Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Thiện Mỹ

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÂN THỊ THU THỦY

Tp. Hồ Chí Minh - năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ
phiếu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam” là do chính tôi nghiên
cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Thân Thị Thu Thủy.
Các số liệu trong luận văn được thu thập chính xác và có nguồn gốc trung thực.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được trình bày hay công bố ở bất kỳ công
trình nghiên cứu nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 11 năm 2016
Tác giả


Bùi Thị Thiện Mỹ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 1
1.2 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
1.6 Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 5
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NIÊM YẾT............................................................................................................. 7
Giới thiệu chương 2 ............................................................................................... 7
2.1 Tổng quan về giá cổ phiếu ............................................................................... 7
2.1.1 Khái niệm cổ phiếu................................................................................... 7
2.1.2 Các hình thức giá trị của cổ phiếu ............................................................. 7
2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ....................................................... 9
2.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ................................. 9
2.2.2 Những lợi ích của NHTMCP niêm yết.................................................... 10



2.3. Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại các ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết .............................................................................. 10
2.3.1 Các lý thuyết về sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ
phiếu ..................................................................................................................... 11
2.3.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP
niêm yết................................................................................................................. 13
2.3.2.1 Lãi suất................................................................................................ 13
2.3.2.2 Tỷ giá hối đoái .................................................................................... 14
2.3.2.3 Cung tiền ............................................................................................. 16
2.3.2.4 Tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số sản xuất công nghiệp ......................... 17
2.3.2.5 Giá vàng .............................................................................................. 19
2.4 Các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến
giá cổ phiếu .......................................................................................................... 20
2.4.1 Nghiên cứu của A. Bhargava (2014)....................................................... 20
2.4.2 Nghiên cứu của Ayub và Masih (2013) .................................................. 21
2.4.3 Nghiên cứu của Adaramola, Anthony Olugbenga (2011)........................ 21
2.4.4 Nghiên cứu của Menike (2006) .............................................................. 22
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM .......................................................................... 24
Giới thiệu chương 3 ............................................................................................. 24
3.1 Giới thiệu các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam ............. 24
3.2 Biến động giá cổ phiếu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt
Nam. ..................................................................................................................... 29


3.3 Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại các ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam ............................................................. 33
3.3.1 Lãi suất................................................................................................... 33

3.3.2 Tỷ giá hối đoái ....................................................................................... 35
3.3.3 Cung tiền M2 ......................................................................................... 37
3.3.4 Chỉ số sản xuất công nghiệp ................................................................... 39
3.3.5 Giá vàng trong nước ............................................................................... 41
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 43
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..... 44
Giới thiệu chương 4 ............................................................................................. 44
4.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 44
4.1.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 44
4.1.2 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 45
4.1.3 Mô tả các biến nghiên cứu ...................................................................... 47
4.1.4 Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 47
4.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 48
4.2.1 Dữ liệu bảng ........................................................................................... 48
4.2.2 Các mô hình ước lượng trên dữ liệu bảng ............................................... 49
4.2.3 Mô hình hồi quy cho vấn đề nghiên cứu ................................................. 50
4.3 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu............................................................... 52
4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 53
4.4.1 Kết quả hồi quy ...................................................................................... 53
4.4.2 Kiểm định mô hình hồi quy .................................................................... 55
4.4.2.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................................... 55


4.4.2.2 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi................................. 56
4.4.2.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................................... 56
4.4.2.4 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ................................................ 57
4.4.2.5 Khắc phục các khuyết điểm của mô hình hồi quy ................................ 58
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 60
Kết luận chương 4 ............................................................................................... 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ BIẾN ĐỘNG BẤT

THƯỜNG CỦA GIÁ CỔ PHIẾU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN
TỐ KINH TẾ VĨ MÔ. ......................................................................................... 63
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 63
5.2 Nhóm giải pháp đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................. 63
5.2.1 Phát triển thị trường tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá .. 63
5.2.2 Giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường vàng .................................... 65
5.2.3 Đảm bảo lãi suất thực tại các tổ chức tín dụng dao động trong biên độ cho
phép ...................................................................................................................... 66
5.2.4 Sử dụng đa dạng các công cụ của chính sách tiền tệ trong việc điều chỉnh
cung tiền ................................................................................................................ 66
5.2.5 Cần có sự độc lập tương đối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với
Quốc hội và Chính phủ .......................................................................................... 67
5.3 Nhóm giải pháp đối với Chính phủ ............................................................... 68
5.3.1 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong việc thu hút nguồn vốn ngoại tệ68
5.3.2 Triệt để thực hiện đề án tái cấu trúc nền kinh tế ...................................... 69
5.4 Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết........ 69
5.4.1 Phát triển nguồn nhân lực có trình độ về kinh tế học và tài chính định


lượng ..................................................................................................................... 69
5.4.2 Đặt lợi ích của ngành lên cao nhất trong các quyết định kinh doanh ....... 70
5.5 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.............................. 71
Kết luận chương 5 ............................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
ACB


Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

APT

Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

EGLS

Bình phương nhỏ nhất tổng quát (trên dữ liệu bảng)

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM

Mô hình các ảnh hưởng cố định


FII

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IFS

Thống kê tài chính quốc tế

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

MB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

NCB


Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

OLS

Bình phương bé nhất thông thường

REM

Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán


TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

USD

Đô la Mỹ

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam


VND

Đồng Việt Nam

VN-Index

Chỉ số giá chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1


Các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

24

Bảng 4.1

Kỳ vọng dấu xu hướng tác động của các biến độc lập đến biến

48

phụ thuộc.
Bảng 4.2

Thống kê mô tả của các biến nghiên cứu

52

Bảng 4.3

Kết quả hồi quy theo FEM

53

Bảng 4.4

Bảng giá trị các đặc điểm riêng Zi

54


Bảng 4.5

2

Giá trị hệ số xác định R của các mô hình hồi quy mỗi biến độc

55

lập theo các biến độc lập còn lại
Bảng 4.6

Kết quả kiểm định Breusch – Pagan – Godfrey cho mô hình

56

(4.1)
Bảng 4.7

Kết quả hồi quy phần dư eit theo biến trễ eit-1 của mô hình (4.1)

57

Bảng 4.8

Kết quả kiểm định tính dừng của biến phụ thuộc

58

Bảng 4.9


Kết quả kiểm định tính dừng của các biến độc lập

58

Bảng 4.10

Kết quả hồi quy (4.1) bằng EGLS

59


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1

Diễn biến giá cổ phiếu trung bình tháng của các NHTMCP

30

niêm yết Việt Nam giai đoạn 2010 – 09/2015.
Đồ thị 3.2

Diễn biến trung bình giá cổ phiếu của các NHTMCP niêm

34

yết Việt Nam và lãi suất tiền gởi giai đoạn 2010 – 09/2015
Đồ thị 3.3

Diễn biến trung bình giá cổ phiếu của các NHTMCP niêm


36

yết Việt Nam và tỷ giá hối đoái VND/USD bình quân liên
ngân hàng giai đoạn 2010 – 09/2015.
Đồ thị 3.4

Diễn biến trung bình giá cổ phiếu của các NHTMCP niêm

38

yết Việt Nam và cung tiền M2 giai đoạn 2010 – 09/2015
Đồ thị 3.5

Diễn biến trung bình giá cổ phiếu của các NHTMCP niêm

40

yết Việt Nam và tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công
nghiệp giai đoạn 2010 – 09/2015.
Đồ thị 3.6

Diễn biến trung bình giá cổ phiếu của các NHTMCP niêm
yết Việt Nam và giá vàng SJC giai đoạn 2010 – 09/2015.

42


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997
(đã được thay thế bởi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ban
hành năm 2010) thay thế cho Pháp lệnh ngân hàng đã tạo hành lang pháp lý vững
chắc, ổn định, mở ra hướng phát triển mạnh mẽ cho hoạt động ngân hàng song song
với quá trình hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Giai đoạn hơn mười
năm trở lại đây, không thể phủ nhận những phát triển vượt trội về chất lượng cũng
như những đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế Việt
Nam. Qui mô tín dụng/GDP trong nền kinh tế luôn ở mức cao hơn 80% kể từ năm
2007, con số này đạt đỉnh cao nhất là 125% vào năm 2010. Như là một quy luật tất
yếu trong sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động cổ phần hóa các ngân hàng
thương mại nhà nước tại Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ và gần như triệt để. Còn
nhớ, mỗi đợt ngân hàng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, từ các nhà đầu tư
cho đến các nhà nghiên cứu luôn dành sự quan tâm đặc biệt các vấn đề liên quan
đến cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết (ACB, STB, VCB,
CTG...) luôn nằm trong danh mục đầu tư của từ nhà đầu tư nhỏ lẻ đến các nhà đầu
tư lớn có tổ chức vì một số lý do: tính thanh khoản cao (có thể thế chấp cổ phiếu để
vay vốn tại các ngân hàng hoặc thông qua nghiệp vụ mua lại tại các công ty chứng
khoán...), cổ tức cao và hơn hết là niềm tin về việc các NHTMCP Việt Nam rất khó
phá sản. Mặc dù được quan tâm nhiều đến thế nhưng việc niêm yết cổ phiếu ngân
hàng trên các SGDCK vẫn còn khá chậm chạp. Tính đến thời điểm tháng 9/2015,
mới chỉ có 9 trong số 34 ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên HOSE và HNX. Để
công tác niêm yết đối với ngành ngân hàng được triển khai sớm và khẩn trương
hơn, cần thiết có những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân
hàng. Những nhân tố này gồm hai nhóm là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài các nhân tố kinh tế vĩ mô. Vì là phần không thể thiếu trong việc triển khai chính
sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước khi điều tiết nền kinh tế, đặc biệt phải chịu sự
giám sát chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước nhằm bảo đảm sự an toàn của hệ thống


