Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong dạy học tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.79 KB, 150 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỘI THOẠI CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC TIỀNG VIỆT
Chuyờn ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học)
Mó số

:

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn: TS. Chu Thị Thủy An

Quảng Bình- 2005


2
Lời cảm ơn

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến
sỹ Chu Thị Thuỷ An, người thầy đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
chúng tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
“Phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong dạy học tiếng
Việt”!
Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo
giảng dạy, các phòng - ban của trường Đại học Đồng Hới đã tạo điều kiện
và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài!
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An,
phòng Giáo dục và các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đồng Hới,


cùng bạn bè, đồng nghiệp, những người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất!

Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày 25 tháng 12 năm
2005


3
Mục lục
Trang

mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề

1
1

tài………………………………………………
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………...…. 2
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………...…… 4
4. Đối tượng, khách thể nghiên
4
cứu………………………………….....
5. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………….
….
6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….
7. Cấu trúc đề tài…………………………………………….………….
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1. Hội thoại và các quy tắc hội thoại……………………………….

1.1.1. Khái niệm về hội
thoại…………………………………………
1.1.2. Các vận động hội thoại………………………………………...
1.1.3. Cấu trúc hội thoại……………………………………………...
1.1.4. Các quy tắc hội thoại…………………………………………..
1.2. Hành vi ngôn ngữ và hội
thoại…………………………………...
1.2.1. Hành vi ngôn ngữ……………………………………………...
1.2.2. Hành vi ở lời trực tiếp …………...…………………………….
1.2.3. Hành vi ở lời gián tiếp …………...……………………………
1.3.Vai trò của môn Tiếng Việt trong việc phát triển kỹ năng hội
thoại cho HS tiểu học…………………………………………………….
1.3.1. Kỹ năng hội thoại ……………………………………………..
1.3.2. Vai trò của môn Tiếng Việt với việc phát triển kĩ năng hội
thoại...
1.4. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học với việc phát triển
kỹ năng hội
thoại……………………………………………………………..
1.4.1. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học…………………...
1.4.2.. Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại của học sinh tiểu
học………………..
Chương 2: Cơ sở thực tiễn

4
5
5
6
6
7
8

10
16
16
17
18
20
20
23

26
26
28


4
2.1. Chương trình, sách giáo khoaTiếng Việt với việc phát triển kĩ
năng hội thoại…………………………………………………………….
2.1.1. Nội dung Tập làm văn của chương trình Tiếng Việt Cải cách
giáo dục với việc phát triển kĩ năng hội thoại……………………….….
2.1.2. Nội dung Tập làm văn của chương trình Tiếng Việt mới với
việc phát triển kĩ năng hội thoại…………………………………………
2.1.3. Nhận xét……………………………………………………….
2.2. Thực trạng dạy học phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh
tiểu học trong môn Tiếng Việt…………………………………………..
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học…………….…….
2.2.2.Thực trạng dạy học……………………………………………..
Chương 3: phương pháp phát triển kĩ năng hội thoại
cho học sinh tiểu học trong dạy học tiếng Việt
3.1. Các điều kiện để phát triển kĩ năng hội thoại cho HS tiểu
học….

3.2. Một số phương pháp phát triển kĩ năng hội thoại……………...
3.3. Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội
thoại………………………
3.3.1. Một số yêu cầu của bài tập hội thoại………………...
……………
3.3.2. Hệ thống bài tập phát triển kỹ năng nghe ……………………...
3.3.3. Hệ thống bài tập phát triển kỹ năng
nói………………………...
3.4. Quy trình dạy học hội thoại………………...……………………
4.1.Quy trình chung………………...……………………………...…
4.2. Quy trình dạy học cụ thể………………...………………………
3.5. Tiểu kết chương 3………………...………………………….
……
3.6 Tổ chức thực nghiệm sư phạm…………...………………….
……
3.6.1. Mục đích thực nghiệm…………...…………………………….
3.6.2. Đối tượng thực nghiệm…………...……………………………
3.6.3. Nội dung và cách thức tiến hành…………...………………….
3.6.4.Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm…………...…………….
3.6.5. Phân tích kết quả thực nghiệm…………...………………….

kết luận…………...………………………………………………..…
Tài liệu tham khảo…………...…………………………………….

