Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 195 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN ĐÀN
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN BẠC LIÊU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chính Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN ĐÀN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN BẠC LIÊU
Chuyên ngành
Mã số

: Quản trị kinh doanh
: 62 34 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lê Thanh Hà



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu”, đây là công trình nghiên cứu của nghiên
cứu sinh. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và hiện nay chưa được
công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Nghiên cứu sinh


MỤC LỤC
Chương 1 ....................................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THỦY SẢN
TỈNH BẠC LIÊU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .......................1
1.1. Giới thiệu..............................................................................................................1
1.2 Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu ....................2
1.2.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản .......................................................2
1.2.2 Tình hình đóng góp của doanh nghiệp thủy sản vào phát triển kinh tế ............3
1.2.2.1 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp ............................................3
1.2.2.2 Giá trị xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp ..................................................4
1.3 Tính cấp thiết và khoảng trống nghiên cứu...........................................................5
1.4 Vấn đề nghiên cứu luận án ....................................................................................7
1.4.1 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .........................................................................9
1.4.2 Khung nghiên cứu của luận án ...........................................................................9
1.4.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................10
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................11
1.4.4.1 Cơ sở thu thập dữ liệu ...................................................................................11

1.4.4.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................12
1.5 Kết quả thảo luận và đóng góp mới của luận án .................................................13
1.6 Kết cấu của luận án .............................................................................................14
Chương 2 ..................................................................................................................15
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYỂT PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN BẠC LIÊU ..................................15
2.1 Giới thiệu…………………………………………………………………........15
2.2 Khái niệm về phát triển bền vững .......................................................................15
2.3 Tiếp cận khái niệm phát triển bền vững hướng đến khái niệm phát triển bền
vững các doanh nghiệp ..............................................................................................19
2.4 Khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp .....................................................20
2.5 Cách tiếp cận mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp...................24
2.5.1 Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững
doanh nghiệp công nghệ sản xuất cao tại Đài Loan…………………………..26
i


2.5.2 Mô hình lý thuyết hợp nhất việc thực hiện của các tổ chức ảnh hưởng đến
phát triển bền vững doanh nghiệp …………………………………………...28
5.2.3 Mô hình lý thuyết phát triển bền vững trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở khu vực Australia…………………………………………………………..31
2.6 Sự hình thành mô hình lý thuyết phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản
Bạc Liêu ……………………………………………………………………..…….35
2.6.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp........................................................................40
2.6.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp ........................................................................48
2.6.3 Yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp................. .......................................54
2.7 Tóm tắt chương ..................................................................................................56
Chương 3 ..................................................................................................................57
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................................................57
3.1 Giới thiệu.............................................................................................................57

3.2 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................57
3.2.1 Phương pháp định tính ....................................................................................58
3.2.1.1 Quá trình thực hiện phương pháp định tính .................................................58
3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................59
3.2.2 Phương pháp định lượng ..................................................................................62
3. 2.2.1 Thiết kế và kích thước mẫu………………………………………….........62
3.2.2.2 Phát triển các câu hỏi………………………………………………………64
3.2.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi………………………………………………………64
3.2.2.4 Phân tích dữ liệu……………………………………………………………65
3.3 Xây dựng thang đo ..............................................................................................68
3.3.1 Thang đo yếu tố bên ngoài ...............................................................................70
3.3.2 Thang đo yếu tố bên trong ...............................................................................76
3.3.3 Thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản .....................................81
3.4 Mô hình lý thuyết phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu.....84
3.5 Tóm tắt chương ...................................................................................................85
Chương 4 ..................................................................................................................86
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................86
4.1 Giới thiệu ……………………………………………………………………...86
4.2 Phân tích mô tả………………………………………………………………....86
ii


4.2.1 Hình thức sở hữu doanh nghiệp ………………………………………….....86
4.2.2 Ngành nghề hoạt động doanh nghiệp thủy sản ……………………………..87
4.2.3 Trung bình của các biến quan sát……………. ……………………………...87
4.3 Kết quả mô hình lý thuyết đề nghị về phát triển bền vững các DN thủy sản.....89
4.3.1 Kết quả phân tích thang đo Cronbach’s alpha…………………………….....89
4.3.1.1 Kết quả phân tích thang đo yếu tố bên ngoài bằng Cronbach’s alpha…......90
4.3.1.2 Kết quả phân tích thang đo yếu tố bên trong bằng Cronbach’s alpha…...…91
4.3.1.3 Kết quả phân tích thang đo yếu tố phát triển bền vững DN thủy sản…...…92

