Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN MỨC ĐỘ
VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA):
TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN MỨC ĐỘ
VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA):
TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến
mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA): trường hợp các doanh nghiệp trên
địa bàn TP.Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tác giả thực hiện
dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Thu. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó. Tất cả nội dung được kế thừa, tham khảo
đều được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo
theo quy định của nhà trường.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2018
(Đã chỉnh sửa ngày 30 tháng 10 năm 2018)
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Hằng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................ 5
6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................. 7
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận
dụng EMA..................................................................................................................... 7
1.2.

Nhận xét từ việc tổng hợp các nghiên cứu trước .............................................. 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................ 22
2.1.

Các khái niệm căn bản ...................................................................................... 22

2.1.1.

Kế toán quản trị môi trường (EMA) .......................................................... 22

2.1.1.1.

Lịch sử ra đời và phát triển của kế toán môi trường ........................... 22

2.1.1.2.

Khái niệm kế toán quản trị môi trường (EMA) .................................. 23


2.1.1.3.

Thông tin của kế toán quản trị môi trường ......................................... 26

2.1.1.4.

Lợi ích của việc sử dụng kế toán quản trị môi trường ........................ 29

2.1.2.

Phong cách lãnh đạo .................................................................................. 31

2.1.2.1. Khái niệm lãnh đạo và phong cách lãnh đạo .......................................... 31
2.1.2.2.
2.2.

Phân loại phong cách lãnh đạo............................................................ 34

Các lý thuyết nền tảng liên quan ...................................................................... 39


2.2.1. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) ................................................ 39
2.2.2.

Lý thuyết hành vi lãnh đạo ........................................................................ 41

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 43
3.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 43
3.2. Khung nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 46
3.3. Mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu .................................... 47

3.3.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 47
3.3.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 49
3.3.2.1. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng EMA ................. 49
3.3.2.2. Phong cách lãnh đạo chuyển giao và mức độ vận dụng EMA ............... 51
3.3.2.3. Loại hình sở hữu ..................................................................................... 53
3.3.2.4. Biến kiểm soát......................................................................................... 57
3.4. Thang đo cho các biến nghiên cứu ...................................................................... 57
3.4.1. Thang đo cho biến độc lập ............................................................................ 57
3.4.1.1. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi ............................................................. 57
3.4.1.2. Phong cách lãnh đạo chuyển giao ........................................................... 59
3.4.2. Thang đo cho biến phụ thuộc ........................................................................ 60
3.4.3. Thang đo cho biến điều tiết và biến kiểm soát .............................................. 61
3.5. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 62
3.5.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 62
3.5.1.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 62
3.5.1.2. Phạm vi mẫu ........................................................................................... 62
3.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 63
3.5.2.1. Sự chuẩn bị bảng câu hỏi khảo sát .......................................................... 63
3.5.2.2. Nghiên cứu thí điểm................................................................................ 63
3.5.2.3. Phương pháp chọn mẫu........................................................................... 64
3.5.2.4. Công cụ thu thập dữ liệu ......................................................................... 64
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 65
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 66


4.1. Phân tích thống kê mô tả ..................................................................................... 66
4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho các biến nghiên cứu .............................. 68
4.2.1. Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển đổi (TF) ........................................... 68
4.2.2. Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển giao (TA) ........................................ 71
4.2.3. Thang đo mức độ vận dụng EMA ................................................................. 71

4.3. Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ....................... 74
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA bằng AMOS ................................................ 78
4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết bằng mô hình SEM ..................... 82
4.5.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu ..................................................................... 82
4.5.2. Kiểm định giả thuyết cho tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc ..... 83
4.6. Phân tích cấu trúc đa nhóm bằng SEM để kiểm định giả thuyết cho biến điều tiết
.................................................................................................................................... 84
4.6.1. Kiểm định giả thuyết H3 ............................................................................... 84
4.6.2. Kiểm định giả thuyết H4 ............................................................................... 85
4.7. Phân tích ANOVA để kiểm đinh sự khác biệt cho biến kiểm soát quy mô ........ 86
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN ............................................................ 88
5.1.

Bàn luận về kết quả .......................................................................................... 88

5.1.1.

Mối quan hệ trực tiếp giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ...................... 88

5.1.2.
thuộc

Tác động của biến điều tiết đến mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ
.................................................................................................................... 90

5.1.3.

