Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA XUÂN QUỲNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.08 KB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
Anh Lung

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT CHO
THIẾU NHI CỦA XUÂN QUỲNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
THIẾU
NHI đại
XUÂN
QUỲNH
Khóa
luận tốt nghiệp
học hệ chính
quy

Đồng Hới - 2018

SVTH: Anh Lung

Page 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI



Anh Lung

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT CHO
THIẾU NHI CỦA XUÂN QUỲNH

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành : Giáo dục tiểu học – mầm non

Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Nga

SVTH: Anh Lung

Đồng Hới - 2018

Page 2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Quảng Bình, tháng

năm 2018

Sinh viên

Anh Lung


SVTH: Anh Lung

Page 3


LỜI CẢM ƠN
Là giáo viên tiểu học tương lai bên cạnh việc học tập để có kiến thức chuyên
môn sâu sắc, không ngừng tìm hiểu, học hỏi nhằm tích lũy kinh nghiệm cho thân để
phục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau này. Chính vậy, thực đề tài khóa luận công
việc cần thiết bổ ích. Đối với tôi, thực tháng ngày quý giá có ý nghĩa.
Thực tế thành công mà không gắn liền với giúp đỡ dù hay nhiều, lời động viên
dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt trình thực khóa luận nhận nhiều quan tâm,
giúp đỡ quý thầy cô, gia đình bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc xin gửi lời cảm ơn
đến quý thầy cô trường Đại học Quảng Bình, Khoa sư phạm Tiểu học - Mầm non
tạo điều kiện cho hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, em xin chân thành biết ơn cô TS. Nguyễn Thị Nga, người tận tình
hướng dẫn, bảo giúp đỡ em suốt trình nghiên cứu khóa luận. Dù có nhiều cố gắng
đề tài chắn không tránh khỏi thiếu sót, mong nhận dẫn góp ý quý thầy cô giáo bạn
để đề tài hoàn thiện hơn.
Sau cùng, xin kính chúc quý thầy cô dồi sức khỏe để tiếp tục thực sứ mệnh
cao đẹp truyền đạt kiến thức cho hệ mai sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng

năm 2018

Sinh viên

Anh Lung


SVTH: Anh Lung

Page 4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. XUÂN QUỲNH - TỪ CUỘC ĐỜI ĐẾN QUAN NIỆM SÁNG TÁC
CHO THIẾU NHI
1.1. Cuộc đời nữ sĩ Xuân Quỳnh
1.1.1. Một tuổi thơ nhiều biến động
1.1.2. Một hành trình tìm hạnh phúc
1.2. Quan niệm sáng tác thơ cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh
1.2.1. Thơ - “món quà bạn nhỏ ngày xưa tặng bạn nhỏ bây giờ”
1.2.2. Thơ - nơi gởi lại tình yêu thương con trẻ
1.3. Thơ Xuân Quỳnh với thiếu nhi
1.3.1. Một khu vườn địa đàng hấp dẫn trẻ thơ
1.3.2. Những bài học giàu tính giáo dục
CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ THIẾU NHI XUÂN
QUỲNH21
2.1. Hình tượng người mẹ
2.1.1. Duyên dáng và giản dị
2.1.2. Bao dung và chan chứa yêu thương
2.1.3. Sâu sắc và bất ngờ trong những câu trả lời
2.2. Hình tượng trẻ con
2.2.1. Bé bỏng trong vòng tay yêu thương
2.2.2. Hồn nhiên trong từng câu hỏi và lớn lên với từng câu trả lời
2.3. Hình tượng thiên nhiên
2.3.1. Thế giới rực rỡ sắc màu

SVTH: Anh Lung

Page 5


2.3.2. Thế giới rộn rã âm thanh
CHƯƠNG 3. HÌNH THỨC BIỂU HIỆN TRONG THƠ THIẾU NHI XUÂN
QUỲNH
3.1. Thể thơ và ngôn ngữ thơ
3.1.1. Thể thơ
3.1.2. Ngôn ngữ thơ
3.2. Giọng điệu - “Lời ru trên mặt đất”
3.2.1. Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái của lời ru
3.2.2. Giọng điệu tự nhiên, phóng khoáng
3.3. Sự thâm nhập của chất tự sự trong thơ
3.3.1. Kết cấu đối thoại
3.3.2. Nghệ thuật kể “chuyện cổ tích về loài người”
KẾT LUẬN

SVTH: Anh Lung

Page 6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BDTX

: Bồi dưỡng thường xuyên


ĐHQG

: Đại học quốc gia

GS.