4.3.2 Kết quả phân tích thang đo yếu tố khám phá EFA………………..…………92
4.3.3 Kết quả mô hình lý thuyết phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy
sản Bạc Liêu………………………………………..…………………………..…..95
4.3.3.1 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết............................................................95
4.3.3.2 Kết quả kiểm định sự khác biệt (ANOVA)...............................................103
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu yếu tố tác động đến phát triển bền vững
các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu………………...………………………105
4.4 Tóm tắt chương................................................................................................109
Chương 5 ................................................................................................................110
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN BẠC LIÊU .......................................................110
5.1 Giới thiệu tổng quát...........................................................................................110
5.2 Kết quả chính và đóng góp mới của luận án .....................................................110
5.2.1 Kết quả đo lường mô hình..............................................................................110
5.2.2 Về mô hình lý thuyết nghiên cứu ...................................................................112
5.3 Hàm ý cho việc phát phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu.....113
5.3.1 Quan điểm phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản……….....................113
5.3.2 Hàm ý cho phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu........... 114
5.3.2.1 Về an sinh xã hội .........................................................................................114
5.3.2.2 Về lực lượng lao động .................................................................................116
5.3.2.3 Về chính sách hỗ trợ nhà nước ....................................................................117
5.3.2.4 Về người quản lý/Chủ sở hữu .....................................................................119
5.3.2.5 Về xu hướng thị trường ...............................................................................120
5.3.2.6 Về thiếu nhu cầu các bên liên quan.............................................................121
iii


5.3.2.7 Về trách nhiệm sản phẩm ...........................................................................122
5.3.2.8 Về khách hàng .............................................................................................123
5.3.2.9 Về phòng chống ô nhiễm môi trường .........................................................124

5.4 Kết luận chung ..................................................................................................125
2.5 Một số hạn chế nghiên cứu .... .........................................................................127

iv


DANH MỤC HÌNH, MÔ HÌNH, BIỂU ĐỒ

1. DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung nghiên cứu của luận án.............................................................

10

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu...........................................................................

69

2. DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 2.1: Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng phát triển bền
vững doanh nghiệp……………………………………………………………...

27

Mô hình 2.2: Mô hình khái niệm liên kết tất cả các biến tác động đến phát triển
bền vững doanh nghiệp trong nghiên cứu………………………………………

30

Mô hình 2.3: Khung lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Úc………………………………………………………...............................


33

Mô hình 2.4: Đề nghị mô hình lý thuyết các yếu tố tác động đến phát triển bền
vững doanh nghiệp thủy sản……………………................…….........................

39

Mô hình 4.1: Kết quả mô hình lý thuyết đề nghị cho phát triển bền vững các
doanh nghiệp thủy sản..........................................................................................

102

3. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Kết quả biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa................................

100

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ hồi quy phần dư chuẩn hóa........................................

101

v


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1: Thực trạng doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu..............................

3


Bảng 1.2: Sản lượng xuất khẩu thủy sản đông lạnh tỉnh Bạc Liêu…………….

4

Bảng 1.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản tỉnh Bạc Liêu……………………............

4

Bảng 2.1: So sánh kết quả phát triển truyền thống và phát triển bền vững ở
cấp độ vĩ mô……………………………………………………………………

18

Bảng 2.2: So sánh kết quả phát triển doanh nghiệp truyền thống và phát triển
bền vững doanh nghiệp………………………………………………………...

23

Bảng 2.3: Tóm tắt tiếp cận các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh
nghiệp…………………………………………………………………………

34

Bảng 3.1: Kết quả các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp
thủy sản………………………………………………………………………...

61

Bảng 3.2: Kích cỡ mẫu nghiên cứu chính thức………………………………..


63

Bảng 3.3: Thang đo khách hàng……………………………………………….

71

Bảng 3.4: Thang đo xu hướng thị trường……………………………………

72

Bảng 3.5: Thang đo thiếu nhu cầu các bên liên quan………………………..

74

Bảng 3.6: Thang đo chính sách hỗ trợ nhà nước…………………….............

75

Bảng 3.7: Thang đo an sinh xã hội…………………………………………..

76

Bảng 3.8: Thang đo lực lượng lao động..……………………………………

77

Bảng 3.9: Thang đo người quản lý/Chủ sở hữu..………………………………

78


Bảng 3.10: Thang đo trách nhiệm sản phẩm………………………….............

79

Bảng 3.11: Thang đo phòng chống ô nhiễm môi trường………………............

81

Bảng 3.12: Thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản .…………

82

Bảng 3.13: Tổng hợp xây dựng thang đo phát triển bền vững doanh……….

83

Bảng 4.1: Hình thức sở hữu doanh nghiệp thủy sản…………..………………

86

Bảng 4.2: Ngành nghề hoạt động doanh nghiệp thủy sản……………………..

87

Bảng 4.3: Trung bình của các biến quan sát về phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản Bạc Liêu……………………………………………………...

88

Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả phân tích yếu tố bên trong và bên ngoài thang đo

bằng Cronbach’s alpha……………...…………………………………………
Bảng 4.5: Kết quả phân tích thang đo yếu tố bên ngoài bằng Cronbach’s
vi

89


alpha….…………………………………………………………………………

90

Bảng 4.6: Kết quả phân tích thang đo yếu tố bên trong bằng Cronbach’s
alpha….…………………………………………………………………………

91

Bảng 4.7: Kết quả phân tích thang đo yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp
thủy sản bằng Cronbach’s alpha………………………………………………..

92

Bảng 4.8: Kết quả phân tích yếu tố bên trong và bên ngoài thang đo khám phá
EFA……………………………………………………………………………..

93

Bảng 4.9: Kết quả phân tích yếu tố phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
thang đo khám phá EFA………………………………………..........................

94


Bảng 4.10: Trung bình và độ lệch chuẩn của các yếu tố tác động……………..

95

Bảng 4.11: Hệ số xác định mô hình (Model Summaryb)....………………….

