Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Ảnh hưởng của nhân tố quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội – bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN MỨC
ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI – BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH (HOSE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN MỨC
ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI – BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH (HOSE)

Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thu
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 09 năm 2018
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Kim Dung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................4
4. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu .....................................................................5

5. Đóng góp mới của nghiên cứu ..........................................................................6
6. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ....................................8
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến CBTTTNXH ................................8

1.2.

Bàn luận kết quả đạt được từ việc tổng hợp các nghiên cứu trước .............12

1.2.1.

Mối quan hệ giữa sở hữu quản lý với CBTTTNXH .............................12

1.2.2.

Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước với CBTTTNXH ..........................13

1.2.3.

Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với CBTTTNXH .......................14

1.2.4.

Mối quan hệ giữa thành viên độc lập HĐQT với CBTTTNXH ...........15

1.2.5. Mối quan hệ giữa vai trò kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT với
CBTTTNXH .......................................................................................................16
1.2.6.


Mối quan hệ giữa ủy ban kiểm toán với CBTTTNXH .........................16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................18
2.1.

Các khái niệm căn bản .................................................................................18

2.1.1.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ........................................................18

2.1.2.

Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .....................25

2.1.3.

Nhân tố quản trị công ty .......................................................................27

2.2.

Các lý thuyết nền tảng liên quan .................................................................30


2.2.1.

Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) ..............................................31

2.2.2.


Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) ................................32

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................34
3.1.

Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................34

3.2.

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu...............................................................35

3.2.1.

Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................35

3.2.2.

Mô hình nghiên cứu ..............................................................................40

3.3.

Thang đo ......................................................................................................42

3.3.1.

Biến phụ thuộc ......................................................................................42

3.3.2.


Biến giải thích và biến kiểm soát ..........................................................43

3.4.

Dữ liệu nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu .......................................47

3.4.1.

Xác định mẫu nghiên cứu .....................................................................47

3.4.2.

Nguồn dữ liệu .......................................................................................48

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................49
4.1.

Thống kê mô tả ............................................................................................49

4.2.

Phân tích tương quan các biến .....................................................................51

4.3.

Kiểm định sự khác biệt ................................................................................54

4.4.

Kết quả hồi quy............................................................................................56


4.4.1. Mô hình 1: Tác động của sở hữu quản lý (MOWN) đến mức độ
CBTTTNXH .......................................................................................................58
4.4.2. Mô hình 2: Tác động của sở hữu nhà nước (GOVOWN) đối với
CBTTTNXH .......................................................................................................58
4.4.3. Mô hình 3: Tác động của sở hữu nước ngoài (FOROWN) đối với
CBTTTNXH .......................................................................................................58
4.4.4. Mô hình 4: Tác động của thành viên độc lập HĐQT (BIND) đối với
CBTTTNXH .......................................................................................................59
4.4.5. Mô hình 5: Tác động của thành viên kiêm nhiệm vị trí CEO với chủ tịch
HĐQT (CEODU) đối với CBTTTNXH .............................................................59
4.4.6. Mô hình 6: Tác động của tổng số thành viên trong ủy ban kiểm toán
(AUDCOM) đối với CBTTTNXH .....................................................................59
4.4.7. Mô hình 7: Kiểm định độ tin cậy của mô hình.........................................60
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN ............................................................61


5.1.

Bàn luận về kết quả .....................................................................................61

5.2.

Kết luận........................................................................................................62

5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBTTTNXH

: Công bố thông tin trách nhiệm xã hội

CEO

: Giám đốc điều hành

BCTN

: Báo cáo thường niên

HĐQT

: Hội đồng quản trị

TNXH

: Trách nhiệm xã hội

TNXHDN

: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

QTCT


: Quản trị công ty


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTNXH ..........11
Bảng 3. 1: Bảng tổng hợp các biến ...........................................................................46
Bảng 4. 1: Thống kê mô tả của các biến ...................................................................50
Bảng 4. 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ..................................................52
Bảng 4. 3: Kiểm định sự khác biệt ............................................................................55
Bảng 4. 4: Kết quả mô hình hồi quy .........................................................................56
Bảng 4. 5: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu so với giả thuyết .............................60


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1: Hệ thống phân cấp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .......................20
Hình 2. 2: Hệ thống QTCT .......................................................................................28
Hình 3. 1: Quy trình thiết kế nghiên cứu ..................................................................34
Hình 3. 2: Mô hình nghiên cứu .................................................................................42


