Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

chuyên đề: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.92 KB, 14 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
1. Tác giả: ……………………
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: …………………..
2. Tên chuyên đề: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
3. Nội dung chi tiết của chuyên đề
+ Nội dung 1: Khái niệm CNH, HĐH . Tính tất yếu khách quan và tác dụng của
CNH, HĐH đất nước
+ Nội dung 2: Nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta
+ Nội dung 3: Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
4. Thời lượng
Căn cứ vào lượng kiến thức chuyên đề được giảng dạy trong 2 tiết
5. Đối tượng học : Học sinh lớp 11
6. Kế hoạch dạy học chuyên đề
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Môn GDCD là môn khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng. Môn GDCD
cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… bao gồm kiến thức của nhiều môn học
khác. Nhờ đó góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho học sinh
THPT. Hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động, giúp học
sinh THPT trở thành con người mới Xã hội chủ nghĩa, có tri thức, phẩm chất
năng lực, phát triển trên tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Nó trực tiếp hình
thành năng lực tư duy, phẩm chất đạo đức tư tưởng, góp phần đào tạo học sinh
thành những người lao động mới, người công dân tương lai. Mỗi nội dung trong
chương trình môn GDCD cấp THPT đều nhằm trang bị cho học sinh những tri
thức và rèn luyện đạo đức tác phong.
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế thị trường cùng xu hướng toàn cầu
hóa ngày càng mở rộng là điều kiện tác động trực tiếp đến nhận thức, tư duy của
thế hệ trẻ. Nền kinh tế thị trường một mặt tác động tích cực mặt khác còn tác
động tiêu cực về đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ. Do đó, vị trí của môn GDCD


ngày càng trở nên cần thiết trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp
luận và định hướng chọn nghề nghiệp trong tương lai của thế hệ trẻ.
1


Do đó, là người giáo viên dạy môn GDCD cần trang bị cho học sinh những tri
thức để đáp ứng thời đại công nghệ 4.0. Đồng thời, thấy được trách nhiệm của
bản thân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả lựa chọn viết chuyên đề: “Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1. Cở sở lí luận
+ Căn cứ vào công văn 5555/BGDĐT – GDTrH ngày 08/10/2014.
+ Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa hoặc chuẩn nội dung kiến thức
môn GDCD khối 11
+ Căn cứ vào mạch nội dung xuyên suốt chương trình cấp THPT
+ Căn cứ vào năng lực của giáo viên và học sinh
2. Cơ sở thực tiễn
Đối tượng dạy học là học sinh khối 11.
Đặc điểm của học sinh:
+ Ưu điểm: Các em học sinh có ý thức say mê, hứng thú và khám phá bài học.
Khả năng nhận thức và phân tích vấn đề của các em tương đối tốt. Đặc biệt, các
em rất hăng hái tham gia các hoạt động nhóm.
+ Hạn chế: các em chưa được làm quen với phương pháp giảng dạy mới, chưa
được tiếp cận nhiều với các giờ học theo hướng nghiên cứu bài học nên các em
còn bỡ ngỡ và khó khăn trong việc thảo luận nhóm.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1.1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1.1.1. Về kiến thức
Học sinh hiểu thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tính tất yếu khách

quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nêu được nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Nhận rõ trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
1.1.2. Về kĩ năng
Xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
2


1.1.3. Về thái độ
Tin tưởng vào đường lối, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Đảng và Nhà nước, quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động
đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.4. Năng lực có thể hướng tới
Năng lực nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn
mực đạo đức, năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học,...
1.2. CHUẨN BỊ
1.2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa GDCD 11.
- Sách giáo viên GDCD 11.
- Sách “Dạy học theo chuẩn kỹ năng môn GDCD 11”
- Clip, hình ảnh và tư liệu liên quan nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Bản mềm Pownpoin bài dạy
- Máy tính, máy chiếu
1.2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Tìm tư liệu về cuộc Cách mạng KHKT lần 1, lần 2. Thành tựu sau hơn 30 năm
đổi mới ở Việt Nam.
- Giấy A0, bút dạ để thảo luận.

- Tranh ảnh, tư liệu về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1.3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục đích: HS chia sẻ hiểu biết về các cuộc CMKHKT của nhân loại,những
thành tựu của cuộc CMKHKT mà nhân loại đã đạt được. Từ đó định hướng
được nội dung bài học đó là tìm hiểu về khái niệm CNH, HĐH, tính tất yếu
khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước, nội dung cơ bản của CNH,
HĐH ở nước ta và trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước.
Phương thức tổ chức: GV tổ chức cho HS nghiên cứu, trao đổi, thảo luận để
xác định các vấn đề cần giải quyết.