: Giáo sư

NXB

: Nhà xuất bản

KHXH

: Khoa học xã hội

SVTH: Anh Lung

Page 7


SVTH: Anh Lung

Page 8


MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Bất cứ một nền văn học nào trên thế giới cũng chứa đựng trong lòng nó một
bộ phận không thể thiếu là văn học thiếu nhi. Đó là những tác phẩm văn học hàm

chứa tất cả những xúc cảm và tình cảm tinh tế, ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ,
được các em thích thú, say mê và có giá trị giáo dục, hình thành tâm hồn và nhân
cách trẻ thơ.
Vai trò của chủ thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thơ trữ tình
cho thiếu nhi. Về bản chất của thơ trữ tình, Hêghen trong công trình “Mỹ học” đã
khẳng định: “Nguồn gốc và điểm tựa của nó là ở chủ thể và chủ thể là người duy
nhất, độc nhất mang nội dung. Chính vì vậy cho nên cá nhân phải có một trí tưởng
tượng phong phú, phải có một cảm xúc dồi dào, và có thể lĩnh hội được những ý
niệm sâu sắc và lớn lao” [17, tr.36]. Vì vậy, khám phá được thế giới nghệ thuật
trong thơ trữ tình cho trẻ thơ chính là đã chiếm lĩnh được tâm hồn và tài năng của
nhà thơ - những người bạn thân quý của các em.
Trong dòng văn học hiện đại, Xuân Quỳnh (1942-1988) là một cây bút nữ có
vị trí khá quan trọng. Năm 2001, Xuân Quỳnh được truy tặng giải thưởng Nhà
nước về Văn học nghệ thuật. Trên văn đàn đương đại, chị đã có một chỗ đứng mà
bất cứ nhà thơ nào cũng ao ước. Tên tuổi của chị mãi gắn liền với những tác phẩm
đã đi vào cõi bất tử, đặc biệt là những tác phẩm thơ tình : Sóng, Thuyền và biển,
Thơ tình cuối mùa thu, Hoa cỏ may,..
Ngoài những đóng góp với mảng thơ viết về đề tài tình yêu, chị cũng có
nhiều đóng góp cho mảng văn học thiếu nhi. Những tác phẩm của chị viết cho các
em là “món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ” [58, tr.235].
Thật ra, thơ tình yêu hay thơ thiếu nhi của chị đều toả ra từ một tâm hồn nghệ sĩ
giàu xúc cảm.
SVTH: Anh Lung

Page 1


Xuân Quỳnh còn là một trong những tác giả tiêu biểu được lựa chọn để
giảng dạy trong chương trình phổ thông ở cả ba cấp học. Ở cấp Tiểu học, các em
được biết đến chị qua “Tuổi ngựa”, “Truyện cổ tích về loài người”. Ở cấp Trung

học cơ sở, tác phẩm “Tiếng gà trưa” tiếp tục nuôi dưỡng tâm hồn các em. Rồi đến
cấp Trung học phổ thông, các nam sinh, nữ sinh say mê với “Sóng” - một trong
những bài thơ tình hay nhất của thơ tình Việt Nam.
Với những lí do ấy, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã tìm hiểu Xuân
Quỳnh ngay từ khi tác giả còn đang sáng tác. Song, các công trình ấy chủ yếu là
nghiên cứu phong cách thơ tình Xuân Quỳnh. Về mảng thơ viết cho thiếu nhi, một
số ít công trình đã quan tâm hiểu về thế giới trẻ thơ, hình tượng người mẹ,…
nhưng phần lớn chú ý nhiều hơn đến nội dung, có phần xem nhẹ hình thức.
Xuân Quỳnh từng tâm sự : “Đừng lo âu đi tìm ngôn ngữ. Cảm xúc sẽ tự chọn
ngôn ngữ cho mình” [58, tr.232]. Song chị lại có ý thức rất cao trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật, tuy không chú ý đến kỹ thuật làm thơ nhưng sự chân thành
của cảm xúc và ý thức nghiêm túc về vai trò của sáng tạo nghệ thuật đã đẩy cảm
xúc thơ chị đến độ chín của tài năng nghệ thuật. Khám phá mảng thơ viết cho
thiếu nhi của nữ sĩ trên cơ sở vận dụng thi pháp học hiện đại, người viết muốn góp
phần tạo nên một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những đóng góp của nhà thơ
nữ xuất sắc nửa cuối thế kỷ XX này; từ đó có những định hướng đúng đắn trong
việc nhận thức, phân tích và đánh giá một tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi,
đồng thời xác định một phương pháp phù hợp trong dạy học thơ thiếu nhi ở nhà
trường phổ thông hiện nay.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Những nghiên cứu về thế giới nghệ thuật nói chung
Vấn đề thế giới nghệ thuật được xem là vấn đề quan trọng của lí luận văn
học. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là nghiên cứu một chỉnh thể với những quy
SVTH: Anh Lung

Page 2


luật vận động nội tại trong nó. Không thể tách rời hai phạm trù nội dung và hình
thức, hoặc chỉ tập trung xem xét thế giới nghệ thuật như một hiện tượng xã hội.