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện trong báo cáo Brundtland từ năm
1987 nhưng vẫn giữ nguyên tính hấp dẫn và ngày càng trở nên phổ biến đối với doanh
nghiệp. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, phát triển bền vững trở thành một xu
hướng tất yếu của doanh nghiệp. Để phát triển bền vững, đòi hỏi doanh nghiệp không

chỉ chú trọng đến sự giàu có về kinh tế mà còn phải biết quan tâm đến trách nhiệm
xã hội (TNXH). Trách nhiệm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh
của doanh nghiệp cũng như phần lớn sự giàu có và “sức khỏe” của xã hội là do doanh
nghiệp tạo ra (McWilliams và cộng sự, 2006). Do đó, TNXH ngày càng đóng vai trò
quan trọng đối với sự thành công của cả doanh nghiệp lẫn xã hội. Chính vì vậy, việc
công bố thông tin TNXH là một trong những cách được doanh nghiệp lựa chọn để
lấy được lòng tin của xã hội, đặc biệt là khi hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng
trực tiếp đến các vấn đề về xã hội và môi trường như quyền con người, ô nhiễm môi
trường và các vấn đề lao động.
Công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CBTTTNXH) hay báo cáo TNXH là
đề tài được giới nghiên cứu hàn lâm quan tâm trong nhiều thập kỷ qua (Mathews,
1997). Thực tế, nhiều nghiên cứu đã khám phá ra vai trò cũng như những ảnh hưởng
của việc CBTTTNXH lên các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp. Chẳng hạn: tìm
hiểu các doanh nghiệp đang báo cáo những vấn đề gì: Teoh và Thong (1984) chỉ ra
rằng báo cáo TNXH của doanh nghiệp thực tế bị thụt lùi so với hoạt động xã hội của
doanh nghiệp, tập trung chủ đạo vào các hoạt động liên quan đến cải thiện nguồn
nhân lực và sản phẩm hay dịch vụ thay vì các hoạt động liên quan đến cộng đồng và
môi trường; và động cơ thúc đẩy doanh nghiệp công bố thông tin xã hội và môi trường
(Patten, 1992; Adams và cộng sự, 1998). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho
thấy báo cáo TNXH có tác động cùng chiều đến nhận thức của các bên liên quan về
hiệu quả hoạt động, giá trị cũng như rủi ro của doanh nghiệp (Gray và cộng sự, 1995;
Godfrey và cộng sự, 2009).


2

Việc thực hành CBTTTNXH bị ảnh hưởng bởi những lựa chọn, động cơ, và
nguyên tắc của những người liên quan đến cấu trúc sở hữu và thành phần hội đồng
quản trị (HĐQT), là các yếu tố chủ chốt trong cơ chế quản trị công ty (QTCT)
(Gibbins và cộng sự, 1990; Haniffa và Cooke, 2005). Bên cạnh đó, thành viên HĐQT

chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như giám sát việc sử dụng
tài sản của doanh nghiệp, nên có ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến thực
hành TNXH, bao gồm CBTTTNXH. Một số nghiên cứu (Johnshon và Greening,
1999; Jo và Harjoto, 2011) khám phá ra rằng việc thực hành CBTTTNXH có mối
tương quan dương với cơ chế quản trị bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, ví
dụ như tính độc lập của hội đồng quản trị, ban lãnh đạo và sở hữu tổ chức. Ngoài ra,
Beltratti (2005) đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm rằng cả cơ chế QTCT và
TNXHDN đều có mối tương quan dương đến giá trị thị trường của tổ chức. Nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện tại các nước phát triển để khám phá mối tương quan
giữa nhân tố QTCT với CBTTTNXH.
Trong khi đó, những vấn đề liên quan đến QTCT, chưa bao giờ hết nóng. Đặc
biệt là sau những cuộc khủng hoảng toàn cầu mang tính hệ thống như khủng hoảng
hệ thống ngân hàng thứ cấp ở Anh quốc vào những năm 1970, cuộc khủng hoảng của
các tổ chức cho vay và tiết kiệm ở Mỹ vào những năm 1980,… Sự thất bại của các
doanh nghiệp trước đây thường bắt nguồn từ những chỉ trích về cấu trúc quản trị
không đầy đủ dẫn tới việc đưa ra những quyết sách không hợp lý của HĐQT của
những doanh nghiệp đó. Tầm quan trọng của các ủy ban này đã được công nhận trong
mọi môi trường kinh doanh (Petra, 2007). Điều này dấy lên một hồi chuông cho sự
quan trọng của QTCT cũng như sự cấp bách của những khuôn khổ QTCT có hiệu
quả. Tại Việt Nam, đã xuất hiện một số thay đổi về luật lệ QTCT. Tuy vậy, về phía
các doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, trừ một thiểu số.
Các nghiên cứu khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến việc CBTTTNXH, ví
dụ áp lực từ nguồn lực liên quan, cộng đồng nói chung và đại diện cơ quan công
quyền, đã bùng nổ từ thập niên 1970 (Cowen, Ferreri, & Parker, 1987). Có rất ít


