Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.78 KB, 43 trang )

MỤC LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài......................................................................................................................................3
2.Lịch sử vấn đề..........................................................................................................................................4
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................6
3.1.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................................6
3.2.Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................................6
4.Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................6
5.Đóng góp của đề tài.................................................................................................................................6
6.Cấu trúc tiểu luận.....................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG.....................8
1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người..................................................................................8
1.2. Các quan niệm nghệ thuật về con người qua từng giai đoạn và thể loại văn chương........................9
1.3. Phân tích quan niệm nghệ thuật về con người..................................................................................14
CHƯƠNG II. NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG................................................................................17
1.Cuộc đời.................................................................................................................................................17
2.Sự nghiệp................................................................................................................................................19
CHƯƠNG III: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
TRONG TIỂU THUYẾT.......................................................................................................................21
3.1. Quan niệm con người "tha hóa" Quan tâm đến "con người xã hội" là đặc điểm chung của văn học
hiện thực phê phán....................................................................................................................................21
3.3 Con người lưu manh, dối trá, bịch bợm.............................................................................................33
C.KẾT LUẬN..........................................................................................................................................42
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................44

1


A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng đã tiến được những bước khá dài, từ xưa
tới nay vị trí của ông đã được khẳng định một cách mạnh mẽ trong lịch sử văn
học của Việt Nam. Tuy vậy, việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng cũng còn gặp nhất
nhiều khó khăn trong đó có nhiều ngộ nhận mới nãy sinh. Những giá trị mà ông
đóng góp trong cho nền nền văn học dân tộc vẫn phải cần được tiếp tục tìm hiểu
khẳng định trên tinh thần khách quan và khoa học. Trong cuộc sống hiện nay với
điều kiện ngày càng hiện đại này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để chúng ta
làm việc đó. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào
chi tiết, đầy đủ và khoa học hơn về Vũ Trọng phụng một cách toàn diện mới mẽ
về phương pháp nghiên cứu xứng đáng với tầm vóc của nhà văn. Mặt khác, cùng
với sự hăng hái minh oan, khẳng định Vũ Trọng Phụng không khỏi không có
những ý kiến tõ ra dễ dãi bằng long với sự đề cao một chiều. Vì vậy, việc đi sâu
tìm hiểu tác phẩm cũa Vũ Trọng phụng nói chung, hay tiểu thuyết của ông nói
riêng vẫn đang được đặt ra như một vấn đề mang tầm ý nghĩa quan trọng để góp
phần vào việc giải quyết những thắc mắc tranh cãi trong giới nghiên cứu khoa
học cũng như bạn đọc yêu mến ông. Bài luận văn của tôi cũng sẽ cung cấp thêm
một phần nào đó thông tin vào việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng.
Vũ trọng phụng là một cây bút thành công trên nhiều thể loại nhưng trước
hết ông là một nhà tiểu thuyết lớn có những đóng góp lớn với tiến trình hiện đại
hóa thể loại này, một thể loại mà thiếu nó thì người ta khó hình dung ra được
diện mạo của văn học hiện đại của một dân tộc. đối với tiểu thuyết việc sang tạo
nhân vật được xem là thành công hàng đầu. Là phương diện quyết định phần lớn
đến cốt truyện vừa là phương diện ngôn ngữ người viết tiểu thuyết phải suy nghĩ
thông qua nhân vật. nói đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến thế giới
nhân vật đa dạng của ông có những điễn hình bất hủ sống mãi với thời gian.Bài
luận văn mong muốn đi sâu vào quan niệm và cách thức miêu tả con người của
tác giả, một phương diện không thể thiếu khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của
nhà văn.

2



Đồng thời, việc nghiên cứu về Vũ Trọng phụng Và các tác phẩm của ông
cũng rất cần thiết và đặc biệc quan trọng đối với môn học cũng như công việc
học tập của tôi cung cấp cho tôi một vốn lớn kiến thức đầy quan trọng về Vũ
Trọng Phụng. Và cũng là cung cấp cho tôi một kiến thức thông tin quan trọng và
là cơ sở nền tảng cho nghề nghiệp giảng dạy môn Ngữ Văn của tôi sau này. Vì
thế bài luận văn nghiên cứu về vấn đề này rất là cần thiếtđối với tôi cũng như
đối với bạn đọc yêu mến tìm tòi về ông và các nhà nghiên cứu về Vũ Trọng
Phụng.
2. Lịch sử vấn đề
Năm 1934 khi tiểu thuyết đầu tay của Vũ Trọng Phụng là “dứt tình ’’ vừa
được đăng trên báo Hải Phòng tuần báođã xuất hiện một số nhà phê bình của
báo TràngAn, Đôngtây,… Đặc biệt các nhân vật trong “dứt tình’’ nhất là hai
nhân vật chính Việt Anh và Tiết Hằng đã gây được sự chú ý của báo chí. Báo
Tràng An viết: Vũ Trọng Phụng đã khéo vẽ nên cái ẩn tình khuất khúc của lòng
người(…) tác giả “dứt tình” cũng không muốn tưởng tượng ra những nhân vật
toàn thiện hay toàn ác để gửi long kính mến hay lòng ghét bỏ của người xem”.
Năm 1936, sau khi Vũ Trọng Phụng cho công bố Giông tố, số đỏ trên Hà
Nội báo, Vỡ đê trên Tương lai và làm đĩ trên tờ Sông Hương thì tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng đã trở thành một sự kiện lớn trong đời sống văn học.
Về nhân vật tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, thời kỳ này nỗi bật hơn cả là
ý kiến Trường Chinh( Dưới mắt tôi, Hà Nội, 1939), của Lan Khai( phê bình các
nhân vật hiện thời, nxb Minh Phương, Hà Nội 1941) và của Vũ Ngọc Phan ( nhà
văn hiện đại, quyển 3, nxb Tân Dân, Hà Nội 1942).
Nguyễn Tuân trong lời giới thiệu Giông tố cũng đề cao tài năng xây dựng
nhân vật, đặc biệt là nhân vật Nghị Hách của Vũ Trọng Phụng, ông hết lời khen
chương XXIX của tác phẩm. Ông cho rằng: “đọc đến đây thấy sợ Vũ trọng
Phụng”.
Đi sâu hơn vào nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng thời kỳ này có bài viết

của nhóm Lê Quý Đôn trong Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam và cuốn
chuyên luận của Văn Tâm: “Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực”. các tác giả
trong nhóm Lê Quý Đôn nhận xét: “Vũ Trọng Phụng đặc biệt chú ý đến hai hạng
người trong xã hội: một là những kẻ vì đồng tiền mà trở thành lưu manh, và một
3


