyền được ghi nhận trong
mỗi đạo luật của Nghị viện, thường được trình tới Nghị viện và sẽ phát sinh hiệu lực nếu
không bị Nghị viện bác bỏ, các văn bản này gồm có lệnh của Hội đồng, quy định của các
bộ, quy chế của tòa án và các quy định do Hội đồng hay các bộ ban hành theo luật của
Liên minh Châu Âu (EU).
b) Luật lệ địa phương
Các văn bản pháp luật địa phương do địa phương ban hành.
1.4. Hiến pháp
Khi nói tới luật thành văn của Anh không thể không đề cập đến hiến pháp mặc dù
Vương quốc Anh không có hiến pháp thành văn như nhiều quốc gia khác. Hiến pháp bất
thành văn ở Anh ghi nhận các nguyên tắc tổ chức và sử dụng quyền lực ở Anh như chủ
Page 5


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

quyền quốc gia, quá trình tổ chức sử dụng quyền lực và kiểm soát quyền lực Nhà
nước….Những quy định có bản chất của hiến pháp ở Anh có thể tìm thấy trong đặc
quyền Hoàng gia, trong một số truyền thống và ở một số án lệ cũng như văn bản pháp
luật do Nghị viện ban hành và gần đây còn nằm trong một số đạo luật của Liên minh
Châu Âu. Một số đạo luật quan trọng làm nên Hiến pháp của Anh như: Luật quyền con
người năm 1689, Luật kế vị ngai vàng năm 1701, Luật đình quyền giam giữ năm 1679,
Trong pháp luật nước Anh không có trật tự đẳng cấp giữa Hiến pháp và luật. Hệ quả
của nó là nếu có xung đột giữa Hiến pháp và luật thì áp dụng quy tắc lex posterior
derogat priori, nghĩa là văn bản ban hành sau sẽ có giá trị áp dụng. Do vậy ở Anh, không
có cơ chế kiểm soát tính hợp hiến. Ở Anh không có Công báo. Vào thế kỷ XIX, sau công
cuộc cải tổ hệ thống pháp luật ở Anh, luật thành văn phát triển hơn bất kỳ một giai đoạn
nào trước đó. Hiện nay, luật thành văn khá phổ biến trong hệ thống pháp luật Anh.
2. Án lệ

Anh được coi là nơi sinh ra của khái niệm “án lệ”. Vương quốc Anh cho đến nay
luôn được coi là một hình mẫu điển hình cho việc áp dụng cũng như coi án lệ là một
nguồn pháp luật chủ chốt. Bắt đầu được hình thành từ năm 1066, tính đến năm 1980, sau
hơn 9 thế kỉ tồn tại và phát triển, ở Anh đã công bố 350.000 án lệ . Con số trên là rất áp
đảo so với con số 3.000 đạo luật được Nghị viện Anh ban hành từ năm 1235 đến nay.
Với Common law, theo chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) hay lối suy luận quy nạp
đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên tắc “stare decisis” luôn được đặt lên
hàng đầu. Điều này mang tới một hệ thống Common law mở, gần gũi với đời sống thực tế,
tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy pháp luật. Án lệ xuất
hiện ở Anh năm 1154. Vua Henry II đã tạo ra một hệ thống luật chung và sáng tạo ra một
hệ thống tòa án thống nhất đầy quyền năng, ông đưa các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đi
khắp nơi trong nước và sưu tầm, chọn lọc cách thức giải quyết các tranh chấp. Sau đó,
những thẩm phán này sẽ trở về thành London và thảo luận về những vụ tranh chấp đó với
các thẩm phán khác. Những phán quyết này sẽ được ghi lại và dần trở thành án lệ
(precedent), hay theo tiếng Latin là “stare decisis”. Theo đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu
sự ràng buộc bởi những phán quyết đã có từ trước đó. Thuật ngữ “Common Law” bắt đầu
xuất hiện từ thời điểm đó. Như vậy trước khi Nghị viện ra đời trong lịch sử pháp luật của
Anh, Common law đã được áp dụng trên toàn bộ vương quốc trong vài thế kỷ.

Page 6


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

2.1. Khái niệm về án lệ:
Án lệ được hiểu là một bản án đã có hiệu lực pháp luật trong đó có chứa đựng các
quy tắc pháp lý do tòa án ban hành, được sử dụng để làm khuôn mẫu cho những vụ việc
về sau nếu có sự tương tự về mặt tình tiết.
2.2. Cấu trúc của một án lệ
Bản án chia làm hai thành phần: phần lập luận và phần phán quyết. Phần lập luận

hay còn gọi là phần giải thích cho việc đi đến quyết định mới được xem là án lệ. Phần lập
luận lại bao gồm hai bộ phận: phần lý do cho việc ra quyết định của thẩm phán đã tuyên
bản án được gọi là phần bắt buộc ( Ratio decidendi ) và phần còn lại của bản án, như là
những giả thiết, sự viện dẫn mở rộng liên quan đến các tình tiết của vụ án gọi là phần
không bắt buộc ( Obiter dictum).
a. Phần bắt buộc (ratio decidendi)
Ratio decidendi - Lý do để quyết định, tức là nhân tố bắt buộc bất kỳ trong quá trình
suy luận dẫn tới quyết định của Tòa án. Lý do của Tòa án cấp trên là bắt buộc đối với các
Tòa án cấp dưới trên cơ sở học thuyết tiền lệ của luật án lệ. (theo Giáo trình Luật so sánh
của M. Bogdan)
Phần này sẽ là phần có giá trị bắt buộc của mỗi án lệ khi nó được áp dụng cho các
vụ việc tương tự phát sinh trong các vụ việc xảy ra sau.
Thẩm phán ở Anh khi đưa ra phán quyết trong một vụ án, thường miêu tả các vấn đề
sự kiện, phân tích các sự kiện vụ án và đi đến quyết định cho vụ án bằng việc đưa ra lý do
(reason – ratio decidendi).
Khi đưa ra một quyết định, mỗi thẩm phán thường có thể đưa ra rất nhiều quan điểm
pháp luật. Trong số đó, chỉ những quan điểm, căn cứ pháp lý nào được coi là cần thiết
cho quyết định của thẩm phán thì nó được coi là phần ratio decidendi của bản án. Còn
những phần còn lại của bản án được coi là obiter dictum.
Một thẩm phán của vụ việc xảy ra sau có thể sử dụng phần ratio decidendi của vụ án
trước bằng cách chắt lọc tất cả những giả định pháp luật đã được cân nhắc trong bản án
của án lệ xảy ra trước, đặc biệt nếu sự kiện của vụ việc xảy ra trước giống với sự kiện
trong vụ án xảy ra sau mà tòa án đang giải quyết
b. Phần không bắt buộc (obiter dictum)
Obiter dictum – Lời nhận xét, bình luận của Thẩm phán, không có giá trị bắt buộc
(theo Giáo trình Luật so sánh của M. Bogdan)
Phần này chứa đựng những căn cứ không bắt buộc cho mỗi phán quyết của Tòa án.
Đây là phần mà thẩm phán có nêu ra hay không thì nó cũng không ảnh hưởng đến phần
quyết định của mỗi bản án.
Page 7



Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

Khi luận giải vụ việc để đưa ra quyết định, một thẩm phán có thể đưa ra ví dụ mang
tính giả định vụ việc sẽ được quyết định thế nào nếu tình huống của vụ án có thể phát
sinh khác với thực tế vụ án. Những cách lập luận như thế này thường được coi là phần
obiter dictum của mỗi án lệ và nó không có giá trị ràng buộc với các vụ việc xảy ra sau.
Tuy nhiên, trên thực tế phần obiter có thể được sử dụng bởi các thẩm phán trong các vụ
án xảy ra sau và những obiter có giá trị thuyết phục cho sự ra quyết định của vụ án đối
với vụ án xảy ra sau khi án lệ đã được thiết lập.
Nguồn : Luận án tiến sỹ: Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của
các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam 2011 của tác giả
Nguyễn Văn Nam, NXB: Đại học Luật Hà Nội.
2.3. Những điều kiện tạo thành một án lệ trong hệ thống pháp luật nước Anh
Trong hệ thống pháp luật Anh, không phải mọi bản án, quyết định của các Tòa án đã
có hiệu lực đều trở thành án lệ. Để trở thành án lệ, một bản án phải đáp ứng các yếu tố cơ
bản:
a) Sự biến pháp lý hoặc quan hệ tranh chấp chưa được pháp luật quy định trong
thực tế ( nội dung bản án phải có tình tiết mới )
Khi các sự biến pháp lý hoặc quan hệ phát sinh tranh chấp đã rõ, đã được pháp luật
quy định thì Thẩm phán áp dụng những điều luật đã có sẵn để phán quyết, cho nên những
bản án trong các vụ án này không tạo ra án lệ.
Trong trường hợp các sự biến pháp lý hoặc quan hệ phát sinh tranh chấp mặc dù được
pháp luật quy định nhưng chưa rõ ràng, hoặc chưa được pháp luật hình sự, dân sự, thương
mại… quy định, đòi hỏi Thẩm phán thụ lý phải cân nhắc việc áp dụng pháp luật vào các sự
kiện thực tế trong vụ án để giải quyết như thế nào. Do đó, khi xét xử Thẩm phán phải tìm
ra lời giải đối với vấn đề pháp luật đặt ra trong vụ án, như vậy Thẩm phán đã sáng tạo ra
pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phán quyết của Thẩm phán trong vụ việc cụ
thể này đã tạo ra một án lệ (một tiền lệ pháp) cho các vụ việc trong tương lai.

Đơn cử một vụ án xảy ra vào năm 1933 ở Anh. Có người đã trình báo với cảnh sát
rằng một người đàn ông đã đánh mình và lấy toàn bộ tiền bạc. Tuy nhiên, qua điều tra,
cảnh sát phát hiện vụ việc trên là không có thật. Tòa án đã kết tội người này với tội danh
“Gây rối, làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng”. Thời điểm đó, tội danh này không có
trong luật hình sự của Anh, nên Tòa án đã đưa ra hai lý do và sau đó hình thành nên tiền
lệ. Thứ nhất, đặt người vô tội trước nguy cơ bị bắt giữ; thứ hai, là tốn thời gian và công
sức cho cảnh sát trong quá trình điều tra một vụ việc không có thật. Việc Tòa án đưa ra
tội danh này trong phán quyết đã làm ra án lệ và như vậy những hành vi tương tự như bị
cáo nói trên sẽ bị áp dụng tội danh này.
Page 8


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

b) Thẩm phán thụ lý vụ án phải sáng tạo ra pháp luật khi xét xử
Vai trò của thẩm phán thể hiện rất quan trọng trong việc tạo ra án lệ. Trong pháp luật
nước Anh, Thẩm phán có chức năng làm luật, vì vậy việc trình bày chính kiến của thẩm
phán là một phần không thể thiếu được của án lệ. Đối với vụ án có các tranh chấp nhưng
chưa được pháp luật quy định hoặc có nhưng chưa rõ ràng, thì Thẩm pháp phải thể hiện
thái độ, quan điểm của mình về các vấn đề pháp luật được đặt ra hay nói một cách nôm
na là Thẩm phán là một “bộ luật biết đi”. Nếu không có quan điểm, đường lối giải quyết
thì bản án đó không thể trở thành án lệ (vì án lệ có thể hiểu ở góc độ là một đường lối xét
xử). Quan điểm và thái độ của Thẩm phán đối với vấn đề pháp lý mới nảy sinh trong vụ
án sẽ được chấp nhận khi Thẩm phán có những lập luận đưa ra trong một án lệ phải có
“tính hợp lý” (Reasonnable) và "lập luận hợp lý" (Rule of Law).
Hiện nay, lý luận về lập luận hợp lý là một yếu tố góp phần tạo ra án lệ không chỉ
phổ biến ở trong hệ thống pháp luật các nước thuộc hệ thống Thông luật, mà nó đã ảnh
hưởng đến các án lệ của Tòa án châu Âu khi xét xử về các lĩnh vực của pháp luật thuộc
phạm vi của Liên minh Châu Âu (EU). Ví dụ như nguyên tắc về lập luận hợp lý trong
pháp luật cạnh tranh,…

c) Phải xuất phát từ một tranh chấp hoặc một sự biến pháp lý cụ thể.
Điều này có nghĩa là án lệ được tạo ra trong bối cảnh phải có một tranh chấp hoặc
một sự biến pháp lý xác định mà chưa được pháp luật quy định hoặc có nhưng chưa rõ
ràng. Đối với những trường hợp đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh
tranh chấp nhưng chưa rõ ràng, thì án lệ được tạo ra chính là việc giải thích và hướng dẫn
áp dụng các quy định pháp luật.
Còn trong trường hợp pháp luật không có quy định, có nghĩa là các nhà làm luật
không thể tiên đoán hết các thay đổi của điều kiện thực tế của cuộc sống xã hội, Thẩm
phán đứng trước nhiệm vụ phải đưa ra phán quyết trong tranh chấp giữa các bên, bằng
cách này Thẩm phán đã tạo ra luật trong một trường hợp cụ thể. Cách tạo ra luật bởi
Thẩm phán (made law) trong trường hợp này khác hẳn với công việc xây dựng luật của
các nhà lập pháp trong Quốc hội hoặc Nghị viện. Các Thẩm phán trong hệ thống Thông
luật đặc biệt là trong pháp luật Anh không coi công việc của họ đơn thuần là áp dụng
pháp luật mà họ còn có chức năng sáng tạo ra pháp luật (qua các án lệ) để góp phần hoàn
thiện pháp luật.
Như vậy có thể nói, án lệ trên do Thẩm phán tạo ra luôn dựa trên cơ sở của các vụ
kiện cụ thể, và khi nó được coi là án lệ thì có thể áp dụng cho các vụ việc trong tương lai
có những tình huống tương tự. Khi đó, những nội dung của án lệ sẽ được các Thẩm phán
viện dẫn, nhắc lại để phục vụ cho lập luận hợp lý của họ.
Page 9


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

Nhìn chung, một án lệ chỉ ra đời trong hai trường hợp: Một là, khi chưa có luật điều
chỉnh vụ án mà tòa đang xét xử, hoặc đã có luật nhưng chưa đầy đủ và chưa dự liệu được
tình huống phát sinh, thẩm phán sẽ sáng tạo luật để điều chỉnh các vụ án tương tự. Hai là,
có luật nhưng chưa rõ ràng và cụ thể, thẩm phán sẽ làm nhiệm vụ giải thích pháp luật để
áp dụng cho vụ án cụ thể. Điều đó có nghĩa là một phán quyết chỉ có thể được coi là án lệ
nếu nó giải quyết những vấn đề pháp luật mới. Bởi vì, để giải quyết các vấn đề pháp luật