Các bước

Hoạt động của giáo viên
3

Hoạt động của học sinh


Chuyển giao GV cho HS xem một số hình ảnh
nhiệm vụ
cho thấy sự thay đổi về công cụ lao
-Học sinh quan sát hình
động của nhân loại và những thành
ảnh
tựu mà thế giới đã đạt được trong
các cuộc CM KHKT.
GV hỏi:
Qua hình ảnh trên giúp em liên

tưởng đến cuộc CMKHKT nào? Tác
động của cuộc CMKHKT đên đời
sống người dân?
Thực
hiện - GV quan sát lớp và gọi HS phát Học sinh trả lời
nhiệm vụ
biểu.
- GV khuyến khích tất cả các HS
phát biểu.
Phát hiện vấn GV tổng hợp và nhận xét các câu trả HS có thể trả lời:
đề
lời của HS?
Công cụ ngày càng hiện
Vậy, qua hình ảnh chúng ta thấy rằng đại hơn.Từ công cụ thủ
những thành tựu của các cuộc CM công sang công cụ hiện
KHKT có ảnh hưởng rất lớn đến mọi đại
lĩnh vưc của đời sống xã hội. Các
cuộc CM đó gắn liền với khái niêm
CNH, HĐH. Vậy CNH, HĐH là gì,
ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
Kết quả mong
đợi từ hoạt
động

Dẫn dắt HS đến việc
tìm hiểu về quá trình
CNH, HĐH đất nước

1.3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục đích: Học sinh hiểu thế nào là CNH, HĐH , tính tất yếu khách quan và

tác dụng của CNH, HĐH đất nước, nắm được nội dung cơ bản của CNH, HĐH
ở nước ta, thấy được trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước.
- Phương thức tổ chức: GV kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học
khác nhau.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm CNH, HĐH
Mục đích: Học sinh hiểu thế nào là CNH, HĐH.
4


Phương thức tổ chức: GV cho HS tham gia thảo theo cặp đôi, giải quyết vấn đề
kết hợp vấn đáp, động não…
Các bước

Hoạt động của giáo viên

Chuyển giao Giáo viên cho học sinh quan sát
nhiệm vụ
các hình ảnh trong các lĩnh vực
nông nghiệp, công nghiệp, .….
1. Những hình ảnh đó giúp em
liên tưởng vấn đề gì? Nêu lên suy
nghĩ về vấn đề đó?
2. Trình bày những hiểu biết về
của em về cuộc CMKT lần thứ
nhất và cuộc cách mạng kỹ thuật
lần thứ 2?
3. Tại sao nước ta phải CNH,
HĐH
4. Thế nào là CNH, HĐH đất

nước?
Thực
hiện - GV gợi ý để HS huy động được
nhiệm vụ
vốn kiến thức từ các môn học
khác có nội dung liên quan.

Hoạt động của học sinh
-HS nhìn hình ảnh và trả lời
các câu hỏi
-Xung phong trả lời câu hỏi

-Học sinh thảo luận theo
cặp đôi trên cơ sở các kiến
thức đã chuẩn bị ở nhà. Đại
diện các cặp trình bày ngắn
- Khích lệ các HS trong lớp có ý
gọn sản phẩm thảo luận của
kiến bổ sung.
mình.
- GV lắng nghe các HS trả lời
Các HS còn lại quan sát,
mỗi câu hỏi.
lắng nghe và bổ sung sau
khi bạn trình bày xong.

Kết quả thực Giáo viên nhận xét kết quả thảo
hiện nhiệm vụ luận theo cặp và định hướng học
sinh nêu:
+ Cho đến ngày nay nhân loại đã

trải qua các cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật:
- HS nghe GV chốt lại
+ Cuộc CMKT lần thứ nhất gắn
với quá trình chuyển từ lao động - HS ghi bài.
thủ công lên lao động cơ khí
(CNH).
 quá trình biến một nước nông
nghiệp thành một nước công
nghiệp (các nước đi trước).
+ Cuộc CMKT lần thứ 2 gắn với
5


Các bước

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

quá trình chuyển từ lao động cơ
khí sang tự động hóa và sử dụng
người máy (HĐH).
 quá trình trang bị kỹ thuật –
công nghệ của một nước ngang
trình độ kỹ thuật công nghệ mà
thời đại có (các nước đi sau).
+ GV phân tích khái niệm: Qúa
trình chuyển đổi căn bản toàn
diện.