là những kẻ vì lưu manh mà trở thành giàu có, sang trọng(…) ở cả hai hạng
người này ông tìm được những nét phù hợp với ngòi bút trào lộng của ông, đồng
thời cũng tìm được những khía cạnh hiện thực của xã hội”. Các tác giả cũng có
những nhận xét thú vị về Nghị Hách nhân vật mịch trong Giông tố.
Cuốn chuyên luận của Văn Tâm Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực là công
trình dày dặn đầu tiên đã nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về Vũ Trọng
Phụng.
Bài viết của Phùng Văn Hoan Một vài ý kiến về vấn đề tác phẩm Vũ Trọng
Phụng trong văn học Việt Nam, tuy không được công bố nhưng đã để lại thông
tin nhất định đối với công việc nghiên cứu và giảng dạy Vũ Trọng Phụng.
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Mâu thuẩn cơ bản trong thế giới quan
và những sáng tác của Vũ Trọng Phụng” đã tập trung phântích những nhân tố
cơ bản vừa thống nhất vừa đối lập trong thế giới quan của Vũ Trọng Phụng dẫn
đến những mâu thuẫn biểu hiện trong sáng tác của Vũ Trong Phụng.
Phan Cự Đê trongTiểu thuyết Việt Nam hiện đại(tập I – 1974) đã từ góc độ
phương pháp sáng tác cố gắng đi sâu lý giải thành công của Vũ Trọng Phụng
trong việc xây dựng các nhân vật điển hình.
Trong bộ “ từ điển văn học” (2 tập) đã có tới bốn mục về Vũ Trọng Phụng
( Vũ Trọng Phụng, Giông tố, Sổ đỏ Nguyễn Hoàng Khung Viết, Vỡ đê Trần Hữu
Tá viết). Các tác giả đã giới thiệu được một cách khái quát về nhưng đóng góp
của Vũ Trọng Phụng và cả những hạn chế của ông trong tiểu thuyết tiêu biểu.
Nguyễn Đăng Mạnh viết Lời giới thiệu tuyển tập Vũ Trọng Phụng, trong
khi bao quát tư tưởng - nghệ thuật và đặc điểm phong cách nhà văn đã có những

khái quát về nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng: "Một loạt những tình huống
và nhân vật được dựng lên bằng sự phẫn uất và để trả thù. Đã phẫn uất và trả thù
thì tất nhiên không giữ được chừng mực. Phải phóng thật to, phải tô thật đậm
những cái ác, cái dâm, cái đểu giả lố bịch của chúng nó lên để cho thằng địa chủ,
thằng tư sản phải trở thành một tên bạo chúa như Nghị Hách, sự dâm ô phải hiện
hình thành mụ Phó Đoan, sự đểu giả phải như Xuân Tóc Đỏ, thầu khoán Khoát,
Vạn Tóc Mai..."
Nguyễn Hoành Khung trong Văn học Việt Nam (1930 - 1945), tập 1 (Nxb
ĐH & GDCN, viết từ 1982, xuất bản 1988) vừa nhìn lại tác giả Vũ Trọng Phụng
4


một cách thấu đáo, vừa có những phân tích chính xác về một số nhân vật của Vũ
Trọng Phụng trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ... Đặc biệt, tác giả đã có một sự
phân tích khá hệ thống về các nhân vật trong Giông tố từ Nghị Hách, Thị Mịch,
Hải Vân, Tú Anh đến những đám đông nhân vật tiêu biểu cho từng loại người
trong xã hội.
Nhìn chung lại, qua bốn thời kỳ trên, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, có
thể thấy những thành quả rất đáng trân trọng trong việc nghiên cứu tiểu thuyết
Vũ Trọng Phụng nói chung, nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nói riêng.
Cùng với thời gian, nhiều vấn đề xung quanh nhân vật Vũ Trọng Phụng ngày
càng được sáng tỏ dần, cách tiếp cận nhân vật cũng ngày càng đa dạng hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quan niệm nghệ thuật về con người
trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng”
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương phap phân tích – tổ hợp

Phương pháp phân loại - thống kê
Phương pháp lịch sử - so sánh
5. Đóng góp của đề tài
Đóng góp mới của luận án Thực hiện được các nhiệm vụ trình bày trên, tôi
mong bài tiểu luận sẽ có được đóng góp mới khi tiến hành nghiên cứu thế giới
nhân vật tiểu thuyết Vũ Phọng Phụng một cách toàn diện, hệ thống, tương đối
thấu đáo - từ quan niệm về con người, các hình thức khái quát hóa nghệ thuật
cho đến các biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong xây dựng nhân vật của nhà văn.
Đặt tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng trong tiến trình hiện đại hóa của thể loại tiểu
thuyết để làm sáng rõ những đóng góp của nhà văn đối với lịch sử văn học. Từ
cái nhìn toàn diện này, tiểu luận cố gắng có đóng góp mới về một số vấn đề: chỉ
ra các phương diện cụ thể, đầy phức tạp, mâu thuẫn trong quan niệm về con
người của Vũ Trọng Phụng.
6. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
án triển khai trong 2 chương:
5


Chương 1: Hình tượng con người trong tác phẩm văn chương
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người của Vũ Trọng Phụng trong
tiểu thuyết.

CHƯƠNG 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM
VĂN CHƯƠNG
1.1.Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người
Hiện nay, trong giới Thi pháp học chưa có sự thống nhất nhau trong vấn đề
nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người. Có người cho rằng, đây là vấn
đề thuộc về nội dung chứ không thuộc hình thức tác phẩm. Có người cho rằng,
trong Thi pháp nhân vật, việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người là

quan trọng nhất. Khi khảo sát quan niệm nghệ thuật về con người, chúng ta thấy
có ba cấp độ như sau:
a. Những quan niệm về con người được toát ra từ lời phát ngôn lộ liễu của
tác giả. Ví dụ: “Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét
nhau (Truyện Kiều). “Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh
6


hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là
tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để
khiến người sinh đê tiện… (Tư Cách Mõ - Nam Cao)
b. Những quan niệm về con người thể hiện qua lời của nhân vật "Khi Tổ
quốc cần, họ biết sống xa nhau..." (Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ). Xác anh
hàng thịt nói với hồn Trƣơng Ba: “Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, ngƣời
ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách nhƣ các ông là hay vinvào
cớ tâm hồn là quý, khuyên con ngƣời ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân
xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác” (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)
c. Những quan niệm về con người thể hiện qua kết cấu, cốt truyện, không
gian thời gian, điểm nhìn, cách miêu tả nhân vật… Trong tục ngữ, ca dao, các
triết lý thường được trình bày một cách ẩn dụ: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”,
“Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống những chung một giàn”.
Trong truyện cổ, triết lý thường được thể hiện qua mô típ “Ở hiền gặp lành” kết
thúc có hậu. Trong Tam Quốc chí, có triết lý về mối quan hệ đối lập và liên kết
giữa các loạingười: Tào Tháo (tuyệt gian), Lưu Bị (tuyệt nhân), Khổng Minh
(tuyệt trí), Quan Công (tuyệt nghĩa), Trƣơng Phi (tuyệt dũng).
Rõ rằng, ta thấy rằng cấp độ thứ ba có “chất nghệ thuật” cao nhất. Tác giả
và nhân vật không phát biểu lộ liễu nhưng người đọc vẫn hiểu được ẩn ý trên cơ
sở liên tưởng, khái quát . Quan niệm nghệ thuật về con người có thể là của tác
giả, của nhân vật, của một thời đại, dân tộc và quan điểm của tác giả có thể
tương đồng hoặc tương phản với nhân vật.