Tác động của biến kiểm soát quy mô đến mức độ vận dụng EMA ........... 92

5.2.


Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................. 92

5.2.1.

Hàm ý về mặt lý thuyết .............................................................................. 92

5.2.2.

Hàm ý về mặt quản trị................................................................................ 93

5.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................. 93

5.4.

Kết luận............................................................................................................. 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 96
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 104


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt

Nghĩa tiếng anh

Nghĩa tiếng việt


CFA

Comfirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

CFI

Comfirmatory Fix Index

Chỉ số thích hợp so sánh

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

EMA

Kế toán quản trị môi trường


GFI

Environmental Management
Accounting
Goodness of fix index

KMO

Kaiser - Meyer - Olkin

Hệ số kiểm định sự phù hợp của
mô hình
Kế toán quản trị

KTQT

RMSEA

Root Mean Square Error
Approximation

Căn bậc hai của trung bình của
các bình phương sai số

TA

Transactional Leadership

Phong cách lãnh đạo chuyển giao


TF

Transformation Leadership

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

TLI

Tucker và Lewis Index

Chỉ số phù hợp của Tucker và
Lewis

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Các yếu tố của định nghĩa lãnh đạo .............................................................. 33
Hình 2. 2: Mô hình ngẫu nhiên cho việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán (AIS) ...... 40
Hình 3. 1: Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 44
Hình 3. 2: Khung nghiên cứu của tác giả ....................................................................... 47
Hình 3. 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ....................................................... 48
Hình 4. 1: Kiểm định sự phù hợp của mô hình .............................................................. 79
Hình 4. 2: Kết quả kiểm định mô hình SEM ................................................................. 82


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1: Tổng hợp các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
EMA ............................................................................................................................... 10
Bảng 2. 1: Tổng hợp một số khái niệm về kế toán quản trị môi trường ........................ 24
Bảng 2. 2: Thông tin về EMA ........................................................................................ 28
Bảng 2. 3: Tổng hợp định nghĩa về lãnh đạo ................................................................. 32
Bảng 2. 4: Phân loại phong cách lãnh đạo ..................................................................... 36
Bảng 2. 5: Đặc điểm của phong cách lãnh đạo chuyển giao và chuyển đổi .................. 37
Bảng 3. 1: Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển đổi .................................................. 58
Bảng 3. 2: Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển giao ................................................ 59
Bảng 3. 3: Thang đo mức độ vận dụng EMA ................................................................ 60
Bảng 4. 1: Tóm tắt mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................... 67
Bảng 4. 2: Kiểm định lần 1 Cronbach’s alpha cho biến TF ........................................... 69
Bảng 4. 3: Kiểm định lần 2 Cronbach’s alpha cho biến TF ........................................... 70
Bảng 4. 4: Kiểm định Cronbach’s alpha cho biến TA ................................................... 71
Bảng 4. 5: Kiểm định Cronbach’s alpha lần 1 cho biến EMA ...................................... 72
Bảng 4. 6: Kiểm định Cronbach’s alpha lần 2 cho biến EMA ...................................... 73
Bảng 4. 7: Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s........................................................... 75
Bảng 4. 8: Bảng eigenvalues và phương sai trích .......................................................... 75
Bảng 4. 9: Ma trận nhân tố Pattern Matrix với phép xoay Promax ............................... 76
Bảng 4. 10: Chỉ số phù hợp của mô hình trong kết quả CFA ........................................ 80
Bảng 4. 11: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt ............................................................ 81
Bảng 4. 12: Hệ số độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ........................................... 81
Bảng 4. 13: Kết quả kiểm định giả thuyết tác động biến độc lập đến biến phụ thuộc... 83
Bảng 4. 14: Kiểm định Chi-square mô hình bất biến và khả biến cho giả thuyết H3 ... 84
Bảng 4. 15: Kiểm định Chi-square mô hình bất biến và khả biến cho giả thuyết H4 ... 85
Bảng 4. 16: Kiểm định phương sai cho quy mô ............................................................ 86
Bảng 4. 17: Kiểm định ANOVA – Quy Mô .................................................................. 86