Nội dung: Hoạt động kinh tế và
quản lý kinh tế xã hội.
Phương pháp: sử dụng lao động
thủ công sang công nghệ, phương
tiện, phương pháp tiên tiến, hiện
đại.
Mục đích: đạt NSLĐ cao.
Sản
phẩm
mong đợi

HS hiểu được khái niệm
CNH, HĐH.
*CNH, HĐH là quá trình
chuyển đổi từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang
sử dụng sức lao động cùng
với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến hiện
đại nhằm tạo ra năng suất
lao động cao.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước.
Mục đích: Học sinh hiểu được tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH.
Phương thức tổ chức: GV cho HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm, vấn đáp,
động não…
Các bước

Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

Chuyển giao - Giáo viên chia lớp thành 3
nhiệm vụ
nhóm. Giáo viên đưa hình ảnh và -HS các nhóm nhận nhiệm
giao câu hỏi cho các nhóm
vụ
+ Nhóm 1: quan sát tranh số 1 để
liên tưởng xem phản ánh nội
6


dung nào của tính tất yếu khách
quan (phân tích và lấy ví dụ).
+ Nhóm 2 : quan sát tranh số 2
để liên tưởng xem phản ánh nội
dung nào của tính tất yếu khách
quan (phân tích và lấy ví dụ).
+ Nhóm 3: quan sát tranh số 3 để
liên tưởng xem phản ánh nội
dung nào của tính tất yếu khách
quan (phân tích và lấy ví dụ).
Thực
hiện
nhiệm vụ

- HS làm việc theo
- GV quan sát, bao quát lớp và - Cử đại diện trình bày
hướng dẫn, giải quyết thắc mắc.
- Các nhóm khác nhận xét

và phản biện nếu muốn.

Kết luận thực - GV nghe và nhận xét kết quả
hiện nhiệm vụ báo cáo của các nhóm

-HS lắng nghe, đặt câu hỏi
- Chốt vấn đề sau khi hs báo cáo, nếu chưa rõ
tranh luận (Tính tất yếu khách
- Ghi chép ý chính vào vở
quan phải tiến hành CNH, HĐH
đất nước).
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ
sở vật chất - kỹ thuật của
CNXH.
+ Do yêu cầu phải rút ngắn
khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ
thuật - công nghệ….
+ Do yêu cầu phải tạo ra năng
suất lao động xã hội cao.
Giáo viên định hướng mở rộng
kiến thức.
- Nhân loại đã trải qua 2 cuộc
CMKT.
- Yêu cầu thực hiện mô hình CNH
phát triển rút ngắn hiện đại.
- Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ
hội mới cho các nước tiến hành
CNH, HĐH sau như Việt Nam.
7



Sản
phẩm
mong đợi

Hiểu được tính tất yếu
khách quan phải tiến hành
CNH, HĐH đất nước. Tại
sao phải tiến hành CNH
gắn liền với HĐH

* Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của CNH, HĐH đất nước
Mục đích: Học sinh hiểu được tác dụng của CNH, HĐH.
Phương thức tổ chức: GV cho HS làm việc cá nhân thông qua phiếu học tập
Các bước

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chuyển giao - Giáo viên phát phiếu học tập
nhiệm vụ
cho HS
-HS nhận phiếu học tập
* Tác dụng to lớn và toàn diện
của CNH, HĐH
+ Về kinh tế…..
+ Về văn hóa – xã hội….
+ Về chính trị……
+ Về QP – AN….


Thực
hiện
nhiệm vụ

- GV quan sát, bao quát lớp

- HS làm việc vào phiếu
học tập
- HS đại diện trình bày
phiếu học tập

Kết luận thực - GV nhận xét tinh thần làm việc, -HS lắng nghe, đặt câu hỏi
hiện nhiệm vụ kết quả hoạt động theo kết quả nếu chưa rõ về tác dụng của
phiếu học tập của các thành viên CNH, HĐH.
trong lớp.
Sản
phẩm
mong đợi

Học sinh nhận thức được
tác dụng to lớn và toàn diện
của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.