1.2. Các quan niệm nghệ thuật về con người qua từng giai đoạn và thể
loại văn chương
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù lịch sử, có thể thay đổi
qua từng thời kỳ, từng xu hướng văn học, từng tác giả, tác phẩm và loại thể. Sau
đây, chúng ta sẽ điểm qua một số quan niệm nghệ thuật về con người đã từng
tồn tại trong văn chương Việt Nam và thế giới.
Tác giả dân gian quan niệm rằng thần tiên ma quỷ là có thật và chi phối đến
cuộc sống con người. Nhờ vậy, một số người ở trần gian cũng có khả năng siêu
phàm. Có thể thấy quan niệm đó qua cách sử dụng yếu tố kỳ ảo trong thể loại
7


thần thoại. Cách kết thúc có hậu trong truyện cổ tích cũng cho thấy niềm tin của
tác giả dân gian vào quy luật “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”.
Ca dao tục ngữ cũng là một kho tàng kinh nghiệm sống của ngƣời bình
dân. Bằng một lối diễn đạt ngắn gọn súc tích, sinh động, ca dao tục ngữ đã đúc
kết được nhiều quy luật quý báu về mối tương giao giữa con người và tự nhiên,
kinh nghiệm về con người. Phần lớn ca dao tục ngữ trình bày các triết lý nhân
sinh của mình dưới dạng các tín hiệu nghệ thuật, tức là các hình ảnh ẩn dụ, nhân
hóa. “Người xấu duyên lặn vào trong / bao nhiêu ngƣời đẹp duyên bong ra
ngoài",“Một cây làm chẳng nên non / ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Đọc thơ trung đại, ta thấy có nhiều hình ảnh tượng trưng như: tùng, cúc,
mai, khuôn trăng, râu hùm, hàm én… Căn cứ vào nghệ thuật thể hiện nhân vật
như vậy, ta thấy người xưa quan niệm con người là một tiểu vũ trụ, có sự tương
giao với thiên nhiên… ThơĐường cũng như tranh thủy mặc Trung Quốc không
khắc họa con người và sự vật một cách rờm rà, chi tiết, mà chỉ chấm phá vài nét
cơ bản, cốt để thấy được cái thần thái con người, linh hồn sự vậy. Các nhà thơ
trung đại phương Đông coi việc làm thơ là để nói lên chí hướng, suy tư về vũ
trụ, con người (thi ngôn chí). Cho nên, khi phân tích thơ trung đại, ta phải chú ý
bút pháp “lấy cảnh ngụ tình”, “vẽ mây nảy trăng”, vén cây mới thấy người, mà

chỉ thấy cái thần thái là chính chứ không thấy đầy đủ tay chân.
Quan niệm về con người đa diện, con người mang tính nhân loại phổ quát
đã manh nha từ Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung Oán ngâm khúc, qua thơ
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ.
Trong Chí nam nhi, Nguyễn Công Trứ đã xác định thanh niên cần nhập thế, giúp
đời, phấn đấu cho công danh theo quan niệm Nho giáo. Đến Bài ca ngất ngưởng,
ông dung hòa cả Nho, Phật, Lão. Có thể thấy quan điểm Nho giáo qua phép liệt
kê các chức vụ, công danh. Màu sắc Đạo giáo thể hiện qua thái độ dung hòa
giữa “đƣợc mất”, “khen chê” “kiếm cung” - “từ bi”, sự “giải tổ” để sống tự do,
làm bạn cùng “mây trắng”, “bò vàng”, “gót tiên”. Màu sắc Phật giáo thể hiện ở
thái độ “từ bi”, hình tƣợng ông Bụt… Ngoài sự cụ thể hóa sinh động triết lý
Nho – Phật – Lão, Nguyễn Công Trứ cũng có một thái độ sống rất riêng,“ngất
8


ngưởng”, bất chấp thăng trầm và miệng lưỡi thiên hạ: “Đạc ngựa bò đeo ngất
ngưởng”… Nửa đầu thế kỷ XX, văn chương Việt Nam đã làm một cuộc cách
mạng trong quan niệm về con người. Nếu như Tản Đà còn ấp úng cái ngông của
mình thì đến Thơ Mới, không còn cái gì đáng giấu diếm. Con người được phép
tự do trong tình ái (thơ Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương), tự do bộc lộ cái buồn
(thơ Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử), thả hồn mơ mộng trên mây gió, cả ngày xưa
lẫn tương lai (Thế Lữ, Huy Cận). Văn xuôi Tự lực văn đoàn chủ trƣơng tự do
hôn nhân qua những đoạn biện luận dài dòng và mô típ quen thuộc: đôi trai gái
yêu nhau, cha mẹ không cho lấy, họ dẫn nhau đến một miền đất thơ mộng sống
trong cảnh “căn nhà tranh với hai quả tim vàng”. Nhìn chung, quan niệm nghệ
thuật về con người của những nhà văn lãng mạn là: con người phải được tự do
Cũng vào thời điểm đó, dòng văn xuôi tả chân lại hƣớng về miêu tả mặt
trái xã hội, những thân phận khổ đau. Vũ Trọng Phụng và Nam Cao đều thừa
nhận con người là xấu nhưng Vũ Trọng Phụng lý giải rằng, người ta xấu từ trong
bản chất tự nhiên (Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, các ký sự). Còn Nam Cao cho rằng

người ta sinh ra là tốt nhƣng xã hội bất công làm cho họ xấu đi (Tư Cách Mõ,
Nửa đêm, Sống mòn). Nhìn chung, con người trong văn chương hiện đại không
còn là các chính nhân quân tử nữa mà là những con ngƣời nhỏ bé mang đầy
những khao khát bản năng, vừa tốt vừa xấu, mất tính giáo huấn.
Trong giai đoạn 1955 - 1975, văn chương Việt Nam chia làm hai dòng với
hai quan niệm khác nhau về con người. Trong văn chương miền Nam phổ biến
loại con người thân phận, nạn nhân của chiến tranh và nghịch cảnh. Đó là con
người thích triết lý nhân sinh (Nho, Phật, Lão, Thiên Chúa). Hoặc là con người
bản năng theo chủ nghĩa hiện sinh, thấy cuộc đời là phi lý, vô nghĩa. Nhân vật
vẫn là con người cá nhân, tự do như văn chương Tiền chiến.
Ở miền Bắc, phổ biến loại con người sử thi, con người cộng đồng. Các nhà
văn cách mạng quan niệm, con người lý tưởng phải xuất thân từ công – nông –
binh, cần cù lao động, chiến đấu dũng cảm, gắn bó với cộng đồng, có tinh thần
cách mạng vô sản, không ngừng phấn đấu vƣơn lên thực hiện lý tưởng cộng
sản. Họ thể hiện chân lý đó qua các thủ pháp như chú trọng miêu tả hành động
9


hơn nội tâm, tính cách một chiều, bất biến, xây dựng những tính cách điển hình
trong hoàn cảnh điển hình, xây dựng nhân vật theo nguyên tắc thử thách, đặt
nhân vật trong nhiều mối quan hệ và đôi lúc cũng lãng mạn hóa nhân vật để tô
hồng cuộc sống. Có thể thấy quan niệm sống của thanh niên miền Bắc qua bài
hát Cuộc đời vẫn đẹp sao (nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phỏng thơ Bùi Minh Quốc)
Sau năm 1975, một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam thực hiện sự thay đổi
trong quan niệm nghệ thuật về con người. Chúng ta có thể so sánh sự khác nhau
giữa cách thể hiện con người trong văn chương cách mạng Việt Nam trước và
sau 1975 như sau: 1. Thời chiến tranh, văn chương cách mạng chú ý miêu tả con
người lịch sử, con người sử thi, được nhìn nhận từ góc độ công dân. Sau 1975,
con người được nhìn nhận ở phương diện cá nhân, trong cuộc sống đời thường.
2. Trước 1975, con người được đánh giá theo tiêu chí giai cấp, chính trị, người

nghèo tốt hơn người giàu, phe ta tốt hơn phe địch… Sau 1975, con người được
nhìn nhận ở tính nhân loại phổ quát, tiêu chí đánh giá con người đa dạng hơn. 3.
Trước 1975, con người thiên về lý trí, hướng ngoại, mang ý thức chung của cộng
đồng. Sau 1975, con người thiên về đời sống tình cảm, hướng nội, có đời sống
tâm linh phong phú, những nhu cầu tự nhiên, bản năng được chú trọng. 4. Trước
1975, con người được miêu tả một chiều, hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu,
thiện ác rạch ròi. Sau 1975, tính cách con người rất phức tạp, vừa tốt vừa xấu, sự
phân chia các loại hình nhân vật không rạch ròi. Có thể thấy sự thay đổi đó trong
một số tác phẩm của các nhà văn tiên phong như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Khải, Dương Thu Hƣơng, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nhật Tuấn, Ma Văn
Kháng…Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn chương phương Tây
cũng được thể hiện qua cách lựa chọn kiểu loại nhân vật. Trong văn chương
châu Âu cổ trung đại, có nhiều nhân vật giống như kiểu nhân vật thần thoại.
Tiêu biểu cho các cổ mẫu này là Promethee, Hecquyn… Promethee hiện thân
cho con người mang bi kịch cao cả, giúp người khác nhưng mình bị thiệt. Còn
Hecquyn tượng trưng cho kiểu người nạn nhân của những điều phi lý bất công
trong xã hội. Người ta cho rằng, Hecquyn là ông tổ của các nhân vật trong văn
chương phi lý châu Âu hiện đại. Tiêu biểu là các nhân vật trong Buồn nôn"
10


