Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----------

THANH TRÚC KHÂM UỐN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH
KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----------

THANH TRÚC KHÂM UỐN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH
KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính-Ngân hàng
Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA


TP.Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết rằng bài luận văn này: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh
khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là bài nghiên cứu chính của
riêng cá nhân tôi.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào cửa người khác được sử dụng trong bài luận
văn này mà không trích dẫn. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn
trong luận văn này, tôi cam kết rằng toàn bộ nội dung của bài luận văn chưa từng
được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

2018

Thanh Trúc Khâm Uốn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
1.4 Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THANH KHOẢN VÀ NHỮNG NGHIÊN
CỨU THỰC NGHIỆM VỀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN .............................. 4
2.1 Tổng quan về khả năng thanh khoản .................................................................. 4
2.1.1 Khái niệm thanh khoản .................................................................................. 4
2.1.2 Phân loại rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro ................................................ 4
2.1.3 Chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản ....................................................... 5
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về khả năng thanh khoản ...................................... 7
2.2.1 Các nghiên cứu quốc tế về khả năng thanh khoản ......................................... 7
2.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam về khả năng thanh khoản ................................ 14
TÓM TẮT CHƯƠNG II ........................................................................................ 16
CHƯƠNG III: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ....................................................................................................................... 17
3.1 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ............................................................. 17
3.2 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 19
3.3 Mô tả biến được sử dụng trong mô hình ........................................................... 20
3.4 Trình tự thực hiện chạy mô hình nghiên cứu thực nghiệm ............................... 21


TÓM TẮT CHƯƠNG III ...................................................................................... 22
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 23
4.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................... 23
4.2 Bảng thống kê mô tả ......................................................................................... 23
4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ................. 24
4.4 Kiểm định các khuyết tật của các mô hình hồi quy .......................................... 26
4.5 Phân tích kết quả các mô hình nghiên cứu thực nghiệm ................................... 29
TÓM TẮT CHƯƠNG IV ....................................................................................... 34
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU ............. 35

5.1 Kết luận của bài nghiên cứu ............................................................................. 35
5.2 Những đề xuất cho các ngân hàng tại Việt Nam ............................................... 36
5.2 Hạn chế của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 37
5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH 27 NHTM TẠI VIỆT NAM
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Ý nghĩa
Tổng tài sản có tính thanh khoản cao so với

1

ALA

tổng tài sản

2

CAP

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản


3

CEA

Tỷ lệ chi phí hoạt đông so với tổng tài sản

4

CFC

Tỷ lệ chi phí tài chính so với tổng tài sản

5

FEM

Mô hình tác động cố định

6

GMM

Mô hình hồi quy Moment tổng quát

7

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế


8

NHNN

Ngân hàng nhà nước

9

NHTM

Ngân hàng thương mại

10

REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên

11

ROE

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

12

ROA

Tỷ suất sinh lợi của tài sản


13

SIZE

Quy mô ngân hàng

14

TDEPOSIT

Tỷ lệ tiền gửi so với tổng tài sản

15

TINF

Tỷ lệ lạm phát

16

TLA

Tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản

17

TPIB

Tổng sản phẩm quốc nội



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Ký hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản

15

Bảng 3.3

Mô tả các biến nghiên cứu

20

Bảng 4.2

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

23

Bảng 4.3


Ma trận hệ số tương quan

25

Bảng 4.4

Kiểm định đa cộng tuyến

26

Bảng 4.5

Kết quả kiểm định Hausman

27

Bảng 4.6

Kết quả kiểm định phương sai thay đổi

28

Bảng 4.7

Kết quả kiểm định sự tự tương quan

29

Bảng 4.8


Kết quả các mô hình nghiên cứu OLS, REM và GMM

30


TÓM TẮT
Khả năng thanh khoản của ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng
hàng đầu trong việc đánh giá sức khoẻ của các ngân hàng thương mại đang hoạt
động tại Việt Nam. Một ngân hàng có sức khoẻ tốt thì khả năng thanh khoản của
ngân hàng đó sẽ cao và ngược lại.
Do đó, tính thanh khoản của ngân hàng là một biến quan trọng đối với từng ngân
hàng nói riêng và đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Đây
chính là lý do việc nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng thanh khoản của ngân
hàng luôn là một đề tài thú vị.
Vì vậy, tác giả đã tiến hành thu thập mẫu số liệu từ 27 ngân hàng đang hoạt
động tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2017 để tiến hành nghiên cứu
về đề tài tính thanh khoản của các ngân hàng. Với việc sử dụng phương pháp hồi
quy GMM, tác giả thấy được rằng các biến vĩ mô của nền kinh tế như tốc độ tăng
trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và các biến nội tại của ngân hàng như quy mô của ngân
hàng, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tổng khoản cho vay trên tổng tài sản… đều có
tác động đáng kể đến tính thanh khoản của ngân hàng (được đại diện bởi biến tổng
tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tổng cho vay trên tổng tiền gửi).