2


tài chính, ngành ngân hàng luôn là lĩnh vực chịu tác động sớm của các chính sách
điều tiết vĩ mô. Vì lẽ đó, vấn đề nghiên cứu về giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm
yết dưới tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô được thực hiện với hy vọng là một
kênh tham khảo cho các cơ quan hữu quan trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế;
cho các NHTMCP đã và sẽ niêm yết cổ phiếu.
1.2 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân hàng là một trong những ngành có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường
chứng khoán Việt Nam (tháng 1 năm 2014, sự kiện NHTMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên HOSE đã đưa ngành ngân hàng trở thành
ngành có giá trị vốn hóa lớn nhất ở thời điểm đó, với tỉ lệ vốn hóa thị trường tập
trung là 27%). Có giai đoạn, cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán được
mệnh danh là “cổ phiếu vua”, luôn dẫn dắt thị trường, nhất là trong ngắn hạn.Vì thế,
những biến động bất thường về giá cổ phiếu ngân hàng đều có ảnh hưởng đến toàn
thị trường. Bằng định tính nhận thấy, cổ phiếu ngân hàng rất nhạy cảm với những
thông tin của nền kinh tế như những biến động thất thường về lãi suất, giá vàng, tỷ
giá hối đoái... Vì vai trò đặc biệt của ngành ngân hàng đối với thị trường chứng
khoán, với nền kinh tế Việt Nam, cần thiết có một nghiên cứu về xu hướng và mức
độ tác động từ các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm
yết Việt Nam.
Ở các quốc gia có thị trường tài chính phát triển, mối quan hệ mật thiết giữa
các nhân tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu đã được kiểm chứng qua rất nhiều nghiên
cứu thực nghiệm từ những năm 1970. Nổi bật nhất là những nghiên cứu thực
nghiệm dựa trên lý thuyết chênh lệch giá - APT (Arbitrage Pricing Theory). Từ sau
những năm 1980, nghiên cứu về vấn đề này bắt đầu được thực hiện tại các thị
trường mới nổi cả bằng phương pháp định tính và định lượng. Tuy nhiên, các
nghiên cứu tương tự về cổ phiếu ngân hàng đặc biệt là tại các thị trường chứng
khoán non trẻ rất ít. Tại Việt Nam, những năm gần đây có khá nhiều các đề tài
nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số chứng khoán
bằng các công cụ định lượng như mô hình hồi quy đa biến, mô hình đồng liên kết



3

và hồi quy vectơ hiệu chỉnh sai số... Mặc dù có ý nghĩa cao về mặt khoa học và thực
tiễn, hầu hết các đề tài tại Việt Nam chỉ mới dừng lại ở các nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán (VN-Index, VN30index, VNMidcap-Index, VNSmallcap-Index...) hoặc ảnh hưởng của các nhân tố
kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu các công ty trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Hiện tại, chưa tìm thấy công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế
vĩ mô đến giá cổ phiếu của ngành ngân hàng. Đây là lí do thứ hai để đề tài “Ảnh
hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu tại các ngân hàng thương mại
cổ phần niêm yết Việt Nam” được thực hiện. Luận văn nghiên cứu sự ảnh hưởng
của các nhân tố kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền, chỉ số sản xuất
công nghiệp, giá vàng trong nước đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt
Nam. Nghiên cứu được thiết kế dựa trên mô hình của Adaramola, Anthony
Olugbenga (2011) nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá
cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Nigeria.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến giá
cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam và đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố kinh tế vĩ mô này.
- Mục tiêu cụ thể: Đo lường được xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền, chỉ số sản xuất công
nghiệp và giá vàng đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Từ
những kết quả nghiên cứu có được sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh
hưởng tiêu cực của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP
niêm yết Việt Nam.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố kinh tế vĩ mô: lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền, chỉ số sản xuất

công nghiệp, giá vàng trong nước có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP
niêm yết Việt Nam không?