97

Bảng 4.12: Phân tích phương sai (ANOVA)......................................................

97

Bảng 4.13: Hệ số hồi quy các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản...................................................................................................

98

Bảng 4.14: Kiểm định phương sai phần dư không đổi ………………………..

100

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định ANOVA…………………………………………...

103

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Post Hoc……………………………………….

103


Bảng 4.17: Tóm tắt kết quả giả thuyết các yếu tố tác động đến phát triển bền
vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu…………………………………………

vii

104


THỰC NGỮ TIẾNG ANH, TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Corporate Responsibility (CR): Trách nhiệm doanh nghiệp
Corporate Social Performance (CPS): Hoạt động xã hội của doanh nghiệp
Dow Jones Sustainability Indices (DJSI): Chỉ số Dow Jones bền vững
European Union (EU): Liên minh châu Âu
International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (IUCN):Hiệp
hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế
International Labour Organization (ILO): Tổ chức Lao động Quốc tế
Sustainable Enterprise Model (SEM): Mô hình doanh nghiệp bền vững
Sustainable Development of Enterprise (SDE): Phát triển bền vững doanh nghiệp
Socially responsible investment (SRI): Xã hội đầu tư chịu trách nhiệm
The Club of Rome: Tổ chức câu lạc bộ Rome
UBND: Ủy ban nhân dân
VASEP: Theo Hiệp hội Chế biến Thủy sản Việt Nam
WCED (nay là Ủy ban Brundtland): Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới

viii


1
Chương 1


TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH BẠC LIÊU VÀ
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1 Giới thiệu
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, doanh nghiệp đóng
một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với quan
điểm phát triển doanh nghiệp là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong
Chương trình hành động của Chính phủ, chính sách phát triển doanh nghiệp được
coi là trọng tâm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng tạo
việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Tại các nước
phát triển và đang phát triển, Chính phủ các nước này đều xác định vai trò quan
trọng, lâu dài của doanh nghiệp trong nền kinh tế và công tác xúc tiến, phát triển
doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển
kinh tế quốc gia. Các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, v.v… và cả Việt
Nam đều xây dựng Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm phát triển doanh nghiệp.
Hiện nay, doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa
chiếm trên 97% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn cả nước (Cục Phát triển doanh
nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).
Rõ ràng, việc phát triển doanh nghiệp theo truyền thống có ổn định, lâu dài
hoặc phát triển bền vững doanh nghiệp sẽ mang lại ổn định, lâu dài hơn tại nhiều
địa phương trong một thời gian dài là một điểm của cuộc tranh luận và tranh cãi ở
các nước đang phát triển nói chung, đặc biệt là Việt Nam. Như vậy, việc xem xét
tính chất và tìm hiểu các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp là
vấn đề nghiên cứu của luận án. Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình phát triển
doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu và rút ra một số nguyên nhân, hạn chế phát triển
doanh nghiệp thủy sản; Thứ hai, tìm hiểu một số vấn đề nghiên cứu, khoảng trống
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu;
Cuối cùng thảo luận kết quả, đóng góp mới và kết cấu của luận án.



2
1.2 Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu
1.2.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có rất nhiều doanh nghiệp chuyên
ngành chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, tập
trung ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và An Giang. Trong quá trình hội
nhập, những doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu luôn dẫn đầu, đặc biệt có
nhiều doanh nghiệp đã sớm hội nhập với thế giới, nâng cao kim ngạch xuất khẩu
hàng năm và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của đất nước.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 2013 cả nước có 2.536 doanh nghiệp
thủy sản và doanh nghiệp thủy sản chiếm đến 45,2%. Đáng chú ý là vùng đồng
bằng sông Cửu Long số lượng doanh nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng
đang có xu hướng giảm rõ rệt chỉ còn 37% trong năm 2013 so với con số 50% vào
năm 2006. Về nguồn vốn, năm 2013 các doanh nghiệp này có tổng vốn tài sản trên
92.100 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần năm 2006 và nợ phải trả là 32.300 tỷ đồng,
chiếm 35% tổng nguồn vốn hiện có.
Trong lĩnh vực doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành nghề chủ
lực của tỉnh Bạc Liêu, số lượng doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thủy sản chiếm
16,6% so với tổng số doanh nghiệp của tỉnh năm 2013 là 1.318 doanh nghiệp đang
hoạt động. Chính vì vậy, những năm qua chính quyền tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan
tâm đến hỗ trợ đối với những hoạt động của ngành nghề thủy sản.
Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tính đến
năm 2013 là 1.318 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 10.776 tỷ đồng. Trong
số các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp thủy sản
có đến 457 doanh nghiệp. Chủ yếu tập trung vào các loại hình doanh nghiệp như:
Doanh nghiệp tư nhân là 154 doanh nghiệp, với mức vốn đăng ký kinh doanh là 195
tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 132 công ty, với mức vốn
đăng ký kinh doanh là 477 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là

122 công ty, với mức vốn đăng ký kinh doanh là 274 tỷ đồng; Công ty trách cổ
phần là 49 công ty, với mức vốn đăng ký kinh doanh là 3.199 tỷ đồng (như hình
1.1).