1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề
Thanh khoản là yếu tố quan trọng đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng .
Năm 2018, kinh tế Việt Nam tiếp tục có những yếu tố thuận lợi nhất định, như: xuất

khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá lạc quan, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn
định; kết quả tăng trưởng cao trong năm 2017 sẽ phát huy hiệu quả, kích cầu tiêu
dùng... Do vậy, hoạt động của các ngân hàng có thể sẽ thuận lợi hơn, từ đó tính
thanh khoản cũng sẽ tiếp tục được cải thiện. Thanh khoản của hệ thống tương đối
ổn định. Tỷ lệ tín dụng trên huy động bình quân của hệ thống là khoảng 87,3%
(năm 2016 là 85,6%).
Quản lý tốt rủi ro thanh khoản sẽ giúp hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả
hơn tránh được nhưng rủi ro trong quá trình hoạt động. Rủi ro thanh khoản không
chỉ ảnh hưởng ngân hàng đơn lẻ mà còn ảnh hưởng cả hệ thống ngân hàng nói riêng
và nên kinh tế nói chung.
Các ngân hàng trên toàn cầu phải đối mặt với các vấn đề với cuộc khủng hoảng
thanh khoản do quản lý thanh khoản kém. Vì tất cả giao dịch hoặc cam kết đều có ý
nghĩa đối với tính thanh khoản của ngân hàng, việc quản lý rủi ro thanh khoản là
điều quan trọng. Rủi ro thanh khoản đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng
nhất trong khuôn khổ quản lý rủi ro trong toàn ngân hàng. Khung thanh khoản của
ngân hàng nên duy trì tính thanh khoản đủ để chịu được tất cả các điều kiện bất lợi
sẽ phải đối mặt. Đánh giá liên tục khung quản lý rủi ro thanh khoản là một hành
động giám sát quan trọng sẽ đảm bảo hoạt động đúng đắn của ngân hàng.
Nhiều ngân hàng đã không tính đến một số nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro
thanh khoản khi thanh khoản dồi dào. Nhiều ngân hàng không có một khung thích
hợp để tính toán các rủi ro thanh khoản do các sản phẩm và ngành nghề kinh doanh
gây ra, và do đó các ưu đãi ở cấp độ kinh doanh không phù hợp với khả năng chịu
rủi ro chung của ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã không xem xét số lượng thanh


2

khoản mà ngân hàng có thể cần để đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc không
theo hợp đồng.
Xuất phát từ vấn đề trên tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả

năng thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2007 –
2017”. Bài nghiên cứu đã sử dụng mẫu của 27 ngân hàng thương mại tại Việt Nam
trong giai đoạn 2007-2017, ước tính hai biện pháp thanh khoản tài sản thanh
khoản/tổng tài sản, tổng cho vay/tổng tiền gửi nhằm kiểm định các yếu tố tác động
đến khả năng thanh khoản của NHTM tại Việt Nam .Thông qua phương pháp dữ
liệu dạng bảng tác giả thấy rằng tỷ số vốn/tổng tài sản, chi phí hoạt động/tổng tài
sản, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát có tác động đáng kể đến thanh khoản
của ngân hàng trong khi quy mô , tổng số tiền vay/tổng tài sản, chi phí tài
chính/tổng tín dụng, tổng tiền gửi/tổng tài sản không có tác động đáng kể đến thanh
khoản của ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu
Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản ngân hàng thương
mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại tại Việt
Nam trong giai đoạn 2007-2017 là gì ?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
Bài nghiên cứu đươc tác giả thực hiện dựa theo số liệu báo cáo tài chính của 27
ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam (không bao gồm ngân hàng 100% vốn
nhà nước, ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh
nước ngoài), được thực hiện trong giai đoạn năm 2007 – 2017.
Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính hàng
năm của các ngân hàng thương mại cổ phần thông qua 2 nguồn dữ liệu là


3

Bankscope và Obis bank focus. Bên cạnh đó tác giả cũng thu thập dữ liệu từ

Website của ngân hàng thế giới (Workbank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),
Mô hình nghiên cứu.
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng và tác giả sử dụng mô hình hồi quy
GMM để thực hiện bài nghiên cứu thực nghiệm của mình. Bên cạnh đó tác giả cũng
sử dụng các mô hình phụ như mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình tác
động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để tiến hành phân tích,
so sánh nhằm cho ra những kết quả thực nghiệm có ý nghĩa nghiên cứu.
1.4 Kết cấu của luận văn
Bài luận văn có 5 chương, bao gồm:
Chương I:

Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương II:

Tổng quan về thanh khoản và những nghiên cứu thực nghiệm về

khả năng thanh khoản.
Chương III: Dữ liệu nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu.
Chương V:

Kết luận và hạn chế của bài nghiên cứu.