32
32
35
42
52
52

53

58
63
70
70
73
76
85
85
88
98
98
98
98
99
99
100
108
110


5
Phụ lục…………...……………………………………………………

113


6
Mục lục các thuật ngữ viết tắt


HS

Học sinh

GV

Giáo viên

SGK

Sách giáo khoa

TV

Tiếng Việt

TLV

Tập làm văn

CCGD

Cải cách giáo dục

NTLN

Nghi thức lời nói

BT


Bài tập

Pprltm

Phương pháp rèn luyện theo mẫu


7
Phần mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Mục tiêu giáo dưỡng của môn học Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu
học hiện nay là giúp học sinh có kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ để học
tập và giao tiếp.
Xuất phát từ mục tiêu này, chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đã đặt
vấn đề dạy ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong đó việc dạy bốn kỹ năng giao
tiếp đọc, viết, nghe, nói là trọng tâm.
Trong những năm vừa qua, nhà trường Tiểu học chúng ta đã thu được
những thành công trong việc rèn luyện các kỹ năng đọc, viết cho học sinh,
riêng việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói thì còn rất nhiều tồn tại. Chúng ta
chưa xây dựng được một nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu và còn nhiều
bất cập trong phương pháp rèn luyện.
Thực chất, lời nói, với tư cách là phương tiện giao tiếp của con người có
hai dạng: đơn thoại và hội thoại. Trong đó, hội thoại là hình thức giao tiếp căn
bản, thường xuyên và phổ biến nhất của sự hành chức ngôn ngữ. Thế nhưng, ở
nhà trường Tiểu học từ trước tới nay, việc rèn luyện kỹ năng hội thoại chưa
được quan tâm đúng mức. Bởi nhiều người cho rằng kỹ năng hội thoại của học
sinh có thể hình thành một cách tự nhiên thông qua các hoạt động giao tiếp
trong gia đình và xã hội, kể cả trước khi học sinh đến trường. Nhà trường chỉ
cần tập trung phát triển cho học sinh kỹ năng đơn thoại.

1.2. Hiện nay, chương trình Tiếng Việt mới ở bậc Tiểu học đã chú trọng
hơn đến việc phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh tiểu học thông qua việc
đưa thêm vào phân môn Tập làm văn một số nội dung mới, cụ thể là: dạy cho
học sinh một số nghi thức lời nói, cách bắt đầu, kết thúc hoặc dẫn dắt tham dự
vào các cuộc giao tiếp có tính chất nghi thức. Nội dung mới này được đưa vào


8

dạy ở các lớp 1,2 ,3. Thế nhưng trong quá trình thực hiện, giáo viên và học
sinh tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả dạy học còn chưa cao.
Nội dung hội thoại trong chương trình tuy đã được chọn lọc, các nghi
thức giao tiếp điển hình đã đuợc chú trọng nhưng phạm vi giao tiếp còn hẹp,
các nhà biên soạn chưa quan tâm đến bản chất của hành động ngôn ngữ. Các
cuộc hội thoại đưa vào chương trình còn bị xé lẻ, tách khỏi ngữ cảnh, hoàn
cảnh giao tiếp, vi phạm các quy tắc hội thoại.
Chương trình cũng chưa đưa ra được các chỉ dẫn cụ thể và phù hợp về
phương pháp dạy học nên đa số giáo viên đều dạy theo cảm tính và kinh
nghiệm bản thân; việc đánh giá kĩ năng hội thoại của học sinh cũng chưa có
các tiêu chí cụ thể nên giáo viên còn rất nhiều lúng túng.
Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy rằng "Phát triển kỹ năng hội
thoại cho học sinh tiểu học trong dạy học tiếng Việt" là một vấn đề có tính
thời sự, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu để tháo gỡ những khó
khăn về lí thuyết cũng như thực tiễn mà các nhà trường tiểu học đang gặp phải.
2- Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Vấn đề liên quan mật thiết đến việc dạy và học tiếng mẹ đẻ là lý
thuyết hội thoại. Vì vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại, ngôn ngữ lời nói
là một mảng đề tài lớn được nhiều nhà ngôn ngữ học trên Thế giới quan tâm:
L.austin (1962), D.Winderlich (1972), O.Jacques (1976), E.Roulet (1980),
J.Lyons (1980), J.Searle (1972), Martinet (1986), L.Hagege (1985) và F.

armengaud (1993)…đều có công trình nghiên cứu về hội thoại.
2.2. ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả có các
công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề hội thoại và hành vi ngôn ngữ như:
Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dân, Lê Đông, Hoàng Tuệ, Hoàng
Phê, Nguyễn Văn Hiệp, Bùi Minh Yến, Trần Thị Thìn, Hồ Lê, Hoàng Trọng
Phiến, Nguyễn Thị Quy, Đỗ Thị Kim Liên... Những công trình của các tác giả


9
này đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề như: cấu trúc hội thoại, các vận động
hội thoại, các yếu tố kèm ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại, ngữ nghĩa lời hội
thoại của lý thuyết hội thoại và một số vấn đề về: cấu trúc của hành vi ở lời,
điều kiện sử dụng hành
vi ở lời, những vấn đề hiện nay về các hành vi ngôn ngữ.
Có thể nói, việc công bố những công trình nghiên cứu về lý thuyết hội
thoại của các tác giả đã mở ra một hướng mới trong dạy và học tiếng Việt ở các
nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng.
2.3. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc ứng dụng lý thuyết hội thoại vào
dạy học tiếng Việt ở tiểu học chưa được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Vì
thế, vấn đề dạy kỹ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong các chương trình
tiếng Việt tiểu học trước năm 2000 chưa được chú ý. Từ khi chương trình
Tiếng Việt mới được triển khai thực hiện, đã có nhiều tác giả như: Nguyễn
Quang Ninh (1998, 2002), Hoàng Hoà Bình- Phan Phương Dung (2000),
Hoàng Hoà Bình (2001), Lê Thị Thanh Bình (2003), Trần Thị Hiền Lương
(2003), Nguyễn Trí (1996, 2003), Ngô Thị Minh (2003), Chu Thị Phương
(2004), Nguyễn Thị Xuân Yến (2004, 2005)... quan tâm đến vấn đề này. Nhiều
bài viết liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề rèn kĩ năng hội thoại cho
học sinh tiểu học trong dạy học tiếng Việt đã được đăng tải trên Tạp chí chuyên
ngành.
Tác giả Hoàng Hoà Bình - Phan Phương Dung trong bài "Rèn luyện kỹ