3
Bảng 1.1: Thực trạng phát triển doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu
Loại hình doanh
nghiệp

DNTN

Tổng số doanh
nghiệp
Số
Vốn
lượng
ĐKKD (tỷ)
DN
741
1.381

Doanh nghiệp thủy
sản
Số
Vốn
lượng
ĐKKD
DN
(tỷ)

154
195

Tỷ trọng
DN %

Vốn %

20,8

14,1

Cty TNHH 1 TV

252

1.972

132

477

29,4

24,2

Cty TNHH 2 TV

209


2.094

122

274

58,4

13,1

Công ty cổ phần

116

5.329

49

3.199

42,2

60,0

1.318

10.776

457


4.145

34,7

38,5

Tổng cộng

Nguồn: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư
1.2.2 Tình hình đóng góp của doanh nghiệp thủy sản vào phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Bạc Liêu
1.2.2.1 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2013 được đánh dấu là năm phục hồi đối với
nghề sản xuất tôm nước lợ, với các thắng lợi như được mùa, được giá và kiểm soát
tốt dịch bệnh, đặc biệt là đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng. Tính tính từ năm
2013, diện tích nuôi tôm của cả nước đạt 652.612 ha, bằng 99,2% cùng kỳ năm
2012; trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 588.894 ha, tôm thẻ chân trắng 63.719 ha.
Sản lượng thu hoạch là 475.854 tấn (sản lượng tôm sú là 232.853 tấn, tôm thẻ chân
trắng là 243.001 tấn). Theo Hiệp hội Chế biến Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2013.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam ước đạt 6,5 tỷ USD. Trong đó, tôm
và cá tra dự báo chiếm hơn 70,7% tổng giá trị xuất khẩu, đạt 4,6 tỷ USD. Một số địa
phương có vùng nuôi, số lượng nhà máy chế biến tôm lớn trong cả nước như: tỉnh
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,… kim ngạch xuất khẩu tôm có nhiều chuyển biến
tích cực. Tình hình sản lượng xuất khẩu của tỉnh Bạc Liêu chủ yếu có hai loại hàng
hóa chính đó là gạo và thủy sản đông lạnh (bảng 1.2) cho thấy sản lượng xuất khẩu
tăng đều qua các năm, sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt 90.340 tấn; trong đó, sản
lượng xuất khẩu thủy sản đông lạnh đạt 20.340 tấn, đến năm 2013 sản lượng xuất
khẩu đạt 105.861 tấn, trong đó, sản lượng xuất khẩu thủy sản đông lạnh đạt 35.515
tấn.



4
Bảng 1.2: Sản lượng xuất khẩu thủy sản đông lạnh tỉnh Bạc Liêu
Đơn vị tính: tấn
Mặt hàng xuất khẩu
- Gạo
- Thủy sản đông lạnh
Tổng cộng

2009

2010

2011

2012

2013

70.000
20.340

80.000
23.380

92.000
28.135

63.951
32.286


70.346

90.340

103.380

120.135

96.237

105.861

35.515

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu, 2013
Nhìn chung, tình hình xuất khẩu thủy sản tỉnh Bạc Liêu tăng đều qua các
năm, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 192.500.000 USD. Trong đó, mặt hàng
thủy sản có giá trị xuất khẩu đạt 151.680.000 USD, giá trị xuất khẩu tăng đều đến
năm 2013 có tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên 409.164.000 USD. Trong đó, mặt
hàng thủy sản có giá trị xuất khẩu đạt 376.512.000 USD. Điều này cho thấy giá trị
xuất khẩu thủy sản tỉnh Bạc Liêu sẽ tiếp tục là mặt hàng chủ lực của tỉnh.
1.2.2.2 Giá trị xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp
Trong những năm gần đây được các chuyên gia kinh tế đều nhận định là năm
mà các doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn hơn, không chỉ khó về
vốn, lãi suất ngân hàng mà còn phải đối đầu với thách thức nguyên liệu chế biến.
Nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chừng, đa số chỉ đáp ứng 40 - 50% công suất để
giữ chân người lao động. Do tính điều kiện tự nhiên và thiên nhiên, nên tính đặc thù
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chỉ mới có hai nhóm mặt hàng xuất khẩu sang
nước ngoài đó là hàng nông sản và hàng thủy sản. Nhưng mặt hàng xuất khẩu thủy

sản chiếm một tỷ trọng rất cao so với mặt hàng nông sản, được thể hiện giá trị xuất
khẩu tăng đều như năm 2009 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 151.680.000 USD
tăng đến năm 2013 lên tới 376.512.000 USD (bảng 1.3).
Bảng 1.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản tỉnh Bạc Liêu
Đơn vị tính: 1.000 USD
Mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu
- Hàng nông sản