4

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THANH KHOẢN VÀ NHỮNG
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ KHẢ NĂNG THANH
KHOẢN

2.1 Tổng quan về khả năng thanh khoản
2.1.1 Khái niệm thanh khoản
Theo Governor Kevin Warsh (2007) khái niệm thanh khoản truyền thống liên
quan đến giao dịch: Thanh khoản của tài sản được xác định bởi khả năng chuyển
đổi thành tài sản khác mà không bị mất giá trị. Một số tài sản, chẳng hạn như “tiền”
được sử dụng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà không làm giảm giá trị, và do đó
có tính thanh khoản cao. “Tính thanh khoản" theo nghĩa "thanh khoản giao dịch"
phản ánh khả năng giao dịch nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến giá cả. Thanh
khoản đạt được tối ưu khi vô số người mua và người bán sẵn sàng và sẵn sàng giao
dịch. Giao dịch được tăng cường bởi các nhà làm thị trường và các nhà đầu cơ.
Theo Ủy ban Basel, "mục tiêu của tỷ lệ bảo hiểm thanh khoản ( LRC) là thúc
đẩy khả năng phục hồi ngắn hạn của hồ sơ rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.
Điều này đảm bảo rằng các ngân hàng có đủ lượng tài sản thanh khoản cao không bị
cản trở"
Theo Governor Jeremy C. Stein (2013) tài sản có khả năng thanh khoản cao
(HQLA) có thể được chuyển đổi dễ dàng và ngay lập tức trong thị trường tư nhân
thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của họ trong một khoản thời gian là
30 ngày.
2.1.2 Phân loại rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro
Phân loại rủi ro
Rủi ro thanh khoản là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa
tại Điểm C Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT- NHNN. Cụ thể như sau:


5

– Rủi ro thanh khoản là rủi ro do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa
vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.

– Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ
hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do
các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính
đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi ro
pháp lý). Rủi ro hoạt động không bao gồm rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến
lược;
– Rủi ro danh tiếng là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc
công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
– Rủi ro chiến lược là rủi ro do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài có hoặc không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước các
thay đổi môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạt được chiến lược kinh
doanh, mục tiêu lợi nhuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
2.1.3 Chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản
 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ dự trữ thanh
khoản (%)

Tài sản có tính thanh Khoản cao
=

x 100
Tổng Nợ phải trả

Trong đó:
– Tài sản có tính thanh khoản cao được đề cập mục phân loại tài sản;


6


– Tổng Nợ phải trả là Khoản Mục Tổng Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán
trừ đi các Khoản vay Ngân hàng Nhà nước (bao gồm bán có kỳ hạn giấy tờ
có giá qua nghiệp vụ thị trường mở; chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, vay
qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng) và Khoản vay các tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới hình thức chiết khấu, tái
chiết khấu các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân
hàng Nhà nước.

 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày được xác định theo công thức sau:
Tài sản có tính thanh Khoản cao

Tỷ lệ khả năng chi
trả trong 30 ngày
(%)

=

Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp

x 100

theo

Trong đó:
– Tài sản có tính thanh khoản cao được đề cập mục phân loại tài sản;
– Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo là chênh lệch giữa dòng tiền ra của
30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau và dòng tiền vào của 30 ngày liên tiếp
kể từ ngày hôm sau được quy định Thông tư này.
 Do lường bằng cung cầu thanh khoản

+ Cung về thanh khoản
Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm:
– Các khoản tiền gửi sẽ nhận được

(S1)

– Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ

(S2)

– Các khoản tín dụng sẽ thu về

(S3)

– Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng

(S4)


7

– Vay mượn từ thị trường tiền tệ

(S5)

+ Cầu về thanh khoản
Trong lĩnh vực ngân hàng, những hoạt động sau đây tạo ra nhu cầu về
thanh khoản:
– Khách hàng rút các khoản tiền gửi


(D1)

– Đề nghị vay vốn của khách hàng

(D2)

– Thanh toán các khoản phải trả khác

(D3)

– Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng

(D4)

– Thanh toán cổ tức cho cổ đông

(D5)

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về khả năng thanh khoản
2.2.1 Các nghiên cứu quốc tế về khả năng thanh khoản
Theo Aikaeli (2006) cho biết các yếu tố quyết định dư thừa thanh khoản ngân
hàng. Tác giả lưu ý rằng rủi ro tín dụng, mức độ tài trợ thích hợp, ưu tiên tiền mặt,
sự biến động của tiền gửi là yếu tố quyết định cơ bản của thanh khoản dư thừa.
Những phát hiện cho thấy rằng chi phí cao của các quỹ, rủi ro tín dụng, biến động
của tiền mặt của chủ sở hữu tiền gửi, và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến thanh
khoản dư thừa trong các ngân hàng thương mại ở Tanzania. Các kết quả và kết luận
thực nghiệm chính có ý nghĩa chính sách quan trọng đối với sự ổn định giá cả, giảm
thiểu rủi ro, giám sát thích hợp và quản lý thanh khoản tối ưu của các ngân hàng
thương mại.
Vodova (2011) cho thấy rằng các biến số kinh tế vĩ mô và ngân hàng cụ thể xác