Phương pháp luận nghiên cứu văn học đòi hỏi phải đi vào thế giới nghệ thuật của
một nhà thơ như đi vào một cấu trúc logic của một tổ chức bên trong, có sự thống
nhất biện chứng, hài hoà giữa nội dung và hình thức. Đây cũng chính là hướng
tiếp cận nghiên cứu của khóa luận đối với mảng thơ viết cho thiếu nhi của Xuân
Quỳnh.
Về mặt lí luận, các công trình nghiên cứu của GS.Trần Đình Sử như chuyên
luận Những thế giới nghệ thuật thơ (1995), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học
(1998) đã giới thiệu đến người đọc những vấn đề cơ bản của lí luận văn học, trong
đó có hình tượng nghệ thuật và vai trò của hình tượng nghệ thuật trong sáng tác
văn học, những yếu tố của một thế giới nghệ thuật.
Các tác giả Bùi Thanh Truyền, Trần Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thanh Tâm
trong Thi pháp trong văn học thiếu nhi (2009) đã nghiên cứu chuyên sâu về thi
pháp văn học thiếu nhi, chỉ ra nét đặc thù của hình tượng nghệ thuật cũng như hình
thức biểu hiện trong những sáng tác dành cho thiếu nhi so với những sáng tác dành
cho người lớn.
2.2. Những nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân trong “Con người và nhà thơ” nhận xét: “Xuân
Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta” [31, tr.109]. Các sáng
tác của chị, đặc biệt là thơ được các nhà nghiên cứu, phê bình, độc giả yêu thơ
quan tâm với rất nhiều bài viết chuyên biệt hoặc được tổng hợp trong các tuyển tập
nghiên cứu khá dày dặn. Trong “Cuộc đời để lại”, tác giả Vương Trí Nhàn đã dẫn
lời của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh: “Thơ Xuân Quỳnh tự nhiên,
như đã gọi là phụ nữ thì phải sinh con để cái vậy” [31, tr.123]. Còn trong “Cảm
nhận về thơ Xuân Quỳnh”, PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã nhận định: “Dù đi vào
SVTH: Anh Lung

Page 3


những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân

Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc
sảo, giàu yêu thương” [31, tr.137]. Mỗi nhà nghiên cứu, phê bình văn học có cách
cảm nhận riêng với những ý kiến đánh giá khác nhau nhưng đều gặp nhau ở một
điểm : Đây là một nữ sĩ của tình yêu cuộc đời và tình yêu con người mà thơ chính
là lẽ sống của đời chị.
Bên cạnh thành công với những vần thơ tràn đầy nỗi khát khao hạnh phúc,
tình yêu, chúng tôi muốn nói đến Xuân Quỳnh ở một phương diện khác, phương
diện của một nhà thơ viết cho thiếu nhi. Ở lĩnh vực này, có nhiều nhà giáo dục
học, đặc biệt là những người đang giảng dạy về văn học thiếu nhi quan tâm.
Có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về mảng thơ thiếu nhi của Xuân
Quỳnh. Những công trình nghiên cứu này đã phác họa thế giới nghệ thuật thơ
thiếu nhi Xuân Quỳnh với hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu thơ và cả
tính giáo dục trong những sáng tác về đề tài thiếu nhi của nữ sĩ tài năng này.
Chẳng hạn, ở bài viết “Xuân Quỳnh – Cuộc đời gửi lại trong thơ”, Lưu Khánh Thơ
có nhận định: “Trong sáng tác của Xuân Quỳnh mảng thơ viết về thiếu nhi chiếm
phần đáng kể. Thơ thiếu nhi của chị phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu” [58,
tr.236]. Còn trong “Xuân Quỳnh với thơ thiếu nhi”, Vân Thanh khẳng định:
“Trong tư cách người mẹ, Xuân Quỳnh cũng đã để lại một gia tài thơ viết cho con,
cũng là viết cho các thế hệ trẻ thơ, thật dồi dào và trong trẻo, thật ngộ nghĩnh và dễ
thương” [55, tr.34].
Nhìn chung, khi tiếp cận các tác phẩm thơ thiếu nhi của cây bút nữ này, các
nhà nghiên cứu đều dừng lại ở tầm khái quát hoặc hướng trọng tâm vào một số
phương diện nhất định trong phong cách cầm bút của chị như Sắc màu, Thiên
nhiên, Tình yêu,… Đến nay, chưa có một bài viết hay chuyên luận nào nghiên cứu
một cách tổng thể, có hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ thiếu nhi của Xuân
Quỳnh để từ đó có những nhận xét, đánh giá thấu đạt về đời người và đời văn của
SVTH: Anh Lung

