Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

PHÙNG THỊ THU HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG DOANH THU ĐẾN
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----o0o----PHÙNG THỊ THU HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG DOANH THU ĐẾN
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài: "Tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành
quả hoạt động của doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm
yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán TP. Hồ Chí Minh" là công trình nghiên cứu do
tác giả tự thực hiện. Các số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ những nguồn đáng
tin cậy. Tác giả đã sử dụng kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của người hướng
dẫn khoa học để thực hiện nghiên cứu này. Kết quả của nghiên cứu chưa từng được
ai công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 02 năm 2018
Tác giả

Phùng Thị Thu Hương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................1
MỤC LỤC ..............................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................1
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.


Lý do chọn đề tài .........................................................................................1

2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................3

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................4

4.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4

5.

Đóng góp của đề tài.....................................................................................5

6.

Bố cục của đề tài .........................................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................6
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ..............................................................................6
1.2 Các nghiên cứu trong nước ...............................................................................8
1.3 Nhận xét và xác định khe trống nghiên cứu. ....................................................9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................12
2.1 Tổng quan về tăng trưởng doanh nghiệp ........................................................12
2.1.1 Khái niệm tăng trưởng doanh nghiệp ......................................................12
2.1.2 Đo lường sự tăng trưởng .........................................................................12

2.2 Tổng quan về thành quả hoạt động doanh nghiệp ..........................................13
2.2.1 Khái niệm thành quả hoạt động ...............................................................13
2.2.2 Chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động ...................................................13
2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và thành quả hoạt động doanh nghiệp ...........15
2.4 Tổng quan về quy mô, tuổi, tỷ lệ nợ trên nguồn vốn của doanh nghiệp. .......17
2.5 Lý thuyết nền ..................................................................................................18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................19


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................20
3.1 Khung nghiên cứu chung ................................................................................20
3.2 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................21
3.2.1 Quy trình nghiên cứu ...............................................................................21
3.2.2 Xây dựng giả thuyết ................................................................................22
3.2.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến ...................................................27
3.2.4 Đo lường biến nghiên cứu .......................................................................30
3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................................36
3.3.1 Mẫu nghiên cứu .......................................................................................36
3.3.2 Công cụ xử lý, phân tích dữ liệu .............................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................41
4.1 Dữ liệu nghiên cứu..........................................................................................41
4.2 Thống kê mô tả ...............................................................................................41
4.3 Phân tích tương quan và kiểm tra đa cộng tuyến ............................................44
4.4 Kết quả phân tích hồi quy ...............................................................................45
4.4.1 Phân tích hồi quy mô hình 1 ....................................................................45
4.4.2 Phân tích hồi quy mô hình 2 ....................................................................51
4.4.3 Phân tích hồi quy mô hình 3 ....................................................................56
4.5 Kiểm định các giả thuyết và bàn luận về kết quả nghiên cứu ........................61
4.5.1 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................................61

4.5.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu ...................................................................64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .....................................................................................65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU......................................67
5.1 Kết luận ...........................................................................................................67
5.2 Hàm ý quản lý .................................................................................................68
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai ........................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

HOSE

Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

TP

Thành phố



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Mã hóa tên biến .................................................................................28
Bảng 4.1 Danh sách 10 lĩnh vực phân theo chuẩn GICS trên HOSE. .............37
Bảng 4.2 Mô tả số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. ......................41
Bảng 4.3 Thống kê mô tả biến .........................................................................42
Bảng 4.4 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến .....................................44
Bảng 4.5 Kết quả xác định nhân tố phóng đại phương sai VIF .......................45
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mô hình 1a theo 2 phương pháp .............................46
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình 1a sau khi khắc phục phương sai sai số thay
đổi ..............................................................................................................................46
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mô hình 1b theo 2 phương pháp .............................47
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình 1b sau khi khắc phục phương sai sai số thay
đổi ..............................................................................................................................48
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình 1c theo 2 phương pháp ...........................49
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy mô hình 1c sau khi khắc phục phương sai sai số thay
đổi ..............................................................................................................................50
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy mô hình 2a theo 2 phương pháp ...........................51
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy mô hình 2a sau khi khắc phục phương sai sai số thay
đổi ..............................................................................................................................52
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy mô hình 2b theo 2 phương pháp ...........................52
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy mô hình 2b sau khi khắc phục phương sai sai số thay
đổi ..............................................................................................................................53
Bảng 4.16 Kết quả hồi quy mô hình 2c theo 2 phương pháp ...........................54
Bảng 4.17 Kết quả hồi quy mô hình 2c sau khi khắc phục phương sai sai số thay
đổi ..............................................................................................................................55
Bảng 4.18 Kết quả hồi quy mô hình 3a theo 2 phương pháp ...........................56
Bảng 4.19 Kết quả hồi quy mô hình 3a sau khi khắc phục phương sai sai số thay
đổi ..............................................................................................................................57