định đáng kể thanh khoản của ngân hàng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
các ngân hàng đã bắt đầu kiểm tra các vấn đề thanh khoản và tầm quan trọng của nó
đối với hiệu suất tổng thể của ngành ngân hàng và thị trường tài chính. Nghiên cứu
cho thấy có mối liên hệ tích cực giữa tính thanh khoản của ngân hàng và độ an toàn
vốn, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay và giao dịch liên ngân hàng. Nghiên cứu đã tìm
thấy ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh và khủng hoảng tài


8

chính đối với thanh khoản. Theo những phát hiện của chúng tôi, mối quan hệ không
rõ ràng giữa quy mô ngân hàng và thanh khoản của ngân hàng.
Theo Rauch và cộng sự (2010) bài nghiên cứu đo lường khả năng thanh khoản
của các ngân hàng tại Đức trong giai đoạn 1997-2006. Tác giả thấy rằng quy mô
của ngân hàng, lợi nhuận và lãi suất của chính sách tiền tệ có liên quan ngược chiều
với thanh khoản của ngân hàng, trong khi giá trị thanh khoản chậm có liên quan
cùng chiều với thanh khoản ngân hàng. Bài nghiên cứu phân biệt giữa hai nhóm
yếu tố quyết định thanh khoản tiềm năng khác nhau: các yếu tố kinh tế vĩ mô, như
chính sách tiền tệ hoặc các chỉ số sức mạnh kinh tế, cũng như các yếu tố đặc trưng
của ngân hàng, chẳng hạn như quy mô hoặc ngành nghề kinh doanh. Ngoài ra,
chúng tôi cũng tính đến những phát triển pháp lý gần đây nhất trong lĩnh vực ngân
hàng Đức bằng cách đo lường tác động của việc xóa bỏ các khoản bảo lãnh của nhà
nước trong lĩnh vực ngân hàng công. Có thể thấy rằng việc tạo ra thanh khoản
dường như phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thắt chặt tiền tệ: việc thắt chặt chính
sách tiền tệ làm giảm thanh khoản được tạo ra. Bài nghiên cứu không tìm thấy bất
kỳ yếu tố cụ thể của ngân hàng, chẳng hạn như hiệu suất tài chính hoặc quy mô, để
có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc tạo ra thanh khoản.
Mặt khác, Saxegaard (2006) đã nghiên cứu mô hình thanh khoản dư thừa ở các
quốc gia châu Phi của sub-sahrienne sử dụng SVAR (cấu trúc của VaR), kết quả
này cho thấy thanh khoản dư thừa thay đổi chính sách tiền tệ truyền dẫn để cơ quan

tiền tệ không thể kiểm soát nhu cầu về tiền tệ.
Choon et al. (2013) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thanh khoản của 15
ngân hàng thương mại tại Malaysia trong giai đoạn 2003-2012. Tác giả sử dụng các
yếu tố cụ thể (quy mô ngân hàng, độ an toàn vốn, lợi nhuận, tín dụng), các yếu tố
kinh tế vĩ mô (GDP, lãi suất liên ngân hàng, khủng hoảng tài chính). Tác giả sử
dụng dữ liệu (mô hình bảng cố định với dữ liệu hàng năm). Các kết quả thực
nghiệm cho thấy rằng tất cả các yếu tố bao gồm đều có ý nghĩa ngoại trừ lãi suất
liên ngân hàng. Nghiên cứu này kết luận các kết quả dựa trên dữ liệu bảng điều
khiển, mô hình hiệu ứng cố định sử dụng dữ liệu hàng năm. Các phát hiện thực


9

nghiệm nói rằng tất cả các yếu tố bao gồm là đáng kể ngoại trừ lãi suất liên ngân
hàng. Các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến thanh khoản của ngân hàng là các
khoản vay, lợi nhuận và tổng sản phẩm quốc nội. Mặt khác, các yếu tố mang lại tác
động nghịch chiều đối với thanh khoản của ngân hàng là quy mô ngân hàng, khủng
hoảng tài chính và lsuất liên ngân hàng nhưng lại không đáng kể.
Hovarth et al. (2012) đã nghiên cứu một mẫu ngân hàng Séc từ năm 2000 đến
năm 2010. Họ quan sát thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa việc tạo ra thanh khoản
và vốn ngân hàng. Điều này cho thấy Basel III làm giảm khả năng thanh khoản,
nhưng việc tạo ra tính thanh khoản cao có thể làm giảm khả năng thanh toán của
ngân hàng. Nghiên cứu thực hiện các thử nghiệm trong khung ước tính bảng điều
khiển GMM động trên một bộ dữ liệu đầy đủ của các ngân hàng Séc từ năm 2000
đến năm 2010. Do khủng hoàng tài chính thì việc mở rộng thanh khoản mạnh mẽ
trong suốt giai đoạn trên bị chậm lại và chủ yếu bởi các ngân hàng lớn. Những phát
hiện này ủng hộ quan điểm rằng cải cách Basel III có thể làm giảm sự sáng tạo
thanh khoản, nhưng việc tạo ra thanh khoản lớn hơn có thể có tác động bất lợi bằng
cách giảm khả năng thanh toán của ngân hàng.
Theo Berger và Bouwman (2009) đã đưa ra 2 giả định liên quan đến động lực

