ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
--oOo--
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN
LÝ PHÙ HỢP ĐỂ THU HỒI – TÁI CHẾ, XỬ LÝ VÀ THẢI
BỎ AN TOÀN MỘT SỐ LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG
NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH TẠI KHU VỰC TP. HỒ
CHÍ MINH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 10 NĂM 2008
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ TÌNH HÌNH QUẢN
LÝ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.........................................................................................1
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT SINH CÁC
LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................................................................................1
1.2. HIỆN TRẠNG QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTNH TẠI KHU
VỰC TP.Hồ CHÍ MINH ..............................................................................................2
1.3. DỰ BÁO TẢI LƯỢNG CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
NGUY HẠI PHÁT SINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 ......5
1.4. NHẬN XÉT CHUNG ...........................................................................................7
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CHO ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP VÀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
NGUY HẠI ......................................................................................................................9
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CÔNG NGHỆ
TÁI SINH, TÁI CHẾ, XỬ LÝ VÀ THẢI BỎ AN TOÀN CÁC LOẠI HÌNH CHẤT
THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ......9
2.1.1. Chất thải nhiễm dầu......................................................................................10
2.1.2. Đối với chất hữu cơ tạp ................................................................................10
2.1.3. Bùn kim loại .................................................................................................11
2.1.4. Bùn từ các hệ thống và công trình xử lý nước thải ......................................12
2.1.5. Hoá chất vô cơ tạp........................................................................................12
2.1.6. Đất ô nhiễm do CTNH .................................................................................13
2.1.7. Chất thải đến ngành sơn, vecni và keo dán chứa hoá chất ...........................13
2.1.8. Vụn kim loại nhiễm hóa chất .......................................................................13
2.1.9. Xỉ Kẽm .........................................................................................................13
2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ Ở QUY MÔ
PILOT XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI
ĐIỂN HÌNH Ở TP.HỒ CHÍ MINH ...........................................................................15
2.2.1. Mô hình oxy hóa hóa học kết hợp bức xạ UV .............................................15
2.2.2. Mô hình xử lý bùn chứa kim loại bằng ổn định hóa rắn ..............................16
2.2.3. Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp siêu âm ....................................16
2.2.4. Mô hình xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp sinh học..............................17
2.2.5. Phân tích nhiệt từ quá trình đốt một số loại chất thải nguy hại ứng dụng
TGA........................................................................................................................17
2.3. NHẬN XÉT CHUNG .........................................................................................18
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MỘT SỐ CHẤT
THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH CHO KHU VỰC TP. HỒ CHÍ
MINH .............................................................................................................................20
3.1. ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CỤ THỂ CHO KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CTCNNH
CHO KHU VỰC TP.HỒ CHÍ MINH ........................................................................20
3.1.1. Định hướng các giải pháp công nghệ cho việc xử lý chất thải công nghiệp
nguy hại tại khu vực TPHCM ................................................................................21
3.1.2. Khu vực tiếp nhận, phân loại và lưu chứa chất thải .....................................25
3.1.3. Khu vực xử lý hoá lý CTNH ........................................................................28
3.1.4. Khu vực thiêu đốt chất thải ..........................................................................28
3.1.5. Khu vực ổn định hoá/chôn lấp chất thải.......................................................31
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC QUI TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC XỬ LÝ 10 LOẠI
CTNH ĐIỂN HÌNH ...................................................................................................38
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN TRƯỚC MẮT NHẰM QUẢN
LÝ CTNH TẠI TP HCM ...........................................................................................38
3.3.1. Dự án 1: nâng cao nhận thức cộng đồng về CTNH cho các doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp .....................................................................................39
3.3.2. Dự án 2: Dự án trình diễn phân loại, thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại
nguồn cho một ngành phát thải chất thải nguy hại điển hình – ngành sản xuất
ăcquy tại TpHCM...................................................................................................39
3.3.3. Dự án 3: Dự án trình diễn phân loại, thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại
cho ngành phát thải chất thải nguy hại điển hình là bùn chứa kim loại nặng –
ngành xi mạ, thuộc da tại TpHCM .........................................................................40
3.3.4. Dự án 4: trình diễn thu gom, phân loại và xử lý chất thải từ ngành sản xuất
thuốc BVTV tại TpHCM........................................................................................40
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI
CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TP. HỒ CHÍ
MINH .............................................................................................................................42
4.1. ĐỀ XUẤT NỘI DUNG SỔ TAY QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO KCN – KCX VÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
TBVTV.......................................................................................................................42
4.2. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH ......................43
4.2.1. Tổng quan về các định hướng quy hoạch hệ thống quản lý CTCNNH
TP.HỒ CHÍ MINH.................................................................................................43
4.2.2. Nội dung cụ thể của hệ thống quản lý CTR-CTNH trong thị trường chung
về trao đổi chất thải ................................................................................................45
4.2.3. Lộ trình thiết lập thị trường trao đổi chất thải ..............................................47
4.2.4. Đề xuất các chương trình và giải pháp cụ thể hổ trợ cho quy hoạch hệ thống
quản lý CTR-CTNH Tp.Hồ Chí Minh đến năm 2020............................................50
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ TÌNH
HÌNH QUẢN LÝ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG
NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT SINH CÁC
LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thời gian gần đây (giai đoạn 2000 – 2007) có nhiều nghiên cứu liên quan đến
hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải công nghiệp nói chung và chất thải nguy
hại nói riêng tại thành phố HCM. Một số nghiên cứu có thể kể đến như sau:
Báo cáo Hiện Trạng Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2000
Báo cáo Chiến lược bảo vệ môi trường Tp.HCM đến năm 2010
Báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài Đánh giá tính kỹ thuật,
kinh tế và tác động môi trường của các vị trí được lựa chọn khu xử lý chất
thải rắn của Tp.HCM1
- Báo cáo Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại Tp. HCM và các
KCN phụ cận của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (VITTEP)
(năm 2002)
- Theo nghiên cứu của Phân viện Kỹ thuật nhiệt đới đăng trên mạng điện tử
Môi trường ngành xây dựng (Vụ Khoa học và Công nghệ)2 trích dẫn từ mạng
điện tử của Bộ Xây dựng (www.moc.gov.vn) về tình hình quản lý chất thải
rắn công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng phát sinh trong khu
vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 – Chất thải rắn do Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Ngân hành Thế giới (WB) và Dự án kinh tế chất
thải do cơ quan phát triển Canada (CIDA) tài trợ.
- Nghiên cứu của Trung tâm công nghệ môi trường (CEFINEA) thuộc Viện
Môi trường và Tài nguyên (IER) kết hợp với Sở Công Nghiệp TP.HCM và
các cộng tác viên tại các Phòng Quản Lý Đô Thị của 24 quận huyện và Ban
quản lý các khu công nghiệp – khu chế xuất TP.HCM (HEPZA) thực hiện quá
trình điều tra thực tế về hiện trạng phát sinh của chất thải rắn công nghiệp ở
Tp.HCM vào thời điểm tháng 04-10/2003
-
1
2
Tại hội thảo ngày 25/07/2003 tại Sở KHCNMT Tp.HCM trong khuôn khổ của Đề tài.
Nguồn: />
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
1
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
-
Dự báo của NORAD năm 2003 về phát thải CTNH đến năm 2025
Theo kết quả nghiên cứu của NORAD thì khối lượng chất thải công nghiệp nguy
hại phát sinh tại thành phố HCM vào năm 2005 đến năm 2025 như sau:
Bảng 1. Tổng tải lượng CTCNNH TP.HCM giai đoạn 2005 – 2025 (theo NORAD, 2003)
Chủng loại chất thải
công nghiệp nguy hại
Tổng lượng CTNH
Trung bình 1 ngày
Năm
2005
151.209
414
Lượng chất thải (tấn/năm)
Năm
Năm
Năm
2010
2015
2020
271.131
391.054
510.976
742
1071
1399
Năm
2025
630.899
1728
Bên cạnh đó tại cuộc hội thảo ’Đánh giá và định hướng cho công tác Quản lý
chất thải nguy hại tại TpHCM đến năm 2010’ do sở TNMT thành phố HCM tổ
chức vào tháng 8 năm 2008 theo báo cáo của Phòng Quản lý chất thải rắn – Sở
TNMT cho thấy:
- Công tác quản lý chất thải nguy hại: tỉ lệ đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại của các cơ sở trong các KCN tương đối thấp (khoảng 28%)
- Đánh giá sơ bộ số lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 540 – 7701
tấn/ngày vào năm 2007
Các chất thải có khối lượng nhiều nhất là: bùn thải, dầu nhớt thải, giẻ lau và
bóng đèn huỳnh quang thải
Đánh giá chung của nhóm thực hiện đề tài là so với tình hình thực tế hiện nay
(2007, 2008) thì khối lượng chất thải được dự báo ở trên là khá lớn (bảng 1). Do
đó cần phải hiệu chỉnh và tính toán lại số lượng chất thải nguy hại phát sinh để
làm cơ sở tin cậy cho đề xuất các giải pháp quản lý.