3

nghiên cứu về tác động của QTCT đến CBTTTNXH tại các nước có nền kinh tế mới
nổi (Khan và cộng sự, 2012). Đặc biệt, nghiên cứu về chủ đề CBTTTTXH ở Việt

Nam còn rất hạn chế và sơ khai. Do đó, đây chính là khe hổng quan trọng để tác giả
tiếp tục khám phá sự ảnh hưởng của nhân tố QTCT đến vấn đề CBTTTNXH trong
bối cảnh Việt Nam.
Ngoài ra, Oh và cộng sự (2011) cho rằng bối cảnh thể chế ở các nước khác
nhau có thể khuyến khích hoặc hạn chế thực hành TNXH. Các tác giả này cũng nhận
định nhiều công ty đại chúng ở một số nước châu Á (ví dụ: Nhật Bản, Trung Quốc
và Hàn Quốc), do các thành viên gia đình sáng lập và quản lý nên có thể ảnh hưởng
đến quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, Uddin và Choudhury (2008) đã chỉ ra rằng
những doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế mới nổi, đặc trưng bởi sở hữu gia
đình, tham nhũng và can thiệp chính trị, thường được quản trị theo lối truyền thống.
Tại Việt Nam, QTCT còn nhiều vấn đề bất cập và hiện đang ghi nhận thực trạng đáng
báo động. Bên cạnh đó, khuôn khổ QTCT tại Việt Nam có một số đặc trưng như sở
hữu tập chung, ít có sự phân chia giữa sở hữu và quyền kiểm soát, các thể chế QTCT
còn thiếu (Nhâm Phong Tuân và Nguyễn Anh Tuấn, 2016). Do đó, ảnh hưởng của
nhân tố QTCT đến vấn đề CBTTTNXH ở nền kinh tế mới nổi như Việt Nam vẫn là
câu hỏi cần lời giải đáp.
Qua khảo sát lý thuyết, tác giả thấy rằng có rất ít các nghiên cứu thực nghiệm
tại Việt Nam nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nhân tố này. Xuất phát từ tính thời
sự của việc CBTT TNXH, và tầm quan trọng của việc tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm để kiểm chứng mối quan hệ giữa nhân tố QTCT và việc CBTT TNXH, tác
giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng của nhân tố quản trị công ty đến mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội – bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết
trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE)” là vấn đề
nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu


4


Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt mục tiêu tổng quát là cung cấp bằng
chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của nhân tố QTCT đến mức độ CBTTTNXH
của các doanh nghiệp trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HoSE). Trong đó, quản trị công ty được đại diện bởi cấu trúc sở hữu (sở hữu quản
lý, sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài) và đặc tính của quản trị doanh nghiệp
(thành viên độc lập HĐQT, vai trò kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT và ủy
ban kiểm toán).
Từ đó, mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
(1) Xác định các nhân tố thuộc QTCT.
(2) Tính toán, đo lường mức độ CBTTTNXH tại các công ty trong phạm vi
nghiên cứu; sau đó, sử dụng kết quả vừa tính toán được để kiểm tra mối quan hệ giữa
nhân tố QTCT và vấn đề CBTTTNXH.
(3) Xem xét sự khác biệt về đặc điểm QTCT giữa nhóm công ty niêm yết có
mức độ CBTTTNXH cao và nhóm công ty niêm yết có mức độ CBTTTNXH thấp.
 Câu hỏi nghiên cứu
Từ đó, mục tiêu nghiên cứu được khái quát qua câu hỏi nghiên cứu:
Có tồn tại mối quan hệ giữa nhân tố QTCT và CBTTTNXH trong các công ty
niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hay không và nếu
có tồn tại mối quan hệ giữa hai nhân tố thì QTCT ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề
CBTTTNXH?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân tố QTCT và mức độ CBTT TNXH
của 50 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh (HoSE). Qua đó, tác giả xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
cho đề tài:
 Đối tượng nghiên cứu