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới hình thức sự phát triển bền vững, sự nhận thức về môi trường đã trở thành
một vấn đề trọng tâm trong cuộc tranh luận về trách nhiệm xã hội (Werther Jr and
Chandler, 2010). Tsui (2014) nhận định các nghiên cứu trước cho thấy rằng kế toán tài
chính không thể hỗ trợ đầy đủ cho sự phát triển bền vững bởi vì nó có những nguyên tắc
kế toán cụ thể dẫn đến việc thu thập và trình bày chi phí môi trường chưa đầy đủ. Bên
cạnh đó có nhiều phê bình cho rằng kế toán quản trị truyền thống chưa thu thập và đánh
giá hiệu quả chi phí môi trường (Burritt, 2004). Kết quả là tính toán chưa đầy đủ về giá
thành hoặc sai lệch về tỷ suất sinh lợi của từng sản phẩm, chưa điều chỉnh được hành vi
của người tiêu dùng và doanh nghiệp theo hướng bền vững.
Để giải quyết những hạn chế trên, kế toán quản trị môi trường (EMA) đã được
phát triển. EMA nổi lên để đáp ứng với những thách thức mà hệ thống kế toán quản trị
truyền thống phải đối mặt liên quan đến các hoạt động môi trường (Jamil et al., 2015).
Các nghiên cứu trước cho thấy EMA có thể giúp doanh nghiệp nhận định các cơ hội tiết
kiệm chi phí và phát triển các quy trình sản xuất hiệu quả hơn (Tsui, 2014). Tầm quan
trọng của EMA được biết đến như là một công cụ mà doanh nghiệp có thể dễ dàng quản
lý hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường (Christ and Burritt, 2013).
Đã có nhiều nghiên cứu về việc áp dụng và thực hiện EMA trên thế giới (Burritt
and Saka, 2006; Christ and Burritt, 2013; Ibrahim bin and Jaafar binti, 2016; Jalaludin
et al., 2011; Jamil et al., 2015; Phan et al., 2017; Tsui, 2014; Wijewardana, 2017). Tuy
nhiên mức độ chấp nhận và thực hành EMA còn rất yếu ở những đất nước đang phát
triển (Jamil et al., 2015). Hơn nữa, những nghiên cứu đều chỉ tập trung vào các nhân tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA một cách phân tán, chưa có sự nghiên cứu cụ thể
vào một nhóm nhân tố nhất định.


2


Ở Việt Nam các nghiên cứu về EMA được đăng tải trên tạp chí là rất ít, chủ yếu
là những nghiên cứu mang tính chất giới thiệu, tổng kết lý thuyết về kinh nghiệm và thực
tế vận dụng EMA tại các nước trên thế giới để từ đó nhận định những khó khăn khi áp
dụng EMA tại Việt Nam và từ đó đề xuất giải pháp phù hợp. Từ tầm quan trọng của vấn
đề và từ chỗ số lượng nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều là một khoảng trống cho tác
giả tiếp tục nghiên cứu theo hướng vận dụng EMA tại Việt Nam.
Trong những nghiên cứu trước, rất ít nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của nhà
quản lý tới mức độ vận dụng EMA. Trong nghiên cứu Phan et al. (2017) tìm thấy sự hỗ
trợ từ nhà quản lý cấp cao là một trong những nhân tố ngẫu nhiên tác động đến mức độ
vận dụng EMA của 208 công ty ở nước Úc. Kết quả nghiên cứu của Trịnh Hiệp Thiện
(2010) cho thấy thiếu sự ủng hộ từ nhà quản lý cấp cao là nhân tố tác động nhiều nhất
đến việc tổ chức không thực hiện EMA. Abernethy et al. (2010) nhận định phong cách
lãnh đạo ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin hệ thống kế toán quản trị theo những
cách đặc biệt, mà kế toán quản trị môi trường là một trong những công cụ kỹ thuật của
kế toán quản trị (Trần Ngọc Hùng, 2015). Do đó, phong cách lãnh đạo có phải là một
trong những nhân tố tác động đến mức độ vận dụng EMA hay không là một vấn đề cần
phải tiến hành nghiên cứu.
Việt Nam một đất nước đang phát triển và hướng đến phát triển bền vững nên
việc xây dựng đổi mới phong cách lãnh đạo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong các
tổ chức. Thực tế cho thấy có những nhiệm vụ chưa hoàn thành tốt, không phải xuất phát
từ nhân viên mà do phong cách lãnh đạo, quản lý chưa phù hợp (Nguyễn Văn Ty, 2018).
Phong cách lãnh đạo, có vai trò quan trọng trong việc triển khai và thực hiện nhiệm vụ
của tổ chức hay trong quá trình ra quyết định. Có rất nhiều cách phân loại phong cách
lãnh đạo khác nhau như: độc đoán, dân chủ, tự do (Lewin et al., 1939). Bartlett’s (1926)
phân loại phong cách lãnh đạo gồm thể chế, thống trị, thuyết phục trích trong Bass
(2009). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách phân loại của Avolio et al. (1999) vì