1.2. HIỆN TRẠNG QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTNH TẠI KHU
VỰC TP.Hồ CHÍ MINH
Đơn vị chịu trách nhiệm chính về quản lý CTNH (dạng rắn và bán rắn) trên địa
bàn Thành phố là Phòng Quản lý Chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường TPHCM.
Riêng đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố, Sở Tài
nguyên và Môi trường phối hợp cùng với Phòng xây dựng và môi trường thuộc
Ban quản lý các Khu công nghiệp – Khu chế xuất (HEPZA) để quản lý.
Hội thảo ’Đánh giá và định hướng cho công tác Quản lý chất thải nguy hại tại
TpHCM đến năm 2010’
1
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
2
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
Tại các Quận - Huyện trên địa bàn Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường còn
phối hợp, chỉ đạo với các Tổ Tài nguyên Môi trường tại Quận - Huyện tiến hành
kiểm tra, giám sát các hoạt động phát sinh chất thải công nghiệp, chất thải nguy
hại tại các đơn vị sản xuất, các đơn vị tái sinh, tái chế, thu gom - vận chuyển lưu giữ - xử lý - tiêu hủy chất thải các loại. Còn đối với các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất công nghiệp nằm trong KCN-KCX, trách nhiệm quản lý về phương
diện CTNH do Ban quản lý KCN/KCX đó dưới sự điều hành trực tiếp của
HEPZA.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị có chức năng,
các viện nghiên cứu, các trường đại học thực hiện các chương trình, dự án liên
quan đến quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại. Qui trình quản lý
chất thải rắn của thành phố HCM như hình 1.
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
3
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình
tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
Bộ TN&MT
UBND TP.HCM
Chỉ đạo
Chỉ đạo
Sở Tài Nguyên và Môi trường
Các Phòng ban, đơn vị có
chức năng quản lý lĩnh vực
môi trường:
- Phòng QLMT
- Chi cục BVMT
- Phòng Tài nguyên
nước và khoáng sản…
- Công ty MTĐT
Phối hợp
Phòng Quản lý Chất thải Rắn
với hai lĩnh vực quản lý:
- QLCTR đô thị
- QLCTR công nghiệpchất thải nguy hại
Các chương
trình, dự án Nhà
nước về QLCTR
Các đơn vị thu gom, vận
chuyển, tái sinh, tái chế
CTCN không nguy hại
Ban quản lý các KCNKCX Hepza
Phối hợp
Phòng TNMT
quận huyện
(Tổ TNMT)
Các đơn vị dịch vụ thu
gom, vận chuyển, xử lý,
tiêu hủy chất thải nguy hại
Các công ty hạ tầng
KCN-KCX
Các đơn vị sản xuất
công nghiệp trên địa
bàn TPHCM
Hình 1. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn TP.HCM
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
Phòng xây dựng
và môi trường
4
Các đơn vị sản
xuất công nghiệp
thuộc KCN-KCX
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
Cụ thể về lĩnh vực quản lý chất thải công nghiệp nguy hại, quy trình quản lý như
sau:
Hình 2. Quy trình quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM
1.3. DỰ BÁO TẢI LƯỢNG CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
NGUY HẠI PHÁT SINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
Cơ sở pháp lý cho xác định chất thải nguy hại và tính toán khối lượng chất thải
nguy hại phát sinh trong hoạt động sản xuất công nghiệp là:
- Luật bảo vệ môi trường (đã sửa đổi) được Quốc hội ban hành 19/11/2005.
- Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
Theo số liệu ước tính ở bảng 1 thì năm 2010 khối lượng CTNH phát sinh trong
sản xuất công nghiệp của thành phố khoảng 742 tấn/ngày và đến năm 2020 đạt
khoảng 1.399 tấn/ngày. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát thực tế tại các doanh
nghiệp cho thấy trong thực tế khối lượng CTNH phát sinh có thể còn ít hơn do
một số các nguyên nhân sau:
- Kiến thức về quản lý CTNH còn hạn chế, nhất là việc phân lọai CTCNNH
theo danh mục của quyết định 23 cũng chưa thật sự rõ ràng, do vậy tại một số
ngành sản xuất công nghiệp, chủ doanh nghiệp (chủ nguồn thải) khi thực hiện
việc kê khai chất thải CNNH cũng chưa biết chất thải của mình có thuộc lọai
hình CTCNNH hay không ?!. Hậu quả là trong một số trường hợp, chất thải
nguy hại vẫn còn bị trộn lẫn với rác sinh họat hoặc CTRCN thông thường khác
và được thu gom cùng với các lọai hình CTR đô thị.
- Phân loại và thu gom CTNH tại nguồn không đạt hiệu quả cao, một phần do
lý do đã kể ở trên, một phần do ý thức còn yếu kém của một số các chủ doanh
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
5
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
nghiệp, hầu như các lọai hình CTCNNH đều bỏ chung vào một thùng lưu trữ
chung!.
- Thùng chứa nguyên liệu và hóa chất, vụn kim loại nhiễm hóa chất,…doanh
nghiệp tự ý xử lý (bán phế liệu) và không giao cho các đơn vị có chức năng xử
lý.
- Các chất thải nguy hại dạng lỏng được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập
trung của nhà máy (nước thải từ quá trình xi mạ, axit và bazơ thải,…).
- Hệ thống quan trắc không đạt hiệu quả cao, nhất là chưa có thống kê được tải
lượng của các CTCNNH dạng khí, đó là chưa kể đến công tác vận hành và quản
lý các hệ thống xử lý hơi khí độc hại này tại các doanh nghiệp...
- Sự ra đời của tiêu chuẩn TCVN 7629:2007 về ngưỡng CTNH. Tiêu chuẩn
này qui định cụ thể về nồng độ của thành phần nguy hại trong chất thải, nhiệt độ
bắt cháy và pH để phân loại chất thải nguy hại và không nguy hại. Phương pháp
xác định nồng độ hoặc tính chất của chất thải để phân loại chất thải nguy hại và
không nguy hại theo các phương pháp được qui định trong hệ tiêu chuẩn của
ASTM và EPA.
Vì các nguyên nhân trên nên khối lượng chất thải nguy hại tại các nhà máy được
giao cho các đơn vị có chức năng xử lý thấp hơn nhiều so với khối lượng phát
sinh theo quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT. Các nhà máy thường giao cho các
đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại xử lý các chất thải như: giẻ lau
nhiễm dầu, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, các hóa chất tồn đọng, bao bì
(không có khả năng bán phế liệu),… Để làm rõ hơn lý do khối lượng chất thải
nguy hại phát sinh tại các đơn vị sản xuất công nghiệp có khối lượng thấp hơn so
với tính toán theo quyết định 23, nhóm đề tài trích một vài ví dụ về danh mục
chất thải nguy hại trong một số ngành sản xuất có thể được xử lý tại hệ thống xử
lý nước của các nhà máy như bảng 2.
Bảng 2. Danh mục một số chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất được xử lý tại nhà
máy
Mã
Ngành
CTNH
03
Chất thải từ ngành sản xuất, điều chế, cung ứng và sử
dụng hóa chất hữu cơ
030101 Dịch cái thải từ quá trình chiết tách, dung dịch tẩy tửa thải
có gốc nước
030103 Dịch cái thải từ quá trình chiết tách, dung dịch tẩy rửa và
dung môi hữu cơ thải khác
07
Chất thải từ quá trình xử lý hóa học, che phủ bề mặt
kim loại và vật liệu khác (mạ điện, tráng kẽm, tẩy
axit,..)