Bảng 4.20 Kết quả hồi quy mô hình 3b theo 2 phương pháp ...........................57


Bảng 4.21 Kết quả hồi quy mô hình 3b sau khi khắc phục phương sai sai số thay
đổi ..............................................................................................................................58
Bảng 4.22 Kết quả hồi quy mô hình 3c theo 2 phương pháp ...........................59
Bảng 4.23 Kết quả hồi quy mô hình 3c sau khi khắc phục phương sai sai số thay
đổi ..............................................................................................................................60
Bảng 4.24 Bảng tổng hợp kết quả phân tích hồi quy .......................................61
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Khung nghiên cứu .............................................................................20
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu .........................................................................21
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................27


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra ngày càng
sâu rộng, nền kinh tế càng phát triển tạo ra càng nhiều áp lực cho các doanh nghiệp,
vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại thì nó phải không ngừng phát triển và nâng cao
năng lực cạnh tranh. Trong khi đó, doanh nghiệp được đánh giá là có vị trí đặc biệt
quan trọng, đóng vai trò quyết định đến quá trình phát triển của nền kinh tế. Do vậy,
quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm của các đối tượng
hữu quan cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các đối tượng này sẽ dựa trên
thành quả hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp.
Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2014) hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp, nó phản ảnh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, các

báo cáo của kế toán. Thành quả hoạt động được hiểu đơn giản là kết quả có được từ
quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Ismail et al. (2014) cho rằng
đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp là rất quan trọng đối với một tổ chức
bởi vì nó quyết định giá trị sẽ được phân bổ cho các đối tượng hữu quan. Theo Abbasi
và Malik (2015) việc đánh giá thành quả hoạt động là một quá trình phức tạp, bởi quá
trình hoạt động của doanh nghiệp luôn bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau. Trên
thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt
động của doanh nghiệp. Theo Houthoofd và Hendrickx (2012) thành quả của doanh
nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cụ thể như sự không đồng nhất trong các nguồn
lực và năng lực, cũng như sự khác biệt trong chiến lược và sự cạnh tranh của công ty.
Cụ thể một số nhân tố đặc trưng quan trọng của doanh nghiệp như: chiến lược đầu tư
và phát triển, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, đòn bẩy tài chính,….
Cũng theo Houthoofd và Hendrickx (2012) việc xác định được các nhân tố biến đổi
trong xác định thành quả hoạt động của doanh nghiệp là một trong những nền tảng
của nghiên cứu về doanh nghiệp, điều đó nói lên tầm quan trọng tương đối của các
yếu tố như tuổi, quốc gia, ngành, nhóm chiến lược, .v.v.


2

Theo Abbasi và Malik (2015) tổng hợp các lý thuyết của một số nhà nghiên cứu
đã lập luận rằng sự tăng trưởng có tác động tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích tăng trưởng hay cụ thể là tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp là một
nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh, mức độ tăng trưởng doanh
thu luôn được các nhà quản trị quan tâm, bằng chứng được nêu ra là tăng trưởng
doanh thu luôn là chỉ tiêu hàng đầu được đặt ra trong kế hoạch kinh doanh của nhiều
doanh nghiệp.
Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu về mức độ tăng trưởng tác động đến thành
quả hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ, Delmar và cộng sự (2013) nghiên cứu về tác
động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động, tác giả Abbasi và Malik

(2015) nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp tới tác động giữa
tăng trưởng tài sản đến thành quả doanh nghiệp. Ở Việt Nam, cũng có một số nghiên
cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào tập trung nghiên
cứu về mức độ tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của
doanh nghiệp ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, một vấn đề luôn được quan tâm là xác định thước đo để đo lường
thành quả hoạt động của doanh nghiệp, với điều kiện hoạt động khác nhau, các tổ
chức cần có những thước đo thành quả hoạt động phù hợp để đánh giá đúng kết quả
hoạt động của doanh nghiệp. Theo Ismail et al. (2014) có nhiều thước đo được sử
dụng để đo lường thành quả hoạt động của tổ chức. Các nghiên cứu đánh giá về thành
quả hoạt động trước đây hầu hết chỉ sử dụng thước đo như tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE),… Chưa thấy có nghiên cứu
về các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp, mà thành quả
hoạt động được đo lường bằng thước đo dựa trên giá trị như giá trị kinh tế tăng thêm
(EVA) hay EVA Momentum (EVAM – tạm dịch là đà giá trị kinh tế tăng thêm). Các
nghiên cứu trước đây cho thấy, EVA là một thước đo được nhiều nhà nghiên cứu ủng
hộ khi đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp vì nó loại bỏ được một số hạn
chế của thông tin kế toán, đưa ra đánh giá khách quan và tin cậy hơn.