3


nhóm tác giả này phân loại phong cách lãnh đạo theo cách tiếp cận qua lại và đây là cách
tiếp cận phản ánh dòng suy nghĩ mới nhất về nghiên cứu lãnh đạo. Theo đó, phong cách
lãnh đạo chia làm hai loại là phong cách lãnh đạo chuyển giao và phong cách lãnh đạo
chuyển đổi.
Từ việc xác định vẫn có khoảng trống cho tác giả tiếp tục nghiên cứu theo hướng
vận dụng EMA tại Việt Nam, từ tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo tại Việt Nam
và qua khảo sát lý thuyết chưa có nghiên cứu đánh giá một cách có hệ thống mối quan
hệ giữa phong cách lãnh đạo và việc vận dụng EMA. Qua đó, tác giả thấy được đây là
một vấn đề mới, là một khe hổng trong nghiên cứu tại bối cảnh là Việt Nam, tác giả chọn
đề tài “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị
môi trường (EMA): trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM)”.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến
mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trường hợp các doanh nghiệp trên
địa bàn TP.HCM. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng xem xét tác động của loại hình sở hữu
đến ảnh hưởng giữa phong cách lãnh đạo và mức độ vận dụng EMA.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra ở trên, nội dung chính của nghiên cứu cần
phải trả lời được các câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1 (RQ1): Nhân tố phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng đến
mức độ vận dụng EMA của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM hay không? Và mức
độ ảnh hưởng là bao nhiêu của từng loại phong cách lãnh đạo (chuyển đổi, chuyển giao)
đến mức độ vận dụng EMA?


4

Câu hỏi nghiên cứu 2 (RQ2): Loại hình sở hữu tác động như thế nào đến mối quan

hệ giữa phong cách lãnh đạo và mức độ vận dụng EMA ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức
độ vận dụng kế toán quản trị môi trường trong trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn
TP.HCM
Đối tượng khảo sát của đề tài là các nhà quản lý cấp trung và cấp cơ sở, những
người làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quản lý cấp cao trong việc tham gia vào các
quyết định và thực hiện chính sách trong hoạt động của đơn vị tại các doanh nghiệp trên
địa bàn TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực ngành khác
nhau, cụ thể tác giả tập trung vào các lĩnh vực ngành phát sinh nhiều chất thải và chi phí
liên quan đến môi trường như: nhà hàng- khách sạn, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ
uống, may mặc, dược phẩm, vật liệu xây dựng,… trên địa bàn TP.HCM.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp và đi theo trường phái nghiên cứu
thực chứng. Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa vào lý thuyết nền là lý thuyết ngẫu nhiên
(Contigency theory) và lý thuyết hành vi (Behavior theory).
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất được trả lời bằng cách trong số nhiều cách phân loại
phong cách lãnh đạo, tác giả chỉ tập trung vào hai phong cách lãnh đạo chuyển đổi và
chuyển giao, theo cách tiếp cận phân loại mới nhất. Sau đó, tác giả tiến hành thu thập dữ
liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát. Tiếp đến tác giả dùng phần mềm AMOS phân tích dữ