070101 Axit tẩy thải
070103 Bazơ tẩy thải
070106 Dung dịch nước tẩy rửa thải có chứa thành phần nguy hại
0702
Chất thải từ quá trình mạ điện
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
6
Dạng
tồn tại
Lỏng
Lỏng
Lỏng
Lỏng
Lỏng
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
070202 Chất thải từ quá trình tráng rữa làm sạch bề mặt
070203 Nước thải từ quá trình mạ điện
Lỏng/bùn
Lỏng
Theo quyết định 23 thì các chất thải được nêu ở bảng 2 là chất thải nguy hại
dạng lỏng. Hiện tại lượng chất thải này được xem là nước thải sản xuất và được
thu gom về hệ thống xử lý nước. Hầu hết các chất thải này được xử lý tại chổ
bằng các phương pháp hóa lý.
Vì các lý do trên nhóm đề tài ước tính lượng chất thải nguy hại mà các cơ sở sản
xuất công nghiệp phát sinh và giao cho các đơn vị xử lý CTNH ước tính vào
năm 2010 là 456tấn/ngày, năm 2015 là 629 tấn/ngày và năm 2020 đạt 830
tấn/ngày.
Bảng 3. Khối lượng CTNH phát sinh thực tế do sản xuất công nghiệp (tấn/ngày)
Năm 2007
368
Năm 2010
456
Năm 2015
629
Năm 2020
830
Khối lượng các hợp chất nguy hại điển hình ước tính theo các thời điểm khác
nhau như sau:
Bảng 4. Khối lượng CTNH điển hình (tấn/ngày)
Loại CTNH
Bao bì
Dầu thải
Chất thải
nhiễm dầu
Hữu cơ tạp
Bùn nhiễm
CTNH
Các chất vô
cơ tạp
Năm 2007
368
88 – 99
55 – 74
Năm 2010
456
109 – 123
68 – 91
Năm 2015
629
151 – 170
94 – 126
Năm 2020
830
199 – 224
125 – 166
66 – 70
29 – 37
82 – 87
36 – 46
113 – 120
50 – 63
149 – 158
66 – 83
70 – 96
87 – 119
120 – 164
158 – 216
15 – 18
18 – 23
25 – 31
33 – 42
1.4. NHẬN XÉT CHUNG
Qua quá trình khảo sát thực tế và tổng quan thu thập số liệu trong phạm vi đề tài
cho thấy khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất công
nghiệp là khá lớn. Chất thải nguy hại có nhiều loại khác nhau, trong đó có loại
có thể xử lý bằng các phương pháp tái sinh, tái chế, thu hồi và có loại chất thải
có thể xử lý bằng phương pháp đốt,… Do đó để xử lý các loại chất thải này một
cách hiệu quả về môi trường và kinh tế cần có các biện pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu nhận thấy vấn đề
quản lý môi trường bên trong các cơ sở sản xuất công nghiệp còn nhiều bất cập.
Các doanh nghiệp không am hiểu rõ về công tác quản lý môi trường nói chung
và chất thải nguy hại nói riêng. Để hổ trợ cho các doanh nghiệp cần có các qui
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
7
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
trình hướng dẫn quản lý môi trường và quản lý chất thải nguy hại cho các đối
tượng cụ thể nhằm góp phần quản lý môi trường hiệu quả.
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
8
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CHO ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CÔNG NGHỆ
TÁI SINH, TÁI CHẾ, XỬ LÝ VÀ THẢI BỎ AN TOÀN CÁC LOẠI HÌNH CHẤT
THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Việc chọn lựa các loại hình CTNH điển hình ở khu vực TP.HCM làm đối tượng nghiên
cứu dựa vào các đặc điểm chính như:
− Tải lượng chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng tải lượng CTRCN – CTNH ở khu
vực;
− Phát sinh từ các ngành sản xuất công nghiệp tiêu biểu của Thành phố;
− Đặc tính nguy hại đã và đang đặt ra nhu cầu cấp bách về các giải pháp quản lý
cũng như công nghệ xử lý hiệu quả, khả thi hơn.
− Theo Quyết định số 23/2006/QĐ/BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành
danh mục CTNH, CTNH được phân loại theo 19 nhóm nguồn và dòng thải
chính
Dựa trên cơ sở đó đồng thời tham khảo các kết quả đã công bố của các nghiên cứu
trước đây về hiện trạng phát sinh CTNH từ các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn
Thành phố và kết quả khảo sát bổ sung tại các doanh nghiệp thuộc các ngành phát thải
CTNH điển hình trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu này, nhóm thực hiện đề tài đã đề
xuất 10 loại hình CTNH đặc trưng phát sinh từ các ngành nghề sản xuất công nghiệp
tiêu biểu trên địa bàn TP.HCM dựa theo các tiêu chí đề cập ở phần trên, đó là:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Dầu nhớt phế thải;
Chất thải nhiễm dầu;
Chất thải hữu cơ tạp;
Bùn kim loại;
Bùn từ các hệ thống và công trình xử lý nước thải;
Hoá chất vô cơ tạp;
Đất ô nhiễm do CTNH;
Vật dụng chứa sơn vecni và keo dán chứa hoá chất;
Vụn kim loại và xỉ than nhiễm hóa chất;
Xỉ kẽm.
Đây là 10 loại hình CTNH điển hình cần có các quy trình quản lý, các giải pháp liên
quan đến các công nghệ tái sinh, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn, nhằm bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững sản xuất công nghiệp, góp phần vào sự phát triển lớn
mạnh của Thành phố trong thời gian tới.
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
9
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
Trong xử lý chất thải nguy hại không thể thiếu hai phương pháp truyền thống là
phương pháp đốt và chôn lấp an toàn. Vì vậy tất cả các chất thải trên đều có thể xử lý
được bằng 1 hoặc cả hai phương pháp trên. Tuy nhiên phạm vi đề tài sẽ tổng quan tài
liệu ưu tiên các phương pháp xử lý nhằm giảm áp lực cho công tác xử lý như chôn lấp
và thiêu đốt.
-
Hiện nay trên thế giới một số giải pháp liên quan đến công nghệ tái sinh, tái chế,
xử lý cũng như thải bỏ an toàn các loại hình CTNH điển hình được quan tâm
trong khuôn khổ nghiên cứu này đã và đang được phát triển. Các giải pháp này
nhằm mục đích giảm thiểu tính nguy hại và tận dụng lại nguồn chất thải này cho
các mục đích khác có lợi cho con người. Đây hầu hết là các giải pháp tiên tiến,
đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao và chi phí khá đáng kể. Phần tiếp theo là tổng
quan một số công nghệ tái sinh, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại
hình CTNH.
2.1.1. Chất thải nhiễm dầu
Chất thải nhiễm dầu cũng giống như dầu nhớt thải, xu hướng xử lý là thu hồi nhiệt. Các
giải pháp xử lý như sau:
-
Phương pháp ly tâm của Beck – Jacker
Phương pháp siêu âm của J.R.BILHARTZ và A.G.NELLIS
Phương pháp phân hủy sinh học Petrozyme
Phương pháp xử lý nhựa đường chua
Sử dụng nhựa đường chua để sản xuất dioxyt lưu huỳnh
Chế biến nhựa đường chua thành bitum
Chế biến nhựa đường chua thành than cốc lưu huỳnh
Chế biến thành các bán thành phần dầu mỏ
Sử dụng làm vật liệu phụ trợ trong xây dựng
Tách asphalten, điều chế bitum
Sử dụng dung môi Haxa – 100 của Koyo Technica – Nhật Bản
Xử lý và chuyển hóa thành nhiên liệu của Young Sun – Đài Loan
Xử lý cặn dầu thô tàu dầu bằng phương pháp phân hủy nhiệt (đốt bỏ) của Công
ty Sông Thu
Xử lý cặn dầu thô tàu dầu bằng phương pháp phân hủy vi sinh
Phương pháp chế biến làm nhiên liệu rắn
Dùng nhiệt chế biến làm nhiên liệu lỏng và nhiên liệu rắn
2.1.2. Đối với chất hữu cơ tạp
Các giải pháp truyền thống đang được tiến hành xử lý trong và ngoài nước là thu hồi
dung môi và xử lý bằng phương pháp đốt. Bên cạnh đó đối với các chất thải hữu cơ
không thể thu hồi thì phương pháp xử lý triệt để được nghiên cứu và ứng dụng đang
được khuyến khích tiến hành trong giai đoạn hiện nay là Quá trình oxy hóa nâng cao
(Advanced Oxidation Processes-AOPs). Ở nước ta phương pháp này đang được nhiều
nhà khoa học ở các trường đại học và viện nghiên cứu nghiên cứu và ứng dụng.