Page 4



chị nói chung, mảng sáng tác cho trẻ thơ của chị nói riêng. Tuy nhiên, đó lại là cơ
sở để người sau tiếp tục nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh
một cách hoàn chỉnh về diện mạo và hình thức thể hiện, góp phần làm rõ phong
cách và cá tính nghệ thuật, đồng thời khẳng định những đóng góp của cố thi sĩ cho
nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu thế giới hình tượng và hình thức biểu hiện
trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh.
3.2 . Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong một số tập thơ tiêu biểu
của Xuân Quỳnh, cụ thể là :
+ Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1982.
+ Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, 1978.
+ Cây trong phố - Chờ trăng, NXB Hà Nội, 1981.
+ Không bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011.
+ Các bài in rải rác trong các tập thơ của Xuân Quỳnh : Hoa dọc chiến hào,
NXB Văn học, Hà Nội, 1968; Gió lào cát trắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1974.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp đọc và xử lí tài liệu : thu thập, phân tích những tài liệu có
liên quan đến đề tài, hướng đến tạo dựng cơ sở các luận điểm trong quá trình
nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và bình luận văn học : phân tích các tác
phẩm tiêu biểu để làm rõ các luận điểm trong khóa luận.

SVTH: Anh Lung

Page 5



4.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh : So sánh các sáng tác của Xuân Quỳnh
với các tác phẩm của các tác giả khác để có cái nhìn đầy đủ, trọn vẹn hơn về tài
năng của nữ sĩ.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA KHÓA LUẬN
Trên cơ sở thành quả của những người đi trước, chúng tôi mong muốn sẽ làm
nổi bật được những nét đặc sắc của thế giới nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi của
Xuân Quỳnh trong cái nhìn chỉnh thể. Kết quả của khóa luận một mặt khẳng định
bản sắc riêng độc đáo của ngòi bút Xuân Quỳnh, đồng thời, thấy được đóng góp
mảng thơ thiếu nhi của chị đối với văn học thiếu nhi Việt Nam.
6. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn
chia làm 3 chương :
Chương 1 : Xuân Quỳnh - từ cuộc đời đến quan niệm sáng tác cho thiếu nhi.
Chương 2 : Thế giới hình tượng trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh.
Chương 3 : Hình thức biểu hiện trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh.

SVTH: Anh Lung

Page 6


CHƯƠNG 1

XUÂN QUỲNH - TỪ CUỘC ĐỜI
ĐẾN QUAN NIỆM SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI
1.1.

Cuộc đời nữ sĩ Xuân Quỳnh
1.1.1. Một tuổi thơ nhiều biến động


“Mỗi người có một quê - Ngày dại thơ để ở - Tuổi niên thiếu để yêu - Và
lớn lên để nhớ” - trong bài thơ “Thành phố quê anh”, Xuân Quỳnh đã từng tâm sự
như thế. Với chị, tuổi thơ ấy còn để lại ấn tượng mạnh mẽ hơn bởi nó bắt đầu bằng
những năm tháng nhọc nhằn, thiếu hạnh phúc của một đứa trẻ mồ côi.“Tuổi thơ
của chị không có tình yêu thương và chở che của mẹ, không được nghe mẹ hát ru,
không được nghe những lời âu yếm, ngọt ngào như những đứa trẻ khác” [33,
tr.37]. Sinh ra trong một gia đình công chức ở làng La Khê ven bờ sông Nhuệ, có
ba anh trai và một chị gái. Không may, ba người anh đều mất khi còn nhỏ, chị và
chị gái Đông Mai sống trong sự chở che của mẹ. Nhưng, số phận không mỉm cười
với gia đình ấy. Chị gái nhà thơ kể lại : “Mẹ tôi mắc bệnh lao, một bệnh hay lây
mà thời bấy giờ chưa có thuốc nào chữa được. Thương con, không muốn con lây
bệnh, mẹ tôi tự nguyện sống xa con. Người gạt nước mắt giao Quỳnh cho người
khác nuôi và sống lặng lẽ âm thầm trong căn phòng phía Nam ngôi nhà cổ. Yêu
chồng thương con, nhất là thương Quỳnh còn trứng nước, người cố bám víu vào