5


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố QTCT, vấn đề CBTTTNXH và
ảnh hưởng của QTCT đến vấn đề CBTTTNXH.
 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Không bao gồm ngân hàng,
công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, công
ty quản lý quỹ).
Phạm vi thời gian:
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2017.
4. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được mô tả tóm
tắt như sau:
Thứ nhất, tác giả tiến hành tính toán chỉ số CBTTTNXH của các doanh nghiệp
dựa vào dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo thường niên và một bảng điểm gồm các
chỉ tiêu cụ thể được phân loại thành 5 nhóm. Các nhóm và chỉ tiêu trong bảng điểm
được kế thừa từ những nghiên cứu trước và được hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh
ở Việt Nam. Đồng thời, xác định các biến đo lường đại diện cho nhân tố QTCT và
thu thập dữ liệu cho các biến này.
Tiếp theo, tác giả tiến hành xây dựng mô hình hồi quy. Sau đó, sử dụng phần
mềm Stata để phân tích dữ liệu thông qua các kiểm định thống kê mô tả, phân tích
tương quan và kiểm định giả thuyết nghiên cứu để kiểm tra mối quan hệ giữa nhân tố
QTCT và CBTTTNXH.
Cuối cùng, tác giả phân tích các kết quả đạt được để trả lời câu hỏi nghiên cứu,
sau đó so sánh với kết quả từ các nghiên cứu khác.


6

5. Đóng góp mới của nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài được kỳ vọng sẽ mang lại những đóng
góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:
 Về mặt lý thuyết
Thứ nhất, nghiên cứu đã bổ sung bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ
giữa QTCT và CBTTTNXH trong bối cảnh một nước có nền kinh tế mới nổi, đặc biệt
khi nghiên cứu liên quan đến CBTTTNXH tại Việt Nam còn rất hạn chế.
Thứ hai, Vấn đề CBTTTNXH được xác định bởi mối quan hệ giữa doanh
nghiệp với các bên liên quan; do đó, nghiên cứu một lần nữa khẳng định tầm quan
trọng của lý thuyết các bên liên quan đối với sự hiểu biết cũng như thực hành
CBTTTNXH.
Thứ ba, nghiên cứu bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận, là cơ sở cho các hướng
nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến đề tài CBTTTTXH tại Việt Nam.
 Về mặt thực tiễn
Đối với doanh nghiệp: Kết quả cung cấp thêm thông tin mang hàm ý quản trị
cho các doanh nghiệp đang và có ý định CBTTTNXH. Sự hiểu biết về mối quan hệ
giữa nhân tố QTCT, cụ thể, ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và thành phần hội đồng
quản trị (HĐQT) đến mức độ CBTTTNXH. Từ đó, giúp nhà quản trị đưa ra những
quyết định chiến lược liên quan đến vấn đề CBTTTNXH của doanh nghiệp, hướng
đến phát triển bền vững.
Đối với nhà đầu tư: Thông qua mức độ CBTTTNXH của doanh nghiệp, nhà
đầu tư sẽ có cách nhìn nhận thận trọng hơn về những hoạt động của doanh nghiệp
trước khi quyết định đầu tư.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu được tác giả xây dựng thành 5 chương, cụ
thể:


7

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Bàn luận và kết luận


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Mặc dù các bằng chứng thực nghiệm chưa hoàn toàn thống nhất về kết quả,
nhưng việc lược khảo này đã từng bước làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của quy chế quản
trị doanh nghiệp đến CBTTTNXH. Xét về tổng thể, đây không phải là chủ đề mới và
đã được nhiều học giả trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, quan tâm, nghiên
cứu. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nhân tố quản trị công ty và CBTTTNXH tại các
nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, có thể khác biệt so với tại các
nước có nền kinh tế tiến bộ. Vì vậy, để trình bày ý tưởng nghiên cứu một cách khoa
học và logic, tác giả hệ thống các bằng chứng thực nghiệm nổi bật theo nhóm các
nhân tố. Từ đó, mô hình nghiên cứu, trình bày trong chương sau, sẽ được thiết kế, kết
nối dựa trên nền tảng các nghiên cứu đã lược khảo.
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến CBTTTNXH
Những nghiên cứu trước đã chứng minh rằng mức độ CBTTTNXH trong báo