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
10
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
2.1.3. Bùn kim loại
Gần đây, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về việc xử lý bùn chứa kim loại nặng do
tính độc hại của nó đối với môi trường. Tại Mỹ, hiện có một số công ty đã áp dụng các
kỹ thuật xử lý như: kỹ thuật liên kết nhiệt và kỹ thuật nung chảy đối với bùn từ hệ
thống xi mạ. Trong kỹ thuật liên kết nhiệt, bùn thải xi mạ sẽ được trộn với đất sét theo
tỷ lệ bùn : đất thay đổi từ 5:1 đến 15:1 và đốt nóng ở 1100oC. Kim loại độc hại sẽ được
cố định trong mạng khối cứng, mất tính độc hại. Trong kỹ thuật nung chảy xi mạ, bùn
thải được làm khô xuống độ ẩm dưới 20%, sau đó đem trộn với đất, cát và sođa, nung
trong lò đến nhiệt độ 1250oC và làm nguội. Sản phẩm sau nung mất tính độc hại và có
thể tái sử dụng làm vật liệu xây dựng....
Ở phía Bắc nước ta, hiện tại chỉ có hai lò đốt CTNH công suất 50 kg/h và 10 kg/h lắp
đặt tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn. Tại đây, năm 2004 đã đầu tư lắp đặt
thêm 3 dây chuyền xử lý CTNH bằng công nghệ hóa học và hóa lý và một dây chuyền
công nghệ xử lý tận thu bùn cặn của công ty điện tử Hanel để tái chế thành gạch màu
không nung. Lượng bùn kim loại được áp dụng nhiều công nghệ xử lý như: công nghệ
chôn lấp và ổn định hóa rắn, công nghệ tái chế, tái sử dụng để sản xuất vật liệu xây
dựng, công nghệ thu hồi kim loại từ bùn.
Ở phía Nam, theo báo cáo của Sở Tài Nguyên & Môi Trường của các tỉnh Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM, hiện có khoảng 11 cơ sở tư nhân tham
gia vào hoạt động xử lý CTNH. Nhưng nhìn chung, các cơ sở đều chưa có đầy đủ cơ sở
vật chất để tiêu hủy CTNH an toàn. Riêng đối với loại bùn thải chứa kim loại, hiện nay
đã có một số công trình nghiên cứu để xử lý. Cụ thể:
− Năm 1999, theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (Trung Tâm Bảo Vệ Môi
Trường EPC) và Nguyễn Văn Phước (Khoa Kỹ Thuật Môi Trường, Trường Đại
Học Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh) cho thấy: đối với các loại bùn của các nhà máy
thuộc da, xi mạ, nếu đem bùn này đi nung ở nhiệt độ 6000C thì các kim loại
nặng sẽ bị oxi hóa thành oxit, do đó khả năng hòa tan trong nước là rất kém và
có thể được xử lý bằng chôn lấp mà không làm ô nhiễm đến môi trường. Nếu
đem bùn này nung ở nhiệt độ 3600C thì chất hữu cơ trong chất thải chưa cháy
hết nên vẫn có khả năng gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên ô nhiễm kim loại
nặng hòa tan hầu như không xảy ra và có thể xử lý bằng cách bê tông hóa. Đối
với bùn thải của các nhà máy cơ khí có chứa nhiều oxit sắt, sau khi làm khô
hoặc sấy sơ bộ có thể đem bán cho các cơ sở sản xuất bột màu tái sử dụng cho
mục đích làm gạch men, gốm sứ;
− Năm 2000, Nguyễn Trung Việt và cộng sự đã nghiên cứu khả năng giảm thể tích
của bùn thải chứa kim loại nặng bằng phương pháp đốt. Tác giả nhận xét
phương pháp đốt hiệu quả trong việc giảm thể tích (giảm 98,9% ở nhiệt độ
650oC), và giảm khối lượng (trên 60%). Lượng kim loại rò rỉ ra môi trường nằm
dưới giới hạn cho phép, xỉ tro không có tính độc hại đối với môi trường;
− Năm 2000, Nguyễn Văn Phước và cộng sự đã nghiên cứu tái sinh bùn đỏ của
nhà máy hóa chất Tân Bình để làm bột màu. Kết quả cho thấy, sau khi tách lọc
và đem nung sẽ tạo ra bột màu có chất lượng tương đương với bột màu hiện có
trên thị trường;
− Năm 2005, Nguyễn Trung Việt, Nguyễn Ngọc Châu (Khoa Công Nghệ Và Quản
Lý Môi Trường Trường Đại Học Văn Lang) đã nghiên cứu xử lý bùn thải chứa
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
11
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
kim loại nặng bằng phương pháp ổn định và hóa rắn trên mô hình thí nghiệm
đối với bùn từ công ty mực in Đức Quân và bùn dệt nhuộm. Theo phương pháp
này, bùn chứa kim loại nặng được ổn định và hóa rắn bằng phương pháp đổ bê
tông. Sau khi ổn định hóa rắn với tỷ lệ cát : xi măng : bùn là 1 : 1 : 1, khối hóa
rắn được đem đi kiểm tra theo phương pháp TCLP. Kết quả cho thấy, nồng độ
kim loại rò rỉ ra môi trường bên ngoài không vượt quá nồng độ cho phép theo
TCLP và TCVN 5501-1991 nước cấp cho uống. Do đó khả năng áp dụng
phương pháp ổn định hóa rắn để xử lý bùn kim loại cho các công ty này là có
thể áp dụng được.
− Đầu năm 2005, Nguyễn Phương Loan cùng cộng sự đã bắt tay vào nghiên cứu
công nghệ tái chế bùn thải để sản xuất công nghiệp và cải tạo đất nông nghiệp.
Chất vô cơ trong bùn thải được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng: gạch xây
tường, gạch lát vỉa hè hoặc san nền, còn chất hữu cơ được xử lý tiếp bằng
phương pháp sinh học (dùng vi sinh vật tiết ra acid để hòa tan các kim loại nặng
rồi tách chúng ra. Cuối cùng, phần bùn hữu cơ sạch được sử dụng để trồng cây).
Các kim loại nặng được trộn với chất kết tủa để tách riêng từng kim loại hoặc
hóa rắn toàn bộ để đem chôn lấp.
2.1.4. Bùn từ các hệ thống và công trình xử lý nước thải
Các giải pháp được đề cập trong báo cáo bao gồm:
-
-
Ổn định bùn thải
Sử dụng nhiệt: Phương pháp sử dụng nhiệt để làm khô nhanh bùn được sử dụng
rộng rãi bởi khả năng linh động và giá thành rẻ. Bùn đầu tiên được loại nước
hoặc làm đặc để tách ẩm sơ bộ, sau đó bùn được đưa vào lò nung với tốc độ vài
ngàn ft/phút trong dòng khí gas có nhiệt độ 1000-1200oF. Bùn được lưu lại
trong khu vực này khoảng vài giây sao cho lượng ẩm còn lại khoảng 10% hoặc
ít hơn. Nếu thiêu đốt bùn thành tro, lò gia nhiệt sẽ được thay thế bằng lò đốt với
nhiệt độ lên đến 1400-1500oF. Lượng nhiệt dư sẽ được tận dụng cung cấp nhiệt
cho lò làm khô nhanh bùn. Phần tro sau khi đốt được chôn lấp an toàn. Nhược
điểm của phương pháp này là sinh ra khí thải độc hại và chưa khử được mùi của
bùn trước khi xử lý.