3

Nghiên cứu về mức độ tác động của tăng trưởng, đặc biệt là tăng trưởng doanh
thu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp là một đề tài không mới ở các nước,
nhưng nó vẫn là một chủ đề quan trọng luôn nhận được sự quan tâm của các đối tượng
liên quan. Doanh nghiệp cần xác định thành quả hoạt động để xem xét lại quá trình
hoạt động, nắm bắt các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả, cũng như sự tác động qua
lại lẫn nhau giữ các nhân tố trong hoạt động kinh doanh để có chính sách quản lý hiệu
quả. Xuất phát từ các thực tiễn nêu trên, tác giả chọn thực hiện đề tài "Tác động của

tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp: Nghiên cứu thực
nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh", nhằm mục đích tìm hiểu về tác động của tăng trưởng doanh thu (biến độc lập)
đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp (biến phụ thuộc), đồng thời xem xét tác
động này trong điều kiện có các nhân tố như quy mô, tuổi doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên
nguồn vốn (biến điều tiết), cũng như việc đưa lần lượt các thước đo thành quả hoạt
động khác nhau vào mô hình nghiên cứu để xem xét các mối quan hệ nêu trên.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung: đề tài tập trung vào nghiên cứu tác động của tăng trưởng doanh
thu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
- Kiểm định tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của
doanh nghiệp.
- Kiểm tra mức độ điều tiết của nhân tố quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh
nghiệp, tỷ lệ nợ trên nguồn vốn tới sự tác động của tăng trưởng đến thành quả hoạt
động của doanh nghiệp.
- So sánh mức độ khác biệt về kết quả của mô hình nghiên cứu khi sử dụng các
thước đo khác nhau trong đo lường thành quả hoạt động.
Câu hỏi nghiên cứu: đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
(1) Mức độ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng như thế nào đến thành quả hoạt
động của doanh nghiệp?


4

(2) Những nhân tố như quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp hay số năm
thành lập và tỷ lệ nợ trên nguồn vốn có ảnh hưởng điều tiết tới sự tác động của tăng
trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp hay không?
(3) Kết quả của mô hình nghiên cứu có khác biệt như thế nào khi sử dụng các

thước đo khác nhau trong đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của tăng trưởng doanh thu đến
thành quả hoạt động của doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng các biến điều tiết tới sự
tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu dữ liệu về các doanh nghiệp phi tài
chính trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 5 năm từ 20122016. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ BCTN và BCTC của
các doanh nghiệp và các số liệu khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn
2012-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với các bước cụ thể như
sau:
Bước 1: Thu thập các dữ liệu trên BCTC của các công ty niêm yết trên Sàn giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, các dữ liệu trên thị trường chứng khoán.
Thu thập và phân loại thông tin về ngành nghề, số năm thành lập (tuổi doanh nghiệp),
quy mô, tỷ lệ nợ, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và thành quả hoạt động của doanh
nghiệp.
Bước 2: Lược khảo các nghiên cứu trước đây về thành quả hoạt động, tăng
trưởng doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn.
Bước 3: Thực hiện phương pháp phân tích thống kê, phân tích tương quan, phân
tích hồi quy dữ liệu bảng (data panel) theo hai phương pháp gồm kiểm định mô hình
hồi quy FEM, REM để tìm kết quả trả lời các câu hỏi nghiên cứu.


5

5. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy mức độ tác động của tăng trưởng
doanh thu đến thành quả hoạt động; mức độ điều tiết của các biến tuổi, quy mô, tỷ lệ
nợ tới sự tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của các doanh

nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh; sự ảnh hưởng của
việc lựa chọn thước đo thành quả hoạt động đến các mối quan hệ trên. Kết quả của
đề tài là tài liệu tham khảo hữu ít cho các đối tượng hữu quan trong việc ra quyết định
quản lý và đầu tư.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm Phần mở đầu và 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương này tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến
đề tài tăng trưởng tác động đến thành quả hoạt động. Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét
và xác định hướng nghiên cứu của tác giả.
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Tác giả lược khảo một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và
thành quả hoạt động của doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, các bài nghiên cứu
cũng cho kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa biến tăng trưởng và biến thành quả
hoạt động.
Coad (2010) "Exploring the processes of firm growth: Evidence from a vector
auto-regression". Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS và phương pháp hồi quy
LAD để xem xét mối tương quan giữa các biến nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản
xuất có từ 20 nhân viên trở lên ở Pháp giai đoạn 1996-2004. Mục tiêu của tác giả
nhằm xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của các công ty
ngành công nghiệp sản xuất. Trong đó tăng trưởng được xem xét ở hai khía cạnh:

tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng việc làm. Biến thành quả được tác giả sử dụng
là GOS (đây được coi là một chỉ báo về kết quả tài chính, đôi khi được gọi là lợi
nhuận). Kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng ảnh hưởng của tăng trưởng lợi
nhuận đến tăng trưởng doanh thu là tương đối thấp. Và ngược lại, tác giả cho rằng
tốc độ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.
Jang and Park (2011) "Inter-relationship between firm growth and profitability".
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để nghiên cứu về mối quan hệ giữa

tăng trưởng (cụ thể tăng trưởng doanh thu) và lợi nhuận . Tác giả nghiên cứu các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà hàng tại Mỹ giai đoạn từ năm 1978 đến 2007.
Kết quả cho thấy tỷ suất lợi nhuận kỳ trước có tác động tích cực đến tăng trưởng

kỳ hiện tại, nhưng tỷ lệ tăng trưởng hiện tại có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi
nhuận hiện tại trong ngành công nghiệp nhà hàng.
Lee (2013) "The relationship between growth and profit: evidence from firmlevel panel data". Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng để


7

kiểm tra mối quan hệ của sự tăng trưởng và lợi nhuận hoạt động của các công ty niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Kết quả cho thấy có mối quan hệ 2
chiều giữa biến tăng trưởng và biến lợi nhuận. Trong một số trường hợp biến tăng
trưởng tác động tích cực đến lợi nhuận và biến lợi nhuận ảnh hưởng tiêu cực đến biến
tăng trưởng. Tác giả nhận định tác động tiêu cực của lợi nhuận đến tăng trưởng chưa
được phát hiện trong các nghiên cứu trước đây, kết quả khác biệt này có thể xảy ra
do sự khác nhau về hoàn cảnh quốc gia. Một phát hiện đáng chú ý khác của tác giả là
tác động của tăng trưởng trên lợi nhuận chỉ là tích cực trong trường hợp các công ty
cũ, không phải trong trường hợp công ty mới.
Yoo và Kim (2015) "The dynamic relationship between growth and profitability
under long-term recession: The case of Korean construction companies". Tác giả

nghiên cứu dữ liệu của 263 công ty xây dựng của Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2014
(Đây là nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn đặc biệt, khi nền kinh tế Hàn Quốc
gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu) nhằm xác định mối quan hệ giữa tăng
trưởng và lợi nhuận của các công ty vừa và nhỏ thuộc ngành xây dựng trong giai đoạn
kinh tế tương đối ổn định và giai đoạn kinh tế trì trệ. Tác giả sử dụng cả ba loại thước
đo tăng trưởng là tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng tài sản, tăng trưởng việc làm.
Biến kiểm soát gồm tuổi, tỷ lệ lưu chuyển tiền mặt, tỷ lệ nợ trên tài sản. Tác giả sử
dụng thước đo ROA để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tăng trưởng trong quá khứ có thể có tác động tích cực đến thành
quả hiện tại, ngược lại lợi nhuận có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của doanh
nghiệp. Tác giả nhấn mạnh doanh nghiệp phải duy trì sự cân bằng giữa chiến lược
tăng trưởng và thành quả hoạt động.
Abbasi and Malik (2015): "Firms’ Size Moderating Financial Performance in
Growing Firms: An Empirical Evidence from Pakistan". Tác giả sử dụng phương
pháp kiểm tra dữ liệu gốc đơn vị, kiểm tra nhân tố VIF, phương pháp phân tích hồi
quy để phân tích dữ liệu của 50 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Karachi,
Pakistan nhằm xem xét mức độ điều tiết của quy mô doanh nghiệp đến mối quan hệ
giữa tăng trưởng và thành quả hoạt động. Biến tăng trưởng được nghiên cứu là tăng


8

trưởng tài sản của doanh nghiệp, thước đo ROA được sử dụng cho biến thành quả
hoạt động, biến điều tiết là quy mô doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho
thấy biến quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng điều tiết đến mối quan hệ giữa tăng
trưởng và thành quả công ty, cụ thể tăng trưởng doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực
đến ROA dưới tác động điều tiết của biến quy mô doanh nghiệp. Tác giả chỉ ra rằng
nhà quản trị cần chú ý cả tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp trong việc xem xét
quá trình hoạt động doanh nghiệp.
Có nhiều thước đo để đo lường sự tăng trưởng của doanh nghiệp được sử dụng