của vốn ngân hàng để tạo ra tính thanh khoản. Tác giả xây dựng bốn biện pháp và
áp dụng chúng vào dữ liệu trên hầu hết các ngân hàng Hoa Kỳ từ năm 1993 đến
năm 2003. Tác giả thấy rằng thanh khoản ngân hàng đã tăng lên hàng năm và vượt
quá 2.8 nghìn tỷ đô la trong năm 2003. Các ngân hàng lớn, các ngân hàng thành
viên đa ngân hàng, ngân hàng bán lẻ tạo ra tính thanh khoản cao nhất. Thanh khoản
ngân hàng có tương quan thuận với giá trị ngân hàng. Tác giả thấy rằng có mối
quan hệ giữa vốn và thanh khoản, mối quan hệ tích cực đối với các ngân hàng lớn
và tiêu cực đối với các ngân hàng nhỏ.
Mặt khác, Lartey et al. (2013) đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tính
thanh khoản và khả năng sinh lời của các ngân hàng niêm yết ở Ghana. Bảy trong
số chín ngân hàng được liệt kê đã tham gia vào nghiên cứu. Phân tích tài liệu là quy
trình nghiên cứu chính được áp dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu.


10

Các báo cáo tài chính của bảy ngân hàng niêm yết đã được nghiên cứu và tính thanh
khoản và tỷ suất sinh lời có liên quan được tính toán. Tỷ lệ thanh khoản chính đã bị
suy giảm trên tỷ suất sinh lời. Tỷ lệ thanh khoản đã được tìm thấy rằng trong giai
đoạn 2005-2010, cả thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết đều
giảm. Một lần nữa, yỷ lệ thanh khoản cũng đã được tìm thấy rằng có một mối quan
hệ cùng chiều giữa thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng được liệt kê ở
Ghana.
Valla và SaerEscorbia (2006) đã nghiên cứu các biện pháp thanh khoản cho các
ngân hàng ở Anh. Tác giả thấy rằng lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng, GDP, chính
sách tiền tệ, lãi suất có tác động nghịch chiều đến thanh khoản của ngân hàng.
Theo Gatev (2007) rủi ro thanh khoản trong ngành ngân hàng là do tiền gửi giao
dịch và tiềm năng của ngân hàng để đáp ứng trong giai đoạn khủng hoảng. Tác giả
cho thấy rằng các khoản tiền gửi giao dịch giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro thanh
khoản từ các cam kết cho vay. Sự biến động của hàng tồn kho ngân hàng tăng lên

với các cam kết không sử dụng, nhưng chỉ cho các ngân hàng có mức tiền gửi giao
dịch thấp. Việc cho vay tiền gửi này trở nên mạnh mẽ hơn trong thời kỳ thanh
khoản chặt chẽ, khi các nhà đầu tư lo lắng chuyển tiền vào ngân hàng.
Theo Ionica (2012) cuộc khủng hoảng toàn cầu đã chứng minh rằng sự thiếu
thanh khoản của ngân hàng là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro hoạt động ngân
hàng. Nhiều ngân hàng có gặp khó khăn trong việc quản lý các quỹ do sự hiểu lầm
về rủi ro thanh khoản. Kết quả phản ánh cả hai yếu tố quyết định chung và khác
nhau đối với hai tỷ lệ thanh khoản được phân tích và phù hợp với các tài liệu trước
đây về chủ đề này. Những năm trước khủng hoảng được quan sát riêng biệt với giai
đoạn khủng hoảng (2008- 2010). Một chỉ số quan trọng cho sự ổn định của ngân
hàng, Z-score, có ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản ngân hàng trong những năm
khủng hoảng.
Theo Aspachs (2005) nghiên cứu này cung cấp một phân tích toàn diện đầu tiên
về các yếu tố quyết định chính sách thanh khoản của các ngân hàng Anh. Tác giả
nghiên cứu cả yếu tố riêng biệt và yếu tố quyết định vĩ mô của thanh khoản của