Kết hợp chất kết dính để ổn định/ hóa rắn bùn theo hướng sản xuất vật liệu xây
dựng
Công nghệ xử lý bùn thải nhiễm dầu sản xuất gạch
Công nghệ xử lý bùn đỏ từ nhà máy sản xuất hóa chất theo hướng tận dụng
nguồn thải
2.1.5. Hoá chất vô cơ tạp
Chất thải thuộc dạng này được chọn để nghiên cứu là ắc qui chì axit thải. Các công
nghệ trong và ngoài nước được nghiên cứu và ứng dụng có thể kể tới đó là:
-
Phương pháp hỏa luyện
Phương pháp thủy luyện kết hợp điện phân
Nhóm tác giả Hà Văn Hồng, Vũ Xuân Biết năm 2001 đã thực hiện đề tài Tái
sinh hợp kim Pb-Sb và bột hoạt từ phế liệu acquy bằng phương pháp thủy
luyện;
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
12
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
-
Hà Văn Hồng đã nghiên cứu về vấn đề thu hồi chì từ phế liệu chì bằng phương
pháp điện phân, năm 2003;
Nguyễn Thị Phương Thoa, Trần Văn Mẫn năm 2003 có công trình nghiên cứu
về khả năng điện phân thu hồi chì bằng dung dịch phức cacbonatdiethylenetriamin…
2.1.6. Đất ô nhiễm do CTNH
Đối với loại này, có nhiều giải pháp để xử lý như: dùng thực vật để khử chất ô nhiễm,
phương pháp sinh học,… Một số công nghệ được nghiên cứu trong và ngoài nước được
đề cập đến đó là:
-
Trồng cây dương xỉ để cải tạo đất ô nhiễm ở Trung Quốc
Làm sạch đất bằng vi khuẩn: dùng để làm sạch đất nhiễm phóng xạ, vinyl
clorua,…
Dùng nấm làm sạch đất ô nhiễm amiăng
Chuyển gien cây mù tạt để làm sạch đất ô nhiễm ở Ấn Độ
Dùng chế phẩm sinh học Enretech để xử lý chất thải nhiễm dầu
Các nghiên cứu thực hiện ở TPHCM liên quan đến sử dụng thực vật để
xử lý đất bị nhiễm chất thải nguy hại như: hoa ngũ sắc, cỏ mận trầu, cỏ
lòng vực, rau muống, bông trang, bông giấy, trứng cá,...
2.1.7. Chất thải đến ngành sơn, vecni và keo dán chứa hoá chất
-
-
Nghiên cứu trộn hợp phần sơn rắn thừa với các Polyme khác để tạo ra các sản
phẩm mới
Trường đại học liên bang New Jersey (Mỹ) đã tiến hành tái chế sơn thừa trong
hệ sơn nước bằng cách trộn hợp nó với các nhựa thông dụng. Trong các thí
nghiệm, những blend này có tính năng tương đối tốt thậm chí còn vượt trội so
với các nhựa ban đầu. Sơn rắn thừa ở đây chủ yếu là acrylic, chất màu... sẽ được
trộn hợp với các nhựa phổ biến, không mắc tiền (HDPE, PMMA)
Giải pháp tái chế dung môi từ ngành sản xuất sơn
Đốt trong lò nung xi măng và các lò đốt chất thải
2.1.8. Vụn kim loại nhiễm hóa chất
Hầu hết ở các nước đều xử lý vụn kim loại theo hướng tái chế. Vụn kim loại, đặc biệt là
sắt và thép, là nguồn nguyên liệu đáng kể cho quá trình luyện thép và sản xuất phoi sắt.
Hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc kim loại đều được tái chế và tinh luyện trong các
lò nung với sự tham gia của một số chất khác như đá vôi, cát, than cốc…
Thép phế hay vụn thép gồm có thép cacbon và thép hợp kim được xử lý trong các lò hồ
quang điện (electric arc furnace) và lò thổi oxy bazơ (basic oxygen furnace).
2.1.9. Xỉ Kẽm
Bã rắn sau khi trích ZnCl2 và các tạp chất hòa tan trong nước có thể được tận dụng theo
các hướng sau:
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
13
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
Sản xuất ZnO
Ở nhiệt độ lớn hơn 900oC, với sự có mặt của oxi, ZnS trong bã thải sẽ bị oxi hóa thành
ZnO theo phản ứng sau:
ZnS + O2
T > 900oC
ZnO + SO2
Sản xuất sunfat kẽm
Phương pháp này có thể được tiến hành theo các hướng sau:
Ở áp suất cao 2-3at và với sự có mặt của oxi, ZnS trong bã rắn sẽ tương tác với H2SO4
theo phản ứng sau:
H2SO4 + ZnS + O2 → ZnSO4 + S + H2O
Phương pháp này có nhược điểm là:
− Chi phí thiết bị cao vì quá trình thực hiện ở điều kiện áp suất cao.
− Tiêu hao năng lượng dùng cho cung cấp oxy
− Lưu huỳnh sinh ra được tách khỏi dung dịch một cách hiệu quả bằng phương
pháp tuyển nổi làm cho phương pháp này trở nên phức tạp.
Ở điều kiện thường ZnS trong bã thải dễ dàng hòa tan trong dung dịch H2SO4
H2SO4 + ZnS → ZnSO4 + H2S
Ưu điểm của phương pháp này là tính đơn giản của nó. Quá trình hòa tan có thể thực
hiện trong bình khuấy bằng bê tông chịu axit nên chi phí đầu tư không cao.
Nhược điểm quan trọng của phương pháp này là tạo thành H2S trên Fe(OH)3 như sau:
3 H2S + 2 Fe(OH)3 → Fe2S3 + 6 H2O
Fe(OH)3 được lấy từ bùn thải của quá trình sản xuất Al2O3 từ quặng bôxit của nhà máy
hóa chất Tân Bình – Tp.HCM.
Phản ứng tạo ZnSO4 từ ZnS cũng có thể được tiến hành nhờ các vi khuẩn sắt. Trong
trường hợp này, ta loại trừ khả năng phát sinh H2S. Phản ứng diễn ra như sau:
Vi khuẩn sắt
2FeSO4 + ½ O2 + H2SO4
→
Fe2 (SO4)3 + H2O
Fe2 (SO4)3 + ZnS → ZnSO4 + 2FeSO4 + S
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
14
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ Ở QUY MÔ
PILOT XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI
ĐIỂN HÌNH Ở TP.HỒ CHÍ MINH
Trong công nghệ xử lý chất thải thì phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt là hai
phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Hai phương pháp này có đặc điểm là đơn
giản. Tuy nhiên sự phát triển của khoa học đã chứng minh rằng phương pháp chôn lấp
không xử lý được triệt để chất thải, tốn nhiều diện tích và tồn tại nhiều vấn đề môi
trường khác, trong khi đó phương pháp đốt thì phát sinh nhiều sản phẩm phụ có hại cho
môi trường. Hiện nay, xu hướng chung của thế giới là nghiên cứu các phương pháp
khác nhau để xử lý cho từng loại chất thải khác nhau nhằm giảm lượng chất thải đem
chôn lấp và đốt. Trong phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện 5 mô
hình xử lý chất thải bằng các phương pháp khác nhau, các loại hình chất thải được
nghiên cứu là các chất hữu cơ độc hại, bùn chứa kim loại nặng và đất nhiễm kim loại
nặng. Đối với các loại chất thải này có nhiều phương pháp để xử lý, tuy nhiên nhóm
nghiên cứu chỉ chọn 5 phương pháp để nghiên cứu đó là:
-
Oxy hóa kết hợp bức xạ UV
Ổn định đóng rắn
Phương pháp siêu âm
Phương pháp sinh học
Phân tích nhiệt bằng TGA
Trong đó, phưong pháp oxy hóa kết hợp bức xạ UV được nghiên cứu để xử lý nước
thải chứa hóa chất hữu cơ như nước thải từ nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật
và giày da. Phương pháp siêu âm được ứng dụng để nghiên cứu đánh giá khả năng xử
lý thuốc bảo vệ thực vật gốc clo, điển hình là diclovos. Ổn định đóng rắn được ứng
dụng vào việc nghiên cứu xử lý chất thải là bùn chứa kim loại nặng. Phương pháp sinh
học được dùng để xử lý đất nhiễm dầu nhớt. Và phương pháp TGA được nghiên cứu
nhằm đề xuất tiêu chí của chất thải có thể áp dụng phương pháp đốt cho hiệu quả.
Các kết quả đạt được của mô hình thực nghiệm là cơ sở để đánh giá khả năng xử lý các
loại chất thải được nghiên cứu, góp phần nâng cao năng lực xử lý các loại chất thải
nguy hại khác nhau mà không dùng phương pháp đốt hoặc chôn lấp.
2.2.1. Mô hình oxy hóa hóa học kết hợp bức xạ UV
Mô hình này do nhóm nghiên cứu trường Đại Học Văn Lang thực hiện để xử lý chất
thải nguy hại từ ngành sản xuất TBVTV và giày da.