trong các nghiên cứu trước đây như: tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng tài sản, tăng
trưởng nhân viên và các thước đo khác. Trong đó, hai thước đo phổ biến được đề cập
nhiều nhất trong các nghiên cứu trước đây là tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng tài
sản.
Biến tăng trưởng doanh thu được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu của
các tác giả nước ngoài. Hầu hết kết quả của các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng tăng
trưởng doanh thu có tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp, mức độ tác
động giữa các biến có sự khác nhau trong các nghiên cứu. Tương tự, hầu hết các
nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng tài sản có tác động đến thành quả hoạt động của
doanh nghiệp.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Theo lược khảo của tác giả, các nghiên cứu trong nước đều thực hiện theo hướng
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động doanh nghiệp, trong đó có
đó có đề cập đến nhân tố tăng trưởng doanh nghiệp, như:
Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014) "Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên
Thị trường Chứng khoán Việt Nam". Tác giả nghiên cứu dữ liệu về 58 doanh nghiệp
bất động sản đang giao dịch trên hai sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên Thị
trường Chứng khoán Việt Nam. Các biến nghiên cứu gồm: biến phụ thuộc ROE và


9

ROA; 9 biến độc lập gồm tỷ lệ nợ, tỷ lệ tiền vay ngân hàng trên tổng nợ, tỷ lệ tài sản
cố định trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn cổ phiếu quỹ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ hàng tồn
kho trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng
chi phí hoạt động, giới tính lãnh đạo, tốc độ tăng tổng tài sản, thời gian hoạt động của
doanh nghiệp. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dựa vào phương

pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng các nhân tố. Với kết quả mô hình cho
thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ nợ,
tỷ lệ tiền vay ngân hàng trên tổng nợ, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, tỷ lệ cổ
phiếu quỹ trên tổng vốn cổ phần, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên
tổng chi phí hoạt động, thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tốc độ tăng tài sản không có tác động đáng kể đến ROA và ROE.
Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) "Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ".
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính đa
biến để phân tích dữ liệu về 389 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hai năm 2008 -2009
và dự báo đến hết năm 2010 nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. Cần Thơ. Các biến
nghiên cứu gồm biến phụ thuộc là ROS; 6 biến độc lập gồm số hỗ trợ của nhà nước
mà doanh nghiệp tiếp nhận, tuổi doanh nghiệp, trình độ học vấn của chủ doanh
nghiệp, quy mô doanh nghiệp, mối quan hệ xã hội, tốc độ tăng doanh thu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ,
trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã
hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP. Cần Thơ. Trong đó, kết quả cho
thấy tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.3 Nhận xét và xác định khe trống nghiên cứu.
Qua lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy có nhiều
nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và thành quả hoạt động. Trong khi các


10

hướng nghiên cứu của các tác giả nước ngoài là xem xét mối quan hệ cụ thể giữa sự
tăng trưởng và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam, các nhà

nghiên cứu thường làm theo hướng phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt
động, trong đó, biến tăng trưởng được nhắc đến như là một nhân tố tác động đến
thành quả hoạt động.
Trong các nghiên cứu biến tăng trưởng được đo bằng nhiều cách khác nhau như:
tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng tài sản, tăng trưởng nhân viên. Đối với biến thành
quả hoạt động, các tác giả cũng sử dụng nhiều thước đo khác nhau như: ROA, ROS,
ROE, v.v. Ngoài các thước đo nêu trên, trong các nghiên cứu khác về thành quả hoạt
động, nhiều tác giả còn sử dụng thước đo khác là EVA – giá trị kinh tế tăng thêm
hoặc EVAM – đà giá trị kinh tế tăng thêm (tính toán dựa trên EVA). EVA là một
thước đo được nhiều tác giả ủng hộ trong việc đánh giá thành quả hoạt động của
doanh nghiệp (Sabol và Sverer (2017); Pruthy, S. (2013); Nguyễn Thế Hùng,
(2012);…).
Nhìn chung, đã có nhiều tác giả ở các quốc gia khác nghiên cứu về mối quan hệ
giữa tăng trưởng và thành quả hoạt động, kết quả nghiên cứu của các tác giả có sự
khác biệt đáng kể về mối quan hệ này. Có thể nói đây là một đề tài phổ biến, nhận
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, ở
Việt Nam tác giả chưa thấy có nghiên cứu nào nghiên cứu riêng về mức độ tác động
của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp của các doanh
nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán. Trong khi đó, trong hầu hết các kế hoạch hoạt
động của các doanh nghiệp Việt Nam đều đề cập đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu
cho kỳ hoạt động tương lai. Điều này cho thấy, tăng trưởng doanh thu luôn là một
vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm
hiểu. Bên cạnh đó, việc đo lường thành quả hoạt động trong xem xét mức độ tác động
của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của các nghiên cứu trước chưa
sử dụng thước đo thành quả dựa trên giá trị như thước đo EVAM.
Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy quá trình hoạt động kinh doanh sẽ bị tác
động bởi nhiều nhân tố (Houthoofd và Hendrickx (2012); Delmar và các cộng sự