(Sartre) "Dịch hạch" (Camus), Giờ thứ hai mươi lăm" (Georghiu), "Vụ án", Hóa
thân, Lâu đài (Kafka), "Khoảng một đêm" (Jean Cayrol), Những cục tẩy (Alain
Robbe-Grillet), "Đợi Godot" (Samuel Beckett). Một số nhân vật hiện thân cho
tính người vĩnh cửu như Ơeđipe, Faust, Don Juan, Hamlet, Caramadov… Có
những nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc tƣợng trưng cho những đặc tính
chung của dân tộc, thời đại hoặc một kiểu người trong xã hội như Don Quijote,
Jean Valjean, A.Q… Qua nhân vật Jean Valjean, V. Hugo đưa ra triết lý: con
người là sự tổng hòa giữa những phẩm chất cao cả và thấp hèn, chủ nhân và nô
lệ, người ta khổ cực, mất tự do vì đồng tiền và pháp luật. Không có một địa vị

nào vững vàng, ổn định trong xã hội này. Bởi vậy, phải nhìn nhận con người
trong sự vận động phát triển, nhìn từ nhiều góc độ và với tấm lòng bao dung. Có
thể nói, thế kỷ XIX ở châu Âu là thế kỷ ngự trị của những “con người nhỏ bé”
trong văn chương
Sang thế kỷ XX, trong văn chương phương Tây xuất hiện hai cách thể hiện
con người trái ngược nhau. Nền văn chương các nước XHCN ra sức xây dựng
kiểu nhân vật anh hùng. Văn chương Liên Xô xuất hiện nhiều kiểu mẫu nhân vật
anh hùng như: Nilovna, Vlaxov (Người mẹ), Paven Corsaghin (Thép đã tôi thế
ấy), Grigori (Sông Đông êm đềm), Đavưđov, Nagunnov (Đất vỡ hoang), và các
nhân vật anh hùng trong Chiến bại, Đội cận vệ thanh niên, Suối thép, Sapaev,
Một người chân chính, Ngôi sao, Xa Mạc Tư Khoa… Những hình mẫu này
được nhân rộng trong văn xuôi các nước XHCN, trong đó có Bắc Việt Nam. Xu
hướng thứ hai là phi anh hùng hóa trong cách xây dựng nhân vật. Tác giả miêu
tả nhân vật cũng có những khao khát bản năng rất bình thường. Trong Chuông
nguyện hồn ai, thủ lĩnh du kích Pablo mặc dù chiến đấu dũng cảm nhƣng đôi
khi cũng tàn bạo, cướp giật và văng tục không mỏi miệng. Trung úy Henry và
nhiều nhân vật khác của Hemingway đã “giã từ vũ khí” và tự nhận mình là “thế
hệ vứt đi”. Nếu như trong văn chương truyền thống, con người là hình tượng
trung tâm thì trong văn chueơng hậu hiện đại, con người dường như mất vị trí
chủ đạo của mình. Một số nhà văn có vẻ coi trọng miêu tả đồ vật hơn con người.
Hoặc con người thấp thoáng ở đâu đó chứ không có hình thù rõ nét. Đó có thể là
11


hồn ma, một tiếng nói không rõ của ai, một con người phân mảnh mà bạn đọc có
thể lắp ghép chân dung thế nào cũng được. Trong tiểu thuyết Tiến hành việc thủ
tiêu, Aragon kể lẫn lộn giữa nhân vật hiện tại và nhân vật quá khứ, nhân vật vừa
được nhắc đến thì vừa bị thủ tiêu ngay, đến mức bạn đọc nghi ngờ không biết
nhân vật có tồn tại hay không tồn tại. Trong “T mất tích” (Thuận), nhân vật
chính bị xóa tên và thấp thoáng đâu đó, ngay cả chồng của T cũng không nhớ

chính xác tên của vợ mình. Chân dung và hành vi của T chỉ được tái hiện qua
những chi tiết rời rạc, nhân vật như không phải là con người nguyên vẹn mà chỉ
là các mảnh ghép ký ức của các nhân vật khác. Trong thế giới phi lý, con ngƣời
dường như không nhận thức đƣợc vị thế của bản thân mình. Nó không nhận
thức được mình là con người hay con bọ, nó không có tƣ tƣởng, tình cảm rõ rệt.
Kafka đã tẩy trắng nhân vật, xóa tên nhân vật, chỉ để lại một cái tên tƣợng
trưng, giống như một ký hiệu vô hồn là K (Vụ án, Lâu đài). Trong Vụ án, các
nhân vật liên quan tới tòa án giống như những ngƣời máy vô hồn. Nhân vật K bị
kết án vì một tội gì đó chàng không rõ. Anh có một cảm giác hỗn hợp không biết
mình là nguyên cáo hay bị cáo, có tội hay không có tội. Và anh cũng không ngạc
nhiên, lo lắng, đau khổ về việc này. Khi bị hai gã đao phủ giải đi thì anh có cảm
giác “mình chưa đi dạo phố với ai như vậy bao giờ”. Điều lạ lùng là, khi nhân
vật K chết nhưng anh vẫn có cảm giác nhận biết được con dao “ngoáy vào tim
chàng hai lần”, chàng thốt lên “như một con chó”. Chàng chết, nhưng cảm giác
của nhân vật vẫn còn lại qua câu kết thúc tác phẩm: “Dường như nỗi nhục nhã
vẫn còn sống sót lại trên đời”. Có người khái quát rằng, nhân vật hậu hiện đại
mang “sáu không”, gồm: vô lý, vô bản, vô ngã, vô căn, vô hội, vô dụ. 121 Một
số nhà văn chủ trƣơng phi trung tâm nhân vật, nghĩa là không có nhân vật
chính. Ví dụ trong truyện Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình của
Raymond Carver, các nhân vật ngang hàng nhau. Marjorie, Ed, Mel McGinnis,
Teresa, Nick (tôi), Laura kể về những cuộc tình của mình. Đó là những mối hôn
nhân dang dở, những mảnh ghép sau ly hôn, những mối quan hệ cũ tế nhị, phức
tạp. Nhưng câu chuyện đời tư của họ đan cài vào những quan niệm nghề nghiệp
trong cuộc sống xô bồ của xã hội công nghiệp. Người đọc rất khó hình dung ai
12


là nhân vật trung tâm và chủ đề chính của truyện là gì. Điều này xuất phát từ
quan niệm: con người cần có sự bình đẳng trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
Khi không có vua thì người dân được phép tự do. Nếu cha không còn giữ phép