năng nói, viết cho học sinh (HS) tiểu học qua việc học phân môn Tập làm
văn"[4] đã đề cập đến những tồn tại trong chương trình Tập làm văn – CCGD.
Các tác giả cũng đã đề ra một số giải pháp về phương pháp dạy Tập làm văn
theo chương trình Tiếng Việt mới giúp HS sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ trong giao
tiếp.


10
Vấn đề nội dung và phương pháp thực hành giao tiếp để rèn luyện kỹ
năng hội thoại cho HS tiểu học cũng đã được tác giả Ngô Thị Minh đề cập đến
trong bài " Thực hành giao tiếp - đặc điểm nổi bật của chương trình Tiếng Việt
2".[24]
Trong bài viết " Đặc điểm của chương trình Tiếng Việt tiểu học và yêu
cầu đối với việc đào tạo giáo viên tiểu học"[1], tác giả Chu Thuỷ An cũng có
đề cập đến việc dạy kĩ năng hội thoại cho học sinh.
Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến mới là tác giả có nhiều bài viết
đề cập trực tiếp đến vấn đề ứng dụng lý thuyết hội thoại vào dạy học tiếng Việt
chương
trình mới nhằm rèn luyện kĩ năng hội thoại cho HS tiểu học.[41, 42, 43, 44].
Trong các bài viết của mình, tác giả đã đề cập nhiều đến vấn đề rèn kĩ
năng hội thoại cho HS thông qua hệ thống các bài tập dạy hội thoại như bài tập
về luân phiên lượt lời kế cận, không kế cận, về mục đích giao tiếp, hoàn cảnh
giao tiếp, vai trò giao tiếp... và các loại bài tập căn cứ vào thao tác nhận biết
hành vi ngôn ngữ ở lời như nhóm bài tập tiền nhận biết, nhóm bài tập lựa chọn
và nhóm bài tập sắp xếp, nhóm bài tập sáng tạo…
Tóm lại, vấn đề ứng dụng Lý thuyết hội thoại, trong dạy học tiếng Việt ở
tiểu học đã có tác giả đề cập đến. Nhưng chưa có một công trình nào đề cập
đến một cách có hệ thống và toàn diện về nội dung và phương pháp phát triển
kỹ năng hội thoại của HS tiểu học trong dạy học tiếng Việt.
Tuy vậy, những bài viết này đã mở ra cho chúng tôi một hướng nghiên

cứu mới. Đó là việc ứng dụng lý thuyết hội thoại vào dạy học tiếng Việt tiểu
học chương trình mới nhằm phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh.
3. Mục đích nghiên cứu
2.1.Bước đầu ứng dụng một số vấn đề của lí thuyết Ngữ dụng học vào
việc xây dựng phương pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học.


11
2.2. Góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc của giáo viên khi
dạy- học các kiểu bài tập hội thoại trong phân môn Tập làm văn - chương trình
Tiếng Việt mới.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp phát triển kỹ năng Hội thoại cho học sinh tiểu học.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lí thuyết hội thoại và đặc điểm ngôn ngữ của học sinh Tiểu
học.
- Tìm hiểu thực trạng của việc phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh
trong dạy học tiếng Việt theo chương trình tiểu học mới.
- Đưa ra một số đề xuất về phương pháp phát triển kỹ năng hội thoại cho
học sinh tiểu học.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính hiệu quả của phương
pháp đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết nhằm thu thập các thông tin
lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra nhằm thu thập các thông tin thực tiễn
có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của
phương pháp phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh đã được đề xuất.
- Phương pháp phân tích thống kê nhằm xử lý các số liệu thu được từ
thực nghiệm sư phạm.
7. Cấu trúc đề tài:

Đề tài gồm 4 phần:


12
Phần I: Phần mở đầu
Phần II: Phần nội dung
Phần III: Phần kết luận
Phần IV: Phần phụ lục
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Cơ sở thực tiễn
Chương 3: Phương pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu
học