SVTH: Anh Lung

Page 7


cuộc đấu tranh với tử thần, người tìm mọi cách để tồn tại nhưng cái chết vẫn gần
mẹ tôi từng ngày” [33, tr.15].
Vậy là, ngay từ khi còn bé bỏng, chị đã mất mẹ. Người cha đi bước nữa và
vào Nam sinh sống. Không cha mẹ, tuổi thơ chị lớn lên từng ngày bên bà ngoại và
chị gái. Thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, tình yêu thương của cha, chị khát khao
hơi ấm của tình cảm gia đình, như chính chị từng nói : “Gia đình như là bà mẹ
duy nhất với tất cả ý nghĩa chở che, đón đợi, thuỷ chung và tin cậy, như sự trở về
của những đứa con…” [64, tr.223].
1.1.2. Một hành trình tìm hạnh phúc

Côi cút, thiếu tình yêu thương của cha mẹ từ thuở ấu thơ, Xuân Quỳnh luôn
khao khát hạnh phúc mà với chị, thật mong manh mà cả cuộc đời mải miết kiếm
tìm :
Tôi không có một căn phòng
Lang thang suốt những năm ròng tuổi thơ
Gia tài là mấy bài thơ
Dẫu bao người đọc vẫn chờ đợi ai
Núi cao biển rộng sông dài
Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu.
(Thơ viết tặng anh)
Chu Văn Sơn, trong bài viết “Cánh chuồn trong giông bão” nhận xét:
“Cõi đời vốn đã đầy cay cực, Xuân Quỳnh lại sinh đúng vào những năm tháng
không yên, bản thân ngay từ khi trứng nước đã đa mang một cõi lòng không
yên định, đầy những lo sợ không đâu như một thứ nghiệp dữ, thế mà người đàn
bà ấy lại coi hạnh phúc là yên lành và suốt một đời cứ cố kiếm tìm, vun trồng,
gìn giữ cái yên trong một thế giới đầy nắng nôi, giông bão, trong một thời buổi
cơ hồ chẳng có chút nào yên. Vì thế mà khát khao cơ hồ vô vọng. Nhưng càng
vô vọng, thì lại càng mãnh liệt và khắc khoải” [64, tr.177- 178].
SVTH: Anh Lung

Page 8


Rời tuổi thơ, một lần tan vỡ hạnh phúc và có một đứa con riêng, tình yêu
đầu cho Xuân Quỳnh nhiều cay đắng nhưng cũng giúp chị nhận ra thế nào là
tình yêu đích thực. Rồi số phận cho chị gặp Lưu Quang Vũ - người mang
cho chị một bờ vai tựa, một điểm dừng trong cuộc hành trình, mang cho chị
hạnh phúc thật sự :
Và hạnh phúc trong bàn tay có thật
Chiếc áo mắc trên tường

Màu hoa sau cửa kính
Nồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đèn
Anh trở về
Trời xanh của riêng em.
(Bầu trời đã trở về)
Để có được hạnh phúc giản đơn ấy, Xuân Quỳnh đã phải trải qua bao cay
đắng, mất mát. Chị ra sức vun vén, gìn giữ tổ ấm của mình. Có lẽ như thế mà
trong thơ chị có rất nhiều bài thơ hay về gia đình, về người bạn đời và đặc biệt
là những đứa con - “nguồn thi hứng không bao giờ cạn” [15] của chị. Song, dù
tha thiết đến bao nhiêu hạnh phúc có thật ấy, tâm hồn Xuân Quỳnh vẫn luôn
luôn rộng mở, háo hức trong những khát vọng kiếm tìm vô tận.
1.2.

Quan niệm sáng tác thơ cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh đến với thiếu nhi, trong cuộc hành trình dài một đời thơ, không
phải như một phút dừng chân của một khách lãng du, chị đến với các em bằng một
tình yêu đích thực, một tâm nguyện trở thành nhà thơ của các em.
1.2.1.. Thơ - “món quà bạn nhỏ ngày xưa tặng bạn nhỏ bây giờ”
Chu Văn Sơn trong “Mấy suy nghĩ về thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh”
khẳng định: “Trở thành thi sĩ của tình yêu là một tất yếu, Xuân Quỳnh cũng tất
yếu thành nhà thơ viết cho con trẻ” [64, tr.184]. Chiếc cầu nối chị đến với các em
SVTH: Anh Lung