5

liệu để xác định mối quan hệ giữa những phong cách này với mức độ vận dụng EMA và
mức độ ảnh hưởng của chúng là bao nhiêu.
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai được tác giả trả lời bằng cách dựa vào các nghiên cứu

trước để phân loại loại hình sở hữu và sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm
trong mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định tác động của chúng đến mối quan
hệ giữa từng loại phong cách lãnh đạo với mức độ vận dụng EMA.
Thang đo được sử dụng trong đề tài là sự kế thừa từ các tác giả Avolio et al. (1999),
Ferreira et al. (2010). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát
được gửi đến các nhà quản lý cấp trung (trưởng phó các phòng ban, dự án…) và cấp cơ
sở (tổ trưởng, nhóm trưởng, admin…) ở các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM bởi vì
họ là những người làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quản lý cấp cao, được tham gia
vào quá trình ra quyết định, quá trình triển khai dự án/chính sách của đơn vị và đánh giá
được phong cách lãnh đạo của cấp trên một cách khách quan nhất.
5. Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý thuyết
Kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận kế toán quản
trị môi trường, cung cấp bằng chứng về tác động của phong cách lãnh đạo chuyển đổi,
phong cách lãnh đạo chuyển giao đến mức độ vận dụng EMA và tác động của loại hình
sở hữu đến mối quan hệ này.
Về mặt thực tiễn
Cung cấp thông tin mang hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp đã và đang vận dụng
kế toán quản trị môi trường. Sự hiểu biết rõ về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và
mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường sẽ giúp cho doanh nghiệp có cách thức xúc
tiến, phương thức thích hợp để vận dụng EMA vào trong quy trình sản xuất cũng như
quy trình cải tiến sản phẩm, từ đó góp phần điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và
doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững.


6

6. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu của tác giả có cấu trúc như sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối

tượng và phạm vi nghiên cứu, tóm tắt phương pháp nghiên cứu và đóng góp mới
của đề tài.
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trước: về vận dụng EMA và các nhân tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA). Trên cơ sở đó tác giả
xác định được khe hổng nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết: chương này trình bày một số khái niệm, thuật ngữ quan
trọng và các lý thuyết nền tảng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: chương này trình bày các nội dung về quy trình
nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất, phát triển giả thuyết nghiên cứu, phương
pháp thu thập và xử lý số liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả của việc phân tích dữ liệu qua các
thống kê, kiểm định và các phân tích một cách chi tiết.
Chương 5. Bàn luận và kết luận: trình bày bàn luận kết quả nghiên cứu, đóng góp
của nghiên cứu, hạn chế, hướng nghiên cứu trong tương lai và rút ra kết luận.


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, trong chương này tác giả tìm kiếm và xem xét các nghiên
cứu liên quan đến việc vận dụng, thực hiện kế toán quản trị môi trường tại các nước trên
thế giới và Việt Nam bằng cách tìm kiếm trên google, google scholar, Emerald Insight,
những cụm từ như “Environmental management accounting” (kế toán quản trị môi
trường), “EMA”, “adoption environmental management accounting” (vận dụng kế toán
quản trị môi trường), “environmental management accounting” & “practice” (kế toán
quản trị môi trường và thực tiễn), và “Determinants of EMA Adoption” (yếu tố quyết
định việc vận dụng EMA).
Với phương pháp tìm kiếm được mô tả ở trên, với các cụm từ tìm kiếm theo mục đích,
có rất nhiều bài báo về chủ đề kế toán quản trị môi trường được tìm thấy, nhưng tác giả
chỉ chủ yếu xem xét những nghiên cứu nói về việc thực hiện EMA và các nhân tố ảnh

hưởng/quyết định đến việc vận dụng EMA. Từ mối quan hệ giữa các biến, từ hạn chế và
hướng nghiên cứu tương lai trong các nghiên cứu đó, tác giả xác định được khoảng trống
cho nghiên cứu và sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu của tác giả tại Việt Nam.
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận

dụng EMA.
Nhằm đáp ứng mối quan tâm ngày càng tăng từ các bên liên quan, các công ty niêm yết
trong những năm gần đây có xu hướng cung cấp thêm thông tin về các vấn đề môi trường
trong hệ thống báo cáo quản trị và báo cáo tài chính hàng năm (Gadenne and Zaman,
2002). Hơn nữa, dân số và phát triển công nghiệp ngày càng tăng đã dẫn đến suy thoái
môi trường, điều này trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội trên
toàn thế giới. Do đó, các công ty phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ nhiều bên
liên quan, bao gồm cổ đông, khách hàng, nhân viên, chính phủ và cơ quan quản lý, về
việc theo dõi và kiểm soát tác động của hoạt động công ty đối với môi trường tự nhiên
(Phan et al., 2017). Tuy nhiên, các nhà quản lý thường không biết về chi phí môi trường