11


(2013)) như thời gian thành lập, ngành nghề, tỷ lệ nợ,… Do đó, khi nghiên cứu về
tăng trưởng và thành quả hoạt động thì cần phải quan tâm đến các nhân tố khác, để
đưa ra kết quả có tính độ tin cậy cao hơn.
Sau khi tìm hiểu và lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả đặt ra một số câu
hỏi như sau: (1) Mức độ tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động
của doanh nghiệp Việt Nam như thế nào (tích cực hay tiêu cực hay không có tác
động)? (2) Mức độ tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động khi
nghiên cứu ở Việt Nam có giống với kết quả nghiên cứu ở các quốc gia khác hay
không? (3) Các đặc điểm khác nhau của doanh nghiệp như tuổi, quy mô, tỷ lệ nợ của
doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ tác động của tăng trưởng doanh
thu đến thành quả hoạt động? (4) Có sự khác biệt về kết quả của mô hình nghiên cứu
khi sử dụng các thước đo thành quả khác nhau?
Để trả lời các câu hỏi nêu trên, cũng như lấp đầy khe trống nghiên cứu tác giả
thực hiện đề tài “Tác động của tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của
các doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này, tác giả lược khảo một số nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên
cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, các
thước đo để đo lường tăng trưởng và thành quả hoạt động, các phương pháp xử lý và
phân tích dữ liệu nghiên cứu. Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả đã tìm được khe
trống nghiên cứu, tìm hiểu và kế thừa các phương pháp nghiên cứu phù hợp, làm cơ
sở để thực hiện đề tài nghiên cứu của bản thân.


12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về tăng trưởng doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm tăng trưởng doanh nghiệp
Theo Kouser et al. (2012) tăng trưởng trong phạm vi của công ty là một quá trình
lâu dài, từng bước một, nó có thể được định nghĩa là tăng doanh thu, mở rộng quy
mô kinh doanh thông qua việc mua lại hoặc sáp nhập, tăng trưởng lợi nhuận, phát
triển sản phẩm và tăng số lượng nhân viên của công ty.
2.1.2 Đo lường sự tăng trưởng
Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng làm thước đo để đo lường mức độ tăng trưởng
của doanh nghiệp, theo Tingler (2015) việc lựa chọn thước đo tăng trưởng tiềm năng
có thể ảnh hưởng đến những kết quả của các nghiên cứu học thuật và do đó các thước
đo cần phải được lựa chọn một cách khôn ngoan. Theo đó tùy theo mục đích nghiên
cứu, các tác giả sẽ có lập luận khác nhau về việc lựa chọn thước đo tăng trưởng phù
hợp.
Carrizosa (2007) tổng hợp các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các chỉ tiêu đo
lường tăng trưởng như: Giá trị tài chính hoặc thị trường chứng khoán; Số lượng nhân
viên; Doanh thu; Năng lực sản xuất; Giá trị sản xuất; Giá trị gia tăng của sản xuất.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều chỉ tiêu đo lường tăng trưởng, theo sự tổng
hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước đây cho thấy có ba chỉ tiêu được sử dụng phổ
biến để đo lường tăng trưởng doanh nghiệp gồm tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng
tài sản, tăng trưởng số lượng nhân viên. Mức độ tăng trưởng doanh thu là chỉ tiêu
được tính toán tương đối dễ dàng: tăng trưởng doanh thu hay tỷ lệ tăng trưởng doanh

thu là mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ.
Tăng trưởng tài sản, tăng trưởng số lượng nhân viên cũng được ghi nhận tương tự
tăng trưởng doanh thu.
Các đề tài nghiên cứu trước đây cho thấy có hai hướng chính khi nghiên cứu về
tăng trưởng doanh nghiệp: hướng thứ 1 nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự

tăng trưởng của doanh nghiệp và hướng thứ 2 nghiên cứu về mối quan hệ giữa
tăng trưởng và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giải thích