13
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1. Hội thoại và các quy tắc hội thoại
1.1.1. Khái niệm về hội thoại
Hội thoại, xét từ góc độ tâm lý – ngôn ngữ học là hình thức lời nói được
xây dựng theo nguyên lý “kích thích – phản ứng”. [34. tr 27]
Khi bàn về vấn đề hội thoại, Đỗ Hữu Châu đã khẳng định “Hội thoại là
hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn
ngữ. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào

hình thức hoạt động căn bản này ”. [12. tr 276]
Sách “ Tiếng Việt 12” cho rằng: “ Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng
lời (bằng miệng) giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu
tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” [11. tr 3]
Đỗ Thị Kim Liên đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về hội thoại: “Hội
thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều
nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác
qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất
định” [21. tr 18].
Được gắn với hành vi phát ngôn, Hồ Lê đưa ra quan niệm khác về hội
thoại: “Phát ngôn hội thoại là kết quả của một hành vi phát ngôn được kích
thích bởi một sự kiện hiện thực (kể cả hội thoại hoặc một xung động tâm lý
của người phát ngôn, có liên quan đến những người có khả năng trực tiếp
tham gia hội thoại, nó tác động vào anh ta khiến anh ta phải dùng lời để phản
ứng lại và hướng lời nói của mình vào những người có khả năng trực tiếp
tham gia hội thoại ấy, trên cơ sở của một kiến thức về cấu trúc câu và về cách
xử lý mối quan hệ giữa phát ngôn và ngữ huống và của một dự cảm về hiệu
quả của lời nói ấy đối với người thu ngôn hội thoại trực tiếp” [20. tr 180]
Nguyễn Quang Ninh định nghĩa: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng
miệng giữa các nhân vật tham dự giao tiếp nhằm trao đổi những thông tin


14
hoặc trao đổi tư tưởng, tình cảm,.. theo một mục đích đã được đặt ra”. [29. tr
41]
Theo từ điển Tiếng Việt: “Hội thoại là sử dụng một ngôn ngữ để nói
chuyện
với nhau”. [39. tr 444]
Tóm lại, theo chúng tôi: Hội thoại là sử dụng ngôn ngữ để trao đổi
thông tin hoặc tư tưởng, tình cảm…với nhau bằng miệng.

Hoạt động hội thoại hình thành là do vận động trao lời và trao đáp của
nhân vật giao tiếp. Mục đích của hội thoại là giao tiếp, là làm mất đi sự khác
biệt, đối lập, thậm chí là trái ngược nhau về các mặt: hiểu biết, tâm lý, tình
cảm,… giữa các nhân vật giao tiếp.
Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp hẹp diễn ra hội thoại, chúng ta có thể
chia hội thoại thành:
- Hội thoại có tính chất nghi thức chính thức, mang tính chất quy phạm
(cuộc hội thoại trong các hội nghị, trong các cuộc toạ đàm…).
- Hội thoại không mang tính nghi thức, đó là những cuộc hội thoại mang
tính chất riêng tư, gia đình.
Hội thoại chúng ta dạy cho HS tiểu học là hội thoại trong đó cả hai đều chủ
động tham gia giao tiếp hay còn gọi là kiểu hội thoại tích cực, mặt đối mặt giữa
các nhân vật hội thoại. Đó chính là đối thoại. Vì vậy, đề tài “Phát triển kĩ năng
hội thoại cho HS tiểu học trong dạy học Tiếng Việt” của chúng tôi chỉ tập trung
nghiên cứu về đối thoại.
Đối thoại là cuộc trò chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh luận của hai hay
nhiều người. Lời nói trong cuộc đối thoại gọi là lời đối thoại. Nói cách khác,
“Lời đối thoại là lời trao đổi giữa hai hay nhiều người trong các cuộc giao
tiếp, giao lưu”.[36. tr 74]
1.1.2. Các vận động hội thoại


15
Các vận động hội thoại gồm: vận động trao lời, vận động đáp lời và vận
động tương tác.
1.1.2.1. Vận động trao lời
Trong một cuộc hội thoại, một người nào đó nói ra, hướng tới người
nghe đang ở trước mặt, ta gọi vận động đó là vận động trao lời.
Những yêu cầu chính của việc trao lời:
- Biết tự quy chiếu vị thế xã hội trong việc trao lời. Điều này thể hiện ở

việc
chọn đại từ xưng hô dùng trong việc trao lời để xác định vị thế xã hội của
người trao và gián tiếp định vị thế xã hội cho người nghe trong giao tiếp.
- Giữ vai trò khởi xướng hội thoại.
- Phải bộc lộ rõ ràng sự quan tâm, chú ý đến nội dung cuộc thoại và thể
hiện được thái độ, tình cảm, cũng như sự tôn trọng của người trao đối với
người nghe.
1.1.2.2. Vận động đáp lời
Khi đã có trao lời mà không có đáp lời thì không thành hội thoại. Khi đã
có trao lời và đáp lời thì hình thành một vận động trao đáp, hình thành một hội
thoại. Vận động trao lời và vận động đáp lời là hai vận động cơ bản của hội
thoại.
Vận động trao đáp chịu sự chi phối bởi:
- Sự có mặt của người nghe trong lời trao và trong lời đáp.
- Vị thế giao tiếp.
1.1.3. Cấu trúc hội thoại
Cấu trúc hội thoại do các đơn vị hội thoại tổ chức lại làm thành. Cấu trúc
này gồm:
1.1.3.1. Hành vi ở lời