mới, một án lệ phải chứa đựng những lập luận đủ sức thuyết phục của các thẩm phán, hay
còn được gọi là quan điểm của các thẩm phán về vấn đề pháp luật đó.
Nguồn1: Luận án tiến sỹ: Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của
các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam 2011 của tác giả
Nguyễn Văn Nam, NXB: Đại học Luật Hà Nội.
Nguồn 2: Luật so sánh (bản tiếng Việt), Micheal Bogdan năm 2002.
2.4. Hình thức án lệ tại Anh
Thông thường, án lệ tại Anh tồn tại dưới hai hình thức: án lệ dân sự và án lệ hình sự.
Án lệ dân sự thường được tạo ra từ các bản án do Tòa dân sự (thuộc Tòa phúc thẩm)
và các Tòa cấp cao đã tuyên và được xuất bản trong các báo cáo pháp luật. Những án lệ
này chủ yếu liên quan tới những vụ án dân sự và là nhóm án lệ phổ biến nhất.
Án lệ hình sự cũng được tạo ra chủ yếu từ các bản án của Tòa hình sự (thuộc Tòa
phúc thẩm) và của Tòa Hoàng gia. Nhóm án lệ này, đúng như tên gọi của nó, chủ yếu
được dung để xử lý những vụ án hình sự.
2.5. Thẩm quyền ban hành án lệ tại Anh.
Ở hầu hết các quốc gia theo truyền thống án lệ, phán quyết tòa án ở cấp thấp nhất
(tòa cơ sở) không được coi là án lệ. Ở Anh, đó là hệ thống tòa địa hạt (county court)
(trong khi đó, ở Mỹ là tòa án địa phương cấp tiểu bang, ở Úc là tòa án quận). Các thẩm
phán ở các tòa án địa phương này phải tuân theo các án lệ do các tòa án cao hơn ban
hành. Nguyên tắc hiệu lực của án lệ là phán quyết được coi là án lệ của tòa án cấp cao
hơn thì có giá trị bắt buộc với tòa án cấp thấp hơn. Chỉ có những bản án có tính chất bắt
buộc mới trở thành án lệ và có tính pháp lý. Còn các bản án khác chỉ có tính gợi ý, tham
khảo.
Ở Anh, chỉ có Tòa án tối cao (gồm 03 Tòa chính: Tòa cấp cao, Tòa phúc thẩm và
Tòa Hoàng gia) mới được phép ban hành án lệ, các tòa án cấp dưới phải tuân theo. Gọi là
Tòa án tối cao nhưng thực chất vị trí tối cao đích thực thuộc về Thượng nghị viện. Các án
lệ bắt buộc được viết trong Law Reports (Tập san án lệ), All England Law Reports,
Weekly Law Reports… nó đã được pháp điển hóa. Đây có thể coi là một minh chứng cho
sự xích lại gần nhau của hai hệ thống Common law và Civil law. Viện dẫn các tập quán
Page 10



Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

không có giá trị bắt buộc hoặc bản án không phải là án lệ hoặc các obiter dicta (bình luận,
nhận xét của thẩm phán).
Các nguyên tắc ghi án lệ:
+ Mỗi Toà án bị buộc phải theo những phán quyết của Toàn án cấp cao hơn trong
cùng một hệ thống.
+ Các bản án của Toà án khác hệ thống không có giá trị bắt buộc.
+ Chỉ có những quyết định của thẩm phán dựa trên những chứng cứ pháp lý của một
bản án trước đó thì mới có giá trị bắt buộc cho việc giải quyết vụ án có giá trị sau này.
+ Nếu bản án trước đó không dựa vào án lệ trước thì không có giá trị hiệu lực.
+Yếu tố thời gian không ảnh hưởng đến hiệu lực của án lệ, án lệ chỉ không có giá trị
khi có những tuyên bố huỷ hoặc bãi bỏ bởi Tòa cấp trên hoặc chính bản thân tòa tạo ra án
lệ hoặc bởi văn bản pháp luật do nghị viện ban hành.
2.6. Những án lệ không có giá trị bắt buộc
Sẽ là không chính xác nếu cho rằng tất cả những quyết định của tòa án được công
bố là án lệ đều có giá trị pháp lý bắt buộc. Thực tế, trong rất nhiều trường hợp án lệ chỉ
có giá trị thuyết phục mà thôi. Có nghĩa là những án lệ này mặc dù được hình thành bởi
Tòa án cấp cao nhưng các tòa án cấp dưới có thể coi các án lệ đó như giá trị tham khảo.
Không phải mọi án lệ đều có giá trị bắt buộc phải tuân theo nó. Khi một án lệ không
có giá trị bắt buộc, nó có thể được viện dẫn với tư cách là những lý do có giá trị thuyết
phục cho quyết định của bản án vụ án.
Khi một án lệ được viện dẫn với vai trò chỉ có giá trị tham khảo nó phụ thuộc vào
những lý do như: địa vị của tòa án đã viện dẫn án lệ là tòa án nào (ví dụ tòa án cấp trên
viện dẫn án lệ của tòa án cấp dưới); án lệ của hệ thống pháp luật nước ngoài, hay viện
dẫn đến án lệ nhưng tập trung ở những ý kiến bất đồng với lý do quyết định của vụ án đã
tạo ra án lệ; mức độ nổi tiếng của thẩm phán đưa ra quan điểm trong án lệ.
Richard Ward đã đưa ra 3 loại án lệ có tính thuyết phục như sau:

Loại 1: án lệ của tòa án cấp cao với tòa án cấp dưới. Trong mỗi phán quyết của tòa
án ở Anh, có phần ratio decidendi có giá trị bắt buộc và phần obiter không bắt buộc phải
tuân theo. Vì vậy, khi có các vụ việc nảy sinh liên quan đến án lệ của tòa án cấp trên, tòa
án cấp dưới không tuân theo các tuyên bố obiter trong án lệ của tòa án cấp trên, thì tòa án
cấp trên không có lý do để tái thẩm quyết định của tòa án cấp dưới.
Loại 2: là một quyết định của tòa án cấp dưới có thể được các tòa án cấp trên tham
khảo viện dẫn. Về nguyên tắc, học thuyết về sự bắt buộc tuân theo án lệ stare decisis, chỉ
đưa ra đòi hỏi tòa án cấp dưới phải tuân theo án lệ của tòa án cấp trên. Tuy nhiên, tòa án
cấp trên có thể tự nguyện viện dẫn án lệ của tòa án cấp dưới khi có những lý do thuyết

Page 11


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

phục trong các án lệ đó, nhưng quyết định của tòa án cấp dưới không buộc tòa án cấp trên
phải tuân theo.
Loại 3: là các án lệ của các tòa án ngoài hệ thống pháp luật của nước Anh như các
án lệ của tòa án Scotland, của tòa án khối thịnh vượng chung (common wealth)… Khi
thực thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình, các thẩm phán ở Anh có thể tìm kiếm một giải
pháp pháp lý trong án lệ của pháp luật nước ngoài, khi mà vấn đề pháp lý này pháp luật
nước Anh chưa có giải pháp cho nó.
2.7. Công bố án lệ
Dù hội đủ các yếu tố về thẩm quyền cũng như nội dung quan điểm xét xử, một phán
quyết vẫn không được coi là án lệ nếu nó không được lưu trữ và công bố. Anh quốc thành
lập Ủy ban Xuất bản báo cáo pháp luật với chức năng ghi chép một cách chi tiết các tình
tiết của vụ án và quan điểm của thẩm phán cũng như phán quyết sau cùng của tòa. Một số
phán quyết sẽ được cơ quan có thẩm quyền cân nhắc lựa chọn để trở thành án lệ và sau
đó xuất bản trong các báo cáo pháp luật (law reports), được công bố công khai để toàn
dân tham khảo.