Thí nghiệm tiến hành khảo sát các thông số: Nồng độ hay liều lượng hoá chất sử
dụng, thời gian phản ứng, pH của quá trình phản ứng
Kết quả từ mô hình đã đưa ra được giới hạn về nồng độ và thời gian để định hướng cho
các nghiên cứu tiếp theo, nhằm giúp cho các nghiên cứu tiếp theo (cùng lĩnh vực) tiết
kiệm thời gian trong việc tìm điều kiện tối ưu của quá trình. Kết quả đạt được từ mô
hình thực nghiệm cho thấy có thể xử lý chất thải chứa chất hữu cơ nguy hại bằng
phương pháp này. Để đạt kết quả tốt hơn, các nghiên cứu theo hướng này cần tiến hành
thực nghiệm theo các thông số định hướng như sau: Đối với hệ oxy hóa UV/H2O2 nên
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
15
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
chọn H2O2 < 0.2 v/v , Thời gian là trên 60 phút, pH = 7; đối với hệ oxy hóa
UV/H2O2/Fe2+ nên chọn H2O2 < 0.2 v/v , Fe2+ < 0.25 mM, Thời gian là trên 60 phút, pH
= 2,8.
2.2.2. Mô hình xử lý bùn chứa kim loại bằng ổn định hóa rắn
Đối tượng nghiên cứu là bùn thải từ trạm xử lý nước thải của Công ty TNHH Vĩnh Phú
Hưng (Lô 11F, đường C, KCN Tân Tạo, Bình Tân) và Công ty Đặng Tư Ký (Lô 24A24B, đường số 3, KCN Lê Minh Xuân). Ngành nghề sản xuất chính của Công ty Vĩnh
Phú Hưng là xi mạ và của Công ty Đặng Tư Ký là các loại giày da, túi xách bằng da.
Mô hình khảo sát các thông số như: kích thước hạt bùn, tỉ lệ bùn : ximăng : nước. Từ
đó tìm ra điều kiện tối ưu để xử lý theo phương pháp này. Kết quả thu được từ thực
nghiệm cho thấy kích thước hạt bùn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ổn định hóa rắn.
Xét về mặt kinh tế và độ bền nén nên chọn tỷ lệ phối trộn ximăng : bùn là 40:60 cho
các loại bùn có kích thước 1÷5mm và 30:70 cho các loại bùn có kích thước 5÷9mm.
Thành phần vữa gồm xi măng : bùn : cát tốt nhất nên chọn tỷ lệ phối trộn 30:40:30 cho
kích thước hạt bùn < 0,16mm. Ở tỷ lệ này độ bền nén của khối vữa đạt giá trị lớn nhất
(53,84kg/cm2) nhưng lượng bùn xử lý chỉ chiếm 40% khối lượng. Lượng bùn xử lý đạt
hiệu quả cao hơn khi kích thước hạt bùn nằm trong khoảng 1÷5mm vì khi đó tỷ lệ phối
trộn đạt 20:50:30 (ximăng : bùn : cát) và độ bền nén tương đối cao (44,50kg/cm2). Tóm
lại, với thành phần bùn có kích thước nhỏ (<1mm) nên chọn tỷ lệ phối trộn là 30:40:30
còn với thành phần bùn có kích thước lớn (>1mm) nên chọn tỷ lệ phối trộn là 20:50:30 vì
ở các tỷ lệ này khối vữa có độ bền nén cao và khối lượng bùn xử lý lớn.
Không nên sử dụng mô hình ổn định hóa rắn sử dụng xi măng, bùn, cát, đá vì không đạt
chỉ tiêu độ bền nén cũng như chỉ tiêu độ rò rỉ.
Xét về hiệu quả kinh tế, xử lý bùn thải bằng phương pháp ổn định đóng rắn với thành
phần phối trộn là xi măng : bùn với kích thước lỗ rây bùn (b) là 1mm < b < 5 mm có giá
thành là 1.303.000 đồng và 1.803.000 đồng với thành phần phối trộn là xi măng : bùn :
cát và kích thước lỗ rây (b) là 1mm < b < 5 mm.
Tính toán chi phí xử lý bùn thải bằng phương pháp ổn định hóa rắn dựa trên kết quả tối
ưu của quá trình nghiên cứu với tỷ lệ phối trộn giữa xi măng và bùn là 40 : 60 (kích
thước lỗ rây bùn (b) là 1mm < b < 5 mm) và tỷ lệ phối trộn giữa xi măng, bùn, cát, lần
lượt là 30 : 40 : 30 (kích thước lỗ rây bùn (b) là 1mm < b < 5 mm). Bên cạnh đó, sản
phẩm sau khi ổn định đóng rắn có thể tận dụng làm gạch lát đường và làm chất màu
gốm sứ.
2.2.3. Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp siêu âm
Đối tượng nghiên cứu của phương pháp này là thuốc bảo vệ thực vật 2,4-D và
Dichlorvos. Thực nghiệm tiến hành khảo sát 5 thông số liên quan đến quá trình xử lý
Dichlorvos, đó là: có và không có sục khí trong quá trình phản ứng, thời gian phản ứng,
nồng độ thuốc BVTV, năng lượng cung cấp (cho thiết bị siêu âm), nhiệt độ phản ứng.
Còn đối với 2,4-D thì khảo sát 2 thông số là nồng độ thuốc cần xử lý và thời gian, các
thông số còn lại kế thừa từ kết quả khảo sát cho Dichlorvos.
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
16
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
Các kết quả đạt được:
Đã tìm ra được điều kiện tốt nhất để xử lý 2 loại hóa chất trên như sau: Dichlorvos
phân hủy đạt >99% trong khoảng thời gian 35 phút với điều kiện thanh siêu âm. Các
yếu tố nhiệt độ (200C), nồng độ đầu vào (20ppm), năng lượng siêu âm đã dược khảo sát
cho thấy với mức năng lượng càng tăng hiệu suất càng tăng, và ở khoảng 45 W (20
KHz-V=50 ml) sự phân hủy đạt được là tối đa. Việc có sục khí cũng được nghiên cứu
và đây là yếu tố quan trọng trong phản ứng siêu âm. Động học phản ứng bước đầu đã
cho thấy đó là một quá trình phức tạp tạo nhiều sản phẩm trung gian, nhưng sản phẩm
cuối cùng là các ion vô cơ phosphate, clorua, điều này cho thấy các chất đã phản ứng
hoàn toàn. Còn đối với 2,4-D (10ppm) phân hủy >99% sau thời gian 3 giờ.
2.2.4. Mô hình xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp sinh học
Mô hình này được thử nghiệm trên đất nhiễm dầu lấy tại cơ sở tái chế dầu nhớt tại quận
9 TP HCM, tiến hành xử lý theo 2 mô hình và so sánh kết quả của 2 mô hình theo thời
gian.
Mô hình 1 – không trộn với bùn hoạt tính: Đất nhiễm dầu được trộn đều, sau đó cân
một lượng đất nhất định 3kg, trộn đều với nước với tỷ lệ 15% khối lượng đất và 450ml
nước, sau đó cho vào mô hình. Cứ lặp lại quy trình này đến khi lượng đất trong thùng
cao khoảng 20cm. Khối lượng đất sau khi trộn trong thùng là 60kg.
Mô hình 2 – trộn với bùn hoạt tính: Đất nhiễm dầu được trộn đều, cân một lượng đất
nhất định 3kg, trộn thêm bùn với tỷ lệ 2% khối lượng đất tính theo khối lượng khô của
bùn (tổng độ ẩm vẫn là 15%). Trộn đều mẫu đất và bùn. Cho đất trộn này vào mô hình
2.Cứ lặp lại quy trình này đến khi lượng đất trong thùng cao khoảng 20cm. Khối lượng
đất sau khi trộn trong thùng là 54 kg.
Kết quả của mô hình 2 cho thấy, khi có thêm lượng bùn hoạt tính (2% theo chất khô),
thì mức độ phân hủy dầu cao hơn so với mô hình không thêm bùn hoạt tính một ít. Số
liệu xử lý không có sự khác biệt nhiều giữa 2 mô hình, nguyên nhân có thể giải thích là
vi sinh vật hiếu khí của bùn hoạt tính có thể không phải là loại đặc thù xử lý chất ô
nhiễm có nguồn gốc từ dầu mỏ. Tuy nhiên, kết quả trên cho thấy vẫn có sự tác dụng khi
thêm lượng bùn hoạt tính này. Bùn có thể đóng vai trò như một lượng cơ chất mới
trong quá trình phân hủy cũng như sự thêm các chất dinh dưỡng có trong bùn.