2009

2010

2011

2012

2013

40.820

46.439

61.429

27.210

32.652

- Hàng thuỷ sản


151.680

172.561

222.571

313.760

376.512

Tổng

192.500

219.000

284.000

340.970

409.164

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu, 2013


5
1.3 Tính cấp thiết và khoảng trống nghiên cứu
Doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế đất nước. Quy mô của doanh nghiệp thủy sản ngày càng mở rộng và

vai trò doanh nghiệp thủy sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc
gia. Doanh nghiệp thuỷ sản là một ngành đặc thù từ khâu sản xuất, chế biến và xuất
khẩu bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan
chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Đồng thời vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất
hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và xuất khẩu thu ngoại
tệ. Doanh nghiệp thuỷ sản không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
thực phẩm cho người dân, mà còn là một ngành kinh tế giải quyết việc làm cho
nhiều lao động, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh đặc biệt ở những vùng nông
thôn và vùng ven biển. Doanh nghiệp thủy sản đã tham gia đóng góp nhiều vào các
chương trình xóa đói giảm nghèo, công tác an sinh xã hội tại địa phương và được
xem là trụ cột xã hội công bằng của đặc trưng phát triển bền vững. Tuy nhiên các
doanh nghiệp thủy sản đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, đồng thời doanh nghiệp thủy sản của tỉnh Bạc Liêu là một trong
những tỉnh có thế mạnh về chế biến xuất khẩu thủy sản trong khu vực đồng bằng
sông Cửu Long và cả nước; từ đó doanh nghiệp thủy sản mang tính đặc thù hơn so
với các loại doanh nghiệp khác trong tỉnh. Nhưng doanh nghiệp thủy sản tỉnh Ba ̣c
Liêu hiện nay chưa hướng đến phát triển bền vững, như chưa giải quyết mối quan
hệ những tồn tại bên trong doanh nghiệp (lực lượng lao động chưa ổn định, áp lực
về quản lý, trách nhiệm sản phẩm, áp lực giải quyết về môi trường) và còn đối mặt
nhiều thách thức vào yếu tố bên ngoài (thiếu khách hàng, thị trường, thiếu nhu cầu
các bên liên quan trong hợp tác kinh doanh, chính sách hỗ trợ nhà nước và áp lực
vấn đề xã hội như tham gia công tác an sinh xã hội tại địa phương).
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền
vững và điển hình như nghiên cứu của Springett (2003a, 2005), Russell et al (2006)
và Byrch et al (2007) đều đưa ra báo cáo nhấn mạnh bởi kinh doanh trên các khía
cạnh kinh tế của phát triển bền vững doanh nghiệp. Đối với nghiên cứu khả năng
phát triển bền vững doanh nghiệp: Ứng dụng với lý thuyết hiệp lực cộng đồng (QU



6
Feng geng 2007) kết quả nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp cần chú
trọng đến mối quan hệ năng lực ngành công nghiệp, công nghệ, năng lực phát triển
thể chế và thị trường và sự tương tác của chúng để thực hiện phát triển bền vững
doanh nghiệp. Theo Kris Law (2010) lại đưa kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động
đến phát triển bền vững: Các công ty công nghệ cao sản xuất tại Đài Loan cho thấy
rằng các công ty sản xuất công nghệ cao công nhận tích cực thúc đẩy tác động của
các yếu tố phát triển bền vững từ quản lý, yếu tố nội bộ và bên ngoài. Nhưng theo
Fairfield, Harmon & Behson (2011) lại nghiên cứu tích hợp doanh nghiệp bền vững
là các mối liên kết giữa các ảnh hưởng bên ngoài và quá trình hướng đến quyết định
phát triển bền vững, cho phép cơ bản tổ chức, chất hạn chế nội bộ, phương thức bền
vững và hiệu suất. Đến năm 2013 có một công trình nghiên cứu điển hình về phát
triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Australia: Một khung phân tích,
kết quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển bền vững doanh nghiệp từ các yếu tố
bên trong và bên ngoài (Salimzadeh, Courvisanos and Nayak, 2013), được xem là
một khung lý thuyết cơ bản nhất mà tác giả đã nghiên cứu qua. Yếu tố bên trong
doanh nghiệp (1. Hiệu suất, 2. Nhân viên, 3. Chủ sở hữu/Người quản lý) và Yếu tố
bên ngoài doanh nghiệp (1. Chinh phủ, 2. Khách hàng, 3. Các bên liên quan).
Khung lý thuyết này chưa quan tâm đến trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, sự
phòng chống ô nhiễm môi trường thuộc về yếu tố bên trong của doanh nghiệp, và
khung lý thuyết này cũng chưa quan tâm đến yếu tố xu hướng thị trường và công
tác an sinh xã hội của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải
có trách nhiệm với cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Vì vậy, từ gợi ý
kết quả nghiên cứu đã giải quyết một số vấn đề còn hạn chế của khung lý thuyết và
cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản hướng đến phát triển bền vững.
Sự cần thiết một khung lý thuyết phân tích các yếu tố tác động phát triển bền vững
doanh nghiệp của Salimzadeh, Courvisanos and Nayak (2013) cần phải bổ sung vào
mô hình lý thuyết phát triển bền vững và vận dụng mô hình này kiểm định tại một
địa phương cụ thể ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là khoảng trống
khung lý thuyết rất cần được đầu tư nghiên cứu, đồng thời kết hợp với phân tích

thực trạng phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu có những yếu tố được rút
ra mang tính đặc trưng doanh nghiệp thủy sản, và phù hợp với khung lý thuyết của
Salimzadeh, Courvisanos and Nayak (2013).