Ở Anh, các án lệ bắt buộc được viết trong Law Reports (Tập san án lệ), All England
Law Reports, Weekly Law Reports… Ở Úc, các tập san án lệ gồm Commonwealth Law
Reports (CLR), Australia Law Report (ALR) và Australian Law Journal Reports (ALJR).
Ở Mỹ, người dân có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu điện tử của các tòa án hoặc những
dịch vụ tư nhân như Findlaw, Westlaw để tra cứu các án lệ; hoặc ở Ấn Độ là Indian
Supreme Court Law Reporter (ISCLR), All India Reporter (AIR) hay Supreme Court
Cases (SCC).
2.8. Bãi bỏ án lệ
Trong Thông luật án lệ được coi là luật. Vì vậy, mỗi án lệ không mất đi hiệu lực của
nó cho đến khi nó bị bãi bỏ. Việc bãi bỏ án lệ dẫn tới hệ quả thay đổi pháp luật.
Trong hệ thống tòa án nước Anh, cũng như các tòa án thuộc hệ thống common law,
các tòa án cấp cao có thẩm quyền bãi bỏ các án lệ của tòa án cấp dưới, đồng thời nó có
thể bãi bỏ các án lệ của chính nó khi tòa án này có lý do để làm vậy. Một lý do phổ biến
cho việc bãi bỏ các án lệ cũ là các án lệ này đã được quyết định thiếu căn cứ pháp luật
hoặc nó không thể áp dụng được nữa trong thực tiễn.
Án lệ có thể được bãi bỏ bởi một văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp.
Đây là một vấn đề rất lý thú trong pháp luật của nước Anh, vì khi quyền làm luật của
thẩm phán được tôn trọng, công nhận, nhưng luật do thẩm phán tạo ra luôn có thể bị bãi
bỏ bởi cơ quan lập pháp. Như vậy, quyền làm luật của cơ quan lập pháp chiếm ưu thế so
với quyền này của cơ quan tư pháp.
Page 12


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

3. Bồi thẩm đoàn

-

-


Bồi thẩm đoàn được hiểu là một ban bao gồm những người không có kiến thức về
pháp luật, không có kinh nghiệm xét xử nhưng có thể đưa ra quyết định công bằng với
những nhận thức thông thường không bị chi phối bởi các quy phạm pháp luật.
(theo bản dịch tiếng Việt Giáo trình Luật so sánh của M. Bogdan, trang 83)
Qua định nghĩa trên có thể rút ra nhận xét về bồi thẩm đoàn như sau:
Bồi thẩm đoàn thường bao gồm những người không có kiến thức pháp luật, không có
kinh nghiệm xét xử và với nhận thức thông thường của mình, họ có thể đưa ra những
quyết định dựa trên lẽ phải, sự công bằng
Thành viên của bồi thẩm đoàn có thể là một công dân bất kỳ, có đầy đủ năng lực chủ thể
theo luật định
Sự hiện diện của bồi thẩm đoàn nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc xét xử một vụ
án và vai trò gần giống như Hội thẩm nhân dân ở nước ta.
Tại Anh, thông thường thủ tục xét xử tại cấp tòa địa hạt thường không có bồi thẩm
đoàn. Ở cấp tòa cao cấp thì chỉ sử dụng bồi thẩm đoàn trong một số vụ việc nhất định chứ
không bắt buộc phải dùng phổ biến.
II.
Thực tiễn áp dụng hệ thống văn bản pháp luật và án lệ
Có thể nhận thấy vị trí của luật thành văn trong 100 năm nay đã có sự thay đổi ở
Anh. Điều đó là điểm chung của các nước thuộc dòng họ Common law. Đặc biệt, sau khi
Anh gia nhập EEC, theo đó pháp luật Anh phải phù hợp với pháp luật cộng đồng về nội
dung điều chỉnh. Những vấn đề mới phát sinh phải được điều chỉnh kịp thời bằng luật
thành văn. Sự xuất hiện của luật thành văn làm thay đổi sâu sắc pháp luật cũ và tạo ra
nhiều lĩnh vực mới trong pháp luật Anh. Nếu có sự xung đột giữa các văn bản pháp luật
và án lệ, người ta sẽ áp dụng các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, tâm lý chung của các
Thẩm phán Anh là họ vẫn muốn sử dụng án lệ nhiều hơn trong quá trình xét xử vì quan
điểm của họ cho rằng pháp luật thành văn là phương pháp không chuẩn xác trong việc tạo
ra các quy phạm pháp luật, nó không có tính thực dụng cao như án lệ. Điều đó cho thấy
quan điểm nghề nghiệp khá vị kỷ của giới luật gia Anh. Nhưng xét cho cùng, xu thể phát
triển chung trong khoa học pháp lý là tính pháp điển hóa được tăng lên rõ rệt khi các

nước đều nằm trong xu thế hội nhập toàn cầu. Và các nước thuộc vương quốc Anh cũng
không phải ngoại lệ. Ngày càng có nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm thay thế
cho các án lệ xưa cũ, rập khuôn trong hệ thống pháp luật của các nước này. Đối với luật
gia nước ngoài, khi nghiên cứu về pháp luật của nước Anh, có một công cụ tìm kiếm tra
cứu thuận lợi nhất hiện nay là bộ Bách khoa toàn thư của Halsbury đã được tái bản lần
Page 13


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

thứ tư (xuất bản năm 1973 – 1987) gồm 56 tập và cả phần thư mục. Bộ sách này luôn
được cập nhật và rất hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về hệ thống luật pháp của nước
Anh.

III.

Luật liên minh Châu Âu (EU) tại Anh

Khi nói tới luật của một quốc gia nào đó, người ta thường nghĩ tới những văn bản
pháp luật do cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp của quốc gia đó ban hành và có thể
cả án lệ được hình thành bởi hệ thống tòa án của quốc gia đó. Tuy nhiên, khi môt quốc
gia trờ thành thành viên của một hiệp hội hay cộng đồng quốc tế hoặc khu vực nào đó thì
luật của quốc gia đó không còn chỉ gói gọn trong những văn bản pháp luật và án lệ trong
nước mà còn bao gồm cả pháp luật của hiệp hội hay cộng đồng quốc tế mà quốc gia đó là
thành viên. Anh quốc là một trong những quốc gia đã và đang ở vào trạng thái đó từ năm
1972 khi vương quốc Anh gia nhập Cộng đồng chung châu Âu (nay là Liên minh châu
Âu - EU). Vì vậy, có thể nói luật của Anh gồm hai bộ phận lớn. Luật trong nước và luật
của Liên minh châu Âu mà Anh đã ký kết và phê chuẩn và án lệ của toà án Châu Âu.
Mặc dù là thành viên của liên minh châu Âu nhưng việc vương quốc Anh gia nhập
một điều ước quốc tế không thể làm cho điều ước quốc tế đó trở thành luật của vương

quốc này mà cần có thêm sự phê chuẩn của Nghị viện Anh. Luật của Liên minh châu Âu
có thể được thi hành bằng một đạo luật trong nước hoặc bằng một văn bản dưới luật do
Chính phủ Anh ban hành.
Luật của Liên minh châu Âu gồm cả nguồn Luật nằm ngoài các điều ước quốc tế.
Phán quyết của toà án Châu Âu cũng có thể trở thành nguồn luật quan trọng, là tiền lệ
pháp của cả Tòa án châu Âu và cả các tòa án của vương quốc Anh. Phán quyết của Tòa
án châu Âu không làm vô hiệu luật của các nước thành viên Liên minh châu Âu nhưng
tòa án của các nước thành viên phải tuân thủ phán quyết đó nếu phán quyết đó liên quan
đến nội dung hay hiệu lực của các điếu ước quốc tế hoặc của văn bản pháp luật của Liên
minh châu Âu. Các tòa án của vương quốc Anh cũng chịu sự ràng buộc bởi phán quyết
của toà án châu Âu bằng phương pháp chính trị chứ không phải bằng phương pháp tư
pháp. Khi đó, Anh sẽ buộc phải rút khỏi Liên minh Châu Âu.
Các toà án của vương quốc Anh đã cố gắng áp dụng luật của Liên minh châu Âu
như được yêu cầu nhưng cũng đã gặp phải một số cản trở trong quá trình giải thích luật.
Sở dĩ có điều đó là vì luật thành văn của liên minh châu Âu chủ yếu do các nhà làm luật
được đào tạo từ dòng họ Civil law soạn thảo, mang tính khái quát và không có sự chính
xác như luật thành văn của Anh. Vì vậy, các thẩm phán Anh có bổn phận tìm hiểu xem dự
Page 14


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

định của các nhà làm Luật của Liên minh Châu Âu là gì. Trên thực tế, các phán quyết của
toà án Anh tới nay cho thấy xu hướng tòa án Anh thường đi đến kết luận mà không xem
xét đến nguyên tắc giải thích luật của Tòa án Châu Âu nhưng vẫn phù hợp với tinh thần
của các điều ước quốc tế và với các luật khác của Liên minh châu Âu. Nếu xu thế này
tiếp diễn, luật của Liên minh châu Âu được giải thích ở Anh rất có thể sẽ khác với luật
của liên minh châu Âu nói chung.