* Hoạt động 4: Tìm hiểu về nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta.
Mục đích: Học sinh hiểu được nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta.
Phương thức tổ chức: GV cho HS tự nghiên cứu sgk, trao đổi thảo luận nhóm,
thuyết trình.
Các bước


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học
8


sinh
Chuyển giao + GV đưa ra sơ đồ về nội dung cơ bản
nhiệm vụ
của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước
Nội
dun
g cơ
bản

Phát triển mạnh mẽ LLSX
XD cơ cấu kinh tế

HS nhận nhiệm vụ của
nhóm mình. Nghe kĩ
hướng dẫn của giáo
viên

Củng cố và tăng cường địa vị
chủ đạo

+ Gv đưa ra sơ đồ cơ cấu kinh tế


Cơ cấu vùng
kinh tế theo
lãnh thổ

Cơ cấu
ngành kinh
tế

- HS nhận phiếu câu
hỏi, giấy A0 và bút dạ

Cơ cấu thành
phần kinh tế

- Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận
nhóm. Chia lớp thành 3 nhóm để thảo
luận các nội dung
+ Nhóm 1: Để phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất chúng ta cần phải thực
hiện những nội dung cơ bản nào? Lấy
ví dụ chứng minh.
+ Nhóm 2: Cơ cấu kinh tế là gì?. Xu
hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế ntn?cho ví dụ?
+ Nhóm 3: Xu hướng chuyển dịch cơ
cấu lao động? Liên hệ với địa phương
em
Thực hiện - GV quan sát HS thảo luận, hướng dẫn -HS làm việc theo
nhiệm vụ
và giải đáp thắc mắc .

nhóm trên giấy A0
-Tìm các ví dụ minh
họa
Báo cáo kết -HS báo cáo kết quả bằng hình thức
quả
thực thuyết trình.
-Đại diện nhóm thuyết
hiện nhiệm
-GV lắng nghe, sau mỗi phần thuyết trình sản phẩm
vụ
trình.
-HS còn lại trong
9


-GV nhận xét sau đó kết luận cho từng nhóm bổ sung
nhóm.
-HS nhóm khác được
nhận xét, bổ sung hoặc
đặt câu hỏi nếu chưa
rõ.
Sản phẩm - Sản phẩm làm việc nhóm của HS.
mong đợi

HS hiểu được nội dung
cơ bản của CNH, HĐH
ở nước ta.
+ Phát triển mạnh mẽ
lực lượng sản xuất.
+ Xây dựng một cơ

cấu kinh tế hợp lý,
hiện đại và có hiệu
quả.

*Hoạt động 5: Tìm hiểu Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước (HS tự nghiên cứu sgk, trao đổi thảo luận nhóm, thuyết trình)
Mục đích: Học sinh thấy được trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp
CNH, HĐH ở nước ta.
Phương thức tổ chức: GV cho HS tự nghiên cứu sgk, làm việc cá nhân, thuyết
trình.
Các bước

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chuyển giao Giáo viên tổ chức thảo luận chung
nhiệm vụ
cả lớp
1. Công dân có trách nhiệm như
thế nào đối với sự nghiệp HS nghe kĩ hướng dẫn của
giáo viên
CNH,HĐH đất nước?
2. Là một HS em có trách nhiệm
gì đối với sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước?

Thực
hiện -GV quan sát hs thảo luận, hướng -HS đọc sgk và trao đổi
nhiệm vụ

dẫn và giải đáp khi cần.
thống nhất cách hiểu.
10


-Trả lời các câu hỏi mà GV
đưa ra.
Liên hệ với bản thân.
Báo cáo kết -Giáo viên nhận xét kết quả thảo
quả thực hiện luận và định hướng học sinh nêu:
nhiệm vụ
+ Có động cơ học tập đúng đắn;
Có phương pháp học tập tốt; Lựa
chọn ngành nghề phù hợp với khả
năng.
+ Nắm bắt kỹ thuật - công nghệ
hiện đại.
+ Thực hiện tốt đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
Sản
phẩm
mong đợi

-HS trình bày ý kiến cá
nhân.
- Các HS còn lại lắng nghe
và có thể bổ sung nhận xét,
hoặc đặt câu hỏi nếu chưa
rõ.


HS thấy được trách nhiệm
của công dân với sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Xác
định được những việc cần
làm để góp phần vào xây
dựng quê hương đất nước.

- Kết quả mong đợi từ hoạt động hình thành kiến thức: Thông qua
chuỗi các hoạt động, giáo viên giúp học sinh tự khám phá kiến thức mới của
bài. Học sinh hiểu được khái niệm, tính tất yếu khách quan, tác dụng và nội
dung của CNH, HĐH đât nước . Đồng thời giúp học sinh rèn luyện một số kĩ
năng cơ bản như: tự học, làm việc nhóm, thuyết trình, trải nghiệm….
1.3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP .
Mục đích: HS vận dụng kiến thức vừa học để trả lời một số câu hỏi, bài tập.
Giáo viên kiểm tra được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh. Cụ thể, HS
củng cố, hoàn thiện thêm kiến thức về khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách
quan và tác dụng to lớn, toàn diện của CNH, HĐH đất nước; nội dung của CNH,
HĐH ở nước ta và trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Đồng thời rèn luyện khả năng ghi nhớ, vận dụng, tư duy logic...
Phương thức tổ chức: HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước là
A. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp sản xuất.
B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật
C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin
11


D. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
Câu 2: Về cơ bản, nước ta sẽ thực hiện thắng lợi CNH,HĐH vào năm
A.2050

B.2030
C.2020
D.2015
Câu 3: Cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình nào
sau đây?
A. Hiện đại hóa.
B. Công nghiệp hóa.
C. Tự động hóa.
D. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Câu 4: Đường lối công nghiệp hóa ở nước ta lần đầu tiên được đề ra ở Đại hội
nào của Đảng?
A. Đại hội III (diễn ra năm 1960).
B. Đại hội IV (diễn ra năm 1976).
C. Đại hội V (diễn ra năm 1982).
D. Đại hội VI (diễn ra năm 1986).
Câu 5: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và gắn với phát triển
A. kinh tế nông nghiệp.
B. kinh tế tri thức.
C. kinh tế hiện đại
D. kinh tế thị trường
Câu 6: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên
tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội
là quá trình nào sau đây?
A. Tự động hóa.
B. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa. D. Hiện đại hóa
Câu 7: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao
động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp
cơ khí gắn với khái niệm nào sau đây?

A. Tự động hoá.
B. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
C. Công nghiệp hoá.
D. Hiện đại hoá.
Câu 8: Ngày nay trên các cánh đồng của Vĩnh Phúc, người nông dân đã sử dụng
phổ biến các loại máy móc như máy cày, máy bừa, máy gặt, máy cấy vào sản
xuất nông nghiệp, thay cho lao động thủ công như trước. Đây chính là biểu hiện
của quá trình nào?
A. Hiện đại hóa.
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hiện đại.
D. Công nghiệp hóa.
Câu 9: Khẳng định nào dưới đây là sai?
A. Công nghiệp hóa là tất yếu đối với các nước có nền sản xuất lớn, hiện đại.
B. Công nghiệp hóa là tất yếu đối với các nước nghèo, kém phát triển.
C. Công nghiệp hóa là tất yếu đối với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Công nghiệp hóa là tất yếu đối với mọi nước lạc hậu.
Câu 10: Nội dung nào sau đây sai về tính tất yếu khách quan của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa?
12


A. Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu.
B. Do yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
C. Do nhu cầu củng cố quốc phòng an ninh.
D. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho Chủ nghĩa xã hội.
Câu 11: “Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới XHCN” là nội
dung của?
A. Khái niệm công nghiệp hóa.
B. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH.

C. Tác dụng của CNH, HĐH .
D. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH.
Câu 12: Yếu tố cốt lõi của cơ cấu kinh tế là
A. cơ cấu ngành kinh tế.
B. cơ cấu vùng kinh tế.
C. cơ cấu thành phần kinh tế.
D. cơ cấu kinh tế công và nông nghiệp
Câu 13: Trong Nông nghiệp xưa kia với hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo
sau nay được thay bằng hình ảnh những máy cày, máy cấy. Đây là biểu hiện
A. khái niệm công nghiệp hóa.
B. khái niệm hiện đại hóa.
C. khái niệm CNH, HĐH.
D. tác dụng của CNH, HĐH .
Câu 14. Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu
A. lao động.
B. ngành nghề.
C. vùng, lãnh thổ.
D. dân
số.
Câu 15. Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian
nào?
A. Thế kỷ VII. B. Thế kỷ XVIII.
C. Thế kỷ XIX.
D. Thế kỷ XX.
Kết quả mong đợi: HS trả lời đúng được các câu hỏi một cách nhanh nhất.
1.3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
Mục đích: HS vận dụng được kiến thức đã học để lí giải 1 số quan điểm trong
đời sống, biết áp dụng những gì đã học vào việc làm hàng ngày
Phương thức tổ chức: Giao bài tập để HS hoàn thiện tại lớp kết hợp với bài tập
về nhà.

* Ở lớp yêu cầu HS làm bài tập 9 trong sgk trang 56: Là một công dân, trong khi
học và sau khi tốt nghiệp THPT, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước?
Bài tập về nhà : Tìm hiểu những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được khi thực
hiện CNH, HĐH đất nước, các thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
(HS làm bài ra giấy hôm sau thu bài để lấy điểm vào bài kiểm tra 15 phút)
Kết quả mong đợi: Các sản phẩm của học sinh theo yêu cầu
13


14



×