2.2.5. Phân tích nhiệt từ quá trình đốt một số loại chất thải nguy hại ứng dụng
TGA
TGA là phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng cho phép ta đo liên tục biến thiên
nhiệt độ của mẫu theo nhiệt độ và thời gian. Mẫu có thể được gia nhiệt hay làm lạnh
với vận tốc cho trước (dynamic) hoặc giữ ở nhiệt độ không đổi. Dạng phổ biến nhất là
nung nóng lò và mẫu với vận tốc từ 5÷200C/phút. Điều kiện cân bằng nhiệt được sử
dụng và có khả năng theo dõi khối lượng mẫu theo khoảng thay đổi nhiệt độ.
Cấu tạo đơn giản của máy như sau: mẫu được đặt vào buồng đốt, nhiệt độ buồng đốt
được đặt theo chương trình từ thấp đến cao (nhiệt độ tối đa có thể lên đến 2.4000C).
Theo thời gian, cân sẽ tự động ghi nhận sự thay đổi của trọng lượng mẫu trong suốt quá
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
17
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
trình thí nghiệm (chính xác đến 10-3g). Mẫu có thể được kết nối với cân bằng nhiều
cách khác nhau. Nó có thể được treo lơ lửng trực tiếp trên đòn cân để giữ trong lò nung
hay môi trường kiểm tra nhiệt độ.
Dựa vào đồ thị phân tích TGA ta có thể xác định được:
-
Sự thay đổi khối lượng (xác định hàm lượng ẩm, hàm lượng dung môi,
hàm lượng chất độn, sự mất nước,…)
Vận tốc phân hủy nhiệt – dm/dt
Sự ổn định nhiệt – T onset
Nhiệt độ phân hủy đặc trưng – DTG-peak…
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích một số mẫu bùn của một số nganh công
nghiệp như: ngành sản xuất lớp phủ bề mặt, ngành dệt nhuộm, ngành sản xuất resin,
ngành sản xuất bút bi, mực in, ngành sản xuất ôtô, ngành xi mạ
Qua các số liệu đã được phân tích đối với các mẫu trên, ta nhận thấy các loại bùn thải
từ hệ thống xử lý nước thải ở một số ngành sản xuất công nghiệp khác nhau có độ bền
nhiệt khác nhau tùy thuộc vào đặc tính và thành phần của các chất có trong bùn thải.
Bùn thải của các ngành dệt nhuộm, sản xuất bút bi, resin và mực in có điểm cháy thấp.
Điều này chứng tỏ thành phần chất hữu cơ và các thành phần dễ cháy trong bùn chiếm
tỷ lệ cao. Ngược lại, bùn thải từ các ngành xi mạ, sản xuất và sửa chữa ô tô có điểm
cháy cao chứng tỏ thành phần hữu cơ trong bùn thấp. Thành phần chất vô cơ còn lại
trong các loại bùn khác nhau cũng rất khác nhau. Thành phần vô cơ còn lại không cháy
(đốt đến nhiệt độ 900oC) của các loại bùn thải như sau:
-
Ngành sản xuất chất phủ bề mặt:
Dệt nhuộm
:
Resin
:
Bút bi
:
Mực in
:
Ôtô
:
Xi mạ
:
31,03%
19,73%
9,9%
50,89%
13,82%
75,41%
90,40%
Thành phần hữu cơ còn lại là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả
giải pháp thiêu đốt. Bùn thải từ các ngành công nghiệt sản xuất chất phủ bề mặt, dệt
nhuộm, resin và mực in có thành phần vô cơ còn lại thấp nên việc áp dụng giải pháp
thiêu đốt sẽ mang lại hiệu quả xử lí cao. Ngược lại, các ngành công nghiệp ôtô, sản
xuất bút bi, xi mạ có thành phần vô cơ không cháy lớn (trên 50%) nên không thể tiến
hành thiêu đốt ở nhiệt độ thấp hơn 1000oC. Đối với các bùn thải này cần tiến hành thiêu
đốt ở các lò đốt có nhiệt độ cao hơn 1000oC và điều này sẽ rất tốn kém. Vì vậy giải
pháp hợp lí là chúng ta cần tiến hành các giải pháp xử lí khác như đóng rắn.
2.3. NHẬN XÉT CHUNG
Các công nghệ xử lý CTNH điển hình trong và ngoài nước đều hướng đến các
biện pháp không đốt. Đối với mỗi loại chất thải thì có nhiều biện pháp xử lý
khác nhau. Mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên theo quan
điểm tài nguyên là giới hạn, để phát triển bền vững thì các giải pháp thu hồi, tái
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
18
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
chế và tái sử dụng là các giải pháp cần nghiên cứu để áp dụng xử lý chất thải.
Ngoài ra kết quả tiến hành 5 mô hình thực nghiệm mà nhóm nghiên cứu đã lựa
chọn có thể đánh giá như sau:
- Phương pháp ôxy hóa kết hợp bức xạ UV hay phương pháp oxy hóa nâng cao
là một xu hướng mới trong nghiên cứu xử lý chất thải nguy hại kết quả đạt được
ban đầu cho thấy phương pháp này có khả năng xử lý nước thải chứa các hóa
chất hữu cơ.
- Phương pháp ổn định đóng rắn và phương pháp siêu âm hoàn toàn xử lý được
các loại hình chất thải được nghiên cứu vì thế các kết quả đạt được từ hai
phương pháp này có thể áp dụng để xử lý chất thải nguy hại tương ứng.
- Phương pháp xử lý đất nhiễm dầu nhớt chỉ sử dụng bùn hoạt tính cho thấy
không hiệu quả trong xử lý do đó cần nghiên cứu theo hướng khác hoặc sử dụng
những chế phẩm sinh học khác.
- Phương pháp phân tích nhiệt TGA là một công cụ tốt để hỗ trợ việc lựa chọn
phương án đốt nhằm xử lý chất thải một cách hiệu quả. Phương pháp này có thể
ứng dụng rộng rãi để xác định tính chất của các loại chất thải khác nhau phục vụ
cho việc đề xuất công nghệ xử lý chất thải nguy hại và không nguy hại.
Với xu hướng hạn chế xử lý chất thải bằng phương pháp đốt và xu hướng tận
dụng chất thải để sản xuất các sản phẩm có ích thì các phương pháp oxy hóa kết
hợp UV (oxy hóa nâng cao) và ổn định đóng rắn làm vật liệu xây dựng là các
biện pháp bước đầu cho thấy khả thi về mặt công nghệ. Các phương pháp này
cần đánh giá đầy đủ về kỹ thuật và kinh tế để có thể áp dụng vào thực tế để góp
phần nâng cao năng lực xử lý chất thải nguy hại của thành phố. Ngoài ra phương
pháp phân tích nhiệt TGA có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều loại chất thải khác
nhau để làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
19
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MỘT SỐ
CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH
CHO KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CỤ THỂ CHO KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CTCNNH
CHO KHU VỰC TP.HỒ CHÍ MINH
Vào thời điểm hiện tại (2008) tại khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đã có nhiều dự án liên quan đến việc
xây dựng các khu vực xử lý chất thải nguy hại (nhất là CTNH công nghiệp, ví dụ
như khu vực xử lý chất thải công nghiệp Giang Điền tỉnh Đồng Nai đang họat
động chẳng hạn). Mặc dù cũng đã có nhiều xu hướng liên quan đến ý tưởng cho
việc xây dựng một khu vực xử lý chất thải nguy hại chung cho cả khu vực nhưng
cho đến nay do nhiều lý do khác nhau (cả chủ quan lẫn khách quan) vẫn chưa có
một dự án cụ thể nào được ra đời.
Quan điểm chung của đề tài là ủng hộ ý tưởng này vì khối lượng CTNH đang và
sẽ phát sinh nhìn chung không phải là quá lớn (tính chung cho cả khu vực), hơn
nữa rõ ràng là việc đi vào họat động một khu xử lý chung sẽ tiết kiệm được đáng
kể các chi phí, và thống nhất được công tác quản lý CTNH chung cho cả khu
vực vùng kinh tế năng động này của đất nước. Tuy nhiên rõ ràng đây là một
công việc phức tạp đòi hỏi phải nghiên cứu và thống nhất cao giữa các địa
phương, vì vậy phần nội dung này của đề tài sẽ chỉ đề cập đến định hướng xây
dựng một khu xử lý chỉ riêng cho TPHCM. Các nội dung cơ bản của các giải
pháp công nghệ mang tính định hướng cho khu vực xử lý tập trung này sẽ giữ
nguyên giá trị của nó khi chúng ta tiến hành việc mở rộng công suất để có thể
đáp ứng nhu cầu xử lý CTCNNH cho tòan bộ các tỉnh trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.