4

- Nếu có, xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô nói
trên đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam ra sao?
- Các giải pháp nào cho ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các NHTMCP
niêm yết nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá
cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ giá hối

đoái, cung tiền M2, chỉ số sản xuất công nghiệp, giá vàng trong nước ảnh hưởng
đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết trên HOSE và HNX.
-

Phạm vi nghiên cứu: 09 NHTMCP niêm yết trên HOSE và HNX : (1)

NHTMCP Á Châu (mã cổ phiếu ACB, niêm yết năm 2006), (2) NHTMCP Sài Gòn
thương tín (mã cổ phiếu SBT, niêm yết năm 2006), (3) NHTMCP Ngoại thương
Việt Nam (mã cổ phiếu VCB, niêm yết năm 2009), (4) NHTMCP Công thương Việt
Nam (mã cổ phiếu CTG, niêm yết năm 2009), (5) NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam (mã cổ phiếu EIB, niêm yết năm 2009), (6) NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (mã
cổ phiếu SHB, niêm yết năm 2009), (7) NHTMCP Quốc Dân (mã cổ phiếu NVB,
niêm yết năm 2010), (8) NHTMCP Quân Đội (mã cổ phiếu MBB, niêm yết năm
2011), (10) NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (mã cổ phiếu BID, niêm yết

năm 2014).
-

Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 09 năm 2015.

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học định tính kết hợp định
lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: được sử dụng trong việc dựa trên phân tích
thực trạng giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam và diễn biến của các
nhân tố kinh tế vĩ mô giai đoạn 2010 – 9/2015 kết hợp với việc lược khảo các
nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới để xác định các nhân tố kinh tế vĩ mô có ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: được sử dụng để kiểm định các giả thuyết


5

nghiên cứu đặt ra về xu hướng ảnh hưởng đồng thời đo lường mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố kinh tế vĩ mô: tỷ giá hối đoái, lãi suất, cung tiền, chỉ số sản xuất
công nghiệp, giá vàng trong nước đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt
Nam bằng cách sử dụng phần mềm Eviews 8 để thực hiện các mô hình hồi quy trên
dữ liệu bảng, các kiểm định tự tương quan, phương sai sai số thay đổi trên mẫu dữ
liệu.
1.6 Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu 5 chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Tổng quan các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại
các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.
- Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu

tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam.
- Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và giải pháp hạn chế sự biến động bất thường của giá cổ phiếu
tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam dưới ảnh hưởng của các
nhân tố kinh tế vĩ mô.
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận văn là một bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh
hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền, chỉ số
sản xuất công nghiệp, giá vàng trong nước đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm
yết Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015. Mặc dù trên thế giới đã có rất nhiều nghiên
cứu về vấn đề ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tỉ suất sinh lợi của cổ
phiếu ngân hàng, nhưng dường như rất hiếm nghiên cứu tương tự trên giá cổ phiếu
ngân hàng, nhất là tại Việt Nam. Một số lí do có thể kể đến như: số lượng các
NHTMCP niêm yết trên các SGDCK quá ít so với tổng số các ngân hàng hiện có,
thời gian nghiên cứu lịch sử giá cổ phiếu không đủ dài để tăng độ tin cậy trong các
nghiên cứu định lượng, chưa có chỉ số chứng khoán xây dựng cho riêng ngành ngân
hàng nên không thể sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu trên dữ liệu chuỗi thời gian...


6

Nghiên cứu trong luận văn sẽ lấp đầy khoảng trống nghiên cứu bằng cách sử dụng
phương pháp nghiên cứu trên dữ liệu bảng học hỏi từ mô hình nghiên cứu của
Adaramola, A. Olugbenga (2011) thay vì nghiên cứu trên dữ liệu chuỗi thời gian
như các nghiên cứu đã có trước đây. Bên cạnh đó, việc xác định các nhân tố kinh tế
vĩ mô cũng như chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ giúp các
cơ quan quản lý cũng như các NHTMCP nhận diện các rủi ro có thể có đối với sự
tăng trưởng giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam; từ đó sử dụng các
giải pháp phù hợp để hạn chế tác động tiêu cực từ các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá
cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết. Đây là những tiền đề cần thiết để quá trình

niêm yết cổ phiếu của tất cả các NHTMCP Việt Nam được triển khai sớm.