Phần II. NGHỀ LUẬT SƯ Ở ANH

Hoạt động luật sư ở Anh xuất hiện từ thế kỷ thứ 12. Vào giai đoạn đó, ngôn ngữ sử
dụng tại các phiên toà là tiếng Pháp của người Normandy, do vậy khi tham gia phiên toà,
các bên phải có một người giúp họ phiên dịch và giải thích những lời nói tại phiên toà.
Về sau, những người này có thể nhân danh các bên để tham dự phiên toà. Họ được coi là
người được các bên uỷ quyền (attorney). Cùng với sự phát triển của xã hội và pháp luật,
những luật sư chuyên nghiệp đầu tiên (Serjeants-at-law) của hệ thống luật án lệ Anh quốc
đã xuất hiện.
Cùng với sự xuất hiện của serjeants-at-law thì những người tập sự luật (apprenticesat-law) cũng xuất hiện và họ đã tập hợp lại thành một nhóm chuyên nghiệp ở London.
Giữa các “serjeants-at-law” và “apprentices-at-law” có sự phân chia công việc trong hoạt
động hành nghề. Serjeants chiếm độc quyền các công việc tại toà án và có mối quan hệ
qua lại rất chặt chẽ với các quan toà cả về mặt xã hội lẫn trong hoạt động nghề nghiệp.
Họ là những luật sư có đẳng cấp cao và thường tham gia các vụ việc quan trọng. Cùng
với sự phát triển của xã hội, số lượng các vụ việc mà Toà án phải giải quyết ngày càng
tăng và việc đại diện trước Toà không chỉ dừng lại bằng lời nói mà phải viết lời bào chữa
và tranh luận trên cơ sở lời bào chữa đó. Lý do này đã thu hút được số đông những người
Page 15


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

tập sự luật (apprentices-at-law) tham gia quá trình xét xử. Từ đó đã hình thành sự phân
chia công việc trong hoạt động hành nghề, trong đó “apprentices-at-law” chuẩn bị lời bào
chữa còn các luật sư đẳng cấp cao (serjeants-at-law) thực hiện tranh tụng trước Toà. Đó là
dấu hiệu đầu tiên của việc phân chia các luật sư thành luật sư bào chữa (Barristers) và
luật sư tư vấn (Solicitors) - đây là điểm khác biệt xuất phát từ đặc thù của hệ thống án lệ.
Ở Anh, để trở thành luật sư không nhất thiết phải có bằng cử nhân luật. Việc đào tạo
luật sư ở Anh không chú trọng tính bài bản mà thiên về thực tiễn, các luật sư Anh được
đào tạo chủ yếu về thủ tục tố tụng và thu thập, xác minh chứng cứ bởi theo pháp luật
Anh, về nguyên tắc, việc thực hiện quá trình tố tụng là trách nhiệm của các bên thông qua
luật sư của mình), vai trò của thẩm phán trong xét xử chỉ là đảm bảo sự tuân thủ các thủ

tục tố tụng.
Việc phân chia nghề luật sư thành hai hoạt động tách rời (tranh tụng và tư vấn) và
tương ứng với chúng có hai loại luật sư (luật sư tư vấn và luật sư bào chữa) là đặc điểm
nổi bật của nghề luật sư nước Anh.
1. Điều kiện công nhận luật sư
Như đã trình bày ở trên, nghề luật sư ở Anh được chia thành 2 lĩnh vực hoạt động
riêng biệt và tương ứng với chúng có 2 loại luật sư với chức năng khác nhau. Vì vậy, các
điều kiện để công nhận luật sư bào chữa và luật sư tư vấn cũng khác nhau. Tuy nhiên, tại
Anh, có một điểm cần lưu ý là để trở thành luật sư thì không nhất thiết phải là sinh viên tốt
nghiệp chuyên ngành luật mà sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khác cũng có thể trở
thành luật sư chỉ cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể khi muốn trở thành luật sư tư vấn hay
luật sư bào chữa do cơ quan quản lý có thẩm quyền (Hiệp hội luật sư, Đoàn luật sư (Bars),
Tổ chức nghề nghiệp của luật sư tranh tụng (các Inns of Court)) đặt ra. Cụ thể là:
1.1. Đối với luật sư tư vấn (Solicitors)
Người muốn đựơc công nhận là luật sư tư vấn phải có đủ các điều kiện sau đây:
(a) Hoàn thành một trong các chương trình đào tạo dưới đây:
- Các khoá học về hành nghề luật để được cấp chứng chỉ luật (exempting law
degree); hoặc
- Chương trình đào tạo tại các trường đại học để cấp bằng cử nhân luật; hoặc
- Thi đỗ kỳ kiểm tra nghề nghiệp (Common Professional Examination) nếu người đó
có bằng cử nhân chuyên ngành khác hoặc đã có thời gian công tác pháp luật; hoặc
- Khoá học do Hiệp hội luật sư tổ chức;
(b) Đã qua thời gian thực tập tại Toà án;
Page 16


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

(c) Hoàn thành 2 năm đào tạo tại một hãng luật;
(d) Hoàn thành khoá học kỹ năng nghề nghiệp (Mục đích của khoá học này là đảm

bảo cho người được đào tạo có được kỹ năng trong 5 lĩnh vực: kế toán, kinh doanh đầu
tư, quản lý nhân sự, đạo đức nghề nghiệp và biện hộ).
Những người có đủ 4 điều kiện trên có thể nộp đơn cho Hiệp hội luật sư để xin công
nhận là luật sư tư vấn. Nếu xét thấy người nộp đơn đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên,
Hiệp hội luật sư cấp giấy công nhận là luật sư tư vấn cho người đó.
1.2. Đối với luật sư bào chữa (Barristers)
Người muốn được trở thành luật sư bào chữa thì phải đáp ứng đủ 4 điều kiện dưới đây:
- Được công nhận là sinh viên ở một trong 4 Inn of Court (Lincoln’s Inn, Gray’s Inn,
Inner Temple và Middle Temple);
- Đã qua khoá đào tạo luật sư bào chữa;
- Đã có thời gian thực tế kinh nghiệm;
- Đỗ kỳ thi công nhận luật sư bào chữa.
Khoá đào tạo luật sư bào chữa được chia làm 3 giai đoạn: đào tạo lý thuyết, đào tạo
nghề nghiệp và đào tạo thực tế. Những người có bằng cử nhân luật hoặc có bằng cử nhân
chuyên ngành khác nhưng có chứng nhận đã thi đỗ kỳ kiểm tra nghề nghiệp được coi là
đã hoàn thành giai đoạn đào tạo lý thuyết. Giai đoạn đào tạo nghề nghiệp do Đoàn luật sư
tổ chức. Chỉ những người đã đăng ký là sinh viên của Inns of Court mới được tham gia
khoá học này. Nội dung của khoá học này được xây dựng trên cơ sở những kiến thức
pháp lý cơ bản. Giai đoạn đào tạo thứ 3 chủ yếu tập trung vào thực tế hành nghề và kéo
dài trong 3 năm.
Việc công nhận luật sư bào chữa do Hội đồng của Inns of Court (Bencher of Inn)
thực hiện sau khi sinh viên đã thi đỗ kỳ thi lý thuyết và thực hành và trải qua thời gian
thực tập một năm.
Ở Việt Nam, việc đào tạo và trở thành luật sư cũng có quy trình khá giống với quy
trình đào tạo luật sư tại Anh. Việc đào tạo cử nhân luật ở nước ta cũng được tổ chức tại
các trường đại học như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP. HCM, Đại học Kinh Tế Luật, Đại học Kinh Tế TP. HCM,... Thông thường, thời gian đào tạo khoảng từ 4 đến 4
năm rưỡi. Khi hoàn thành chương trình cử nhân Luật, sinh viên có nhiều lựa chọn hướng
phát triển nghề nghiệp của mình nhiều hơn so với ở Anh. Ở Anh, khi hoàn thành chương
trình cử nhân Luật thì sinh viên có thể chọn trở thành luật sư tư vấn hoặc luật sư bào
chữa. Ở Việt Nam thì khác, sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành luật có thể chọn