11

ngân hàng. Chúng tôi nhận thấy rằng sự hỗ trợ tiềm năng từ ngân hàng trung ương
càng lớn trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản thì mức độ thanh khoản thấp
hơn mà các ngân hàng nắm giữ. Một phát hiện thứ hai liên quan đến thanh khoản
thay đổi theo chu kỳ kinh tế: các ngân hàng Anh dường như theo đuổi chính sách
thanh khoản theo chu kỳ, với thanh khoản thấp hơn trong xu hướng tăng.
Theo Olokoyo (2011) tỷ lệ thanh khoản sẽ được tính bằng tổng số tiền và số dư
của ngân hàng trung ương, số dư và tiền gửi của ngân hàng và các tổ chức ngân
hàng và tài sản tài chính chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ thanh khoản đối với tổng tài
sản là khả năng thanh khoản do ngân hàng nắm giữ là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến quy mô cho vay của ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản cao làm giảm tỷ lệ cho
vay. Dự kiến sẽ có tác động tiêu cực của biến số này đối với tỷ trọng các cơ sở tín

dụng.
Theo Chagwiza (2014) ALA mô tả khả năng hấp thụ các cú sốc thanh khoản của
ngân hàng. Về mặt lý thuyết, tỷ lệ thanh khoản cao hơn cho thấy rằng ngân hàng
đang ở vị trí tốt hơn để đáp ứng rút tiền ngay lập tức.
Sử dụng ROA như biến phụ thuộc cũng cung cấp để thuyết phục để so sánh kết
quả với những phát hiện khác. ROA phản ánh khả năng của các ngân hàng để sử
dụng các dữ liệu tài chính và tài nguyên bất động sản để tạo ra lợi nhuận (Khrawish,
2011; Ongore và Kusa, 2013).
Naceur (2003) và Alkassim (2005) ROA là tỷ lệ được tính bằng cách chia thu
nhập ròng trên tổng tài sản. ROA đã được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu để
đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng. ROA đo lường lợi nhuận kiếm được
trên mỗi đồng tài sản và phản ánh mức độ quản lý ngân hàng sử dụng tài nguyên
đầu tư thực sự của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận.
Theo Fraker (2006) ROE đo lường tỷ lệ lợi tức trên sở hữu (cổ phần của cổ
đông) của các cổ đông phổ thông. ROE đo lường hiệu quả của một công ty trong
việc tạo ra lợi nhuận từ mọi đơn vị vốn cổ phần (còn được gọi là tài sản ròng hoặc
tài sản trừ đi nợ). ROE cho thấy ngân hàng sử dụng các quỹ đầu tư để tạo ra thu
nhập tăng trưởng tốt như thế nào. ROEs từ 15% đến 20% được coi là mong muốn.


12

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng vốn chủ
sở hữu.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi về vốn có tác động đáng kể đến
khối lượng tín dụng do các ngân hàng cấp vì các ngân hàng có vốn cao có khả năng
chịu lỗ hơn đang nổi lên ở thủ đô mà không làm giảm giá trị của tài sản. Ngược lại,
các ngân hàng theo đuổi để duy trì một mức liên tục cho tỷ lệ vốn cho các tài sản có
thể khiến họ quản lý tài sản của họ hiệu quả hơn, và do đó làm giảm các tổn thất do
việc cấp tín dụng; điều này có thể làm giảm khối lượng tín dụng do Ngân hàng cấp

(Olokoyo, 2011). Biến này sẽ được tính bằng cách chia số vốn trong một năm nhất
định trên tổng tài sản của ngân hàng trong cùng một năm. Dự kiến biến này có tác
động tích cực đến quy mô của các cơ sở tín dụng do các ngân hàng cấp bởi vì việc
tăng vốn làm cho ngân hàng có thể chịu được mức thua lỗ lớn hơn từ hoạt động cho
vay.
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản được coi là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng được cấp bởi vì tăng tiền gửi trong ngân hàng
cung cấp nhiều tiền hơn có thể cho mượn; điều này đã được xác nhận bởi Imran và
Nishatm (2013) cho thấy rằng các khoản tiền gửi cao có tác động tích cực đến tốc
độ tăng trưởng tín dụng được cung cấp cho khu vực tư nhân. Olokoyo (2011) chỉ ra
rằng khối lượng tiền gửi tại các ngân hàng có tác động đáng kể đến khối lượng cho
vay của ngân hàng. Biến này sẽ được đo lường bằng cách chia tổng số tiền gửi của
ngân hàng trong một năm nhất định cho tổng tài sản trong năm đó. Dự kiến hiệu
ứng của biến số này là tích cực trên tỷ trọng các cơ sở tín dụng do các ngân hàng
cấp.
Một số nghiên cứu điều tra các yếu tố quyết định cho vay ngân hàng sử dụng
kích thước của ngân hàng như một biến độc lập vì tầm quan trọng của tác động của
nó đối với khối lượng tín dụng được cấp. Chernykh và Theodossiou (2011) chỉ ra
rằng các ngân hàng lớn thường đa dạng hơn và ngân hàng có nguồn vốn lớn và khả
năng tiếp cận nhiều hơn cho khách hàng vay từ các công ty lớn với số dư thẻ tín
dụng cao, ngoài ra ngân hàng còn có đủ nguồn lực để phát triển hệ thống tiên tiến