8

do tổ chức họ tạo ra nếu sử dụng hệ thống kế toán truyền thống vì hệ thống này không
xác định, đo lường và báo cáo thông tin môi trường một cách riêng biệt, đặc biệt là chi
phí môi trường (Burritt, 2005). Để giải quyết hạn chế này, một lĩnh vực kế toán mới
mang tên kế toán quản trị môi trường đã nổi lên và gây được nhiều sự chú ý.
Việc giới thiệu EMA đã được thực hiện bởi một số cơ quan chính phủ thông qua việc
xuất bản tài liệu hướng dẫn do các tổ chức quốc tế phát hành như “Tài liệu hướng dẫn
quốc tế EMA” của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC, 2005), “EMA workbook” của Bộ
Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI, 2002). Ban phát triển bền vững
của liên hiệp quốc đã xuất bản quyển sách “Các nguyên tắc và quy trình kế toán quản trị

môi trường” vào năm 2001 (UNDSD, 2001), ấn phẩm “Giới thiệu về kế toán môi trường
như một công cụ quản lý kinh doanh: Các khái niệm và thuật ngữ chính” của Cơ quan
Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA, 1995).
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu thực hiện những nghiên cứu liên quan
đến EMA. Hơn vài thập kỷ qua, các dòng nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường
được thể hiện ở nhiều mảng như: nghiên cứu dựa trên tình huống thảo luận về thực tiễn
triển khai và vận dụng EMA ở một số quốc gia như nhật bản (Kokubu and Nashioka,
2005), Úc (Frost and Seamer, 2002; Gadenne, 2001), Hàn Quốc (Lee, 2011), Bồ Đào
Nha (Lima Ribeiro and Aibar-Guzman, 2010), Lithuania (Staniskis and Stasiskiene,
2006); nghiên cứu về những thách thức và cơ hội cho việc thực hiện kế toán quản trị môi
trường (Burritt, 2004; Burritt, 2005; Ferreira et al., 2010); và dòng nghiên cứu gần đây
nhất là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đến việc vận dụng EMA (Buritt et al.,
2006; Jalaludin et al., 2011; Christ and Burritt, 2013; Tsui, 2014; Jamil et al., 2015;
Ibrahim bin and Jaafar binti, 2016; Wijewardana, 2017; Phan et al., 2017).
Tại Việt Nam, nhằm bắt kịp xu hướng nghiên cứu trên thế giới, việc giới thiệu về kế toán
quản trị môi trường, đúc kết kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và đưa ra bài học kinh
nghiệm để áp dụng EMA tại Việt Nam được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu (Trịnh


9

Hiệp Thiện, 2010; Huỳnh Đức Lộng, 2015; Nguyễn Thị Thùy Linh, 2016; Huỳnh Thị
Thanh Thúy, 2017; Hà Thị Thúy Vân, 2017), một số nghiên cứu lại tập trung vào việc
vận dụng EMA ở một số ngành cụ thể (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017; Ngô Thị Hoài Nam,
2017), nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA (Nguyễn Thị
Ngọc Oanh, 2016). Bảng 1.1 sau đây cung cấp tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA.


10


Bảng 1. 1: Tổng hợp các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA
Các nhân

Tác giả

tố

nghiên cứu
Christ

Dự báo

Thang đo

Kết quả nghiên cứu

and Thực hiện EMA có mối tương Kế thừa từ thang đo của Như dự đoán của tác giả,

Burritt (2013) quan với mức độ mà các tổ chức Banerjee et al. (2003). Được giả thuyết đặt ra được chấp
chủ động và tích hợp môi trường đo lường qua 4 biến quan sát nhận.
tự nhiên vào các kế hoạch và mục với thang đo likert 7 điểm.

Chiến

tiêu chiến lược của công ty rộng

lược môi
trường


lớn hơn.
Wijewardana

Có mối tương quan giữa chiến Tác giả không đề cập.

Giả thuyết được chấp

(2017)

lược môi trường được sử dụng bởi

nhận.

các công ty sản xuất và mức độ
vận dụng EMA
Christ
Cấu trúc
tổ chức

and Các tổ chức với một cấu trúc hữu Thang đo được kế thừa từ Giả thuyết đặt ra không

Burritt (2013) cơ có nhiều khả năng cung cấp Gordon
một môi trường có lợi cho hoạt (1984).
động của EMA hơn so với các tổ

and

Narayanan được ủng hộ.