cáo thường niên của doanh nghiệp ở những nước phát triển tăng theo thời gian để đáp
ứng yêu cầu của một số nhân tố. Một số lý do có thể là để gia tăng tính hợp pháp, rủi
ro, hoạt động của các nhóm áp lực, nhà đầu tư có đạo đức, sự kiện, giải thưởng, hoạt
động kinh tế, quan tâm truyền thông, nhận thức xã hội, và chính trị (Haniffa & Cooke,
2005). Qua việc lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy có những nhân tố
tác động đến mức độ CBTTTNXH như: Sở hữu quản lý, Sở hữu nhà nước, Sở hữu

nước ngoài, Thành viên độc lập HĐQT, Vai trò kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch
HĐQT, Ủy ban kiểm toán.
Một số lượng lớn nghiên cứu thực nghiệm đã tiến hành điều tra tác động của
QTCT đến vấn đề CBTTTNXH. Một số biến đại diện cho QTCT được xem xét phổ
biến như cơ cấu và quy mô của HĐQT (Khan, 2010; Khan và cộng sự, 2013), giới
tính của thành viên HĐQT (Said và cộng sự, 2009), cấu trúc sở hữu doanh nghiệp
(Ghazali, 2007; Eng và Mak, 2003; Majeed và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, kết quả
của các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ này thường mâu thuẫn và chưa thống
nhất. Cụ thể, một số kết quả nghiên cứu báo cáo các biến đại diện cho QTCT như sở


9

hữu nước ngoài, thành viên độc lập HĐQT, vai trò kiêm nhiệm CEO và chủ tịch
HĐQT, ủy ban kiểm toán có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê với
CBTTTNXH; trong khi một số nghiên cứu khác phát hiện ra mối tương quan âm; hay
thậm chí một số nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ mối tương quan nào.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về CBTTTNXH chỉ mới đề cập đến các nhân tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện và báo cáo trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
Việt Nam (Phạm Đức Hiếu); hay nghiên cứu của Hồ Thị Vân Anh tìm hiểu về mối
quan hệ giữa “Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính” với bằng chứng thực nghiệm
là các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Một số nghiên cứu khác khám phá vấn
đề CBTTTNXH trong phạm vi nhỏ hơn. Chẳng hạn nghiên cứu của Nguyễn Phương
Mai (2013), tìm hiểu về TNXHDN trong ngành dệt may tại Việt Nam. Trong khi đó,
số lượng các nghiên cứu khám phá tác động của nhân tố QTCT đến mức độ
CBTTTNXH còn rất hạn chế. Trong phạm vi tìm hiểu của mình, tác giả phát hiện có
nghiên cứu được thực hiện bởi Nguyễn Hữu Hòa (2017). Tuy nhiên nghiên cứu này
chỉ tập trung khám phá tác động của nhân tố QTCT đến việc CBTTTNXH tại các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt
Nam chứ chưa đưa ra được kết luận cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

khác như dịch vụ, thương mại, bất động sản.
Từ đó, tác giả xác định những khe hổng nghiên cứu quan trọng để nhận dạng
vấn đề nghiên cứu của mình:
Thứ nhất, Kết quả các nghiên cứu trước mâu thuẫn, có thể là do có sự khác
biệt về thước đo TNXH, phương pháp tiến hành, quy mô mẫu và các giai đoạn nghiên
cứu. Đặc biệt, nghiên cứu về chủ đề CBTTTTXH ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Thứ hai, Phần lớn các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân tố QTCT và
CBTTTNXH được thực hiện ở các nước phát triển và có sự giới hạn các nghiên cứu
tương tự tại ở các nước có nền kinh tế mới nổi. Ngoài ra, một số học giả cho rằng
TNXH bị ảnh hưởng bởi bối cảnh thể chế, văn hóa cũng như quy định, luật pháp ở


10

từng nước, từng khu vực nên việc thực hành CBTTTNXH có thể sẽ khác nhau khi
các nghiên cứu được tiến hành ở từng vị trí địa lý khác nhau.
Thứ ba, Do việc thực hiện CBTTTNXH ở các nước có nền kinh tế mới nổi
khác biệt so với ở các nước phát triển nên tiêu chuẩn báo cáo liên quan đến vấn đề
TNXH ở hai nhóm nước này không thống nhất.
Cụ thể việc tổng hợp sẽ được tác giả trình bày qua bảng tổng hợp sau:


11

Bảng 1. 1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTNXH
Biến
Sở hữu quản lý

Tác giả


Kết quả

Ghazali (2007)

_

Khan và cộng sự (2013)

_
(Tuy nhiên, khi xem xét
những doanh nghiệp định
hướng xuất khẩu, nhà quản lý
có xu hướng CBTTTNXH
nhiều hơn.)