Page 17


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

trở thành luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên,... được đào tạo thêm tại Học viện tư pháp
hoặc có thể học lên thạc sỹ hoặc tiến sỹ. Ở Việt Nam, việc đào tạo và trở thành luật sư
cũng có quy trình khá giống với quy trình đào tạo luật sư tại Anh. Việc đào tạo cử nhân
luật ở nước ta cũng được tổ chức tại các trường đại học như Đại học Luật Hà Nội, Đại
học Luật TP. HCM, Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Kinh Tế TP. HCM,... Thông thường,
thời gian đào tạo khoảng từ 4 đến 4 năm rưỡi. Khi hoàn thành chương trình cử nhân Luật,
sinh viên có nhiều lựa chọn hướng phát triển nghề nghiệp của mình nhiều hơn so với ở
Anh. Ở Anh, khi hoàn thành chương trình cử nhân Luật thì sinh viên có thể chọn trở
thành luật sư tư vấn hoặc luật sư bào chữa. Ở Việt Nam thì khác, sinh viên sau khi tốt
nghiệp chuyên ngành luật có thể chọn trở thành luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên,... được
đào tạo thêm tại Học viện tư pháp hoặc có thể học lên thạc sỹ hoặc tiến sỹ. Thời gian đào
tạo nghề luật sư ở nước ta luật định là 12 tháng (Khoản 2 điều 12 sửa đổi Luật luật sư
năm 2006)
Luật luật sư năm 2006 của nước ta cũng có quy định về tiêu chuẩn trở thành luật sư
như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời
gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành
luật sư.” (Điều 10). Quy định này ở nước ta thể hiện rất rõ yêu cầu đặt ra khi muốn trở
thành luật sư là phải là “công dân Việt Nam” và cơ bản là phải “có bằng cử nhân luật, đã
được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư”. Tuy khác với ở
Anh về yêu cầu “có bằng cử nhân luật” nhưng quy định tiêu chuẩn ở nước ta đối với luật
sư cơ bản cũng giống như ở Anh, nhất thiết phải có kinh nghiệm thực tế.
2. Điều kiện hành nghề luật sư
2.1. Đối với luật sư tư vấn (Solicitors)
Sau khi được công nhận, luật sư tư vấn được ghi tên vào danh sách luật sư tư vấn

của Hiệp hội luật sư và được cấp giấy chứng nhận là luật sư. Tuy nhiên, để được phép
hành nghề tư vấn pháp luật, luật sư tư vấn còn phải có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ
hành nghề được cấp cho những người có đủ điều kiện sau đây:
(a) Có giấy chứng nhận là luật sư tư vấn;
(b) Không bị đình chỉ hành nghề;
(c) Có đơn đăng ký hành nghề được làm theo mẫu đã quy định;
Page 18


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

(d) Tuân thủ các quy định về đào tạo;
(e) Tuân thủ các nguyên tắc bồi thường.
Kèm theo đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề, luật sư tư vấn phải nộp một khoản lệ
phí. Chứng chỉ hành nghề của luật sư tư vấn chỉ có hiệu lực trong 12 tháng và thường
được đổi vào ngày 01 tháng 11 hàng năm.
2.2. Đối với luật sư bào chữa (Barristers)
Nếu muốn được phép hành nghề luật sư bào chữa thì sau khi được Bencher of Inns
cấp giấy chứng nhận là luật sư bào chữa, luật sư phải đăng ký tên vào danh sách luật sư
bào chữa tại một toà án và danh sách luật sư hàng năm do Inns of Court giữ.
(Nguồn: Bộ Tư Pháp, Tổng thuật pháp luật một số nước về luật sư (tháng 04/2012))
Tại Việt Nam, muốn hành nghề luật sư thì “phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và
gia nhập một Đoàn luật sư.” (Điều 11 Luật luật sư năm 2006)
Tất cả các cử nhân luật tại Anh và ở nước ta nếu muốn hành nghề chuyên môn về
luật đều cần phải được đào tạo thêm và được công nhận bởi tổ chức quản lý luật sư có
thẩm quyền..
3. Chức năng của luật sư
3.1. Đối với luật sư tư vấn (Solicitors)
Luật sư tư vấn tại Anh thực hiện hầu hết các nhiệm vụ của một luật sư thông
thường, trừ việc tham gia phiên tòa. Chức năng chủ yếu của luật sư tư vấn tại Anh bao

gồm:
- Trợ giúp pháp lý, soạn thảo hợp đồng, di chúc, quản lý tài sản;
- Thay mặt khách hàng đi đàm phán
Nói chung, luật sư tư vấn chuẩn bị toàn bộ hồ sơ pháp lý và thủ tục cho thân chủ của
mình trước khi vụ việc được đưa ra Tòa án. Việc tranh tụng trước Tòa chủ yếu là việc của
luật sư bào chữa. Từ năm 1993 đến nay, luật sư bào chữa không còn độc quyền tranh tụng
trước tòa án, mà phải chia sẻ quyền này với luật sư tư vấn, luật sư tư vấn có thể tranh
tụng tại các tòa án cấp dưới, những luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm tranh tụng có thể dự
thi sát hạch phụ để giành quyền tham dự những phiên tòa ở các tòa án cấp cao hơn.
3.2. Đối với luật sư bào chữa (Barristers)
Luật sư bào chữa ở Anh có 03 chức năng chủ yếu:
Page 19


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

Đại diện cho khách hàng trước tòa để biện hộ, bảo vệ cho khách hàng của mình để
chống lại sự buộc tội, truy tố hoặc một sự tố cáo, giúp làm giảm trách nhiệm hình sự/ dân
sự cho khách hàng của họ đồng thời cũng có thể giúp cơ quan có chức năng làm sáng tỏ
các tình tiết vụ án. Người bào chữa thông thường không có quyền và lợi ích liên quan đến
vụ án, họ tham gia tố tụng là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Nên nghề luật sư bào chữa được coi là nghề phục vụ công lý với truyền thống là không
được quy định mức phí đối với khách hàng của mình (mà việc này là do thư ký của anh ta
thực hiện), và không có quyền từ chối bất cứ khách hàng nào trừ một số vụ việc cụ thể
hoặc khi anh ta trở thành cố vấn cho nữ hoàng hoặc cố vấn cho nhà vua.
Cố vấn cho nữ Hoàng hoặc cố vấn cho nhà Vua, khi luật sư bào chữa có kinh
nghiệm và thành đạt nộp đơn đề nghị và được bổ nhiệm tại chánh văn phòng Hoàng gia
(Lord Chancellor). Khi đó, luật sư bào chữa sẽ có thể thêm hai chữ Q.C (K.C) sau tên của
mình, được mặc áo choàng lụa và được từ chối khách hàng mà mình không muốn nhận.
Chức năng giáo dục và quản lý kỷ luật và một số vấn đề khác thông qua hội đồng