16
Khi tìm hiểu về câu, chúng ta thấy một câu gồm có: một nội dung miêu
tả (sự vật) và một cách thức nói năng nào đó để thể hiện nội dung miêu tả.
Cách thức nói năng này chính là hành vi ở lời.
Ví dụ, ta có một nội dung miêu tả sau đây: Bây giờ là 9 giờ.
Với nội dung miêu tả này, ta có những hành vi ở lời khác nhau:
- Bây giờ là 9 giờ. ( hành động miêu tả, kể )
- Bây giờ là 9 giờ phải không ?( hành động hỏi)
- Bây giờ đã là 9 giờ rồi đấy ! ( hành động nhắc nhở)

- Bây giờ mà đã 9 giờ rồi à ! ( hành động tỏ ý nghi ngờ)
Như vậy, là từ một lõi miêu tả, chúng ta có thể có nhiều hành vi ở lời
khác nhau. Ta gọi nội dung miêu tả của câu là lõi miêu tả, còn hiệu quả mà các
hành vi ở lời mang lại cho người nghe là lực ở lời. Khi tiếp nhận hành vi ở lời,
người nghe cần phải có một hành vi ở lời khác thích hợp đáp lại. Ví dụ, khi tiếp
nhận hành vi hỏi “Bây giờ là 9 giờ phải không ?” thì người nghe sẽ phải đáp
lại “ Phải, bây giờ đúng là chín giờ”, hoặc “Không phải, bây giờ mới tám
giờ”. Các hành vi ở lời kiểu “Bây giờ là 9 giờ phải không ?”đòi hỏi một hành
vi hồi đáp được gọi là hành vi ở lời dẫn nhập. Hành vi hồi đáp và hành vi ở lời
dẫn nhập làm thành từng cặp kế cận.
1.1.3.2. Nghi thức ở lời
Nghi thức ở lời là việc người nói dùng các phương tiện ngôn ngữ để
báo cho người nghe biết hành vi ở lời của mình dùng là hành vi gì. Ví dụ, nếu
hành vi ở lời là hành vi hỏi thì phương tiện ngôn ngữ có thể dùng là các từ sao,
phải không, gì nào…, còn khi hành vi ở lời là hành vi khuyên nhủ, răn bảo, thì
có thể dùng các từ như hãy, đừng, chớ, nên, bảo… Các dấu hiệu này được cả
cộng đồng người chấp nhận và sử dụng. Việc lặp đi lặp lại chúng trong giao
tiếp đã hình thành nên các nghi thức lời nói.


17
Khi xã giao, những người tham dự giao tiếp phải biết được các nghi thức
này thì việc giao tiếp mới có hiệu quả. Có những nghi thức ở lời mở đầu lời
nói, có những nghi thức khép lại lời nói, có những nghi thức thưa gửi… Việc
sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các nghi thức ở lời chứng tỏ sự giao tiếp có văn
hoá của những người tham dự hội thoại.
1.1.3.3. Các đơn vị hội thoại
Hội thoại gồm những loại đơn vị sau:
- Các đơn vị lưỡng thoại: Đó là các đơn vị phải có ít nhất hai nhân vật
giao tiếp cùng tạo nên. Đơn vị lưỡng thoại gồm có:

+ Cuộc thoại:
Cuộc thoại là toàn bộ cuộc đối đáp, trò chuyện giữa các nhân vật tham
dự giao tiếp kể từ khi bắt đầu tới khi kết thúc cuộc đối thoại, trò chuyện đó.
Một cuộc thoại có thể có nhiều đề tài, nhiều đích hoặc cũng có thể chỉ có một
đề tài hoặc một đích duy nhất.
+ Đoạn thoại chính là một bộ phận của cuộc thoại. Một đoạn thoại được
đánh dấu bằng một đề tài và một đích. Khi chuyển đề tài và chuyển đích ta có
một đoạn thoại khác.
+ Cặp thoại là những cặp kế cận, gồm một hành động dẫn nhập và một
hành động hồi đáp. Tuy nhiên, một cặp thoại bình thường lại nhiều hơn hai
hành động.Ví dụ: - Đã vào học chưa hả ? Đưa quyển sách Tiếng Việt đây !/ Vừa vào học xong.
- Các đơn vị đơn thoại
Đó là những đơn vị do một người tạo ra trong một lần trao lời. Đơn vị
đơn thoại gồm có:
+ Tham thoại
Tham thoại là đơn vị đơn thoại do một người nói ra cùng với các tham
thoại khác lập thành một cặp thoại.


18
+ Hành vi ngôn ngữ
Đơn vị tối thiểu tạo nên một tham thoại là một hành vi ngôn ngữ.
Mỗi một tham thoại cần được đáp lại bằng một hành vi ở lời tương ứng,
phù hợp. Nhưng một tham thoại có thể do nhiều hành vi ngôn ngữ tạo nên,
song trong đó chỉ có một hành vi đòi hỏi người nghe phải dùng hành vi ở lời
tương ứng đáp lại, còn hành động kia thì không cần.
Ví dụ: - Trời nóng quá ! Mở cửa sổ ra đi Mai ơi !
- ừ, mình mở đây.
Trong tham thoại thứ nhất có hai hành vi ngôn ngữ. Hành vi thứ nhất
bày tỏ ý kiến về thời tiết và hành vi thứ hai là lời đề nghị, yêu cầu mở cửa sổ.