Sở hữu nhà nước

Eng và Mak (2003)

+

Ghazali (2007)

+

Said và cộng sự (2009)

+

Khan và cộng sự (2013)


+

Sở hữu nước ngoài Haniffa và Cooke (2005)
Khan (2010)

+

Khan và cộng sự (2013)

+

Majeed và cộng sự (2015)

_

Thành viên độc lập Eng và Mak (2003)
HĐQT

+

Khan và cộng sự (2013)

_
+


12

Majeed và cộng sự (2015)


Không tìm thấy mối tương
quan có ý nghĩa thống kê.

Vai trò kiêm nhiệm Haniffa và Cooke (2005)
giữa CEO và chủ
tịch HĐQT

+

Jizi và cộng sự (2014)

+
(Đề xuất giả thuyết vai trò
kiêm nhiệm CEO tác động
nghịch chiều đến mức độ
CBTTTNXH. Chưa đưa ra lý
do giải thích cho kết quả.)

Khan và cộng sự (2013)

Không tìm thấy mối tương
quan có ý nghĩa thống kê.

Ủy ban kiểm toán

Said và cộng sự (2009)

+


Khan và cộng sự (2013)

+
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

1.2.

Bàn luận kết quả đạt được từ việc tổng hợp các nghiên cứu trước

1.2.1. Mối quan hệ giữa sở hữu quản lý với CBTTTNXH
Ảnh hưởng của sở hữu quản lý đến việc công bố thông tin tự nguyện từ lâu đã
là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kế toán. Johnson và Greening
(1999) đã phát hiện ra mối tương quan dương giữa sở hữu của ban quản lý cấp cao
và hiệu quả hoạt động xã hội liên quan đến vấn đề môi trường và chất lượng sản
phẩm. Bên cạnh đó, Mohd Nasir và Abdullah (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng của
cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố tự nguyện giữa các công ty tài chính ở Malaysia
và nhận thấy rằng sở hữu quản lý có mối tương quan dương với mức độ công bố tự


13

nguyện. Trong khi kết quả thực nghiệm của Donnelly và Mulcahy (2008) lại không
tìm thấy mối liên hệ nào giữa công bố tự nguyện và sở hữu quản lý.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng sở hữu quản lý tác động nghịch
chiều đến mức độ công bố tự nguyện, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mà quản lý
chủ yếu bao gồm các thành viên trong gia đình. Chau và Gray (2002) phát hiện ra
mối tương quan âm giữa sở hữu gia đình và thực hành công bố thông tin tự nguyện
của các doanh nghiệp niêm yết tại Hồng Kông và Singapore. Ho và Wong (2001);
Eng và Mak (2003) báo cáo kết quả tương tự khi xem xét các doanh nghiệp niêm yết
lần lượt ở Hồng Kông và Singapore. Tuy nhiên các nghiên cứu này đánh giá mức độ