7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NIÊM YẾT
Giới thiệu chương 2
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu tại các
NHTMCP niêm yết Việt Nam bắt đầu bằng việc xem lại nền tảng lý thuyết về giá
cổ phiếu, về NHTMCP niêm yết, về các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu tại các NHTMCP niêm yết. Kế đến, lược khảo các nghiên cứu trước đây có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xác định một số nhân tố kinh tế vĩ mô có thể
ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Việc rà soát lại các
kết quả có trước giúp nhận ra khe hổng của các nghiên cứu khi xét tại thị trường
Việt Nam, từ đó đúc kết được những nhân tố kinh tế vĩ mô cần thiết, bổ sung hoặc
bỏ bớt những nhân tố kinh tế vĩ mô so với các nghiên cứu đã có.
2.1 Tổng quan về giá cổ phiếu
2.1.1 Khái niệm cổ phiếu
Khái niệm cổ phiếu gắn liền với khái niệm công ty cổ phần. Theo Luật Doanh
nghiệp 2005, công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Giấy
xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông được gọi là cổ phiếu. Như vậy, cổ
phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với
công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần tỉ lệ với số cổ
phần mà cổ đông đó nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, có thể chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngày

nay khái niệm cổ phiếu được hiểu rộng hơn, đó là chứng chỉ do công ty cổ phần
phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của
công ty đó.
2.1.2 Các hình thức giá trị của cổ phiếu


8

Dựa vào quyền lợi của cổ đông, cổ phiếu được chia thành hai loại là cổ phiếu
thường và cổ phiếu ưu đãi. Các hình thức giá trị của cổ phiếu thường ở một công ty
cổ phần:
- Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa, là giá trị mà công ty cổ phần ấn
định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu, thể hiện số tiền tối thiểu công ty
phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ra, có ý nghĩa quan trọng
vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu lần đầu nhằm huy động vốn thành lập
công ty. Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công
ty, không có giá trị đối với các nhà đầu tư mua cổ phiếu đó trên thị trường thứ cấp.
Một số nước luật pháp cho phép công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thường
không có mệnh giá.
- Giá trị sổ sách là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu
sổ sách kế toán của công ty. Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì
giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở
hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản
với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành.
Trường hợp công ty có phát hành cổ phiếu thường lẫn cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy
tổng giá trị tài sản thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi chia cho số cổ
phiếu thường đang lưu hành. Việc xem xét giá trị sổ sách, cho phép cổ đông thấy
được số giá trị tăng thêm của cổ phiếu sau một thời gian công ty hoạt động so với số
vốn đã góp ban đầu.
- Giá trị nội tại là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại, được tính

toán căn cứ vào cổ tức công ty, triển vọng phát triển của công ty và lãi suất thị
trường. Trong lĩnh vực tài chính, người ta xem giá trị nội tại của cổ phiếu chính là
hiện giá (present value) của tất cả thu nhập từ cổ phiếu trong tương lai theo một lãi
suất chiết khấu nào đó. Lãi suất chiết khấu này chính là tỉ suất sinh lợi kỳ vọng của
mỗi nhà đầu tư. Vì lẽ đó, giá trị nội tại của cổ phiếu không thể tính toán chính xác.
Tuy nhiên, mỗi nhà đầu tư với những dự đoán, những kỳ vọng khác nhau sẽ có
riêng những giá trị nội tại khác nhau. Đây là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư quyết


9

định giao dịch sau khi so sánh giá trị nội tại với giá thị trường của cổ phiếu.
- Giá thị trường là giá giao dịch trên thị trường ở thời điểm hiện tại của cổ
phiếu, được thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá thị trường của
cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Giá thị trường cổ
phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố: những yếu tố bên trong như lợi
nhuận công ty, cổ tức hay dòng thu nhập trong tương lai của nhà đầu tư nắm giữ cổ
phiếu, kể cả những thông tin về thay đổi nhân sự cấp cao, thông tin về đối thủ cạnh
tranh...; những yếu tố bên ngoài như các thông tin kinh tế vĩ mô và đôi khi là những
thông tin phi kinh tế như thiên tai, chiến tranh... Giá thị trường của cổ phiếu vì lẽ đó
mà thường xuyên biến động.
2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
2.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
Theo từ điển Quản trị và kinh doanh Oxford (2016), ngân hàng thương mại là
một tổ chức cung cấp rộng rãi các dịch vụ tài chính cho công chúng và các công ty.
Những hoạt động chính của một ngân hàng thương mại là điều hành những tài
khoản giao dịch vãng lai, nhận tiền gởi, cho vay, chấp nhận và chi trả các loại giấy
tờ có giá.
Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “Ngân hàng thương mại
là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận

tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,
chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày
12/09/2000 của Chính phủ cũng định nghĩa lại: “Ngân hàng thương mại là ngân
hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế
của nhà nước”. Ở đây, hoạt động ngân hàng được định nghĩa trong Luật Ngân hàng
Nhà nước 1997 là “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng
dịch vụ thanh toán”.
Như vậy, qua các khái niệm về NHTM được đề cập đến ở trên, có thể thống