7
Từ lý luận khoa học cũng như tính thực tiễn và khoảng trống khung lý thuyết
các yếu tố tác động mạnh đến khả năng phát triển bền vững doanh nghiệp là thể
hiện tính liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu quả tác hại khó khôi phục ở
những lĩnh vực của xã hội và môi trường. Từ đó, nghiên cứu sinh xác định được
khoảng trống trong nghiên cứu mô hình lý thuyết nghiên cứu của Salimzadeh,
Courvisanos and Nayak (2013) và đưa ra định hướng nghiên cứu tiếp theo như: Các
yếu tố tác đông đến phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu; chủ
yếu tập trung từ các yếu tố bên trong doanh nghiệp (1. Lực lượng lao động, 2.
Người quản lý/chủ sở hữu, 3. Trách nhiệm sản phẩm, 4. Phòng chống ô nhiễm môi
trường) và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (1. Khách hàng, 2. Xu hướng thị trường,
3. Thiếu nhu cầu các bên liên quan, 4. Chính sách hỗ trợ nhà nước và 5. An sinh xã
hội).
1.4 Vấn đề nghiên cứu của luận án
Phát triển bền vững là một khái niệm nền tảng trong nghiên cứu quản lý
doanh nghiệp thông qua liên kết của nó với lợi thế cạnh tranh. Tiến bộ đáng kể đã
được thực hiện ở lĩnh vực này trong những năm gần đây, bao gồm cả việc di chuyển
từ định nghĩa hẹp của tính bền vững, của lợi thế cạnh tranh dựa trên hiệu suất kinh
tế vượt trội so với một sự công nhận tầm quan trọng của thực hiện kết nối với các
tác động kinh tế, xã hội và môi trường của doanh nghiệp (Harrison, Bosse, &
Phillips, 2010). Điều này đã được tranh luận từ quan điểm lý thuyết phát triển bền
vững doanh nghiệp từ các bên liên quan, trong đó xác định lại mục đích chính và
mục tiêu của doanh nghiệp là một phần của một hệ thống các bên liên quan ảnh
hưởng bởi các thiết lập và các mục tiêu doanh nghiệp (Freeman, 1984).
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của chế biến,

xuất khẩu thủy sản và đóng góp lớn vào xuất khẩu thủy sản của cả nước. Điều này
đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển

, song tốc đô ̣

phát triển của xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đã gặp phải sự cạnh tranh gay
gắt trên thị trường thế giới, các rào cản kỹ thuật được các nước đưa ra nhằm hạn chế
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam , đặc biệt là truyền thông phản ánh hàng thủy sản
qua các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường thiên nhiên và sinh thái,... Ngoài ra,
các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm và các sản phẩm có chứa tạp chất (kể cả hộ dân


8
tham gia thu mua, sơ chế và đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu) gây ảnh hưởng lớn
đến uy tín doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản
chưa giải quyết triệt để những tồn tại như lực lượng lao động chưa ổn định, người
quản lý, trách nhiệm sản phẩm, áp lực giải quyết về môi trường và còn đối mặt
nhiều thách thức như thiếu khách hàng, thị trường, thiếu nhu cầu các bên liên quan
trong hợp tác kinh doanh, thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước và áp lực vấn đề xã
hội trong kinh doanh. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu
cũng nằm trong xu hướng chung của doanh nghiệp thủy sản cả nước.
Đối với phát triển doanh nghiệp thủy sản cả nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu
nói riêng là một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng
cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một
lĩnh vực sản xuất – khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề tôm, tạo sự phát
triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước
cũng như tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên, đóng góp của các doanh nghiệp thủy sản rất lớn
đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu. Nhưng hiện nay, phát triển doanh
nghiệp thủy sản Bạc Liêu chưa hướng đến phát triển bền vững, các doanh nghiệp
chỉ nghĩ đến lợi ích của họ về kinh tế chưa quan tâm đến môi trường, cộng đồng xã

hội mà nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Như vậy, phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu theo hướng giải quyết hài hòa mối quan hệ những tồn
tại bên trong doanh nghiệp như lực lượng lao động chưa ổn định, áp lực về quản lý,
trách nhiệm sản phẩm, áp lực giải quyết về môi trường và còn đối mặt nhiều thách
thức vào yếu tố bên ngoài như thiếu khách hàng, thị trường, thiếu nhu cầu các bên
liên quan trong hợp tác kinh doanh, chính sách hỗ trợ nhà nước và áp lực vấn đề xã
hội trong kinh doanh là vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để hướng phát
triển bền vững. Phát triển bền vững doanh nghiệp là một chủ đề trên diện rộng, nhất
là các doanh nghiệp có nhiều hình thức, không chỉ về quy mô, lĩnh vực và không
gian kích thước mà còn về cách thức một doanh nghiệp được quản lý và điều hành,
tư cách pháp nhân và mục tiêu hoạt động. Tất cả các doanh nghiệp là một phần của
xã hội, họ hình thành và định hình bởi các cộng đồng nơi họ hoạt động.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực
phát triển bền vững doanh nghiệp. Nhưng tác giả sẽ mở rộng hướng nghiên cứu mới
đó là “Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp”. Do đó, phát triển


9
bền vững doanh nghiệp là một vấn đề mới ở Việt Nam và liên quan đến quy mô,
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên rất rộng, cần có sự nghiên cứu
chuyên sâu hơn và thu hẹp ở từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu sinh
chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
Bạc Liêu” làm luận án tiến sĩ của mình.
1.4.1 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
Khi xác định được vấn đề nghiên cứu, phát triển bền vững doanh nghiệp sẽ
tác động từ yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Do đó để khám phá các
yếu tố thành phần bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có mối quan hệ đến phát
triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu, nghiên cứu tập trung vào
một số mục tiêu cụ thể sau:

(1) Xác định các yếu tố có mối quan hệ tác động đến đến phát triển bền vững
các doanh nghiệp
(2) Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
(3) Xác định hàm ý cho phát phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản
Bạc Liêu
 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án thực hiện thông qua việc trả
lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Xem xét các yếu tố nào có khả năng tác động đến phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản?
(2) Xem xét mức độ ưu tiên các yếu tố nào tác động mạnh đến phát triển bền
vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu?
(3) Các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu cần quan tâm đến yếu tố nào để phát
triển bền vững?
1.4.2 Khung nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu trước đó và phân
tích thực trạng phát triển doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm kết
hợp tìm hiểu các yếu tố đặc trưng phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. Đồng


10
thời tìm hiểu các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, nghiên cứu
được thực hiện thông qua hai bước chính. (1) nghiên cứu khám phá bằng phương
pháp định tính, (2) và kết hợp nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
Hình 1.1 Khung nghiên cứu luận án.
Vấn đề nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh
nghiệp


Cở sở mô hình lý thuyết
Phát triển bền vững doanh nghiệp

Nghiên cứu định tính
Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh
nghiệp:
1. Câu hỏi xác định các yếu tố bên trong (nội bộ)
và bên ngoài doanh nghiệp.
- Kết quả thảo luận nhóm.
2. Câu hỏi đánh giá thang đo.
- Kết quả nghiên cứu xây dựng thang đo

Nghiên cứu định lượng

- Xây dựng thang do chính thức
- Kết quả kiểm định thang đo
- Đánh giá mức độ các yếu tố tác động đến sự phát
triển bền vững doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu
Mô hình lý thuyết đề nghị cho phát triển bền vững
các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu

Hình 1.1: Khung nghiên cứu của luận án
1.4.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Xác định phần giới hạn của luận án liên quan đến đối tượng khảo sát và nội
dung nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu bao gồm những giới hạn về không gian của
đối tượng khảo sát, giới hạn quỹ thời gian để tiến hành nghiên cứu và giới hạn quy
mô nội dung được xử lý. Cơ sở đề xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu là:



11
- Phạm vi về nội dung là thể hiện tính cấp thiết và khoảng trống nghiên cứu;
xây dựng cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững doanh nghiệp; Tìm hiểu cơ sở thực
tiễn của phát triển bền vững doanh nghiệp; Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên
cứu; Xây dựng phương pháp và quy trình nghiên cứu; Đặt ra 9 giả thuyết tác động
đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản và kết quả nghiên cứu chấp nhận giả
thuyết khoa học. Cuối cùng hàm ý cho phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
Bạc Liêu trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án được chọn là các doanh nghiệp thủy sản
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Phạm vi không gian nghiên cứu là 227 doanh nghiệp thủy sản và mang tính
đại diện cho 457 doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Phạm vi thời gian là quỹ thời gian hoàn tất công trình nghiên cứu của luận
án, tính từ giai đoạn bắt đầu nghiên cứu là năm 2011-2015.
- Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là các yếu tố bên trong và bên ngoài
tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu.
- Đối tượng khảo sát những người quản lý các doanh nghiệp thủy sản đang
hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Doanh nghiệp thủy sản là doanh nghiệp được thành lập theo ngành nghề mà
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh như: Tôm đông lạnh; Chế biến hàng thuỷ sản;
Sản xuất chế biến hàng hải sản; Chế biến và bảo quản các mặt hàng thủy sản; Chế
biến thủy sản xuất khẩu; Nuôi trồng thuỷ sản nội địa; Bán buôn thủy sản; Khai thác
thuỷ sản biển; Sản xuất giống thuỷ sản.
1.4.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.4.1 Cơ sở thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phục vụ cho quá
trình nghiên cứu như sau.
 Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ Phòng Đăng

ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kế tỉnh Bạc Liêu, trên các
địa chỉ internet,…nghiên cứu của các công trình liên quan đến lĩnh vực phát triển
bền vững. Các dữ liệu trên chỉ phục vụ cho việc thống kê, đánh giá và tìm hiểu một
số tiêu chí có liên quan đến phát triển bền vững doanh nghiệp.