13

để quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng. Điều này làm cho các ngân hàng lớn nhất có
thể cung cấp mức tín dụng cao hơn. kích thước của ngân hàng sẽ được đo lường
thông qua lôgarit tự nhiên có kích thước tài sản của ngân hàng trong mỗi năm của
giai đoạn nghiên cứu. Dự kiến biến này có tác động tích cực lên biến phụ thuộc.
SIZE được sử dụng để nắm bắt thực tế rằng các ngân hàng lớn hơn tốt hơn các

ngân hàng nhỏ hơn trong việc khai thác các nền kinh tế có quy mô trong các giao
dịch với hiệu quả đơn giản là ngân hàng sẽ có xu hướng tận hưởng mức lợi nhuận
cao hơn. Do đó, một mối quan hệ tích cực được mong đợi giữa kích thước và lợi
nhuận. Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002) và Goddard et al.
(2004) tìm thấy kích thước có liên quan tích cực đến lợi nhuận. Kích thước của
ngân hàng cũng được bao gồm như là một biến độc lập để giải thích cho các nền
kinh tế liên quan đến kích thước và sự không cân xứng của quy mô. Trong hầu hết
các tài liệu tài chính, tổng tài sản của các ngân hàng được sử dụng như một proxy
cho kích thước ngân hàng.
Một số nghiên cứu như Sharma và Gounder (2012) đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát
có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng vì sự tăng trưởng về khối
lượng tín dụng có thể là do lãi suất cao lạm phát chứ không phải vì sự gia tăng giá
trị thực của các cơ sở được cấp. Mặt khác, tỷ lệ lạm phát cao thường dẫn đến sự gia
tăng lãi suất danh nghĩa cho các khoản vay, điều này gây ra sự sụt giảm nhu cầu vay
vốn. Nghiên cứu này sẽ sử dụng tỷ lệ thay đổi hàng năm trong chỉ số giá tiêu dùng
làm thước đo mức độ lạm phát ở Việt Nam. Dự kiến biến này có tác động tiêu cực
đến tỷ trọng của các cơ sở tín dụng do các ngân hàng cấp.
Tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc
cho vay ngân hàng bởi vì tốc độ tăng trưởng cao phản ánh tốc độ cao của hoạt động
kinh tế trong nước và sự gia tăng nhu cầu tài trợ. Imran và Nishatm (2013) nhận
thấy rằng tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến tín dụng ngân hàng. Tăng
trưởng kinh tế sẽ được đo bằng tỷ lệ thay đổi hàng năm trong GDP theo giá không
đổi. Dự kiến biến này có tác động tích cực đến tỷ trọng các cơ sở tín dụng.


14

2.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam về khả năng thanh khoản
Tô Ngọc Hưng và các cộng sự (2010) trong đề tài “Tăng cường năng lực quản lý
rủi ro thanh khoản tại NHTM Việt Nam” đã đề cập các vấn đề lý luận về rủi ro

thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản ở NHTM, trên cơ sở đó, đã phân tích
tương đối toàn diện về thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM
Việt Nam giai đoạn trước 2007. Từ đó, đề tài đã đề xuất các khuôn khổ, mô hình,
công cụ, quy trình quản lý rủi ro thanh khoản ở NHTM Việt Nam trong những năm
tới. Tuy vậy, đề tài này mới chỉ dừng lại ở những phân tích mức độ rủi ro thanh
khoản và quản lý rủi ro thanh khoản ở các NHTM, nhưng lại chưa tiến hành đánh
giá các hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản, đặc biệt đề tài này chưa chú ý đúng
mức việc đánh giá mô hình tổ chức, quy trình quản lý và hiệu lực của công tác quản
lý rủi ro thanh khoản ở NHTM.
Vũ Ngọc Duy và các cộng sự (2011) trong đề tài “Khủng hoảng tài chính – Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt
Nam” đã đề cập tương đối có hệ thống các vấn đề lý luận về khủng hoảng tài chính,
trong đó, khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng cũng là một trong các
nhân tố tác động đến khủng hoảng tài chính. Sự tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu 2007-2009 đến hệ thống tài chính Việt Nam cũng đã được công trình
này phân tích và làm rõ, từ đó, đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm bảo đảm sự an
toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy vậy, do đề tài nghiên cứu này có đối
tượng và phạm vi nghiên cứu rộng, vấn đề quản trị RRTK trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam cũng được đề cập song còn chung chung, nhiều vấn đề chưa được công
trình này đề cập và làm rõ chẳng hạn: nội dung quản trị RRTK trong các NHTM,
đánh giá quản trị RRTK
Nguyễn Đức Trung và các cộng sự (2014) trong đề tài NCKH “Khả năng và
điều kiện áp dụng một số khuyến nghị chính sách từ Basel III trong giám sát hệ
thống NHTM Việt Nam” đã đánh giá tình hình an toàn hoạt động của các NHTM
Việt Nam trên cơ sở sử dụng mô hình ST đối với 10 ngân hàng hàng đầu trong hệ
thống để chỉ ra được thực trạng RRTK trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó,