công bố thông tin trên cả hai phương diện thông tin tài chính và phi tài chính, không
đánh giá riêng mức độ CBTTTNXH.
Trong khi đó, Ghazali (2007) thực hiện nghiên cứu tại Malaysia, chứng minh
những doanh nghiệp mà nhà quản lý và giám đốc điều hành nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu
cao, có xu hướng công bố ít thông tin liên quan đến TNXH hơn trong BCTN. Bên
cạnh đó, theo Oh và cộng sự (2011), ở một số nước Châu Á, đặc biệt những nước mà
nhà quản lý chịu ít áp lực thể chế liên quan đến các vấn đề xã hội, thì nhiều khả năng
họ sẽ theo đuổi các chiến lược ngắn hạn để tăng lợi nhuận hơn là đầu tư hoạt động
cộng đồng và CBTTTNXH. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Khan và cộng sự (2013)
tại Việt Nam cũng phát hiện ra mối tương quan âm giữa sở hữu quản lý và
CBTTTNXH. Tuy nhiên, khi xem xét những doanh nghiệp định hướng xuất khẩu,
các tác giả nhận thấy nhà quản lý có xu hướng báo cáo nhiều thông tin TNXH hơn
do áp lực từ khách hàng quốc tế.
1.2.2. Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước với CBTTTNXH
Nhiều nghiên cứu trước đã chứng minh rằng cấu trúc sở hữu phân tán sẽ góp
phần tăng thêm áp lực trong việc công bố tự nguyện (Ullmann, 1985, Chau and Gray,
2002). Kết quả nghiên cứu của Ghazali (2007) chỉ ra rằng những doanh nghiệp mà
nhà nước là cổ đông lớn, sẽ công bố nhiều thông tin TNXH hơn trong BCTN. Phần
lớn các doanh nghiệp trong số này được cổ phần hóa theo chính sách kinh tế, chính


14

trị quốc gia. Do được thành lập với mục đích đặc biệt, nên các doanh nghiệp càng
phải tham gia nhiều hơn vào hoạt động xã hội, cộng đồng để báo hiệu rằng doanh
nghiệp đang hoạt động theo kỳ vọng của quốc gia. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Eng và Mak (2003) về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và các thành phần
trong HĐQT đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của 158 doanh nghiệp niêm
yết trên sàn chứng khoán Singapore.
Thực hiện nghiên cứu tại Malaysian, Said và cộng sự (2009) kiểm chứng tác

động của sở hữu nhà nước đến mức độ CBTTTNXH và báo cáo rằng sự can thiệp của
chính phủ có thể tạo áp lực cho các doanh nghiệp công bố thông tin nhiều hơn, bởi vì
chính phủ là một cơ quan được công chúng tin tưởng. Tiếp sau đó, Khan và cộng sự
(2013) cũng đưa ra kết quả nhất quán. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi một doanh nghiệp
được nhà nước sở hữu thì vấn đề trách nhiệm xã hội có thể trở nên rất quan trọng do
chịu nhiều áp lực từ cộng đồng. Vì vậy, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước có
xu hướng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội và công bố hoạt động này để
đảm bảo tính hợp pháp cho sự tồn tại của mình.
1.2.3. Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với CBTTTNXH
Yêu cầu công bố thông tin của các cổ đông không giống nhau, và yêu cầu này
càng khắt khe hơn khi cổ đông nước ngoài nắm giữ tỷ lệ lớn cổ phiếu của doanh
nghiệp (Craswell & Taylor, 1992; Schipper, 1981). Haniffa và Cooke (2005) thực
hiện nghiên cứu vấn đề CBTTTNXH của 139 doanh nghiệp phi tài chính được niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur, tại Malaysia, đã đưa ra bằng chứng
ủng hộ cho giả thuyết sở hữu nước ngoài có mối tương quan dương với mức độ công
bố thông tin tự nguyện. Hai tác giả này phát biểu rằng các doanh nghiệp có vốn sở
hữu nước ngoài lớn có xu hướng CBTTTNXH nhiều hơn, hành động này được coi là
một chiến lược hợp pháp mang tính chủ động nhằm làm hài lòng những nhà đầu tư
đạo đức; từ đó, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Khan và cộng sự (2013). Đặc biệt, Khan (2010) đưa ra bằng chứng


15

thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại tư nhân của Việt Nam, báo cáo tỷ lệ sở
hữu bởi cổ đông nước ngoài tác động đáng kể tới mức độ CBTTTNXH.
Tuy nhiên, khi xem xét các doanh nghiệp ở Pakistan, bằng chứng thực nghiệm
của Majeed và cộng sự (2015) báo cáo kết quả ngược lại, cho rằng cổ đông nước
ngoài không quan tâm đến việc công bố hoạt động cộng đồng của doanh nghiệp. Điều
này cho thấy mặc dù mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và CBTTTNXH đã được