12
 Dữ liệu sơ cấp thông qua dàn bài thảo luận nhóm để thu thập được thông tin
trong quá trình thảo luận và sau đó thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp những
người quản lý doanh nghiệp thủy sản.
1.4.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Ngày nay, có nhiều loại nghiên cứu mà các nhà khoa học hay sử dụng trong
nghiên cứu của mình đó là nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng. Trong
nghiên cứu hàn lâm với mục tiêu là phát triển lý thuyết mới, kết quả là đưa ra lý
thuyết, mô hình, luận điểm mới; còn nghiên cứu ứng dụng với mục tiêu là ứng dụng
lý thuyết vào thực tế và kết quả là dựa trên lý thuyết đưa ra các giải pháp hiệu quả.
Từ định hướng nghiên cứu, tác giả chọn hướng nghiên cứu cho đề tài luận án của
mình theo loại nghiên cứu ứng dụng tại thị trường tỉnh Bạc Liêu và có khám phá
các yếu tố mới. Do đó, các phương pháp nghiên trong luận án được sử dụng phương
pháp định tính và kết hợp với phương pháp định lượng.
 Nghiên cứu định tính
Luận án sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn dựa vào các
công trình, luận án có liên quan đến phát triển bền vững doanh nghiệp nhằm làm cơ
sở lý luận, xác định một số tiêu chí đánh giá phát triển bền vững doanh nghiệp thủy
sản tỉnh Bạc Liêu thông qua dàn bài thảo luận nhóm, từ những người quản lý doanh
nghiệp thủy sản nhằm rút ra nguyên nhân các yếu tố bên trong và bên ngoài tác
động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Quy trình
nghiên cứu định tính:
 Thứ nhất là; Nghiên cứu dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thông qua các
nghiên cứu đã công bố trên tạp chí ngoài nước và trong nước, một số yếu tác động

đến phát triển bền vững doanh nghiệp nhằm xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả
phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản.
Ở bước này giúp tác giả chuẩn bị nội dung xây dựng và hiệu chỉnh lại nội
dung bảng câu hỏi để xây dựng thang đo phù hợp. Bảng câu hỏi mà tác giả xây
dựng được tham khảo từ tổng hợp các công trình nghiên cứu ở trên.
 Thứ hai là; Điều tra, khảo sát thực tế. Tác giả đã tiến hành khảo sát những
người quản lý trong các doanh nghiệp thủy sản, các chuyên gia đang quản lý ở lĩnh
vực thủy sản thông qua bảng câu hỏi trực tiếp.


13
Kết quả thông tin thu thập đa dạng và phong phú, đáp ứng được yêu cầu cần
thiết cho việc nghiên cứu chính thức. Cuối cùng, nhóm được các thuộc tính yếu tố
bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu định tính
được xác định các yếu bên trong và yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển bền
vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu, sử dụng phương pháp định lượng nhằm
kiểm định lại kết quả nghiên cứu định tính, xem xét các thuộc tính yếu tố bên trong
và yếu tố bên ngoài nào còn tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy
sản tỉnh Bạc Liêu thì giữ lại và yếu tố nào không tác động đến phát triển bền vững
doanh nghiệp sẽ bị loại. Như vậy, phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện
thông qua các bước sau.
 Bước 1: Xây dựng thang đo
Qui trình xây dựng thang đo trong luận án được dựa vào các bộ tiêu chí trên
và kết quả nghiên cứu định tính để điều chỉnh biến quan sát từ thang đo nguyên
thủy, và bổ sung mới thang đo an sinh xã hội. Trên cơ sở này một tập biến quan sát
được xây dựng để đo lường các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp thủy
sản tỉnh Bạc Liêu.
 Bước 2: Nghiên cứu định lượng

Đối với nghiên cứu bằng nghiên cứu định lượng được phỏng vấn trực tiếp,
phỏng vấn bằng thư với bảng câu hỏi để nắm bắt thông tin, thu thập dữ liệu về tác
động của biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trên cơ sở nghiên cứu nhằm kiểm
định lại độ tin cậy của thang đo các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Phương pháp đánh giá thang đo được sử dụng
công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha, ký hiệu là α), phân tích yếu tố khám phát
EFA và phân tích hồi quy bội để tìm những thuộc tính yếu tố bên trong và yếu tố
bên ngoài tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc
Liêu.
1.5 Kết quả thảo luận và đóng góp mới của luận án
Luận án sẽ đem lại một số kết quả thảo luận và đóng góp cho các nhà nghiên
cứu Việt Nam tham khảo bộ thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp; các doanh
nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu có được định hướng phát triển bền vững hơn, đồng


14
thời phát triển bền vững ngoài lợi ích của doanh nghiệp mà còn lợi ích của kinh tế,
môi trường sống và cộng đồng xã hội; các cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh Bạc
Liêu sử dụng kết quả tham khảo để xây dựng chiến lược phát triển bền vững doanh
nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, cụ thể đóng góp mới của luận án
như sau.
 Sự đóng góp mới về yếu tố an sinh xã hội được bổ sung vào nhóm yếu tố bên
ngoài doanh nghiệp, để mở rộng an sinh xã hội từ quan điểm về khái niệm đưa vào
thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp.
 Khám phá mới các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp đến phát
triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. Những yếu tố này có thể làm cơ sở nghiên
cứu cho những đề tài có liên quan đến phát triển bền vững các doanh nghiệp đang
hoạt động ở từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
 Luận án đã đóng góp vào thực tiễn cho việc phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản, thông qua hàm ý cho phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản

tỉnh Bạc Liêu phù hợp với kết quả nghiên cứu.
 Kết quả nghiên cứu của luận án cũng làm tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu về lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác
nhau tại Việt Nam.
1.6 Kết cấu của luận án
Luận án này được nghiên cứu chia thành 5 chương, với nội dung chính của
từng chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc
Liêu và vấn đề nghiên cứu của luận án
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình lý thuyết phát triển bền vững các
doanh nghiệp thủy sản
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách phát triển bền vững các doanh
nghiệp thủy sản Bạc Liêu


×