tắc thì cha ngang hàng với con, anh em cũng ngang hàng nhau, cả nhà bình đẳng
và lộn xộn. Đó cũng chính là triết lý được toát ra từ truyện Không có vua của
Nguyễn Huy Thiệp.
1.3. Phân tích quan niệm nghệ thuật về con người
Có rất nhiều cách để nhận ra quan niệm nghệ thuật về con người. Chúng ta
có thể căn cứ vào cách kết thúc câu chuyện, bố cục câu chuyện, cách miêu tả
nhân vật, ngôn ngữ giọng điệu tác giả, điểm nhìn, bối cảnh không gian, thời
gian, thể loại… Sau đây, chúng tôi phân tích một vài ví dụ tiêu biểu để minh họa
các kỹ năng nhận biết quan niệm nghệ thuật về con người.
Nguyễn Khải rất thích triết lý nhƣng mỗi thời kỳ có một kiểu triết lý khác
nhau. Trƣớc 1975, ông thích triết lý về mô hình lý tƣởng của “con ngƣời mới
XHCN”: Mùa lạc, Tầm nhìn xa, Chủ tịch huyện, Chiến sĩ… Sau 1975, ông lại
triết lý về con người đa diện, thể hiện cái nhìn đa chiều về thời cuộc: Gặp gỡ
cuối năm, Hà Nội trong mắt tôi, Thượng đế thì cười, Đi tìm cái tôi đã mất…Tác
giả thƣờng đóng vai một nhân vật „tôi” nhưng bạn đọc cũng dễ dàng phát hiện
đó chính là tác giả. Trong truyện Một người Hà Nội, “tôi” triết lý rất nhiều về
nhân vật bà Hiền – một hình mẫu của con người Hà Nội truyền thống. Những
122 đoạn triết lý này (của nhân vật A nói về nhân vật B), chúng ta cũng có thể
xem là quan niệm nghệ thuật về con người. Nhưng “chất nghệ thuật” đƣợc thể
hiện rõ nét nhất qua cách bố cục các nhân vật. Trước hết là bố cục theo thời
gian, gồm ba thế hệ: 1. Bà Hiền và những người trưởng thành trƣớc chiến tranh
– 2. Nhân vật “tôi” và những ngƣời trƣởng thành trong chiến tranh – 3. Các bạn
trẻ trƣởng thành sau chiến tranh, thời kinh tế thị trƣờng. Qua hành động, lời
nói, ngoại hình các nhân vật, có thể thấy chất “thanh lịch” giảm dần theo thời
gian. Bà Hiền vẫn thuần túy Hà Nội, nhân vật “tôi” là thế hệ trung gian, và đến
các nhân vật thanh niên trên đƣờng phố thì hết còn thanh lịch. Như vậy thì cái
chất thanh lịch biến mất hẳn hay là chuyển đi nơi khác ? Tác giả lại làm một
cuộc đối chiếu về không gian giữa Hà Nội và Sài Gòn. Nhân vật “tôi” kể,
13



“người dân Sài Gòn cũng lịch thiệp nhã nhặn hơn ngƣời dân Hà Nội. Những
người ngồi nghe đều nín lặng”. Cái nín lặng của họ cũng là một cuộc đối thoại
nội tâm với bao câu hỏi: Tại sao ngày nay Sài Gòn thanh lịch hơn Hà Nội? Sài
Gòn bắt đầu thanh lịch từ khi nào? Hà Nội mất thanh lịch từ khi nào? Cách bố
cục câu chuyện, sự so sánh, gợi mở vấn đề là một nghệ thuật để thể hiện triết lý
về con ngƣời. Trong Tây du ký, Ngô Thừa Ân không hề phát biểu những quan
niệm về con ngƣời nhưng người đọc vẫn cảm nhận đƣợc điều đó qua hành
động, ngoại hình, ngôn ngữ nhân vật… Mỗi thầy trò Tam Tạng đại diện cho một
kiểu người khác nhau trong xã hội. Tam Tạng là kiểu người nhân đức theo quan
niệm “đức trị”. Ông không có tài năng gì đặc biệt mà vẫn điều khiển đƣợc các
học trò dữ dằn. Tôn Ngộ Không là kiểu người tài giỏi, nếu không có loại ngƣời
này thì mọi việc sẽ khó thành công (ngựa chứng là ngựa hay). Tuy nhiên, loại
này phải nằm dƣới sự điều khiển một người tuyệt đức thì mới đi đúng hướng.
Trư Bát Giới là kiểu người phàm tục, hiện thân cho tất cả ham muốn của con
người. Loại này cũng được việc nhƣng phải nằm dưới sự điều hành của ngƣời
có đức (Tam Tạng) và có tài (Ngộ Không). Sa Tăng tượng trưng cho kiểu người
an phận thủ thƣờng, sống sao cũng được, ai sai gì cũng làm. Do tài cán bình
thường nên Sa Tăng phải khổ nhọc, gánh hành lý suốt cuộc hành trình. Sự liên
kết của bốn thầy trò Tam Tạng đã cho người đọc cái triết lý: xã hội vốn đa dạng,
mỗi người mỗi tính, ta phải sống chung với tất cả và phải biết phát huy mặt
mạnh của mỗi người. Cuối tác phẩm, tại cửa Phật linh thiêng, A nan, Ca diếp đòi
hối lộ, chi tiết này toát lên triết lý: ở đâu đồng tiền cũng quan trọng. Cảnh Phật
phân chức cho từng thầy trò cũng cho thấy quan niệm của nhà Phật về danh
phận từng người.
Chi tiết kinh Phật bị ướt, rách mất mấy chữ muốn ngầm nói rằng, ngƣời
đời sau có quyền bổ sung giáo lý cho hợp với hoàn cảnh mới. Những chữ bị mất
nhƣ một khoảng trắng trên văn bản, chờ đợi bạn đọc giải mã, lấp vào đấy triết lý
của mình. Truyện “Số phận con người” của Solokhov kể về cuộc đời đau khổ
của nhân vật Socolov. Nhân vật tự kể những bất hạnh của mình và người thân.

Nhƣng triết lý nghệ thuật về con ngƣời lại không nằm ở lời kể mà nằm ở cách
kết thúc số phận của mỗi người. Trong cuộc nội chiến, cả gia đình Socolov chết
đói. Anh may mắn thoát chết, lấy vợ sinh ba con. 123 Trong đại chiến hai, anh
14


và con trai ra trận thì con trai chết, vợ và hai con gái ở nhà cũng chết. Cha mẹ
của bé Vania chắc cũng đã chết rồi. Vợ chồng người bạn cho anh ở nhờ cũng
không có con. Ở chiến trƣờng bị địch bắt hành hạ, hòa bình trở về hậu phương
cũng bị chính quyền gây khó dễ, Socolov lại mất việc, lang thang kiếm sống.
Trong quá trình kể chuyện, nhân vật “tôi” không triết lý nhưng căn cứ vào các
chi tiết, ngôn ngữ nhân vật, cách kết thúc số phận các nhân vật, bạn đọc cũng
khái quát được triết lý của tác giả: con ngƣời sinh ra rất khổ: đời cha khổ, đời
con cũng khổ, lúc nhỏ khổ, khi lớn lên cũng khổ. Chiến tranh liên miên, ra trận
chết, ở hậu phương cũng chết. Ngƣời có con đã đau lòng mà người không có
con cũng chẳng sướng hơn. Nếu trong văn chƣơng Xô viết thời đó thường tô
hồng cuộc sống thì Solokhov đã đối thoại ngầm: không phải lúc nào cuộc đời
cũng đẹp. Để sinh tồn, những con ngƣời bất hạnh phải nƣơng tựa, dìu nhau mà
bƣớc tới. Nói tóm lại: bản chất cuộc đời là khổ. Triết lý này cũng giống nh ư lời
than thở của người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc: “Thảo nào khi mới
chôn nhau / Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”.