Nhưng ở hai hành vi này chỉ cần dùng một hành vi ở lời tương ứng đáp lại là
đủ.
1.1.4. Các quy tắc hội thoại
Trong bất kỳ một cuộc hội thoại nào, muốn giao tiếp đạt hiệu quả thì
những người tham gia hội thoại phải nắm được các quy tắc nói năng để chủ
động tạo ra những lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp miệng. Hay nói
cách khác, để việc giao tiếp được tiến hành thuận lợi, những người tham gia
hội thoại phải tuân thủ các quy tắc sau:
1.1.4.1. Quy tắc thương lượng hội thoại
Đó là sự thoả thuận công khai (hoặc thoả thuận ngầm ẩn) của những
người tham gia giao tiếp về hình thức, về nội dung, về vị thế, và về cấu trúc
hội thoại để việc giao tiếp được tiếp tục diễn ra theo hướng đã định. Điều đó có
nghĩa là trong giao tiếp phải có sự thống nhất về ngôn ngữ được dùng, về
phong cách nói, về ngữ điệu, về các vấn đề được đưa ra hội thoại. Đồng thời
phải xác định đúng vị thế giao tiếp của từng người và phải đảm bảo sự luân
phiên lượt lời để tránh sự giẫm đạp lượt lời của nhau.


19
Chẳng hạn, về cấu trúc hội thoại có sự thoả thuận (thương lượng) về
việc mở đầu có thể là những câu chào hỏi, những lời xã giao để thiết lập quan
hệ giao tiếp.
Ví dụ 1: - Chú gác ở đây à?
- Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ!
- Bác đây mà.
- Bác cũng phải có giấy mà! Có giấy mới được vào mà!
{TV2, tập 2, tr113}
Việc kết thúc có thể là lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời tạm biệt, lời hứa hẹn
hoặc khuyên răn…
Ví dụ 2:- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
- Cảm ơn cây.

[TV2, tập 2,tr 96]

Ví dụ 3: - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không à?
- Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.
{TV2, tập 1, tr 62}
1.1.4.2. Quy tắc luân phiên lượt lời
Quy tắc này đòi hỏi những người tham gia giao tiếp phải có sự chú ý đến
việc trao lời, đáp lời cũng như việc nhường lời, tiếp lời trong quá trình hội
thoại.
Chẳng hạn, khi có hai người tham gia giao tiếp thì khi người này nói,
người kia phải biết nhường lời, phải biết dừng lại để lắng nghe và phải nhận
biết được dấu hiệu kết thúc (như ngữ điệu, hoặc sự có mặt của các từ kiểu như:
nhé, nhớ, à, đấy, hả, phải không, quá,...) để sẵn sàng tiếp lời làm cho cuộc hội
thoại diễn ra liền mạch. Mỗi lần A nói hay B nói được coi là một lượt lời.
Ví dụ: A: Bé con đi đâu sớm thế ?


20
B: Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.

{TV3, tập 1,

tr112}
Trong sự luân phiên lượt lời này những cặp kế cận là lõi của cuộc hội
thoại. Cặp lượt lời kế cận là những cặp có sự hoà phối chặt chẽ với nhau.
Ví dụ:


- Con vẽ gì đấy?

- Con ngựa đấy, mẹ ạ!
Hay: - Tên em là gì?
- Tên em là Lan.
Hai cặp lượt lời trên là hai cặp kế cận.
Nhưng những lượt lời dưới đây không phải là một cặp kế cận:
Ví dụ: - Bố cháu đã về chưa?
- Bố cháu đi lúc 8 giờ sáng rồi.
Việc chỉ định và phân phối lượt lời sẽ không đặt ra đối với những cuộc
song thoại mặt đối mặt. ở những cuộc đối thoại này thông thường người đang
nói, nói xong thì người nói sau sẽ tiếp lời. Như vậy, muốn cho cuộc hội thoại
có kết quả tốt thì phải vận hành quy tắc luân phiên lượt lời.
1.1.4.3. Quy tắc liên kết hội thoại
Trong hội thoại, nếu giữa các lời của nhân vật hội thoại không có liên
kết thì cuộc hội thoại sẽ không xẩy ra.
Sự liên kết hội thoại này được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức hội
thoại.
- Về nội dung, các lượt lời phải thống nhất về đề tài, nghĩa là cùng
hướng tới một nội dung hiện thực nhất định. Sẽ không có sự liên kết hội thoại
về mặt nội dung nếu mỗi người tham dự giao tiếp nói tới một đề tài khác nhau.
Ngoài ra, các lượt lời cần phải có sự thống nhất và liên kết chặt chẽ với nhau
về lập luận. Bởi lập luận tạo thành cái mạch liên tục về nội dung.
Ví dụ: A: Khoẻ không?