13

mối quan hệ giữa sự tăng trưởng của công ty và lợi nhuận hoạt động của doanh
nghiệp, Yoo and Kim (2015) cũng như nhiều tác giả khác cho rằng cần bổ sung
vào mô hình các yếu tố khác để có thể đưa ra kết quả thuyết phục hơn.
2.2 Tổng quan về thành quả hoạt động doanh nghiệp
2.2.1 Khái niệm thành quả hoạt động
Thành quả hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề rất được các đối tượng
hữu quan quan tâm. Thành quả hoạt động là kết quả đạt được sau một quá trình hoạt
động trên cơ sở nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, đây là một trong những nền tảng
quan trọng cho các quyết định quản lý và đầu tư.
Theo Nguyễn Thế Hùng (2012) việc đánh giá kết quả hoạt động giúp doanh
nghiệp có thể hiểu rõ được thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh và tiềm lực tài
chính bản thân, nắm được vị thế hiện tại để thực hiện các điều chỉnh cần thiết, nhằm
nâng cao thành quả hoạt động trong tương lai.
2.2.2 Chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động
Các nghiên cứu trước đây cho thấy có nhiều thước đo được dùng để đo lường
thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo Nguyễn Thế Hùng (2012) mỗi thước đo
điều có đóng góp và hạn chế khác nhau trong việc đánh giá thành quả hoạt động.
Theo tổng hợp của tác giả, các thước đo được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên
cứu trước đây để đánh giá thành quả hoạt động là ROA – tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản, ROS – tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, ROE – tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu. Ưu điểm của các thước đo nêu trên là dễ dàng tính toán, tuy nhiên theo Nguyễn
Thế Hùng (2012) các thước đo nêu trên có một số hạn chế như: (1) Các hệ số về khả
năng sinh lợi không tính đến rủi ro mà công ty phải đối mặt. (2) Số liệu trong quá khứ
được sử dụng và không thể hiện được dự báo về lợi ích trong tương lai. (3) Các hệ số
này đơn thuần chỉ thể hiện kết quả dựa trên giá trị ghi sổ mà chưa tính đến giá trị thị
trường. (4) Trong một số trường hợp bị áp lực về thành tích, các nhà quản lý có xu
hướng chỉ quan tâm đến việc làm tăng ROA, ROE trong ngắn hạn mà không quan

tâm đến lợi ích dài hạn của doanh nghiệp.


14

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng EVA giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo tối ưu. Đây là một thước đo thành quả doanh
nghiệp được đề xuất bởi Stewart & Co vào đầu những năm 1990. Nghiên cứu của
Sabol và Sverer (2017) chỉ ra rằng EVA là một biện pháp tài chính nhấn mạnh đến
việc tối đa hóa giá trị của cổ đông, chứ không chỉ là tối đa hóa lợi nhuận ròng, nghiên
cứu cũng cho thấy EVA là một trong những biện pháp được ủng hộ rộng rãi để đo
lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tác giả tổng hợp nhiều nghiên cứu về EVA cho thấy có thể định nghĩa EVA
đơn giản là lợi nhuận ròng sau thuế và sau chi phí vốn. Điều này dẫn đến sự khác biệt
của EVA với các thước đo hiệu suất truyền thống khác, khi các thước đo truyền thống
chủ yếu dựa vào dữ liệu trên sổ sách để tính toán, còn tính toán EVA thì các điều
chỉnh dữ liệu phải được thực hiện để loại bỏ các thông tin không hợp lý, tăng độ tin
cậy của kết quả về hiệu suất hoạt động. Tuy nhiên, EVA là một con số tuyệt đối, nếu
dùng EVA để đánh giá so sánh thành quả hoạt của các doanh nghiệp khác nhau thì
không hợp lý, vì mỗi doanh nghiệp đều có đặc trưng riêng, mức độ quy mô giữa các
doanh nghiệp là khác nhau. Để khắc phục hạn chế này, Stewart (2009) đã giới thiệu
thước đo mới EVAM, đây là thước đo thể hiện tỷ lệ phần trăm được tính toán từ EVA
và doanh thu của doanh nghiệp. Khi đánh giá, so sánh về thành quả hoạt động giữa
các doanh nghiệp khác nhau thì việc sử dụng EVAM được cho là hợp lý hơn so với
việc sử dụng EVA.
Nhìn chung, để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta có thể
sử dụng nhiều thước đo thành quả khác nhau. Dựa trên tổng hợp các phân tích nêu
trên tác giả lựa chọn ba thước đo cho mô hình nghiên cứu của mình. Một là thước đo
ROA – tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, đây là một thước đo thành quả hoạt động phổ
biến trong các nghiên cứu trước đây. Hai là thước đo ROS – tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu, đây cũng là thước đo phổ biến được sử dụng bởi nhiều nghiên cứu khi

xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Ba
là thước đo EVAM – tạm dịch là đà giá trị kinh tế tăng thêm, EVA là thước đo thành
quả hoạt động dựa trên giá trị được rất nhiều nghiên cứu trên quốc tế ủng hộ tuy nhiên