15


CHƯƠNG II. NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG
1. Cuộc đời
Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt
Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu
tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930,

ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu
thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một
số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề
chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác
phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt
Nam. (Cần làm rõ thêm)
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số
người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam]. Tuy nhiên, cũng vì phong cách
"tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính
quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa". Về sau
này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền
Bắc Việt Nam và Việt Nam thống nhất cho đến tận cuối những năm 1980
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là
thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hà, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất
tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất
sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị
Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng
Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14
tuổi. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền
Pháp đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong
những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ
Quốc Ngữ, đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là
lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm làm ở các sở
tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm
báo, viết văn chuyên nghiệp.
16


Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên
đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không

được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây
được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt
cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn
cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công
chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi
sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác
phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi
vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với
phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút
danh Thiên huy, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời.
Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ
Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho
nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm
cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho
Vũ Trọng Phụng
Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản
bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc
tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết,
phóng sự của ông
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên
dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về
nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và
sống rất kham khổ. Vì vậy ông mắc bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên
giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một
miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này". Vợ ông, bà Vũ Mỹ
Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một
17



nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày
23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn
bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỵ Hằng. Nhà văn
Vũ Trọng Phụng sống long đong, khi qua đời, cũng nhiều phen đổi dời. Lúc mới
mất, ông được chôn cất ở nghĩa trang Hợp Thiện, rồi nghĩa trang Quán Dền. Đến
năm 1988, con gái Vũ Mỵ Hằng mới đưa ông về quy thổ vĩnh tại mảnh vườn
nhà mẹ vợ nhà văn tại làng Giáp Nhất.
2. Sự nghiệp
Vũ Trọng Phụng là một tài năng đa dạng. Ông viết truyện ngắn, phóngsự,
tiểu thuyết, kịch nói, phê bình văn học, bình luận thời sự, chính trị, dịch thuật…
Nhưng VũTrọng Phụng đặc biệt thành công ở hai thể loại: phóng sự và tiểu
thuyết.
Về thể loại phóng sự: Ông được báo chí đương thời suy tôn là: “Ông vua
phóng sự đất Bắc”. Đáng chú ý là các tác phẩm: “Kỹ nghệ lấy Tây” (1934) viết
về cái “nghề” lấy Tây để nuôithân; “Cơm thầy cơm cô” (1936) viết về cảnh đời
những người đi ở.
Về thể loại tiểu thuyết có “Trúng số độc đắc”; Năm 1936, Vũ Trọng Phụng
cho ra đờicùng một lúc ba cuốn tiểu thuyết “Vỡ đê”, “Giông tố”, “Số đỏ”. Trong
đó tiểu thuyết trào phúng“Số đỏ” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo vả đặc sắc
hơn cả, xứng đáng là một kiệt tác bất hủcủa nền văn học nước nhà.Tuy có nhiều
mâu thuẫn trong tư tưởng và sáng tác song có thể nói, toàn bộ sáng tác củaVũ
Trọng Phụng là tiếng nói căm hờn, mãnh liệt, ném thẳng vào cái xã hội thực dân,
phong kiến tư sản hết sức bất công, tàn bạo, thối nát, cái xã hội mà ông gọi là
“Chó đểu” và “Khốn nạn” thờibấy giờ.
Hạn chế đáng tiếc của cây bút đầy tài năng này là tình cảm yêu thương gắn
bó của ôngvới quần chúng lao động chưa có chiều sâu cần thiết để có cái gốc
nhân đạo vững chắc. Vì vậy, ông thường hoài nghi, bi quan về con người và có
một số chỗ trong tác phẩm sa vào chủ nghĩa tự nhiên.


18


Ngoài hai thể loại chủa yếu nói trên, Vũ Trọng Phụng còn để lại nhiều
chuyện ngắn tập hợptrong “Cái ghen đàn ông” - xuất bản năm 1938 và vở kịch
“Không một tiếng vang” (1931).
Kết luậnVũ Trọng Phụng sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng đã để lại một sự
nghiệp văn chương đồsộ. Qua sự sàng lọc của thời gian, ông đã được độc giả
khẳng định là một tài năng văn học lớn, có một vị trí rất quan trọng trong lịch sử
văn học nước nhà.

19


CHƯƠNG III: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA
VŨ TRỌNG PHỤNG TRONG TIỂU THUYẾT
3.1. Quan niệm con người "tha hóa" Quan tâm đến "con người xã hội"
là đặcđiểm chung của văn học hiện thực phê phán.
Khrapchenkô khẳng định:"Cá nhân con người, số phận của nó, tất nhiên
bao giờ cũng thu hút sự chú ý của các nhà hiện thực phê phán, song cái quan
trọng nhất trong sự miêu tả hiện thực của họ sẽ là sự phụ thuộc của số phận con
người vào sự phát triển của những quan hệ xã hội, vào xã hội nói chung". Ý thức
về mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn cảnh trong trạng thái đầy
biến động của lịch sử - xã hội, Vũ Trọng Phụng thường chú ý đến loại nhân vật
"tha hóa" (Aliénation). Khái niệm "tha hóa" đã từng được nhiều nhà triết học lớn
như Hegel, Feurbach, K. Marx đề cập đến.
Ở đây, chúng tôi không dùng khái niệm theo nghĩa triết học mà theo nghĩa
thông thường, phổ biến đã được xác định trong từ điển tiếng Việt: "tha hóa nghĩa
là con người biến chất thành xấu đi". 37 Trong tám cuốn tiểu thuyết của Vũ

Trọng Phụng, có đến năm nhân vật chính (trong bốn cuốn tiểu thuyết) là nhân
vật "tha hóa" (Việt Anh trong Dứt tình, Long, Mịch trong Giông tố, Huyền trong
Làm đĩ và Phúc trong Trúng số độc đắc).
Trong Trúng số độc đắc, Phúc xuất hiện ở 9/9 chương, với 285/289 trang
tiểu thuyết, chiếm vị trí thứ nhất. Sự quan tâm đến con người "tha hóa" với
những biểu hiện khác nhau của nó thực sự là một bước đào sâu, phát hiện một
phương diện của hiện thực cuộc sống đương thời. Hiện thực này, không phải nhà
văn nào cũng nhìn thấy. Với các nhà tiểu thuyết lãng mạn, nhân vật thường tách
rời hoàn cảnh, do đó vấn đề con người "tha hóa" thực chất chưa nằm trong tầm
quan tâm của các nhà văn. Không ít nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
như Lộc trong Nửa chừng xuân, Duy trong Con đường sáng bỗng xấu đi hoặc
tốt lên một cách bất ngờ bên ngoài lôgic của cuộc sống. Các nhà văn hiện thực,
trong đó có Vũ Trọng Phụng với cái nhìn duy vật về mối quan hệ giữa con người
và hoàn cảnh, đã sớm nhìn thấy vấn đề "tha hóa" như một hệ quả tất yếu của sự
biến đổi tính cách con người dưới sự tác động của những quan hệ xã hội thiếu
20


tính người. Đây là một đóng góp lớn của các nhà văn hiện thực trong việc nhìn
nhận một cách đầy đủ, chân thực hơn về con người. Tuy vậy, trong các nhà văn
hiện thực phê phán, chưa ai quan tâm chú ý đặc biệt đến kiểu người "tha hóa"
như Vũ Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng - với thế mạnh của tiểu thuyết, không chỉ dám phơi bày tất
cả những kiểu người quái gở nhất, mà ông còn đi sâu phanh phui các nguyên
nhân, dõi theo từng chặng đường dẫn nhân vật đến chỗ "tha hóa". Ông đã từng
băn khoăn, day dứt, tìm cách cắt nghĩa vì sao Mịch trở thành thiếu phụ dâm
đãng, Long sa đọa trong cảnh giàu sang, Huyền bước vào con đường làm đĩ.
Những câu hỏi truy tìm nguyên nhân đã vang lên ở nhiều trang của tiểu thuyết
Giông tố, Làm đĩ, Trúng số độc đắc như: "Một người xưa kia như thế mà bây
giờ như thế? Hay là tại ông Đồ chưa phải hẳn người đã thấm nhuần đạo Nho?"...