đề cập đến trong các nghiên cứu, nhưng vẫn chưa thực sự thống nhất về kết quả.
1.2.4. Mối quan hệ giữa thành viên độc lập HĐQT với CBTTTNXH
Forker (1992, trang 112-113) lập luận rằng việc đưa các thành viên không điều
hành vào HĐQT sẽ cải thiện chất lượng công bố thông tin tài chính. Bằng chứng thực
nghiệm của Chen và Jaggi (2000) tại Hồng Kông, ủng hộ lập luận này, cho rằng tỷ lệ
tổng số thành viên độc lập HĐQT trên tổng số thành viên HĐQT có tác động tích cực
đến tính toàn diện của thông tin tài chính được công khai. Eng và Mak (2003) kế thừa
ý tưởng của Chen và Jaggi (2000), mở rộng nghiên cứu và đo lường mức độ công bố
thông tin tự nguyện. Tuy nhiên, công trình của hai tác giả này lại đạt được kết quả
đối lập, cho rằng việc gia tăng số thành viên độc lập HĐQT làm giảm mức độ công
bố thông tin tự nguyện.
Trong khi đó, Khan và cộng sự (2013) đưa ra bằng chứng cho thấy các doanh
nghiệp có tỷ lệ thành viên độc lập HĐQT cao công bố nhiều thông tin TNXH hơn.
Điều này phù hợp với kết quả được báo cáo từ những nghiên cứu trước (Barako,
Hancock, & Izan, 2006; Harjoto & Jo, 2011).
Bên cạnh đó, Majeed và cộng sự (2015) cũng nghiên cứu tác động của thành
viên độc lập HĐQT đến việc CBTTTTXH của các doanh nghiệp Pakistan; tuy nhiên,
các tác giả không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hai nhân tố và
nhận định rằng thành viên độc lập HĐQT có khả năng chú trọng thông tin tài chính
hơn các báo cáo hoạt động xã hội. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước
đó của Ho và Wong (2001).


16

1.2.5. Mối quan hệ giữa vai trò kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT với
CBTTTNXH
Bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của vai trò kiêm nhiệm giữa CEO và
chủ tịch HĐQT với CBTTTNXH chưa thực sự thống nhất. Kết quả nghiên cứu của
Haniffa và Cooke (2005) tìm ra mối tương quan dương giữa hai nhân tố này. Các tác

giả cho rằng những chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm vị trí CEO mà quan tâm đến môi
trường kinh doanh sẽ đưa ra quyết định CBTTTNXH với mục đích nhất định. Việc
CBTTTNXH được thực hiện như một chiến lược hợp pháp để xoa dịu các mối lo ngại
của cộng đồng. Trong khi đó, với mẫu nghiên cứu là các ngân hàng thương mại lớn
ở Mỹ trong giai đoạn 2009-2011, Jizi và cộng sự (2014) đề xuất giả thuyết vai trò
kiêm nhiệm CEO tác động nghịch chiều đến mức độ CBTTTNXH. Tuy nhiên, kết
quả không như kỳ vọng, các tác giả tìm thấy mối tương quan dương có ý nghĩa thống
kê giữa hai nhân tố nhưng chưa đưa ra lý do giải thích cho mối tương quan này.
Mặt khác, Cheng và Courtenay (2006) chứng minh rằng vai trò kiêm nhiệm
giữa CEO và chủ tịch HĐQT không có mối tương quan nào với mức độ công bố
thông tin tự nguyện. Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Khan và cộng sự (2013) cũng
không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa vai trò kiêm nhiệm với mức
độ CBTTTTXH và cho rằng trong bối cảnh Việt Nam, vai trò kiêm nhiệm CEO và
chủ tịch HĐQT không có ý nghĩa nhiều trong hầu hết mọi trường hợp.
1.2.6. Mối quan hệ giữa ủy ban kiểm toán với CBTTTNXH
McMullen (1996) báo cáo rằng sự hiện diện của một ủy ban kiểm toán hiệu
quả góp phần gia tăng mức độ tin cậy của báo cáo tài chính, từ đó, giảm thông tin bất
cân xứng giữa người quản lý với nhà đầu tư bên ngoài và các bên liên quan khác.
Pomeroy và Thornton (2008) tiến hành phân tích tổng hợp tác động của ủy ban kiểm
toán đối với chất lượng báo cáo tài chính và báo cáo sự hiện diện của ủy ban kiểm
toán tác động thuận đến chất lượng báo cáo tài chính ở các nền kinh tế mới nổi. Trong
khi Forker (1992) chỉ tìm thấy mối tương quan yếu giữa sự hiện diện của ủy ban kiểm
toán và mức độ công bố thông tin tự nguyện, Ho và Wong (2001) đưa ra bằng chứng


×