10

nhất một số điểm về khái niệm NHTM: đó là một loại hình doanh nghiệp hoạt động
vì lợi nhuận, nguồn vốn sử dụng kinh doanh chủ yếu là vốn huy động từ bên ngoài,
lĩnh vực kinh doanh của NHTM là tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.
NHTMCP là NHTM hoạt động như một công ty cổ phần, nguồn vốn ban đầu
do các cổ đông đóng góp. NHTMCP niêm yết là NHTMCP có cổ phiếu được đăng
ký và giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung.
2.2.2 Những lợi ích của NHTMCP niêm yết
Việc có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung giúp các
NHTMCP đạt được một số lợi ích như sau:
- Nâng cao uy tín trong ngành: Các NHTMCP phải đạt được những điều kiện
nhất định về mặt tài chính, hiệu quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức,... do các SGDCK
quy định thì cổ phiếu mới được niêm yết trên thị trường. Vì lẽ đó, các NHTMCP
niêm yết hầu như là các ngân hàng có hoạt động kinh doanh tốt. Bên cạnh đó, các
thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm của các ngân hàng này đều
được kiểm toán và công bố rộng rãi. Vì lẽ đó, việc có cổ phiếu niêm yết trên thị
trường chứng khoán tập trung như một sự đảm bảo về chất lượng trong hiệu quả

kinh doanh và sự minh bạch trong hoạt động của các NHTMCP này.
- Tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu: Không chỉ cổ phiếu ngân hàng, cổ
phiếu của các công ty niêm yết nói chung có thể dễ dàng được chuyển nhượng hơn
so với các công ty cổ phần chưa niêm yết vì những thuận lợi của thị trường chứng
khoán tập trung mang lại, ví dụ như sự thuận tiện, nhanh chóng trong giao dịch.
- Tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: Các NHTMCP niêm yết có thể huy
động vốn một cách nhanh chóng và tốn ít chi phí hơn khi phát hành thêm cổ phiếu
mới so với hình thức vay nợ.
- Cơ hội quảng bá hình ảnh: Niêm yết cổ phiếu không chỉ giúp các NHTMCP
nâng cao uy tín trong ngành mà còn là cơ hội đưa hình ảnh ngân hàng đến gần hơn
với khách hàng, thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng.
2.3. Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại các ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết


11

2.3.1 Các lý thuyết về sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá
cổ phiếu
Những nghiên cứu về biến động giá cổ phiếu công ty đã được đề cập từ rất
sớm trong các tài liệu học thuật của Keynes (1936). Keynes cho rằng nguyên nhân
của những biến động giá cổ phiếu không ngừng là vì những người giao dịch sở hữu
hạn chế các thông tin về chứng khoán đang nắm giữ, dẫn đến sự kỳ vọng, sự đầu cơ
vào thị trường chứng khoán. Keynes cho rằng, khi một nhà phân tích chứng khoán
đề nghị nhà đầu tư mua một cổ phiếu nào đó không có nghĩa nhà phân tích ấy nghĩ
rằng đây là cổ phiếu có khả năng sinh lợi cao nhất mà nghĩ rằng đây là cổ phiếu có
khả năng sinh lợi cao nhất trong mắt các nhà phân tích khác. Keynes cho rằng giá
cổ phiếu phụ thuộc vào những kỳ vọng hơn là dựa vào các yếu tố cơ bản của công
ty, của nền kinh tế. Theo quan điểm này, nhiều người tin rằng thị trường chứng
khoán khá giống một sòng bạc và nó không đóng góp chút gì vào sự vận động của