Page 9


thiếu nhi chính là các con mình. Xuân Quỳnh đã để lại một gia tài thơ cho các em
thật dồi dào, thật ngộ nghĩnh và dễ thương. Các sáng tác của chị là “món quà của
một bạn nhỏ ngày xưa tặng bạn nhỏ bây giờ” [58, tr.235]. “Bạn nhỏ ngày xưa” là

chị - người đang nhìn ngày hôm qua bằng con mắt rất đỗi nhớ thương và đang
dang rộng vòng tay ấp ủ bé thơ và “bạn nhỏ bây giờ” là bao bé thơ - người đang
sở hữu một tuổi thơ thánh thiện. Nhiều bài thơ của chị được các em yêu thích bởi
tính
hóm hỉnh, vui tuơi và phù hợp với tâm lí tuổi thơ, mang lại cho các em bao điều
thú vị:
Thế mà nắng cũng sợ rét
Nắng chui vào chăn cùng em Các bạn
để ý mà xem
Trong chăn bao nhiêu là nắng Mà
nắng cũng hay làm nũng
Ở trong lòng mẹ rất nhiều
Mỗi lần ôm em, mẹ yêu
Em thấy ấm ơi là ấm.
(Mùa đông nắng ở đâu ?)
Xuân Quỳnh từng tâm sự : “Viết cho các em, tôi có hai niềm vui lớn : đem
cho và nhận được. Đem cho các em những điều bổ ích, lý thú, những tình cảm
trong sáng, chân thật và ngược lại nhận được ở các em sự hồn nhiên, tươi mát,
làm giàu có thêm tình cảm của mình” [54, tr.777].
Chị quan niệm rất rõ ràng : “Viết cho các em để phục vụ các em và đồng
thời nuôi dưỡng cho mình tâm hồn của các em” [54, tr.778]. Đề tài chị viết cho trẻ
thơ rất phong phú nhưng tất cả đều xoay quanh cái trục chính là đời sống của các
em. Chị nhận ra rằng : “sự không cảm thông được của người lớn đối với trẻ em là
SVTH: Anh Lung

Page 10


do người lớn nhìn con trẻ bằng cái nhìn của người lớn, từ đó mà mọi quan niệm
đúng, tốt, xấu thường nhầm lẫn cả” [54, tr.778].

Sáng tác cho trẻ em phải được "nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ”, phải xuất phát từ
cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, tự nhiên như trẻ thơ mới có thể làm cho các em yêu
thích. Mỗi lần sáng tác cho các em là một lần người viết “được sống lại tuổi thơ
của mình và hoà đồng tâm hồn với tuổi thơ hôm nay, miền xanh thẳm của văn
chương và cội nguồn trong trẻo của đời người” [3, tr.213]. Chính vì tự đặt mình
vào vị trí của các em để nhìn, để cảm nhận, để suy nghĩ và viết mà thế giới trong
thơ Xuân Quỳnh hiện lên thật trong trẻo, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Chị không chỉ viết
bằng tấm lòng của một người mẹ mà còn bằng chính tuổi thơ của mình. Chị tâm sự
: “Là một người làm thơ cho các em, qua những đau khổ và khao khát thuở nhỏ,
qua những lầm lỗi của tôi khi cư xử với các con tôi, tôi luôn tự nhủ : “Muốn viết
cho các em, điều đầu tiên là sự cảm thông với các em chứ không phải là sự áp đặt.
Đừng bắt các em sống và nghĩ theo cách của mình. Nếu muốn giáo dục các em thì
phải nhìn bằng con mắt của các em mà nhận xét, đánh giá mọi việc. Cách giải
quyết bắt đầu từ đây” [46, tr.15]. Có một điều lạ là những câu thơ được viết ra từ
những ẩn ức của một đứa trẻ côi cút, sớm xa cha mất mẹ lại mang đậm chất trữ
tình, tron;g sáng và hết sức ngọt ngào.
1.2.2. Thơ - nơi gởi lại tình yêu thương con trẻ
Trong gia tài thơ mà Xuân Quỳnh để lại cho bạn đọc thiếu nhi, chúng ta
thấy ẩn hiện hình dáng của mẹ, của chị, của một người bạn. Chính vì thiếu tình
thương từ tấm bé, như để bù đắp lại cho tuổi thơ các em nhỏ, thơ chị tràn ngập một
tình yêu thương nồng hậu, tha thiết. Thế giới trong thơ Xuân Quỳnh được tái hiện
qua lăng kính của tình mẹ con và được gạn lọc qua lớp màn của một trái tim tràn
đầy tình thương yêu dành cho các em.
Không như những nhà thơ viết cho thiếu nhi khác, chiếc cầu nối để Xuân
Quỳnh đến với các em chính là các con của chị :
SVTH: Anh Lung