Đúng như nhận xét của Trương Tửu: "Một ngày ông thấy một gái đĩ rơi xuống
đời gái điếm, một thanh niên rơi xuống đời bài bạc, một người rơi xuống đời
cơm thầy cơm cô hay đời trộm cướp. Ông chăm chỉ tìm nguyên nhân của sự sa
ngã ấy". Vũ Trọng Phụng có can đảm đi tìm nguyên nhân và điều đó thể hiện
trách nhiệm của một ngòi bút "tả chân" nhạy cảm với những vấn đề của xã hội
và con người. Nhưng không phải những điều mà Vũ Trọng Phụng tìm thấy đều
là chân lý. Việt Anh - nhân vật "tha hóa" đầu tiên trong tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng đã thể hiện phần nào sự lúng túng của ngòi bút nhà văn.
Rõ ràng, tách rời nhân vật khỏi hoàn cảnh bao quanh, chỉ đi tìm nguyên
nhân tha hóa trong bản tính cá nhân, dục vọng bất thành của nhân vật, Vũ Trọng
Phụng đã sa vào chủ quan như các nhà văn lãng mạn đương thời. Giông tố là
một bước tiến mới của Vũ Trọng Phụng trong việc đi sâu cắt nghĩa nguyên nhân
"tha hoá" con người. Quá trình hư hỏng của Long, của Mịch được tác giả đặt
vào bối cảnh xã hội đồng tiền đầy cạm bẫy lúc đó. Mịch là một nhân vật tiêu
biểu cho loại nhân vật tha hóa của Vũ Trọng Phụng. Về nhân vật này, Lược thảo
lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn nhận xét: "Đối với Thị Mịch,
nạn nhân trong Giông tố, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng cũng không đều. Đoạn
đầu ông tả Thị Mịch là một cô gái quê hiền lành, chất phác, giản dị, chung tình,
21


và khi bị Nghị Hách làm nhục, ông có tỏ một chút thương hại. Nhưng về sau,
dưới ngòi bút của ông, Thị Mịch trở thành một nhân vật dâm đãng, và có những
cử chỉ vô duyên, đáng ghét của một người đang ở cảnh nghèo khổ bỗng được
sống trong cảnh giàu có phong lưu... Cảm tình người đọc sẵn có ở trang đầu đối
với Thị Mịch đến đây thì mất hẳn". Nhận xét trên có nhiều phần xác đáng,
nhưng cũng cần thấy thêm rằng trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng không có ý đồ
xây dựng Thị Mịch thành một chị Dậu trong Tắt đèn. Thị Mịch cũng giống như
Long, Phúc, Huyền... khá giống nhau trên con đường số phận, dường như được
ông tạo ra để chứng minh cho các qui luật "tha hóa" nghiệt ngã đang có nguy cơ

trở nên phổ biến trong xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, đang giết
chết dần bao con người vốn xuất thân lương thiện. Mịch ban đầu là một cô gái
quê hiền lành, chất phác. Long là một đứa trẻ mồ côi trở thành thư ký làm công
cho Đại Việt học hiệu của Tú Anh, một người thanh niên có đạo đức, trọng danh
dự. Phúc (Trúng số độc đắc) là một viên chức thất nghiệp, có học vấn, ham hiểu
41 biết. Huyền (Làm đĩ) vốn là một "cô gái con nhà tử tế, có học thông minh".
Thế nhưng họ không thể nào sống yên ổn, dù họ đã chấp nhận số phận của mình.
Cuộc sống, với biết bao tấm bi kịch trớ trêu dồn đẩy họ đi. Đến một lúc nào đó
ngoảnh lại nhìn, họ chợt nhận ra rằng con người mình, từ vẻ ngoài đến tâm tính
đã đổi khác, đã biến dạng. Và thế là một kết cục bi đát đã mở ra với các nhân
vật: Mịch lẻ loi, cô độc trong phận lẽ mọn trở nên trơ tráo, dâm đãng, Long tự tử
sau một cơn thác loạn, Phúc say sưa trong trụy lạc, Huyền chấp nhận cuộc sống
ô nhục. Quá trình bước vào thế giới tư sản, thế giới của đồng tiền cũng là quá
trình tha hóa con người một cách mau chóng. Long đã hết sức ngạc nhiên về sự
biến đổi - từ ăn mặc, nói năng đến tâm tính của Mịch, từ khi thoát lốt cô gái quê
để trở thành một mệnh phụ giàu có, vợ lẻ của nhà tư bản Tạ Đình Hách. Rồi đến
lượt Long, đồng tiền và cảnh giàu sang cũng lại nhanh chóng nhấn chìm anh ta
xuống vũng bùn trụy lạc. Cho đến khi cắt mạch máu tự tử, Long vẫn không sao
cắt nghĩa được chính xác nguyên nhân hư hỏng của mình, chỉ biết kêu lên rằng:
"Tôi tự tử vì tôi sung sướng quá". Như vậy, cũng như nhân vật Mịch, quá trình
"tha hóa" của Long được tác giả thể hiện gắn liền với sự chuyển đổi địa vị xã hội
22


nhanh chóng, bất ngờ của nhân vật: từ một đứa con hoang, bị bỏ rơi, trở thành
con đẻ và con rể của nhà tư sản "phú gia định quốc".
Như vậy, thêm một lần nữa Vũ Trọng Phụng hướng sự căm thù vào bọn tư
sản, bọn giàu có trong xã hội, xem chúng và đồng tiền nhơ bẩn là nguyên nhân
gây ra sự biến chất, hư hỏng của biết bao con người. Về nhân vật Long, Vương
Trí Nhàn có nhận xét rất đáng chú ý: "Thế giới nhân vật của Vũ Trọng Phụng