21
B: Khỏe, cảm ơn!
Hành vi hỏi thăm của A đòi hỏi lời đáp của B. Giữa hành vi ngôn ngữ

của A và B có sự liên kết với nhau về nghi thức giao tiếp.
- Về hình thức, các lượt lời cũng cần có những dấu hiệu cụ thể. Việc
dùng các phép thế, phép lặp, phép nối… chính là những dấu hiệu liên kết hội
thoại về hình thức.
Ví dụ: - Sao về sớm thế?
- Sớm gì mà sớm. Chín giờ rồi còn gì?
Sự liên kết hội thoại này không nhất thiết phải diễn ra trong suốt cuộc
thoại. Có thể việc liên kết đó chỉ diễn ra trong một mảng đề tài nào đó, nếu như
cuộc thoại đó đề cập tới nhiều đề tài khác nhau.
1.1.4.4. Quy tắc tôn trọng thể diện của nhau
Quy tắc tôn trọng thể diện của nhau là quy tắc buộc người tham dự giao
tiếp phải giữ thể diện cho nhau. Tức là, khi giao tiếp, người nói không chỉ phải
nói như thế nào để giữ thể diện cho mình mà còn phải nói sao để giữ thể diện
cho người nghe. Vì thế, khi hội thoại cần phải biết lựa chọn những lời nói sao
cho phù hợp. Muốn vậy, khi nói nên sử dụng các biện pháp tu từ như: nói
giảm, nói vòng... để tránh những xúc phạm đến thể diện của người nghe cũng
như cố gắng gìn giữ thể diện của chính mình.
Ví dụ: - Cậu làm ơn đóng giúp cửa lại được không?
Hay - Xin lỗi nhé, xử sự của bạn chưa phải là thông minh cho lắm.
Có thể dùng các phép phủ định lịch sự để nhắc nhở một việc làm chưa
đúng của một người nào đó .
Ví dụ: Cách xử sự vừa rồi của cậu không phải là thông minh cho lắm!
Hay dùng cách nói giảm khi chúng ta chê bai hoặc nhờ vả ai như:
- Canh ngon lắm, chỉ cái hơi mặn một chút thôi.
- Cho tớ mượn cái bút của cậu một lúc nhé!


22
Trong hội thoại nguyên tắc này còn đòi hỏi chúng ta đừng xâm phạm
lãnh địa hội thoại của người khác, đừng trả lời thay, đừng nói hớt, đừng cướp

lời, giành
phần nói của người khác. [12, tr 292]
Ví dụ: ở xã hội á Đông, hỏi về đời tư, tuổi tác là được phép, là tỏ ra quan
tâm tới người được hỏi. Trái lại, ở xã hội phương Tây thì đề tài đó lại bị xem là
không lịch sự, là "dí mũi" vào đời tư người khác.
1.1.4.5. Quy tắc khiêm tốn
Quy tắc này đòi hỏi người nói không nên nói về mình quá nhiều. Đặc
biệt người nói càng không nên tự khen, tự đề cao hay tán dương bản thân
mình. Điều này khiến người nghe khó chịu.
Hãy nói về mình ít thôi, hãy hạ mình đi một chút thì hiệu quả giao tiếp
sẽ tăng lên. Đây là điều chú ý khi hội thoại.
Ví dụ: Mình chơi cầu lông không giỏi đâu, nhưng chúng ta thử đánh vài
hiệp có được không?
Hay: - Bài toán này khó quá, bạn có thể giảng giúp mình được không?
1.1.4.6. Quy tắc cộng tác
Chỉ có người nói không có người nghe hoặc ngược lại chỉ có người nghe
không có người nói thì không thành hội thoại. Khi có cả hai rồi thì họ phải có
sự cộng tác với nhau thì hội thoại mới diễn ra được.
Vì thế khi nói, người nói phải nói những thông tin đúng với đích đặt ra,
không nói những điều gì không đúng hoặc chưa chắc chắn, chưa đủ bằng
chứng, tránh lối nói tối nghĩa, nói mập mờ, nói phải ngắn gọn, rõ ràng và nói
những gì có quan hệ với nội dung hội thoại.
1.1.4.7. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự


23
Trong nhiều công trình nghiên cứu, phép lịch sự được xem như là một
(hay một loạt chiến lược) được người nói dùng để hoàn thành một số mục đích
như thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hoà.
Có thể định nghĩa lịch sự là một phương thức giảm thiểu sự xung đột

trong phát ngôn theo phương châm “Lời nói chẳng mắt tiền mua, lựa lời mà
nói cho vừa lòng nhau”.
Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân gồm các quy tắc sau:
- Quy tắc lịch sự quy thức là quy tắc không được áp đặt. Quy tắc này
thích hợp với những ngữ cảnh trong đó giữa những người tham gia tương tác
có sự khác biệt về quyền lực và cương vị. Lịch sự quy thức có tính phi cá nhân.
Vì vậy, khi hội thoại không đưa ra mà cũng không dò tìm quan điểm riêng tư,
tránh đả động đến cái riêng của cá nhân và tự hạ mình xuống.
Để thực hiện quy tắc này, những người tham gia hội thoại thường dùng
các biện pháp đi kèm, các công thức đi kèm dùng trong câu cầu khiến như:
Làm ơn, làm phiền, xin lỗi, cảm phiền, giúp cho, hộ cho...
Ví dụ: Làm phiền anh lấy giúp cho tôi chiếc cặp!
Tiếp đến, dùng cách báo trước cho người tiếp nhận bằng các kiểu tiền
dẫn nhập.
Ví dụ:
Hay:

Anh có thể giúp tôi một việc được không?
Tôi có thể hỏi anh được không?