11

chức có cấu trúc có thể được mô
tả là cơ giới (kiểu chuẩn hóa).
and Mức độ nhạy cảm môi trường vốn Thang đo được kế thừa từ Giả thuyết đặt ra được chấp

Ngành

Christ

công

Burritt (2013) có trong một ngành có mối tương những tác giả Deegan and nhận.
quan dương đến vai trò hiện tại Gordon, 1996; Frost and

nghiệp

của EMA và tương lai cho các Wilmshurst, 2000; Patten,
hoạt động EMA.

Christ

2002.

and Các tổ chức có quy mô lớn thường Được đo lường bằng số lượng Giả thuyết đặt ra được chấp

Burritt (2013) xem xét tầm nhìn về môi trường nhân viên.

nhận.


nhiều hơn và phải đối mặt với dư
luận của công chúng và sự giám
Quy mô tổ

sát chính trị, dẫn đến họ phải tăng

chức

cường tham gia các hoạt động
EMA (Patten, 2002).
Wijewardana

Có mối tương quan giữa quy mô Được đo lường bằng số lượng Giả thuyết được chấp

(2017)

của công ty sản xuất và mức độ nhân viên.
chấp nhận EMA.

nhận.


12

Phan et al. Quy mô của tổ chức có mối tương Được đo lường bằng số lượng Trái ngược với giả thuyết
quan dương với mức độ sử dụng nhân viên toàn thời gian trong đặt ra, không có mối tương

(2017)

EMA


mỗi tổ chức.

quan đáng kể giữa quy mô
tổ chức và mức độ sử dụng
EMA.

Ibrahim
and

bin Nhân tố công nghệ của việc thực Nhân tố công nghệ gồm ba Tác giả chỉ dừng lại ở việc
Jaafar hành EMA có mối tương quan biến đại diện:

binti (2016)

dương đến thái độ và nhận thức về + Lợi thế tương đối

đề xuất mô hình nghiên
cứu.

môi trường của những công ty + Khả năng tương thích
Logistic ở Maylasia.

Nhân tố

+ Độ phức tạp

công nghệ
Wijewardana


Có một mối tương quan giữa công Tác giả không đề cập.

Giả thuyết đặt ra được chấp

(2017)

nghệ sản xuất tiên tiến của một

nhận.

công ty sản xuất và mức độ vận
dụng EMA.
Nhân tố tổ
chức

Ibrahim
and

bin Nhân tố tổ chức có mối tương Nhân tố tổ chức gồm ba biến Tác giả chỉ dừng lại ở việc
Jaafar quan dương đến thái độ và nhận đại diện:

binti (2016)

+ Sự hỗ trợ của tổ chức

đề xuất mô hình nghiên
cứu.


13


thức về môi trường của những + Chất lượng của nguồn nhân
công ty Logistic ở Maylasia.

lực
+ Quy mô công ty

bin Nhân tố bối cảnh môi trường có Nhân tố bối cảnh môi trường Tác giả chỉ dừng lại ở việc

Ibrahim
Nhân tố
bối cảnh

and

Jaafar mối tương quan dương đến thái gồm biến đại diện:

binti (2016)

đề xuất mô hình nghiên

độ và nhận thức về môi trường + Áp lực khách hàng

cứu.

của những công ty Logistic ở + Áp lực quy định

môi

Maylasia.


trường

+ Hỗ trợ của chính phủ
+ Sự không chắc chắn về môi
trường

Jamil et al. Nhân tố áp lực cưỡng chế ảnh Thang đo kế thừa từ Husain Chấp nhận giả thuyết
(2015)

hưởng đáng kể đến việc vận dụng and Gunasekaran (2002).
EMA.

Áp lực

Jalaludin

cưỡng chế

al. (2011)

et Một trong những cơ chế của áp Thang

đo

kế

thừa

từ Giả thuyết đặt ra không


lực thể chế là áp lực cưỡng chế DiMaggio and Powell (1983). được hỗ trợ.
quy định sẽ ảnh hưởng đến mức

Cuộc khảo sát sau phỏng

độ mà các tổ chức vận dụng

vấn cho kết quả ngược lại.

EMA.