khá đông và thuộc nhiều giới khác nhau. Khi được nâng lên đến mức điển hình,
một số người trong họ là tài liệu quý, giúp đỡ đắc lực cho những ai muốn nghiên
cứu về xã hội hoặc tìm hiểu tài nghệ ngòi bút Vũ Trọng Phụng. Nhưng còn như
để hiểu tâm sự người viết, cái phức tạp đa đoan của chính tác giả thì có những
nhân vât chỉ đóng vai phụ, hoặc có vẻ không tiêu biểu gì, thật ra lại là một chìa
khóa khá tốt, mà người nghiên cứu không có quyền sao nhãng. Ý chúng tôi
muốn nói tới nhân vật Long trong Giông tố" . Sẽ không đúng nếu nói rằng trong
Giông tố, Long chỉ là vai phụ, là "không tiêu biểu gì". Nhưng cho rằng Long thể
hiện được "tâm sự người viết" thì quả là chính xác. Không phải ngẫu nhiên mà
Vũ Trọng Phụng đã gửi gắm qua Long nhiều triết lý về 42 cuộc đời, về con
người. Long đã là người phát ngôn cho lòng căm uất hướng vào xã hội "chó
đểu" Long cũng là người nói hộ Vũ Trọng Phụng về những nguyên nhân làm
"tha hóa" con người. Long cắt nghĩa một cách chua chát: "Những nguyên nhân
nào đã thay đổi lòng người đến thế? Sau cùng, Long tìm ra được cái bả vật chất.
Thật vậy, sự phù hoa giả dối của một xã hội chỉ trọng những cái bề ngoài, một
nền luân lý ích kỷ, sự tín ngưỡng thế lực hoàng kim, cuộc cạnh tranh dữ dội đến
hình thức đã làm hại tâm thuật người đời". Gắn sự biến đổi tính cách với tác
động của hoàn cảnh là một quan niệm mang tính duy vật, nhưng đồng thời cũng
dễ thấy rằng cách nhìn của Vũ Trọng Phụng về hoàn cảnh là khá phiến diện.
Hoàn cảnh với nhiều nhân vật "tha hóa", có khi chỉ là "cái bả vật chất", "nền
luân lý ích kỷ" và "sự tín ngưỡng thế lực hoàng kim". Quan niệm cạn hẹp này đã
dẫn đến cắt nghĩa sự tha hóa của nhân vật có phần đơn giản. Chính quá trình tha
hóa của Long đã chứng minh cho sự đơn giản ấy: "Nào phải tìm ai để mà kinh
ngạc nữa, Long cứ việc đem ngay Long ra đã thừa đủ! Thì Long cũng thay đổi
23


một cách đáng sợ, cũng chỉ trong vòng nửa năm nay mà thôi. Từ một anh hàn sĩ
đầy lòng thương đời, ghét cay ghét độc những cái xa hoa vật chất và căm hờn
sự.vô tình của bọn trưởng giả đối với nòi giống, Long đã trở nên một kẻ hư hỏng

có tư cách con nhà phá của, đem tuổi thanh xuân ra miệt mài những nơi ca lâu,
tửu quán... Ngày nay, Long cũng đã hóa ra người ích kỷ, khốn nạn, người thuộc
vào cái hạng mà chính Long đã rất khinh bỉ xưa kia"…
Nam Cao - nhà văn hiện thực phê phán "luận bàn nhiều nhất đến vấn đề
nhân cách trong văn chương, trong cuộc đời" , cũng đặc biệt quan tâm đến mối
quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, cũng như nhạy cảm với bi kịch "tha hoá"
con người. Đã từng vang lên trong tác phẩm Nam Cao những triết lý tương tự
như của Vũ Trọng Phụng: "một cô gái giang hồ với một người đàn bà lương
thiện không khác nhau là mấy, chỉ có những hoàn cảnh khác" (Sao lại thế này).
"Biết bao nhiêu tài năng không nảy nở được chỉ vì không gặp được một cái hoàn
cảnh tốt" (Sống mòn). Nhưng nếu đi sâu sẽ thấy rằng quan niệm về hoàn cảnh
của Nam Cao có phần toàn diện và sâu sắc hơn Vũ Trọng Phụng. Trong tiểu
thuyết Sống mòn, Nam Cao nhìn hoàn cảnh trong sự đan xen của nhiều yếu tố:
có môi trường sống, có không khí của quan hệ giữa con người với con người, có
cả bối cảnh xã hội - lịch sử rộng lớn sẽ tác động đến số phận của hàng triệu
người... Nam Cao cũng không nhìn con người chỉ như nạn nhân đáng thương
của hoàn cảnh. Những nhận thức mới mẻ này trong Sống mòn chỉ có thể có
được ở một cây bút đã là thành viên của "hội văn hoá cứu quốc" do Đảng lãnh
đạo: - "Tư tưởng, tình cảm, cảm giác, hành động của chúng ta đều khuôn theo
những thói tục, những lề lối sẵn trong thời đại của chúng ta. Thời thế đổi, lòng
người đổi. Thế kỷ sau sẽ lọc máu chúng ta trong trẻo lại". "Chế độ tạo ra lòng
người". "Chừng nào con người còn phải giật của người từng miếng ăn thì mới có
ăn, chừng nào một số người còn dẫm lên đầu những người kia để nhô lên thì loài
người còn phải xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và ích kỷ" …
Như vậy, nếu như Vũ Trọng Phụng gắn sự "tha hóa" với thói cơ hội, chạy
theo đồng tiền, với sự "hèn yếu" mang tính bản chất của con người nói chung,
thì Nam Cao xem sự tha hóa chỉ là sản phẩm của một hoàn cảnh nhất thời và con
24



người có thể "lọc máu" nếu như "thời thế đổi". Với cách nhìn này, sự thể hiện
con người "tha hóa" trong tác phẩm Nam Cao cũng có phần khác với Vũ Trọng
Phụng. Nhiều nhân vật của Nam Cao, ở mức độ này, mức độ khác cũng đã có
nguy cơ đánh mất chất người. Nhưng ở họ thường vẫn còn một điểm tựa: đó là ý
thức của bản thân chống lại sự "tha hóa". Hộ (Đời thừa), Thứ 44 (Sống mòn)
bằng phần ý thức nhạy cảm ấy đã nhiều lần biết tự giữ mình đứng lại bên miệng
vực. Thứ sau mỗi lần xử sự ích kỷ, xấu xa đã âm thầm "khóc cái chết của tâm
hồn mình", hay trước những cám dỗ của vật chất đã kịp thời đấu tranh để nhận
chân lại giá trị của bản thân: "Những hạng người như y phải nhận chân lấy cái
giá trị của mình. Họ có quyền được tự kiêu. Bởi vì cái giai cấp của y, cái giai cấp
cần lao chỉ hơn người ở cái chỗ được tự hào rằng mình hoàn toàn sống bằng sức
làm việc của mình và được quyền khinh tất cả những cái gì không phải là mồ
hôi nước mắt". Phần ý thức ấy ở Mịch, ở Long không phải là không có, nhưng
chúng tỏ ra yếu ớt hơn nhiều. Long đã từng nghĩ đến việc trả thù Nghị Hách.
Long đã từng viết thư đốp chát thẳng vào mặt Tú Anh. Long đã có lúc tự thấy
mình là "có lương tâm", "có một tâm hồn vững lắm". Nhưng cái "tâm hồn vững
lắm" ấy chỉ cần một lần nhìn thấy sự giàu có và uy thế của gia đình Nghị Hách
đã gần như tan biến đi đâu hết cả, để rồi sau đó cứ ngả nghiêng, chao đảo như
con thuyền trước bão tố. Và lúc ấy, những triết lý của Vũ Trọng Phụng vang lên
cắt nghĩa tưởng như thật hợp lý nhưng thực ra cũng đầy chủ quan, phiến diện
làm sao: - "Khốn thay, sự trưởng giả vẫn có nhiều thứ hào quang đủ làm người
ta lóa mắt","Có một tâm hồn vững chãi mấy ai mà có được? Mấy ai mà chống
trả nổi hoàn cảnh" - "Long hình như không phải chịu trách nhiệm những cử chỉ
mình. Long đã bị hoàn toàn sai khiến"... Vũ Trọng Phụng đã cố gắng biện minh,
bào chữa cho các nhân vật "tha hóa" của mình.
Qua cuộc đời Huyền, Duyên,…, Vũ Trọng Phụng muốn minh chứng cho
một sự thật: "Hồi ấy một trận cuồng phong dữ dội thổi đến xã hội ta. Cái phong
trào vật chất đến với ta bằng những danh từ điêu trá: tiến bộ, duy tân, tân sinh
hoạt... Nó có một sức mầu nhiệm là lường gạt nổi hầu hết mọi người. Bao nhiêu
lề thói, bao nhiêu nề nếp đã bị lôi cuốn đi theo trận cuồng phong. Một trật tự của

25


×