- Quy tắc thứ hai phi quy thức hơn là quy tắc dành cho người đối thoại
sự lựa chọn.
Có nghĩa là, bày tỏ ý kiến sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình có
thể không được biết đến để không bị phản bác hay bị từ chối. Muốn vậy,
những điều người nói khẳng định hay thỉnh cầu đều được rào đón hoặc nói
theo lối hàm ẩn.
Ví dụ:

- Tôi có thể đọc tờ báo một lát được không?



24
- Anh có thể bỏ giúp tôi lá thư được không?
- Quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè. Quy tắc này thích hợp với
những bạn bè gần gũi hoặc thật sự thân mật với nhau. Theo quy tắc này thì đã
là bạn bè phải chân tình, thẳng thắn, không phải rào đón, hàm ẩn khi nói
chuyện với nhau.
Ví dụ:

Bạn lấy cho tôi cái ấm!
Đừng có làm như thế, không hay đâu!

Tóm lại, những quy tắc hội thoại đã chứng minh rằng, hội thoại - sự giao
tiếp bằng ngôn ngữ - không phải là sự kiện ngẫu nhiên, tùy tiện, không có quy
luật. Nhưng đây cũng chưa phải là toàn bộ những nguyên tắc có thể chi phối
hội thoại. Các nguyên tắc này khá linh hoạt, “mềm dẻo” và dễ dàng bị vi phạm,
chuyển hóa tùy theo các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Tuy vậy, những quy tắc
được nêu trên là quy tắc chính nên khi hội thoại chúng ta phải tôn trọng những
quy tắc này thì hội thoại mới thành công.
1.2. Hành vi ngôn ngữ và hội thoại
1.2.1.Hành vi ngôn ngữ
Thực chất đơn vị nhỏ nhất của hội thoại là cặp trao - đáp. Mỗi cặp trao
đáp bao gồm các hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ có tính chất đơn thoại
trong cấu trúc hội thoại. Đó là hành động phát ngôn, hành động nói năng.
Đỗ Hữu Châu viết: “ Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động,
chúng ta thực hiện một loạt hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ.”
[13, tr. 88]
Xét trong quan hệ hội thoại, các hành vi ngôn ngữ có thể chia thành hai
nhóm: những hành vi có hiệu lực ở lời và những hành vi liên hành vi. Những
hành vi có hiệu lực ở lời – tức là những hành vi có hiệu lực thay đổi quyền lực

và trách nhiệm của người tham gia hội thoại. Theo cách hiểu của O.Ducrot thì
hành vi ở lời là những hành vi xét trong quan hệ giữa các tham thoại của các


25
nhân vật hội thoại với nhau. Khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở lời thành
một tham thoại, người nói đã có trách nhiệm đối với phát ngôn của anh ta và
anh ta có quyền đòi hỏi đáp lại bằng một hành vi ở lời tương ứng. Ví dụ: Hỏi/
trả lời; cầu khiến/ đáp ứng; chào/ chào; khen/ cảm ơn…
Những hành vi liên hành vi nằm trong quan hệ giữa các hành vi tạo nên
một tham thoại, chúng có tính chất đơn thoại trong khi các hành vi ở lời có tính
chất đối thoại.
Theo lý thuyết hội thoại thì có các loại hành vi liên hành vi như: dẫn
khởi, tiếp tục, nhắc lại, láy lại, ngắt lời, củng cố, kết thúc, chú thích, đánh gíá,
giải thích, tóm tắt, nhấn mạnh, điều chỉnh, biện minh, lập luận,..
Theo quan điểm hội thoại thì các hành vi ở lời cần được xem xét theo
khả năng:
Thứ nhất, khởi phát lẫn nhau trong hội thoại. Theo tiêu chí này thì các
hành vi ở lời có thể phân biệt với nhau ở vai trò dẫn nhập hay hồi đáp. Có
những hành vi có thể dùng để mở ra một cuộc thoại hay mở ra một đơn vị hội
thoại (như hành vi hỏi, hành vi chào, hành vi tái hiện) và có những hành vi dứt
khoát chỉ xuất hiện sau khi một hành vi khác của người đối thoại đã xuất hiện
(như hành vi trả lời câu hỏi, hành vi bác bỏ, hay từ chối, hành vi cảm ơn…)
Ví dụ: - Từ nay, các em có trốn học đi chơi nữa không?
- Thưa cô, không ạ, chúng em xin lỗi cô.
Thứ hai, hành vi ở lời được xem xét trong khả năng tác động đến chính
cuộc hội thoại. Theo tiêu chí này, các hành vi ở lời được xem xét trong vai trò
phục vụ cho chính tổ chức của hội thoại, cho mỗi hành vi ở lời tạo nên tổ chức
hội thoại đó, thúc đẩy hay kìm hãm, thậm chí cản trở, thủ tiêu cuộc hội thoại
đang diễn tiến. Chẳng hạn như hành vi dẫn nhập, ngắt lời, tiếp lời, hay hành vi

đưa đẩy, xin phép, đánh dấu, giải thích, bổ sung, chú dẫn, trích dẫn, chuyển ý,
dẫn thoại...


×