nền kinh tế. Tuy nhiên Keynes cũng cho rằng trong dài hạn, giá cổ phiếu do đầu cơ
sẽ hội tụ với giá cổ phiếu thật – giá được quyết định bởi các yếu tố cơ bản của công
ty đó và của nền kinh tế.
Vai trò của các nhân tố kinh tế vĩ mô trong việc ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
công ty không được đề cập đến một cách có hệ thống mãi cho đến những năm 1970
– khi Eugene Fama (1970) xây dựng lý thuyết Thị trường hiệu quả. Fama đã định
nghĩa ba dạng của thị trường hiệu quả là dạng yếu, dạng vừa và dạng mạnh. Trong
đó, dạng mạnh của thị trường hiệu quả là trường hợp giá cổ phiếu ở thời điểm hiện
tại phản ánh đầy đủ mọi nhân tố có liên quan bao gồm các thông tin về giá của
chính nó trong quá khứ, các thông tin được công khai như các báo cáo tài chính, sổ
sách kế toán, các thông tin kinh tế vĩ mô, các thông báo về cổ tức, nhân sự của công
ty..., kể cả các thông tin chưa được công bố. Theo lý thuyết này, có thể kết luận
rằng, nếu thị trường cổ phiếu có dạng hiệu quả mạnh, các thông tin kinh tế vĩ mô đã
được phản ánh hoàn toàn trong giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại, vì thế không thể
dùng thông tin vĩ mô của hôm nay để dự đoán xu hướng giá cổ phiếu trong tương
lai. Ngược lại, nếu tính hiệu quả của thị trường cổ phiếu chưa đạt mức độ mạnh, vẫn


12

có thể sử dụng các thông tin kinh tế vĩ mô để dự đoán giá. Khi tất cả các nhà đầu tư
đều làm như thế thì đến một lúc nào đó, thật sự giá cổ phiếu sẽ hàm chứa thông tin
kinh tế vĩ mô ở cùng thời điểm và vì thế việc dự đoán của nhà đầu tư về giá cổ
phiếu chỉ còn là vấn đề may mắn hay không. Như vậy, những thông tin từ các nhân
tố kinh tế vĩ mô về lâu dài sẽ là một trong những yếu tố quyết định giá cổ phiếu.
Các thông tin kinh tế vĩ mô sẽ góp phần vào quá trình tăng giảm giá của cổ phiếu và
nhà đầu tư phải ý thức được rằng giá cổ phiếu thay đổi liên tục theo tất cả các thông
tin được công bố, không thể hy vọng đạt được tỷ suất sinh lợi cao vượt trội so với
thị trường.
Mặc dù đã được đề cập đến trong lý thuyết Thị trường hiệu quả của Fama,

nhưng vai trò của các nhân tố kinh tế vĩ mô trong việc xác định giá cổ phiếu chỉ thật
sự được xem xét một cách đầy đủ qua lý thuyết Chênh lệch giá (Arbitrage pricing
theory - APT) do Stephen Ross (1976) đề xướng. Tiếp đó, trong một nghiên cứu
thực nghiệm của Chen, Roll, Ross (1986) – Economics forces and stock market –
Những áp lực kinh tế vĩ mô và thị trường cổ phiếu, trên dữ liệu thu thập từ giá cổ
phiếu của các công ty tại Mỹ trong khoảng thời gian từ 1958 – 1984, những nhân tố
kinh tế vĩ mô sau đây được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến giá cũng như suất
sinh lợi của cổ phiếu: (1) Sự thay đổi trong lạm phát (kỳ vọng và không kỳ vọng);
(2) Sự thay đổi trong GNP được chỉ ra bởi chỉ số sản xuất công nghiệp; (3) Sự thay
đổi trong đường cong lãi suất trái phiếu; (4) Lãi suất ngắn hạn; (5) Chênh lệch giữa
lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn; (6) Một chỉ số chứng khoán được đa dạng hóa
(ví dụ như S&P 500); (7) Sự thay đổi trong giá vàng hoặc giá các kim loại quý
khác; (8) Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái; (9) Giá dầu...
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn không chỉ ra chính xác bao nhiêu nhân tố kinh
tế vĩ mô là cần thiết cho việc xác định giá cổ phiếu. Mặc dù vậy, mô hình, kết quả
nghiên cứu của Chen, Roll, Ross (1986) đã trở thành một trong những nghiên cứu
kinh điển, được nhắc đến trong hầu hết các tài liệu học thuật cũng như được áp
dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ
mô đến giá cổ phiếu tại các thị trường khác nhau trên thế giới.