Page 11



Con làm bằng yêu thương Của
ba và của mẹ
Của bà và của ông
Của má nữa biết không ?
Con làm bằng tất cả
(Cắt nghĩa)
Nhưng không phải chỉ dành tình yêu cho chính những đứa con của mình,
tâm hồn nhân hậu, giàu yêu thương của chị hướng đến tất cả những đứa trẻ trên
đời. Chính tấm lòng người mẹ tha thiết yêu con khiến chị có thể đi sâu vào thế
giới trẻ thơ, nhìn thế giới bằng con mắt của chính các em, làm thế giới ấy trở
nên trong trẻo, thánh thiện. Và mỗi bài thơ như một nốt nhạc tình yêu cất lên từ
trái tim dịu dàng của mẹ, có yêu thương và ẩn chứa nhiều nỗi lo âu :
Lời mẹ ru không chỉ ngọt ngào
“Cái bống ngủ ngon cánh cò bay mãi…”
Bởi khi bay có cánh cò đã gãy
Trong lúc ngủ say cái bống vẫn giật mình.
(Khi con ra đời)
Năm 1983, tập thơ Bầu trời trong quả trứng đã được tặng Giải A, một giải
thưởng văn học hằng năm của Hội Nhà văn Việt Nam. Đó là một ghi nhận hoàn
toàn xứng đáng vì thành quả lao động nghệ thuật của chị. Song, món quà lớn nhất
dành cho chị chính là từ bao năm nay, thơ chị vẫn được các em, và cả người lớn
thuộc và yêu thích.
1.3.

Thơ Xuân Quỳnh với thiếu nhi
1.3.1. Một khu vườn địa đàng hấp dẫn trẻ thơ

Bài học mở đầu và niềm khao khát hiểu biết của con người ở lứa tuổi bé thơ
là bài học về tự nhiên bao la. Nhưng không giống như các khoa học khác, giải
SVTH: Anh Lung


Page 12


thích thế giới bằng những con số, bằng khái niệm, định nghĩa, thơ tái hiện thế giới
thật lạ, thật kì diệu, vừa có tính chính xác lại vừa lung linh, sống động. Đặc biệt,
đối với trẻ thơ, phải khiến cho trẻ lĩnh hội thế giới theo cách riêng của chúng, với
những quan sát trực quan, nhưng phải hấp dẫn và lí thú. Điều đó có thể được
chứng minh bằng nhận xét của Quang Huy:
“Chiếc bàn ư ? Nó vốn được xẻ ra từ một cây gỗ. Vậy cứ tưới nước vào
bốn chân là nó sẽ đâm cành mọc lá ra được. Cửa sổ ư ? Đó là bốn mùa thay
nhau đến treo các bức phong cảnh. Tiếng gà gáy khoẻ lắm, có thể khiêng mặt
trời lên được. Ngọn gió sinh ra từ tay quạt của mẹ và quê hương của nó là một
chiếc vỏ ốc ngoài đảo xa. Mặt trăng là con của mặt trời. Và mỗi khi nhìn lên
trời phải nheo mắt lại, như thế là ông trời cũng đang nheo mắt nhăn nhó cười
với các em. Con dế kêu suốt đêm là nó đang luyện giọng chuẩn bị cho cuộc thi
ca hát, khi nó bất ngờ kêu lên the thé thì quả bưởi cũng giật mình rơi bịch
xuống sân. Và một chiếc lông chim nhặt được trong vườn đã sống dậy thành
một truyện cổ tích.
…Cách nhìn, cách nghe, cách cảm nghĩ cũng như cách tưởng tượng của
các em đều lấp lánh niềm vui. Nhìn cánh cò bay qua sông trong ráng chiều, các
em bảo nó đang “khiêng nắng qua sông”. Nghe tiếng sấm rền trong cơn mưa
rào, các em bảo là “Sấm/Ghé xuống sân/Khanh khách/Cười”. Chiếc ba lô con
cóc vì thương chú bộ đội đeo nặng sau lưng nên nằm im, không nhảy lung tung.
Ngọn gió là cô giáo dạy cho bầu trời múa cùng mặt đất. Quả đấm ở cánh cửa
chẳng đấm ai bao giờ mà lúc nào cũng sẵn sàng mời mọc em vào nhà. Rồi bao
điều thú vị khác nữa, mắt cá lại mọc ở cổ chân người, lá mía thì luồn vào trong
sống mũi của em, ruột gà lại nằm trong chiếc bút máy, con tép con tôm trốn vào
trong múi bưởi, giọt nước chẳng có mồm lại biết ăn chân chúng mình được,
quyển sách ta xem lại mọc ra cái gáy, con nhộng thì bức sốt hay sao mà lúc nào


SVTH: Anh Lung

Page 13


cũng cởi trần, còn cối xay lúa thì rất điệu, bao giờ cũng mặc áo hẳn hoi” [55,
tr.353-354].
Cũng cùng quan niệm như thế, mỗi tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi của
Xuân Quỳnh mở ra trước mắt trẻ một khu vườn địa đàng rực rỡ màu sắc, nâng
cánh cho tâm hồn, cho trí tưởng tượng vô hạn của trẻ.
Những ngọn rau bình dị, vào thơ chị lại vô cùng rực rỡ và lạ mắt :
Hàng bí ngô bên cạnh hàng bầu
Xanh mườn mượt màu xanh rau muống
Những bắp cải vo tròn đẫm nước
Lớp rau cần óng ả xếp đầy quang
Đỏ ối cà chua, vàng rực đậu vàng.
(Rau)
Những con gà mái vàng, mái mơ cũng trở nên lộng lẫy :
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
(Tiếng gà trưa)
Nếu như đại thi hào Ấn Độ Tagore, bằng trí tưởng tượng hết sức phong phú
của mình, đã dựng lên trong thơ một không gian huyền ảo như cổ tích với những
hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để tâm hồn trẻ thơ được thoả sức cất cánh trong
không gian mang đậm sắc màu thần tiên :
Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc.