15

lại chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Do đề tài xem xét cùng lúc nhiều doanh
nghiệp nên tác giả chọn sử dụng thước đo EVAM thay cho thước đo EVA để đảm
bảo tính hợp lý của biến nghiên cứu.
2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và thành quả hoạt động doanh nghiệp
Mục tiêu chính của các nhà lãnh đạo trong các công ty lớn là tối đa hoá doanh
thu và việc tăng doanh số bán hàng sẽ luôn luôn tiếp tục, ngay cả với chi phí thấp
hơn, cả trong ngắn hạn và dài hạn (Baumol, 1959). Mỗi doanh nghiệp đều có thế
mạnh riêng, tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế đang không ngừng phát triển và hội
nhập quốc tế, mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp trong
nước không phải chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp
quốc tế với tiềm lực tài chính tốt và kinh nghiệm quản lý lâu đời. Abbasi và Malik
(2015) cho rằng sự phát triển của công ty không phải chỉ vì sự tăng trưởng mà đôi khi
có liên quan đến sự tồn tại của nó. Do đó, một doanh nghiệp dù đang ở quy mô lớn
hay quy mô nhỏ cũng nên quan tâm đến vai trò của tăng trưởng, chú ý mở rộng hoạt
động để cạnh tranh, để có thể tồn tại.
Theo Lee (2013) tổng hợp các bài nghiên cứu trước đây đã ghi nhận, các tác giả
có nhiều ý kiến khác nhau về sự tăng trưởng, nó có thể không phải là mục tiêu cho
tất cả các tổ chức, nhưng nó rất quan trọng vì họ cho rằng tổ chức không tăng trưởng
hoặc tăng trưởng thấp thường có xu hướng thất bại. Tương tự, theo Tingler (2015) sự
tăng trưởng có mối quan hệ tích cực với sự sống còn của tổ chức. Cũng theo Lee
(2013) tăng trưởng có thể tạo ra cơ hội để thúc đẩy khả năng sinh lời. Từ các lập luận
nêu trên chỉ ra rằng tăng trưởng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của tổ chức,
các công ty phải luôn phát triển để duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh hoặc sẽ thụt

lùi so với sự phát triển của các tổ chức khác.
Tingler (2015) cho rằng sự tăng trưởng doanh nghiệp làm tăng tính hài hòa, hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư bên ngoài từ đó tạo điều kiện cho việc gia tăng nguồn tài
trợ từ bên ngoài. Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao có thể thu hút được nhiều
sự quan tâm của các đối tượng hữu quan, đây là một cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận
nguồn vốn rộng lớn, góp phần gia tăng quy mô hoạt động. Cũng theo Tingler (2015)


16

sự tăng trưởng gắn liền với nhiều lợi ích tiềm năng, nó mang lại lợi ích cho hoạt động
của công ty, hỗ trợ công ty trong quá trình đổi mới, tuy nhiên sự tăng trưởng quá
nhanh có thể gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của nhà quản trị, có thể dẫn
đến thay đổi văn hóa tổ chức.
Quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp phải được xem xét và lên kế hoạch cụ
thể. Vì việc tăng trưởng sẽ tác động đến nhiều yếu tố trong doanh nghiệp, như nguồn
lực và quản lý. Một ví dụ về nguồn lực quan trọng có thể nói đến là nguồn lực tài
chính, để có thể phát triển mở rộng quy mô các công ty cần nguồn tài chính lớn, đối
với các doanh nghiệp niêm yết nguồn tài chính có thể được huy động từ nhà đầu tư
thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Về yếu
tố quản lý, khi sự tăng trưởng diễn ra, quy mô hoạt động được mở rộng thì yêu cầu
về số lượng nhân sự quản lý tăng lên, nếu có sai sót trong quá trình lựa chọn nhân sự
quản lý, có thể dẫn đến nguy cơ lớn cho sự tồn tại của tổ chức. Bên cạnh đó, việc duy
trì và khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là một vấn đề cần được chú ý khi
thực hiện tăng trưởng doanh nghiệp, các doanh nghiệp không có ưu thế hoặc đặc
trưng riêng sẽ gặp nhiều khó khăn, không cạnh tranh được với các công ty khác, có
thể dẫn đến phá sản. Do đó, nhà quản trị khi xem xét chiến lược phát triển của công
ty phải luôn quan tâm đến nhân tố tăng trưởng, nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo hài
hòa giữa mức độ tăng trưởng và nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp, nhằm tạo mối
quan hệ hợp lý trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Tóm lại, có thể nói tăng trưởng là việc mở rộng quy mô doanh nghiệp và đã có
nhiều nghiên cứu đề cao vai trò của tăng trưởng đối với hoạt động của tổ chức, tất cả
các tổ chức đều cần sự tăng trưởng trong hoạt động để được tồn tại và phát triển. Tùy
theo mục đích nghiên cứu, các tác giả có thể sử dụng các thước đo tăng trưởng khác
nhau, các thước đo phổ biến cho sự tăng trưởng được đề cập trong các nghiên cứu
trước đây gồm tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, số lượng nhân viên. Trong
đó theo tổng hợp của tác giả thước đo tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tài sản là
hai thước đo được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm.


×