13

2.3.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại các
NHTMCP niêm yết
Trong khuôn khổ nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến
giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam, chỉ tập trung vào các nhân tố
như lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền, chỉ số sản xuất công nghiệp, giá vàng trong
nước được gợi ý bởi Chen, Roll, Ross (1986).
2.3.2.1 Lãi suất

Giá cổ phiếu nói chung, giá cổ phiếu ngân hàng nói riêng chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi lãi suất, vì dòng vốn luôn chảy đến nơi mà khả năng sinh lời cao hơn. Tuy
nhiên, ảnh hưởng của lãi suất đến giá cổ phiếu ngân hàng không đơn thuần diễn ra
một chiều. Dòng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu ngân hàng là không cố định, nó
phụ thuộc vào lợi nhuận của ngân hàng và có thể thay đổi cùng với lãi suất. Mức
thay đổi của tỉ suất sinh lợi cổ phiếu có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thay đổi của
lãi suất. Điều đó dẫn đến giá cổ phiếu ngân hàng có thể giảm, không đổi hoặc tăng
tùy thuộc vào mức độ thay đổi của tỉ suất sinh lợi cổ phiếu tăng, không đổi hay
giảm. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của lãi suất lên giá cổ phiếu phụ thuộc vào nguyên
nhân gây ra sự biến động lãi suất. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng,
các doanh nghiệp cần nhiều vốn để đầu tư vì khả năng sinh lời rất cao, nhu cầu vốn
vay tăng nên các NHTMCP sẽ tăng lãi suất tiền gửi để có thể huy động đủ nguồn
vốn cho vay. Lãi suất tiền gởi tăng thường dẫn đến lãi suất cho vay tăng. Tuy nhiên,
sự gia tăng lãi suất lúc này là điều cần thiết, giúp dòng vốn được luân chuyển và sử
dụng hiệu quả, nó không phải là lực cản ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nên việc trả nợ vốn và lãi vay cho
ngân hàng đúng hạn, vì thế lợi nhuận ngân hàng thu được sẽ tăng. Trong trường hợp
này, việc lãi suất tiền gửi tăng có thể kích thích giá cổ phiếu tăng lên vì kỳ vọng của
nhà đầu tư về lợi nhuận của doanh nghiệp, của ngân hàng sẽ tăng trong tương lai.
Chính sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và hoạt động hiệu quả của các doanh
nghiệp tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao lợi nhuận và hoạt động hiệu quả
hơn, nhờ đó giá cổ phiếu của ngân hàng cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, nếu lãi suất tiền


14

gửi tăng do lạm phát tăng, thì việc tăng lãi suất có thể có tác động ngược lại đến
việc tăng giá cổ phiếu ngân hàng. Lãi suất huy động tiền gửi ngân hàng tăng sẽ làm
gia tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng. Và khi lãi suất huy động vốn tăng, lãi
suất cho vay tăng theo khiến ngân hàng khó khăn hơn trong hoạt động tín dụng. Hệ

quả là lợi nhuận của ngân hàng có thể giảm sút, cổ tức của nhà đầu tư vì thế cũng
giảm theo. Cùng lúc đó, lạm phát thường có tác động mạnh đến lãi suất theo chiều
hướng gia tăng; nhà đầu tư sẽ bị thu hút bởi những kênh đầu tư khác có suất sinh lợi
cao hơn như gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. Do đó, lãi suất tăng có thể làm giá cổ
phiếu ngân hàng giảm. Tương tự, ở khía cạnh ngược lại, lãi suất giảm sẽ giúp ngân
hàng tiết kiệm được chi phí vay vốn, giảm chi phí cho vay vốn, kích thích đầu tư
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng hơn và do đó có thể đẩy giá
cổ phiếu tăng cao.
Một số nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến
giá cổ phiếu công ty đã chỉ ra tác động ngược chiều của lãi suất đến giá cổ phiếu
công ty như nghiên cứu của Menike (2006) tại Srilanka từ năm 1991 đến 2002; của
Khaled Hussainey, Le Khanh Ngoc (2009) tại Việt Nam từ 01/2001 đến 04/2008;
của Adaramola, A.Olugbenga (2011) tại Nigeria từ năm 1985 đến năm 2009; của A.
Bhargava (2014) tại Mỹ từ năm 2000 đến năm 2007. Tuy nhiên, nghiên cứu của A.
Ayub và M.Masih (2013) lại cho rằng lãi suất không phải là nhân tố quan trọng
trong việc ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại các ngân hàng phục vụ người Hồi giáo.
2.3.2.2 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền
của quốc gia khác. Tỷ giá có thể được niêm yết trực tiếp (giá trị nội tệ khi đổi một
đơn vị ngoại tệ) hoặc gián tiếp (giá trị ngoại tệ khi đổi một đơn vị nội tệ). Tỷ giá hối
đoái tác động đến thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu ngân hàng nói
riêng trên nhiều phương diện với những ảnh hưởng có thể rất khác nhau. Các phân
tích dưới đây bàn về trường hợp tỷ giá hối đoái niêm yết trực tiếp.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị xuất khẩu ròng của một quốc
gia từ đó tác động đến thu nhập của nền kinh tế. Đối với bản thân các doanh nghiệp,


×