chung của hiệp hội (hội đồng hiệp hội).
(Nguồn: Giáo trình luật so sánh (bản dịch tiếng Việt năm 2002) của Michael Bogdan)
4. Hình thức hành nghề của luật sư
4.1. Đối với luật sư tư vấn (Solicitors)
Luật sư tư vấn có thể hành nghề dưới các hình thức sau:
- Hãng luật cá nhân. Hãng luật cá nhân do một luật sư thành lập và tự chịu trách
nhiệm về hoạt động của hãng.
- Hãng luật hợp danh (partnership). Hợp danh là một tổ chức hành nghề do các luật
sư tư vấn kết hợp với nhau thành lập. Các luật sư tư vấn cũng có thể kết hợp với những
người không phải là luật sư tư vấn để thành lập hợp danh. Những người tham gia hợp
danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của hãng luật hợp danh.
- Làm thuê cho hãng luật hợp danh;
- Làm thuê cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức thương mại.
Tùy vào tính chất của vụ việc, luật sư tư vấn có các hình thức hành nghề cụ thể. Nếu
hành nghề ở cấp địa phương thì chủ yếu được tiến hành dưới hình thức luật sư hành nghề
riêng lẻ hoặc thành lập công ty luật có từ 12 đến 15 luật sư.Công Ty luật địa phương có
thể là một văn phòng cũng có thể là công ty lớn có nhiều văn phòng đặt ở nhiều thành
phố lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp lý của cư dân tại địa phương, gồm cả cá
nhân công dân và các doanh nghiệp ở địa phương. Dịch vụ cung cấp chủ yếu : luật gia
đình, chứng thực chúc thư, quản lý di sản của người chết, luật hình sự, luật dân sự như
Page 20


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

(thu nợ, bồi thường thương tật cá nhân),các giao dịch tài sản và một số việc liên quan đến
việc kinh doanh (thường do các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương yêu cầu). Nếu làm việc ở
những công ty lớn thì luật sư tư vấn hành nghề theo hình thức có tới hàng trăm luật sư
thành viên. Ngày nay có những công ty luật của Anh sáp nhập với các công ty luật nước
ngoài lập nên các công ty luật quốc tế nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn cầu đánh

bại các công ty địch thủ, những cuộc sát nhập này thường diễn ra giữa các công ty Anh và
Mỹ hoặc giữa các công ty luật của Anh và các công ty luật ở Châu Âu.Vai trò của các luật
sư tư vấn thành viên của các công ty luật lớn ở thành thị thường tập trung vào việc đáp
ứng nhu cầu hiểu biết về pháp luật có liên quan trong quá trình kinh doanh của khách
hàng. Vì vậy, công ty luật lớn thường chuyên sâu về luật công ty , luật thương mại,luật
thuế,luật ngân hàng, luật lao động,và các vụ kiện tụng nhân sự…
Hiện nay, có khoảng 9.800 hãng luật của luật sư tư vấn được thành lập ở Anh và xứ
Wales.
4.2. Đối với luật sư bào chữa (Barristers)
Luật sư bào chữa của Anh không thể hành nghề dưới hình thức Hãng luật cá nhân
hay Hãng luật hợp danh, mà chỉ được hành nghề độc lập với tư cách của chính bản thân
họ mà thôi. Các luật sư bào chữa ở Anh có thể cùng nhau làm việc trong một Phòng luật
sư (Chambers) thuộc Toà án, nơi họ đăng ký hành nghề, nhưng thực chất họ hành nghề
một cách độc lập và không có nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau. Các luật sư bào chữa cũng
phải đóng một khoản phí nhất định cho Chambers, nơi họ hành nghề.
Ở nước ta, luật sư chỉ được hành nghề dưới hình thức “a) Văn phòng luật sư; b)
Công ty luật” (Khoản 1 điều 32 sửa đổi Luật luật sư năm 2006)
5. Tổ chức nghề nghiệp của luật sư
5.1. Đối với luật sư tư vấn (Solicitors)
Hiệp hội luật sư (Law Society) là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư tư vấn. Tính đến
năm 1995, ở nước Anh có khoảng gần 80.000 luật sư tư vấn hành nghề là thành viên của
Hiệp hội luật sư.
Hiệp hội luật sư Anh được thành lập theo Điều lệ Hoàng gia (Royal Charter) vào
năm 1845. Hiệp hội luật sư chịu trách nhiệm trước Toà án Tối cao về hoạt động hành
nghề của luật sư tư vấn. Hiệp hội luật sư có thẩm quyền ban hành các quy tắc đạo đức
nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, các quy định về giáo dục, đào tạo và các tiêu chuẩn của luật
Page 21


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh


sư tư vấn, bất kể họ hành nghề ở trong hay ngoài nuớc Anh. Hiện nay, Hiệp hội luật sư có
trụ sở chính ở London và các văn phòng khu vực (regional offices) tại Preston,
Cambridge, Bristol, Cardiff, Wakefield và một văn phòng Brussels. Nhiệm vụ chính của
Văn phòng Brussels là thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế.
*Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội luật sư
Hiệp hội luật sư Anh bao gồm một Hội đồng thường trực đứng đầu là Tổng thư ký
(Secretary Genneral), Văn phòng giám sát luật sư (Office of the Supervision of Solicitors
– OSS) và Hội đồng kỷ luật (Solicitors’ Disciplinary Tribunal).
Hội đồng thường trực của Hiệp hội luật sư gồm có 75 luật sư tư vấn được lựa chọn
bằng hình thức bầu cử. Việc bầu cử phải đảm bảo sao cho mỗi khu vực đều có luật sư ở
trong Hội đồng thường trực để bảo đảm quyền, lợi ích cho các luật sư ở khu vực đó. Các
uỷ viên của Hội đồng thường trực có nhiệm kỳ là 4 năm và Chủ tịch Hội đồng được lựa
chọn hàng năm. Trong số 75 luật sư đó, 14 luật sư hàng đầu được lựa chọn để quản lý
công việc của Hội đồng. Hội đồng thường trực họp mỗi năm 8 lần ở London.
Trong Hội đồng thường trực có các uỷ ban như: Uỷ ban thường trực Hội đồng-có
nhiệm vụ thực hiện công việc nhân danh Hội đồng, mà chủ yếu là đề xuất và tổ chức thực
hiện các chính sách đào tạo, tiêu chuẩn nghề nghiệp, giải quyết khiếu nại, phát triển hành
nghề, thực hiện các luật về dịch vụ pháp lý và toà án, hợp tác nước ngoài…; Uỷ ban dịch
vụ pháp lý và toà án, Uỷ ban tài chính, Uỷ ban quốc tế, Uỷ ban phát triển nghề, Uỷ ban
dịch vụ thương mại và tài sản, Uỷ ban hướng dẫn về đạo đức và Uỷ ban đào tạo. Thành
viên của các Uỷ ban này chủ yếu là những luật sư không phải là thành viên của Hội đồng
thường trực. Các uỷ ban có nhiệm vụ tư vấn cho Hội đồng thường trực của Hiệp hội luật
sư và các luật sư tư vấn.
Trong Hiệp hội luật sư còn có Văn phòng giám sát luật sư tư vấn. Văn phòng này
trực thuộc Hiệp hội luật sư, nhưng trụ sở và chế độ quản lý của nó độc lập với Hiệp hội
luật sư. Văn phòng này có chức năng giám sát hoạt động hành nghề của luật sư tư vấn và
phát hiện các vi phạm về đạo đức nghề nghiệp để trình lên Hội đồng kỷ luật của Hiệp hội
luật sư xem xét và xử lý.
*Hiệp hội luật sư địa phương

Hiệp hội luật sư còn có thể được thành lập tại các địa phương (local law societies).
Hiệp hội luật sư địa phương được thành lập từ các câu lạc bộ buổi tối của các luật sư tư
vấn. Hiệp hội luật sư địa phương có trách nhiệm thông báo cho Hội đồng thường trực của
Hiệp hội luật sư, các uỷ ban về những vấn đề có liên quan đến hoạt động hành nghề hàng
Page 22