Kế toán viên được phỏng


14

vấn nói rằng họ bị áp lực
bởi khách hàng, cổ đông,
cơ quan đầu ngành và
chính phủ về hiệu quả môi
trường.
Thị Áp lực cưỡng chế có tác động Thang đo được kế thừa từ Chấp nhận giả thuyết.

Nguyễn
Ngọc

Oanh cùng chiều lên ý định áp dụng nghiên cứu của Jamil et al.

(2016)


EMA.

(2014) và Jalaludin et al.
(2011.

Jamil et al. Nhân tố áp lực quy chuẩn ảnh Thang đo kế thừa từ Burritt Chấp nhận giả thuyết. Tuy
(2015)

hưởng đáng kể đến việc vận dụng et.al (2002) và Jalaludin et al. nhiên, khảo sát sau phỏng
EMA.

vấn cho thấy kết quả ngược

(2011)

lại.

Áp lực
quy chuẩn

Jalaludin
al. (2011)

et Một trong những cơ chế của áp Thang

đo

kế


thừa

từ Giả thuyết đặt ra được chấp

lực thể chế là áp lực quy chuẩn sẽ DiMaggio and Powell (1983). nhận. Phỏng vấn sau cuộc
ảnh hưởng đến mức độ mà các tổ

khảo sát cho thấy điều

chức vận dụng EMA.

ngược lại.


15

Thị Áp lực tuân thủ quy chuẩn có tác Tác giả kết hợp thang đo của Giả thuyết được chấp

Nguyễn
Ngọc

Oanh động cùng chiều lên ý định áp Jamil et al. (2014), Jalaludin nhận.

(2016)

dụng EMA.

et al. (2011) và Wachira
(2014).


Jamil et al. Nhân tố áp lực mô phỏng ảnh Thang đo kế thừa từ Burritt Giả thuyết không được ủng
hưởng đáng kể đến việc vận dụng et.al (2002) và Jalaludin et al. hộ.

(2015)

EMA.
Áp lực mô
phỏng

Jalaludin

et Có mối tương quan dương giữa áp Thang

Ngọc

đo

kế

thừa

từ Giả thuyết đặt ra không

lực mô phỏng và vận dụng EMA. DiMaggio and Powell (1983). được hỗ trợ.

al. (2011)
Nguyễn

(2011).


Thị Tác giả dự đoán áp lực mô phỏng Thang đo được kế thừa từ Giả thuyết bị từ chối.
Oanh có tác động cùng chiều lên ý định nghiên cứu của Jamil et al.

(2016)

áp dụng EMA.

(2014) và Jalaludin et al.
(2011.

Hiệu quả Wijewardana

Có mối tương quan giữa hiệu quả Tác giả chưa đề cập.

Giả thuyết được chấp

tài chính

tài chính và mức độ vận dụng

nhận.

(2017)

EMA trong thực tiễn.


16

Số


năm Wijewardana

Có mối tương quan giữa số năm Số năm hoạt động.

hoạt động (2017)

hoạt động của công ty và mức độ

của công

vận dụng EMA trong thực tiễn.

Chấp nhận giả thuyết.

ty
Nhận thức Nguyễn
sự hữu ích Ngọc
của EMA

(2016)

Nhận thức Nguyễn
về rào cản

Ngọc
(2016)

Thị Nhận thức sự hữu ích của EMA Kế thừa từ nghiên cứu của Chấp nhận giả thuyết.
Oanh có tác động cùng chiều lên ý định Deegan (20003) và Gibson

áp dụng EMA.

and Martin (2004).

Thị Nhận thức về rào cản khi áp dụng Tác giả tổng hợp thang đo của Chấp nhận giả thuyết.
Oanh EMA có tác động ngược chiều lên các nghiên cứu Jamil et al.,
ý định áp dụng EMA.

(2014) và Trịnh Hiệp Thiện,
(2010).

Tính toàn Phan et al. Các tổ chức áp dụng hệ thống Thang đo được kế thừa từ tác Giả thuyết được ủng hộ.
diện
hệ

của (2017)

EMS toàn diện hơn thì có mức giả Phan and Baird (2015).

thống

cam kết môi trường cao hơn và có



nhiều khả năng cung cấp các

quản
môi


nguồn lực tốt hơn để tạo thuận lợi

trường

cho sự phát triển của EMA.

(EMS)


×