(Mây và Sóng)
Xuân Quỳnh lại để các em bay bổng trong thiên đường được xây bằng
những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc :
SVTH: Anh Lung

Page 14


Tiếng chim hót khẽ bên tường
Trời xanh nhè nhẹ, con đường lặng xa
……………………………………….
Ông sao đang đến rất gần
Có con vịt đứng một chân kia kìa.
(Ngày mai thêm tuổi)
Một thế giới quả (Kể chuyện quả), một thế giới cây (Bài hát về cây) được
nữ sĩ phác họa, tô màu rất sinh động, lung linh. Những bức tranh ấy không chỉ
thỏa mãn khát khao khám phá của trẻ, mà còn dựng lên một thiên đường cho trẻ
thỏa sức vui chơi :
Cây thông là cây của đồi
Cây nhãn của bãi đất bồi triền sông
Bờ ao thường mọc cây sung
Cây xoan trước ngõ, cây hồng rìa sân
Cây chanh là cây của vườn
Làm bạn với đường là sấu, là me
Em yêu lắm : cái cây tre
Quạt ru em những đêm hè nóng ran
Trường em có một cây bàng
Bàng là bạn của trò ngoan chúng mình
Cây đa mọc ở bên đình
Còn như bãi cát sống cùng phi lao

Bà em thích nhất cây cau
Mùa xuân cây mận, cây đào nở hoa…
(Bài hát về cây)

SVTH: Anh Lung

Page 15


Mượn tuổi con, Xuân Quỳnh đưa các em vào cuộc rong ruổi với bao khám
phá thú vị :
- Mẹ ơi con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió
Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn
Mấp mô triền núi đá…
………………………
Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Lóa màu trắng hoa mơ
………………………
Mùi hoa huệ ngọt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại…
(Tuổi ngựa)
Trên khu vườn địa đàng ấy, trẻ còn tìm thấy sự chăm chút yêu thương bằng
tấm lòng hiền hoà, bao dung của mẹ :
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể

Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
(Tuổi ngựa)
Vì thế, không chỉ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích thơ Xuân Quỳnh, mà mỗi
người lớn cũng tìm thấy tuổi thơ của mình qua những trang thơ đó.
1.3.2. Những bài học giàu tính giáo dục
SVTH: Anh Lung

Page 16


Nhận xét về tính triết lí trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh, Vân Thanh khẳng
định : “Ngộ nghĩnh và hồn nhiên, thơ Xuân Quỳnh nói chính là lời trẻ thơ, nghĩ
cách trẻ thơ. Rồi lại có thể tách ra khỏi trẻ thơ, để ngụ vào đấy một triết lí hồn
nhiên của sự sống, thứ triết lí mà ở mỗi tuổi có thể hấp thụ một cách riêng” [54,
tr.1002].
Những bài học về cách sống, về cách ứng xử của trẻ được chị lồng vào
trong thơ nhẹ nhàng, tự nhiên, không một chút gượng ép, khiên cưỡng. Bài học về
giữ gìn sức khỏe được trẻ rút ra qua phép so sánh giữa “bé Kiên” và “cái nấm” :
Bé Kiên chẳng ngoan đâu Không
được bằng cái nấm
Cái nấm là ngoan lắm
Luôn ô mũ chỉnh tề
Lúc trời mưa trời nắng
Nấm khi nào cũng che.
(Mí ngoan hơn cái nấm)
Bài học về tình bạn là điều trẻ học được sau khi dõi theo câu chuyện của
“trăng” và “em” :
Trăng đã lớn
Lại còn lười

Bỏ bạn rồi !
Trăng hư lắm !
(Trăng hư lắm)
Điều đáng khâm phục ở Xuân Quỳnh là cách giải thích cho trẻ thật tự nhiên,
đơn giản những khái niệm trừu tượng. Ẩn sau bài học về sức khỏe là triết lí cho và
nhận được giải thích hồn nhiên, dễ hiểu :
Cái ngoan mà đem cho
Thì lại ngoan hơn nữa.
SVTH: Anh Lung

Page 17


×