15


đề tài đề xuất lộ trình áp dụng Basel III để quản lý RRTK, gợi mở vấn đề sử dụng
mô hình ST trong đánh giá rủi ro ngân hàng.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản
Qua các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước tác giả tổng kết được một
số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản như sau:
Bảng 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản
Nhân tố

Các yếu

Mối tương quan với
thanh khoản

vĩ mô

Khrawish, 2011

ROA

cùng chiều

ROE

cùng chiều

Lartey et al. (2013)

SIZE

cùng chiều


Rauch và cộng sự (2010)

CAP

cùng chiều

TLA

cùng chiều

Aikaeli (2006)

CEA

ngược chiều

Berger và Bouwman (2009)

CFC

ngược chiều

Berger và Bouwman (2009)

TDEPOSIT

cùng chiều

Imran và Nishatm (2013)


TPIB

ngược chiều

Choon et al. (2013)

TINF

ngược chiều

tỗ nội tại

Các yếu tố

Nghiên cứu thực nghiệm

Tô Ngọc Hưng và các cộng sự (2010)

Hovarth et al. (2012)
Nguyễn Đức Trung và cộng sự (2014)

Adrian và Shin (2008)
Vũ Ngọc Duy và các cộng sự (2011)

(Nguồn tác giả tự tổng hợp)


16


TÓM TẮT CHƯƠNG II
Trong chương này, tác giả dẫn chứng một số nghiên cứu thực nghiệm trong và
ngoài nước nhằm cho thấy sự quan trọng của tính thanh khoản và từ đó nhận diện
một số nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Từ những
nghiên cứu trên tác giả nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng
bao gồm các yếu tố nội tại như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu, thu nhập lãi cận biên, quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt
động, chi phí tài chín và các yếu tố vĩ mô như lạm phát và tăng trưởng sản phẩm
quốc nội. Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu từng nước, và từng thị trường khác
nhau sẽ có những tác động khác nhau đến thanh khoản của thị trường đó. Các tác
động cùng chiều hay ngược chiều của các yếu tố trên sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến
thanh khoản của ngân hàng.


17

CHƯƠNG III: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Các yếu tố quyết định khả năng thanh khoản của ngân hàng đã được nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới quan tâm và đã được tác giả giới thiệu trong chương 2.
Trong số đó có nghiên cứu của Rafik, 2013; Vodova, 2011 và Mohamed Aymen
Ben Moussa, 2015 sử dụng phương pháp hồi quy GMM để nghiên cứu vấn đề thanh
khoản trong bối cảnh của nước cộng hoà Tunisia. Từ bài nghiên cứu này tác giả
muốn dùng làm cơ sở cho các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của mình áp
dụng tại Việt Nam.
Bài nghiên cứu của tác giả sử dụng dữ liệu dạng bảng, nên tác giả tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm với các phương pháp hồi quy dành cho dữ liệu bảng. Các
mô hình nghiên cứu phù hợp được tác giả sử dụng bao gồm: mô hình hồi quy theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy theo phương pháp tác

động cố định (FEM) và mô hình hồi quy theo phương pháp tác động ngẫu nhiên
(REM). Tuy nhiên, các mô hình hồi quy OLS, FEM và REM vẫn còn tồn tại các
khuyết tật như hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, sự tự tương quan và
các vấn đề liên quan đến nội sinh. Các khuyết tật này sẽ làm cho kết quả của mô
hình quy không còn chính xác và sẽ dẫn tới mô hình nghiên cứu không thể ứng
dụng vào thực tế. Để tránh các khuyết tật mà các mô hình hồi quy theo phương
pháp OLS, FEM và REM không thể khắc phục được hoàn toàn, tác giả lựa chọn mô
hình hồi quy Moment tổng quát (GMM) làm mô hình chính của bài nghiên cứu. Mô
hình hồi quy GMM không những khắc phục được các khuyết tật của mô hình hồi
quy OLS, FEM và REM mà mô hình này còn giải quyết được các vấn đề liên quan
đến hiện tượng nội sinh.
Việc sử dụng nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau sẽ giúp cho tác giả đánh giá
được mức độ phù hợp cũng như tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Đồng thời
cũng giúp cho tác giả thấy được những ưu và nhược điểm của mô hình này nhằm


×