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

ngày của các luật sư tư vấn, các chính sách áp dụng cho các luật sư tư vấn. Hiệp hội luật
sư địa phương được thành lập ở 13 khu vực.
5.2. Đối với các luật sư bào chữa (Barristers)
Đoàn luật sư (Bar) và các Inns of Court là tổ chức nghề nghiệp của luật sư bào chữa.
Inns of Court hình thành từ đầu thế kỷ 14, có thư viện luật và là nơi mở các khoá đào tạo
cho những người muốn trở thành luật sư bào chữa. Thời Trung cổ, các sinh viên luật đến
London để học và thực tập bên cạnh các thẩm phán tại Toà án cấp cao đã ăn, ngủ tại Inns
of Court – thực ra là khu ăn ở của các luật gia trong Toà án. Mỗi Inn of Court có một nhà
thờ, một thư viện và một đại sảnh – nơi mọi người ăn uống khi đến bữa, đồng thời cũng
là nơi hội họp và giảng dạy về thực tiễn. Vào thế kỷ 19, các Inns of Court đã cùng nhau
thành lập nên một Đoàn luật sư trong cả nước (Bar). Tổ chức Đoàn luật sư gồm có Hội
đồng Đoàn luật sư. Hội đồng Đoàn luật sư được thành lập vào năm 1894 để giải quyết
các công việc có liên quan đến nghề luật sư trong cả nước.
Hiện nay, có khoảng 9.000 luật sư bào chữa thuộc 4 Inns of court là Lincoln’s Inn,
Inner Temple, Middle Temple và Gray’s Inn đang hành nghề ở Anh và xứ Wales. Muốn
trở thành thành viên của Đoàn luật sư, các luật sư bào chữa phải là thành viên của một
trong 4 Inns of Court. Đoàn luật sư cũng thành lập các Ban nghiên cứu về từng lĩnh vực
như xây dựng, thương mại, công ty, hình sự, lao động, môi trường, gia đình, bồi thường
thiệt hại, tài sản, thuế… với nhiệm vụ làm tư vấn cho các luật sư.
Ở Việt Nam thì không phân chia thành hai nhóm luật sư như ở Anh nên tổ chức có
thẩm quyền quản lý luật sư nói chung là “Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư là

Đoàn luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức luật sư toàn quốc” (theo
Điều 7 Luật luật sư năm 2006)
6. Thù lao của luật sư
Thù lao của luật sư dựa trên cơ sở thoả thuận giữa luật sư và khách hàng. Thù lao
được tính theo các căn cứ sau đây:
- Mức độ phức tạp, khó khăn của vụ việc;
- Loại vụ việc, kiến thức được sử dụng và trách nhiệm có liên quan;
- Thời gian thực hiện công việc;
- Số văn bản được sử dụng và chuẩn bị;
- Giá trị tiền hoặc tài sản có liên quan;
Page 23


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

- Mức độ quan trọng của vấn đề đối với khách hàng…
7. Quản lý việc hành nghề của luật sư
Nghề luật sư nước Anh được phân chia thành 2 lĩnh vực: bào chữa và tư vấn. Do đó,
chế độ quản lý về tổ chức và hành nghề của các luật sư có những đặc điểm riêng biệt.
Hiệp hội luật sư có chức năng quản lý hoạt động hành nghề của các luật sư tư vấn. Các
luật sư bào chữa chịu sự kiểm soát của các Inns of Court.
Nghề luật sư ở Anh được coi là nghề tự do, các luật sư hành nghề độc lập theo quy
định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, nghề luật sư là một nghề
dựa trên sự hiểu biết pháp luật và áp dụng pháp luật, mà chức năng cơ bản là phụng sự
công lý và mục đích cao cả của hoạt động tư pháp. Do đó, Toà án với tư cách là cơ quan
thực thi quyền lực tư pháp của Nhà nước cũng có vai trò không nhỏ trong cơ chế quản lý
luật sư, đặc biệt là đối với các luật sư tranh tụng. Sau khi được cấp giấy chứng nhận tư
cách luật sư, các luật sư (cả luật sư tư vấn lẫn luật sư bào chữa) đều phải ghi tên vào danh
sách luật sư do Toà án tối cao quản lý. Đối với các luật sư bào chữa, những người có chức
năng bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng trước Toà án, thì để được phép hành nghề, họ

còn phải thực hiện tuyên thệ tại Toà án, nơi họ hành nghề.
Hiện nay, đã có những đề nghị loại bỏ sự khác biệt giữa hai nhóm luật sư kể trên vì
điều đó đã trở nên lạc hậu. Có nhiều đề nghị cho rằng, nên hợp nhất chúng lại với nhau
để dễ quản lý và tạo vị thế vững chắc hơn nữa cho nghề luật sư. Minh chứng cho điều này
là sự ra đời của Luật tòa án và các dịch vụ pháp lý, được thông qua năm 1990 nhằm đưa
nghề luật sư vào một quỹ đạo quản lý thống nhất hơn.
Như vậy, việc quản lý nghề luật sư không hoàn toàn giao phó cho các tổ chức nghề
nghiệp, mà trong một phạm vi nhất định, cũng có sự can thiệp của quyền lực nhà nước.
Đó là quyền hành pháp hay quyền tư pháp là phụ thuộc vào phương thức tổ chức quyền
lực của từng Nhà nước cụ thể.
(Nguồn: Bộ Tư Pháp, Tổng thuật pháp luật một số nước về luật sư (tháng 04/2012)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Luận án tiến sỹ: Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các
nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam 2011 của tác giả Nguyễn
Văn Nam, NXB: Đại học Luật Hà Nội.
Page 24


Một số vấn đề về văn bản pháp luật, án lệ và nghề luật sư tại nước Anh

2) Michael Bogdan, Luật so sánh ( bản tiếng Việt), Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik,
Tano 2002.
3)Giáo trình luật so sánh trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm
2012.
4) Bộ Tư Pháp, Tổng thuật pháp luật một số nước về luật sư (tháng 04/2012)
5) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.org
6) Trích bài viết “vài nét về cách ban hành luật ở Anh” TS. Nguyễn Văn Cương Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp
7) Website: wikipedia.org, chinhphu.vn,...


CÂU HỎI THẢO LUẬN ĐÚNG - SAI
1.
2.
3.
4.
5.

Văn bản pháp luật do Nghị viện Anh ban hành có thể làm cho án lệ hết giá trị?
Mọi án lệ đều có giá trị bắt buộc phải tuân theo?
Tòa địa hạt có thể tạo ra các án lệ từ các bản án của mình?
Tại Anh, muốn trở thành luật sư nhất thiết phải có bằng đại học luật?
Luật sư tư vấn có thể tham gia tranh tụng tại tòa cấp cao?

TRẢ LỜI
1. Đúng. Nghị viện Anh có quyền tối cao trong lập pháp và văn bản quy phạm pháp luật do
2.
3.
4.

5.

Nghị viện ban hành có thể làm cho án lệ mất hiệu lực
Sai. Một án lệ có thể được viện dẫn với tư cách là những lý do có giá trị thuyết phục cho
quyết định của bản án vụ án, không có giá trị bắt buộc.
Sai. Chỉ có Tòa tối cao mới có thẩm quyền tạo ra các án lệ.
Sai. Tại Anh, trở thành luật sư không nhất thiết phải có bằng cử nhân luật. Người có bằng
cử nhân chuyên ngành khác muốn trở thành luật sư thì chỉ cần tham gia khóa đào tạo
hành nghề luật sư và có kinh nghiệm thực tế theo luật định là được.
Đúng. Có một số luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm và vượt qua kỳ thi sát hạch phụ thì
được tham gia tranh tụng tại tòa án cấp cao.


Page 25


×