Dưới đây là đặc điểm và các yêu cầu chung liên quan đến dự án hình thành một
Khu Liên Hợp xử lý chất thải công nghiệp nguy hại cho khu vực TPHCM thông
qua việc miêu tả sơ bộ đặc điểm các thành phần cụ thể cần phải có trong Khu
Liên Hợp. Cũng cần lưu ý rằng các thành phần được miêu tả dưới đây của khu
liên hợp xử lý cũng chính là định hướng cho các giải pháp công nghệ phục vụ
cho việc xử lý (bao gồm tất cả các công đọan từ tái sinh tái chế, thu hồi đến thải
bỏ an tòan) tòan bộ các CTCNNH được tạo ra ở khu vực. Trong trường hợp giả
sử qui họach xử lý CTCNNH của TPHCM (mà tính đến thời điểm hiện nay vẫn
chưa được phê duyệt chính thức) cho phép các thành phần trong khu liên hợp xử
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
20
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
lý (ví dụ như lò đốt, bãi chôn lấp an toan, các cơ sở tái sinh tái chế...) có thể nằm
riêng rẽ tại các khu vực khác nhau của thành phố (ví dụ tại các khu Trừơng
Thạnh, Tam Tân, Đa Phước...) thì ý nghĩa việc phân bổ các giải pháp công nghệ
đề nghị dưới đây vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Nói tóm lại, các thành phần
được qui họach trong “khu liên hợp xử lý CTCNNH” được đề nghị sẽ cũng là
định hướng xử lý tương ứng cho tòan bộ khối lượng CTCNNH đã đang và sẽ tạo
ra tại khu vực TPHCM.
3.1.1. Định hướng các giải pháp công nghệ cho việc xử lý chất thải công nghiệp
nguy hại tại khu vực TPHCM
Do hoạt động sản xuất công nghiệp rất đa dạng về ngành nghề nên tính chất và
chủng loại chất thải công nghiệp nguy hại (cũng như từng thành phần nhỏ hơn
trong đó) cũng rất đa dạng. Về mặt nguyên tắc, chất thải nguy hại phát sinh từ
sản xuất công nghiệp có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
tái sinh, tái chế, thu hồi, các phương pháp xử lý hóa lý, ổn định đóng rắn, đốt,
chôn lấp an tòan,… (cụm từ “xử lý” được dùng trong phần này của đề tài sẽ bao
gồm tất cả các giải pháp công nghệ vừa kể). Tổng quan tài liệu về thành phần
chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sản xuất công nghiệp (đã trình bày ở
các chương trước) cho thấy phần lớn các chất thải nguy hại là có thể xử lý theo
hướng thu hồi lại những thành phần độc hại hoặc/và có giá trị, và chỉ có một số
ít là thực sự cần được xử lý bằng các phương pháp khác như đốt hoặc chôn lấp
an tòan nhằm cách ly chất thải với môi trường bên ngòai.
Từ các kết quả khảo sát trong phạm vi đề tài tại một số ngành công nghiệp ở khu
vực TPHCM, phần nội dung dưới đây sẽ miêu tả một số ví dụ về thành phần và
tỷ lệ % các lọai hình chất thải với mục đích cho thấy mức độ tương quan giữa
chúng và tính thích hợp của từng thành phần này cho việc xử lý ứng với các giải
pháp công nghệ khác nhau sẽ đề xuất (ví dụ như thành phần nào sẽ cần phải xử
lý hóa lý để giảm độc tính, thành phần nào nên đem đi thiêu đốt trực tiếp, thành
phần ào thì phải ổn định đóng rắn trước khi đem đi chôn lấp an toàn,...):
Từ số liệu tổng quan và khảo sát thực tế nhóm nghiên cứu ước tính tỉ lệ chất thải
nguy hại theo nhóm các phương pháp xử lý như sau:
-
-
Chất thải nguy hại phù hợp cho xử lý bằng phương pháp tái sinh, tái chế,
tái sử dụng và thu hồi chiếm khoảng 70 – 75% tổng lượng CTNH. Trong
tổng khối lượng chất thải nhóm tái sinh, tái chế thì chất thải nguy hại có
thể xử lý tại nhà máy chiếm khoảng 30 – 35% và bên ngoài nhà máy
chiếm khoảng 65 – 70%. CTNH nhóm này bao gồm các chất như: dầu
thải, phần lớn chất thải nhiễm dầu, phần lớn dung môi hữu cơ, vụn kim
loại nhiễm hóa chất, chất thải từ ngành sản xuất ắc qui (bùn thải, xỉ thải,
oxyt chì thải), thùng đựng hóa chất…
Chất thải nguy hại phù hợp cho xử lý bằng phương pháp nhiệt chiếm
khoảng 10 – 15%. CTNH nhóm này bao gồm các chất như: một phần
chất thải nhiễm dầu (giẻ lau), chất thải nhiễm hóa chất BVTV,…
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
21
Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế,
xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh
-
-
Chất thải phù hợp cho chôn lấp an tòan trực tiếp chiếm khoảng 10 –
15%. Các chất thải loại này gồm có: các chất thải sau khi ổn định và
đóng rắn, tro xỉ từ một số ngành công nghiệp nặng, các vật liệu kim lọai
dạng rắn nhiễm hóa chất từ ngành pin acqui,…
Chất thải nguy hại phù hợp cho xử lý bằng phương pháp hóa lý chiếm
khoảng 2 – 3%. Các chất thải này là axit thải, bazơ thải, hóa chất BVTV
thải,….
Việc phân bổ tỷ lệ như trên cũng cần lưu ý rắng trong giải pháp hóa lý không
tính đến các giải pháp thu hồi tái sinh tái chế (mà một phần lớn trong chúng về
thực chất cũng là các giải pháp hóa lý), và sản phẩm của quá trình ổn định đóng
rắn được tính chung vào với giải pháp chôn lấp an tòan (vì thực chất sản phẩm
này chỉ có 2 hướng đi tiếp là sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc đem vào kho
lưu giữ - chôn lấp an tòan). Với tỉ lệ ước tính ở trên, dựa vào các số liệu về hiện
trạng (2007, 2008) và dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh đến các
thời điểm mốc thời gian 2010, 2015 và 2020 (xem chương 1), khối lượng các
chất thải nguy hại cần xử lý cho từng nhóm theo các mốc thời gian được trình
bày trong bảng 4 như sau:
Bảng 5. Khối lượng CTCNNH phát sinh từ sản xuất công nghiệp ở TPHCM (tấn/ngày) và các giải
pháp công nghệ xử lý thích hợp tương ứng
Tổng khối
lượng
Nhóm tái
sinh, tái chế,
trong đó:
Bên
trong nhà máy
Bên
ngoài nhà máy
Phương pháp
nhiệt
Chôn lấp
trực tiếp
Hóa lý
Tỉ lệ
Năm
2010
Năm
2015
Năm
2020
100 %
456
629
830
70 – 75%
331
456
602
108
148
196
223
308
406
10 – 15%
57
79
104
10 – 15%
2 – 3%
57
11
79
15
104
20
30 – 35% so với nhóm tái
sinh, tái chế
65 – 70% so với nhóm tái
sinh, tái chế
Sơ đồ dòng khối lượng cho các giải pháp công nghệ tương ứng với bảng trên
(bảng 4) được trình bày trong hình 3. Có thể xem sơ đồ này như một phần tóm
tắt mang tính định hướng cho tỷ lệ % các chất thải tương ứng với từng giải pháp
công nghệ cần thiết phải xử lý chúng. Trong trường hợp cần mở rộng Khu liên
hợp xử lý để qui họach cho việc xử lý chất thải công nghiệp nguy hại cho tòan
bộ các tỉnh khu vực vùng KTTĐPN thì chỉ cần nhân với tỷ lệ gia tăng tương ứng
với các con số hiện nay và tương lai của TPHCM (mà theo ý kiến của một số
chuyên gia và các nguồn tài liệu khác nhau thì tổng lượng CTCNNH của cả khu
Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM
22